Hành Quân Ngoại Biên (70-71)
Cùng Những Hệ Lụy Về Chính-Trị

1. Bối Cảnh Địa-Dư và Chính-Trị:

A/ Vấn đề biên-giới, nói một cách tổng quát, về phương diện địa-dư được bao gồm lănh thổ và cả lănh hải, được gắn liền với chủ quyền của một nước. Đó là một vấn đề căn bản và quan trọng, đ̣i hỏi hai (hoặc ba) quốc-gia láng giềng với nhau, phải nghiêm túc tôn trọng.

Mức độ tranh chấp, nếu có, của những nước cùng chia sẻ biên giới, c̣n tùy thuộc vào một vài yếu tố như thái độ của dân chúng; như chủ trương hoặc thể chế chính-trị của đôi bên có tương thuận hay không? V́ thế, một khi đă coi là người láng giềng, hai quốc-gia thường cố tránh những hành động dễ đưa đến những gây hấn, nhất là về mặt quân sự; V́ thế các cuộc hành quân của đôi bên đều tránh né diễn ra tại vùng ven biên. Do tính chất tế nhị đó, đôi khi khu vực giữa lằn ranh giới được “bỏ ngỏ”; không ngoài tính cách nhằm giảm thiểu những chuyện đụng độ, gây phiền nhiễu, ảnh hưởng không tốt trên phương diện ngoại giao. Khu vực “bỏ ngỏ” vừa đề cập, đôi khi có chiều rộng cả gần cây số tại vùng đất của đôi bên; Cũng c̣n được ám chỉ như một “khu vực không có người” (No Man’s Land Zone). Vùng “không người” đôi khi c̣n được áp dụng như một hàng rào kiểm soát vô h́nh, ngăn ngừa những cuộc giao chiến, được dự trù sẽ xẩy ra giữa hai nước thù nghịch; Thí dụ khu vực dọc theo Vĩ-tuyến 38, ấn định làm “Ḥa” tuyến giữa hai miền Nam Bắc Triều-tiên sau Hiệp-định ngưng bắn được kư năm 1953 tại B́nh-nhưỡng; Hoặc giải đất phải được kể là “không người” ở hai bên Vĩ tuyến 17 tại Việtnam.

Lịch-sử có khi cũng đă chứng minh vùng không có người này (do hai nước tôn trong biên giới của nhau) đă không may bị kẻ thứ ba, thâm độc, bí mật thực hiện mưu đồ đen tối. Kẻ thứ ba này lợi dụng vào sự “ít được kiểm soát” tại vùng ven biên giữa hai quốc-gia, đă xử dụng giống một hành lang, lén lút di chuyển quân đội và vũ khí đến tấn công, gây rắc rối cho một trong hai nước láng giềng như vừa nêu trên.

Kể từ sau Hiệp-định Genève năm 54, t́nh trạng “xâm nhập bất hợp pháp” của lực lượng Bộ đội CS Bắc việt đă xẩy ra tại khu vực biên giới giữa Việt-Nam Cộng ḥa với Cambốt (cũng như Lào). “Kẻ thứ ba, thâm độc” được nêu ra ở đây chính là Hồ-chí-Minh, vừa là một sáng lập viên lại vừa kiêm cả chủ tịch Đảng, gồm Việt minh và Cộng sản Việtnam.

Chủ tọa một buổi họp của Bộ chính-trị Trung Ương Đảng CS Bắc việt, tổ chức tại Hà-nội ngày 20-12-1960 (1), Hồ-chi-Minh tuyên bố thành lập ’Mặt Trận Giải Phóng Miền Nam’ (MTGP); Đồng thời gấp rút thúc đẩy việc khai thông một con đường ṃn lấy tên là HCM, dùng làm đường ‘giao liên’, trải dọc theo biên giới giữa 3 quốc-gia Lào, Cambốt và Việt-nam Cộng-Ḥa, nằm phía tây rẫy núi Trường Sơn. Hành đông này đương nhiên chứng tỏ trước thế giới sự vi phạm trắng trợn bản Hiệp-định Genève do chính họ Hồ cùng tập đoàn Việt minh CS đă đặt bút kư kết với Pháp năm 1954.

Theo một tài liệu ghi nhận được của cơ quan t́nh báo Mỹ (CIA), vào thời điểm này, Hà-nội đă chỉ thị cho thành lập hai (02) căn cứ quân sự chính ở dưới Vĩ-tuyến thứ 17; Một, nằm tại vùng phía Tây, Cao nguyên Trung phần (QK 2) và căn cứ thứ Hai, thuộcTỉnh kiêm Tiểu khu Tây-ninh, tọa lạc ở phía tây của QK 3. Đây là một khu vực h́nh tam giác, phía nam của QL1; Trục lộ giao thông chính thức nối liền từ thành-phố Sàig̣n qua Tỉnh Tây-ninh lên tới thủ-đô Phnompenh của Cambốt. Đường biên giới có h́nh tam giác, mà đỉnh nhọn nằm giữa ranh giới Cambốt với các Tỉnh Hậu-nghĩa, Tây-ninh (QK 3) và Kiến-tường (QK 4).

Địa điểm thứ hai, cũng được nghi ngờ là cơ sở tiếp vận ‘hậu cần’ quan trọng của CS Bắc việt và phe MTGP. Tại nơi đây cộng quân tích trữ vũ khí, nhiên liệu và thực phẩm được lén lút xâm nhập vào hàng loạt bằng đường ṃn HCM. Nguồn tin tiết lộ thêm, có địa điểm c̣n phát hiện được cả một ‘Trạm cứu thương‘, đặt ngầm dưới mặt đất (?).

Nhờ doanh trại được ẩn dấu giữa rừng cây, nên Trung Ương Cục Miền Nam (Cục R) mới có cơ hội hoạt động dễ dàng v́ tương đối khó bị quan sát. Cho nên nơi đây cũng c̣n được mệnh danh là ‘Mật khu An toàn’. Tuy nhiên để tránh khỏi sự phát hiện, bộ chi-huy của MTGP phải di động, chạy trốn thường xuyên “như một bóng ma”, từ địa điểm này đến địa điểm khác trong vùng rừng cây bát ngát của các đồn điền cao-xu tọa lạc trong vùng biên giới, mà phần sở hữu chủ thuộc về cá nhân, hoặc chính-phủ Pháp (?).

[Qua các nguồn tin tiết lộ, mật khu ‘An toàn’ (!) của cộng quân c̣n bị nghi ngờ là chỗ giam giữ, thẩm vấn các tù binh. Tiếp theo, đặc biệt là tù binh Mỹ, sẽ được bí mật vận chuyển ra Bắc (?)]

B/ Đối với thế-giới, Cambốt được công nhận là một nước Trung lập. Tuy nhiên khối CS quốc-tế vẫn cứ tiếp tục xúi dục, yểm trợ cho một ‘Đảng phái đối lập’ hoặc chính-phủ ‘Trung Lập thân Cộng’. Vài thí-dụ như Pathét Lào hay Khmer Đỏ là hai nước cùng có chung biên giới với Việt-nam Cộng-ḥa; Do đó mới có dịp bao che cho các vụ xâm nhập bất hợp pháp của CS Bắc việt, cho mưu toan thúc đẩy cuộc chiến tranh xâm lăng vào miền nam VNCH.

