Thêm Một Ít Chứng Từ

Trong tháng 8 năm 2004, tôi liên lạc được ba nhân chứng để hỏi thêm về cái chết của Tướng Hiếu: Bác Sĩ Lương Khánh Chí, Y Sĩ Quân Y Quân Đoàn III, Đại Tá Lê Trọng Đàm, Tư Lệnh Cảnh Sát Quân Đoàn II và Trung Tá Y Sĩ Lư Ngọc Dưỡng, Chánh Văn Pḥng Tư Lệnh Quân Đoàn III.

Y Sĩ Lương Khánh Chí

Tiếc là khi tôi liên lạc được Bác Sĩ Chí, người đă khám nghiệm Tướng Hiếu tiếp ngay sau khi ngộ nạn và chính thức tuyên bố Tướng Hiếu chết th́ người nhà cho biết là ông đă bị "stroke" mấy năm nay và trí nhớ đă bị tổn thương nặng nề. V́ vậy khi tôi tự giới thiệu qua điện thoại là em Tướng Hiếu, ông hỏi: "Tướng Hiếu là ai vậy?" Do đó tôi không hỏi ông ǵ được về cái chết của Tướng Hiếu. Tuy nhiên người nhà cho biết là trước khi ông bị bệnh, khi được hỏi, ông có nói là trong tờ tŕnh ông gửi lên Bộ Tổng Tham Mưu ông dựa vào đường đạn kết luận nguyên nhân gây nên cái chết là rủi ro.

Đại Tá Lê Trọng Đàm

Khi chợt nhận thấy sự hiện diện bất thường của Đại Tá Đàm trên chuyến bay trực thăng di tản của Tướng Toàn ngày 29/4/1975 - trong khi ai nấy đều thuộc Quân Đoàn III, chỉ duy ḿnh ông thuộc Quân Đoàn II – tôi bèn t́m cách liên lạc với ông để thử xem ông nói sao về cái chết của Tướng Hiếu.

Ông nói sáng ngày Tướng Hiếu chết ông có mặt tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III và trở lên Sài G̣n sáng hôm đó. Đến chiều th́ Y Sĩ Trung Tá Dưỡng điện thoại báo tin Tướng Hiếu chết. Khi tôi nói là Đại Tá Khuyến xác nhận là Tướng Hiếu chết vào buổi trưa th́ Đại Tá Đàm quả quyết ngay là Đại Tá Khuyến nói sai v́ 2 giờ trưa ông c̣n có mặt tại Quân Đoàn III.

Cuộc điện đàm kéo dài khá lâu, khoảng 45 phút, tuy nhiên ông chỉ đề cập vỏn vẹn như trên về cái chết của Tướng Hiếu. Ông cho biết là ông quen biết Tướng Hiếu từ khi Tướng Hiếu c̣n là cấp úy làm việc dưới quyền của Tướng Nguyễn Văn Mạnh khi Tướng Mạnh c̣n là Thiếu Tá trong chức vụ Trưởng Pḥng 3 tại Bộ Tổng Tham Mưu ở Chợ Quán, mà ông lại là em rể Tướng Mạnh. Ông nói là khi ông mới chạy thoát khỏi Nha Trang, ông tới thăm Tướng Toàn ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III. Tướng Hiếu chạy lại ôm trầm lấy ông và reo lên: "Mừng anh đă thoát nạn." Tiếp sau đó, ông dành th́ giờ c̣n lại kể chuyện về những ǵ ông biết về Tướng Toàn và mối giây liên hệ thân mật giữa Tướng Toàn và ông từ thủa thiếu thời.

Với mục đích trắc nghiệm ḷng trung thực của ông, tôi hỏi ông di tản bằng cách nào. Lần thứ nhất ông nói là đi từ Hà Tiên; khi tôi tỏ vẻ thắc mắc hỏi gạn lại th́ ông vội đính chính là gia đ́nh ông đi từ Hà Tiên chứ không phải là ông. Lần thứ nh́, tôi kể là tôi di tản bằng cách đi vào phi trường Tân Sơn Nhất và được trực thăng Thủy Quân Lục Chiến Mỹ bốc ra hạm đội Mỹ và hỏi ông có đi giống như tôi không th́ ông ỡm ờ trả lời là "cũng vậy". Lần thứ ba, khi tôi nói là h́nh như Tướng Toàn bỏ chạy bằng trực thăng bay ra hạm đội Mỹ th́ ông nói là có đọc bài viết của Tướng Khôi nói sai Tướng Toàn cho phi công đưa trực thăng trở lại đất liền và làm ngơ không nói là ông cùng đi trong chuyến đó.

