Tướng Hiếu gặp Tướng Minh
Sau cuộc rút quân từ Snoul (6/1971)
Tại Bộ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ-Đô (Sàig̣n)

(Lời dẫn: Tác giả xin được giới thiệu bài này trước tiên, sau đó mới khởi sự tŕnh bầy thêm những bài viết khác vào Trang Nhà GeneralHieu.com, như đă được đề cập theo 'thứ tự' trong tiết mục số 436 của phần "Ư kiến Bạn đọc".)

Vào thượng tuần tháng 6 năm 1971, trong khi dư luận báo chí tại Thủ-đô Sàig̣n c̣n nóng hổi về cuộc lui binh từ thị-trấn Snoul, trong lănh thổ Kampuchia, với số tổn thất được ghi nhận về phía quân bạn đă được dư luận quan tâm; th́ một buổi gặp gỡ không chính thức đă được sắp xếp tại Bộ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ-Đô (BKTĐ) Sàig̣n giữa cá nhân Thiếu Tướng Nguyễn-Văn-Hiếu, TL SĐ 5 BB, và Trung Tướng Nguyễn-Văn-Minh, TL QĐ lll và Quân Khu 3.

Lúc đó, tôi c̣n nhớ, là một buổi chiều sau giờ làm việc, ánh nắng đă tắt hẳn trên các ngọn cây cao chung quanh trại Lê-Văn-Duyệt, Sàig̣n.

Tôi đă đứng đợi khá lâu trước băi đáp trực thăng tại sân cờ của Bộ TL BKTĐ để đón tiếp Thiếu Tướng Hiếu. Máy bay của ông đă về trễ khoảng nửa giờ v́ vào phút chót Tưóng Tư Lệnh Sư Đoàn vẫn c̣n tiếp tục đi thăm các đơn vị vừa được rút quân về đến vùng biên giới Miên Việt.

Trước đó, vào lúc xế trưa cùng ngày, tôi đă tháp tùng Tướng Minh từ Bộ Chỉ huy Tiền phương của QĐ III, được thiết lập tại Trảng Lớn, thuộc tỉnh Tây Ninh, đáp máy bay về họp với Đại Tướng Cao-Văn-Viên tại Bộ TTM. Sau khi Xếp cho trực thăng và phi hành đoàn trở lại Biên-Ḥa, tôi đă sửa soạn phương tiện để xong buổi họp sẽ theo ông về Biệt Khu Thủ-đô bằng xe hơi.

Tại Bộ TTM, cũng vẫn giống như những cuộc họp từng xẩy ra trước đó, giữa lúc hai xếp lớn nói chuyện với nhau trong văn pḥng; th́ ở bên ngoài tôi trao đổi với Thiếu tá Tấn (CVP Đại Tướng Viên) về tin tức tổng quát tại QK 3 với các diễn tiến của quân khu khác.

Nói chung, t́nh h́nh chiến sự xẩy ra lúc bấy giờ đă trở nên gay go trên hầu hết khắp mặt trận. Bởi lẽ con số bộ đội, tăng, pháo và vũ khí, đạn dược của quân CS Bắc việt đă vi phạm, xâm nhập hàng loạt vào lănh thổ VNCH qua cả hai ngã: vĩ tuyến thứ 17 và đuờng ṃn HCM. V́ thế vào thời kỳ đó đă từng có những trận đụng độ được diễn ra lên tới cấp trung đoàn tại một vài nơi.

Sau buổi hội ư ngắn ngủi khoảng nửa tiếng với Đại Tướng Viên, trên đường về Bộ Tư Lệnh BKTĐ Tướng Minh giữ thái độ im lặng, trầm ngâm. Trái với thường lệ, Xếp hay nhắc nhở tài xế chạy xe cho cẩn thận, không nhanh hơn hoặc vượt lấn các xe khác trên đường phố, không được bấm c̣i, lính hộ tống mặc thường phục đi xe honda không được chạy lạng qua lạng lại ..v...v.