Hơn nữa, một số sự kiện quân sự kể như ngẫu nhiên, đă xẩy ra trong khoảng nửa năm đầu của 1970. Các diễn tiến đề cập sau đây (1) được kể là quan trọng, gây ảnh hưởng chung cho vận mệnh của cả hai quốc gia, VNCH và Kampuchia (Cambốt).

Những sự kiện này đă gây nên cuôc “khủng hoảng chính-trị” của Hoa-kỳ lúc bấy giờ. Hơn nữa c̣n tạo bất lợi cho cuộc chiến đấu tự vệ của miền nam VNCH trước mưu đồ xâm lược của tập đoàn CS Bắc việt :

-- Một trong các buổi họp của Hội nghị Ba-lê, thảo luận về vấn đề ngưng bắn; Ngày 21-2-70, Lê-đức-Thọ (CS Bắc việt và VC) cùng Kissinger (Mỹ) tiếp tục “NÓI CHUYỆN RIÊNG RẼ VÀ BÍ MẬT’ với nhau về vận mệnh của các nước ở Đông nam Á châu. Riêng tại VN họ Lê vẫn ngoan cố phản đối “việc rút quân song phương”; Theo đó, CS Hà-nội bắt buộc phải rút khoảng hơn 150,000 quân Chính quy, Bộ đội ra khỏi miền nam VN, tức VNCH, cùng với việc hồi hương toàn bộ lực lượng của Mỹ.

-- Ngày 11-3-70: Khoảng 20,000 người biểu t́nh tại Thủ-đô Phnompenh, mục đích phản đối Bộ đội CS Bắc việt và VC hiện diện trên lănh thổ Cambốt. Đồng thời Thủ tướng Lon-nol ngỏ lời xin lỗi, v́ kết quả của cuộc biểu t́nh, dân chúng Khmer đă tấn công ṭa Đại sứ CS Hà-nội và Chính-phủ Lâm thời Miền nam (Provisional Revolutionary Government of SVN).

-- Tiếp theo ngày hôm sau, chính-phủ Cambốt hủy bỏ Khế Ước Mậu Dịch; Không cho CS Bắc việt và VC được phép xử dụng Sihanoukville như một hải cảng để Nga sô (tận dụng đường biển) thực hiện chương tŕnh yểm trợ quân viện, để châm thêm vũ khí, đạn dược cũng như nhiên liệu cho quân CS Bắc việt và VC hiện đang khuấy phá tại vùng biên giới Cambốt và VN.

-- Sau chuyến công du Moscow và Bắc-kinh, ngày 18-3-70 Sihanouk bị lật đổ bằng một cuộc đảo chánh không đổ máu của Tướng Lon-Nol (đảm nhiệm chức vụ Thủ-tướng kiêm Bộ trưởng Quốc-pḥng) và Hoàng thân Sirik Matak (trong chức vụ Đệ Nhất Phó Thủ-tướng). (Với một thành phần chính phủ mới, Cambốt đă tiếp nhận một khoản tiền viện trợ là 300 triệu Đô-la của Hoa-kỳ cho lănh vực kinh-tế và quốc pḥng)

-- Ngày 20-3-70: Lần đầu tiên trong một cuộc hành-quân của lực lượng Cambốt có sự hỗ trợ của quân đội VNCH và lực lượng đồng-minh, đă đẩy lui cuộc tấn công một đơn vị CS Bắc việt tại vùng biên giới, khoảng 16 cây số phía bắc Thị trấn An-phú (QĐ 4).

-- Nhà cầm quyền CS Hà-nội, trong âm mưu duy tŕ Bộ đội Bắc việt tại Cambốt; Ngày 21-3-70, Lê-duẩn đă bí mật cử Phạm-văn-Đồng (Thủ tướng Bắc việt), sang Bắc-kinh thảo luận với Chu-ân-Lai (Thủ tướng TC) để giúp Hoàng thân Sihanouk thành lập một chính phủ mới, thân Cộng cho Cambốt.

Hai ngày sau đó tại Bắc-kinh, Sihanouk hô hào dân chúng Khmer thành lập lực lượng vơ trang chống lại chính phủ của Thủ tướng Lon-nol tại Phnompenh; Đồng thời hô hào thành lâp Mặt Trận Liên Hiệp Quốc Gia Kampuchia (National United Front of Kampuchia= NUFK).

Do đă có sẵn âm mưu, tổ chức của Sihanouk được Trung Cộng đỡ đầu, lập tức được sự thừa nhận của đồng bọn CS Bắc việt, Mặt trận Giải phóng (MTGP), Pathét Lào (Lào cộng) và dĩ nhiên cả phía Miên cộng (Khmer Đỏ).

Đấy là nguyên nhân đă khiến có cả hàng chục Sư đoàn Bộ đội CS Bắc việt và VC, tiếp tục có mặt bất hợp pháp trên đất Miên và Lào để chờ dịp quấy rối vùng “Tam biên” ngă ba biên giới, phía Tây cao-nguyên Trung phần và cả miền nam VNCH.

……

Ngày 9-4-70: Quân đội chính-phủ Cambốt rút toàn bộ khỏi Thị trấn Svayrieng (tiếng Việt gọi là Tỉnh Soài-riêng), khoảng cách gần 10 cây số phía bắc biên giới Tỉnh Kiến-tường (QK 4). Tỉnh Svayrieng c̣n nằm trên QL1, trục lộ giao thông huyết mạch trước đây trên toàn cơi Đông-dương, nối liền Sàig̣n với Phnompenh. Vùng này c̣n được biết với cái tên là khu “Mỏ Vẹt” (Parrot’s Beak).

Tương tự như trường hợp đă xẩy ra tại Thị trấn Snoul, Tinh Svayrieng cũng bị chiếm hữu qua lại của lực lượng thuộc các phe quốc gia (Cambốt và VNCH) và cộng sản (Hànội và MTGP).

Trong thời gian này, thảm trạng “Cáp ruồng” (massacres) đă xẩy ra tại một vài nơi thuộc vùng Tỉnh Svayrieng; với mức thiệt hại được ghi nhận khoảng vài trăm nhân mạng người Khmer gốc Việt.

Dư luận quốc tế cho rằng đây là một trong những kế hoạch (?) của CS Bắc việt và VC nhằm gây sự hiềm khích, chia rẽ giữa hai dân tộc, khiến gây trở ngại các cuộc hành quân hỗ trợ song phương giữa hai chính phủ của Thủ tướng Lon-nol và Tổng thống Nguyễn văn Thiệu, VNCH trên chiến trường ngoại biên.

Tại Hoa-kỳ, do áp lực của sinh-viên và dân chúng, nhất là phe phản chiến, một số những cuộc biểu t́nh bị xách động đă xẩy ra tại một số các trường Đại-học cũng như trên đường phố; Lên án chính-phủ Mỹ chủ trương “bành trướng” chiến tranh qua nước Cambốt ! Kết quả đưa đến việc Tổng thống Nixon phải xuất hiện trước Nghị viện Mỹ ngày 5-5-70, cam kết “Rút lui lực lượng Mỹ khỏi lănh thổ Cambốt trong ṿng từ 3 đến 7 tuần lễ”, đồng thời ra lệnh cho quân lính Mỹ (trong thời gian đó) không được tiến xâu quá 21 miles (tức 33.6 km) trong nội địa Cambốt .

