Ư Kiến Bạn Đọc (6)

251. Tôi phục vụ với Quân Đội HK năm 1966-67 với tư cách là sĩ quan công binh với Sư Đoàn 4 Bộ Binh, đồn trú chính tại Qui Nhơn và Pleiku. Năm 1969-70 tôi thuộc Lữ Đoàn 18 Công Binh tại Chu Lai và Phú Bài. Tháng 11 và 12 năm 1998, tôi được vinh dự nghỉ hè 3 tuần lễ tại Việt Nam, với những cựu chiến binh Mỹ khác của trận chiến đó. Quả thật là một xứ sở tuyệt đẹp khó mà tả nổi cho những người chưa hề đặt chân tới đó hiểu cho được. Tôi đang soạn một cuốn sách, Return of the Warriors, nói về kinh nghiệm của tôi tại đó và của những người đồng hành của tôi trong chuyến đi 1998 này ... chúng tôi không quen nhau trước, v́ chúng tôi thuộc các đơn vị khác biệt bên Việt Nam trong những thời gian khác nhau. Một số thuộc SĐ 4 BB và một số thuộc SĐ 25 BB. Coi bộ trang nhà ông khá dài, do đó tôi sẽ phải bỏ ra một thời gian lâu để mà duyệt qua hết nhưng tôi đă thưởng lăm nhiều trang mà tôi đă đọc ở những phần khác nhau của trang nhà này. (Robert Reilly).

252. Trang nhà thật là đẹp, tôi đă nói về trang nhà này với bố tôi và ổng sẽ ghé vào thăm tối nay. Tôi rất say mê lịch sử. Trang nhà ông làm sáng tỏ cho tôi về những chi tiết liên quan đến các biến cố tại Nam Việt Nam trong những năm khó khăn đó. Thật là tủi hổ cho xứ sở tôi đă không có đủ quyết tâm chính trị để tương xứng với sự dấn thân quân sự vào Đông Nam Á. Tôi cầu mong, một ngày nào đó, khi tôi viếng thăm Đài Tưởng Niệm tại Washington D.C. (điều mà tôi thường làm mỗi khi có thể) tôi sẽ đụng đầu với mấy ông nội chính trị gia nào đă từ chối để cho các toán quân của chúng tôi được tự do tiến lên và nhất quyết thắng và giữ lời cam kết danh dự đối với nhân dân Nam Việt Nam thay v́ bỏ rơi họ ... tôi sẽ cho họ biết tay tôi. Tôi coi như là một ngày đen tối trong lịch sử nước tôi, cái ngày bỏ chạy sau cùng khỏi Sàig̣n năm 1975. Cũng giống như "Con Đường Nước Mắt" ... hay thái độ chần chờ quá lâu trước khi nhập cuộc Thế Chiến Hai. Tôi rất mong muốn Hoa Kỳ làm một cái ǵ để bù đắp phần nào cho hành động tháo chạy đầy tủi hổ và thái độ khiếm khuyết trong việc thực hiện một kế hoạch đưa đến chiến thắng tại Việt Nam. Tôi mong có thể viếng thăm Việt Nam một ngày nào đó ... v́ nó nằm ở trong tâm can tôi, một cách tự nhiên, từ hồi tôi c̣n bé. Tôi lớn lên trong thập niên 60, thắc mắc sao nhiều trẻ con e ngại làm nghiă vụ và phục vụ với các lực lượng của chúng tôi tại đó. Tôi vẫn không khoan dung đối với bọn trốn lính, nhưng ít ra tôi hiểu được sự kiện quân đội của chúng tôi và của Nam Việt Nam không hề được hiến cho cơ may. V́ vậy, dù tôi muốn đi ... đôi lúc tôi lo ngại dân chúng, khi họ thấy tôi ... có phiền trách tôi không? Hay là họ cho là nên bỏ qua dĩ văng và tiếp tục tiến bước và cùng xây dựng một tương lai lưỡng lợi? Cách chung, tôi ủng hộ tự do buôn bán, và tái thiết tiếp xúc, nhưng anh có nghĩ là những người giàu có lên sẽ là những tên Cộng Sản của ngày nào không? Này anh Tín, tôi rất bị thu hút bởi câu chuyện về ông anh anh. Tôi đang thiết lập một trang nhà về chính trị và lịch sử ... anh cho phép tôi nối trang nhà anh vào trang nhà này nhé. Tôi có một số bạn bè Việt Nam tại sở làm. Phần đông họ c̣n nhỏ khi họ bỏ chốn Việt Nam, và họ không có mấy ư kiến về nước họ. (Michael Burlison).

253. Tôi nghĩ là tôi có gặp qua anh ông trong thời gian đó, khi tôi là sĩ quan liên lạc viên công binh của Sư Đoàn 4 Bộ Binh Hoa Kỳ. Tuy nhiên với cấp bậc đại úy, tôi không thể thân thiện với cấp tướng lănh. Tôi nhớ có gặp ông tại một buổi họp ban nhân viên nào đó. Tướng Hiếu trông vẻ đầy hấp lực. Tôi c̣n nhớ ông quan sát, lắng nghe, với chỉ một hai câu hỏi xướng lên để làm sáng tỏ vấn đề. (Robert Reilly).

254. Cám ơn đă cống hiến một nội kiến tuyệt diệu về Tướng Hiếu. Tài lănh đạo, ḷng ái quốc và khả năng chuyên nghiệp của Tướng Hiếu là những nét chúng ta cần noi theo. Tôi biết qua Tướng Hiếu năm 1962-63 khi tôi là một cố vấn tiểu đoàn (Đại Úy) cho Đại Úy VN Vơ Hữu Hạnh, Chỉ Huy Trưởng của Tiểu Đoàn 20 Biệt Động Quân--dưới quyền kiểm soát hành quân của Sư Đoàn 22, do Đại Tá Trí chỉ huy. Tôi nghĩ Đại Úy Hạnh tốt nghiệp Vơ Bị Quốc Gia năm 1951. (Tôi tốt nghiệp Vơ Bị West Point năm 1952). Tôi cũng có mặt trong vùng của Tướng Hiếu năm 1966-67, khi tôi là Phó Tiểu Đoàn Trưởng (Thiếu Tá) của TĐ 2-28, thuộc SĐ 1 BB HK tại Lai Khê. Nhiệm kỳ thứ ba năm 1970, tôi là Tiểu Đoàn Trưởng (Trung Tá) của TĐ 1-14, thuộc SĐ 4 BB HK.

Lẽ đương nhiên, tôi biết Đại Úy Hạnh hơn hết tất cả những người Việt Nam ái quốc tôi đă cùng phục vụ chung. Chúng tôi rất gần gũi nhau, và tôi ngưỡng mộ anh. Cũng như tôi, anh có khuyết điểm và ưu điểm, nhưng anh là một chiến sĩ cừ khôi, và tôi thương mến anh với một trái tim chiến binh. Tôi gặp vợ và con "Ranger Man" của anh năm 1962. Tôi nghe nói anh tử trận năm 1975 khi là Đại Tá và Chỉ Huy Trưởng của Vùng 44 Tác Chiến. Tôi mong nhận được tin tức về anh. Có rất nhiều vấn đề liên quan đến Tiểu Đoàn 20 Biệt Động Quân những năm 1962-63, và tôi cảm thấy tôi hiểu biết những hoàn cảnh đó hơn ai hết trong số những người c̣n sống. Tôi rất nể trọng các sĩ quan, hạ sĩ và binh sĩ đó -- và đối với Tiểu Đoàn này. Tôi có thu thập tài liệu về các cuộc hành quân của chúng tôi.
Ông, vă những người như ông, đă làm một việc tốt đẹp cho thế giới bằng cách thu thập tài liệu về đời sống và binh nghiệp của Tướng Hiếu -- và của các người khác. Tôi xin cám ơn về nghĩa cử này của ông. Xin Chúa chúc phúc lành cho dân chúng Nam Việt Nam và mong sao các sự hy sinh của họ dẫn đưa chúng ta hết thảy đến một thế giới tốt lành hơn. (Chuẩn Tướng John T. Quinn, Quân Đội HK, hưu trí).