Tất nhiên v́ mới lên đảm nhận chức vụ để thay thế cố Đại Tướng Trí, Tướng Minh chưa có dịp lập nên những công trạng tại vùng lănh thổ do thượng cấp đă đặt trách nhiệm nơi ông, như đă từng xẩy ra trong quá khứ. Đó là hồi Xếp c̣n làm Tư Lệnh Sư Đoàn 21/Bộ Binh; những chiến thắng nổi tiếng tại vùng đồng bằng Cửu-Long thuộc địa phận U-Minh, Chương-Thiện…của Quân Khu 4, đă được đồng loạt công bố trên các cơ quan truyền thông, báo chí vào thời bấy giờ.

Không những thế ông c̣n phải hành xử cho khéo léo để không lộ ra sự bất đồng ư kiến trong nội bộ cấp chỉ huy thuộc QK 3; Đó là sự khác biệt giữa khẩu lệnh mới của thượng cấp, khi trao cho vị tân Tư lệnh QĐ III, được khẳng định rơ rệt là: " (1) Tạm thời rút quân về từ ngoại biên và tái phối trí lực lượng pḥng thủ để bảo vệ nội địa", đă mâu thuẫn với sự "khăng khăng (adamant) tiếp tục đẩy mạnh cuộc (2) hành quân lùng và giệt địch trong lănh thổ Kampuchia, như đă được tiến hành trước đó, của đương kim Tư lệnh SĐ 5/BB, là Thiếu Tướng Nguyễn-Văn-Hiếu. Được biết kế hoạch ‘lùng và giệt’ địch đă được Trung Tướng Đỗ-Cao-Trí, cựu Tư Lệnh Quân Đoàn, áp dụng cho cuộc hành quân ngoại biên, nhằm tấn công vào Bộ chỉ huy của Trung ương Cục miền Nam, Cục ‘R’. Như ai nấy cũng đều biết, đó là bản doanh cơ sở hậu cần quan trọng tại miền nam của bọn CS Bắc việt.

Sự mâu thuẫn về kế hoạch và khẩu lệnh (cũ và mới) vừa nêu trên, nếu được tiết lộ th́ ai nấy cũng đều hiểu rằng đó là hai phương thức đối nghịch của chiến thuật điều quân: (1) sự thụ động, trong ‘thế thủ’, áp dụng cho một cuộc lui binh (hay rút quân) (2) và sự chủ động, trong ‘thế công’ của kế hoạch tấn công.

Cuộc hành quân ngoại biên, thoạt tiên do sự phối hợp lực lượng giữa QK3 và QK4, được khai diễn trước đó chỉ thuần về mặt quân sự (qua sự thoả thuận của hai giới lănh đạo Kampuchia và VNCH). Nhưng sau một năm qua, ảnh hưởng này đă được chuyển sang phương diện chính-trị một cách mạnh mẽ, nhất là trong nội t́nh nước Mỹ lúc bấy giờ.

Dư luận, trong cũng như ngoài nước, cáo buộc Hoa-kỳ đă ‘nới rộng chiến tranh’, đem quân sang ‘xâm lăng’ nước Kampuchia. Trước sự phản đối mạnh mẽ của Đảng đối lập ở quốc-hội, cùng với áp lực do các cuộc biểu t́nh nổi lên chống đối trong dân chúng và nhóm phản chiến, tại hầu hết khắp các Tiểu bang Hoa-kỳ, chính phủ của Tổng Thống Nixon đă phải bó tay, rút lại hầu hết những quyết định khẩn thiết, với mục đích hỗ trợ cho cuộc chiến-tranh bảo vệ ‘tiền đồn tự-do’ tức miền nam Việt-nam.

Khung cảnh của bộ Chỉ huy BKTĐ trong trại Lê-Văn-Duyệt, sau giờ làm việc đă trở nên vắng lặng. Đó là lúc những người lính văn-pḥng "lên ca trực" đă bỏ đi ăn, để kịp trở lại trực đêm tại nhiệm sở cho kẻ "xuống ca" được thoải mái về nghỉ ngơi với gia-đ́nh.