Tuy nhiên ba ngày sau đó ở thủ-đô Sàig̣n, tức 8-5-70, một buổi họp chính thức giữa Thủ-tướng Lon-nol của Kampuchia và Tổng-thống VNCH Nguyễn-văn-Thiệu, đă đưa đến sự thỏa thuận , trên nguyên tắc, giữa hai quốc-gia láng giềng (Cambốt và VNCH), về các cuộc “Hành quân ngoại biên”. Theo lời giải thích của TT Thiệu: “Quân lực VNCH không hề bị ràng buộc bởi sự giới hạn hành quân khoảng 33 km (tức 21 miles) trong nội địa Cam-bốt như lời cam kết của TT Nixon trước QH Hoa-kỳ”.

Sự thỏa thuận trên nguyên tắc, giữa Thủ-tướng Cambốt và Tổng thống VNCH, tuy được ghi nhận trong bản thông cáo chung của hai nước; Nhưng trên thực tế, qua sự nhận định của giới quan sát viên đặc biệt về quân sự, đă cho thấy có nhiều sự kiện bất lợi xuất hiện (?), gây ảnh hưởng trực tiếp cho cuộc hành quân ngoại biên của Quân Đoàn III và QĐ IV trong năm 70 và 71(!).

2. Chiến Dịch Toàn Thắng - 70:

Mặc dầu cộng quân, bị thất bại nặng nề trong cuộc ‘Tổng Tiến công và Tổng nổi dậy Tết Mậu-thân năm 68’; Vẫn ngoan cố bám víu cách tuyên truyền của Việt minh Cộng sản. Hồ-chí-Minh và Đảng cầm quyền Hà-nội tiếp tục ‘ngợi ca’ sự kiện Tết Mậu-thân như là một ‘chiến thắng vĩ đại’ của ‘Quân dân Anh hùng CS miền Bắc’. Mặt khác, chúng lại gián tiếp thú nhận sự thảm bại, khi nêu ra con số tử vong cao tới hơn 50% so với mức quân số, bao gồm cả lực lượng CS Bắc việt lẫn MTGP (VC).

Sự thất bại, không những vậy c̣n ảnh hưởng trầm trọng về mặt tinh thần; đặc biệt nhuệ khí chiến đấu của tập thể cán binh VC bị xút giảm. Lúc đó Bộ Chính-trị Đảng CS Bắc việt đă phải ‘kiểm thảo’ thẳng thắn là “thấp tới mức độ phải báo đông”! Theo một vài tài liệu khác(?), liên quan đến hệ thống tổ-chức CS, đă xác nhận các ‘cơ sở’ nồng cốt hạ tầng, lẫn đặc công nội thành của Việt cộng gần như bị xóa sổ.

Sự kiện trên đây đă trả lời đầy đủ cho câu hỏi, tại sao sau biến cố Tết Mậu-Thân các đơn vị Cộng quân triệt để tránh né các cuộc đụng độ với lực lượng VNCH và quân đội đồng minh(?).

Về phía các nước đồng minh trên thế-giới tự-do, đang hỗ trợ miền nam VN chiến đấu tự vệ chống CS Bắc việt xâm lược; Đặc biệt từ sau năm 68, Hoa-kỳ vẫn tiếp tục giảm bớt quân số tại VN theo đúng kế hoạch đă ấn định; Đang từ con số nửa triệu lính Mỹ, căn cứ trên thống kê trong tháng 6, th́ đến cuối năm 1969 đă có thêm 64,000 người được hồi hương. Phần chính phủ VNCH ngược lại, do nhu cầu đ̣i hỏi của chương tŕnh “Việt Hoá” chiến tranh (Vietnamization) quân số đă tăng cường từ 850,000 lên hơn 1 triệu, để đáp ứng việc thay thế các lực lượng đồng minh trong tương lai. (1)

Các cuộc Hành quân xẩy ra sau này, chính thức được bắt đầu bằng cái tên Toàn Thắng - 42 và 43…v..v (vào năm 69/70) và Toàn Thắng 1/71; Những con số ghi kèm theo sau, để chỉ định cho từng đợt chiến dịch. Tuy nhiên trước đó quân lực VNCH cũng đă từng có những cuộc hành quân, truy kích bộ đội CS Bắc việt và VC ra khỏi vùng biên giới của các Tỉnh như: B́nh-long, Tây-ninh, Kiến-tựng, Kiến- phong v…v.. Lính Bộ đội Hà-nội và VC trú đóng dọc theo biên giới Việt Miên, thường lén lút sang tấn công vào một số đơn vị địa phương của VNCH, nhằm khuấy rối t́nh trạng an ninh trong khu vực, đồng thời cướp lương thực của cải dân chúng để mong sống c̣n; Sau mỗi sự kiện, chúng lại bí mật rút xâu vào đất Miên để tránh né những cuộc oanh tạc hoặc truy lùng của quân đội VNCH..

T́nh trạng này kéo dài cho đến khi có sự thay đổi chính phủ Cambốt (chính phủ Lon-nol, thân Tây phương); Kể từ đó các cuộc “Hành quân vượt biên” của quân đội VNCH và lực lượng đồng minh mới được chính thức rơ rệt.

Người dân trong nước lúc đó, được đọc hoặc nghe các trận đánh qua sự tường thuật của báo chí hay các cơ quan truyền thông, nhưng vẫn c̣n bỡ ngỡ v́ nhiều cái “tên” chưa được thấy nhắc đến bao giờ. Đó là những trường hợp các cuộc đụng độ không xẩy ra tại ngay trên các Thị trấn hay những nơi có mang sẵn địa danh, nên được đặt tên qua “địa h́nh”; Thí dụ: Căn cứ “C” (hay Charlie), Cứ điểm “B” (hay Beta), hay Đồi 101,.v..v. Hoặc có khi “tên” của một mặt trận được đặt do căn cứ vào h́nh dạng (đường, nét vẽ) của địa thế thiên nhiên, xuất hiện trong bản đồ hành quân. Mục đích quan trọng là giúp cho sự “nhận diện” được thống nhất trong đặc lệnh Truyền tin; Một hệ thống yểm trợ, liên lạc giữa Cố vấn QS Hoa-kỳ và quân lực VNCH.

Để dẫn chứng cho điều này, trên bản đồ hành quân của Vùng 3 Chiến thuật, ta có thể lấy điểm nhọn, tượng trưng cho biên giới Cambốt với các ranh Tỉnh Tây-ninh, Hậu-nghĩa (thuộc QK 3) và Tỉnh Kiến-tường (QK 4); Có h́nh vẽ giống như một mỏ chim, nên giới quân-sự đặt cho khu vực này một cái tên “Mỏ Vẹt” (Parrot’s Beak). Lên một chút nữa, nét vẽ ranh giới được ph́nh rộng ra, nh́n giống h́nh hai chiếc cánh, nên được đặt tên là “Cánh Thiên Thần” (Angel wings). Xa chút nữa lên phía tây-bắc của Tỉnh Tây-ninh, đường biên giới trông giống h́nh đầu con chó nh́n nghiêng (?); Nên được đặt tên là khu “Đầu Chó” (Dog’s head). Phía bắc hai tỉnh Tây-ninh và B́nh-long giáp ranh với Cambốt , trên bản đồ biên giới ta thấy có một đường cong khởi đầu từ một đỉnh nhọn, giống h́nh một cái lưỡi câu, nơi này được đặt tên là vùng “Lưỡi Câu” (Fish Hook).