255. Cám ơn đă thông báo về trang nhà cập nhật hóa. Tôi biết Tướng Hiếu. Ông là một trong số ít Tướng Lănh được nể trọng trong giới tham mưu quân đội HK tại Việt Nam. Tướng Hiếu đă chiến đấu và đă không sợ chiến đấu. Điều khiến tôi buồn là Tướng Hiếu chiến đấu cho một chính phủ không xứng đáng với ông ...(Tony Ciccariello).

256. Tôi có đi vào chỗ Nối Liên Mạng và thấy 10 cái nối liên mạng cái nào cũng đặt vị tướng tài ba Nguyễn Văn Hiếu ngay chỗ trang trọng của họ. Tôi thầm cám ơn Chúa và Đức Mẹ đă trả lại một chút công cho một người mà ngày xưa tôi có nói là người sau này thay thế cho cố Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm phải là những vị tướng tài ba đạo đức như các tướng Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Đức Thắng, v.v... để nước Việt Nam có một vị tổng thống gần như trọn đời hiến thân cho binh nghiệp như là vị tổng thống thứ ba mươi bốn của Hoa Kỳ; đó là tướng Eisenhower, Dwight Davis. Tôi c̣n nhớ có đọc ở trong một cuốn sách đă lâu lắm rồi có kể là khi tướng Eisenhower nhận lănh nhiệm vụ tổng tư lệnh ở phía mặt trận ở Âu Châu trong thời kỳ Đệ Nhị Thế Chiến, ông chỉ mang theo mỗi một cuốn Thánh Kinh mà thôi.

Tôi cũng cám ơn ông, nhờ đọc nơi Bạn Đọc Viết có thêm một web site rất có gía trị: Lives, The Biography Resource. Đây là cái đặc biệt đă đưa toàn bộ web site về tướng Hiếu vào và h́nh như là người duy nhất ở bên này vĩ tuyến thứ mười bảy vào th́ phải? Đây cũng là điều hănh diện vô cùng cho những ai ngưỡng mộ tướng Nguyễn Văn Hiếu. (Bùi Văn Thư).

257. Tôi đă đọc về cái chết của anh ông. Tôi xin chia buồn. Coi bộ anh ông là một con người tốt lành. Tôi ghi nhận không có cuộc giảo nghiệm. Tôi nhận xét không thấy ai nói đến là thấy dụng cụ lau chùi súng hay ngay đến tấm dẻ chùi súng trên mặt bàn. Có thật sự t́m thấy đầu đạn trên trần không? Điều đó chứng tỏ là trường hợp tự gây nên thương tích. Anh ông có đạo công giáo không? Chính tôi là người công giáo và biết tự tử là mang tội. Một khẩu súng lục bán tự động bén lảy c̣ có thể là thủ phạm. Đôi khi quá quen thuộc với súng ống có thể đưa tới hành vi bất cẩn. Không biết về khẩu súng, súng nổ đạn sớm muộn khi nào, vị trí chính xác của viên đạn sát hại, không có giảo nghiệm v.v., hầu như không thể định được nguyên do gây nên cái chết. Phải cần bốc mộ và sau bao nhiêu năm trời điều đó coi ra vô ích và phạm thượng. Tướng Toàn ra sao rồi? (James Bruno).

258. Tôi đă vào đọc trang nhà về anh ông và rất lấy làm thán phục. Xin nói thêm là ông viết lách thật giỏi. Thật là một cách suy tôn tưởng niệm anh ông tuyệt diệu!!!(Karen Korthe).

259. Ghé vào thăm trang nhà ông hôm nay (Thứ bảy 5/8). H́nh ảnh Ông Bầu/Thủ Quân rất thích hợp. Phú và Trưởng là sư đoàn trưởng giỏi, nhưng không xứng hợp với cấp tư lệnh Quân Đoàn. Những tướng lănh kém cỏi khác gồm có Lưỡng (Dù), Thuần, và tệ hơn nữa, Minh (ông bạn của ông), Lộc, và Lăm. Phải, thăng cấp bậc bao gồm một ít yếu tố chính trị, nhưng nếu chỉ dựa hoàn toàn vào yếu tố chính trị, chứ không phải tài năng, th́ quả thật là quân đội ông đi đong! (Adam Sadowski).

260. Tôi không ngại ông đă trích dùng lời bàn của tôi vào bản quảng cáo của sách ông. Tôi thật sự lấy làm mừng đă có thể giúp chút ít vào việc làm cho quần chúng Mỹ biết rơ hơn về Tướng Hiếu. Điều đó cũng là một vinh dự cho tôi nữa. Hơn nữa, mỗi khi có thể, tôi sẽ dở lại tập hồ sơ chứa đựng những ghi chép nẩy lửa mà tôi đă viết xuống liên quan đến việc so sánh Tướng Hiếu với Tướng George S. Patton, Jr. Cuốn sách ông đáng được chú ư tới. (James Miguez).

261. Suốt buổi trưa hôm nay, tôi duyệt lăm các trang của ông, và t́m thấy rất nhiều hứng thú trong đó. Tôi rất mừng ông đă kể câu chuyện về Tướng Hiếu. Với tư cách một chiến sĩ bộ binh, tôi thường ở ngoài chiến trường, và cảm tưởng của tôi đối với các tướng lănh Việt Nam... cũng như đối với số đông tướng lănh của chúng tôi là tham nhũng. Tôi quả thật lấy làm mừng nghe về con người tốt lành này, và về sự hănh diện của ông đối với anh ông. Ông đă tôn vinh anh ông, và nhờ vào trang nhà này, tôi cũng được dịp tôn vinh Tướng Hiếu. Tôi thuộc Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ đồn trú tại Phan Thiết ... Băi Đáp Betty ... nhưng thường c̣ng lưng ngoài đồng ruộng của nước ông, nơi mà chúng tôi gọi là "park". (Gary Jacobson).

262. Cám ơn về trang nhà đẹp đẽ. Tôi biết ông tốn rất nhiều công lao thực hiện nó. Cám ơn về tất cả những tin tức. Hăy tiếp tục công tŕnh lớn lao này. Xin Chúa chúc phúc cho ông măi măi...(Marie).

263. Tôi thấy hai bài đăng cuối cùng (của Đại Sứ Bunker và của ông Granger) rất hay và hợp t́nh hợp lư. Cả hai đều cống hiến cho độc gỉa những tài liệu đầu tay về phân tách t́nh báo Mỹ về t́nh h́nh Việt Nam. Bài sau cùng về t́nh h́nh tại Việt Nam tháng 3 có lẽ phải là "t́nh h́nh tháng 4" v́ lẽ tài liệu của Hội Đồng An Ninh Quốc Gia đề ngày 5/4/1975, chỉ vài ngày trước cái chết bí ẩn của anh ông. Không những tài liệu này cống hiến tin tức chính xác về sức mạnh, tinh thần, chiến thuật, v.v., của các đơn vị, mà c̣n cho thấy lối suy tư của Tướng Toàn vào thời điểm của biến cố tối hệ trọng này. Nó cũng cho thấy thái độ "thô tục" của ông đối với chính trị và chiến tranh. Không chừng ông đang chửi rủa Tướng Hiếu và Phó Tổng Thống Hương chăng?

