(Bấy lâu nay, người viết vẫn thường chú ư vào những sư kiện riêng tư đáng tin cậy, hầu đóng góp, bổ túc cho cái chung của tập thể được thêm phong phú. Sự trung thực cần phải có, được bắt nguồn từ kinh nghiệm sống của mỗi cá nhân. Cái mớ kinh nghiệm đó nếu được tận dụng, sắp xếp một cách khéo léo sẽ hoàn tất được một sự kiện tổng hợp, tăng giá trị lên gấp bội phần. Tương tự như những bài viết trước, câu chuyện sau đây dù được lồng khung trong một bối cảnh thời sự; tác giả vẫn tham lam, ôm đồm thêm một mớ riêng và tư. Đó là những thức đuợc kể như “gia vị” trong cuộc đời của mỗi người và chỉ có dịp xuất hiện đây đó trong các đoạn Hồi kư hoặc Bút kư. V́ thế phần lớn các bài trong thể tự truyện thường phảng phất ‘cái tôi đáng ghét’ của người viết. Nhưng may mắn thay, cái ‘đáng ghét’ đó lại vẫn thường được tha thứ và bao dung đón nhận! ) 1. Sửa Soạn Bàn giao Cái nỗi thắc mắc được bắt nguồn từ khi tôi có dịp làm việc trong khoảng thời gian ngắn với bộ Tham mưu đặc biệt của Phó Đô đốc Chung Tấn Cang, khi ông được bổ nhậm chức Tư lệnh Biệt Khu Thủ Đô (BKTĐ) vào thời gian sau Tết Nhâm Tư, 1972. Lợi dụng ảnh hưởng của hiện t́nh chính trị, đă từ lâu CS Bắc việt công nhiên vi phạm HĐ Genève bằng các cuộc chuyển quân, vũ khí và thậm chí sau này có cả chiến xa, xâm nhập vào miền nam theo hai ngả; gồm đường ṃn HCM và sông Bến Hải. Riêng tại QK 3 luôn luôn có sự ŕnh rập của 3 Công trường (CT=Sư đoàn) bộ đội CS Bắc việt, tại khu vực biên giới tỉnh Tây Ninh, B́nh Long và Phước Long; cộng thêm lực lượng của VC tức MTGP MN. Thượng cấp với chủ ư nhằm giúp giảm bớt phần trách nhiệm cho vị Tư lệnh Vùng 3 nên đă chỉ định Phó Đô đốc Chung Tấn Cang vào chức vụ Tư lệnh BKTĐ. Được biết Trung Tướng Nguyễn Văn Minh lúc bấy giờ đang kiêm nhiệm cả 3 chức vụ, quan trọng về cả quân sự lẫn chính trị, gồm Tư lệnh Quân đoàn III, TL Biệt Khu Thủ Đô và Tổng Trấn Sàig̣n–Gia Định. Tuy bàn giao trách nhiệm khu vực Thủ Đô (CMD=Capital Military District) cho Đô đốc Cang, Tướng Minh vẫn c̣n nắm chức Tổng Trấn Sàig̣n-Gia định (?) một thời gian; v́ vậy ông vẫn cần tôi có mặt tại Sàig̣n. Đô Đốc Cang ngay khi nhậm chức đă điều động Đại Tá Cổ Tấn Tinh Châu (TQLC) về làm Tham Mưu Trưởng BKTĐ (trám vào vị trí TMT của Đại Tá Lương). Được biết trước đó, Đại Tá Phan Huy Lương, TMT BKTĐ, đă được đưa lên Biên ḥa làm Phụ tá Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, trong chức vụ Tham Mưu Phó Hành quân QĐ III và QK 3. Để phù hợp với công việc của vị tân Tư lệnh, cá nhân tôi cũng sửa soạn bàn giao nhiệm vụ Chánh Văn pḥng TL BKTĐ với HQ Thiếu tá Khanh. Trong thời kỳ chuyển tiếp (chưa được biết sẽ kéo dài bao lâu), tôi vẫn tiếp tục làm việc tại văn pḥng, cho tới khi được lệnh thuyên chuyển. Nhiệm vụ coi như đă chấm dứt, nên tôi không đụng chạm tới những Hồ sơ ‘Tŕnh kư’ cũng như sự điều hành trong văn pḥng. Trung úy Khoa trước kia là phụ tá của tôi, nay được đặt dưới quyền xử dụng của Th./Tá Khanh, tân CVP. C̣n Thiếu úy Toại được thuyên chuyển xuống làm việc tại Trung tâm Hành quân (TTHQ) của BKTĐ. [Tôi c̣n nhớ, cả hai vị sĩ quan này làm việc với tôi, được sự gửi gấm cho Xếp từ trước đó; (a) Th/ úy Toại do Tướng Trần Tử Oai (?); (b) Tr/ Úy Khoa là người của Tướng Cao Hảo Hớn (một sự ngẩu nhiên, Khoa là bạn