Chiến Lược- Chiến Thuật 11

Hệ Luỵ Cái Chết của Cố  Đại Tướng Đỗ Cao Trí

Tham Chiếu:
  http://www.aihuubienhoa.com/p120a5605/tuong-do-cao-tri-nguoi-chet-chua-yen


I. Dẫn Nhập

Xin mời quư độc giả nhận diện một ít gia thế 
và một số chiến công hiễn hách  của Tướng Đỗ Cao Trí:

http://hoiaihuubienhoa.org/Newsletter/Original%20Word%20Doc/Web%20DS%202010/DS%202010-Tap%203.htm


http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%97_Cao_Tr%C3%AD


https://www.youtube.com/watch?v=WFIRxFpWzBc

http://nhaydu.com/index_83hg_files/main_files/Tuong/TS-DoCaoTri.htm



Buồn thay, giấc mộng anh hùng không thành v́ vận nước không may cho nền VNCH nói chung:

http://www.aihuubienhoa.com



Nói riêng, cái chết của Trung Tướng Đỗ Cao Trí là một bất hạnh cho Hành Quân Toàn Thắng, trong đó có Chiến đoàn 8.

http://www.generalhieu.com/dctri_chet-u.htm

II. Cái "Dũng" của Tướng Hiếu và Tướng Trí

Cái Dũng của Tướng Trí  và Tướng Hiếu có điểm tương đồng và dị biệt. Tương đồng là cả hai cùng thích ở thế công để chủ động chiến trường. Hành quân vượt biên Toàn Thắng và Hành quân Đại Bàng 800 là thí dụ sự tương đồng. Nhị vị lại có tài năng sử dụng nhị thức bộ binh- thiết giáp trong thế công. Ngoài ra, nhị vị rất đặt nặng vấn đề t́nh báo trong thế công. Đúng với binh thư cổ điển, 'biết người biết ta trăm trận trăm thắng'.

Cái 'Dũng' của Tướng Trí biểu tượng một sắc khí hào hùng bên ngoài  như một Hạng Vơ, nhưng bên trong có nhiều mưu lược của một chiến thuật và chiến lược gia, có đủ sức khích động quân sĩ và  làm kẻ địch phải kinh sợ.

Kể từ tháng 3-1970, Ông đưa chiến tranh ra khỏi lănh thổ Vùng 3 Chiến Thuật. Ngay sau đó, Ông mở cuộc "Hành Quân Toàn Thắng 42", phối hợp với Lực Lượng II Dă Chiến Hoa Kỳ, lần lượt bứng tận gốc các căn cứ của Quân Cộng Bắc Việt dọc theo bên kia biên giới Việt-Campuchia ở khu Mỏ Vẹt và Lưỡi Câu, đồng thời đẩy Cục "R" và các Sư Đoàn Cộng Sản Bắc Việt lên tận Đông Bắc Campuchia ở Dambe và Chlong.

Thừa thắng xông lên, ngày 18/2/1971, Ông trực thăng vận Chiến Đoàn 5 Biệt Động Quân cùng Ông xuống Chlong, đồng thời điều động LLXKQĐIII và Chiến Đoàn 333 Biệt Động Quân tấn công, chiếm và càn quét Dambe, buộc quân địch phải co về thế thủ.

Trong khi tin tức chiến thắng lớn lao của QLVNCH bay về Sài G̣n tới tấp Tướng Đỗ Cao Trí được ca ngợi như vị anh hùng của Quốc Gia, ông làm việc không mệt mỏi, kế hoạch hành quân được chuẩn bị rất kỹ càng, kín đáo, ( phóng đồ hành quân do chính ông vẻ và mang tay đến tận tay các đơn vị trưởng trong vùng hành quân ) và linh động, cùng sự có mặt thường xuyên ở chiến trường khích động ḷng quân là những yếu tố đem lại chiến thắng cho đơn vị thuộc quyền của ông. Tướng Trí đă dùng chiến thuật "Diều hâu" và "Nhị thức bộ binh thiết giáp" một cách thần kỳ nên đă gặt hái kết quả không thể ngờ được. Không ai can đảm và xông xáo như vị Tướng ba sao này, mặc đồ rằn ri, đội mũ lưỡi trai, tay cầm cây gậy chỉ huy, nhảy theo toán quân đổ trực thăng đầu tiên; hoặc đứng trên pháo tháp xe tăng hô to: "Xung phong! Tiến nhanh lên các em!"