Có lẽ nếu ông Granger, tác gỉa tài liệu Hội Đồng Anh Ninh Quốc Gia này c̣n sống, ông có thể tra hỏi ông ta xem ông ta có hay không có nói chuyện với Tướng Hiếu và quan điểm của Tướng Hiếu về đề tài này. H́nh như là Tướng Hiếu và Tướng Toàn có căi vả về chiến thuật và Tướng Hiếu đă bị giết hại. (James Miguez).

264. Như vậy lá thư viết ba ngày trước ngày anh ông chết - và Tướng Toàn th́ vẫn c̣n nói tới trực thăng - thật là hết chỗ nói - khi một lực lượng chiến xa hùng hổ trực chỉ Sàig̣n qua ngă xa lộ gần nhất. Đối với tôi điều này chứng tỏ giới chóp bu của QLVNCH - ngoại trừ anh ông - hoàn toàn dốt nát không biết đâu là các ưu tiên thật sự của mặt trận.

Tôi thấy thật là kỳ cục khi một máy bay của Không Quân Việt Nam cất cánh từ Biên Ḥa sáng ngày mồng 8 và thả bom vào Dinh Độc Lấp; và sau đó không lâu một ông tướng bại trận của Ban Mê Thuột, và giờ đây lại là tham mưu trưởng Quân Đoàn 3, xuất hiện tại bản doanh Tướng Hiếu với một đội ngũ quân lính thuộc Quân Đoàn 2 nối đuôi theo để xô đuổi quân cảnh thường trực canh gác Tướng Hiếu và Bộ Tư Lệnh. Và không bao lâu sau đó người ta thấy Tướng Hiếu bị bắn chết ngay tại văn pḥng và xác được chở đi cách vội vă trong đêm tối bởi cấp trên, Tướng Toàn, một người đă từng bị Tướng Hiếu điều tra về tội tham nhũng. Có cái ǵ đó không mấy ổn ở đây, đó là không nói tới tính chất không mấy khoa học của cuộc giải nghiệm và điều tra của cảnh sát. Người ta có thể nói ǵ bây giờ đây? (James Miguez).

265. Vinh danh một vị tướng sạch và tài ba là một việc nên làm, đáng ca ngợi. Những người liên hệ đến cái chết của tướng Hiếu nên làm sáng tỏ để lịch sử khỏi mang vết nhơ muôn đời và công lư được sáng tỏ, nhất là lương tâm khỏi cắn rứt khi xuống tuyền đài. Chúc thành công. (Đỗ Hùng).

266. Mới đọc qua bài của Tín viết "Cái chết của anh tôi". Những nhận xét của Tín viết trong bài cũng như những nhận xét của mọi người từng theo dơi và hiểu biết thời cuộc trong thời gian đó. Về Freedom of Information Act, tôi nghĩ họ chưa cho được v́ những người liên quan đến vụ này c̣n sống. Tôi sẽ giới thiệu tới tất cả bạn bè về homepage của Tướng Hiếu. (Trần Trọng Thưởng).

267. Tôi đă đọc bản thông báo cuốn sách trên mạng lưới. Tôi nghĩ ông cần đề cập đâu đó trong bản thông tri điểm đă được nêu lên trong phần điểm sách. Nói rơ hơn, hai điểm: 1) Các độc giả Mỹ, và có lẽ ngay cả Mỹ gốc Việt, biết rất ít tới nhóm người mà Mỹ cùng sát cánh chiến đấu, và những điều đă nói tới th́ có chiều hướng không mấy tốt đẹp; 2) Cuốn sách này không những cho chúng ta một nội kiến về quan điểm và thành quả của Nam Việt Nam, mà cũng c̣n nói cho chúng ta biết về một sĩ quan Nam Việt Nam xuất chúng cả về mặt lănh đạo lẫn mặt thanh liêm. Có lẽ đối với ông điều này có vẻ hiển nhiên, nhưng đôi khi cần phải nhấn mạnh điều hiển nhiên cho những kẻ xa lạ đối với lịch sử và các vấn đề. (Jay Tolson).

268. Tôi đă xem các tài liệu trong trang nhà về anh ông, Tướng Hiếu, trong khoảng một tiếng hay lâu hơn, và thấy đây là một tiểu sử của một con người và thời đại đương sự, rất là hấp dăn. Xin khen tặng ông về dự án của ông và về ḷng sốt sắng của ông trong việc bảo tồn tưởng niệm về anh ông. (Joe Galloway).

269. Tôi có ghé đọc trang nhà của ông và rất lấy làm cảm kích. Tôi tiếc là kư ức của tôi về các biến cố xảy ra 25 năm trước không mấy tốt. Tướng Hiếu rơ rệt là một quân nhân tài giỏi đặt quốc gia và dân tộc trên hết. Cuộc đời Tướng Hiếu kết liễu một cách thật là thảm thương và tôi hiểu được quyết tâm của ông muốn h́nh ảnh Tướng Hiếu được tôn vinh như là một nhà ái quốc chân chính của Nam Việt Nam. (Fred c. Weyand, Đại Tướng, Quân Đội Hoa Kỳ (về hưu)).

270. Tôi mừng thấy bài ông mới đăng đây của Đại Tướng Weyand. Bài này cống hiến chi tiết rất độc đáo. Quốc Hội Mỹ và đặc biết các chính khách Dân Chủ đă đóng phai tṛ chính trong việc xui khiến sự đổ vỡ xảy ra năm 1975. Bài viết của tôi về Tướng Hiếu và Tướng Patton sắp hoàn thành, tôi hy vọng vậy. Thêm nữa tôi có một ít ư kiến về một tiểu thuyết lịch sử, liên quan đến anh ông, Việt Nam, và kinh nghiệm Hoa Kỳ. Ông có khi nào nghĩ tới một dự án như vậy không? (James Miguez).

271. Tôi đă dành ra vài tiếng đồng hồ để đọc tin tức trong trang nhà ông. Quả thật là một tôn vinh tuyệt đẹp cho một nhân vật vĩ đại và danh giá! Tôi là Quản Đốc Mạng Lưới của trang nhà Bravo Troop, 1st Squadron, 9th Cav, All Years. Hiện tôi đang thiết lập trang nối liên mạng và xin ông cho phép nối tiếp với trang nhà ông. Tôi thành thật ngợi khen ông về điều ông đang làm với trang nhà ông. Các Cựu Chiến binh Mỹ nói, "Đă tới lúc!"... Tôi cảm thấy điều này cũng đúng trong trường hợp ông. Cám ơn ông đă chia sẻ chân lư của danh dự. (Loretta Stager, California).