đồng khoá 2/68 với tôi)]. Văn pḥng Tư Lệnh BKTĐ lúc đó, tất nhiên gồm có các Sĩ quan và Hạ SQ Hải quân: Th/tá Khanh CVP, Trung úy Thưởng và một toán hộ tống, cận vệ đặt dưới quyền của Thượng sĩ Nghĩa (?). Ban hành chánh ở pḥng kế bên, gồm văn thư, đả tự v..v, vẫn như cũ. Sau “ngày dời Biệt Khu” của tôi, tuyệt nhiên không hề biết Th/tá Khanh có thay đổi ǵ về t́nh trạng nhân viên trong văn pḥng TL hay không (?). Một sự việc cần được ghi nhận, người nắm vai tṛ điều hành mọi chuyện cho Đô Đốc, phải nói là HQ Trung tá Công; là một sĩ quan trong Bộ TM đặc biệt của Tư Lệnh, nhưng không thường xuyên có mặt tại văn pḥng. Ông chỉ thỉnh thoảng mới xuất hiện vào lúc có mặt Đô Đốc để tŕnh bầy công vụ và nhận thêm chỉ thị mới; đôi khi Trung Tá Công nán lại ở văn pḥng chừng một lúc rồi lại đi ngay (theo tôi nghĩ, ông lo mọi chuyện về ngoại vụ). Trung úy Thưởng tất nhiên sát cánh với Tư Lệnh trong vị trí của một SQ Tùy viên, do đó tôi cũng ít có dịp gặp để nói chuyện. Ngoài ra Thưởng c̣n có nhiệm vụ dạy kèm tại gia (Preceptor) cho các con của Đô Đốc; tư thất lúc đó nằm gần Bộ TL Hải quân, trên bến Bạch đằng. Sự hiện diện trong thời kỳ chuyển tiếp như vừa tŕnh bầy, tôi cảm thấy phần trách nhiệm được nhẹ bớt; nhưng ngược lại trong ḷng không khỏi vướng mắc một nỗi buồn vô cớ. Lúc đó tôi bị một cảm giác như hụt hẫng, tương tự một kẻ sắp mất một món vật ưa thích đang cầm trong tay. Sớm muộn rồi cũng đến lúc bàn giao chức vụ Chánh Văn Pḥng để tôi dời Biệt Khu Thủ Đô. Nhiệm sở mới của tôi tất nhiên là trên Quân đoàn III, bản doanh đặt tại Trại Hùng vương, tỉnh Biên Ḥa; cách Thủ đô Sàig̣n khoảng hơn 30 km, theo hướng Đông Bắc. Trở lại làm nhiệm vụ của một sĩ quan Tùy viên kiêm luôn Bí thư, được “sách cặp” theo một Tướng Tư Lệnh Vùng, tất nhiên là một điều vinh dự cho bất cứ ai, không riêng ǵ cá nhân người viết. Đó là một trong những phần vụ của Trách nhiệm và Bổn phận, thuộc công việc của một sĩ quan cấp nhỏ trong Bộ Tham mưu Đặc biệt của bất cứ một vị Tướng lănh nào. Chúng tôi tận dụng sự quan sát và tự học hỏi của ḿnh, rút tỉa lấy kinh nghiệm trong mỗi sự kiện, qua mỗi t́nh huống; để hoàn tất trách nhiệm cho được chu đáo. Có điều tôi biết rơ là kể từ ”Ngày Dời Biệt Khu”, sẽ không c̣n được thường xuyên gần gũi gia đ́nh; không được chứng kiến hàng ngày cảnh sinh hoạt trên phố xá của người dân Thủ đô Sàig̣n; không c̣n dịp đi ăn trưa cùng với một số sĩ quan niên trưởng vừa quen biết của Phân khu Đô thành. Đặc biệt thỉnh thoảng ‘bay’ vào Chợ lớn dùng vài bữa cơm trưa thật đặc biệt ở đường Khổng Tử với Tr./Tá Lê Quan Tr. (cựu CVP TL BKTĐ), ông đă được Tướng Minh bổ nhiệm vào chức Quận trưởng Q.10, khu Ḷ Da thuộc Phú Thọ Ḥa. Trong lúc c̣n có mặt ở Biệt Khu Thủ Đô, tôi tiếp tục duy tŕ t́nh trạng ứng chiến 50% tại nhiệm sở, như dưới thời thuộc thẩm quyền của Tướng Minh. Tất nhiên cứ cách một đêm, Tr./ úy Khoa và tôi vẫn luân phiên vào ngủ trong văn pḥng (trại Lê văn Duyệt, trước kia được gọi là Quân khu Thủ đô). Cái thói quen đó là do tinh thần kỷ luật, cùng sự sắp xếp tế nhị của Xếp, mà tôi đă học hỏi được từ nhiều năm qua. Tướng Minh muốn người nhấc máy điện thoại riêng của Tư Lệnh, mặc dù ngoài giờ làm việc, phải là một sĩ quan trực trong văn pḥng. Đặc biệt là để trả lời những cú phôn