Ý Kiến Bạn Đọc (2)

51. Trang nhà đã gây sự chú ý của tôi ngay, nhưng tôi muốn học hỏi nó thêm trước khi tôi trả lời. Trang nhà được soạn thảo rất hay và trình bày một lối nhìn khác mà chắc chắn ít khi viết đến bao chiến sĩ của QLVNCH đã chiến đấu cách hào hùng. Rất tiếc, vì lời trình thuật tiêu cực của giới truyền thông báo chí, những anh hùng vô danh này không được nhắc đến--chỉ những đơn vị chiến đấu dở là đáng đăng lên mặt báo thời kỳ đó, đó là bản chất của chiến tranh Việt Nam. Một chiến tranh nhân dân, chứ không phải một chiến tranh qui ước, và quân đội thường đánh với một bàn tay để sau lưng vì chính trị, khiến cho dân chúng chán ghét, và cuối cùng không thể thắng được, chứ không phải vì những người hào hùng như anh ông. Thân ái. (Don Rast, Baton Rouge, La. Nam 68-70-72).

52. Tôi không thể tả tôi rúng động đến chừng độ nào khi tôi tìm thấy và đọc trang nhà của ông. Anh ông là một vị tướng vĩ đại và một anh hùng thứ thiệt của nước ông. Ông đáng được khen tặng vì đã sáng tạo công trình này để thu thập tài liệu và bảo tồn công lao danh giá của anh ông đối với nước.

Sự dấn thân và việc làm của những người như Tướng Hiếu đã bị bao phủ che lấp bởi những câu chuyện về những sĩ quan kém can đảm và kém sĩ diện hơn, nhưng tiếc thay lại trở nên những khuôn sáo của giới lãnh đạo của QLVNCH. Những người này không có lấy được mức tiêu chuẩn cao như Tướng Hiếu đã sống, và nhiều người trong họ đã dùng binh nghiệp để mưu lợi riêng và tham nhũng. Một số lại còn hèn nhát nữa. [...] Tôi đóng quân ở bãi đậu Betty, Phan Thiết trọn năm 1968. Chỉ nghe tả thôi, tôi biết tôi mến mộ anh ông. Cám ơn về trang nhà này và hãy tiếp tục công trình tốt đẹp này.
Tôi phân vân không biết ông đã có tính viết một cuốn sách về đời sống anh ông chưa. Tôi nghĩ đó là một chuyện đáng được thuật lại. (George Nunnemacher).

53. Xin cám ơn vì tôi đã được một dịp viếng thăm đầy thích thú vào trang nhà anh ông. Với tư cách một cố vấn Mỹ tại Viêt Nam, tôi đã gặp nhiều người xả thân mình cho nước và cho đồng bào giống như anh ông. Chỉ xem một tấm hình là một chuyện, nhưng được sống giữa đồng bào ông là cả một thích thú cho tôi. Điều đáng tiếc là nước đã ngã gục và nhiều chiến sĩ anh dũng đã đền nợ nước và tự do. Tôi mừng vì ông đã cử hành lễ về cái chết của anh ông trong tinh thần kẻ sống. Không có gì tước mất được cái cao trọng của anh ông và của gia đình ông. Sẽ có ngày lịch sử sửa sai mọi sự. Ta chỉ biết cầu nguyện sao cho ta còn sống đến ngày quang minh đó. (John W. Bill Andrews, Sergeant Major, USA Retired, Mystic, CT).

54. Quân Lực VNCH có nhiều sĩ quan tài ba từ cấp trung đoàn trưởng trở xuống, nhưng từ cấp sư đoàn trở lên nhiều tướng không đủ khả năng chỉ huy. Chỉ huy cấp sư đoàn và quân đoàn cần phải giỏi về tham mưu, tài thao lược bày binh bố trận. Nhiều cấp tướng chỉ biết húc, kém tham mưu (chẳng hạn: HQ Lam Sơn 719, triệt thoái cao nguyên của QĐII). Tôi rất cảm phục tài ba và đức độ của tương Hiếu, người đủ khả năng chỉ huy và tham mưu cấp sư đoàn trở lên. (Phạm Khiết, NJ).

55. Vẫn biết rằng anh anh giúp anh rất nhiều trong việc hoàn thành trang nhà của anh, nhưng thiết nghĩ rằng tài năng của một nhà nghiên cứu, của một bộ óc tổ chức, và đặc biệt của một nhà viết lách, đóng một vai trò trọng yếu cho sự thành công của trang nhà này. Như vậy thì sao không khởi công ngay từ bây giờ soạn thảo một cuốn sách về Tướng Hiếu và để anh anh cộng tác vào sau. Anh đã làm cho ai nấy kinh ngạc với khả năng xây dựng một cảnh vườn đẹp đẽ từ một miếng đất hoang phế, như những hình ảnh trên trang nhà anh cho thấy. Bọn này trông chờ một cái ngạc nhiên kế tiếp đây. (Ẩn Danh, VA).

56. Anh Tín mến. Trâm đã vào Trang Nhà xem rồi. Anh còn giữ được những tài liệu như thế, rất là quý báu! Cảm ơn anh đã cho Trâm những information này. Trâm vào xem và nhớ đến bố mình đã từ trần 28 năm về trước, và ngậm ngùi lắm. Trâm sẽ ủng hộ Trang Nhà anh. "Keep it up", anh nhé! (Bảo Trâm, Ba-Lê).

57. Tôi đã viếng trang nhà ông. Rất ư là lớp lang, xuất hiện rất nhanh chóng, và vận chuyển dễ dàng. Trên hết, là một tôn kính rất tốt đẹp cho anh ông, và rất khéo trong mục đích tôn vinh di ảnh anh ông. (Cheryl Boswel).

58. Website này là một trong những website tôi bookmark để dễ dàng trở lại đọc, vì có khá nhiều tài liệu và sử liệu có giá trị, và cũng đã có lần tôi show website này cho một số SQ/VBĐL của tôi xem, trong đó có một vị Tướng. Nhân tiện đây, nếu Anh là người có thẩm quyền, xin phép cho tôi được tiếp tay phổ biến những tài liệu trên web của quý vị trên web của tôi cũng như gửi đăng lại trên những tạp chí và bán nguyệt san đang phát hành tại Houston mà tôi quen thuộc khá nhiều, để nói lên lòng ngưỡng mộ của riêng cá nhân tôi đối với một vị Tướng Lãnh khả kính của QLVNCH.