272. Tôi đă đọc xong cuốn sách về Tướng Hiếu và nhận thấy cuốn sách rất hay. Tôi từng phục vụ tại Quân Đoàn 3 và liên hệ mật thiết vào công cuộc Việt Nam Hóa Chiến Tranh, do đó cuốn sách khiến tôi liên tưởng đến các thử thách liên quan đến lănh vực này. Tác giả cung ứng nội kiến và bối cảnh rất lư thú và bổ ích. Tôi nghi Tướng Hiếu bị ám sát không phải bởi tay các sĩ quan đồng đội mà là bị giết hại bởi Bắc Quân trước cuộc tấn công cuối cùng vào Quân Đoàn 3. Loại khử cơ cấu chỉ huy của địch là một mục tiêu quân sự hợp lư. Bắc Quân không có Không Quân và chỉ có Pháo Binh giới hạn nên thường dùng ám sát cách rất hữu hiệu trong suốt cuộc chiến. Tôi đồng ư là có cố gắng che đậy. Thật là bỉ mặt có một hệ thống an ninh nghèo nàn tại bộ tư lệnh để khiến một tướng hai sao bị ám hại ngay trước mũi. Thêm nữa, tôi nghi là có bàn tay nội tuyến tiếp tay cho bọn phản bội trong QLVNCH. Bọn phản bội này và bọn điệp viên luôn là thành phần của bất cứ cuộc hành quân quân sự nào và Bắc Quân cùng VC rất tài t́nh trong việc xâm nhập. Họ là ai và hành sự ở cấp bậc nào trong bộ tư lệnh th́ có trời biết. Cho là Tướng Hiếu bị ám hại v́ phơi bày tham nhũng, theo ư tôi th́ không mấy ổn. Vào tháng 4/1975 bọn tham nhũng chắc đă trốn chạy ra khỏi xứ. Nếu sự việc xảy ra sớm hơn th́ tôi c̣n có thể tin được. Sau cùng, tôi không thể gạt qua bên ư kiến cho là Tướng Hiếu đă vô t́nh tự bắn ḿnh. Tôi cũng suưt làm như vậy khi đang chùi súng năm 1969. Tôi sơ suất không xem xét súng có nạp đạn không, và chiă súng lên tường rồi bóp c̣. BÙM...một lỗ to tướng trên tường và lời chửi thề của những người ở pḥng bên, mà tôi may mắn bắn hụt. Nhị thức bộ binh chiến xa là một đề tài rộng lớn để mà thảo luận tại đây, nhưng việc dùng bộ binh và kỵ binh cũng xưa như trái đất từ khi có ngựa và người. Tôi lấy làm lư thú khi nghe thấy một tờ tŕnh nói là 60% dân chúng tại Việt Nam sinh ra sau chiến tranh. Tất cả kinh nghiệm trở nên một lịch sử ghê tởm đối với mọi người ngoại trừ những kẻ đă tham dự vào cuộc chiến đó. Chuyện của Tướng Hiếu là một đề tài hay và cuốn sách đóng góp hữu hiệu vào lịch sử của cuộc chiến Việt Nam. (Thomas F. Marcotte).

273. Tôi t́nh cờ t́m thấy trang nhà ông, và tôi hết sức cảm kích trước nhiệt t́nh ông phô bày trong nỗ lực đưa đời sống anh ông ra ánh sáng... Xin cám ơn ông nhiều về những chi tiết và bối cảnh lịch sử bao quanh tiểu sử về anh ông. Đối với nhiều người trong chúng tôi, Việt Nam chấm dứt sau năm phục dịch. Nhưng đối với các chiến hữu bạn mà chúng tôi để lại ở Việt Nam th́ không phải như vậy. Cầu mong Tướng Hiếu và anh linh của ông măi sống động trong điện đài của Quân Sử và trong trái tim của những chiến sĩ như chúng tôi. (James Weber, 101st Airborne RVN 1967-68).

274. Tôi biết khi phán đoán dựa vào chỉ duy một sự việc xảy ra (hay vào hai biến cố) là không mấy phân minh. Sự việc là một lần nọ một lực lượng lớn thuộc QLVNCH có thể tiếp cứu chúng tôi khi chúng tôi cần đến họ mà họ đă không ra tay cứu giúp. Tôi không biết chúng tôi đă mất mát bao nhiêu người v́ QLVNCH không chịu chui ra khỏi doanh trại, nhưng tôi biết là tiểu đoàn của tôi tổn thất ít ra 20 thương vong trong một ngày rưỡi giao tranh này (đó là trọn một tiểu đội). V́ họ đă không tới tiếp cứu chúng tôi cũng đă cho phép một lực lượng Bắc Quân lớn tiến vào Huế và tăng cường cho địch quân đă có mặt tại đó. Bao nhiêu TQLC bị tử trận tiếp sau đó, không ai đoán biết được. Tôi nghĩ là tuy cũng có thể xảy ra, nhưng tôi không hề bao giờ nghe thấy một lực lượng Mỹ ngồi bất động trong khi một lực lượng QLVNCH bị tấn công cách đó một mile. Không ai muốn chết, nhưng chúng tôi sẵn sàng chết cho họ, và đă thật sự như vậy. Tôi biết chắc một điều là tôi sẽ không sống tới ngày hôm nay nếu có quân địch xâm chiếm nước tôi. Tôi thà chết với một khẩu súng trên tay. Có lẽ điều này không mấy hợp thời trang ngày nay nhưng có lẽ tôi hủ lậu chăng? Tuy nhiên, tôi xin nghiêng ḿnh kính cẩn một chiến hữu. Tôi muốn nói là coi bộ Tướng Hiếu thật sự có ḷng ái quốc. Tôi tin chắc rằng nếu Tướng Hiếu chỉ huy lực lượng QLVNCH đó th́ họ đă xuất quân đến tiếp cứu chúng tôi. (Larry L. 5/7 1st. Cav '68)

275. Trang nhà của ông rất hay ho ... công tŕnh ông kiến tạo rất là độc đáo ... trên mạng lưới có rất ít trang nhà nói lên quan điểm của các cựu chiến binh thuộc QLVNCH. (Prof. Steven Leibo, Sage Colleges).

276. Tôi đă viếng trang nhà của ông và thấy nó rất hay. Không có mấy tài liệu liên quan đến Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa bằng Anh ngữ và do đó tôi lấy làm biết ơn có dịp hướng dẫn các độc giả của tôi tới trang nhà ông. (Mike Ruffle, Grunt!)..

277. Tôi đă thưởng lăm cách thích thú trọn bộ trang nhà ông. Tôi cảm kích sự kiện anh ông là một tín đồ Công Giáo sùng đạo và sự kiện ông đă hiên ngang dùng tên thánh kư vào các văn kiện chính thức. Tôi là một người Công Giáo và tôi yêu mến dân tộc Việt Nam. Tôi cảm thấy xứ sở tôi đă đối xử tệ anh ông. Tôi cũng ư thức được rằng chúng tôi đă khiến ông ấy phải sửng sốt không ít, v́ lẽ hầu hết các sĩ quan cao cấp của chúng tôi cho là họ biết hết mọi sự. Giá mà chúng tôi tới xứ sở ông với thái độ khiêm nhường hơn, và biết lắng tai nghe hơn. Nói như vậy rồi, tôi phải khen ngợi ông về trang nhà của ông. Trang nhà thật là tuyệt diệu. Cám ơn ông đă thông báo anh ông cho toàn thế giới biết. Tôi mong gia đ́nh anh ông đă an cư lạc nghiệp tại nước Mỹ này. (John McCoy Webmaster, Bravo Black Lions).

278. Ba tôi rất để ư tới cuốn sách "Major General Nguyen Van Hieu, ARVN" của ông. Ba tôi có đọc một số đoạn trích của sách trên mạng lưới và thấy rất hay. Ba tôi muốn biết có cuốn sách này bằng Việt ngữ không và có thể hỏi mua ở đâu (chúng tôi sống ở Sydney Australia). (Jennifer).

279. Tôi mới vào đọc trang Tướng Hiếu của anh, có thêm nhiều chi tiết và quá nhiều bài viết giá trị. Xin thành thật khen ngợi công phu viết lách của anh. Chẳng những thế mà anh c̣n xuất bản hẳn một cuốn sách Anh ngữ để cho độc giả Hoa Kỳ hiểu rơ giá trị và tinh thần chiến đấu của QLVNCH, hàng tướng lănh, trong đó có Thiếu Tướng Hiếu. Công lao của anh rất đáng được vinh danh. (Phạm Phong Dinh).

280. Tôi chỉ xin có đôi ba lời nói lên sự ngưỡng mộ của tôi đối với sự tôn vinh ông đă dành cho anh ông qua trang nhà tưởng niệm này. Anh ông có vẻ là một vị tướng lănh kiệt xuất và một người công giáo thánh thiện. Đáng tiếc là không có lấy nhiều người tầm vóc anh ông tại Việt Nam vào những thập niên 60-70. Lịch sử chắc có lẽ sẽ khác. (Pierre-Gabriel Messier).