khẩn cấp từ thượng cấp, tức trên các Phủ, Bộ gọi đến. Tôi và Tr./úy Khoa vẫn duy tŕ cái thói quen đó, dù đă có mặt tân CVP trong cùng ca trực đêm. Giống như lúc trước, khi nghe được tiếng chuông reo 3 lần (tín hiệu gọi CVP); nếu không có mặt Th.Tá Khanh tôi mới (miễn cưỡng) bước vào văn pḥng để nghe chỉ thị trực tiếp của Đô Đốc Cang. Tuy nhiên sự việc này xẩy ra chừng vài lần và tôi chỉ đóng vai người nhận và chuyển lại lệnh của Đô Đốc cho tân CVP mà thôi: --“Khi nào Th.Tá Khanh đến, biểu vô gặp tôi !” Đó là khẩu lệnh duy nhất tôi nhận được từ Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang. Đương nhiên lệnh này chỉ được thi hành cho tới khi nào Th. Tá Khanh từ tư gia trở lại nhiệm sở sau bữa cơm tối. Có rất nhiều bận (trùng hợp phiên trực của tôi), hễ Tư Lệnh có mặt ở văn pḥng khoảng gần 8 giờ tối sau bữa cơm, th́ chừng 20 phút hoặc nửa giờ sau đó, ông Chánh VP mới xuất hiện. Th./Tá Khanh lững thững bước vào chậm chạp, trong dáng điệu rất tà tà (không hấp tấp). Nhất là với bước chân trong đôi giầy đen loại da bóng, không có giây buộc (được gọi là giầy lười) nên rất khó bám chặt lấy bàn chân. Đó là cái lư do ông không thể đi nhanh được hơn nữa, dù có muốn. Chẳng biết có phải là ”Thầy nào. tṛ nấy” không (!) vị tân Tư Lệnh cũng có giáng đi (theo tôi quan sát) phải nói là rất chậm chạp. Cũng trong động tác đi, mà đôi chân của ông dường như không muốn bước (!); trong lúc một tay vẫn đỡ cái ống điếu đang hút dở, bập bập nhả làn khói thơm phức từ đôi môi. [Thoạt chứng kiến cái cảnh này trong ngày đầu tiên khi vị Tân Tư Lệnh BKTĐ đến nhậm chức; chúng tôi chợt ao ước, nếu trường hợp làm việc với Tướng Minh, mà chỉ cần nhanh cỡ gấp 10 lần “tốc độ“ (làm việc) của Đô Đốc Cang, là cả bộ tham mưu chúng tôi cũng đă măn nguyện lắm rồi!] “Có phải chăng đấy là cái sự cá biệt giữa Lục quân và Hải quân?“ Xin một quư vị nào đó giải thích dùm ! Đấy có lẽ cũng là lư do khiến tôi đă nẩy ra ư định, đợi lúc gặp HQ Thiếu tá, Nhà văn Phan Lạc Tiếp tôi sẽ hỏi anh cho ra nhẽ; hầu biết được thêm cái phong thái và cách ứng xử giữa các quân nhân bên ngành Hải quân như thế nào; một binh chủng vốn được mệnh danh gồm những Chiến-Sĩ-Của-Biển-Cả. Đặc biệt nhất là Thiếu tá PL Tiếp cũng đă trải qua một thời gian làm SQ Tùy viên cho một vị Phó Đề Đốc. Ấy vậy mà khi có dịp giáp mặt nhau, mải nói chuyện về làng nước, chuyện người Sơn Tây, chuyện quá khứ lẫn chuyện hiện tại; thế rồi tôi, rút cục, cũng lại quên đi mất cái thắc mắc đă nằm sẵn trong kư ức từ bấy lâu nay. 2. Một Lời Nhắn Nhủ Vào một buổi chiều, tôi c̣n nhớ, Tr. Úy Khoa “lên ca” trực. Theo thông lệ tôi là kẻ “xuống ca”, ở lại trễ, đợi cho người bạn sau bữa cơm chiều trở lại văn pḥng; rồi mới (xuống ca) vè nhà ḿnh. Nh́n cảnh vật vắng vẻ chung quanh nơi làm việc, bỗng khiến ḷng tôi dấy lên một nỗi buồn, rất khó diễn tả. Hai dẫy nhà gạch cao ba tầng được xây khoảng vài chục năm trước, từ hồi Pháp, vẫn đứng xửng xững đối diện nhau qua sân cờ. Không gian trống vắng này là một băi cỏ diên tích bằng cỡ một sân đá banh với cột cờ hiện diện xừng xững ngay chính giữa. Vào giờ đó hầu hết các pḥng sở trở nên vắng lặng, sau khi chấm dứt giờ làm việc buổi chiều. Vẫn con đường trải nhựa, chạy bọc sát mé sân cỏ, nối liền cổng chính từ đường Lê Văn