Bản Tường Tŕnh Kết Thúc Về Cái Chết Tướng Hiếu

Vào tháng 8 năm 1998, tôi đă tŕnh bày sơ khởi về cái chết của Tướng Hiếu qua bài Dàn Cảnh Sau Cái Chết Tướng Hiếu. Sau một cuộc hành tŕnh kéo dài hơn sáu năm t́m hiểu thêm về cái chết đầy bí ẩn này, nay tôi đă đạt tới giai đoạn đúc kết các dữ kiện thâu thập - coi là đầy đủ - để đi tới một kết luận khả tin.

Tôi đă may mắn t́m ra và tiếp xúc được các nhân chứng chính yếu có mặt tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III trong ngày Tướng Hiếu bị ám sát: (1) Chuẩn Tướng Lư Ṭng Bá, Tư Lệnh Sư Đoàn 25, (2) Đại Tá Nguyễn Khuyến, Chánh Sở Anh Ninh Quân Đội Quân Đoàn III, (3) Trung Tá Nguyễn Quyến, Chỉ Huy Trưởng Quân Cảnh Tư Pháp Quân Đoàn III, (4) Bác Sĩ Quân Y Lương Khánh Chí, Y Sĩ Trưởng Quân Đoàn III, (5) Đại Tá Tạ Thanh Long, Trưởng Đoàn Quân Sự VNCH Ban Liên Hợp Quân Sự 4 Bên và 2 Bên, (6) Đại Tá Lê Văn Trang, Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Quân Đoàn III, (7) Thiếu Tướng Đào Duy Ân, Tư Lệnh Phó Diện Địa Quân Đoàn III, (8) Đại Tá Phan Huy Lương, Phụ Tá Tư Lệnh Phó Hành Quân Quân Đoàn III, (9) Đại Úy Đỗ Đức, Tùy Viên Tướng Toàn, (10) Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn III, (11) Chuẩn Tướng Lê Trung Tường, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn III, (12) Đại Tá Lê Trọng Đàm, Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Quân Đoàn II, và (13) Trung Tá Quân Y Lư Ngọc Dưỡng, Chánh Văn Pḥng Tướng Toàn.

Trong số 13 nhân chứng này, 9 người đầu đứng tại ṿng ngoại vi và 4 người sau đứng tại tâm điểm đối với cái chết của Tướng Hiếu. Đại Tá Khuyến tả lại quang cảnh cái chết của Tướng Hiếu theo lời thuật lại của Đại Tá Lương. Đại Tá Long, Đại Tá Trang và Thiếu Tướng Ân đều nói là sau khi đă rời khỏi Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III và, hoặc đă về văn pḥng hoặc đă về tới nhà th́ được Đại Tá Lương gọi điện thoại báo tin Tướng Hiếu chết và khi họ trở lại tới Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III, họ không được phép lại gần xác Tướng Hiếu. Đại Tá Lương th́ khi xảy ra sự việc không biết ông đang ở đâu, v́ ông nói ông không phải là người đầu tiên chạy vào văn pḥng Tướng Hiếu và cũng không hề quay số điện thoại gọi cho bất cứ ai để báo hung tin.

Sự mâu thuẫn này giữa lời khai của Đại Tá Khuyến, Đại Tá Long, Đại Tá Trang và của Đại Tá Lương có thể được giải thích là những người đó nhớ lộn Chuẩn Tướng Tường, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn III với Đại Tá Lương, Phụ Tá Tư Lệnh Phó Hành Quân Quân Đoàn III. Đại Tá Khuyến viết: Tôi không biết làm ǵ hơn là vào gặp Đại tá Phan huy Lương lúc ấy là Tham mưu trưởng của Quân Đoàn. Đại Tá Long viết: Lúc vào họp, Tướng Hiếu ngồi chính giữa. Bên trái: Tướng Đào Duy Ân, TMT và Đại Tá Phan Huy Lương TMP/HQ. Và Đại Tá Long viết thêm: Tướng Hiếu vừa nói đến đây th́ Đại Tá Lương mời Tướng Hiếu xuống dùng cơm. Tướng Ân và Tôi đứng dậy, xin phép ra về. Trong khi đó Chuẩn Tướng Tường và Bác Sĩ Dưỡng đều nói là Tướng Hiếu rủ Chuẩn Tướng Tường, chứ không phải Đại Tá Lương, đi ăn cơm. Đồng thời Chuẩn Tướng Tường viết ông là người chạy vào văn pḥng Tướng Hiếu khi nghe tiếng súng nổ và Bác Sĩ Dưỡng nói là Chuẩn Tướng Tường gọi điện thoại ông để báo tin: "Anh Hiếu chết rồi".