281. Ai nấy đều quen thuộc với Tướng George S Patton, J., phổi ḅ, một tay anh chị thích bắt nạt kẻ yếu, một tướng thắng nhiều trận nhất trong Đệ Nhị Thế Chiến, và đă là một đề tài của một cuốn phim lớn được giới b́nh phẩm tuyên dương; thế mà ít người quen thuộc với một nhân vật đối đẳng thầm lặng tại Đông Nam Á, Tướng Nguyễn Văn Hiếu, một nhà ái quốc Việt Nam và một anh hùng vô danh của QLVNCH. Hai vị sĩ quan đầy khả năng quân sự này -- một đàng danh tiếng lẫy lừng và đàng kia bị bỏ quên sao lăng, một đàng năng nổ và đàng kia kín đáo -- thật khác biệt một trời một vực trong đường lối lănh đạo. — đây Đông Tây không gặp nhau. Tuy vậy khi xem xét kỹ lưỡng, hai vị sĩ quan này lại rất giống nhau trong cung cách chỉ huy. Thật vậy, các điểm tương đồng giữa hai chiến sĩ này rất nổi bật -- đến mức độ ta có thể cho là Tướng Hiếu chắc hẳn đă phải đợc, nghiền ngẫm, và nằm ḷng sách của Tướng Patton.

Đề mục so sánh (trang sách của Patton):

- Trung tín quân giai (trang 346)
- Gương sáng cho giới sĩ quan (trang 378)
- Kỷ luật tuyệt đối (trang 377)
- Cẩn trọng khi chuẩn bị tấn công (trang 381)
- Giả thuyết địa bàn dành cho chiến xa là hăo huyền (trang 381)
- Xử dụng chiến xa tối đa (trang 331)
- Nhị thức Bộ Binh Thiết Giáp (trang 324)
- Chiến xa yểm trợ sát nút bộ binh (trang 388e)
- Không thể thắng trận trong tư thế pḥng thủ (trang 319, 292)
- Không-bộ hỗ tương (trang 374)
- Khen thưởng công lao tha nhân (trang 336)
- Nhật kư (trang 374)
- Bị cấp trên đối xử tệ
- Cả hai chết khi cuộc chiến gần tàn

George S. Patton, Jr. War as I Knew It: The Battle Memoirs of "Blood 'N Guts, Annotated by Colonel Paul D. Harkins, (Bantam Books: 1980).

Tướng Patton có một kiến thức quảng bá về lịch sử các trận chiến, một sự hiểu biết thấu đáo quán triệt về đường lối và suy tính của đối phương, cũng như về địa h́nh địa thế -- xưa và nay -- trong đó các cuộc hành quân sẽ thao diễn.

Tướng Hiếu rất cẩn trọng khi suy tính nhưng lại rất sắc bén khi thi hành, một bực thày về bản đồ và thuyết tŕnh nhưng cũng rất rành rơi về tác chiến ngoài chiến trường, giỏi giang trong việc liên lạc với các đồng minh, thấu đáo đối với một kế hoạch qui mô tuy nhiên sành sơi trong các tiểu tiết, và thủ đắc một thế lợi về kỹ thuật.

Cả hai phát xuất từ một nền tảng phong phú về lịch sử và văn hóa.

Tướng Hiếu có phần thiêng liêng hơn -- trong khi Tướng Patton đạt tới đỉnh vinh quang trên trần gian này -- vị anh hùng vô danh này của QLVNCH có lẽ sẽ đạt tới vinh quang trên thiên đàng khi mà trận chiến tối chung xảy ra giữa lành và dữ. Tại đây, chiến cụ sẽ khác biệt, chung cuộc của trận chiến tỏ rơ. Không c̣n mất mát, hay thương tích, và sẽ không c̣n nghe tiếng khóc than của nhân loại và không c̣n sự bội phản của chiến hữu trở thành địch thù. Trong trận chiến với chiến lược tuyệt hảo phía trên và tác chiến tuyệt chiêu phía dưới, tiếng kèn sẽ gióng lên. Ngoài trận địa, Thánh Micae cùng đoàn binh chiến thắng sẽ xông tiến, trong đó có sự hiện diện của tư lệnh song toàn Nguyễn Văn Hiếu; lệnh sẽ được ban bố, chuyển đi, thi hành, và với một tiếng thét lớn các quyền lực tội ác sẽ ngă đổ trước sức mạnh của Đấng mà chúng ta gọi là Thiên Chúa. Chiến thắng! Chiến thắng! Chiến thắng! cuối cùng sẽ thuộc phần ta! Hạnh phúc sẽ tràn đầy! Chẳng bao lầu linh hồn của kẻ công chính sẽ thắng thế và người nghèo khổ sẽ thụ hưởng trần gian. Giờ đây nô lệ được phóng thích; và người đói khát sẽ được no ấm. Bác ái sẽ trị v́. Không c̣n nói năng ǵ nữa, v́ khi đó, mắt chúng ta sẽ thấy tỏ trong thinh lặng khi mà tâm can chúng ta đă được tẩy uế. Cầu mong linh hồn dũng cảm của Trung Tướng Nguyễn Văn Hiếu, một chiến binh hăng say và một nhà ái quốc Việt Nam can trường, một đứa con trung kiên của đất nước, thanh liêm khi sống cũng như khi chết, được an nghỉ vĩnh viễn. Amen. (James Miguez).

282. Có lẽ nếu để VNCH chiến thắng và mang ấm no lại cho dân tộc th́ làm hỏng kế hoạch bắt tay với Trung Cộng của Hoa Kỳ. Có lẽ biết đâu Thiếu Tướng Hiếu bị CIA sai tay chân giết bởi Thiếu Tướng có tài và có đức để làm ǵ cho VNCH trong những ngày bi đát của năm 1975? Như anh cũng biết trong cuốn Decent Interval th́ Frank Snepp đă nêu đích danh tên bất tài Đặng Văn Quang và Trần Thiện Khiêm là mật báo viên của CIA. Điều đáng buồn là những vị tướng hùng có khí phách của dân tộc đă chết, c̣n những tên bất tài vơ tướng th́ làm bự xong chạy sang Mỹ dưỡng già. Anh nên coi cuốn "Politics of Heroin" để nghiên cứu thêm về tội ác của phường bất tài Quang-Khiêm-Toàn. (Phạm Kim).

283. Chúng ta đă không có thư từ qua lại khá lâu. Từ ngày tôi đến ông hỏi chi tiết liên quan đến cách dùng tên cho anh em, cha mẹ, vân vân, tôi đă viết xong 38 chương cho sách của tôi. Sách dự định sẽ xuất bản vào cuối năm nay. Công tŕnh tôi là một giả tưởng lịch sử. Tuy nhiên, các nhân vật chính có một nền tảng có thật, chỉ có tên là thay đổi. Tôi rất cần tới một anh hùng thuộc QLVNCH. Tôi dự tính dùng đời sống của vị tướng lănh thanh liêm và đáng kính của ông như chân dung của vị anh hùng QLVNCH của tôi, nếu ông không chống đối. Chắc hẳn là không. Tôi rất thưởng thức trang nhà của ông cùng những chi tiết tuyệt diệu chứa đựng trong đó. Nó đă cống hiến cho tôi một thấu hiểu sâu đậm về cơ cấu tổ chức của QLVNCH, về các đơn vị và nhiều nhiều hơn nữa. Xin cám ơn ông về những chi tiết đáng kể đó. Trang nhà này hay nhất mà tôi t́m thấy trong khi sưu tầm. (Carle "Gene" Dunn).

284. H́nh như ông đă tốn rất nhiều th́ giờ sưu tầm về thân thế tướng Hiếu, và những lời bàn của các độc giả có vẻ tích cực. Khi tới lúc, tôi hy vọng ông sẽ nghĩ tới giao tài liệu của ông cho Vietnam Archive. Như Dr. Reckner đă mô tả, chính là các dự án tựa như công tŕnh của ông sẽ ảnh hưởng tới quan điểm của các sử gia tương lai về Cuộc Chiến Đông Dương Thứ Hai. (Major Dave Toczek, West Point).