Kể từ lúc bước chân vào văn pḥng, Tướng Minh ngoài việc chỉ thị cho tôi sửa soạn đón tiếp Thiếu Tướng Hiếu sắp về đến nơi để gặp ông; c̣n tuyệt nhiên Xếp không tiếp thêm ai thuộc trong Bộ Tư Lệnh vào lúc bấy giờ. Khác với thông lệ, ông hay cho mời vài vị sĩ-quan trong ban tham-mưu, đang có mặt tại nhiệm sở, vào văn-pḥng để nói chuyện trước khi chấm dứt giờ làm việc trong ngày.

Trực thăng có mang huy hiệu của SĐ 5 BB chở Tướng Hiếu, do tôi hướng dẫn tọa độ băi đáp, nên đă xuống trực tiếp tại sân cờ của Bộ TL BKTĐ, ngay phía trước văn pḥng Tư Lệnh (Thay v́ phải xuống tại băi đáp của khu Trung Tâm Quốc-Tế Quân Viện, trên đường Trần-Quốc-Toản, lúc bấy giờ nằm cạnh Học Viện Quốc-gia Hành-Chánh).

Tôi có mặt ngay gần trực thăng lúc máy chưa tắt, nghiêm chỉnh chào và tháp tùng Tướng Hiếu lên cầu thang dẫn tới hành lang nối liền với các pḥng sở.

Lúc bước xuống máy bay, Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn không đội nón và không cầm gậy (cane) chỉ huy. Tôi nhận thấy ông có vẻ hơi mệt, sau một ngày dài thị sát mặt trận. Khi đặt chân lên nấc thang cuối cùng trên bậc thềm hành lang, Tướng Hiếu quay qua nh́n tôi và hỏi ngay một câu:

- "Anh chỉ cho tôi chỗ đi tiểu."

Tôi lật đật hướng dẫn ông Tướng qua khúc rẽ kế bên của khu hành lang, tự tay mở cửa pḥng cho ông, rồi im lặng đứng chờ ở gần đấy. Đó chính là pḥng vệ sinh dùng cho cá nhân vị Tư lệnh. Ngoài giờ làm việc, cửa pḥng thường xuyên được đóng và khóa cẩn thận; địa điểm này cách chỗ lính đứng gác cũng không xa.

Tính cho đến nay đă gần 38 năm trôi qua (được kể từ đầu tháng 6 năm 71), sau lần gặp gỡ đó, tôi vẫn c̣n nhớ như in cái ánh mắt của Tướng Hiếu chiếu thẳng vào tôi; luồng nhỡn quan rất trong sáng, và ngay thẳng đó c̣n biểu lộ ḷng nhân từ, bao dung khiến cá nhân tôi vẫn nhớ măi cho đến tận bây giờ.

Để giữ được cho sự kín đáo và yên tĩnh của cuộc gặp gỡ, tôi kêu người lính Quân cảnh xuống phía dưới, đứng gác nơi chân cầu thang. Dưới ánh sáng của một ngọn đèn loại bóng tṛn cỡ 60 watt, lúc Tướng Hiếu vừa ra khỏi pḥng vệ-sinh tôi thấy Tướng Minh đă xuất hiện, đứng đợi gần đấy và dơ tay chào. Sau cái bắt tay như thường lệ, cả hai cùng tiến về phía văn pḥng trong khi tôi tự tay mở cửa để tiếp đón hai vị bước vào. Tôi trở lại bàn giấy làm việc, kế ngay bên pḥng Tư-lệnh. Phải đợi có tới khoảng hơn nửa giờ đồng hồ sau, kể từ lúc chú lính tên Thanh bưng vào hai tách nước trà để Xếp đăi khách, mới nghe có tiếng chuông bấm gọi tôi.