* * *

Song song với ư định “đem chiến tranh ra khỏi lănh thổ” của VNCH, Tổng Thông Nixon, đặt tin tưởng vào một chính phủ thân Mỹ của Thủ tướng Lon-nol tại Cambốt; Đă thông qua cùng BTL Cố vấn Quân sự Hoa-kỳ tại VN (MACV), tăng cường yểm trợ cho quân lực VNCH trong chiến dịch truy lùng địch, tấn công vào những cứ điểm trú đóng của bộ đội CS Bắc việt và MTGP (VC) hiện đang ẩn núp dọc theo vùng biên giới Miên-Việt.

Các cuộc hành quân ngoại biên đă được tổ chức giữa sự phối hợp của hai Quân Khu, do các vị đương kim Tư-lệnh giầu kinh nghiệm chiến trường và được sự tín nhiệm tuyệt đối của binh sĩ các câp, đó là Trung-tướng Đỗ-cao-Trí (QK 3) và Thiếu-tướng Nguyễn-viết-Thanh (QK 4).

Hai trong những lần xuất quân chính thức được ghi nhận như sau (1):

2.1 - Ngày 29-4-70: Một lực lượng gồm 6000 binh sĩ thuộc QL VNCH mở đầu cuộc hành quân vào khu vực Mỏ Vẹt (Parrot’s Beak) vùng biên giới, tiép giáp với các tỉnh Tây-ninh, Hậu-nghĩa (QK 3) và Tỉnh Kiến-tường (QK 4). Cuộc hành quân được sự hỗ trợ của Không quân và Pháo binh Hoa-kỳ. Ngoài ra BTL MACV c̣n cố vấn cho chiến dịch về phương diện quân sư như Không quân chiến lược và chiến thuật, phụ trách tiếp vận và mọi phương tiện tản thương cần thiết.

2.2 - Hai ngày sau đó, tức 01-5-70, tiếp theo cánh quân thứ hai được đổ vào vùng biên giới thuộc khu vực Lưỡi Câu (Fish Hook) vào khoảng gần 20 cây số hướng tây-bắc Thị trấn An-lộc, thuộc Tỉnh B́nh-long; gồm tập hợp lực lượng của khoảng 8,000 quân Mỹ cộng với 2000 binh sĩ VNCH. (Trong một tài liệu khác (2), lực lượng tham chiến của cánh quân này được biết với số lượng là: 5000 của VNCH và 15,000 phía quân đội Hoa-kỳ).

Đoạn dẫn chứng trên đây cho thấy cuộc hành quân lùng địch của lực lượng bạn, vào cuối Tháng 4 bước sang đầu Tháng 5-1970: Khởi sự bằng hai mũi dùi chủ yếu xuất phát từ Tỉnh Kiến-tường (QK 4) và Tây-ninh (QK 3), tấn công ngược lên hướng bắc, tiến xâu vào lănh thổ Cambốt.

Sự kiện cho thấy là ngày và giờ xuất phát khác nhau tại hai địa điểm (a) Cánh quân từ biên giới tiến vào vùng Mỏ Vẹt: ngày N; Và (b) Cánh quân tiến vào khu Lưỡi Câu: Ngày N+2. (Sau cánh quân kia là hai ngày).

Theo tin t́nh báo (A2) giải đoán th́: cả hai khu vực này bị t́nh nghi là Bộ chỉ-huy của TƯC Miền nam (Cục R), c̣n như nếu không phải, th́ ít ra cũng là những địa điểm quan trọng được mệnh danh là ‘An toàn khu’ như VC thường vẫn tuyên bố. Đây là những trại đóng quân c̣n gọi là “the City”(theo cách gọi của binh sĩ Mỹ), được thành lập để tiếp nhận số bộ đội, chiến cụ, nhiên liệu và lương thực v…v ; Được bí mật vận chuyển bằng đường bộ vào từ Hà-nội (do đường ṃn HCM), hoặc theo đường biển, qua h́nh thức viện trợ, do các tầu Nga-sô chuyên chở (ghi nhận khoảng 80% trên tổng số tiếp tế cho chiến trường Cambốt), mà trước kia đă được Sihanouk (Chính phủ thân cộng) chấp thuận cho cập bến tại hải-cảng Sihanoukville.

3. Chiến Dịch Toàn Thắng -71:

Sau đây là đoạn “Hồi kư“ của một quân nhân thuộc Quân lực VNCH, trực tiếp tham dự vào cuộc hành quân ngoại biên, được coi là một nhân chứng sống trong cuộc chiến đấu hào hùng của quân lực VNCH:

….”Cuối năm 1970 BTL/QĐIII xử dụng ba Sư đoàn cơ hữu là 5,18,25 và 2 Liên đoàn 3 và 5 BĐQ thay phiên nhau mở cuộc hành quân sang lănh thổ Kampuchia, (mục đích nhằm) phá tan hậu cần VC dọc theo biên giới: mật khu Ba Thu, Mỏ Vẹt, Lưỡi Câu. Đồng thời đi sâu vào các tỉnh Svay Rieng, Kompong Trach, Prey Vieng, cứu đồng bào VN thoát khỏi cảnh nạn kiều, đưa trở về VN định cư. Gần Tết các đơn vị được rút về VN ăn Tết, đồng thời chuẩn bị cho cuộc hành quân quy mô Toàn Thắng 1/71 trên lănh thổ Kampuchia”.

[Do quyết định của Trung tướng Đỗ-cao-Trí, Tư-lệnh QĐ III kiêm Tổng Tư-lệnh chiến dịch Toàn-Thắng, LLXK QĐ III được đặc biệt,thành lập vào Tháng 11, 1970; theo kế hoạch của Tướng Tư lệnh, để xử dụng cho thích hợp với chiến trường ngoại biên, ở một thế đất ít x́nh lầy và tương đối quang đăng trong nội địa Cambốt] (phần chữ ‘đứng’ được tác giả ghi chú thêm).

“Lực lượng xung kích Quân đoàn III được thành lập gồm 3 Chiến đoàn tinh nhuệ, tổ chức như sau:

1. Chiến đoàn 3 gồm có: Lữ đoàn 3 Kỵ binh (- 2 Thiết đoàn) + 1 Tiểu đoàn của Liên đoàn 3 BĐQ + 1 Tiểu đoàn của Liên đoàn 5 BĐQ + 1 Pháo đội của Tiểu đoàn 46 Pháo binh.

2. Chiến đoàn 333 gồm có: Liên đoàn 3 BĐQ (- 1 Tiểu đoàn) + 1 Thiết đoàn Kỵ binh + 1 Pháo đội của Tiểu đoàn 46 Pháo binh.