285. Tôi đă chiến đấu với Tướng Hiếu khi tôi thuộc Sư Đoàn 1 Kỵ Binh năm 1967 và 1968. Tôi chỉ huy một chi đội trực thăng CH-47 và tôi nhớ trận Đại Bàng 800 rất rơ và sự phối hợp với các đơn vị Việt Nam và Đại Hàn. Chúng tôi chiến đấu tại Thung Lũng Bồng Sơn và tiến vào Thung Lũng An Lăo. Tôi rất thất vọng tôi không hề gặp Tướng Hiếu. Tôi biết rất rơ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Kỵ Binh. Khi ông chỉ huy Trung Tâm Hàng Không Quân Đội tại Fort Rucker Alabama, tôi thu xếp và dạy lớp điều chỉnh pháo binh trên không mà Tướng Tolson nhờ tôi soạn. Khi ông và rồi Đại Tá Putnam đi Việt Nam, họ mời tôi đi theo họ. Vũ Trụ này to lớn nhưng nhỏ đủ để tôi phục vụ cạnh bên một anh hùng cỡ này. (Carle "Gene" Dunn, LTC, retired).

286. Tôi có gặp Thiếu Tướng Hiếu năm 1972. Tôi phụ trách trung tâm điện văn của MACV Quân Đoàn I tại Đà Nẵng. Chúng tôi nằm kế bên bản doanh của Thiếu Tướng. Ông là một con người đầy hấp lực. (Lee, Đà Nẵng 1972).

287. Tôi đă đọc say mê trang nhà cua Trung Tướng Nguyễn Văn Hiếu do anh thực hiện. Trang nhà này thật là đẹp và tài liệu thật là phong phú. Xin thành thật cám ơn anh đă làm sống lại cuộc đời hào hùng của Trung Tướng Hiếu, một trong những sĩ quan ưu tú của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa mà sau khi mất nước tôi mới biết. Hiệp định Genève 1954 được kư kết khi tôi chưa tới tuổi đi học. Ba tôi giải ngũ năm 1955. Đại Tướng Đỗ Cao Trí (lúc đó là Thiếu Tá) nói với ba tôi là Ông biết Việt Cộng không để yên cho miền Nam đâu. Việt Cộng sẽ t́m cách nuốt trọn miền Nam. Cho nên khi tôi lớn lên là miền Nam bắt đầu cuộc chiến đấu tự vệ chống lại quân Cộng Sản xâm lăng miền Bắc. Tôi thành thật cám ơn anh một lần nữa về việc làm vinh danh các chiến sĩ Việt Nam Cộng Hoà. (Lê Mỹ).

288. Tôi t́nh cờ vào trang nhà ông, tôi xin nói là ông đă làm một việc tuyệt diệu khi ông tôn vinh anh ông và khiến tên anh ông sống động lại. Điện thư này liên quan tới danh sách các quân nhân thuộc QLVNCH. T́m đâu ra được một danh sách các quân nhân thuộc QLVNCH đă chiến đấu và tử trận tại Việt Nam những năm 1965-1975??? Tôi muốn thấy một danh sách trọn vẹn. Tôi t́m kiếm về ông của tôi. Tôi muốn biết hết cả về đời quân ngũ của ông tôi trong QLVNCH. Ông tôi đă chết khi nào và trong trường hợp nào. Có một danh sách như vậy không?... nếu có, ông có thể mách cho tôi địa chỉ url trên mạng lưới hay tin tức về nó không? (Kevin Nguyen).

289. Tôi vừa được một người không quen (mới quen th́ đúng hơn) tên Ken Bùi chỉ cho tới trang h́nh ảnh của Trung Tướng Hiếu, bào huynh của anh. Trang này thật đẹp, tất cả h́nh ảnh của Tướng Hiếu tôi đă xem một lần rồi mà xem lại vẫn thấy cảm động vô cùng anh ạ! Tôi viết thư này cảm ơn anh đă cho dân chúng biết thêm về Trung Trướng Hiếu, người chiến sĩ QLVNCH có tài, có đức, nhưng số phận thật bi đát. Cầu nguyện Tướng Hiếu về với Chúa. (Lê Mỹ Dung).

290. Măi hôm nay em mới biết tin tức của gia đ́nh bác Hiếu. Em có kể cho ba, má em biết thêm về tin bác Hiếu; ba em có cho em biết là ba em có được phúc tŕnh của an ninh quân đội, nhưng ba em nói là cũng không rơ cho lắm và ba em có nói một điều không biết anh có biết hay không em không thấy anh đề cập đến: trước khi bác Hiếu bị thảm sát th́ có một người nữ quân nhân vào; anh nên để tâm đến vấn đề này. Ba em nói có 3 yếu tố: 1 là cộng sản, 2 là Thiệu, 3 là CIA. Đọc các bài anh thật là cảm động. Em có chuyển đến các người thân trong gia đ́nh em biết trang web của anh. Ba em có làm việc chung với bác Hiếu ở Quân Đoàn 1 và 2. Ba em đi cải tạo gần 13 năm. Hiện giờ sức khỏe cũng kém nhiều. Chức vụ chót của ba em là tham mưu phó nhân viên BTTM. (Loan).

291. Tôi vẫn tiếp tục nghiên cứu và t́m thấy thêm bằng cớ về bản chất vĩ đại của anh ông và về sự so sánh trong quân sử. Một ví dụ là Thiếu Tướng Richard Taylor, con của tổng thống Mỹ Zachary Taylor (và một anh hùng của cuộc chiến Mễ Tây Cơ). Tướng Taylor là một loại văn (giống như anh ông) cũng rất thông thái về lịch sử chiến tranh. Tướng Taylor thuộc Quân Lực Liên Bang đă đem lại sự thành công cho Tướng Stonewall Jackson trong chiến dịch Shenandoah năm 1862, cũng giống trường hợp anh ông, Tướng Hieu, đă là công cụ thành công đàng sau các tướng lănh khác trong cuộc chiến Việt Nam. Quả là không có ǵ mới mẻ trong hiện tượng tướng lănh "kư tên".

Có những so sánh khác có thể minh họa cho tiểu sử của anh ông và đem lại thế đứng đích thực của anh ông trong quân sử. Tôi không có th́ giờ để viết hết xuống trang giấy. Tướng Taylor cũng không được tuyên dương về chiến tích của ḿnh, như ông từng tuyên bố, v́ quân đội bị áp chế bởi nhóm công chức "văn pḥng" chuyên chế. Chắc chắn là có thể đặt Tướng Hiếu vào hàng với các Tướng Robert E. Lee, Tướng Stonewall Jackson, Tướng Richard Taylor, và Tướng George S. Patton, Jr. Có thể nói thêm là ông nội của Tướng George Patton đă tử nạn trong trận đánh Winchester nằm trong khuôn khổ chiến dịch Shenendoah, chiến dịch mà Tướng Taylor đă giúp Tướng Jackson đánh thắng! (James Miguez).