[...] Là một SQ tốt nghiệp K16/TVBQGVN, tôi đã chọn và phục vụ đất nước trong binh chủng TQLC liên tiếp 13 năm tại chiến trường, sống cực khổ với anh em binh sĩ, có rất nhiều dịp hành quân khắp 4 VCT, nên thấy được rất nhiều bất công trong quân đội. Do đó, tôi rất khâm phục những SQ/QLVNCH còn giữ được khí phách, sự liêm khiết và lòng cương trực trong khi quyền lực và tài lực nắm trong tay, dễ dàng để thủ lợi cho mình và cho gia đình mình. Xin chia sẻ một vài cảm nghĩ với anh.
[...] Vì website của Anh phong phú quá, trước đây tôi có ý định làm một webpage riêng để phổ biến từng phần, tôi thấy nó sẽ mất đi hết cái phong phú đó. Tôi đã link website của Anh trên web của tôi (www.thwy.net/FreeVN/) để độc giả thưởng thức toàn bộ. Trên front page, tôi link với tựa đề ARVN Heroes. (Trần Văn Hiển, Houston).

59. Đây là lần thứ ba tôi viếng thăm trang nhà của anh, tôi thật tình thích công trình anh đã thực hiện. Và đây cũng là lần đầu tiên tôi tiếp xúc với một người Việt từ năm 1967. Này, tôi nghĩ là tôi có phục vụ với anh anh tại Bồng Sơn năm 1967. Tôi ở Việt Nam từ 4/11/1966 tới 1/11/1967, với Tiểu Đoàn 8 Công Binh, Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Hoa Kỳ. Tôi chắc chắn là có tham dự vào Hành Quân Đại Bàng. Trang Nhà anh chứa đựng bao nhiêu là hứng thú cho tôi và tôi sẽ trở lại viếng thăm nữa, tôi đã chuyển nó tới một số bạn bè Cựu Chiến Binh Việt Nam của tôi. Này, tôi quen thuộc Simpson St., vùng Bronx, thuộc Ty Cảnh Sát 41 (Fort Apache) 20 năm về trước. Tôi rất lấy làm sung sướng thấy nó được phục hồi qua nỗ lực của anh. (Bill Sillery).

60. Tôi rất hài lòng với tiểu sử anh ông và khiến tôi cảm thấy hãnh diện chúng tôi đã làm việc với nhau tại Việt Nam. Hãy duy trì liên lạc với tôi, tôi có mấy người bạn có thể đưa tiểu sử này lên các đài truyền hình của hệ thống truyền thông P.B.S.

[...] Tôi đang xúc tiến công việc với các nhóm Cựu Chiến Binh khắp cùng nước Mỹ. Xin duy trì mối giây liên lạc. (Robert Douglas).

61. Tôi học hỏi được một số điều trong trang nhà này. Tôi đội ơn và xin duy trì mối giây liên lạc. Trang nhà này rất bổ ích đặc biệt cho cá nhân tôi. Nếu ông muốn, xin mời ghé thăm trang nhà của tôi http://homepage.netspaceonline.com/~cu31/index.html. (Herschel Hoy).

62. Này bác, cháu viếng trang nhà bác và cái gì cháu khám phá thật là lạ lùng. Thật là hi hữu trước cảnh bao con nít lứa tuổi cháu không ý thức được tầm mức quan trọng của những kẻ đi trước chúng cháu và những kẻ đã chiến đấu trong cuộc Chiến Việt Nam đã xả thân cho thế hệ ngày nay. Phần đông tụi cháu trong xiêm y với nhãn hiệu thời trang và với những thứ hưởng thụ khác của đời sống Mỹ hiện tại là nhờ vào sự kiện của những kẻ như Tướng Hiếu đã hiến thân mình cho tụi cháu những này trước đây. Ba cháu đã chiến đấu trong Chiến Tranh Việt Nam, ba cháu là dược sĩ tại Phước Long. Một ngày ba cháu kể cháu nghe về tất cả những gì xảy ra trong nước chúng ta khi cháu chưa sinh ra, về danh dự của một vài vị Tướng Lãnh thà tự sát hơn là đầu hàng cộng sản. Đó là điều cháu rất khâm phục. Tiếc thay Tướng Hiếu đã không có dịp chiến đấu cho Nam Việt Nam trước khi cuộc chiến chấm dứt vì bị ám sát, nhưng cháu biết là theo khí tiết và theo những gì bác nói về Tướng Hiếu trong trang nhà này thì Tướng Hiếu có một cá tính tuyệt diệu và chắc sẽ thà tự sát hơn là bị cộng sản bắt. Nhưng thôi, cháu chỉ muốn khen tặng bác về trang nhà tuyệt cú mèo này. Cháu ước gì có nhiều điều tương tợ như có trong nhà này để cháu học hỏi thêm về những kẻ đi trước cháu. Cháu sinh ra tại Mỹ và do đó không biết gì nhiều về lịch sử Việt Nam. Nhưng cháu muốn học hỏi thêm nhiều nữa. Nếu bác biết bất cứ gì về bất cứ một trang nhà nào hay bất cứ gì tương tợ như vậy, xin bác làm ơn gửi cho cháu địa chỉ, cháu rất đội ơn. (Paul KD).

63. Tôi hoan nghênh trang nhà tưởng niệm anh ông, có lẽ có cách khác lấy được tin túc từ CIA/Chính phủ liên quan tới cái chết của anh ông, ta không nên thối chí cho tới khi có được lời giải thích ổn thỏa. Ông có trở về Việt Nam không? Xin cho tôi biết, may ra tôi có thể chỉ vẽ cho ông một con đường khác...(Fred).

64. Với tư cách một Thủy Quân Lục Chiến, và một tiểu đội trưởng, tôi đích thân muốn cám ơn tất cả các chiến sĩ QLVNCH đã cùng làm việc với Quân Đội Hoa Kỳ để giúp bảo trì nền tự do cho Việt Nam. Với tư cách một người chồng và người cha của 3 đứa con, tôi cầu nguyện hằng ngày xin tha tội vì đã sát sinh. Khi lớn lên, chúng ta được chỉ dạy một trong mười điều răn là Con Sẽ Không Sát Hại. Tôi cầu nguyện cho tất cả nam phụ lão ấu đã chết trong xứ sở ông. Đã 30 năm qua rồi từ ngày tôi ở bên đó, nhưng tôi có thể nhớ như tựa ngày hôm qua. Một số vùng tôi còn nhớ là Phú Bài, Tỉnh Quảng Trị, Nam-Pen, Dun-Laul, Ka-suon và lẽ dĩ nhiên Đà-Nẵng. Chúng ta cần cầu nguyện cho bình an trong thế giới ngày hôm nay, hãy nhớ rằng đoàn kết thì sống, chia rẽ là chết.