Trước ngày thực sự đổ quân qua Campuchia, có lần khi đang tới thị sát BCH Lữ Đoàn 1 Nhảy Dù, Tướng Trí nghe báo cáo lính Miên đang "Cáp Duồn" chặt đầu thả trôi sông đồng bào Việt Nam ở vùng đồn điền Michelin bên kia biên giới. Ông vội điều động một Tiểu Đoàn Nhảy Dù cấp tốc đổ bộ bằng trực thăng Việt Nam (v́ trực thăng Mỹ chưa có lệnh Tổng Thống Nixon nên không dám vượt biên) xuống sân banh trong đồn điền cao su. Khi hai đại đội vừa xuống th́ chiếc trực thăng của ông cũng đáp xuống theo, ông lấy tay cầm "Can" chỉ về phía trước hô xung phong. Khiến vị Thiếu Tá Tiểu Đoàn Phó giật ḿnh vội báo cáo về xin đổ quân xuống bảo vệ an toàn cho ông. Tướng Dư Quốc Đống, Tư Lệnh Sư Đoàn Nhảy Dù cũng cấp tốc bay đến hiện trường. Binh sĩ thấy hai vị Tướng cùng có mặt tại trận địa, nên ai nấy đều hăng hái xung phong đánh đuổi giặc ác ôn và giải thoát hằng ngàn đồng bào chở về bên nây biên giới (sau này dân chúng địa phương đă tạc tượng Tướng Trí tế sống ơn cứu mạng).

            Nhưng mục tiêu cuối cùng và quan trọng nhất của Ông là phá nát căn cứ địa Kratié, căn cứ chiến lược chủ yếu của Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam. Ông nói nếu ta chiếm Kratié, chúng ta sẽ cắt đứt con đường tiếp vận huyết mạch chính từ Miền Bắc xuống tận vùng đồng bằng sông Cửu Long. Ông dự định sử dụng Sư Đoàn Nhảy Dù trực thăng vận xuống Kratié, đồng thời LLXKQĐIII sẽ tấn công từ Chlong lên phía Bắc giao tiếp với SĐND ở Kratié. Liên Đoàn 30 Công Binh được lệnh của Ông đă đưa đơn vị cầu cống vào Dambe chuẩn bị bắt cầu ở Chlong yểm trợ LLXKQĐIII vượt sông.

            Trong buổi lễ xuất quân đánh sang Campuchia của LĐ3KB tháng 1-1971, Tướng Trí tuyên bố là Ông sẽ sống và chết với ba quân trên chiến trường. Ông đă giữ đúng lời hứa. Ông đă cống hiến trọn vẹn cuộc đời ḿnh cho Quân Đội và Tổ Quốc.

Ngày 20-2-1971 Ông lắc đầu, có vẻ buồn rầu lo lắng v́ Sư Đoàn Nhảy Dù đă được Bộ Tổng Tham Mưu điều động ra Đông Hà (tham dự cuộc Hành Quân Lam Sơn 719 ở Hạ Lào), làm đảo lộn kế hoạch hành quân của Ông. Mặc dù vậy, Ông không bỏ ư định đánh Kratié. Ông ra lệnh cho BTL Quân Đoàn sắp xếp và điều động 1 trong 3 Sư Đoàn của Quân Đoàn III để thay thế Sư Đoàn Nhảy Dù trong giai đoạn tấn công tới này.


http://nhaydu.com/index_83hg_files/main_files/Tuong/TS-DoCaoTri.htm


https://nguyentin.tripod.com/trithanh-2-u.htm

https://www.youtube.com/watch?v=WFIRxFpWzBc

Ngoài ra, Tướng Trí đă phối hợp cả thế thủ lẫn thế công trong cuộc Hành quân Toàn Thắng vượt biên, chứng minh tài ba chiến thuật dụng binh của Tướng Trí.