292. Tôi không biết Tướng Hiếu, nhưng tôi thấy trang nhà Tướng Hiếu rất hay và bổ ích. Tôi sẽ trở lại coi kỹ hơn. Tuy ngày tháng đó đă trôi qua nhưng chúng vẫn ảnh hưởng đến đời sống thường nhật của ta ... với tư cách một người Mỹ tôi đă trở thành rất quan tâm đến Việt Nam, và đă làm bạn với rất nhiều người tại đó. Tôi trải qua hầu hết 18 tháng và 18 ngày sống chung vói QLVNCH và dân chúng hơn những người Mỹ khác...và do đó làm bạn với nhiều người Việt hơn tại Việt Nam...hơn các người Mỹ khác. Tôi chỉ là một Thượng Sĩ nhất...nhưng với hơn một chút uy quyền, và sống xa biệt vị chỉ huy với tư cách một Chuyên Viên T́m Kiếm Mục Tiêu tôi có rất nhiều tự do t́m gặp dân chúng trong vùng (các quận Gio Linh và Cam Lộ). Tôi không nghĩ số đông các người Mỹ tại các đơn vị lớn biết rành dân chúng trong vùng họ hay am tường t́nh h́nh QLVNCH và dân chúng sống...Ngay cả trong trường hợp đó có rất nhiều người Mỹ như tôi cảm thấy có bổn phận đối với cả hai nước...Mỹ...và... Việt Nam...Ngay cả sau 25 năm tôi vẫn muốn biết tất cả những ǵ tôi có thể học hỏi. Chính v́ thế tôi mừng thấy các trang như trang nhà rất bổ ích của Tướng Hiếu. Cũng như tôi không biết Tướng Hiếu, tôi cũng không biết ông...Nhưng tôi rất biết ơn về nhưng điều Tướng Hiếu đă làm... và công việc ông tŕnh bày các chi tiết này. Cám ơn ông Tín! (Carl L. Moore SVN 02APS69 -m 20OCT70 Target Acquisition Specialist-Gio Linh, Camlo Districts ).

293. Tôi phục vụ và sống tại một làng nông thôn tại Việt Nam năm 1970. Làng cách Đà Nẵng khoảng 20 miles về phía Tây Nam. Tôi nghe nói vào tháng 3 năm 1971, Cộng Sản càn quét làng này, nhưng tôi không chắc hẳn như thế. Một số bạn bè Mỹ của tôi bị đẩy lui khỏi khu vực mỗi lần họ t́m cách viếng thăm. Tôi có rất nhiều bạn Việt sinh sống tại Phú Đà. Tôi có một trang mạng lưới tại www.CapVeterans.com, trong đó có h́nh ảnh và bản đồ của Phú Đà (Dục Đức). Tôi ưa thích trang nhà Tướng HIếu. Ông có phục vụ dưới quyền Tướng Hiếu không? (Bạn gái tôi quê quán vùng Bronx.) (Jack Cunningham).

294. Đă từ lâu, tôi mới có dịp trở lại thăm trang nhà Tướng Hiếu. Nếu như ta chỉ đọc lướt qua như cung cách "cưỡi ngựa xem hoa", sẽ chẳng nhận biết sự khác biệt rất xa so với một số trang nhà khác viết về một số người khác. Đọc hết mọi bài về Tướng Hiếu, tôi suy gẫm rút ra rất nhiều giá trị cao quư nơi Người mà mọi cây viết đă nêu ra được một ít. Tổng kết các bài là một công tŕnh rất lớn viết về một Tướng Lănh vĩ đại. Tôi cũng thấy từ trước đến nay khi đề cập đến Người bằng cấp bậc một thời như Thiếu Tướng, Trung Tướng hay ngay cả Đại Tướng, Thống Tướng cũng không thể đúng với sử kư ví của Người. Theo tôi, có lẽ một tiếng chính xác hơn cả là Danh Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Không biết bạn nghĩ sao? Chúc Tín được nhiều ơn Chúa Thánh Thần để tiếp tục làm việc tôn vinh Danh Tướng, một Vĩ Nhân của dân tộc. (Nguyễn Đ́nh Phúc, Vancouver, BC Canada).

295. Tôi cung vừa đọc sơ lại phần Pháp Văn lẫn Anh Văn mới thấy Tín được Chúa ban cho một năng lực vượt trội hơn bạn hữu, nhiều người quá! Tôi nghĩ cũng nhờ sự cầu bầu, phù trợ của Anh Hiếu hay đúng hơn là một bậc Sinh Vi Tướng Tử Tôn Thần (hay Vi Thần). Tín đă dịch sang Anh Pháp ngoài những bài viết, một phần nữa là những ư kiến, cảm nghĩ của nhiều người, nhiều tŕnh độ.. nhưng đă phản ảnh rơ rệt, sâu sắc ư tính của người viết. Tôi nhớ đến Nhà Sư Đường Tam Tạng, Ông đă dịch một cuốn kinh Phật từ chữ Hán trở lại tiếng Phạn (thất lạc nguyên bản trên đường mang về Trung Hoa) mà sau này các học giả nghiên cứu đă cho rằng chẳng những sâu sắc nhất mà c̣n có phần tài hoa hơn cả bản chính nữa. (Nguyễn Đ́nh Phúc).

296. Trang nhà của ông coi bộ mạnh tiến. Rất cân xứng! Tôi có xem qua trang nhà Gia Đ́nh 81/BCND, trong đó có nhiều h́nh đẹp của Tướng Đoàn Văn Quảng, tư lệnh LLĐB 8/65-8/69. Có lẽ họ sẽ để ông sử dụng một tấm h́nh nếu ông xin phép. Tuy nhiên không có h́nh Tướng Lam Sơn, hai lần tư lệnh LLĐB, 2-8/64 và 8/69-1/70. Tôi hy vọng các độc giả khác gửi đến ông các tiểu sử khác đăng trong Whos Who của Viet Nam series. Tôi thông cảm với ông về t́nh thế gây cấn chính trị ông có thể gặp phải đối với các bài đăng về tham nhũng. Tôi hy vọng những người khác gửi đến ông những bài ca tụng các vị tướng lănh. Tôi nhận thấy ông chưa cho đăng bài về Tướng Trần Bá Di của báo NY Times. Ngoài Tướng Đỗ Cao Trí từng được báo chí chiếu cố tới, cũng c̣n có những tướng lănh khác như anh ông, Trần Bá Di, Đoàn Văn Quảng và Lam Sơn mà ít ai biết tới. Tôi thấy có thêm nhiều bài viết về tiểu sử cá nhân bằng tiếng Việt. Ngoài ra cũng có thêm nhiều trang nhà trên mạng lưới về các đơn vị QLVNCH. Tiếc là tôi không hiểu tiếng Việt mấy. Xin chúc trang nhà ông những điều tốt đẹp nhất. (Adam C. Sadowski).

297. Xin cám ơn ông đă thu góp vào một nơi một số điện thư tôi gửi ông trước đây về Tướng Hiếu. Tôi vẫn có ư định hoàn tất bài viết tôi đă hứa với ông, nhưng hoàn cảnh đă không cho phép. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng tôi có thể tra tay vào lại bây giờ, và đơn giản trưng ra các sự kiện như lịch sử cho thấy.

Sự đối chiếu với quân sử của Tướng Taylor rất thích hợp, v́ nó cho thấy một vị tướng lănh khác cùng loại nhà văn như Tướng Hiếu, nó cũng cho thấy một nhân vật lịch sử dễ nhận diện (con của Tổng Thống Mỹ và Tướng Zachary Taylor) là người đă đóng góp nhiều một cách rơ rệt cho sự thành công của Tướng Stonewall Jackson, cũng tương tự như kiểu Tướng Hiếu đă trợ giúp Tướng Trí. Tướng Taylor cũng đă viết một cuốn sách về thời kỳ ông và về những kinh nghiệm trong cuộc chiến, với lời thẩm định về chiến thuật và chiến lược, một cuốn sách quan trọng thảo ra bởi tay một người chiến thắng của Trận Winchester mà chắc chắn Tướng Patton đă đọc và nghiền ngẫm.

Tôi cũng t́m thấy một bài viết về cuộc bầy binh bố trận của Mỹ tại Louisiana trước khi Thế Chiến Thư Hai bùng nổ. Điều này xảy ra tại tiểu bang gốc của tôi và ngay tại địa điểm mà Tướng Taylor đă thắng trận lớn trong chiến dịch Red River. Chính tại đây mà Đại Tá Eisenhower đă được nh́n nhận cho việc bổ nhiệm sau này trong chức vụ Tổng Tư Lệnh Đồng Minh và cùng trận chiến trong đó Tướng Patton tham dự.

