Hành Quân Đại Bàng 800
Trong Bối Cảnh Hành Quân Của Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ

Trong bài Chân Dung của một Tướng Lănh Tài Đức Vẹn Toàn Đại Tá Trịnh Tiếu kể lại một chiến công hiển hách của Tướng Hiếu trong cuộc Hành Quân Đại Bàng 800. V́ là một cuộc hành quân phối hợp giữa ba lực lượng Mỹ-Việt-Hàn, tôi ṭ ṃ muốn biết phía Mỹ nói ǵ về cuộc hành quân này.

Tôi ghi nhận các chi tiết sau đây do Đại Tá Trịnh Tiếu cung cấp trong bài:
- Danh xưng: Đại Bàng 800;
- Thời điểm: Đầu năm 1967;
- Địa điểm: Tam Quan, Bồng Sơn, Phù Mỹ, Phù Cát, Qui Nhơn, Tuy Phước, Phú Phong, Văn Canh, An Khê, Vĩnh Thạnh, An Lăo, Hoài Ân;
- Lực lượng tham chiến: Sư Đoàn 1 Kỵ Binh HK; Sư Đoàn Mănh Hổ Đại Hàn; Sư Đoàn 22 BB QLVNCH; Sư Đoàn Sao Vàng Bắc Việt.

Tôi hướng nỗ lực t́m ṭi vào các tài liệu liên quan tới các cuộc hành quân của Sư Đoàn 1 Không Kỵ HK trong thời gian của năm 1966-1967.

Nguồn tài liệu thứ nhất tôi t́m được là hai bản Phúc Tŕnh Sau Cuộc Hành Quân tôi lấy được tại Văn Khố Quốc Gia. Bản phúc tŕnh thứ nhất đề ngày 10/3/1966 của Lữ Đoàn 3 thuộc Sư Đoàn 1 Kỵ Binh do Đại Tá Harold G. Moore đệ tŕnh. Bản phúc tŕnh thứ nh́ đề ngày 4/3/1966 của Lữ Đoàn 1 thuộc Sư Đoàn 1 Kỵ Binh do Đại Tá E.B. Roberts đệ tŕnh. Hai bản phúc tŕnh này liên quan tới Hành Quân Masher (7/1/66-12/2/66), Hành Quân White Wing/Eagles Claw (12/2/66-15/2/66), Hành Quân White Wing/Eagles Claw (15/2/66-18/2/66).

Thoạt tiên, v́ sự kiện Hành Quân White Wing c̣n mang tên Eagles Claw (Móng Vuốt Đại Bàng), tôi ngỡ là Đại Bàng 800 xảy ra trong khuôn khổ Hành Quân White Wing, và dịch ra là Eagles Claw 800 thay v́ chỉ dịch là Eagle 800. Tuy nhiên, xem xét kỹ hơn th́ suy đoán này không chỉnh v́ Tướng Hiếu chỉ về nắm Sư Đoàn 22 Bộ Binh vào tháng 6/1966, và Hành Quân White Wing/Eagles Claw lại xảy ra tháng 2/1966.

Nguồn tài liệu thứ hai là cuốn Vietnam Order of Battle của tác giả Shelby Stranton. Phần liên quan tới các cuộc hành quân do Sư Đoàn 1 Kỵ Binh HK trong năm 1966-1967, ông viết:

Mùa xuân năm 1966, Sư Đoàn 1 Kỵ Binh chiến đấu càn quét Tỉnh B́nh Định trong một loạt các cuộc hành quân mang tên như Masher/White Wing/Thăng Phong II; cuộc hành quân này trở nên hành quân lớn đầu tiên của đơn vị vượt qua lằn ranh khi Thủy Quân Lục Chiến Hoa Kỳ băng qua ranh giới tiến vào Tỉnh B́nh Định để giao tiếp với Sư Đoàn 1 Kỵ Binh. Vào tháng 8/1966, sư đoàn tiến lên Tỉnh Pleiku trong cuộc hành quân Paul Revere II. Các đơn vị cấp tiểu đoàn của sư đoàn Dù cũng chiến đấu trong Tỉnh B́nh Thuận từ tháng 8/1966 qua tháng 1/1967. Trong tháng 10/1966, sư đoàn chung sức với các lực lượng Đại Hàn và Nam Việt Nam trong Tỉnh B́nh Định trong cuộc hành quân Thayer II, sau trở thành cuộc hành quân Pershing trong vùng đồng bằng ph́ nhiêu ven biển phía bắc cũng như trong vùng thung lũng Kim Sơn và Lưỡi Gi về phía tây. Trong phần c̣n lại của năm 1967 sư đoàn chiến đấu với Sư Đoàn 610 thuộc Bắc Quân và các đơn vị Việt Cộng trong Vùng II Chiến Thuật.

