Dàn Cảnh Sau Cái Chết Tướng Hiếu


Ngày 8 tháng 4 năm 1975, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn III bị thảm sát ngay tại văn pḥng làm việc. Chỉ có sự kiện này là chắc chắn. Sau giây phút đó, ngoài kẻ chủ mưu ám hại và kẻ sát nhân, không ai biết chắc đâu là sự thật v́ quân gian manh lập tức toa rập dàn cảnh nhằm đánh lạc hướng dư luận.

Duy sự kiện có hai tin được phao đồn ra liên tiếp ngay sau đó, và cả hai tin đó đều phát xuất từ Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III - một là Tướng Hiếu tự vận, hai là Tướng Hiếu tử nạn v́ bị súng lẩy c̣ - cho ta thấy có ǵ không ổn. Ngay cả những chi tiết đưa ra bởi những người được coi là có mặt ngay tại chỗ và ngay sau đó, cũng trái ngược, mâu thuẫn hay không phù hợp với sự kiện. Tôi xin đan cử một ví dụ: Đại Tá Phan Huy Lương, Tham Mưu Phó Hành Quân Quân Đoàn III, người mà Tướng Hiếu đang chờ đi ăn cơm chung tại câu lạc bộ sĩ quan, và người đầu tiên chạy vào văn pḥng Tướng Hiếu sau khi nghe tiếng súng lục nổ, kể cho mọi người khác nghe là viên đạn xuyên qua trán lên đỉnh đầu, khiến cho óc văng tung tóe lên tường. Điều này không ăn khớp với sự kiện chính tôi quan sát được khi tới viếng thi hài anh tôi. Tôi chỉ thấy viên đạn để lại một dấu chấm đen nhỏ xíu ở cằm bên trái, cách góc mép môi bên trái 1 cm, khoảng 45 độ hướng về phía dưới. Viên đạn cũng để lại một lỗ đen nhỏ xíu trên đỉnh đầu bên phải (chứ không phải đàng sau ót, như viên bác sĩ khám nghiệm tŕnh lại với một thân nhân; ông bác sĩ này c̣n tỏ vẻ nhân hậu an ủi rằng nhờ vậy mà Tướng Hiếu "chết tốt không biết đau đớn!"). Với cái lỗ nhỏ xíu trên đỉnh đầu, phần c̣n lại của đầu sọ c̣n y nguyên th́ làm sao có thể nói là "óc văng tung tóe lên tường" được. Quyền lực nào ép buộc Đại Tá Lương phải nói sai sư thật như vậy ?

Hơn nữa, Tướng Hiếu bị thảm sát vào buổi trưa, khoảng từ 12g30 đến 1g00, đang khi chuẩn bị đi ăn cơm trưa, theo như lời xác nhận của Đại Tá Khuyến, lời xác quyết của Đại Tá Nguyễn Văn Y ("Thằng Toàn giết, tội nghiệp Tướng Hiếu: người ta chết no, đàng này Tướng Hiếu lại phải chết đói, không kịp ăn cơm trưa")- Đại Tá Y có thời là Đặc Ủy Trưởng Phủ Đặc Ủy Trung Ương T́nh Báo - và của Chuẩn Tướng Trần Đ́nh Thọ (người được Đại Tá Lương gọi điện thoại thông báo tin động trời ngay sau khi xảy ra sự việc vào buổi trưa đang khi Chuẩn Tướng cũng đang chuẩn bị đi ăn cơm trưa trễ hơn thường lệ v́ bận việc). Thế mà gia đ́nh Tướng Hiếu chỉ được thông báo tin buồn sau 7 giờ chiều và Chuẩn Tướng Lư Ṭng Bá cũng chỉ hay tin sau khi họp với Tướng Toàn vào buổi chiều trên đường vội vă trở về đơn vị khi đi ngang qua văn pḥng Tướng Hiếu; đồng thời giấy chứng nhận khai tử ghi là chết "lúc 7 giờ chiều."

Đúng là có một cuộc dàn cảnh để che đậy hành động mờ ám, không thể chối căi được. Măi cho đến ngày hôm nay, tháng 8 năm 1998, tôi mới được soi sáng khám phá ra sự mâu thuẫn về thời gian này. Chẳng vậy mà trong bài "Anh Tôi, Tướng Hiếu" viết xong trước tháng 8/1998, tôi kể lại gia đ́nh được thông báo anh tôi chết khi chuẩn bị đi ăn cơm chiều, thành thử chỉ có bà chị dâu tôi lên Biên Ḥa vào chiều tối hôm đó, c̣n các thân nhân khác chờ tới ngày hôm sau mới lên viếng xác.