Chiến lược của cuộc hành quân là tiêu diệt toàn bộ ba Công trường VC, gồm Công trường 5, 7 và 9 để giải toả áp lực địch tại vùng biên giới Việt-Miên, bằng cách đánh thẳng lên Kratié
sau khi đă tiêu diệt ba Công trường trên. 

Chiến thuật tiêu diệt ba Công trường  là "Điệu Hổ Ly Sơn"; Chiến đoàn 8 là thế nghi binh câu mồi.

http://www.generalhieu.com/snoulthuong-u.htm

http://www.generalhieu.com/xnun-u.htm

Tướng Nguyễn Văn Hiếu đă biểu dương một nét đặc trưng của chiến thuật nghi binh và rút quân thần tốc trong trận đánh Snoul, để đương đầu trực tiếp với hai Công trường 5 và 7 CSVN. Lui quân là thế đánh khó khăn hơn thế công và thế thủ

Cái 'Dũng' của Tướng Hiếu được biểu lộ, một chân dung vừa  nghiêm chỉnh vừa hiền hoà vừa trí thức, có đủ sức vừa gây cảm mến vừa tạo niềm tin và kính trọng từ thuộc cấp và thượng cấp.

Tiếp đến khi tôi có dịp lục lạo những tài liệu do các Cố Vấn Mỹ lưu giữ về Tướng Hiếu th́ những ánh hào quang DŨNG MĂNH của Tướng Hiếu làm cho tôi lóa cả mắt.

Tài liệu duy nhất tôi t́m được liên quan tới thời kỳ anh tôi làm Tư Lệnh Sư Đoàn 22 là bản tường tŕnh lượng giá các đơn vị thuộc Quân Đoàn II do Ban Cố Vấn Mỹ/Quân Đoàn II thực hiện cho tam cá nguyệt thứ nhất của năm 1969 (22nd Division - 1st Quarter 1969 Assessment). Ban Cố Vấn Mỹ viết: "Số lượng giờ Sư Đoàn 22 dùng vào hành quân tác chiến cao hơn hết so với bất cứ Sư Đoàn nào trong nước [...] Số lượng đụng độ địch theo đơn vị tiểu đoàn của Sư Đoàn 22 cao nhất trong Quân Đoàn II, và số lượng địch bị giết tại mặt trận tăng gần gấp ba so với tam cá nguyệt trước".

Trận chiến do anh tôi chỉ huy với tư cách Tư Lệnh Sư Đoàn 22 mà lần đầu tiên tôi t́m đọc được là cuộc hành quân Đại Bàng 800 do Đại Tá Trịnh Tiếu kể lại trong bài Cố Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu - Chân Dung của một Tướng Tài Đức Vẹn Toàn hé mở cho tôi thấy cái DŨNG của anh ḿnh. Trong trận này, Tướng Hiếu đă đánh tan tành một trung đoàn của Sư Đoàn 3 Sao Vàng Bắc Việt, trong khi Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ với trực thăng vơ trang hùng hậu lùng địch không ra ṛng ră trong suốt 3 ngày trước đó.

https://nguyentin.tripod.com/Dungtuong-u.htm

*

Cách đây vài ngày, tên du kích đă báo cho tôi biết có nhiều đơn vị của Sư đoàn 3 Sao vàng trú quân tại ranh giới giữa quận Phù Mỹ và Hoài Ân. Đối chiếu với các tin tức trước đây tên du kích báo, tôi thấy có thể tin được. Tôi tŕnh bày với Thiếu Tướng Hiếu và Tướng Hoa kỳ là một vài trung đoàn của Sư đoàn 3 Sao vàng đang ém quân tại vùng hành quân nói trên.

Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ nói: "Hôm nay tôi đă cho một đại đội Ranger trực thăng vận vào khu vực đó để t́m địch mà diệt, nhưng không thấy đụng độ. Tôi biết làm như vậy là sai, v́ đó là vùng hành quân của Sư đoàn 22BB, nhưng v́ nóng ḷng tiêu diệt địch mà phải làm như thế." Ông hỏi tôi: "Thiếu Tá (khi đó tôi là Thiếu Tá Trưởng Pḥng 2 Sư Đoàn 22) tin chắc có địch trong mục tiêu hành quân đó không?" Tôi trả lời: "Thưa Thiếu Tướng, Cộng sản rất tránh né đụng độ với quân đội Hoa kỳ v́ chúng sợ hỏa lực của các ông. Tôi tin Sư đoàn 22BB sẽ đụng độ Sư đoàn 3 Sao vàng tại mục tiêu này." Thiếu Tướng Hiếu nhă nhặn nói với Tướng Hoa kỳ: "Theo kế hoạch đă thảo luận giữa ba sư đoàn Việt Nam, Hoa Kỳ, Đại Hàn, Sư đoàn chúng tôi sẽ vào vùng hành quân ngày mai, không nên thay đổi kế hoạch quá sớm."

Dựa theo tin tức của Pḥng 2, Thiếu Tướng Hiếu chỉ thị cho Trung Tá Bùi Trạch Dzần, Trung Đoàn Trưởng của Trung Đoàn 41 chỉ xử dụng 2 tiểu đoàn bộ binh và Bộ Chỉ huy Trung Đoàn vào vùng hành quân thật sớm và khi vào gần đến mục tiêu vào lúc 3 giờ chiều th́ phải đóng quân, cho binh sĩ dùng cơm và đào công sự pḥng thủ thật vững chắc. Vùng này là vùng xôi đậu nên có rất nhiều cơ sở nằm vùng của Việt cộng, biết thế nào các cơ sở này cũng sẽ mật báo cho Cộng sản đem quân về đánh khi chúng biết rơ quân số của ta nên Thiếu Tướng Hiếu đă vạch kế hoạch là Sư đoàn 3 Sao vàng thấy rơ lực lượng hành quân của ta để chúng đem quân ra đánh, ông sẽ phản công địch bằng lực lượng thiết vận xa. Một tiểu đoàn trừ bị và một chi đoàn thiết vận xa được lệnh Tướng Hiếu ém quân thật kỹ, xa vùng hành quân độ 10 cây số để địch không thấy.

Quả nhiên đến hai giờ sáng, Trung Tá Bùi Trạch Dzần báo cáo trên máy, một trung đoàn Cộng sản bắt đầu tấn công vị trí đóng quân của ông ta. Thiếu Tướng Hiếu ra lệnh chi đoàn thiết vận xa và tiểu đoàn trừ bị tiến thần tốc vào mục tiêu và bọc về phía sau lưng địch, bao vây, tiêu diệt không cho địch rút lui. Sư đoàn 1 Không kỵ Không Vận Hoa kỳ được tin ta đụng độ liền đem trực thăng thả trái sáng yểm trợ. Pháo binh của hai sư đoàn Việt Nam và Hoa kỳ tác xạ liên tục để yểm trợ quân bạn. Hỏa châu của Sư đoàn 1 Hoa kỳ thả quá nhiều nên ánh sáng tỏa ra thấy rơ hơn ban ngày. Kế hoạch đánh lén ban đêm của Cộng sản kể như bị phá vỡ. Ba mươi phút sau, Thiết vận xa và tiểu đoàn trừ bị đă đến kịp, bao vây bọc hậu các đơn vị Cộng sản nói trên và tấn công tiêu diệt chúng vô số kể. Đến 5 giờ sáng, Cộng sản phải ôm hận, phân tán và rút lui vào rừng, để lại trên 300 xác chết nằm rải rác khắp nơi, một số lớn vũ khí, đạn dược ngổn ngang trên chiến trường.