Đọc về cái chết anh ông: Ông ta thật là một vị anh hùng, bạn ạ, và tôi tin cái chết anh ông không phải là một tai nạn. Chúa Đấng Tạo Hóa nói với chúng ta rằng ai đặt mạng sống mình xuống cho tha nhân sẽ sống vĩnh viễn. Tôi dốc lòng tin điều đó, ông Tín, anh ông đang ở trên thiên đàng với Đấng Tạo Hóa chúng ta. Anh ông sẽ luôn mãi ở trong kinh nguyện của tôi kể từ ngày hôm nay trở về sau,...hãy duy trì mối giây liên lạc, trang nhà thật tuyệt...(Tony TĐ 3/5 Lima, SĐ1 TQLC).

65. Cám ơn rất nhiều về địa chỉ trang nhà ông. Tôi không có lấy một máy điện toán tốt, nên hơi chật vật khi vận chuyển trong mạng lưới. Tôi chưa đọc hết trang. Tôi rất buồn về Anh ông. Tôi là một Cảnh Sát Viên 25 năm công vụ, và theo những gì ông viết, chắc chắn không phải là một tai nạn hay một tự vẫn. Tôi mất cả một Tiểu Đội trên đồi Hamburger, tôi không hiện diện với họ ngày hôm đó, nếu không thì tôi không viết những hàng chữ này. Tôi cũng mất một thằng Em độc nhất trong một tai nạn máy bay trong nước Mỹ này. Ít ra Anh ông chết cho chính nghĩa cao cả, Em tôi chết lãng xẹc. Tiểu Đội tôi chết không cần thiết. (Danny L. Crafton).

66. Tướng Tài của QLVNCH đếm trên đầu ngón tay. Tướng Hiếu là một trong những vị Tướng đó. Hôm nay vô tình đi lạc vào trang của Tướng Hiếu, tôi rất cảm động và bồi hồi cùng phẫn nộ mỗi lần đọc lại những bài viết về cái chết của Tướng Hiếu. Chúng tôi ước mong cái chết của Tướng Hiếu sẽ được sáng tỏ một ngày gần đây. Để cho mọi người cùng biết về tiểu sử và công trạng của Tướng Hiếu, chúng tôi nối trang của Tướng Hiếu với homepage của TĐ79/BĐQ, hy vọng quí anh không phiền. (Thay mặt TĐ79/BĐQ, Huỳnh Văn Châu, www.td79bdq.org).

67. Tôi đã viếng trang nhà truy điệu anh ông. Trang nhà có nhiều tính chất giáo dục. Tôi đã mạn phép nối trang nhà ông vào trang Bảng Mục Lục của tôi (www.geocities.com/Pentagon/Quarters/7648/index.html"). Tôi ít thấy trang nhà khả dĩ giúp tôi học hỏi về QLVNCH. (Linda).

68. Thứ tự thời gian của các bài đăng giúp ích rất nhiếu cho độc giả.

Các bài mới chứa đựng dữ kiện mới hay dữ kiện cũ đước sắp xếp theo một đường hướng mới để tạo một sự hiểu biết các sự kiện cách rõ hơn, giúp đại chúng có được một hình ảnh sáng tỏ hơn về anh Hiếu và một hiểu biết trọn vẹn hơn các sự kiện liên hệ với nhau làm sao.
Càng thâu thập thêm sự kiện xác thực qua thư từ với những người liên hệ với các biến cố, các bài nặng ký thêm về phẩm tính lịch sử. (Trí).

69. Trang nhà ông thật là rất thấm thía. Tôi rời Việt Nam khi còn là một vị thành niên rất trẻ. Chiến công của lính và sĩ quan VN không gì đáng kể đối với tôi theo gì tôi biết khi đọc sách do lính Mỹ viết hay khi nghe điều gia đình tôi kể lại . Trong nhiều năm, tôi cố gắng duy trì một tiêu chuẩn cao trong tư cách một lính dù trong Quân Đội Hoa Kỳ, cao hơn những đồng đội của tôi để có thể xóa bỏ tiếng xấu đối với lính của QLVNCH. Để chứng minh rằng một chiến sĩ VN ngang hàng hay giỏi hơn số đông. Tôi đã học hỏi được nhiều từ tuổi thanh xuân của tôi. Nay tôi biết là có những chiến sĩ danh giá trong hàng ngũ QLVNCH. Tiếc là số còn lại không giống như những anh hùng đó. Tôi lấy làm vinh dự bước theo bóng của Vị Tướng. Của Trần Hưng Đạo. Của Ngô Quyền. Của Lê Lợi, Lê Lai.

Tôi có đề cao Lực Lượng Dù VN và HK tại trang nhà của tôi: www.geocities.com/Yosemite/Gorge/7460. (HT Dang).

70. Cám ơn ông đã mời tôi ghé thăm trang nhà của ông về anh ông. Tôi luôn quan tâm đến các đồng đội cựu chiến binh. Anh ông có vẻ vừa là một chiến sĩ vĩ đại và một con người vĩ đại. Có thể là tôi chạm trán với anh ông hoặc tại căn cứ Mỹ ở Bearcat hay Long Bình? Có phải một thời anh ông hay đeo một con dao Bowis to bên mình? Tôi nhớ có lần thoáng gặp một nhân vật có hình dáng bề ngoài và một vóc dáng oai vệ tương tự trong khi tôi phục vụ tại Việt Nam ( từ tháng 6/1968 tới tháng 6/1969). Một lần nữa xin cám ơn về lời mời , tôi chắc chắn anh ông được tôn vinh bởi việc ông làm. (John Spizzirri).

71. Chúng tôi, các cựu chiến binh cũng muốn biết sự thật của nhiều điều, nhưng chỉ có được những lời giả dối từ phía chính quyền. Lịch sử sẽ nói lên sự thật, luôn luôn như vậy. Xin chia buồn về anh ông. Anh ông hẳn phải là con người TỐT LÀNH nên mới bị chúng giết... Tôi rất thích coi các hình ảnh. (Manuel Alvarez).