Vậy th́, dựa vào những dữ kiện lượm lặt được khi nghe hay đọc về cái chết của Tướng Hiếu, từ hơn 20 năm nay, nhất là dựa vào những dữ kiện mới thâu thập được từ một tháng nay, tôi xin cấu trúc lại cách đại cương diễn tŕnh của biến cố ngày 8/4/1975 tại bản doanh Quân Đoàn III. Tuy là một diễn tŕnh giả tưởng, nhưng tôi nghĩ nó bám sát với diễn biến thật sự xảy ra vào ngày đó, v́ tôi xác tín nó được phác họa ra dưới sự hướng dẫn linh ứng của vong hồn anh tôi.

* Sáng sớm ngày 8/4/1975, Tướng Hiếu đáp trực thăng tới G̣ Dầu Hạ gặp Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi, Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn 3. Khoảng 9 giờ 30, Tướng Hiếu trở về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3.

* Đúng 10 giờ sáng, Tướng Hiếu, với tư cách chủ tịch Ủy Ban Bài Trừ Tham Nhũng Quân Đoàn III, chủ tọa buổi họp hàng tháng với các thành viên, trong số đó có Đại Tá Nguyễn Khuyến, Chỉ Huy Trưởng An Ninh Quân Đội Quân Đoàn III và Đại Tá Lưu Yểm, Tỉnh Trướng Biên Ḥa, tại văn pḥng Tư Lệnh Phó Quân Đoàn. Buổi họp kéo dài đến 12 giờ trưa. Sau đó, Đại Tá Khuyến trở về trụ sở Anh Ninh Quân Đội cách Bộ Tư Lệnh 10 phút.

* Sau buổi họp, Tướng Hiếu qua văn pḥng Đại Tá Lương rủ đi ăn cơm như thường lệ. Khi thấy Đại Tá Lương c̣n đang bận việc, Tướng Hiếu không chờ tại chỗ mà nói là để trở lại văn pḥng ḿnh chờ cùng đi.

* Chập một lúc sau, th́nh ĺnh Đại Tá Lương nghe có tiếng súng lục nổ từ văn pḥng Tướng Hiếu vọng lại. Ông chạy vội qua th́ thấy Tướng Hiếu bị trúng đạn tại bàn giấy. Ông liền gọi điện thoại cho Bác Sĩ QĐ qua cấp cứu, gọi về gia đ́nh ở Cư Xá Sĩ Quan Chí Ḥa, nhưng không có ai bốc điện thoại, rồi gọi cho Chuẩn Tướng Trần Đ́nh Thọ ở Bộ Tổng Tham Mưu.

* Đang khi Đại Tá Lương ráo riết dùng điện thoại th́ quân gian ập vào văn pḥng bắt Đại Tá Lương bỏ ống điện thoại xuống và khuynh đảo tinh thần bắt ông, từ giây phút này, làm theo mệnh lệnh của chúng.

* Bác sĩ khám nghiệm rồi, xác nhận viên đạn khiến Tướng Hiếu chết tức khắc không đau đớn ǵ. Xe cứu thương chở Tướng Hiếu qua bệnh viện QĐ. Quân lính quanh Bộ Tư Lệnh hỏi han th́ được cho biết là Tướng Hiếu bị thương không biết nguyên do.

Tướng Hiếu chết tức khắc, sao lại di chuyển thi hài qua bên bệnh viện trước khi gọi Quân Cảnh Tư Pháp đến lập biên bản. Chẳng phải quân gian manh cố ư phi tang sao ?

* Đại Tá Lương gọi Quân Cảnh Tư Pháp của QĐ III đến lập biên bản.

* Sau khi bàn thảo, tin đồn thứ nhất được tung ra giới hạn cho một số cơ quan mà thôi, tỷ như Pḥng An Ninh Quân Đội Quân Đoàn III, trong khi đại quần chúng vẫn chưa được thông báo ǵ : Tướng Hiếu tự vận.

* Pḥng An Ninh Quân Đội QĐ III báo tin đó cho Đại Tá Nguyễn Khuyến, lúc đó đang chuẩn bị đi ăn cơm trưa với mấy người bạn ở Sài-G̣n lên chơi. Đại Tá Nguyễn Khuyến liền kiếu từ bạn bè phóng xe đến Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn. Ông chỉ được phép vào gặp Đại Tá Lương. Đại Tá Lương, có sự hiện điện của Tướng Toàn, tả lại cho Đại Tá Khuyến: "Tướng Hiếu nằm bất động tại ghế bành bàn giấy. Một gịng máu tươi chảy chan ḥa xuống mặt và ngực. Một viên đạn đă xuyên qua trán đi thẳng lên óc. Viên đạn này c̣n trớn bay lên trần nhà, soi thủng một lỗ".