Như ta có thể thấy rơ, tuy đoạn văn có nhắc tới các cuộc hành quân hỗn hợp Việt Mỹ Hàn và tới hành quân Thăng Phong II, nhưng không có dấu vết ǵ về Hành Quân Đại Bàng 800. Tuy vậy, dựa vào thời điểm do Đại Tá Trịnh Tiếu cung cấp (đầu năm 1967), Đại Bàng 800 chắc hẳn xảy ra trong khuôn khổ Hành Quân Pershing khởi sự tháng 2/1967.

Nguồn tài liệu thứ ba là bộ Vietnam Experience gồm 26 cuốn sách. Một trong số 26 cuốn sách này mang tựa Flags Into Battle, dành trọn một phần cho Sư Đoàn 1 Kỵ Binh HK, từ trang 118 đến trang 143. Phần này kể lại các cuộc hành quân chính của sư đoàn này từ khi mới đặt chân tới Việt Nam vào tháng 9/1965 đến khi rút khỏi Việt Nam tháng 4/1972: Silver Bayonet (1965-Kinnard), Masher/WhiteWing (1966-Kinnard), Davy Crockett (1966-Kinnard/Norton), Crazy Horse (1966-Norton), Paul Revere (1966-Norton), Hawthorne (1966-Norton), Nathan Hale (1966-Norton), Thayer I (9/1966-Norton), Irving (10/1966-Norton), Thayer II (1966-Norton), Pershing (2/1967-Norton; 4/67-Tolson), v.v... Không thấy nhắc tới Hành Quân Đại Bàng 800 trong bất cứ bài mô tả các cuộc hành quân nào. Nhưng v́ Đại Tá Trịnh Tiếu nói tới thời điểm đầu năm 1967, và v́ mục tiêu nêu lên của Hành Quân Pershing là b́nh định Tỉnh B́nh Định kéo dài từ tháng 2/1967 tới cuối năm đó, ta có thể kết luận là Đại Bàng 800 nằm trong Hành Quân Pershing và viên Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Kỵ Binh HK xông vào bản doanh của Tướng Hiếu là Thiếu Tướng John Norton.

Tuy cuộc hành quân hỗn hợp mà phía Việt Nam gọi là Đại Bàng 800 trong đó có sự tham dự của Trung Đoàn 41 thuộc Sư Đoàn 22 Bộ Binh không được nhắc đến trong bài này, nhưng bài này có kể lại một cuộc hành quân hỗn hợp khác trong đó có sự tham dự của một Trung Đoàn khác (TrĐ 40) của Sư Đoàn 22, nằm trong khuôn khổ Hành Quân Pershing xảy ra vào cuối năm 1967 như sau:

Cuộc giao tranh lớn nhất của chiến dịch xảy ra vào cuối năm khi ba tiểu đoàn bộ binh của Sư Đoàn 1 Kỵ Binh với sự tiếp ứng của Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 50 Bộ Binh (Cơ Giới), và của Trung Đoàn 40 QLVNCH, quần thảo ṛng ră trong hai tuần lễ với Tiểu Đoàn 7 và Tiểu Đoàn 8 thuộc Trung Đoàn 22 Bắc Việt dọc theo đồng bằng ven biển phía bắc Bồng Sơn. Cuộc đụng độ bắt đầu ngày 6/12, sau khi các trực thăng tiền thám của Không Đội 1, Trung Đoàn 9 Kỵ Binh, phát giác một cột ăng-ten gần làng Tam Quan, một cụm xă ấp bao quanh bởi các cánh ruộng lúa bát ngát. Khi các trực thăng đâm bổ xuống để xem xét th́ liền bị hỏa lực địch bắn lên, đội toán White trực thăng quan sát liền tránh xa và kêu gọi thả trung đội Blue xạ thủ vào trận địa. Các xạ thủ của Toán A chỉ tiến sát tới ven bờ làng th́ bị chận đứng bởi hỏa lực mạnh mẽ từ lực lượng Bắc Việt đông đảo ẩn nấp trong các hầm hố. Một đại đội xạ thủ thứ hai được trực thăng thả xuống tại một cánh đồng kế bên, nhưng toán quân này cũng bị trói chân khi t́m cách giao tiếp với các đồng đội thuộc Toán A.