72. Chúng tôi đa ghé vào thăm ARVN Hiếu. Tướng Hiếu là một niềm hãnh diện cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà. Chúng tôi sẽ kết nối trang web vào trang của chúng tôi. Chúc ông năm mới đạt nhiều thắng lợi. (Nguyễn Mạnh Cường, Con Ong).

73. Tôi đóng quân tại Đông Nam Á, đặc biệt ở Thái Lan trong thời kỳ "chiến tranh" Việt Nam. Rất sát biên giới Thái, Cam Bốt, Lào. Tôi thương tiếc anh ông đã ra đi. Tôi có hai anh. Dân tộc Việt Nam của ông đã biểu dương sức mạnh và kiên trì và còn tiếp tục như vậy. Lúc 19 tuổi, tôi lớn lên ở Đông Nam Á. Không một ngày nào trôi qua mà tôi không ở đó. Không một ngày trôi qua mà tôi không nhớ thương các bạn hữu tôi đã dâng hiến đời mình cho điều họ tin tưởng vào. Tuy nhiên họ vẫn hiện diện tại đây. Anh ông vẫn hiện diện tại đây. Trong gió thoảng, tiếng nói của họ vẫn gióng lên. Điều chúng ta không bao giờ nên quên là dành thời giờ để lắng nghe. Chúc ông may mắn trên đường tìm kiếm sự thật. Tin hay không tùy ý, sự thật sẽ thắng thế. (Josiah Tyzzer).

74. Tuy tôi thông cảm quyết tâm của ông đi tới tận đáy của biến cố này và phơi bày trước công luận mọi hành vi sát nhân của bất cứ ai liên quan đến cái chết của Vị Tướng, tôi không mấy hy vọng có thể hoàn toàn xác tín về bất luận khám phá nào ông có hay sẽ có. Hai mươi lăm năm chôn cất rất nhiều tội lỗi. Lại nữa sự việc xảy ra lúc Sài Gòn xụp đổ. Tôi thiết nghĩ ông cũng đã có hỏi nhà cầm quyền Việt Nam xem họ có tin tức gì không. Thư từ giữa ông và quân đội Hoa Kỳ rất là cổ điển. Chúc ông may mắn.

TB. các khẩu súng Makarov (và các khẩu Colt .45 tân trang vẫn còn trong bịch plát tích niêm kín hơi) có bày bán ở Úc tại một tiệm súng tôi lai vãng. Tôi được cho biết là các khẩu Colts (và tại nhiều tiệm khác) xuất xứ từ Việt Nam và do các lực lượng Bắc Việt thâu đạt được. Các khẩu súng Nga Sô cũng được bày bán tại Úc. Coi bộ chính quyền không cần dùng tới chúng nữa và được đem ra bán để kiếm ngoại tệ. Chúng có mặt tại Úc vì chúng bị cấm bán bên Mỹ vì còn được coi thuộc quyền sở hữu của Hoa Kỳ và do đó sẽ bịch tịch thu. (Noel Lewis).

75. Trang nhà anh rất là đồ sộ. Anh thật sự đã gói ghém một bịch rất hay ho. Tôi có thể nhận chân mối tình sâu đậm anh dành cho anh anh để mà có thể khiến anh trình bày một cốt truyện hấp dẫn như vậy được. (Dylan Gilbert).

76. Chắc anh tốn rất nhiều thời giờ để phác họa và thực hiện trang nhà này. Tôi có đọc sơ qua trang nhà anh và cảm thấy buồn về cốt truyện. Với tư cách một quân nhân, một chứng nhân, một tù nhân "cải tạo viên" và một nạn nhân trong một trận chiến thất bại, tôi cảm thấy rất buồn cho cái mất mát to lớn của anh. Chúng ta thua trận vì chính quyền tham nhũng, lãnh đạo tồi bại và đồng minh xấu xa chỉ nghĩ tới quyền lợi riêng. Anh và gia đình anh chắc thao thức trong việc đeo đuổi sự thật về cái chết anh anh. Tôi hy vọng một ngày nào đó, với nỗ lực của anh, sự thật sẽ ló dạng và các kẻ tình nghi sẽ bị đưa ra công pháp về tội phạm của chúng để Anh anh có thể an nghỉ. Tướng Nguyễn Văn Hiếu đã ra đi nhưng chiến tích và công việc của ông phải được nói lên, phải được tuyên dương trong quân sử QLVNCH, và phải là di sản của các con cháu. Tôi cầu mong vấn đề này sẽ được giải quyết và sẽ chẳng bao giờ xảy đến nữa. Hầu như tôi cảm thấy Tinh Thần Dũng Cảm và các Hành Vi Anh Hùng của Tướng Hiếu phảng phất trên trần gian này. Nhân dịp Năm Mới, tôi cầu mong anh và gia đình anh có được một đời sống tốt đẹp hơn tại mảnh đất đầy triển vọng này. "Thường bả nhất tâm hành chánh đạo." (Lê Thiên Sĩ).

77. Ông Joe Hertel, chủ tịch Bảo Tàng Viện chiến Tranh Việt Nam, có chuyển cho tôi vi-thư của ông mấy tuần lễ trước, nhưng vì một cơn bệnh và một chuyến đi xa, đến hôm nay tôi mới cập nhật hóa được trang nhà của chúng tôi. Tôi rất thán phục trang nhà của ông, và đã tiếp nối nó qua trang nối liên mạng của Bảo Tàng Viện, đi từ trang chính tại: http://members.aol.com/mraffin/vnmuseum.htm. Tôi xin khen tặng trang nhà tốt đẹp của ông. (Michael J.M. 'Doc' Raffin, Lữ Đoàn 1, SĐ5BB Cơ Khí, Quảng Trị, 24/7/1968-29/3/1969.)

78.Cám ơn ông về cái vi-thư với địa chỉ trang nhà anh ông, một trang nhà quả thật hay ho ... Tôi tò mò tại sao ông lại gửi đến cho tôi? Tôi đâu có quan trọng gì, nhưng gia đình tôi gặp khó khăn trong thời kỳ chiến tranh Việt Nam... Chúng tôi mất những người tốt, một trong số người đó là một tù nhân (Trung Tướng Robinson Risner, KLHK) Tôi chắc ông biết chuyện đó ... Nhưng thôi ... Tôi ước gì chúng ta thắng trận ... nhưng xung khắc trong nội địa và tinh thần lại xuống quá thấp ... Tôi lấy làm tiếc chúng tôi đã không cứu được Việt Nam ... nhưng, một ngày nào đó Việt Nam sẽ trở lại thể chế Dân Chủ hay Cộng Hòa với nhãn quan tư bản trong tương lai, do đó đừng nên thất vọng ... hãy trộn lẫn văn hóa ông với văn hóa chúng tôi, vì một công dân Mỹ gộp chung lấy nhiều văn hóa thành một, hãy MỈM CƯỜI LÊN! (Dewey Charles Mosshart the fourth, chủ tiệm La Moss's Cafe).