Làm sao mà viên đạn lại có thể chọc thủng trán - chắc là phải đâm ngang vào trán (tự vận mà!) - rồi tự lái ṿng lên đỉnh đầu để bay lên trần nhà! Thế cho nên một gịng máu mới chảy chan ḥa xuống mặt và ngực. Khốn nỗi, trên thực tế viên đạn xuyên vào cằm bên trái rồi chui ra đàng sau đỉnh đầu th́ làm sao có được hiện tượng gịng máu chảy ngược đời như vậy được!

* Đại Tá Khuyến, Đại Tá Lương và Tướng Toàn cùng nhau đi qua văn pḥng Tướng Hiếu. Các nhân viên Quân Cảnh đang vẽ họa đồ hiện trường. Một nhân viên lấy thang leo lên trần nhà để t́m viên đạn súng lục văng lên đó; nhưng không t́m thấy viên đạn. Một chập tự nhiên Tướng Toàn reo lên:"Viên đạn đây rồi! Viên đạn đây nè!"

Các nhân viên chuyên môn điều tra án mạng vạch lá t́m sâu không t́m thấy viên đạn, sao Tướng Toàn lại tài t́nh thế! Bộ ông cũng sốt sắng đến độ không sợ lính chê cười leo thang lên trần nhà lục lọi viên đạn ? Hay là ông t́m thấy viên đạn ở vách tường v́ viên đạn, sau khi văng lên trần nhà bèn làm một đường lả lướt bay ṿng trở xuống ? Hơn nữa hiện trường đă được niêm phong, sao lại có quá nhiều người không có phận sự, kể cả Tướng đi nữa, qua lại như đi chợ vậy ?

* Có người trong quân gian manh đưa ra ư kiến: cho là Tướng Hiếu tự vận không ổn v́ những yếu tố sau đây: 1) không chưng được giấy tờ trăn trối vợ con hay ba quân Tướng Hiếu để lại; 2) Tướng Hiếu ngoan đạo công giáo không thể tự tử v́ giáo điều công giáo nghiêm cấm giáo dân tự hủy tính mạng ḿnh; 3) Ai nấy đều thấy sáng nay Tướng Hiếu vui vẻ không có dấu chỉ ǵ chán đời. Thế là tin thứ hai được tung ra: Tướng Hiếu vốn thích chơi súng lục, táy máy sao đó khiến súng tự động lẩy c̣.

Tướng Hiếu, từng đoạt giải vô địch thiện xạ súng lục, lại vụng về đến như vậy ư ? Sắp sửa đi ăn cơm rồi mà c̣n lôi súng ra chơi hay để chùi làm ǵ cơ chứ ? Tướng Hiếu thuận tay mặt, tại sao viên đạn lại xuyên qua cằm bên trái ? Bộ lẩy c̣ bằng ngón cái của tay trái sao ? Súng lục bán tự động chiến trường phải dùng tới một viên đạn cỡ lớn với sức công phá mạnh mẽ, chứ làm sao lại để một chấm đen nhỏ xíu trên cằm và trên đỉnh đầu ? Viên đạn Tướng Toàn t́m thấy và trao cho quân cảnh có phù hợp với cỡ ṇng khẩu súng lục Tướng Hiếu nắm trong tay khi chết không ? (Chắc là phải phù hợp rồi!) Nhưng kích thước viên đạn có ăn khớp với dấu để lại trên nạn nhân không? Tất cả những câu hỏi này, tôi tin chắc Quân Cảnh Tư Pháp không cần phải nhọc công nghiên cứu cũng có thể đi đến kết luận dễ như trở bàn tay.

Chính v́ những rắc rối tiểu tiết liên quan đến súng và đạn đại loại như vậy khiến cho bọn gian manh không dám chưng khẩu súng lục oái oăm đó ra để làm tang chứng, mà cũng không xác định được là loại súng nào, chỉ nói vu vơ là súng lục mà thôi!

Hơn nữa, viên Bác Sĩ khám nghiệm phân tách cho một thân nhân Tướng Hiếu như sau: "viên đạn khi đi vào cằm, gặp xương quai hàm quá cứng không đi thẳng lên đỉnh đầu được, đă phải rẽ xuống đâm ra sau ót, khiến Tướng Hiếu chết tốt, không biết đau đớn".