Duyệt tới cổng sau. Qua trạm có lính gác, thuộc khu vực Hậu trạm, khúc đường làm bằng đá dăm, tiếp tục bọc theo tường rào của trụ sở Quốc tế Quân viện nằm kế bên Học viện Quốc gia Hành chánh; trước khi thông ra đường Trần Quốc Toản. Lúc đó vào cỡ hơn 6 giờ rưỡi chiều. Những vạt nắng chênh chếch, ngả bóng xuống thấp; phản chiếu rực rỡ nước vôi tường màu vàng đậm của ṭa nhà thuộc Cục Chính Huấn, phía đối diện, khiến làm ai nấy nh́n vào đều bị chói mắt. Chợt tôi nghe có tiếng giầy tiến lại gần, âm thanh vội vàng; tiếp theo một giọng nói quen thuộc: --“ Tr. Úy ơi! Ông ơi, có điện thoại kêu!” Tôi buông tay khỏi lan can quay lại, và nhận ra chú Thanh “tàu” cấp bậc Trung sĩ nhất, vừa thốt ra câu nói đó,. Tôi nh́n người lính phục vụ trong văn pḥng, khẽ gật đầu rồi rảo bước trở vào chỗ làm việc. Tiếng chuông vẫn reo, vọng lại từ chiếc địện thoại mang số …-606; tức điện thoại riêng của Tư Lệnh. Máy này vốn được mắc nối tiếp từ trong pḥng làm việc của Đô Đốc với CVP ở bên ngoài. Tôi lúc đó vội đoán, rất có thể điện thoại của Tư Lệnh gọi vào từ nhà riêng nên không lưỡng lự, nhanh tay bốc lấy ống nghe: --“ A Lô! Tr. Úy T. văn pḥng Tư lệnh BKTĐ, tôi xin nghe đây.” Tiếng nói trong máy không phải là của Đô Đốc Cang; mà phát âm theo giọng Bắc, âm thanh nghe rất trầm: --“ A Lô! Cho tôi nói chuyện với Đô Đốc... Ờ! À, có phải T. đó không ? Đại Tá Liễu, à anh Liễu đây T.” --“ A…! anh Liễu đấy ạ! Vâng, chính em đang ở đầu máy đây anh.” Tôi rất vui khi nhận ra tiếng Đại Tá Phạm văn Liễu ở phía bên kia đầu dây. “ Anh chị và các cháu có khỏe không? Anh Liễu ơi, Đô Đốc đă vê tư dinh, ông sẽ trở lại văn pḥng sau bữa cơm tối.” --“ Nhờ T. tŕnh với Đô Đốc là có Đại Tá Phạm văn Liễu gọi nhé! Đô Đốc đă có số điện thoại của anh rồi.” Đoạn ông ân cần hỏi thăm tôi: “ Sao T.? Gia đ́nh hồi này thế nào? Em có tính đi theo ông Minh lên quân đoàn không?” Lúc cầm điện thoại lên, thoạt nghe giọng nói tôi đă nhận ra Đại Tá Liễu ngay. Vẫn cái âm thanh trầm trầm, hơi rổn rảng tôi đă từng quen thuộc, vọng lại ở phía đầu đường dây bên kia. Đại Tá Liễu vốn là bạn thân với ông anh tôi từ hồi phong trào kháng chiến chống thực dân Pháp bùng nổ trên toàn quốc vào giữa thập niên ’40. Cả hai người cùng tham gia (VNQDĐ) như một số đông trong tầng lớp học sinh, thanh niên lúc bấy giờ. Có một thời kỳ ông Liễu và anh tôi, cùng một số các chiến hữu khác phải bôn ba sang tận bên Trung Hoa. Có vài địa điểm về sau tôi được nghe kể lại như Mông Tự, Côn Minh, Trùng Khánh v..v . Măi cho tới cuối thập niên ’40 hai người bạn mới trở về Hà Nôi. Gia đ́nh tôi v́ thế đối xử với Đại Tá Liễu rât thân thiết. Hồi nhỏ chúng tôi thường gọi ông với tên là Nam (tức Trần Sơn Nam, tên đảng). măi sau mới quen miệng gọi ông là Liễu, tên thật như trong giấy khai sinh. Hơn nữa từ thuở nhỏ, tôi là bạn học của Phạm Thế H., em trai (út) Đại Tá Liễu. Người em trai kế ông là Phạm Văn B.; không may đă hy sinh v́ công vụ, bị tử thương trong dịp đụng độ với toán “đặc công VC nội thành” ngay trên đường Lê Lợi (tên cũ là Bonard?) Sàig̣n; vào khoảng năm 65-66 (?).