V́ trời xầm tối tới nơi, Đại Tá Donald V. Rattan, Chỉ Huy Trưởng Lữ Đoàn 1, ra lệnh cho lực lượng sẵn sàng tiếp ứng - Đại Đội B thuộc Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 8 Bộ Binh - tăng cường và tiếp cứu các đơn vị thám báo thuộc 1/9. Lần này cũng thế, Bắc Quân chờ cho tới khi các kỵ binh tiến gần đến bờ dậu bụi cây um tùm che lấp các hầm hố của chúng, chúng mới khai hỏa với một cường độ kinh khủng gồm hỏa lực súng ống và lựu đạn. Giao tranh cận chiến man rợ tiếp diễn. Bắc Quân xông ra khỏi các giao thông hào và hầm hố để thanh toán và cướp lột các thương binh Mỹ. Trong khi đó, bốn thiết vận xa thuộc Toán A, Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 50 Bộ Binh, xông tới chiến trường, nhưng bị bờ đê ven làng chận đứng lại. Sau khi một thiết vận xa M113 bị trúng đạn trực xạ từ hỏa tiễn B-40, ba chiếc xe kia tháo lui và giao tiếp với các binh sĩ của Đại Đội Bravo để thiết lập một chu vị pḥng thủ tạm bợ.

Suốt đêm, các phi cơ rọi đèn sáng và các hỏa châu trái sáng làm rực sáng bầu trời trên Tam Quan, trong khi đó các trực thăng vơ trang và các khẩu pháo liên miên nă xuống các vị trí kiên cố của Bắc Quân. Nhờ vào thế lợi của hỏa lực phủ đầu, một trong số thiết vận xa của lực lượng tiếp cứu lăn bánh qua cánh đồng ruộng và cứu thoát được các xạ thủ bị vây hăm của 1/9. Vào tảng sáng, các đơn vị của Trung Đoàn 40 QLVNCH đă tiến chiếm các vị trí nút chặn quanh đó, trong khi phần c̣n lại của Tiểu Đoàn 1, Trung Đoàn 8 Bộ Binh, tiến vào để tăng cường Đại Đội B.

Vào lúc 9 giờ sáng ngày 7/12, các chiến sĩ của 1/8, có bốn xe tăng có ṇng đại bác 40 ly và một số thiết vận xa tăng cường, tái tấn kích vào Tam Quan. Tấn công qua các cầu bắc do Tiểu Đoàn 8 Công Binh thiết lập, các chiến sĩ bộ binh lại đối đầu với một bức tường súng liên thanh, súng trường, và lựu đạn từ các vị trí pḥng thủ chằng chịt của địch quân. Số thương vong tăng lên khi các tay xạ thủ Bắc Việt nhắm bắn vào giây xích thiết vận xa, khiến nhiều xe bất động và giết chết các chỉ huy trưởng và các tài xế. Buộc phải tháo lui, các kỵ binh kêu gọi thêm phi pháo và không tập, rồi tái phối trí và lại tấn công tiếp. Lần tiến quân thứ nh́ này lại thiệt hại hơn lần trước, khi 20 chiến binh của Đại Đội B bị bắn gục khi t́m cách vượt qua các bờ dậu cách địa điểm xuất phát 100 thước .