Trung Tá Y Sĩ Lư Ngọc Dưỡng

Sau đây là nội dung cú điện thoại tôi gọi Bác Sĩ Lư Ngọc Dưỡng, cựu Ư Sĩ Trung Tá, Chánh Văn Pḥng Tướng Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn III, ngày 31 tháng 8 năm 2004.

Tôi c̣n nhớ rơ sự việc xảy ra ngày Tướng Hiếu bị ngộ nạn. Ngày hôm đó rất là bận rộn v́ sáng đó Dinh Độc Lập bị dội bom, và tôi phải cấp tốc soạn thảo bản thông cáo Tướng Toàn sẽ đọc trên đài phát thanh về vụ ném bom để trấn an quần chúng.

Trong khi đó ở văn pḥng Tham Mưu Trưởng kế bên văn pḥng tôi đang có cuộc họp về Nhân Dân Tự Vệ - tôi biết vậy v́ có đọc công văn thông báo buổi họp đó - với sự tham dự của Tướng Hiếu, Tướng Đào Duy Ân (Tư Lệnh Phó Diện Địa), Đại Tá Nguyễn Khuyến (Chánh Sở Anh Ninh Quân Đoàn III), và một Đại Tá Tư Lệnh Cảnh Sát Quân Đoàn III tôi không nhớ tên.

Vào khoảng 6 giờ, Tướng Toàn bước qua văn pḥng nói ông đi về tư dinh ở Biên Hoà. Tôi vội vàng đem theo giấy tờ để tiếp tục công việc soạn thảo bản văn và cùng leo lên xe đi theo Tướng Toàn, trên xe có cả Đại Úy Đỗ Đức, tùy viên Tướng Toàn.

Khi bước ra văn pḥng tôi thấy Tướng Đào Duy Ân vừa leo lên xe vụt phóng về nhà. Tôi nghe Tướng Hiếu rủ Tướng Lê Trung Tường đi ăn cơm, và nghe Tướng Tường trả lời: "Anh đợi tôi đi tắm cái đă." H́nh như hai người cùng khóa nên xưng hô thân mật như vậy. Trong văn pḥng Tham Mưu Trưởng có trang bị pḥng tắm riêng. Tướng Hiếu đi về văn pḥng Phó Tư Lệnh đợi Tướng Tường tắm xong.

Tại tư dinh Tướng Toàn, khi tôi đang chuẩn bị đem máy thâu băng qua pḥng Tướng Toàn để ông đọc bản thông cáo vào băng, th́ điện thoại reo. Tôi bốc điện thoại, đầu giây bên kia Tướng Tường báo tin: "Anh Hiếu chết rồi." Tôi hỏi lại: "Chuẩn Tướng nói ǵ? Xin lập lại." "Tướng Hiếu chết rồi." Tôi chạy qua thông báo cho Tướng Toàn. Lúc đó ông c̣n chưa cởi xong giây giầy.

Chúng tôi vội trở lại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn. Trên xe có cả Đại Úy Đỗ Đức tháp tùng theo.

Khi bước vào văn pḥng Tướng Hiếu tôi tự nhiên buột miệng dặn Tướng Toàn đừng sờ mó ǵ kẻo để lại giấu tay. Tôi thấy cảnh tượng Tướng Hiếu ngồi trên ghế, đầu gục trên mặt bàn, cánh tay trái đặt trên mặt bàn, cánh tay phải thơ xuống đất, có khẩu súng lục nằm dưới mặt đất bên cạnh bàn tay. Tôi nhận xét thấy viên đạn xuyên từ cổ ...ờ ...ờ ...ờ ... không phải vậy, xin nói lại, từ hàm bên phải trổ lên màng tang bên trái. Tướng Toàn không lại gần bàn giấy, mà chỉ đứng tựa tay vào thành cửa, và tôi mục kích Tướng Toàn khóc. Đó là lần thứ hai tôi chứng kiến Tướng Toàn khóc, lần đầu khi c̣n ở Quân Khu II, và lần thứ ba trên boong tàu Midway ngày 29/4/1975.

Y sĩ Quân Đoàn III đến khám nhiệm và xác định Tướng Hiếu đă tắt thở.