Tôi lật đật quơ lấy cuốn sổ tay, bước vội vào văn-pḥng Xếp giữa lúc câu chuyện đang diễn tiến. Tương tự như những lần gặp gỡ truớc đây, tiếng nói của nhị vị Tư Lệnh tương đối khẽ, như chỉ vừa đủ nghe giữa hai người. Tôi đứng nghiêm chờ đợi nhận lệnh cho tới lúc Tướng Hiếu nói dứt câu.

Không mất một giây phút, Xếp chỉ thị cho tôi:

- "Anh kêu tài xế đem xe của tôi lên để đưa tiễn Thiếu Tướng về tư gia."

Tướng Hiếu khoát tay, nói:

- "Thôi khỏi. Anh để tôi về lại Bộ Chỉ-huy."

Sau đó ông đứng dậy và Xếp cũng vội đứng lên theo.

Một lần nữa tôi lại tự động mở cửa đợi cho cả hai bước ra khỏi văn-pḥng.

Tướng Minh đứng nghiêm chào Tướng Hiếu tại đầu cầu thang. Tôi nhận thấy mỗi khi chỉ có hai người, Xếp thường dơ tay chào Tướng Hiếu trước, mặc dù lớn hơn cấp bậc, để nhằm biểu lộ sự tôn trọng khóa đàn anh trong quân đội. Được biết Tướng Hiếu tốt nghiệp khóa 3 Trường VBQG, ĐàLạt; trong khi đó Tướng Minh theo học khoá 4. Cũng vậy, khi không có sự hiện diện của các vị sĩ quan khác, cả hai ông Tướng vẫn thường gọi nhau bằng ‘anh’, chứ không xưng hô theo cấp bậc. C̣n tôi lúc đó đầu vẫn đội mũ, mặc dù là buổi tối; tháp tùng Tướng Hiếu xuống cầu thang để tiến ra phía máy bay, lúc bấy giờ đă được phi công cho nổ máy.

Chiếc trực thăng loại UH-1, CNC (Command & Control) chở vị Tuớng Tư Lệnh Sư Đoàn cất lên cao vượt khỏi trên ngọn cây, rồi vụt bay đi để khởi sự cho một chuyến bay đêm về phía hướng bắc của Thủ-đô Saig̣n. Cùng được tháp tùng trong chuyến bay, tôi chắc chắn phải có mặt Trung Úy Liên, SQ Tùy viên của Tướng Hiếu; anh đă cùng lúc xuất hiện như bóng với h́nh để theo sát vị Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn trong suốt thời gian qua.

Tôi được diện kiến với Thiếu Tướng Hiếu vào buổi chiều tối ngày hôm đó, được coi như là lần cuối cùng; cho măi tới gần bốn năm sau, vào đầu tháng 4 năm 75, tôi rất xửng sốt khi nhận được hung tin Tướng Hiếu bị tử nạn (?) ngay trong văn pḥng của ông ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III, tại Trại Hùng Vương, Biên-ḥa.

Riêng đối với Tướng Minh, sau lần gặp gỡ ở Biệt Khu Thủ Đô, tôi không được biết là Xếp c̣n có dịp nào điện đàm với Tướng Hiếu nữa hay không?

Tuy nhiên có một điểm tôi biết rất rơ là trong cuộc hội kiến này, cả hai vị Tư-Lệnh vẫn giữ thái độ cố hữu: ôn tồn và điềm đạm trong lúc trao đổi câu chuyện với nhau. Chính cá nhân tôi, là một nhân chứng lúc đó, cũng không có thể tin được là buổi gặp gỡ này đă diễn ra b́nh thường. Cái phong cách ‘b́nh thường’ này chỉ được thể hiện ở giữa những người cùng có một sự hiểu biết; không những tương đồng về cá nhân, nội tâm cũng như về đạo đức lẫn tư cách; mà c̣n biểu lộ thêm ở cả hai là sự tôn trọng lẫn nhau.