Đại Úy Đỗ Đức nói là khi trở lại Bộ Tư Lệnh "Tướng Toàn đă ra lệnh niêm phong văn pḥng Tướng Hiếu, nên tôi không thấy cảnh Tướng Hiếu chết làm sao."

Trung Tá Quyến và Bác Sĩ Chí được Bộ Tư Lệnh triệu đến để lập biên bản, nhưng rơ là cả hai người này bị Tướng Toàn và đồng bọn gây áp lực không được báo cáo sự thật khách quan mà phải nói theo luận điệu che đậy của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III.

Không những bốn người c̣n lại là nhân chứng bậc một mà là những nhân vật chủ chốt lập mưu và thi hành ám hại Tướng Hiếu.

Sự kiện trong ngày Tướng Hiếu bị giết xảy ra như sau.

Vào lúc 8 giờ sáng ngày 8 tháng 4 năm 1975, Dinh Độc Lập bị dội bom. Tổng Thống Thiệu hoảng hốt lo sợ một cuộc đảo chánh khởi phát. Ông ra lệnh xác định vị trí của các tướng tá có khả năng và phương tiện làm đảo chánh trên khắp bốn quân khu th́ được cơ quan t́nh báo của Tướng Quang cho biết ai nấy đều ở vị trí b́nh thường, chỉ duy có Tướng Hiếu là đang có mặt ở G̣ Dầu Hạ họp bàn ǵ với Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi, Tư Lệnh Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III. Tổng Thống Thiệu nghi ngay Tướng Hiếu âm mưu đảo chánh. Ông nhớ là bốn năm trước, vào tháng 6 năm 1971, Tướng Nguyễn Văn Minh đă báo cáo là Tướng Hiếu toa rập với Chuẩn Tướng Khôi đưa Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III về Lộc Ninh lấy cớ là để giải vây quân lính bị vây khốn ở Snoul nhưng thật ra là để đưa chiến xa về Sài G̣n đảo chánh. Tướng Vĩnh Lộc viết trong cuốn Lá Thư Gửi Người Bạn Mỹ là Tổng Thống Thiệu c̣n đa nghi hết bóng đến h́nh của ḿnh, run Nhảy Dù, rét Thiết Giáp đảo chánh (trang 82). Ông cảm thấy lần này cần ra tay trừ khử ngay Tướng Hiếu để tránh hậu nạn. Lệnh này được truyền xuống cho Tướng Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn III.

Khoảng 9 giờ sáng Tướng Hiếu bay trở về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III. Từ văn pḥng, Tướng Hiếu gọi điện thoại về nhà ở Cư Xá Sĩ Quan Chí Ḥa dặn vợ đừng cho phép trẻ con ra đường chơi v́ có lệnh cắm trại một trăm phần trăm, rồi làm việc như thường ngày.

Khoảng 10 giờ sáng, Tướng Hiếu có cuộc họp với Đại Tá Nguyễn Khuyến, Chánh Sở An Ninh Quân Đoàn III. Buổi họp kết thúc trước 11 giờ. Sau buổi họp khi tiễn đưa ai nấy về nhiệm sở, Tướng Hiếu trở lại văn phòng. Khi vừa bước vào phòng, tên sát nhân đã mai phục sẵn nhảy tới đàng sau lưng, lấy cánh tay chặt mạnh xuống gáy khiến nạn nhân bất tỉnh, rồi lật ngửa thân Tướng Hiếu lên, đồng thời dí khẩu súng ám sát vào cằm nổ súng. Viên đạn xuyên qua cằm, trổ lên óc và nằm gọn trong xọ không thoát ra ngoài đầu. Hành tung xong, tên sát nhân lẻn về phòng Tướng Toàn ẩn núp.

Đại Tá Phan Huy Lương nghe tiếng súng nổ chạy tới thì chứng kiến cảnh Tướng Hiếu chết, liền báo cho Quân Cảnh tới điều tra, rồi điện thoại thông báo cho Đại Tá Khuyến và Chuẩn Tướng Trần Đình Thọ, Trưởng Phòng 3 Tổng Tham Mưu.

Tướng Toàn ra nghiêm lệnh cấm các quân nhân hiện diện tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn được lệnh không được bàn tán về cái chết của Tướng Hiếu, đồng thời họp bàn với Trung Tá Lưỡng, Đại Tá Đàm và Chuẩn Tướng Tường dàn cảnh Tướng Hiếu tự sát/ngộ sát vào lúc 7 giờ chiều.