Được biết trong thời gian đó, Đại Tá Phạm văn Liễu làm Tổng Giám Đốc CSQG. (thuộc chính phủ của Thủ Tướng Phan Huy Quát). Tiếp tục câu chuyện trên máy điện thoại, tôi ghi nhận lời Đại Tá Liễu nói không thiếu một chữ: --“ T. à, tối nay anh có chuyện hỏi thăm Đô Đốc; Em có muốn ở lại Biệt Khu để được gần gia đ́nh không? Nếu muốn, anh sẽ gửi T. cho ông Đô Đốc; em sẽ được giữ lại làm việc, khỏi phải đổi đi xa nhà…” Thât sự tôi rất cảm động khi nghe chính lời ông đề nghị. Xong ư kiến được đưa ra, có phần hơi đột ngột, khiến tôi bối rối v́ chưa biết nghĩ sao, Thật t́nh khó quyết định ngay lúc đó để trả lời ông. Có lẽ Đại Tá Liễu cũng vừa nhận ra được điều này, nên ôn tồn dặn tôi trước khi chấm dứt câu chuyện vào buổi chiều bữa đó: --“ Hay T. cứ suy nghĩ cho kỹ đi nghe. Có ǵ em cứ gọi ngay cho anh Liễu biết, ô kê!” 3. Tiếp Tục Tảo Thanh Vùng Biên Giới ! Hơn nửa năm qua, kể từ tháng 6 năm 71, (sau khi CĐ 8, SĐ 5 BB rút quân về từ Snoul), trên nguyên tắc cuộc Hành quân Ngoại Biên tạm coi như được chấm dứt. Trung tuần Tháng 6, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh cắt đặt tôi ở lại Sàig̣n làm Chánh văn pḥng, trong lúc Đại Úy Lư Ngọc Ân, cựu CVP, được chuyển lên Biên Ḥa. Với vị trí này, tôi coi như được ngồi “bám trụ” tại Bộ Tư lệnh Biệt khu và Toà Tổng Trấn, để “giữ nhà” cho Xếp. Toàn Bộ Tham mưu Đặc biệt của Tư lệnh coi như ông đă đem hết lên Quân Đoàn III, Biên Ḥa. Như đă tŕnh bầy ở đoạn trên, Đại Tá Phan Huy Lương Tham Mưu Trưởng BKTĐ, cũng được “bốc” đi làm phụ tá cho Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, trong chức vụ Tham Mưu Phó Hành quân QĐ III. T́nh h́nh chiến sự lúc đó, đặc biệt tai Quân Khu 3, cường độ giao tranh tại mặt trận biên giới vẫn không giảm xút. Được biết, quân đội VNCH lúc bấy giờ vẫn c̣n có mặt trên xứ Chùa Tháp. Cuộc hành quân vẫn tiếp diễn dọc vùng biện giới Miên Việt, nhằm phát hiện và thanh toán cơ sở Hậu cần; tức BCH Trung Ương Cục Miền Nam, tức “Cục R”; nơi tiếp nhận mệnh lệnh (để thi hành) từ Hà Nội, thuộc Bô Chính trị T.Ư. Đảng CS Bắc việt. Do từ sự kiện TT Nixon phải điều trần trước Quốc Hội Hoa Kỳ, cam kết quân đội Mỹ chỉ được phép hoạt động trong vùng giới hạn 21 miles (tức 33 km, ước tính từ biên giới). V́ thế đă gây ảnh hưởng nặng nề đến kế hoạch yểm trợ (khoảng 50% ?) từ phía quân đội Mỹ lúc bấy giờ (về cả hỏa lực, chuyển quân, tiếp tế và tản thương v..v..). Kết quả một số đơn vị đang hành quân tại những địa điểm xa hơn khoảng cách giới hạn 21 miles; đương nhiên chỉ c̣n trông đợi vào sự yểm trợ của các thành phần cơ hữu, trực thuộc hoặc tăng phái cho đơn vị hành quân. Đó là tất cả những “giới hạn” bất lợi, đơn vị bạn phải chấp nhận khi có đụng độ xẩy ra. Cuối năm 71, các cuộc giao tranh vẫn c̣n đang tiếp diễn. Đặc biệt vào trung tuần Th.12-71 (*), một trong các cuộc chạm súng đáng kể, xẩy ra tại khu vực ngoại vi của thị trấn Đam Be. Địa điểm này được coi là xa nhất trên lănh thổ Cam bốt (quá 21 miles) từ biên giới phía Bắc tỉnh Tây Ninh; khoảng giữa thị trấn Krek và sông Chlong. Đây là một cuộc “thư hùng đẫm máu” giữa lực lượng bạn và quân CS Bắc việt. Cuộc giao tranh kéo dài khoảng gần cả tuần lễ với sự thiệt hại được ghi nhận là đáng kể, cho cả đôi bên (*). Đầu Tháng 1-72, Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, TL QĐ III và QK 3, cho điều động một lực lượng khoảng 10,000 (*) binh sĩ từ vùng Đông Nam Cam Bốt trở về lại nội địa QK 3; trong kế hoạch bảo vệ Thủ đô vào dịp