Tính chất quan trọng của sự kiện lịch sử là nó cho thấy phương thức Quân Đội Mỹ tuyển lựa tướng lănh của ḿnh một cách khách quan, và nếu QLVNCH cũng dùng cùng một tiêu chuẩn như vậy đối với những thành quả của Tướng Hiếu tại Việt Nam, th́ điều đó chắc chắn đă bảo đảm đưa Tướng Hiếu lên chóp đỉnh lănh đạo trong quân lực Việt Nam. Tựu trung lại, một tường tŕnh ngay thẳng của lịch sử sẽ cống hiến một thẩm định vô tư về thế đứng của Tướng Hiếu trong quân sử cận đại. Chính v́ lỹ do này đă khiến tôi bao gồm nội chiến Mỹ trong bài viết của tôi. Thân ái và với niềm tôn kính đối với Tướng Hiếu. (James Miguez).

298. Tôi đồng ư trang nhà ông trải rộng hơn tất cả mọi trang nhà tiếng Việt mà tôi quen thuộc: tỉ như "Tuẫn tiết ngày 30 tháng 4", "các anh hùng QLVNCH". v.v. Trang nhà TQLC hay đặc biệt ở điểm khiến người đọc có cảm tưởng hiện diện ngay tại chiến trường. Nhưng, chẳng có ǵ hỗ trợ đằng sau các hồi kư cả. Tôi mừng đă giúp đỡ ông trong một cách bé mọn. Tôi cũng thỏa chí với sự kiện, các trang nhà khác tham chiếu đến các tiểu sử Whos Who mà ông đă trưng bày ra. Đó là điều mà tôi muốn xảy ra. Các kư ức của các người lính già rất quư, kể cả chính tôi. Nhưng có sự kiện hỗ trợ những kư ức ấy khiến thành lịch sử. Xin khen ngợi ông nắm vức Pháp Văn. Tôi biết đủ tiếng Đại Hàn, Ba Lan và có thể Nhật và Đức để bắt chuyện qua loa. Nhưng tôi không tài nào có thể tự hào là ăn nói lưu loát bất cứ tiếng nào vừa nêu trên cả. (Adam Sadowski).

299. Tôi đă cảm động và kính phục khi đọc tiểu sử anh ông, Tướng N.V.Hiếu trên mạng lưới. Ai cũng biết, chính những người tốt nhất lại ra đi trước tiên, luôn luôn quá sớm. Nhưng, trong trường hợp chính xác này, liên quan đến Tướng Hiếu: một con người thanh liêm, trung tín, nhân ái và đạo đức...một điều hiếm có ngày nay, nói cho cùng, như thế tốt hơn, v́ việc ǵ mà Tướng Hiếu phải đương đầu với cái thế giới của những bọn thô bạo này? Thế đứng của ông là ở một nơi khác, trên cao ... rất cao, tận trên trời xanh. Nói thế rồi, thật là điều đáng tiếc cho gia đ́nh Tướng Hiếu (bao gồm cả chính ông là người đă thực hiện một công tŕnh to tát; anh ông, tôi tin chắc vậy, phải hănh diện về ông). Tướng Hiếu xứng đáng hơn là chung sống với thế giới có quan điểm đối nghịch này, thế giới này, xứ sở này đă không biết nh́n nhận ư chí tuyệt hảo nhất của một trong số con cái ḿnh, Tướng Hiếu chỉ đ̣i hỏi phục vụ họ một cách hữu hiệu và trung kiên. Họ đă ơ hờ đi ngang qua một trong phần tử ưu tú nhất của họ, một trong số con cái tài giỏi nhất và mau mắn phục vụ họ nhất...

Xin Thiếu Tướng hăy vui hưởng trên trời. Tôi xin mạn phép có ư tưởng là gia đ́nh Thiếu Tướng, mặc dù chịu đau khổ, đă lănh nhận và sẽ c̣n tiếp nhận ít ra một mẩu cỏn con của hào quang của Thiếu Tướng. Gia đ́nh Thiếu Tướng, tuy đă mất mát một người thân mến, đă ra đi không một lời từ giă và để lại bao nghi nan, ít nhất được an ủi bởi ư nghĩ là người thân đă rời thế giới này với tâm tưởng là đă hoàn tất bổn phận đối với xứ sở thân yêu. Thưa Thiếu Tướng, đối với tôi, vinh quang của Thiếu Tướng tồn tại vĩnh viễn, trên chiến trường cũng như trên chính trường. Tôi nhận diện nơi Thiếu Tướng một hạng người hiếm thấy ngày nay. Đời sống gương mẫu của Thiếu Tướng tương tự như một thân nhân của tôi mà tôi tôn kính nhất. Tôi rất ước mong hạng người như Thiếu Tướng c̣n có và có măi măi. Xin cám ơn tất cả những ǵ Thiếu Tướng đă làm cho xứ sở, xin cám ơn Thiếu Tướng đă hiện hữu. Tôi chỉ có một nuối tiếc là đă không được may mắn phục vụ dưới trướng Thiếu Tướng. (Một cựu SVSQ Thủ Đức,6/68, Long, Balê)..

300. Tôi có một câu hỏi có tính cách học thức liên quan đến Tướng Hiếu như sau: chúng ta có bằng cớ chính xác cho rằng Tướng Hiếu đứng đàng sau việc điều nghiên của các thành quả chiến sự thâu hoạch bên Cam Bốt không, v.v.? Sự tŕnh bày của các vị tướng lănh khác rất ngắn ngủi, tuy là chiếu tỏ. Có ai gần ngang với tài nghệ về chiến lược lừng danh của Tướng Hiếu không?

Tôi có thể nói rằng ông hiểu thấu các vấn đề này hơn tôi v́ ông cùng ở trong một môi trường với những người tham chiến, v́ ông gần kề bên kư ức và lời chỉ giáo của thân phụ ông, và v́ ông có thể có vô số giai thoại về kư ức và hành động của Tướng Hiếu. Điều chắc chắn là đa số các tướng lănh QLVNCH thối nát, nhưng dù sao chúng ta không có được mấy tài liệu lưu trữ về sự đóng góp thật sự của họ trong một số trận chiến và chiến dịch. Do đó quả thật khó thực hiện được một sự giải thích chính xác về những ǵ thật sự xảy ra tại giới chóp bu quân đội về vấn đề điều nghiên kế hoạch, v.v.

Hồ sơ lưu trữ về các nhân vật lịch sử Âu Mỹ có phần chính xác hơn, v́ có nhiều bản tường tŕnh và kư sự về các trận chiến khả dĩ khỏa lấp các kẽ hở. Tuy tôi đồng ư với lượng định của ông về Tướng Hiếu, mà tôi nghĩ là có phần đúng, điều khó khăn vẫn là có lấy một thẩm định khách quan chính xác về một số chi tiết. Nhưng để có được một sự mô tả lịch sử chính xác, đó là điều cần thiết. Do đó tôi không vội vàng việt bài của tôi ngoại trừ tôi có thể hoàn toàn chắc chắn--mặc dù tôi tin là những điều ông viết về Tướng Hiếu và về Cuộc Chiến Việt Nam trên căn bản là chính xác . (James Miguez).

Phần 1: 001 - 050
Phần 2: 051 - 100
Phần 3: 101 - 150
Phần 4: 151 - 200
Phần 5: 201 - 250
Phần 7: 301 - 350
Phần 8: 351 - 400
Phần 9: 401 - 405
Phần 10: 451 - 500
Phần 11: 501 - 550

Trang Mục Lục