Tướng Tường cho nhân viên báo tin gia đ́nh Tướng Hiếu qua điện thoại đồng thời cũng phái viên tài xế của Tướng Hiếu lái xe về Sài G̣n đưa tin. Bà Tướng Hiếu và con trai trưởng, được viên tài xế trở xe lên Biên Ḥa tối đó. Tới nơi Bà Tướng Hiếu được hướng dẫn vào thẳng văn pḥng Tướng Hiếu chứng kiến cảnh chồng nằm gục đầu trên bàn giấy. Như vậy là có một sự dàn cảnh đưa xác Tướng Hiếu từ bệnh xá trở lại văn pḥng. Khi về lại nhà, Bà Tướng Hiếu thưa với bố chồng: "chẳng thấy máu đâu cả - chỉ thấy một chấm vệt đỏ ở cằm thôi."

Trong buổi họp báo chính thức tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III, khi một phóng viên hỏi Tướng Hiếu chết cách nào, phát ngôn viên, v́ đă được cấp trên mớm cho là Tướng Hiếu tự tử, lúng túng trả lời đại: chết với một vết thương do một viên đạn gây nên ở miệng.” (chẳng qua tự tử bằng súng lục thường là dí súng áp màng tang hay đút ṇng súng vào miệng). Chuẩn Tướng Tường th́ ngang nhiên kể láo với Đại Tá Khuyến là ông thấy "Tướng Hiếu nằm bất động trên chiếc ghế bành bàn giấy. Một gịng máu tươi chảy chan hoà xuống mặt và ngực. Một viên đạn đă xuyên qua trán đi thẳng lên óc. Viên đạn này c̣n trớn bay lên trần nhà, soi thủng một lỗ.[…] Máu và óc văng trên tường!"

Bác Sĩ Dưỡng khôn ngoan hơn Chuẩn Tướng Tường một tí; ông cho là giả thuyết tự tử nghe không mấy xuôi taiTướng Hiếu rất ngoan đạo do đó ông chuyển qua bịa ra nguyên do súng lảy c̣ v́ Tướng Hiếu vốn thích chơi súng. Do đó, khi được hỏi Tướng Hiếu chết làm sao, Tướng Toàn trả lời: "tôi thấy anh ấy đă chết bởi một viên đạn súng lục trổ từ mắt lên đầu và chết ngay nơi bàn giấy". Tướng Toàn suy diễn Tướng Hiếu chùi súng xong, quay đầu súng lại, một con mắt nhắm lại, c̣n con mắt kia ḍm ngó vào ṇng xem có sạch hết bụi chưa!

Có một điều lạ cần nêu lên, trong khi các nhân chứng mỗi người đều khai khác nhau về thời gian, trường hợp và đường đạn trong cái chết của Tướng Hiếu, họ đều đồng thanh nói là Tướng Hiếu thích chơi súng và là một tay thiện xạ súng lục nên mới gây nên nỗi. Bác Sĩ Dưỡng c̣n nhận xét "sáng hôm đó nhân viên ngành Công Binh trao lại cho Tướng Hiếu khẩu súng lục Tướng Hiếu nhờ chỉnh lại cơ phận lảy c̣."

Một điều lạ khác cũng cần nêu lên là hầu hết các nhân chứng đều khởi đầu lời khai là ḿnh c̣n nhớ rơ sự việc như mới xảy ra ngày hôm qua; nhưng khi bị gạn hỏi tiểu tiết th́ lại ỡm ờ chạy làng; nào là không để ư, nào là quên mất, hay không biết, hay nữa nhớ lộn, và để hỏi lại người khác

Có hai người lại gần xem xét vết thương trên xác Tướng Hiếu kỹ càng là Bác Sĩ Dưỡng và Bác Sĩ Chí. Bác Sĩ Dưỡng kể: "Tôi thấy cảnh tượng Tướng Hiếu ngồi trên ghế, đầu gục trên mặt bàn, cánh tay trái đặt trên mặt bàn, cánh tay phải thơ xuống đất, có khẩu súng lục nằm dưới mặt đất bên cạnh bàn tay. Tôi nhận xét thấy viên đạn xuyên từ cổ ...ờ ...ờ ...ờ ... không phải vậy, xin nói lại, từ hàm bên phải trổ lên màng tang bên trái." Khi tôi hỏi: "Thế màng tang có bị viên đạn công phá không?", ông trả lời: "Tôi không để ư" Tôi hỏi thêm: "Thế khẩu súng lục cạnh xác Tướng Hiếu có phải là loại P.38 không?", ông trả lời: "Tôi là bác sĩ, chả biết ǵ về súng ống cả." Bác Sĩ Chí th́ an ủi một thân nhân Tướng Hiếu đến viếng xác: "Viên đạn khi đi vào cằm, gặp xương quai hàm quá cứng không đi thẳng lên đỉnh đầu được, đă phải rẽ xuống đâm ra sau ót, khiến Tướng Hiếu chết tốt, không biết đau đớn". Không những nhận xét của hai nhà chuyên môn y khoa sai biệt nhau - một người th́ nói đạn trổ ra màng tang, người kia sau ót – mà c̣n không trung thực nữa, v́ thật ra đạn trổ ra gần đỉnh đầu, hơi chếch về phía phải, sọ c̣n nguyên xi, chỉ có một vệt chấm đỏ nhỏ, theo sự nhận xét của riêng tôi khi viếng xác anh ḿnh.

Có hai điều chỉ cho thấy Đại Tá Đàm dính líu mật thiết tới cái chết của Tướng Hiếu. (1) Dù đă ba mươi năm qua, ông vẫn nhớ rơ ông c̣n hiện diện ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III, lúc 2 giờ trưa ngày hôm đó, và quả quyết là Đại Tá Khuyến, Chánh Sở An Ninh Quân Đoàn III không nhớ giỏi bằng ông khi nói là Tướng Hiếu chết vào 12 giờ trưa. (2) Khi tôi gạn hỏi ông ba lần, ông di tản bằng cách nào, ông đều không tiết lộ là đi cùng chuyến bay trực thăng với Tướng Toàn; lần thứ nhất ông nói là đi bằng ngă Hà Tiên; lần thứ nh́, ông nói là đi giống kiểu tôi, tức là được trực thăng Thủy Quân Lục Chiến Mỹ bốc đi từ phi trường Tân Sơn Nhất; và lần thứ ba, ông đề cập tới chuyến bay trực thăng của Tướng Toàn nhưng lại không đả động đến sự kiện ông đi cùng trên chuyến bay đó. Khi nào lợi th́ không hỏi cũng nói; c̣n khi nào không lợi th́ có hỏi mấy cũng không chịu hé môi.

Khi mới nghe tin Tướng Hiếu chết, ai cũng cho là Tướng Toàn bắn Tướng Hiếu trong một cuộc căi vả kịch liệt v́ bất đồng về chiến thuật. Việc ám hại Tướng Hiếu là một hành động có bàn định tính toán của một ban tham mưu thu hẹp với bốn thành viên (Toàn, Tường, Dưỡng và Đàm). Tướng Toàn chỉ dám nhúng tay vào việc giết Tướng Hiếu trong trường hợp nhận được lệnh từ cấp trên ban xuống, mà cấp trên của Tướng Toàn chỉ có thể là Tổng Thống Thiệu mà thôi.

Như vậy trong cái chết của Tướng Hiếu, Thiệu là người chủ mưu ra lệnh giết; Toàn là người kết tụ nhóm lập mưu thi hành lệnh; Tường, Dưỡng và Đàm là những tay sai thừa hành với Tường và Dưỡng đóng vai tṛ nội tuyến dẫn đường chỉ lối, c̣n Đàm cung cấp cho tên sát thủ, Đại Úy Đỗ Đức, khẩu súng lục đặc biệt P6,35 ly.

Ngày 6 tháng 5 năm 2015, tôi tiếp nhận được một nguồn tin tình báo quân sự Hoa Kỳ tiết lộ cho biết:

Lúc 11 giờ kém 15 phút khi Tướng Hiếu vừa bước vào văn phòng Phó Tư Lệnh Quân Đoàn III, sát thủ nhảy tới từ đàng sau và dùng cánh tay chặt mạnh vào gáy khiến Tướng Hiếu bất tỉnh, rồi dùng khẩu súng lục loại nhỏ Browning P6.35 ly bắn vào cằm. Viên đạn xuyên lên óc và nằm trong xọ chứ không chui ra khỏi đầu.

Sát thủ là cận vệ của Tướng Toàn, Đại Úy Đỗ Đức, đệ tam đẳng Thái Cực Đạo.

Sau khi Tướng Hiếu bị giết, Tướng Toàn gọi điện thoại trình báo lại cho Tổng Thống Thiệu: "Mission accomplie".

Nguyễn Văn Tín
Ngày 28 tháng 9 năm 2004

Cập nhật ngày 07.05.2015

generalhieu