Thiếu Tướng Hiếu đáp xuống mặt trận để quan sát, 15 phút sau, Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn Không Vận Hoa kỳ cũng đáp xuống vùng hành quân. Thấy quân đội ta chiến thắng Sư đoàn 3 Sao vàng một cách vinh quang, Thiếu Tướng Hoa kỳ t́m gặp tôi, vui vẻ bắt tay và khen nhiều lần về kế hoạch dụ địch của Sư đoàn 22BB và tin tức Pḥng 2 là chính xác. Trong 15 năm phục vụ trong ngành t́nh báo chiến trường, có lẽ lần này là lần đầu tiên tôi sung sướng và hănh diện nhất. Thiếu Tướng Hoa kỳ đă nói với Thiếu Tướng Hiếu, muốn thắng trận cần phải có tin tức chính xác.

https://nguyentin.tripod.com/HieuVdaibang-u.htm

Đúng là hai cái "Dũng", mỗi người có một nét đặc trưng riêng.Tuy nhiên cả hai là một cặp bài trùng trên chiến trường.


III. Cái Chết của Tướng Trí là Nỗi Bất Hạnh cho Dân Tộc Việt Nam


Hệ luỵ cái chết của Tướng Trí là kế hoạch " Điệu Hổ Ly Sơn" không được thi hành, kế hoạch tấn công bị mất sức xung kích dần dần, và cuộc rút quân đơn thân độc mă của Chiến đoàn 8 Bộ binh.


Chiến dịch bí mật đàm thoại ḥa b́nh của chiến tranh Việt Nam đă đi vào một khúc quanh quan trọng của lịch sử, khi Kissinger đă bí mật họp mật mười hai lần tại Ba Lê với phái đoàn Bắc Việt từ tháng 8/69, như Nixon đă tiết lộ[18]. Hai cuộc hành quân vượt biên cấp quân đoàn của QLVNCH đồng loạt kể từ ngày 8/2/71, là hậu quả của chiến dịch ḥa đàm nầy để mặc cả trên bàn hội nghị, Hành quân Lam Sơn 719 và Hành quân Toàn Thắng 1. Hành quân Lam Sơn 719, theo Nguyễn Tiến Hưng kể lại, được soạn thảo bởi Hoa Kỳ và đưa cho Đại tướng Cao Văn Viên kư[18,21]. Đây là một cuộc đem con bỏ chợ tại Hạ Lào, bởi v́ bên ta chỉ có 25,000 quân để đương đầu với 36,000 địch quân, tăng cường thêm hai Sư đoàn thiết giáp tối tân của Nga Sô cùng với nhiều trung đoàn pháo binh và pḥng không. Kết quả là quân ta bị thua to và mất đi rất nhiều chiến sĩ ưu tú, trong khi tướng Wesmoreland án binh bất động v́ không dám đem bốn sư đoàn của Mỹ vượt biên để cùng tham chiến với QLVNCH[18]. Như vậy tướng Wesmoreland hoàn toàn chịu trách nhiệm về cuộc Hành quân Lam Sơn 719 nầy. Tuy nhiên trong thực tế, QLVNCH đă chịu những búa ŕu của báo chí cũng như phong trào phản chiến tại Hoa Kỳ, để dẫn đến một sự chiến bại chiến lược trên phương diện quốc gia sau nầy. Ngoài ra đây là một cơ hội cho địch lượng giá khả năng chỉ huy điều binh trận địa chiến cấp quân đoàn của tướng lănh ta và Hoa Kỳ, để chúng có yếu tố soạn thảo một chiến lược đấu tranh bằng trận địa chiến toàn diện về sau. May mắn thay, Đại tướng Đỗ Cao Trí, Tư lệnh Quân đoàn 3, đă đích thân soạn thảo kế hoạch và chỉ huy trực tiếp Hành quân Toàn Thắng 1, để đem lại chiến thắng vẻ vang cho QLVNCH trong một cuộc hành quân cấp quân đoàn tại Cam Bốt. Do đó địch phải hoang mang trong việc lượng giá khả năng chỉ huy và điều binh trận địa chiến của tướng lănh ta trên cương vị cấp quân đoàn sau hai cuộc hành quân viễn chinh của QLVNCH.