Sao lại lạ thế nhỉ: viên đạn, lúc th́ đâm vào trán, lúc th́ đâm vào cằm, lúc th́ lên đỉnh đầu, lúc th́ ra sau ót, lúc th́ c̣n trớn bay lên trần nhà, lúc th́ đuối sức quẹo ngang vào vách tường ! Mà dù lên đỉnh đầu - như Đại Tá Lương kể, hay ra sau ót - như ông Bác Sĩ kể - th́ kẻ bạc phước cũng đều được ban phước "chết tốt" ! Đ̣n tâm lư được chưởng ra đánh thẳng vào tim người nghe, khiến nội lực của chính đương sự tốc lên óc làm lu mờ lư trí, không c̣n ḷng trí nào thắc mắc ǵ nữa cả! Bọn gian manh cao tay ấn thật đấy chứ !

* Tướng Toàn họp thường lệ với Bộ Tham Mưu, như thể không có ǵ quan trọng xảy ra trong doanh trại đáng đề cập tới (Tư Lệnh Phó bị thương hay đă chết) trước khi khai mạc buổi họp, trong khi họp và khi bế mạc buổi họp (v́ Chuẩn Tướng Lư Ṭng Bá, Tư Lệnh Sư Đoàn 25 tham dự buổi họp đó không hay biết ǵ cả).

* Trong khi Tướng Toàn họp th́ tin Tướng Hiếu bị thảm hại v́ bị súng cướp c̣ đang khi chuẩn bị đi ăn cơm chiều được chính thức quảng bá rộng răi, sau 7 giờ chiều.

Thế là Tướng Toàn có một "alibi", chứng cớ tỏ rằng khi việc xảy ra th́ ông ta có mặt ở nơi khác, với nhiều nhân chứng xác nhận điều đó. Trong khi đó, nếu là giờ cơm trưa th́ Tướng Toàn đâu có bận việc ǵ, hiện diện ở đâu mà chả được!

* Khoảng sau 7 giờ chiều, khi tan họp ra về đi ngang qua văn pḥng Tư Lệnh Phó Quân Đoàn, Chuẩn Tướng Bá nghe lính tụ họp xôn xao bàn tán Tướng Hiếu tử nạn trong văn pḥng. V́ vội ra máy bay trở về đơn vị gấp nên Tướng Bá không nán lại nghe ngóng tin tức.

* Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn cho người gọi điện thoại về gia đ́nh thông báo Tướng Hiếu bị thương đang khi chuẩn bị đi ăn chơm chiều và hẹn sẽ gọi lại sau khi có thêm tin tức. Một chập sau điện thoại tư thất Tướng Hiếu trong Cư Xá Sĩ Quan Chí Ḥa lại reo lên. Lần này gia đ́nh đón nhận tin buồn hơn: Tướng Hiếu đă chết.

Tại sao Tướng Hiếu chết đang khi chuẩn bị đi ăn cơm trưa, theo như lời của Đại Tá Khuyến, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn lại nói với gia đ́nh là chết đang khi chuẩn bị ăn cơm chiều? Không có lẽ Đại Tá Khuyến nhớ lộn giờ giấc ? Ngoài lư do "alibi" ngụy tạo, c̣n cần thời gian sắp xếp dàn cảnh cho chu đáo.

* Trung Tá Quyến, Chỉ Huy Trưởng Quân Cảnh Quân Đoàn III được bọn gian manh chỉ định tiếp quả phụ Tướng Hiếu đang trên đường tới viếng thi hài. Họ dúi vào tay phải ông một "củ cà-rốt"; tay trái ông, một "cây gậy". Nếu ông đạo diễn hay khiến cho gia đ́nh thủ phận không thắc mắc nhiều quá, ông sẽ được lên lon đại tá; bằng không th́ không những bị mất chức mà c̣n nhiều tai họa khác xảy đến cho ông và gia đ́nh ông.

Thế là từ giờ phút đó trở đi, có ai hỏi tới, Trung Tá Quyến buộc phải chà đạp lên lương tâm ḿnh trả lời: kết quả chính thức của ban điều tra Quân Cảnh Tư Pháp là "tai nạn v́ súng cướp c̣". Nghe vậy ai chẳng phải xếp tập hồ sơ lại: uy quyền chuyên môn của Quân Cảnh Tư Pháp đă phán quyết mà lị!
B́nh thường, kết quả điều tra án mạng cần tối thiểu hai, ba tuần lễ mới được chính thức công bố. Sao trong trường hợp này lại được Trung Tá Quyến xác nhận mau mắn như vậy?
Trên thực tế, v́ t́nh h́nh đất nước sôi động (mặt trận Xuân Lộc đă bùng nổ, Việt Cộng đă bắt đầu đánh phá ngay trong tỉnh Biên Ḥa), bọn gian manh có cớ đ́nh trệ tiến tŕnh điều tra, đến ngày mất nưóc 29 tháng 4, kết quả điều tra vẫn chưa hoàn tất.