Ngay trong lúc bấy giờ, có thể khẳng định rằng cái h́nh ảnh mà tôi được trực tiếp chứng kiến giữa cuộc gặp gỡ của Tướng Hiếu và Tướng Minh, đă hoàn toàn trái ngược hẳn với sự kiện vừa mới xẩy ra vài ngày trước đó của cuộc lui binh từ Snoul về nội địa. Nếu chỉ dựa vào báo chí không thôi (như ai nấy cũng đều biết), cái ‘dư âm’ của cuộc triệt thoái quân này đă không mấy đơn giản. Chính v́ tự nó đă được coi như là một ‘điểm nóng’, dễ gây nên những cuộc tranh luận ‘gay cấn’, do từ sự ngộ nhận của những người trong cuộc, không có cùng quan điểm.

Suốt trong thời gian đó (mà ngay cả cho măi tận sau này), hai vị tư-lệnh của chiến dịch Toàn Thắng năm 70-71; hoặc trực tiếp chỉ huy mặt trận như Thiếu Tướng Hiếu hay gián tiếp hỗ trợ như Trung Tướng Minh; dường như cả hai vị Tướng lănh cùng đồng ư với nhau, không hề bộc lộ thêm ư kiến ǵ về cuộc lui binh từ Snoul. (Thậm chí ngay cả những người thân trong gia-đ́nh cũng không hề được hay biết ǵ thêm). Nhưng ngược lại, Bộ Tham Mưu của Sư Đoàn 5/BB và Quân Đoàn III đă được chỉ thị thiết lập hồ-sơ thăng thưởng cho các quân nhân có công trạng gồm cả lực lượng Việt lẫn Mỹ, để đệ tŕnh lên Bộ TTM QLVNCH; Đồng thời c̣n được lệnh can thiệp ngay với Bộ Cựu Chiến Binh về khoản tiền trợ cấp cho các gia-đ́nh tử sĩ, cũng như yêu cầu sự giúp đỡ nhanh chóng đối với các thương binh và cô nhi quả phụ, nhằm chia sẻ bớt những nỗi đau thương, mất mát do cuộc chiến gây nên cho mỗi cá nhân và gia-đ́nh; đặc biệt như vừa mới không may xẩy ra trong cuộc rút quân từ thị trấn Snoul.

* * *

- Thời gian kể từ sau trận Snoul cho tới lúc Tướng Hiếu bị tử nạn (?) tại văn pḥng Tư Lệnh Phó QĐ III của ông, tính ra không may chỉ vỏn vẹn được có 4 năm.

- Riêng đối với cá nhân Tướng Minh, cũng giống như mọi người Việt tị nạn sau tháng 4/ 75, ông đă tự chọn cho ḿnh một nếp sống đơn giản, im lặng và riêng tư bên cạnh những người thân của gia đ́nh. Trải qua hơn ba mươi năm trong cuộc đời viễn xứ, Tướng Minh đă âm thầm từ giă cơi đời v́ tuổi già. Khi viết đến gịng chữ này tôi tin tưởng rằng Xếp đă ra đi và đă đến một nơi ông được hưởng sự b́nh yên trọn vẹn.

Lẽ đương nhiên nắm trong tay chức vụ chỉ huy quân đội, hai vị tư lệnh sư đoàn và quân đoàn, đă cùng nghiêm túc chia sẻ với nhau phần trách nhiệm của cuộc triệt thoái quân từ Snoul vào cuối tháng 5/71. Tuy nhiên suốt 4 năm cuối trong cuộc đời hào hùng của một vị tướng tài ba, trong sạch và đức độ, Thiếu Tướng Hiếu đă không lên tiếng, không hề tỏ lộ thêm ư kiến về trận Snoul. Tương tự, Trung Tướng Minh cũng đă không làm ǵ khác hơn so với Tướng Hiếu. “Sự im lặng” do đó cũng đă kéo dài thêm được hơn nữa sau ba mươi mấy năm trời.