Nghị quyết tháng 5/71 do Bộ Chính Trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng CSVN là bước đầu để thăm ḍ lại khả năng chỉ huy và điều binh trận địa chiến của tướng lănh ta trên cương vị cấp quân đoàn. Trận Snoul là khởi đầu cho Nghị quyết nầy. Địch đă xử dụng toàn bộ ba Sư đoàn 5, 7 và 9 để tấn công và bao vây Chiến đoàn 8 tại Snoul, đồng thời cầm chân nỗ lực chính của Quân đoàn 3 tại Tây-Nam Snoul, lực lượng tăng viện của LLXKQĐ3 tại Đông-Nam Snoul.

*

Vào ngày 30/3/72, địch đồng loạt mở rộng chiến trường bằng ba chiến dịch, chiến dịch Nguyễn Huệ phía Đông Nam Bộ là nỗ lực chính, chiến dịch Trị-Thiên cũng là nỗ lực chính, và chiến dịch Tây-Nguyên là nỗ lực phụ. Trong Chiến dịch Nguyễn Huệ, địch đă xử dụng toàn bộ ba Sư đoàn 5,7 và 9 để chiếm lănh Lộc Ninh và các vùng lân cận, trước khi bao vây và tấn công An Lộc trong khoảng hai tháng. QLVNCH đă phải xử dụng Sư đoàn 5, hai Lữ đoàn Dù, một Liên đoàn 81 BCD, hai trung đoàn của Sư đoàn 21, cùng nhiều Liên đoàn Biệt động quân để giữ An Lộc, dưới sự yểm trợ hùng hậu của Không quân Hoa Kỳ, gồm cả các pháo đài bay B52. An Lộc đă được quân ta anh dũng giữ vững, tuy nhiên Quảng Trị đă bị mất trong tay địch, bởi v́ các lực lượng trừ bị thiện chiến của ta đă bị cầm chân ở hai chiến trường Tây-Nguyên và An Lộc[25]. Đặc biệt trong Chiến dịch Nguyễn Huệ, địch đă học lóm mưu lược xử dụng truyền tin của quân ta trong trận Snoul, nên chúng đă xử dụng im lặng vô tuyến trước khi tấn công để đạt được yếu tố bất ngờ trong ngày đầu tiên của chiến dịch[7].

Chiến dịch Trị-Thiên và Nguyễn Huệ là hậu quả của sự ép buộc chính thể VNCH phải kư Hiệp định Ba Lê ngày 27/1/1973, sau khi Nixon đă gởi bức thư dọa dẫm Tổng thống Thiệu[18,19,24]. Tiếp theo là việc rút quân cấp bách của Mỹ và Đồng Minh trong ṿng 60 ngày, căn cứ vào điều khoản 5 và 6 của hiệp định. Hơn nữa, căn cứ vào điều khoản 12(a), địch lại ở thế ngang hàng với chính thể VNCH, cũng như không phải rút quân khỏi miền Nam. Như vậy, chúng ta hầu như đă mất nước sau ngày kư Hiệp định Ba Lê gần như đầu hàng nầy[20,22,23].

Tiếp theo Hiệp định Ba Lê là việc Quốc Hội Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ quân sự cho VNCH, trong khi Nga Sô lại thừa thắng xông lên, tăng cường thêm viện trợ các vũ khí tối tân hơn cho Bắc Việt. Lại c̣n Đạo luật Quyền Hạn Chiến Tranh cho Tổng thống Hoa kỳ cũng được QHHK phê chuẩn vào hồi tháng 6/73[18] tăng cường thêm cho sự sụp đổ của miền Nam năm 75.[26].