Tết Nguyên Đán sắp tới. Lực lượng này phối hợp sự yểm trợ của Đồng minh, tức khắc đă tổ chức hành quân cán quét cộng quân khắp vùng phía Tây Bắc, khoảng cách Sàig̣n 70 km. Được biết trước dịp Lễ Giáng sinh, cuối Th.12-71, (*) Tài tử Bob Hope trong dịp gặp giới chức CS Bắc việt tại Thủ đô Vientian, Lào. Bob đưa một đề nghị qua sự việc “mặc cả” giá, theo đó chính phủ Mỹ sẽ chịu chi ra một khoàn tiền 10 Triệu USD dưới danh nghĩa “Tổ chức từ thiện, cứu trợ Thiếu nhi”; để bù lại CS Bắc việt chấp nhận trả tự do cho các tù binh Mỹ hiện đang bị giam giữ tại Hà Nội. Qua đầu năm 72, chiến sự trở nên sôi động hơn tại phía nam Vĩ tuyến 17, đặc biệt vào khoảng trước và sau chuyến công du của Tổng thống Hoa Kỳ, Richard Nixon thăm viếng Trung Cộng (21-02-72). Đấy là chuyến “du thuyết” được ngụy trang bằng một cuộc gặp gỡ thể thao “Giao hữu Bóng bàn”. Dư luận quốc tế lúc đó mệnh danh là “tuần lễ làm thay đổi cuộc diện thế giới” (the week that changed the world). Một trong những lần tiếp xúc với TT Mỹ Nixon, Thủ tướng TC Chu ân Lai thôi thúc sớm có ḥa b́nh cho VN, nhưng họ Chu khôn ngoan không hề đề cập đến các “đ̣i hỏi chính trị” của phía CS Bắc việt (*). 4. Tạm Biệt Thủ Đô Sau những ngày đón Tết Nhâm Tư, v́ muốn theo dơi sát t́nh h́nh chiến sự lúc bấy giờ, nên tôi bắt đầu kiên nhẫn ngồi nghe các buổi thuyết tŕnh mỗi chiều tại Pḥng Hội của Bộ Tư Lệnh BKTĐ. Từ khi Trung Tướng Nguyễn Văn Minh kiêm nhiệm chức Tư Lệnh QĐ III, bản doanh đặt tại Biên ḥa, Đại tá Lư Bá Hỷ, Tư Lệnh Phó BKTĐ đă thay mặt ông chủ tọa các buổi họp của Bộ Tham Mưu. Được biết, trưóc khi về làm phụ tá cho Tướng Minh, Đại tá Hỷ từng là Chánh Văn Pḥng của cụ Trần văn Hương. Sau này, khi Phó Đô Đốc Chung Tấn Cang về làm Tư Lệnh BKTĐ, vị trí chủ tọa của Đại tá Hỷ từ đó mới chấm dứt. Tin tức chiến sự vào cuối Tháng 3-72, cũng không mấy lạc quan. Dư luận quốc tế cho đó là hậu quả sau sự kiện Mỹ và TC bắt tay nhau. Cuộc chiến tranh lạnh xẩy ra từ mấy chục năm trước giữa hai cường quốc, kể từ ngày 21-02-72 được coi như đă khơi thông. Hơn nữa, lợi dụng mùa mưa sắp tới, CS Bắc việt cố tạo áp lực từ khu Phi quân sự, phía cực bắc của đất nước VNCH; xuống đến các mặt trận diễn tiến dọc theo biên giới Việt, Miên và Lào. Vào một buổi chiều, trước khi bước qua pḥng Hội, Đại tá Hỷ bỗng ghé t́m tôi tại văn pḥng. Tôi được gọi ra một chỗ yên tĩnh ngoài hành lang để ông tiện nói chuyện riêng; v́ thế tôi bỗng chợt linh cảm có chuyện ǵ đă xẩy ra (?). Theo lời ông nói, sự ước đoán của tôi có phần không sai,: --“ Này T., Trung Tướng mới gọi tôi, ổng nhắn anh phải lên gấp Quân đoàn. --“ Thưa, Đại tá có biết chuyện ǵ xẩy ra không?” Tôi gặng hỏi để muốn biết thêm tin tức. --“ Nghe nói Tr. Úy Chương (**). bị tai nạn, đang nằm tại Tổng Y Viện.” Tôi nói, cốt để giải thích trường hợp của ḿnh: --“ Thưa Đại tá tôi và Th. Tá Khanh chưa kư giấy bàn giao.” --“ Th́ anh lo ngay chuyện đó đi. Theo lệnh ông Thầy, tôi đă tŕnh sự việc này với Đô Đốc Cang rồi. Vậy hăy sắp xếp để lên trển gấp với ông thày!” --“ Dạ, Thưa Đại Tá tôi sẽ thi hành lập tức.” Trước khi quay bước về phía pḥng Hội, ông nhắc tôi lần nữa: --“ Thôi được! hăy lo công chuyện ngay đi! Mai mốt ḿnh c̣n dịp gặp lại.” --“ Xin cám ơn Đại Tá. Tôi sẽ dời Biệt Khu ngay sớm mai! Kính chúc