79. Sau trận chiến Việt Nam, tôi hoàn toàn mất hết tin tưởng vào tất cả các nhà lãnh đạo quá khứ của chúng ta và ngay cả các nhà lãnh đạo cộng đồng ngày hôm nay. Cốt truyện anh ông như là một gáo nước tươi mát ban mai làm hồi tỉnh giậy lòng tin và tinh thần ái quốc của tôi đối với một nước Việt Nam tự do. Nội kiến và chi tiết thật gãy gọn sắc bén. Sau cùng, tôi hãnh diện có được một người để giơ cho con cái tôi xem như là một vị anh hùng và một mẫu mực đáng noi theo. Đa tạ. (Julian Duy Trần, www.bflat.com).

80. Khen mừng!... Trang nhà ông hội đủ điều kiện để nhận lãnh bảng tưởng thưởng "Critical Mass Award." Trang nhà rất đẹp, thiết kế tốt, hình ảnh tuyệt, và nội dung bổ ích, hay ho, trình bày khéo và dễ tìm tới. Một đóng góp tích cực cho Mạng Lưới. Cám ơn đã giúp Mạng Lưới trở nên một địa điểm hay ho và đáng được lui tới viếng thăm. Tôi thành thật thích thú khi viếng thăm trang nhà này và sẽ trở lại khi thời giờ cho phép. (Bill Darling, http://rio.atlantic.net/~bdarl).

81. Tôi đã đọc gần hết trang nhà của ông, và tôi thấy trang nhà này rất hay ho. Xin ông cho biết ông đã bỏ ra bao nhiêu thì giờ chuẩn bị để có được ngần ấy tài liệu về anh ông? Ông phải thương mến anh ông vô bờ bến để mà có thể thực hiện được việc ông đã làm. Tôi thông cảm quyết tâm đeo đuổi sự thật về cái chết của anh ông và tôi sót sa vô vàn vì không có ai giúp đỡ ông được trong việc làm sáng tỏ bí ẩn nàỵ... Thật là buồn, và tôi cũng vậy liên quan đến bác tôi - Tướng Nguyễn Viết Thanh - một Tướng sạch và đã chết sạch. Một tai nạn trực thăng, cũng như trường hợp Tướng Phan Xuân Soạn, Tướng Đỗ Cao Trí, ông nghĩ sao?... Chiến tranh Việt Nam đã giết mất thời thanh xuân của tôi và của bao giới trẻ khác và bây giờ thì sao? Ông có biết là tụi trẻ Việt Nam gọi tụi tôi là "Ngụy Quân" không? Tại sao vậy. Tại vì chúng tôi đã thua trận và giờ đây là những kẻ sống lưu vong với những kỷ niệm và giấc mơ trả thù. Xin lỗi ông Tín tôi nói như vậy. Mất mát đổ máu quá nhiếu một cách tuyệt đối vô ích! Ông hãy coi xứ sở mình bây giờ ra sao. Chu kỳ lại tái diễn??? Gia đình tôi tản mác khắp nơi, tôi đã mất đi một anh vì đã tìm cách vượt biên năm 1978. Tôi đã mất đi 145 anh em trong các cuộc hành quân Lam Sơn 719 và Quảng Trị. Tôi đã may mắn sống sót đến ngày hôm nay và có thể nói chuyện với ông. Tôi là một "Lucky Guy" thưa ông giáo sư... Vâng, tôi ưa thích trang nhà của ông và ưa thích sự trong trắng của anh ông cố Tướng Hiếu. Tôi nghiêm chào và kính trọng một chiến sĩ và một chiến sĩ thứ thiệt... (Thái Thúc Hoàng Minh).

82. Tôi rất thán phục tiểu sử Tướng Hiếu và lấy làm hãnh diện với gia đình anh. Hiện tôi thuộc Nhóm Nha Kỹ Thuật. Tôi sẽ đọc hết trang nhà anh và sẽ tìm cách thâu lượm tin tức để chuyển tới anh. (Phạm Hoa).

83. Tôi đã thức suốt đêm đọc trang nhà ông, thật là hay ho. Tôi sẽ nói chuyện với ông sau, bây giờ tôi đi ngủ đây. (Ed, ĐĐ5, TĐ25 QLVN, SĐ25, Việt Nam 1966 tới 1970).

84. Tôi rất khâm phục Tướng Hiếu. Tôi qua Mỹ từ hồi bé, và tôi rất quan tâm đến Việt sử---quá khứ cũng như hiện tại. Tôi đã đọc rất nhiều sách về cuộc chiến Việt Nam và về lịch sử quá khứ trên mạng lưới. Khi tôi đọc sách về cuộc chiến Việt Nam, tôi chỉ nghe nói tới Hồ Chí Minh và đội quân của ông. Tôi cũng khâm phục ông. Bất luận ai đánh cho ai, miễn là họ có lòng yêu nước Việt Nam. Cám ơn ông. Tôi đã nối trang nhà ông qua trang nhà tôi: http://underworld.fortunecity.com/sonic/202/world.html. (Anh T. Bùi).

85. Tôi rất vui được đọc về hành động dũng cảm và cao quí của anh ông. Tôi hiện là một khóa sinh của Trường Võ Bị Hoa Kỳ và tài liệu về tài lãnh đạo của anh ông tối hệ trọng đối với tôi. Đã nhiều năm, tôi rất quan tâm đến cuộc chiến Việt Nam và tôi rất hiếm hoi tìm thấy chỉ một thoáng khen ngợi một tướng lãnh Việt Nam. Hình như tài liệu về những vĩ nhân của miền Nam tựa như đã bị chôn vùi trong lịch sử. Tôi mừng mà biết rằng những người như anh ông đã khiến sự hy sinh của các con cái Mỹ đã không uổng phí. Tôi không khỏi cảm thấy ngậm ngùi khi đọc về Tướng Hiếu. Tôi tiếc là Việt Nam đã thua mất và tôi càng bối rối khi chính quyền từ chối không chịu học hỏi những bài học của cuộc chiến lâu dài và cay chua này. Cám ơn ông về những tài liệu quan trọng này. Nếu có ai khác chịu nghe, tôi chắc chắn sẽ giới thiệu họ trang nhà này. (CDT Travis Cole, CO. H-1, USCC).