Thử hỏi nếu kế hoạch "Điệu Hổ Ly Sơn" được Trung tướng Minh thi hành trong trận Snoul vào cuối tháng 5/71, liệu địch có đủ sức và tự tin để mở Chiến dịch Nguyễn Huệ mười tháng sau trận Snoul. Nếu không có Chiến dịch Nguyễn Huệ th́ đâu có trận An Lộc, để khoảng một sư đoàn trừ bị thiện chiến của QLVNCH phải bị cầm chân tại An Lộc gần hai tháng. Nếu QLVNCH không bị cầm chân ở An Lộc th́ chúng ta sẽ không mất Quảng Trị, bởi v́ QLVNCH đă rảnh tay để có thể tăng cường ít nhất một sư đoàn trừ bị thiện chiến cho chiến trường tại Quảng Trị. Dĩ nhiên nếu chúng ta không mất Quảng Trị, th́ đâu có sự ép buộc VNCH phải kư Hiệp định Ba Lê, bởi v́ địch đă bị thất bại mặc cả trên bàn hội nghị, khi chiến dịch Trị-Thiên của địch bị đánh bại bởi quân ta. Do đó đâu có việc Quốc Hội Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ quân sự cho VNCH, cũng như việc duyệt kư Đạo luật Quyền Hạn Chiến Tranh cho Tổng thống Hoa kỳ vào hồi tháng 6/73[18]. V́ thế, lịch sử VNCH đă thay đổi hoàn toàn sau năm 1975, cũng như không có hiện tượng sụp đổ của miền Nam trong năm 1975, để hơn hai triệu người Việt Nam phải sống kiếp lưu vong ở Hải ngoại, cũng như hàng vạn thuyền nhân bỏ mạng trên biển cả để t́m tự do, cũng như những năm tháng tù tội tàn nhẫn của địch dành cho Quân dân miền Nam. 


http://www.generalhieu.com/snoulthuong-u.htm


IV. Cái Ác và Cái Thiện của Hai Phe

VNCH tuân thủ phong tục văn hoá Việt Nam, "Nghĩa Tử là Nghĩa Tận", cũng như đối xử nhân đạo với các tù binh Việt cộng theo công ước quốc tế.

Không có bằng chứng khả tín nào chứng minh rằng Tướng Đỗ Cao Trí nói riêng và chính thể VNCH đào mồ các VC trước và sau hai nền VNCH.

Tương phản với cái 'Thiện' của VNCH, CSVN đă vi phạm không biết bao nhiêu tội ác, như sách lược Người Cày Có Ruộng, vụ án Nhân Văn- Giai Phẩm, sách lược tù đày Quân-Dân-Cán VNCH, đào mồ tướng lănh Đỗ Cao Trí, hay bỏ phế Nghĩa Trang Quân Đội VNCH,....

VNCH không bao giờ can tội bán nước, trong khi CSVN  mang tội bán nước cho TRC. Hội nghị Thành Đô là một dẫn chứng trong nhiều các sự kiện lich sử khác.

Bán nước cho ngoại quốc là một cái "Ác" trước Quốc dân; tội đáng tử h́nh.


Hội nghị vừa kết thúc, nhật báo Tứ Xuyên loan tải một thông điệp của phái đoàn Việt Nam: "Việt Nam bày tỏ mong muốn sẵn sàng chấp nhận làm một khu vực tự trị thuộc chính quyền trung ương tại Bắc Kinh như Trung Quốc đă dành cho Nội Mông, Tây Tạng, Quảng Tây… Phía Trung Quốc đồng ư và đồng ư chấp nhận đề nghị nói trên và cho Việt Nam thời gian 30 năm để Đảng Cộng sản Việt Nam giải quyết các bước tiến hành cần thiết cho việc gia nhập đại gia đ́nh các dân tộc Trung Quốc!" [2]


http://danlambaovn.blogspot.com/


Trân trọng,

Trần Văn Thưởng (18/10/2014)

Chiến Thuật và Chiến Lược
Chiến Thuật và Chiến Lược Phần 2
Chiến Thuật và Chiến Lược Phần 3
Tổ Chức, Lănh Đạo và Chiến Lược- Chiến Thuật Hành Động
Chiến Thuật và Chiến Lược Phần 5
Chiến Thuật và Chiến Lược Phần 6
Chiến Thuật và Chiến Lược Phần 7
Chiến Thuật và Chiến Lược Phần 8
Chiến Thuật và Chiến Lược Phần 9
Chiến Thuật và Chiến Lược Phần 10
Chiến Thuật và Chiến Lược Phần 11

generalhieu