3. Chiến đoàn 5 gồm có: Liên đoàn 5 BĐQ (- 1 Tiểu đoàn) + 1 Thiết đoàn Kỵ binh + 1 Pháo đội của Tiểu đoàn 46 Pháo binh.

Sáng mồng 4 Tết (nhằm ngày Thứ Năm, 31-12-70 Dương lịch), các lực lượng này đă ào ạt xuất phát tiến quân theo trục lộ Thiện Ngôn, Xa Mát, vượt biên giới Kampuchia, sang ngă ba Krek, cặp theo quốc lộ 7, trực chỉ Kompong Cham. Mục tiêu là đồn điền Chup, theo tin t́nh báo nơi đây là bản doanh của Trung ương cục Miền Nam, tức là cục R. Ba Sư đoàn Bộ binh 5,18 và 25 thay phiên nhau giữ đường về từ Thiện Ngôn sang đến ngă ba Krek, dọc theo quốc lộ. Khi lực lượng của ta tiến đến thành phố Suong, một quận lỵ trù phú của tỉnh Kompong Cham th́ chạm súng ác liệt với VC.” …..(2)

Cuộc tiến quân như vũ băo của quân lực VNCH, bắt đầu với Lực Lượng Xung Kích QĐ III, dưới sự chỉ huy trực tiếp của Đại-tá Trần-quang-Khôi; nhờ thế không mấy chốc đă vượt qua hàng chục cây số, tiến xâu trong nội địa Cambốt.

Các cánh quân bạn, gồm những Chiến đoàn Đặc nhiệm của VNCH, cộng thêm sự yểm trợ hữu hiệu của Không quân VN và phía đồng minh Hoa-kỳ, Thoạt tiên cũng đă gặp phải sự chống cự mănh liệt của phía bộ đội CS Bắc việt và VC cùng nhóm Khmer Đỏ. Nhưng chỉ trong khoảnh khắc, trước hỏa lực hùng hậu của Thiết giáp và lực lượng Bộ binh tùng thiết (LLXK QĐ III) cộng quân đă phải tháo chạy, bỏ lại phía sau toàn thể doanh trai của cơ sở tiếp tế hậu cần.

Trong suốt Chiến dịch Toàn Thắng, đặc biệt khởi đầu từ cuối Tháng Tư năm 70 kéo dài sang tận đầu năm 1971; phía Chính quyền VNCH và toàn dân miền nam hầu như đă cùng nhau sát cánh, tin tưởng vào một kết quả tất yếu của cuộc Hành quân Ngoại biên, giúp thanh toán nhanh chóng các lực lượng CS Bắc việt và VC; lúc đó đang lén lút xử dụng đất Miên như một “Bàn đạp” nhắm đẩy mạnh chiến tranh vào miền nam. Một miền đất nước tự do thanh b́nh, nhất quyết không chấp nhận chế độ cộng sản độc tài, phi nhân!

Trên đà thắng lợi của VNCH và lực lượng Đồng minh, kể từ sau khi biến cố Tết Mậu-thân 68 chấm dứt; Theo Tướng Đỗ-cao-Trí, kế hoạch điều quân dượt theo tàn quân VC qua vùng biên giới Miên là điều phải thực hiện. Tư lệnh QĐ III, tuyên bố tiếp, đại ư: Với chủ trương “đem chiến tranh ra khỏi vùng lănh thổ”, nên ông đă cho xuất phát cuộc hành quân quyết định đễ thanh toán T. Ư. Cục Miền Nam, đồng thời nhằm bẻ gẫy các mưu toan xâm chiếm QK 3 và QK 4 bằng các đơn vị chủ lực của CS Bắc việt”...

Trong thời gian này, về phương diện quân sự, miền nam VNCH gặp nhiều thuận lợi từ lúc khởi đầu của các trận giao tranh xẩy ra tại vùng ngoại biên, như vừa tŕnh bầy. Nói chung, t́nh h́nh an-ninh nội địa tương đối khá hơn kể từ lúc cộng quân bị rượt chạy ra khỏi địa bàn hoạt động của chúng. Các đơn vị Địa phương quân và Nghĩa quân nhận lănh trách nhiệm hành quân an dân, bảo vệ lănh thổ thay thế các lực lượng Bộ binh; Giúp các đơn vị chủ lực này rộng đường đối phó với địch quân ở vùng biên giới.

* KẾT QUẢ CUỘC HÀNH QUÂN – CON SỐ TẠM THỜI *

Cuộc Hành quân Ngoại biên sự do phối hợp giữa quân lực VNCH, với quân số gồm 48,000 người và lực lượng Đồng minh Hoa-kỳ 32,000 binh sĩ; kéo dài trong khoảng thời gian gần hai năm (69-71). Các chiến dịch trước sau đă tổ chức được cả thẩy 10 cuộc hành quân “Lùng và giệt địch”. Kết quả phát hiện được ít nhất khoảng một tá những căn cứ (trại đóng quân) của CS Bắc việt và VC.

Mặc dù giữ vai tṛ tham chiến và yểm trợ, quân đội Mỹ đă bị chi phối trực tiếp bởi “giới hạn 21 Miles” (khoảng 33 Km, trong nội địa Cambốt), theo lời công bố của chính-phủ Hoa-Kỳ ! Sự giới hạn hoạt động hành quân, được kể cả Bộ binh lẫn Không lực, về phía quân đội Mỹ, đă không những làm trở ngại cho sự phối hợp điều quân mà c̣n hủy hoại cả mục đích của cuộc hành quân “lùng và giệt địch”, đă hoạch định ngay từ lúc khởi đầu.

Tại Hoa Thịnh Đốn, trong một bản tường tŕnh (3) trước quốc dân vào Ngày 30 Tháng 6, Tổng Thống Nixon công bố Kết quả của cuộc Hành quân Ngoại biên như sau:

“…Kết quả tạm thời được xác nhận từ ngoài mặt trận.

Đây là những con số tổng kết các chiến lợi phẩm do lực lượng hành quân bạn đă tịch thu được (hay hoặc phá hủy) của địch quân:

-- 22,892 Vũ khí Cá nhân. = Đủ trang bị cho 74 Tiểu đoàn chính quy CS Bắc việt.

-- 2,509 Vũ khí Cộng đồng, loại lớn. = Đủ trang bị cho 25 Tiểu đoàn chính quy CS Bắc việt.

-- Hơn 15 triệu viên đạn. = Bằng tổng số đạn Cộng quân đă bắn trong năm vừa qua.

-- 14 triệu Pounds gạo (khoảng 7 triệu Kg) = Đủ nuôi tổng số lính của VC trong ṿng 4 tháng tại miền Nam.

-- 143,000 Đạn hỏa tiễn, súng cối và súng không giật (recoilless rifle rounds) cộng quân dùng pháo kích vào các căn cứ quân sự và thành phố của VNCH. Tương đương với số lượng đạn VC đă dùng trong ṿng 14 tháng, vào mục đích phá hoại tại miền nam VNCH.

-- Hơn 199,552 Đạn pḥng không, 5,482 trái Ḿn, 62,022 trái lựu đạn và khoảng 40,000 Kg chất nổ cộng them 1,002 Gói thuốc bồi.