86. Này ông Tín, trang nhà này đáng nên đọc. Anh ông quả thật có một đời binh nghiệp huy hoàng trong QLVNCH. Trong thời gian tôi phục vụ tại Việt Nam với Quân Lực Úc, tôi sống với 2/52 hay 53 QLVNCH tại Trảng Bom và tôi sát cánh với họ trong trận Tết 1968. Chúng tôi chiến đấu cạnh các Cố Vấn Mỹ. Đại Úy Probart và Trung Sĩ Nance. Probart tử trận tháng 6/7.

Tôi cảm thấy sót thương ông về thái độ của CIA và đồng bọn. Cuộc chiến Việt Nam là một cuộc chiến nhơ nhuốc, quái dị, và những tổn thất vẫn còn day dưa cho đến ngày nay. Tôi đã thay đổi rất nhiều sau vụ Việt Nam. Tôi cảm thấy thương cho các gia đình đã nằm giữa lửa đạn và khi tôi nhìn một số hình ảnh của anh ông, nhiều kỷ niệm trở lại với tôi. Ông phải nâng niu các hình ảnh của anh ông, của vợ và con cái anh ông, các cô gái mỹ miều và nâng niu các thành quả và kinh nghiệm của anh ông.[...} Hãy tiếp tục tìm kiếm, hãy tiếp tục làm phiền FOI và CIA, hãy viết thư cho Tổng Thống, hối thúc dân biểu địa phương, hãy kiên trì tranh đấu. (Nick Quigley).

87. Cám ơn ông đã mời tôi viếng thăm trang nhà về anh ông, rất là khéo và đẹp. Tôi buồn anh ông đã bị thảm sát. Tôi đã để lại tuổi thanh xuân và trái tim tôi tại Việt Nam! Nó vẫn còn ám ảnh tôi tới ngày nay, cái đẹp lẫn cái tởm. Đó là một cuộc chiến "hũ hóa" trong đó không ai nắm phần thắng!... Tôi rất hối tiếc... (Pete, 25th div-1968).

88. Chắc giờ này ông đã trở nên Công Dân Mỹ, tôi thiết nghĩ. Và nếu đúng như vậy, ông có những người đại diện ông đã bầu lên để đại diện cho ông tại Hoa Thịnh Đốn. Ông cần nên biết một điều, lá phiếu ông nặng ký trong xã hội. Ông nên tiếp xúc với thượng nghị sĩ và/hay dân biểu liên quan đến bất cứ câu hỏi nào ông có về vụ ám sát anh ông. Tôi không nói là làm vậy sẽ đem lại kết quả tốt gì, nhưng tôi chắc chắn một điều là nó không có hại gì. Và, nếu có ai có thể ép buộc luật tự do thông tri, thì đó chính là vị đại diện của anh. Mặt khác, nếu ông đã trở nên công dân của xứ này, một số luật lệ sẽ không liên quan đến ông, đặc biệt nếu đụng chạm đến an ninh quốc gia. Vợ tôi gốc Sài Gòn (Chợ Lớn) và tôi là một Cựu Chiến Binh Việt Nam 13 năm, và Cựu Chiến Binh Quân Đội Hoa Ky 38 năm...Có một điều tôi biết rõ về sự phức tạp trong QLHK...họ không "che đậy" sự việc như ông có thể nghĩ. Họ không loan báo tin tức ra cách dễ dãi, nhưng đó là chuyện khác. Đôi khi họ không đưa ra tin tức xác thực vì những lý do khác, nhưng ở đâu đó nằm sự thật về cái chết của anh ông nếu QLHK có dính líu vào cách này hay cách khác, ông chỉ cần kiên trì đào xới.[...] Chúc ông may mắn và xin Chúa phù hộ ông cho tới khi chúng ta gặp nhau! (James D. Prior 1).

89. Cám ơn đã cho phép vào thăm Homepage của Tướng Hiếu. Tôi có ở 3rd Corps vào năm 65, khi ông Thuần có ở đó. Đáng thương cho ông và cũng đáng buồn cho quê hương mình vào những giai đoạn lịch sử này. Dù mình có chết đi thì những kẻ thù của lịch sử vẫn tồn tại. Tạm biệt nhé và cám ơn một lần nữa. (Phạm Dinh).

90. Cám ơn ông đã mời tôi vào viếng trang nhà dành cho anh ông. Anh ông coi bộ là một con người tốt, đáng kính và nước ông mấy đi một nhà ái quốc khi anh ông bị ám sát. Tôi không có nhiều thì giờ đọc những tài liệu chứa đựng trong trang nhà, nhưng tôi dự định sẽ đọc hết trong tương lai. Chúc ông may mắn. (Vic McPhee, Cựu Chiến Binh Việt Nam QLHK).

91. Một trang nhà Tuyên Dương rất đúng điệu, đồng thời rất bổ ích và bám sát sự kiện rất kỹ. Tôi chưa đọc hết trang nhưng đã đánh dấu lấy nó và có ý định chia sẻ với các Cựu chiến binh khác. Khi làm như vậy nếu có ai phản ứng tiêu cực, xin chuyển qua cho tôi biết, vì tôi chủ trương hợp tác và thông cảm. Tôi chắc là địa chỉ vi thư của tôi (remfcommand@in-tch.com) nói lên điều đó.

T.B. Tôi mong ông thông cảm cho tính chất ngắn ngủi của nội dung điện thư trước. Tôi đang bận rộn với nhiều vấn đề liên quan đến Cựu chiến binh và Vô gia cư ở Montana và muốn ít nhất tỏ ra phải phép với những ai liên lạc với mình bằng cách đáp thư ngay. Tôi sẽ dành thì giờ để đọc trọn vẹn trang nhà của ông. Tôi có thể nói ngay với ông bây giờ là tôi tuyệt đối chân thật khi khẳng định - tôi rất thán phục - Tôi đã nói chuyện với hai chiến sĩ Cựu chiến binh khác và họ đồng ý với những lời khẳng định trong trang nhà của ông và cảm thấy công lao đặt để trong đó và về tụi "chó đẻ" liên hệ, để được Hiệp Hội Truy Điệu của Phụ Nữ nhìn nhận. Có lẽ một ngày nào đó ở nước Mỹ này, chúng ta sẽ nhìn nhận tất cả những ai đã hiến đời mình cho quần chúng. (Rich Salyer).

