Tôi không biết anh tôi là một Dũng Tướng đến khi tôi giật ḿnh thấy tạp chí Văn Nghệ Tiền Phong số 541 đăng cái tít giật gân ngoài trang b́a:"SỰ THẬT VỀ CÁI CHẾT CỦA DŨNG TƯỚNG NGUYỄN VĂN HIẾU" khi tờ báo nhận đăng bài tôi viết với cái tựa đề khiêm tốn: "Anh Tôi, Tướng Hiếu". Tôi nghĩ ai đó trong ṭa soạn phải là một cựu quân nhân hay là một phóng viên chiến trường đă từng chứng kiến hay đă nghe nói đến cái DŨNG của Tướng Hiếu. Tôi vẫn biết anh tôi là một tướng tài, v́ nghe dư luận nói, nhưng tuyệt nhiên không hề biết đến cái DŨNG của anh ḿnh. Thật vậy, những lần hiếm hoi gặp anh tôi tại tư gia ở Cư Xá Sĩ Quan Chí Hoà hay tại bản doanh Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 ở B́nh Dương rồi ở Lai Khê, ngay cả lần chót ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III, tôi đều thấy anh tôi trong bộ đồ đơn giản dân sự với cái áo sơ-mi trắng và quần tây màu đậm. Và điệu bộ lẫn cử chỉ đều luôn một mực từ tốn, lời ăn tiếng nói đều luôn nhỏ nhẹ, chẳng có ǵ là tướng cả, huống hồ là DŨNG tướng. Hơn nữa tôi chứng kiến thấy anh tôi rất b́nh dân với lính tráng, lúc nào cũng xua tay nói: "thôi miễn chào", khi chúng tôi đi ngang qua lính canh. Có người kể tôi nghe là một đêm nọ, Tướng Hiếu đi ṿng ṿng tới thăm trại lính, mon men lại gần một x̣ng bài xập xám. Một tay bài, không biết người đứng trong bóng tối cạnh ḿnh là vị Tư Lệnh của ḿnh, xua tay đuổi: "Ê mày! xéo đi chỗ khác chơi. Từ khi mày vác cái mặt mày tới đây, tao đâm ra xui xẻo quá." Anh tôi lẳng lặng tản đi chỗ khác chơi thật! Có lần ăn cơm trưa xong tại bản doanh Bộ Tư Lệnh ở B́nh Dương, tôi ṿi anh tôi cho bắn thử súng M-16, loại súng mới được trang bị cho quân lính ta. Anh tôi quay qua nói với Đại Úy tùy viên: "Chú báo cho xạ trường ḿnh ra đó bắn súng chơi". Vừa nói anh tôi vừa với lấy hai khẩu M-16 và bảo tôi sách một hộp kíp sắt đạn theo. Rồi ba chúng tôi leo lên xe jíp anh tôi tự lái ra xạ trường. Nên biết là dịp đó c̣n là năm 1969 khi mà t́nh h́nh an ninh ở B́nh Dương chưa mấy ổn định. Ra đến xạ trường, sân băi vắng hoe, hai anh em lấy súng ra bắn vào bia đạn có sẵn. Một chặp sau viên Đại Úy chỉ huy trưởng xạ trường mới lon ton chạy tới, mặt mày xanh như tàu lá, lại nghiêm thẳng người giơ tay chào Tướng Hiếu. Anh tôi lại xua tay nói: "Thôi, miễn chào". Thoát nạn (nhưng mà thóat nạn ǵ mới được cơ chứ?!), anh chàng Đại Úy cau có lại chọc cùi chỏ vào bả xương sườn Đại Úy tùy viên, trách móc sao không thông báo sớm để mà kịp đem tới một tiểu đội giữ ǵn an ninh. Anh chàng Đại Úy tùy viên nói: "Ổng nói rồi đi liền mày ơi!". Tôi chỉ có dịp thoáng thấy cái HÙNG DŨNG của anh tôi trong dịp tới phúng điếu viên Trung Đoàn Phó Trung Đoàn 8 bị tử nạn trong trận đánh Snoul. Đang khi tôi hiện diện trong pḥng quàn xác tại tư gia th́ th́nh ĺnh nghe có Tư Lệnh Sư Đoàn 5 đến. Tôi vội lẩn tránh qua pḥng bên và lần đầu tiên thấy anh ḿnh trong bộ đồ trận nhà binh, trông thật oai phong lẫm liệt, cử chỉ nhanh nhẹn gọn gàng chính