-- Hơn 435 chiếc xe đạp.

-- Phá hủy hơn 11,688 hầm trú ẩn và các thiết trí quân sự của CS Bắc việt và VC.

Về phương diện quân số, ước tính gồm cả CS Bắc việt và VC, được ghi nhận như sau: 11,349 cộng quân thiệt mạng và 2,328 bị bắt giữ làm tù binh….

………

4. Vấn Đề Tù Binh:

Như mọi người đều biết, kể từ sau Thế-chiến thứ I và thứ II, “Tù Binh” (và chiến Tranh) đă là đề tài thường được viết hoặc nhắc nhở tới rất nhiều trong các tác phẩm thuộc về sử liệu cũng như hồi kư hoặc tiểu thuyết.

“Tù Binh” được đặc biệt quan tâm, do v́ yếu tố nhân đạo. Đó là thành phần quân lính của đôi bên bị bắt và bị giam giữ trong khi tham chiến.

Tuy số phận của những tù binh này được bảo vệ theo những điều khoản đă ấn định trong các văn bản quốc-tế, nhưng trên thực tế cho tới nay, vấn đề đối xử với tù binh nhiều khi không được nghiêm túc tôn trọng theo như trong qui ước.

Hơn nữa, một khi có cuộc giao tranh xẩy ra, phe đặt nặng vào vấn đề “nhân đạo” lại thường bị sự kiện Tù Binh chi phối; Kết quả là phe đó thường gặp phải vô số những thất lợi kể cả ngoài chiến trường lẫn trong bàn hội nghị.

Tương tự, điều bất lợi này đă khiến VNCH và đồng minh Hoa-kỳ phải “bó tay”; thông qua cái bản dự thảo chứa chất vô số “cạm bẫy” của Hiệp-định Ba-lê năm 73. Sự ép buộc phe đồng minh “nhắm mắt kư ” vào bản Hiệp-ước Ḥa-b́nh để Hoa-kỳ được nhẹ nhàng rút ra khỏi cuộc chiến; Dẫn đến cái kết quả hiển nhiên là miền nam VNCH, đă bị phe CS Bắc việt thôn tính chỉ trong ṿng hai năm sau ngày Hiệp-định Ba-lê được các nước tham dự kư kết!

Giới b́nh luận quân-sự cho rằng yếu tố “Tù-Binh” đóng một vai tṛ quan trọng, góp phần tạo sự khủng hoảng nội t́nh chính-trị ở Hoa-kỳ. Đấy cũng là nguyên nhân chính, khiến chính-phủ Mỹ đă phản bội phe đồng minh của họ một cách trắng trợn.

Đối với những nước Cộng sản, dựa trên “chủ nghĩa Tam Vô”, phi nhân bản; Tất nhiên “ḷng nhân đạo” không hề được thừa nhận trong cái chế độ độc tài, đảng trị và tuyệt đối ‘vô nhân tính’ này!

Trong chủ trương “đấu tranh Giai cấp”, được kể là những cuộc ‘Chém giết nội bộ‘, thanh trừng đẫm máu trong mọi tầng lớp dân chúng. Với chính sách đó, tập đoàn Đảng cầm quyền trong các nước độc tài CS đă coi thường tính mạng con người như thế nào!. Cho nên với chủ nghĩa CS, tính mạng những người “tù binh” của họ (lính CS), càng không được coi là ngoại lệ; Con người bị coi là những hạt bụi, hạt cát không hơn không kém. Đảng nhà nước CS, sẵn theo đường lối phi nhân, dă man, đă xử dụng xương máu người dân như những vật liệu xây cất, được dùng để đắp nên con đường thật vững chắc giúp cho ‘Chủ nghĩa Cộng sản’ tiến nhanh, tiến mạnh theo học thuyết Mác-xít và Lênin-ít (!)

Trái lại do v́ ḷng nhân đạo, các nước đồng minh, đặc biệt riêng Hoa-kỳ, muốn bảo vệ tính mạng binh sĩ của ḿnh ngay cả khi bị bắt và bị cầm tù. Dư luận, dựa trên một khía cạnh nào đó, đă đưa ra một nhận định: “Dường như Mỹ chưa đánh đă phải lo nhượng bộ về vấn đề tù binh”(!); Cho nên mỗi khi phía CS đánh tiếng cho một cuộc nói chuyện sơ khởi, là y như rằng bên phía Hoa-kỳ thường bị đặt trong thế thụ động, v́ do lời “yêu cầu trao đổi tù-binh” (như một điều tiên quyết) của phe đại diện Mỹ. Kết quả phía Hoa-kỳ bị đối phương dồn vào thế “hạ phong” đành buộc phải nhượng bộ; Không những vậy mà Mỹ c̣n bị mang tiếng là một loại “Cọp giấy”!

* * *

Nhà cấm quyền CS Hà-nội vẫn quyết tâm xâm lấn VNCH, nên chiến tranh đă kể như được leo thang trên cả hai miền nam bắc ngay từ sau cuộc ‘Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu-thân’, năm 1968. Sự kiện này chỉ được kể là một trong rất nhiều lần, chứng tỏ Hồ-chí-Minh và Đảng CS Bắc việt đă lại “Vi phạm lệnh ngừng bắn” trong những ngày Tết; Ra lệnh cho ‘bộ đội bác hồ’ và VC tấn công, phá hoại xâm chiếm một số các Đô, Tỉnh và Thị xă tại miền nam VNCH, trong những ngày hưu chiến hàng năm áp dụng cho đôi bên.

Dựa trên kết quả, cộng quân đă coi như thảm bại trên mức độ tổn thất nặng nề về quân số, vũ khí; Cộng thêm nhuệ khí chiến đấu của cán binh bộ đội bị giảm sút tối đa. Ngược lại ‘Quân đội Nhân dân Anh hùng’ của CS Bắc việt đă hoàn thành công tác ‘tốt’: chém giết “tập thể”, chôn sống đồng bào “tập thể” mà địa điểm tiêu biểu được dẫn chứng là Huế, Tỉnh Thừa-thiên trong dịp Tết Mậu-thân năm 68!

Sau khi lực lượng cộng quân thua, rút khỏi kinh thành Huế, tổng cộng số thường dân bị VC giết được liệt kê đă lên tới hàng chục ngàn sinh mạng: Hết thẩy đều là những người dân vô tội, bị VC giết thảm vào giữa lhời gian hưu chiến, trong dịp Lễ Tết cổ truyền của dân tộc.

-- Tiếp theo “Vụ thảm sát Tết Mậu-thân 68”, do kế hoạch của tập đoàn CS Hà-nội và trước khi các cuộc hành quân ngoại biên được xuất phát từ Quân-Khu 3 và QK 4; Một sự kiện đặc biệt đă xẩy ra vào giữa năm 1969, gây nên ảnh hưởng rất quan trọng trên phương diện chính trị cho “cuộc chiến tranh tự vệ” của VNCH:

Tổng Thống Nixon có một người em trai (không tiết lộ tên), mang cấp bậc Thiéu-Tá thuộc Binh chủng Không quân Hoa-kỳ. Trong một phi vụ oanh tạc miền bắc VN, máy bay bị bắn rớt, phi công nhảy dù thoát nạn nhưng kết quả là bị bắt làm tù binh.