Đại Tá ở lại Biệt Khu cùng gia đ́nh luôn được khỏe mạnh.” Kết thúc câu nói, tôi đứng nghiêm, dơ tay chào ông, đoạn tự dộng trở lại nơi làm việc. ……… Nhóm sĩ quan Tham mưu lúc đó đang đứng đợi tại hành lang, cùng theo chân Đại Tá Hỷ trở vào Hội trường, trước khi vị chủ tọa, Đô Đóc Tư Lệnh, xuất hiện. Sau khi nghe Đại Tá Tư Lệnh Phó chuyển khẩu lệnh của Trung Tướng Minh và kể lại sự việc xẩy ra cho người bạn đồng nghiệp; Riêng tôi bỗng dưng không c̣n muốn quan tâm ǵ đến cảnh vật chung quanh. Việc đầu tiên, nhân dịp chưa thấy Th. Tá Khanh trở lại văn pḥng, tôi vội liên lạc điện thoại ngay lên quân đoàn (qua Tổng đài vô tuyến Nhân Tâm, Biên Ḥa) mục đích nói chuyện với Đại Úy Ân, CVP TL QĐ III; v́ vốn sẵn biết Tr. Úy Chiến lúc đó đang bận tháp tùng Tướng Tư Lệnh trên trực thăng, thuộc lộ tŕnh quan sát mặt trận. Câu chuyện được nghe Đại Úy Ân kể lại, kết quả sau vụ tai nạn xe cộ (chứ không phải ở chiến trường), gồm có Tr. Úy Chương (**), hiện c̣n nằm bất tỉnh trong Tổng Y viện Cộng Ḥa, gây thêm tử thương cho Binh nhất Hiệp (**), cùng ngồi trên chiếc xe díp được Sư Đoàn 5 BB biệt phái cho QĐ III xử dụng; đưa đón Tướng Minh tại BCH tại căn cứ Lai Khê. Tài xế chiếc xe díp nghe nói chỉ bị thương nhẹ, đang được QC tại căn cứ Lai Khê giữ điều tra v́ đă phạm lỗi để cho người khác lái xe và chính đương sự đă gây ra tai nạn khiến gây nên chết người. Rút cuộc tôi cũng hoàn tất thủ tục bàn giao chức vụ với Th. Tá Khanh ; đồng thời lúc bấy giờ tôi mới yên tâm, chính thức trao ch́a khóa két sắt cho tân Chánh VP Tư lệnh BKTĐ. Theo Đại Tá TL Phó Lư Bá Hỷ cho biết, hai Xếp lớn của tân và cựu CVP đă nói chuyện với nhau về sự kiện két sắt của Tổng Trấn; bên trong có 21 Hồ sơ, nhưng thiếu mất HS số 19. Được biết trong mớ tài liệu "Mật” của Quốc Gia, Hồ sơ số 19 là của một nhân vật tên Tạ Vinh; một thương gia người Việt gốc Hoa bị buộc tội “gian thương”, gây lũng đoạn nền kinh tế quốc gia, tội “Đầu cơ, tích trữ” trong thời kỳ chiến tranh. Được biết thời kỳ này, miền nam thuộc chính phủ Nguyễn Cao Kỳ (Chủ tịch UB Hành Pháp Trung ương) đă truy tố và kết tội Tạ Vinh như trên. Cuối cùng phạm nhân, 34 tuổi, bị xử bắn tại pháp trường cát, được thiết lập ngay ở trung tâm Sàig̣n vào ngày 25-3-1966 (?). Thực hiện xong suôi việc bàn giao, trên nguyên tắc, tôi coi như từ đă giă Biệt Khu Thủ Đô kể từ giây phút đó. Trên đường thảnh thơi trở về nhà, tôi ghé qua Tổng Y viện Cộng Ḥa thăm Chương, người bạn cộng sự như đă được nói tới, vừa gặp tai nạn một ngày trước đó. Tr. Úy Chương vẫn nằm thiêm thiếp trên giường bệnh trong pḥng hồi sinh; với một mớ các ống giây tiếp nước biển và dưỡng khí. H́nh dạng người bạn tôi nhận rơ ngay từ xa là đống băng trắng quấn chằng chịt quanh đầu, có kích thước to bằng cỡ chiếc nón sắt của anh. Các sĩ quan trợ y đă cố gắng cứu mạng sống người bạn của tôi. “Hiện tại c̣n đang bị hôn mê (coma); nhưng t́nh trạng thể chất khá vững. Ông ta có thể thoát chết bởi vết thương không sâu nên chưa động tới năo bộ”. Đó là lời vắn tắt tiết lộ với tôi trong lúc vị Y sĩ Trung Úy đang vội sửa soạn đổi phiên trực, Sáng sớm ngày hôm sau, tôi khởi hành đi Biên Ḥa, sẽ tŕnh diện Tướng Minh rồi cùng tháp tùng ông trong chuyến bay lên Lai Khê; nơi được đặt làm Bộ Chỉ huy Tiền phương của Quân