Đúng như đă được mô tả ở phần trên của bài viết: Sau cuộc rút quân từ Snoul, trước khi đi đảm nhận chức vụ mới, quan trọng hơn; Tướng Hiếu đă đến gặp mặt, chào từ giă Tướng Minh tại văn pḥng TL BKTĐ, Sàig̣n vào đầu tuần của tháng 6/1971. Trong cuộc gặp gỡ không chính thức này, thái độ “giữ im lặng ” chắc chắn phải là một trong vài đề tài cần thiết đă được nhị vị Tướng quân đồng thuận trong câu chuyện và được đem áp dụng kể từ đó (?).

Tác giả có thể xin tạm kết luận ở điểm này là “Nếu thượng cấp đă không chịu bộc lộ thêm ư kiến của riêng ḿnh về cuộc lui binh từ Snoul”; Như vậy, từng mang danh là những cựu quân nhân thuộc cấp, tại sao chúng ta lại phải thắc mắc? Tại sao lại vẫn cố tiếp tục bới móc những sự kiện được coi như đă thuộc về lich sử? Cố t́m ra thêm chứng cớ để mà làm ǵ? Trường hợp này có được lợi ǵ không? Mà có lợi th́ lợi cho người nào? Và nếu có bất lợi th́ sẽ bất lợi cho ai?

Hành động “bới lông t́m vết” này chắc chắn là không đúng với quan niệm của nhị vị Tướng quân (?) V́ nó đă đi ngược lại chủ trương xây dựng cộng đồng, nhằm củng cố sự đoàn kết nội bộ của cả khối người Việt tị nạn Cộng sản nói chung hiện nay tại hải ngoại; Mà điểm đặc biệt là phong trào Toàn Quân Toàn Dân nói riêng, hiện đang được khởi động mạnh mẽ ờ khắp mọi nơi.

Phần nhận định:
(Chứ không phê b́nh)

A. Chiến Đoàn 8 của SĐ5/BB không hề thua trận Snoul!:

Người viết xin được nhấn mạnh ở một điểm quan trọng mà bất cứ ai cũng đều phải công nhận, là nếu đem so sánh kết quả của cuộc lui binh từ Snoul với chiến dịch Lam Sơn 719, hành quân tại Hạ Lào (được xẩy ra cùng một thời gian) th́ dư luận và Bộ TTM của QL VNCH phải công nhận là Chiến Đoàn 8 thuộc SĐ5 /BB, do Đại Tá Bùi-Trạch-Dần làm Chiến Đoàn Truởng, dưới quyền chỉ-huy trực tiếp của Thiếu Tướng Nguyễn-Văn-Hiếu, Tư Lệnh Sư Đoàn, đă không hề bị thua trận Snoul như dư luận báo chí bàn tán vào thời bấy giờ.

Ta hăy xem phần dẫn chứng sau đây:

1./ Hành quân Toàn Thắng, QK 3:

Sau đây là kết quả ghi nhận được giữa lực lượng Địch và Bạn xẩy ra tính từ lúc rút quân từ Snoul, ngày 28-5 (?) đến ngày 31-5-71 như sau:

(i) Quân CS Bắc việt: 2086 chết, không kể con số cán binh bị thương, bị CĐ 8 bắt làm tù binh và một số lớn vũ khí hạng trung và nhẹ của địch bị các binh sĩ của CĐ 8 tịch thu nhưng sau đó quân ta đă phải hủy bỏ lại trên lộ tŕnh lui binh– So sánh với:

(ii) Phía lực lượng Bạn: Kết quả được Tuớng Hiếu công bố khoảng 14 % trên tổng số: gồm có 37 tử thương, 167 bị thương và 74 mất tích. Về phần quân trang quân dụng được báo cáo như sau: 10 chiến xa và 14 thiết quân vận bị bắn cháy, 12 súng pháo binh phải phá hủy trước khi lui quân, 22 súng cối bị thất lạc, cùng với một số quân xa phải bỏ lại với lư do rất đơn giản là không có đủ nhiên liệu tiếp tế để chạy..