xác, thật đúng là một tướng. Thế rồi, sau bài viết Anh Tôi, Tướng Hiếu, một bài viết chỉ dựa vào kư ức hạn hẹp về anh ḿnh, tôi khởi sự ṭ ṃ muốn biết thêm về anh ḿnh. Dần dà tôi khám phá ra anh tôi quả thật là một DŨNG TƯỚNG. Trước tiên tôi t́m lại được nhiều h́nh ảnh "tướng" của anh tôi. Nh́n kỹ lại, tôi mới ư thức được anh ḿnh có cái tướng "tướng" hơn mọi tướng lănh khác của QLVNCH, hơn cả Đại Tướng Đỗ Cao Trí và Cao Văn Viên: vừa oai vệ, vừa đẹp trai, vừa hiền ḥa, vừa tráng kiện. Thế rồi tôi được biết, qua những cuộc tiếp xúc với những độc giả của bài tôi viết, là anh tôi, trong những giờ rảnh rỗi, thay v́ tiêu khiển với tứ đổ tường th́ lại sốt sắng tôi luyện những khả năng khiến cho một quân nhân trở nên dũng mănh: cử tạ và tập luyện thân thể, đoạt giải vô địch xạ thủ súng lục, học lái xe tăng, học lái trực thăng, học lái máy bay, lấy bằng dù Việt lẫn Mỹ (Việt gắn bên ngực phải, Mỹ bên ngực trái). Tiếp đến khi tôi có dịp lục lạo những tài liệu do các Cố Vấn Mỹ lưu giữ về Tướng Hiếu th́ những ánh hào quang DŨNG MĂNH của Tướng Hiếu làm cho tôi lóa cả mắt. Tài liệu duy nhất tôi t́m được liên quan tới thời kỳ anh tôi làm Tư Lệnh Sư Đoàn 22 là bản tường tŕnh lượng giá các đơn vị thuộc Quân Đoàn II do Ban Cố Vấn Mỹ/Quân Đoàn II thực hiện cho tam cá nguyệt thứ nhất của năm 1969 (22nd Division - 1st Quarter 1969 Assessment). Ban Cố Vấn Mỹ viết: "Số lượng giờ Sư Đoàn 22 dùng vào hành quân tác chiến cao hơn hết so với bất cứ Sư Đoàn nào trong nước [...] Số lượng đụng độ địch theo đơn vị tiểu đoàn của Sư Đoàn 22 cao nhất trong Quân Đoàn II, và số lượng địch bị giết tại mặt trận tăng gần gấp ba so với tam cá nguyệt trước". Trận chiến do anh tôi chỉ huy với tư cách Tư Lệnh Sư Đoàn 22 mà lần đầu tiên tôi t́m đọc được là cuộc hành quân Đại Bàng 800 do Đại Tá Trịnh Tiếu kể lại trong bài Cố Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu - Chân Dung của một Tướng Tài Đức Vẹn Toàn hé mở cho tôi thấy cái DŨNG của anh ḿnh. Trong trận này, Tướng Hiếu đă đánh tan tành một trung đoàn của Sư Đoàn 3 Sao Vàng Bắc Việt, trong khi Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ với trực thăng vơ trang hùng hậu lùng địch không ra ṛng ră trong suốt 3 ngày trước đó. Trận Đại Bàng 800 này nằm trong khuôn khổ của các cuộc hành quân Pershing do Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Hoa Kỳ thực hiện. Tướng John Tolson, Tư Lệnh của Sư Đoàn này tiết lộ là trong thời gian một năm của các cuộc hành quân Pershing, Đại Tá Hiếu đă thực hiện trên 29 cuộc hành quân phối hợp giữa Sư Đoàn 22 Bộ Binh và Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Hoa Kỳ. Trong thời gian chỉ huy Sư Đoàn 22 - từ tháng 6/1966 đến tháng 8/1969 - anh tôi được thăng chức hai lần, từ Đại Tá lên Chuẩn Tướng, rồi từ Chuẩn Tướng lên Thiếu Tướng ngày 1/11/1968 lúc mới 39 tuổi v́ các chiến công của ḿnh. Đó là c̣n trong thời kỳ chưa có nạn thăng chức bừa băi: được thăng chức không v́ bè phái, nhưng v́ thực tài. Đến