* Tất cả những ai hiện diện quanh văn pḥng Tướng Hiếu khi án mạng xảy ra, có nghe, có thấy ít nhiều đều được quân gian manh ban bố cho "củ cà-rốt" và "cây gậy", tương tợ như Trung Tá Quyến.

* Bọn gian manh bí mật đem xác Tướng Hiếu, sau khi đă được tắm rửa sạch sẽ, trở lại văn pḥng đặt ngồi vào ghế bành bàn giấy.

* Quả phụ Tướng Hiếu được Trung Tá Quyến dẫn đưa vào văn pḥng chứng kiến cái chết của chồng ḿnh.

Tối đó trở về Sài-G̣n, chị dâu tôi thưa với thày tôi:"Tụi nó giết chồng con ở đâu rồi khiêng xác đặt vào văn pḥng: con không thấy có máu me ǵ cả, chỉ có một vệt máu đỏ khô đọng ở cằm trái chỗ vết đạn đen nhỏ xíu"

* Hôm sau, ông cụ và anh em tôi tới Bộ Tư Lệnh được ông đạo diễn bất đắc dĩ Quyến, có hai tên sĩ quan từ Phủ Tổng Thống gài lại luôn kèm sát bên, hướng dẫn đánh một ṿng phim trường: nơi quàn thi thể Tướng Hiếu, văn pḥng Tướng Hiếu, "trailer" Tướng Hiếu. Nhà đạo diễn ta luôn cố né tránh đề cập đến đề tài chính của cuốn phim, thay vào đó ông toàn nói huyên thuyên chuyện đẩu đâu, tỷ như ông đă từng tham gia đảo chính cạnh bên Tướng Thi làm sao!

* Đang khi gia đ́nh lưu lại tại pḥng quàn xác Tướng Hiếu, một phái đoàn điều tra từ Tổng Nha Cảnh Sát được biệt phái tới điều tra. Một viên Thiếu Tá Cảnh Sát mở nắp một hộp sắt chứa đồ nghề, lấy ra một lọ thuốc bột đen, lấy một cây cọ lông phết phết bột đen lên hai bàn tay Tướng Hiếu. Mục đích là để xác định súng lục nổ trên tay nạn nhân hay từ tay kẻ sát nhân, tùy theo có hay không có vết thuốc súng trên bàn tay. Sau khi hoàn tất nhiệm vụ, viên sĩ quan cảnh sát tới chào hỏi thân phụ Tướng Hiếu, cho cụ biết ḿnh là cựu học viên của cụ khi cụ là Giám Đốc Trường Huấn Luyện Cảnh Sát Đô Thành ở Đa-Kao, và hứa sẽ cho cụ biết kết quả sớm.

Bọn quân gian manh muốn cho dư luận tin đây là một vụ "dân sự" không dính dáng đến "quân sự" nên bày tṛ đem cơ quan dân sự đến điều tra!


Tới giờ phút này, Tướng Hiếu đă bị thảm sát hơn 20 năm, sự thật quanh cái chết đó vẫn không được làm sáng tỏ v́ những ai biết chuyện đều im hơi lặng tiếng. Tôi mong rằng những người này (Đại Tá Lương, Trung Tá Quyến, Thiếu Tá Cảnh Sát điều tra viên, Bác Sĩ QĐ vv...) mạnh dạn lên tiếng cho toàn thể gia đ́nh Quân Đội biết đâu là sự thật, chẳng phải để đi trả thù cá nhân nào, nhưng chỉ để giải nỗi oan ức cho Tướng Hiếu - không được để tiếng thơm lại là chết v́ một chính nghĩa quốc gia cao cả, thay vào đó bị mang tiếng xấu là chết cách lảng xẹc v́ vụng về bất cẩn súng cầm giỡn trong tay cướp c̣ - và nỗi niềm u uất của gia đ́nh Tướng Hiếu cũng như của toàn thể gia đ́nh Quân Đội.

Nguyễn Văn Tín
(viết xong ngày 25/8/1998)

Cập nhật ngày 27.10.1999

generalhieu