2./ Hành quân Lam Sơn 719, tại QK 1:

Khoảng đầu tháng 2, 71 cuộc hành quân Lam Sơn 719 được khởi sự tại Vùng I Chiến Thuật và chấm dứt vào đầu tháng 4, 71. Trong thời gian giao tranh kéo dài khoảng một tháng rưỡi (tức là trong ṿng 45 ngày) tổn thất của cả đôi bên được ghi nhận rất cao:

(i) Quân CS Bắc việt: 13,688 Bộ đội CS BV bị chết, 167 bị bắt làm tù binh, 6657 tổng số vũ khí bị tịch thu, 120 Tăng và 279 quân xa bị quân ta phá hủy, tịch thu hàng tấn vũ khí, đạn dược và vô số lương thực. (Nguồn tin ghi nhận từ Ság̣n).

(ii) Phía lực lượng Bạn: Con số được báo cáo: 1160 chết, 4271 bị thương, 240 mất tích, cộng thêm sự thiệt hại của các đơn vị Không quân, Thiết giáp và Pháo binh..v..v..với một số lớn vũ khi và đạn dược bị thất lạc.

Theo hăng Thông Tấn AP (Associated Press) th́ tổn thất quân bạn được ghi nhận với con số gần 50% thiệt hại - Gồm: 3800 tử thương, 5200 bị thương và 775 mất tích.

Về phía lực lượng Hoa Kỳ, được Sàig̣n ghi nhận: 450 chết, 104 trực thăng bị bắn rớt, 608 trực thăng bị thiệt hại, trong đó có thêm 5 máy bay bị phá hủy.

B. Tướng Hiếu xuất hiện trước Quốc-Hội VNCH:

Nhận định về việc Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 5/ Bộ Binh, sau cuộc rút quân từ Snoul, được mời ra trước phiên họp khoáng đại của Quốc-Hội tại Sàig̣n, mục đích là điều trần và giải thích một vài sự kiện liên hệ đến vấn đề dân sự, hành chánh, đă xẩy ra trong suốt cuộc hành quân ngoại biên; do Thiếu Tướng Nguyễn-Văn-Hiếu trực tiếp nắm quyền chỉ huy:

- Sự kiện ‘Cáp Ruồng’ (massacred) xẩy ra vào lúc có cuộc hành quân qua biên giới. Kết quả được ghi nhận có khoảng 200 thường dân Miên gốc Việt bị tàn sát trong khu vực tỉnh Svay Rieng (xẩy ra hai lần vào khoảng giữa tháng 4 năm 1970).

- Một số những nhận xét và báo cáo từ Cố Vấn Mỹ của Sư Đoàn 5 trong suốt cuộc hành quân.

- Sự kiện “các loại gia cầm” (?) (được coi như tài sản của người dân kampuchia như: Ḅ, Gà…) được phát hiện đă đem về biên giới cùng với cuộc lui binh.

C. Thiếu Tướng Hiếu được đề cử chức vụ mới: Tư-Lệnh Phó Quân Đoàn I.

Sau khi rút lực lượng hành quân của CĐ 8 từ ngoại biên về lănh thổ Quân Khu 3, kế đến là buổi gặp gỡ giữa Tướng Hiếu và Tướng Minh tại Bộ Tư Lệnh BKTĐ Sàig̣n; Hơn một tuần lễ sau đó, Thiếu Tưóng Tư Lệnh Sư Đoàn 5/BB đă được Tổng Thống và Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực VNCH bổ nhiệm vào chức vụ Tư Lệnh Phó Quân Đoàn, thuộc QĐ I, Quân Khu 1.

Vào thời kỳ bấy giờ, Quân khu 1 được coi là một trong 4 vùng chiến thuật chịu trách nhiệm nặng nề nhất ở phía cực bắc giới tuyến thuộc lănh thổ VNCH; Nhất là kể từ sau Chiến dịch Lam Sơn 719. Hiện t́nh lúc đó các cuộc giao tranh với quân xâm lăng CS Bắc việt đang trở nên khốc liệt. Do đó chính phủ đă nhận thấy việc khẩn thiết là phải cần sự có mặt của một vị tướng tài ba như Thiếu Tướng Nguyễn-Văn-Hiếu, với khả năng tác chiến, điều binh, cộng thêm kinh nghiệm chỉ huy giữa các lực lượng hỗn hợp trên lănh vực hành quân đại qui mô như ở cấp quân đoàn.