Người vợ của Th/Tá phi công, tức em dâu TT Nixon, sau đó tự động đề nghị với nhà cầm quyền Hà-nội: Bà đồng ư trả 50 triệu Đô la Mỹ, nếu CS Bắc việt chịu thả chồng bà (3).

Hà-nội từ chối lời yêu cầu này. nhưng chấp nhận cho ngựi em dâu của TT Hoa-kỳ được đến VN thăm chồng (vào thời bấy giờ được CS Hà-nội gán cho viên Th/Tá Phi công này một cái tên là bọn ‘giặc lái’ Mỹ)

Một tuần lễ sau, nhà cầm quyền CS Hà-nội mới trả lời bà vợ của viên Th/Tá Phi công tù binh, qua một văn bản “phản đề nghị” (counter proposal) của bà trước đó. Đại ư tóm tắt là sau chuyến thăm chồng trở về, bà (em dâu TT Nixon) phải cam đoan “quậy”, “gây rối” hiện t́nh chính trị tại hoa kỳ: Khích động lưỡng viện Quốc-hội tạo áp lực khiến TT Nixon phải chấp nhận ngưng chiến tại VN; Để những người thân (linh Mỹ đang tham chiến) đuợc dịp trở về xum họp với gia-đ́nh! Nếu bà chịu chấp nhận và hứa làm được điều này, th́ CS Hà-nội sẽ “Bảo đảm mạng sống của chồng bà, ông ta sẽ được thả, để được trở về b́nh yên”. Bà vợ, tức em dâu TT Nixon, lẽ tự nhiên đă chấp nhận lời ‘phản đề nghị’ này của CS Hà-nội để chồng bà được thoát cảnh tù tội.

Sau chuyến đi Hà-nội thăm chồng (Th/Tá Phi công tù binh), (1-8-69) kết quả khi trở về Mỹ, người em dâu của TT Nixon bắt đầu hợp tác với thành phần phản chiến tại cùng các nghị viên Đảng đối lập trong Quốc-hội Hoa-kỳ, sách động những cuộc mít tinh biểu t́nh. Nhiều Tiểu bang được ghi nhận có nhiều cuộc biểu t́nh với số người tham dự rất đông, có nơi đă kéo dài tới vài ngày liên tiếp. Hiện tượng chưa từng thấy xẩy ra tại Mỹ bao giờ.

5. Kế Hoạch Giải Cứu tù Binh:

Khi đề cập đến kế hoạch giải cứu tù binh, một số những chi tiết về “Tù binh” sau đây cần được nêu ra (4):

-- Sự kiện được ghi nhận từ năm 1965:

Một quân nhân Mỹ tên Isaac Camacho, bị bắt giam làm tù binh. Sau khoảng 20 tháng anh đă trốn thoát về từ nội địa Cambốt. Isaac tiết lộ đă được gặp một thẩm vấn viên người Cuba. Sau những lần điều tra, thẩm vấn tương tự, cấp chỉ huy yêu cầu tù binh không được tiết lộ về sự hiện diện của người Cuba.

Cũng do tiết lộ của Isaac, cơ quan t́nh báo Mỹ c̣n ghi nhận được thêm các nguồn tin chứng minh có cả sự hiện diện của các cố-vấn quân sự Nga-sô trong hệ thống Trung ương Cục miền nam (COSVN).

-- Một cuộc trao đổi tù binh, thời gian khoảng năm 69 (?), được thực hiện qua lần thương thuyết giữa Sư Đoàn I Kỵ Binh Hoa-kỳ và ‘Mặt trận Giải Phóng’ (NLF/PRG) tại khu biên giới Cambốt (phía Tây) của Tỉnh Tây-ninh. Kết quả có 3 quân nhân, tù binh Mỹ được trao trả.

-- Cuối năm 70, một số những cuộc đột kích nhằm giải thoát tù binh cũng được thực hiện song song với chiến dịch hành quân ngoại biên. Tuy nhiên những địa điểm này (những trại đóng quân của VC) đă bị bỏ trống, chỉ trong một thời gian ngắn (?) trước khi xẩy ra cuộc đột kích.

Một vài cuộc hành quân đă ghi nhận, giải thoát được một số tù binh VNCH và một số lính VC bị bắt giữ. Tuy nhiên các doanh trại này c̣n để lại gần nguyên một kho tiếp liệu gồm thực phẩm như gạo, muối, khoai, băp…một số quân phục bộ đội, nón, dép và nhiên liệu, với một số lượng dầu nhớt...v..v..Có trại c̣n để lại cả chuồng nuôi gia súc như gà, heo… Các địa điểm nêu trên c̣n được lực lượng Hoa-kỳ đặt tên là “Thành phố” (The City)

Trong những năm gần cuối của cuộc chiến tranh Việt-nam, dư luận chỉ được biết đến độc nhất có cuộc “đột kích cướp tù binh Sơn-tây”, đặc biệt nhằm giải cứu tù binh Mỹ, xẩy ra ngày 21-11-1970. Lực lượng đổ bộ tuy đă hoàn tất kế hoạch theo dự định, nhưng kết quả đă không mang được một người tù binh nào từ đất địch trở về.

Sự thất bại, sau khi được nghiên cứu và đă giải đoán, thứ nhất: v́ một nguyên do nào đó, bí mật quân sự đă bị tiết lộ cho phía địch (?) Sự nghi ngờ c̣n được đặt ngay cả trên phần thượng tầng cơ sở (?); Do đó nhà cầm quyền CS Hà-nội kịp thời di chuyển toàn bộ trại tù qua một khu vực khác trên đất Bắc. Nguồn tin “tiết lộ” này có thể chỉ xẩy ra khoảng vài giờ đồng hồ, hay vài ngày trước cuộc đột kích (?).

Điều nghi ngờ thứ hai, cũng rất quan trọng là trong hệ thống chỉ huy quân sự (vô tuyến, điện thoại) lẫn cơ quan t́nh báo (gián điệp, phản gián) đă vi phạm công tác bảo mật tối cần thiết, nhất là ở vào thời kỳ chiến tranh (?).

Dư luận dường như chỉ biết đến cuộc đột kích Sơn-tây mà ít được biét đến một sự kiện đáng chú ư khác, đó là Trung tướng Đỗ-cao-Trí, Tư lệnh QĐ III và QK 3 kiêm TL Chiến trường Ngoại biên năm 70/71; được sự yểm trợ của lực lượng Không kỵ Hoa-kỳ, đă đích thân chỉ huy một cuộc đột kích nhắm giải thoát tù binh trong nội địa lănh thổ Cambốt. Rút kinh nghiệm từ vụ đột kích Sơn-tây, cuộc hành quân này đă được thảo luận và giữ bí mật riêng trong giới chị-huy cao cấp Việt-Mỹ.