đoàn III. Chiến trường lúc bấy giờ đă được chuyển qua phía Đông Bắc của lănh thổ QK 3; biên giới Miên Việt giáp ranh với hai tỉnh B́nh Long và Phước Long. Căn cứ Lai Khê cũng chính là bản doanh của Bộ Chỉ huy Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Được biết, vào thượng tuần Tháng 6-71, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, vị Tư lệnh tiền nhiệm, được nhận lănh chức vụ mới tức Tư lệnh Phó Quân Đoàn I, phụ tá Tư lệnh, Trung Tướng Hoàng Xuân Lăm. Chức Tư lệnh Sư đoàn 5 BB sau đó được trao cho Đại Tá Lê Văn Hưng. Quang cảnh đường xá Sàig̣n vắng vẻ khi xe díp chở tôi qua khu vực Đa Kao để trực chỉ tiến về hướng Xa lộ. Đây đó bên lề đường, lác đác vài kẻ bộ hành, có lẽ là những người thuộc giới lao động phải đi làm sớm trong ngày. Chiều hôm trước, khi bàn giao xong chức vụ; tôi nấn ná ở lại liên lạc thêm vài nơi cần thiết trước khi dời khỏi nhiệm sở, tức Biệt Khu Thủ Đô. Tất nhiên tôi không quên gọi để chào một vài người từng làm việc với tôi bên Bộ TL Cố vấn Mỹ (CMD=Capital Military District); đặc biệt họ đă giúp gắn máy điện thoại hệ thống Tiger cho tôi. Quan trọng hơn cả là phải nói lời chia tay với Trung Tá Triệu, (Q.T. kiêm Đặc khu trưởng Quận 10). Như đă tŕnh bầy, ông là cựu Chánh văn pḥng của Tướng Minh, trước khi giao chức vụ lại cho Đại úy Lư Ngọc Ân; rồi sau tới phiên tôi là người CVP (gần như cuối cùng) của Tư lệnh BKTĐ và Tổng Trấn Sàig̣n-Gia Định (bàn giao CVP khoảng đầu Th. 4-72). Lúc c̣n ở lại Sàig̣n làm việc, tôi và Trung Tá Triệu thường hay liên lạc với nhau hầu hết bằng điện thoại. Qua những lần như thế tôi không dấu việc Đại Tá Phạm Văn Liễu đă đề nghị bữa trước, nếu tôi đồng ư, ông sẽ nói với Đô Đốc Chung Tấn Cang để giữ tôi ở lại Biệt Khu. Nghe xong câu chuyện, Trung Tá Triệu khuyên tôi “Gắng đi theo Xếp it lâu nữa. chức vụ sĩ quan Tùy viên của một vị Trung Tướng có cấp số là Trung Tá thực thụ; anh khỏi cần phải có tên trong hồ sơ dự tranh để mới được thăng cấp. Hơn nữa, lên trên Quân đoàn, thấy không! anh chỉ dưới có một người, tức là ông Xếp, Tướng Tư Lệnh Vùng, chứ đâu c̣n ai nữa!” …………. Suốt thời gian 7 năm phục vụ trong quân đội, kể từ lúc bước chân vào Trung tâm 3 Nhập ngũ cho tới ngày “giă từ hành trang” cuối Tháng 4-75; phải công nhận là tôi có mối duyên (hay nặng nợ) với Biệt Khu (hay Quân Khu) Thủ Đô! Do diễn tiến của t́nh h́nh Chính sự lẫn Chiến sự, vào khoảng đầu Th. 3-75, Tướng Minh được thuyên chuyển từ Trường Bô Binh Long Thành về làm Tổng Thanh Tra tại Bộ TTM Quân lực VNCH. Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi từ QĐ IV lên thay thế làm CHT Trường Bộ Binh Long thành một thời gian ngắn; trước khi ông được điều động làm Tư Lệnh Tiền phương QĐ III; trú đóng lúc đó tại Phan Thiết. (chức CHT cuối cùng, sau đó do Đại Tá Minh đảm nhận) Vài tháng chót của nền Đệ Nhị Cộng Ḥa miền Nam, đặc biệt được ghi nhận: cuối Tháng 3-75, Đô Đốc Chung Tấn Cang được triệu hồi về làm TL Hải Quân VNCH. Một lần nữa Trung Tướng Nguyễn Văn Minh có dịp trở lại chức vụ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ Đô và Tổng Trấn Sàig̣n- Gia định trong một khoảng thời gian rất ngắn, chừng 5 tuần lễ trước biến cố 30-4-1975. /// Nguyễn Ngọc Tùng
Các bài của Nguyễn Ngọc Tùng
Tướng Hiếu, Một Thiên Tài Quân Sự?
|