D. Sự thay đổi tại Quân Đoàn III sau cuộc rút quân từ Snoul:

Những thay đổi quan trọng tại Bộ Tham mưu QĐ 3 được xẩy ra trong những tháng kế tiếp sau khi Thiếu Tướng Nguyễn-Văn-Hiếu rời chức Tư Lệnh Sư Đoàn đề đi đảm nhận một chức vụ mới, cao hơn và nhiều thử thách hơn, đó là chức Tư Lệnh Phó, phụ tá cho Tướng Hoàng-Xuân-Lăm, đương kim Tư Lệnh QĐ I và QK 1.

Hai sự kiện dưới đây đă được ghi nhận sau này tại Vùng 3 Chiến Thuật:

1/ Thiếu Tướng Nguyễn-Xuân-Thịnh, Tư Lệnh SĐ 25/BB, được phủ Tổng Thống và Bộ TTM điều động trở về Binh chủng Pháo Binh/ QL VNCH.

Để được phù hợp với những cuộc hành quân đại qui mô, đơn vị Pháo Binh cũng cần được phát triển thêm, nhắm kiện toàn sự tổ chức và phối hợp giữa những đơn vị PB diện địa và PB cơ động.

(Tướng Thịnh là cựu Chỉ Huy Trưởng đơn vị Pháo Binh VNCH, trước khi ra nắm giữ chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 25/ Bộ Binh).

2./ Thiếu Tướng Lâm-Quang-Thơ, Tư Lệnh SĐ 18/BB: Cũng đồng thời được bổ nhiệm vào chức vụ Chỉ Huy Trưởng trường Vơ Bị Quốc Gia, Đà Lạt (vào khoảng đầu tháng 4/72); Một quân trường nổi tiếng, chuyên đào tạo các sĩ quan hiện dịch ưu tú của QL VNCH.

Trường Vơ Bị QG VN, với giá trị cao về phương diện huấn luyện kể cả Văn hoá lẫn Quân sự, đă được xếp ngang hàng với quân trường West Point của Hoa Kỳ.

Ghi chú:

* H́nh chụp Tướng Hiếu, TL SĐ 5/BB và Tướng Minh, TL QĐ III đang ân cần đàm đạo với nhau trong buổi lễ tiếp tân kỷ niệm ngày thành lập Quân Đoàn III và Quân Khu 3, được tổ chức tại khuôn viên dinh Tư-Lệnh QĐ III, tại tỉnh Biên-Ḥa. Vẻ trầm ngâm, ưu tư được biểu lộ trên nét mặt của cả hai vị Tư Lệnh v́ lư do là ngày ‘N’ đă được ấn định cho cuộc rút quân từ Snoul và hiện đă rất gần kề. (H́nh được tác-giả cất giữ làm tư liệu 5/1971)

* (Tác giả là cựu SQ Tùy viên Tư Lệnh QĐ III & QK 3, Tháng 3/71 đến Tháng 10/73)

Nguyễn Ngọc Tùng
Ngày 26/01/2009

Các bài của Nguyễn Ngọc Tùng
Tướng Hiếu gặp Tướng Minh sau cuộc rút quân từ Snoul (6/1971)
Hành Quân Ngoại Biên (70-71)
Đường Về Biên Giới - QL.13
Ngày Dời Biệt Khu
Hệ lụy quanh cái chết của Trung Tướng Đỗ Cao Trí
Tướng Giáp (VC) ĐánhThua Trận An Lộc
Hệ Lụy Cuộc Lui Binh Từ SNOUL (71)
Cuộc rút quân từ Snoul '71 [2]

generalhieu