Ngày 17-01-71, Trung tướng Trí đột ngột xử dụng trực thăng vận (có trực thăng vơ trang yểm trợ), tung khoảng 1 Tiểu đoàn Nhẩy Dù (300) đột kích vào một trại đóng quân của địch, thuộc phía Tây của Thị trấn Memot (vào khoảng chưa tới 10 cs, từ biên giới phía Bắc Tỉnh B́nh-long). Nơi đây cũng được t́nh nghi là BCH của T.Ư.Cục Miền nam của cộng quân. Cuộc đổ quân và lục soát diễn ra trong ṿng 3 giờ đồng hồ gồm có cả vấn Hoa-kỳ tham dự; tuy nhiên không phát hiện được một tù binh nào của quân bạn. Khu trại bị bỏ trống hoàn toàn! Kết quả sau đó chỉ phát hiện và bắt giữ khoảng 30 tên VC làm tù binh.

Vấn đề “không thành công” nêu trên, lại một lần nữa được biểu lộ qua sự nhận định của một cấp chỉ-huy thuộc Lực lượng Không Kỵ Hoa-kỳ: “Phe địch luôn luôn bắt được tin tức của ta trước và đă hành động trước ta một bước” (?) Kịp thời tránh né, di chuyển để bảo vệ nhũng tù binh bị chúng bắt giữ, đặc biệt là tù binh Mỹ; Những “sinh mạng” sẽ giúp cho phe CS Bắc việt tích cực lợi dụng đặt vào “bàn cân” để nắm được nhiều lợi thế trong các cuộc điều đ́nh, thương thuyết suốt thời gian Hội-nghị Ḥa đàm diễn tiến tại Ba-lê.

6. Phần "Tạm" Kết:

Kế hoạch “Đưa Chiến Tranh Ra Khỏi Nội Địa” là do đích thân Trung Tướng Đỗ-cao-Trí, Tư lệnh QĐ III và QK 3, cùng với Bộ Tham Mưu của ông đă nghiên cứu, hoạch định và thực hiện trong thời kỳ (69-71).

Theo Tướng Trí, mục đích chính là không cần đánh những “quân trộm cắp” ở ngay trong nhà ḿnh; thay v́ kéo bọn “Gian tặc Cộng phỉ” ra ngoài ngă ba đường hay qua đất hàng xóm (do sự ưng thuận của láng giềng) để thanh toán chúng ngay từ những ‘lỗ chó’, chỗ được chúng lén lút dùng để chui qua phá làng, phá xóm, cướp của đồng bào.

Kế hoạch này nếu được thực hiên, kết quả sẽ đem lại sự b́nh yên cho từng địa phương tại miền nam. Sẽ giúp dân chúng, đặc biệt tại nông thôn, từng gắn bó với ruộng đồng, nhà cửa và làng mạc, tránh được khỏi cảnh tàn phá v́ chiến tranh; Mà nguyên nhân gây ra bởi các cuộc pháo kích, giật ḿn, tấn công, nhắm mắt giết bừa băi dân lành của bộ đội CS Bắc việt và VC.

Tuy nhiên cuộc Hành quân Lùng địch trên đất Miên, nói chung là các hoạt động phối hợp giữa Quân lực VNCH và đồng minh Hoa-kỳ; lại đă không may gặp phải những trở ngại về chính-trị, xẩy ra trùng hợp với những diễn tiến trên Chiến trường Ngoại biên lúc đó. Tưởng cũng cần phải kể thêm một trong những nguyên nhân gây nên sự phẫn nộ của dư luận trong và ngoài nước đă khiến cộng quân không bỏ lỡ cơ hội, tận dụng cho đường lối phản tuyên truyền của chúng. Đó là vụ quân đội Mỹ tàn sát dân trong một thôn xóm, xẩy ra tại Mỹ-lai vào giữa năm 69 ở VN. Kết quả sau đó một số sĩ quan Mỹ chịu trách nhiệm trực tiếp đă bị truy tố và được xét xử trước Ṭa án Quân sự Hoa-kỳ.

Trong phần Tạm kết, một số sự kiện tiêu biểu cho những “Hệ lụy về Chính trị” được nêu ra sau đây; Tất nhiên hết thẩy cần phải được tham khảo lại cẩn thận, trước khi đưa ra những kết luận thỏa đáng cho mỗi sự kiện.

-- Một số những phi vụ của B-52 không đáp ứng đúng lời yêu cầu của đơn vị hành quân? Nếu có, th́ lại không đánh trúng vào mục tiêu ?

-- Hỏa lực không trợ dường như tránh né những địa điểm mà giới chỉ huy cao cấp Hoa-kỳ t́nh nghi có giam giữ tù binh (đặc biệt là tù binh Mỹ) ?

-- Giới hạn hoạt động của lực lượng Mỹ trong ṿng 33 Km của TT Nixon đă đi ngược mục đích của cuộc hành quân “lùng và giệt địch”, được phác họa ngay từ ban đầu.

-- Một trong rất nhiều điều khó hiểu là tại sao khi phát hiện được BCH của T. Ư. Cục miền Nam ẩn núp tại khu vực Fish Hook mà hỏa lực của không quân chiến lược (B-52) cũng như các oanh tạc cơ tại sao không được xử dụng?

Một bằng chứng thứ hai, nguồn tin từ chính phủ Phnompenh, Ngày 24-4-70 sau khi phát hiện được BCH của cộng quân đang có mặt tại đồn điền Mimot (khoảng 10 Km từ biên giới Tỉnh tây-ninh, phía bắc Katum) đă báo cáo và yêu cầu cho oanh kích. Giới chức cố vấn QS Hoa-kỳ, kịp đến ngày 25-4, mới cho biết là không hề nhận được một điện văn yêu cầu nào như thế.

-- Giới lănh đạo Hoa-kỳ không những bị dồn vào t́nh trạng bế tắc do những cuộc biểu t́nh phản đối của dân chúng trong nước; Đồng thời c̣n phải chùn bước trước lời đe dọa gián tiếp của Trung cộng. Sau một cuộc họp tại Bắc-kinh, khi trở lại bàn hội-nghị tại Balê, Trưởng đoàn Đại diện CS Bắc việt là Xuân-Thủy đem chuyển lời cảnh cáo của TC cho phía Hoa-kỳ, đại ư Trung cộng sẽ không tiếp tục chịu khoanh tay trong lúc người bạn ‘láng giềng hữu nghị’ bị Mỹ tiếp tục tấn công! //


PHẦN GHI CHÚ:

(1) The Vietnam war. An Almanac (World Almanac Publications)
(2) Truy lùng Trung Ương Cục Miền Nam Trên Lănh Thổ Kampuchia, Tác-giả Hoàng Sa Nguyễn văn Nam.
(3) Vietnam Voices, Perspectives On The War Years, 1941-1982; Complied by John Clark Pratt.
(4) Cambodia Incursions & U.S. POWs - Parts I and II, http://northwestvets.com/spurs/cambodia.htm, L/L Không Kỵ Hoa-kỳ tại VN.

Nguyễn-ngọc-Tùng
Tháng Giêng 2011

Ngày Dời Biệt Khu
Tướng Giáp (VC) ĐánhThua Trận An Lộc
Hệ lụy quanh cái chết của Trung Tướng Đỗ Cao Trí

Tướng Hiếu, Một Thiên Tài Quân Sự?
Các Tướng Lănh QLVNCH
generalhieu