92. Tôi chưa có thì giờ tiêu hóa hết những trang ông mời tôi vào xem, nhưng những gì tôi đã có thì giờ xem rất gây sự chú ý của tôi. Tôi xin cám ơn ông đã liệt tôi vào danh sách bạn đọc của ông. Tôi đoán ông đã lấy tên tôi tại một trang nhà quân sự nào đó, chẳng hạn như achtung panzer, nhưng tôi đội ơn ông vì tôi rất say mê với mọi khía cạnh của Việt Nam kể cả thời kỳ tiền bảo hộ cũng như các cuộc chiến sau này.

Ông trình bày một quan điểm rất hay ho, các người Mỹ rất ưa thích quy lỗi các thất bại quân sự của họ cho sự bất tài của QLVNCH (và như vậy đồng loã với QLBV). Tôi luôn nghĩ rằng như vậy là không công bằng và tin tưởng rằng các chiến công của lực lượng QLVNCH trong các trận chiến năm 1972 cho thấy nước Việt Nam có khả năng, bất chấp tình trạng tham nhũng trầm trọng và thái độ lơ là trên bình diện chính trị và quân sự cao cấp.
Gốc gác của cá nhân tôi như sau: ba tôi là một phần tử của một đơn vị Anh ưu tú với danh xưng S.A.S. Đơn vị này được huấn luyện về chiến tranh rừng rú (khác các đơn vị Mỹ tương đương). Đơn vị của ba tôi từng tham dự cách thành công vào các cuộc hành quân chống phiến loạn tại Mã Lai, Ô-Man và Bắc Ái Nhĩ Lan...
Phần tôi thì vốn là một sinh viên của Đại Học Hoàng Gia về Quân Sử, Luân Đôn. Tôi xin tiếp xúc lại với ông sau khi đọc trọn vẹn tài liệu về anh ông. (Iain Houston).

93. Tôi đã viếng thăm địa danh ông, nhờ điện thư tôi nhận được từ Doc Stewart liệt kê các địa danh Cựu Chiến Binh. Trang Nhà Thật Tuyệt!! Xin giới thiệu trang nhà của ông xã tôi. Ảnh là Cựu Chiến Binh Việt Nam, lớp năm 67-68. Xin mời coi Trang Nhà của Xạ Thủ Jim, thuộc Binh Chủng Dù: http://www.geocities.com/Pentagon/2501/Gunner.htm. Cũng xin giới thiệu trang nhà Point Man, do tôi thiết kế. Địa chỉ là: http://pointmanintl.org. (Cat Jimerson).

94. Tôi đã viếng thăm trang nhà tôn vinh anh ông, Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Thật là một trang thật tuyệt tuyên dương một chiến sĩ anh dũng và biết bao chiến sĩ Việt Nam anh dũng khác cũng như những thường dân đã chiến đấu chống Cộng Sản độc tài. Xin giới thiệu một bài báo tôi viết cho Trung Tâm Bộ Quốc Phòng, Không Lực Hoa Kỳ "ADA Magazine Online" mùa Đông vừa qua, về kinh nghiệm của tôi với tư cách một Thiếu Úy non nớt tại Khe Sanh, vùng phi quân sự, đầu năm 1968. Địa chỉ là: http://147.71.210.21/winter98/khesahn1.htm. (Bruce Geiger).

95. Cám ơn về trang nhà này. Tôi xin nghiêm chào các Chiến Hữu Anh Dũng QLVNCH, (LRSMVC, Sergeant Major QLHK, Aug 67-Aug 68 RVN).

96. Tôi vừa đọc xong các trang vinh danh anh ông. Ông phải nên lấy làm hãnh diện về anh ông. Tôi mong ông sẽ không bỏ cuộc tìm kiếm sự thật về cái chết anh ông. Chuyện của anh ông phải được chiếu lên tivi vào một trong những show tin tức (tỉ như 20/20). Tôi quan tâm đến các trang nhà Việt Nam trên mạng lưới để tìm kiếm tin tức về thân phụ tôi. Tôi rất mừng đã viếng thăm trang nhà ông. Này ông, ông có vườn hoa đẹp quá chừng! Công phu lắm đấy chứ phải không. Cám ơn ông rất nhiều. (Kirsten Hatcher).

97. Cám ơn ông đã mời tôi viếng thăm trang nhà tôn vinh anh ông và gia đình. Tôi thuộc đơn vị lính khuyển với Không Lực tại Vịnh Cam Ranh năm 1970 tới 1971. Tôi sẽ luôn mãi nhớ thương dân tộc Việt Nam đã cố gắng giúp cho một thằng con nít 19 tuổi sống tha hương được cảm thấy sống ở nhà. Xin Chúa chúc phúc ông. (Steve Janks).

98. Tôi là một cựu chiến binh Việt Nam chiến đấu, với tư cách một Xạ Thủ Trực Thăng TQLC, phi đoàn HMM-262, Phú Bài và Núi Đá Thạch, VNCH, 1/1970-1/1971. Tôi nhận được vi thư của ông hôm qua, và dùng phần lớn thì giờ của cả buổi sáng để thăm viếng trang nhà dành cho anh ông, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Cám ơn ông đã mời tôi viếng thăm trang nhà này, và cảm nghiệm tôi có được khi đọc trang nhà này.