Vào khoảng quá trưa, số chiến sĩ Mỹ ngă gục trên chiến trường lên quá cao đến độ phải cần tới 12 phi xuất trực thăng để tải thương. Mặc dù thiệt hại nặng, tiểu đoàn phát động một cuộc tấn công thứ ba, lần này bộ binh tiến sau màn chắn của các thiết vận xa và một xe cơ giới phun lửa. Dưới hỏa lực cao độ của các súng không giựt và các súng phóng lựu đạn một trong số các thiết vận xa M113 phát nổ và một chiếc khác bị tê liệt. Xe phun lửa phản kích bằng cách hỏa thiêu một ụ súng chống chiến xa Bắc Việt. Tiếp sau đó, ba chiếc thiết vận xa c̣n lại th́nh ĺnh tăng tốc độ tối đa xông tới và ập lên giao thông hào tuyến đầu của địch quân. Bị đánh bất ngờ, nhiều toán quân Bắc Việt bắt đầu bỏ chạy. Một số khác t́m cách leo lên các xe đang xông tới, một cách vô ích v́ bị các giây xích sắt thép nghiền nát hay bị các đội binh bắn gục. Các bộ binh tiến lên ngay sau các thiết vận xa, và vào chập tối tuyến pḥng thủ chính của địch quân rơi vào tay Mỹ.

Sáng hôm sau các kỵ binh tiếp tục tấn công, và sức kháng cự của địch quân yếu đi trông thấy. Tuy nhiên các cuộc giao tranh mạnh vẫn tiếp diễn trong mười ngày, trong khi các lực lượng bộ binh, chiến xa, và công binh kết hợp để đẩy lui Trung Đoàn 22 Bắc Việt khỏi các vùng lân cận. Khi cuộc chiến Tam Quan kết thúc vào ngày 20/12, cả hai bên đều trả giá quá đắt. Năm mươi tám chiến binh của Sư Đoàn 1 Kỵ Binh bị chết và 250 chiến binh khác bị thương, trong khi địch chết hơn 600 tên đếm được xác.

Lưu ư: theo tác giả bài này th́ Trung Đoàn 40 BB VN chỉ đóng vai tṛ thứ yếu trong trận đánh tại Tam Quan; Tướng John Tolson, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Kỵ Binh HK nghĩ khác khi ông xác quyết, Trung Đoàn 40 thuộc sư đoàn này đă đóng vai tṛ chính yếu trong Trận Tam Quan. (...) Ngày hôm sau, các đơn vị của Trung Đoàn 40 QLVNCH xông vào trận chiến và rạng danh trong thế đánh gan dạ. .

Nguồn tài liệu thứ tư là trang mạng lưới của Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Hoa Kỳ. Liên quan tới Hành Quân Pershing, tác giả viết:

Ngày 13 tháng 02 năm 1967, Hành Quân "Pershing" khởi phát trong phần lănh thổ rất quen thuộc đối với nhiều chiến sĩ thiên thần, khu đồng bằng Bồng Sơn phiá bắc của Tỉnh B́nh Định. Lần đầu tiên, Sư Đoàn 1 Kỵ Binh tung vào cả ba lữ đoàn của sư đoàn vào cùng một chiến trường. Các quân nhân QLVNCH quen thuộc với phương pháp hành quân của Việt Cộng trong Đồng Bằng Bồng Sơn giúp các chiến sĩ thiên thần khám phá và loại trừ rất nhiều hang hốc và địa đạo của địch quân. Ṛng ră suốt một năm trời, sư đoàn lục lạo khắp cùng Đồng Bằng Bồng Sơn, thung lũng An Lộ và các đồi núi của vùng ven biển thuộc Quân Đoàn II, để truy lùng các đơn vị địch và các mật khu của chúng. Hành Quân Pershing trở nên một sứ mạng tẻ nhạt và buồn chán với 18 cuộc giao tranh và vô số đụng độ nhỏ trong suốt 11 tháng của chiến dịch.

Ở đây cũng vậy, tuy vai tṛ thứ yếu của quân nhân QLVNCH được nh́n nhận, nhưng Đại Bàng 800 không được nhắc tới.

Để kết luận, hoặc là v́ mục tiêu chính của các nguồn tài liệu nêu trên là kể lại các chiến công của Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ mà thôi, hoặc là v́ người Mỹ coi rẻ các đơn vị QLVNCH, khiến Đại Bàng 800 hoàn toàn không được nhắc tới trong các tài liệu Mỹ đó.

Nguyễn Văn Tín
Ngày 05 tháng 8 năm 2000

Cập nhật ngày 12.11.2000

generalhieu