khi ông Thiệu với tư cách là Tổng Thống dành lấy độc quyền thăng chức cấp Tướng th́ anh tôi hết được thăng chức và ngao ngán thấy những anh chàng vô tài vượt qua mặt ḿnh lên Trung Tướng và được làm xếp ḿnh. Chẳng bao lâu sau khi về nắm Sư Đoàn 5 vào tháng 8 năm 1969 th́ vào ngày 20/11/1969, viên Đại Tá Cố Vấn Mỹ John Hayes, Cố Vấn Trưởng Sư Đoàn 5 đă nhận xét Tướng Hiếu là một Tư Lệnh DŨNG MĂNH, biến cải Sư Đoàn từ thế thủ qua thế công. Ông ta lượng gía Tướng Hiếu như sau:
Kỳ lượng gía tam cá nguyệt kế tiếp, Đại Tá John Hayes tŕnh lên thượng cấp ngày 7/2/1970:
Trong năm 1969, Tướng Hiếu c̣n đánh nhau với Việt Cộng bên này biên giới Việt-Miên trong Tỉnh B́nh Dương và B́nh Long. Qua năm 1970, Tướng Hiếu đánh bật chúng qua phía bên kia biên giới và toàn đánh đấm với chúng bên Cam-Bốt, trong vùng Lưỡi Câu và vùng Snoul phía Bắc Lộc Ninh, qua các cuộc hành quân mang danh xưng Toàn Thắng (46, 1/B/5, 2/B/5, 3/B/5, 4/B/5, 5/B/5, 6/B/5, 7/B/5, 8/B/5 và TT.O2). Tướng Vĩnh Lộc nói là chưa có Tướng Lănh QLVNCH nào có dịp điều binh cấp Sư Đoàn. Ông viết:
Không biết Tướng Vĩnh Lộc có biết là Tướng Hiếu đă có cơ hội điều khiển Đại đơn vị trong cuộc hành quân Toàn Thắng 8/B/5 hay không? Trong cuộc hành quân này, Tướng Hiếu đă điều động, không những 3 Trung Đoàn, mà là 3 Chiến Đoàn, với lực lượng liệt kê như sau:
Hơn thế nữa, Tướng Đỗ Cao Trí đă tạo cho Tướng Hiếu cơ hội điều binh đến cấp Quân Đoàn với 3 Sư Đoàn 5, 18 và 25 khi chấp thuận khái niệm chiến thuật "Điệu Hổ Ly Sơn" của Tướng Hiếu và giao phó cho Tướng Hiếu điều nghiên thiết kế toàn bộ và thực hiện hành quân Snoul TT02/71/5/B này. Tiếc thay, Tướng Trí tử nạn trực thăng 1 tháng sau khi kế hoạch hành quân được phát động, và đến khi mưu kế dụ địch bắt đầu h́nh thành th́ bị các Cố Vấn Mỹ thuộc Quân Đoàn III phá bỉnh khiến cho Tướng yếu x́u Minh đâm ra loạng choạng, lưỡng lự, chần chờ, lao chao, không những không xập bẫy được hổ, mà c̣n suưt thiệt mất con mồi. Thế là toi mất công lao của cặp bài trùng Trí-Hiếu! (Tướng nào mà được Tướng Trí quí mến nể v́, ắt hẳn phải là một Tướng DŨNG MĂNH). V́ là một Dũng Tướng, chỉ thỏa chí ở vào thế công và lấy làm bực bội khi bị buộc ở vào thế thủ, nên Tướng Hiếu rất tài t́nh trong chiến thuật nhị thức Bộ Binh-Thiết Giáp, như đă áp dụng trong trận Hành Quân Đại Bàng 800. Tôi xin lập lại lời nhận xét của Đại Tá Cố Vấn Trưởng Mỹ Sư Đoàn 5, trích dẫn ở đoạn trên : "Từ khi Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu nắm quyền chỉ huy, Sư Đoàn đă khởi công đem trận chiến đến địch. Sáng kiến này thiếu vắng nơi Sư Đoàn trước đây. Việc xử dụng Thiết Đoàn Kỵ Binh như là một công cụ tấn công thật là cả một sự khác biệt với cái sứ mạng "Ngự Lâm Lính Kiểng" trước đây". Trong Chỉ Thị Hành Quân gởi cho Bộ Chỉ Huy/Chiến Đoàn 8 số 3685/BCH/HQ/SĐ5/P3/M ngày 4/5/1971, Tướng Hiếu ra lệnh:"Áp dụng nhị thức Bộ Binh-Thiết Giáp trong kế hoạch tấn công mục tiêu địch trên địa thế thuận lợi". Khi theo học khóa Chỉ Huy Cao Cấp Mỹ, Thiếu Tá Hiếu đă chọn bộ môn thiết giáp làm môn chính và đă thu thập "thông suốt các nguyên tắc" của binh pháp nhị thức Bộ Binh-Thiết Giáp, dưới sự hướng dẫn của Thiếu Tá Thiết Giáp George E. Kimball, để rồi sau này đem ra ứng dụng cách tài t́nh vô song địch nhị thức không mấy dễ xài này trong các trận đánh của ḿnh. Tướng Hiếu c̣n kỹ lưỡng học lái mọi loại xe chiến xa được đem ra xử dụng trên chiến trường Việt Nam để thấu suốt mọi ưu khuyết điểm của từng loại xe một. Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi viết: Lữ đoàn 3 Kỵ binh là đơn vị Thiết giáp nồng cốt và là đơn vị khung của Lực lượng Xung kích Quân Đoàn III (III Corps Assault Task Force). Lực lượng này do Đại tướng Đỗ Cao Trí thành lập giao cho tôi tổ chức huấn luyện và chỉ huy từ tháng 11/1970 để phục vụ chiến trường Campuchia. Tôi không thể không nhận xét thấy Tướng Hiếu xuất hiện đàng sau Tướng Trí và Tướng Thuần và vắng bóng đàng sau Tướng Minh trùng hợp với việc thành lập và giải tán Lực Lượng Xung Kích của Quân Đoàn III. Tôi có viết trong bài "Anh Tôi, Tướng Hiếu":"Anh tôi thường âm thầm làm việc trong hậu trường để các diễn viên nhận hưởng sự tán thưởng của khán thính giả ngoài sân khấu." Tướng Trí về nắm Quân Đoàn III từ năm 1968, Tướng Hiếu về Sư Đoàn 5/QĐ3 tháng 8/1969, lập tức xử dụng cách hữu hiệu khả năng tấn công của Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh trong phạm vi của Sư Đoàn 5, Tướng Trí thấy vậy nới rộng khái niệm chiến thuật này cho toàn thể Quân Đoàn III, và đến tháng 11/1970 LLXK được thành lập. (Có thể nói, trước khi Tướng Hiếu về Quân Đoàn 3, chiến thuật sở trường của Tướng Trí là chiến thuật "Diều Hâu Xà Xuống", dùng trực thăng đổ quân tấn công chớp nhoáng , chứ không phải là chiến thuật "bủa vây" dùng Nhị Thức Bộ Binh Thiết Giáp là lối tác chiến đặc thù của Tướng Hiếu). Tướng Minh đẩy Tướng Hiếu đi, "ghét người ghét luôn của người" cũng có, mà cũng v́ nhị thức Bộ Binh-Thiết Giáp quá khó giải đối với Tướng Minh nên ông ta cho giải tán LLXK. Đến khi về nắm Quân Đoàn III, Tướng Thuần liền kêu gọi Tướng Hiếu về giúp một tay, làm Tư Lệnh Phó Quân Đoàn III, rồi nghe theo ư kiến Tướng Hiếu tái lập LLXK. Nếu ông Thiệu không d́m đầu Tướng Hiếu xuống, và nếu ông không bu quanh ḿnh với toàn những tướng bất tài -hữu danh vô thực - mà lại c̣n tham nhũng nữa, th́ cục diện chiến tranh Việt Nam đă không kết thúc một cách tủi nhục cho QLVNCH. Tôi không thể quên được lời Tướng Đôn nói với tôi tại Nữu Ước năm 1978: "Nếu QLVNCH có được nhiều Tướng tài giỏi như Tướng Hiếu th́ nước Việt Nam đă không mất." Tôi tin chắc là trong tương lai, sẽ có một quân sử gia chuyên nghiệp, sau khi duyệt xét các chiến công của Tướng Hiếu, sẽ đặt Dũng Tướng Hiếu của QLVNCH ngang hàng với các Tướng Rommel của Đức, Tướng Montgomery của Anh, Tướng Patton của Mỹ và Tướng Leclerc của Pháp. Tất cả những danh Tướng này đều tài nghệ trong chiến thuật xử dụng nhị thức Bộ Binh - Thiết Giáp.
|