Tôi là một TQLCHK quân dịch khi tôi phục vụ tại Việt Nam. Tôi tình nguyện thi hành nghĩa vụ tại Việt Nam và bay 413 phi xuất với tư cách một xạ thủ trên các trực thăng CH-46 của phi đoàn tôi. Phần lớn các phi vụ này liên quan đến tải thương cho các chiến sĩ TQLCHK và QLVNCH cũng như thả và rút quân lính yểm trợ cho các cuộc hành quân chiến đấu trận địa tại Quân Khu I của Nam Việt Nam.
Tôi tới Việt Nam để trợ giúp một nước đồng minh bảo vệ chống họa cộng sản do sự xâm lấn của QLBV và VC. Nói tóm lại, tôi tới để giúp bảo vệ quyền tự hữu của một nước tự do và độc lập. Tôi rời Nam Việt Nam năm 1971 nghĩ rằng nước Mỹ bỏ rơi Nam Việt Nam, đồng minh của mình; và, thắng lợi duy nhất tôi thực hiện được tại Nam Việt Nam là cứu vớt càng nhiều sinh mạng càng tốt mà tôi có thể làm được đang khi thi hành nhiệm vụ của mình trong cuộc chiến này. Tôi rời bỏ Nam Việt Nam tin rằng cuộc chiến đấu để bảo trì nền tự do của nước ông không đem được kết quả chỉ vì sự bất tài và tham nhũng chung của giới lãnh đạo dân sự, quân sự và chính quyền của nước ông.
Nên ý thức rằng với tư cách một xạ thủ trực thăng TQLC, tôi đã di tản hàng hà sa số những TQLC bị thương cũng như đã chết tại các bãi đáp, các trại và căn cứ xa xôi, những kẻ bị thương và chết khi TÁI CHIŠM địa thế đã được trao lại cách an toàn cho các đơn vị và sĩ quan QLVNCH. Tiến trình của cuộc chiến dưới nhãn quan của TQLC này là: 1) TQLC chết để bảo toàn một vị trí, làng mạc hay căn cứ, 2) TQLC trao lại vị trị an toàn cho QLVNCH, 3) Thêm TQLC chết để TÁI CHIŠM cũng chính những vị trí đó nay đã mất đi bởi QLVNCH bị QLBV và VC đánh bại .
Tôi không thể nói thay cho cấp sĩ quan chỉ huy và các phi công của tôi. Ít khi họ bàn chuyện gì với những lính quân dịch như tôi. Tuy nhiên, tôi có thể nói với ông là những TQLC quân dịch này khi rời Việt Nam dều cảm thấy mình trợ đỡ cho một đồng minh trong khi nhà họ ngổn ngang, và với một quân lực bất tài, thiếu dấn thân và anh dũng khả dĩ thành công trong một cuộc chiến trong đó người ta đòi hỏi chúng tôi phải hy sinh, đổ máu và chết.
Trang nhà dành cho anh ông một mặt xác nhận quan điểm này. Mặt khác, nó cũng hiến cho tôi một cái nhìn mới mẻ rằng cũng ít nhất có một Tướng Lãnh thuộc QLVNCH có can đảm, tài ba và dấn thân để giữ nước mình tự do, và thi hành trọng trách theo hết khả năng của mình, một cách hiển nhiên, tới mức độ tuyệt hảo và bao quát.
Ông phải lấy làm hãnh diện với tính chất thành thật và thẳng thắn trong lối trình bày về đời sống và phục vụ tổ quốc của anh ông. Di sản dưới tư cách một trong những Tướng Lãnh và nhà ái quốc vĩ đại của Nam Việt Nam sẽ quả thực được mãi mãi tồn tại dưới dạng kể lại câu chuyện tại trang nhà Tướng QLVNCH Nguyễn Văn Hiếu này. (W. Dale DeBord, http://www.calweb.com/~ddebord).

99. Tôi thật sự cảm động khi đọc những bài viết về Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Mặc dù ông không phải là vị chỉ huy trực tiếp của tôi nhưng tôi vẫn biết tiếng ông là người thanh liêm, đạo đức, tư cách và có khả năng quân sự cao khi tôi còn đang phục vụ trong quân đội. Tôi cũng đã từng thầm cảm mến và ngưỡng mộ ông, một trong những con người phục vụ tổ quốc và đồng bào vô vụ lợi với tất cả tài năng, con tim, khối óc và sức lực của mình. Rất tiếc những con người hiếm hoi như vậy lại sống rất cô đơn giữa một thế giới mênh mông vì khó tìm được "tri kỷ", họ phải đương đầu với khó khăn vì không những phải đấu tranh với thù mà còn phải đấu tranh sống còn với "bạn" - những người cùng chung một chiến tuyến. Rất tiếc cho một người có lòng như Tướng Hiếu bị chết trong tức tưởi và uẩn khúc.

"Hồng nhan tự cổ như danh tướng,
Bất hứa nhân gian kiến bạc đầu."
Đó là số phận của một đời tài hoa.
Mặc dù đã hơn 20 năm trôi qua, dĩ vãng của một thời quân đội kiêu hùng và đau thương tưởng đã ngủ yên theo thời gian, nay qua những dòng tưởng niệm về Tướng Hiếu đã bừng sống dậy trong tôi, khiến tôi nhiều đêm thao thức. Quá khứ hiện về lần lượt trong tâm trí như một cuốn phim liên tục ngập tràn những kỷ niệm êm đềm, hạnh phúc, đau thương, tủi nhục khi còn là một quân nhân tại ngũ cho đến khi bị buộc làm thằng tàn binh bại trận, bị cưỡng bức tiêu phí hết sức khỏe và tuổi thanh xuân tươi đẹp trong những trại tù cải tạo...
Với tư cách là một cựu quân nhân và đã từng chiến đấu dưới một màu cờ tổ quốc Việt Nam tự do cùng với Tướng Hiếu, dù đã muộn màng, tôi cũng xin thắp lên một nén hương lòng để tưởng niệm cố Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, cầu nguyện cho hương linh ông thanh thản siêu thoát. Tôi cũng xin thành thật chia buồn với thân phụ của Tướng Hiếu - cụ Nguyễn Văn Hướng - người bạn tù rất khí khái của tôi qua các trại tù 15NV, 16NV và Z.30D, và ông Nguyễn Văn Tín cùng gia đình của Tướng Hiếu. (Võ, Bronx, người số 3 Bến Bạch Đằng).

100. Cám ơn ông đã đưa tôi tới trang nhà của ông. Tôi đã xem và đọc về Tướng Hiếu. Trang nhà được thiết kế rất đẹp, đồng thời rất trọn vẹn. Tôi đồng quan điểm với một số lời bàn phát biểu trong phần Ý Kiến Bạn Đọc. Có lẽ nếu có thêm nhiều Tướng Lãnh cả ĐÔI BÊN như Tướng Hiếu, cục diện cuộc chiến có thể đi theo chiều hướng khác. (Dan Bayes, cựu Sư Đoàn 101 Dù, 1969-70 QLVNCH).

Phần 1: 011 - 050.
Phần 3: 101 - 150.
Phần 4: 151 - 200.
Phần 5: 201 - 250.
Phần 6: 251 - 300.
Phần 7: 301 - 350
Phần 8: 351 - 400
Phần 9: 401 - 405
Phần 10: 451 - 500
Phần 11: 501 - 550

Trang Mục Lục