Nhân viên Cảnh Sát Tư Pháp đến điều tra, t́m thấy viên đạn trên trần nhà và đọ đúng với khẩu sung lục nằm bên xác Tướng Hiếu. Và một viên Thiếu Tá Cảnh Sát Tư Pháp dùng phương pháp bột đen xác nhận tay phải Tướng Hiếu có dấu vết thuốc súng và c̣n ngửi thấy đầu súng lục có mùi khói. Những điều này chứng tỏ là nạn nhân tự gây nên tai nạn.

Có người cho là Tướng Hiếu tự tử khi cuộc chiến tới thời điểm vô vọng. Tôi không nghĩ vậy v́ Tướng Hiếu rất ngoan đạo và đồng thời là một Tướng giỏi, Tướng Hiếu có khả năng đối phó với mọi cảnh huống tại chiến trường. Nếu có thêm nhiều tướng lănh tài giỏi như Tướng Hiếu th́ chắc tụi ḿnh đă khỏi phải chạy qua đây.

À, mà chắc anh biết Tướng Hiếu thích chơi súng. Sáng hôm đó nhân viên ngành Công Binh trao lại cho Tướng Hiếu khẩu súng lục Tướng Hiếu nhờ chỉnh lại cơ phận lảy c̣. Có lần Tướng Hiếu dẫn tôi vào "trailer' để khoe bộ 'collection' súng lục đủ loại.

Tôi rất mến phục Tướng Hiếu. Tướng Hiếu rất giỏi, có lẽ giỏi nhất trong hàng tướng lănh, nhưng lại rất khiêm tốn. Ngày tôi mới về nhậm chức chánh văn pḥng cho Tướng Toàn, Tướng Hiếu ghé vào văn pḥng thăm tôi. Tôi không ngồi đàng sau bàn giấy tiếp Tướng Hiếu. Chúng tôi ngồi tại ghế xa-lông và Tướng Hiếu không đối xử tôi như cấp tướng đối với cấp tá, mà như thể anh em. Tướng Hiếu nói về cuộc đời binh nghiệp, tài nói nhiều ngôn ngữ, các chuyến công du tại các nước ngoài ... Tướng Hiếu không tỏ vẻ tự tôn phô trương, trái lại trông chừng rất khiêm tốn khi nói về tài năng của ḿnh. Ai cũng biết Tướng Hiếu khiêm nhu. Nữ nhân viên tổng đài điện thoại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III, khen Tướng Hiếu luôn ăn nói rất ôn tồn, không khi nào to tiếng quát tháo trên đường giây điện thoại như hầu hết các cấp tướng tá khác những khi đường giây điện thoại không được thông thương như ư muốn, điều thường xảy ra trên hệ thống điện thoại quân đội.

V́ cảm nghiệm của tôi đối với Tướng Hiếu như vậy nên hôm nay anh nhắc lại chuyện xưa mà tôi vẫn c̣n nhớ rơ mồn một và đồng thời không khỏi chạnh ḷng bùi ngùi

Lời Bàn

1. Về đường đạn, Bác Sĩ Chí phân tách cho một thân nhân Tướng Hiếu đến viếng xác sáng hôm sau ngày ngộ nạn như sau: "Viên đạn khi đi vào cằm, gặp xương quai hàm quá cứng không đi thẳng lên đỉnh đầu được, đă phải rẽ xuống đâm ra sau ót, khiến Tướng Hiếu chết tốt, không biết đau đớn." Bác Sĩ Dưỡng th́ lại nói: "Tôi nhận xét thấy viên đạn xuyên từ cổ … ờ…ờ …ờ …không phải vậy, xin nói lại, từ hàm bên phải trổ lên màng tang bên trái." Khi tôi hỏi viên đạn có phá banh màng tang không th́ ông trả lời là không nhớ rơ (!). Riêng cá nhân tôi, khi viếng xác anh ḿnh, nh́n tận mắt thấy viên đạn xuyên vào cằm bên trái rồi chui ra đàng sau đỉnh đầu về phía bên phải. Đáng nghi ngờ thay khi lời khai của hai y sĩ với cặp mắt chuyên môn lại sai biệt nhau.

2. Xin ghi nhận hai điểm đáng chú ư trong chứng từ của Đại Tá Đàm: (1) ông chỉ là người khách qua đường mà sao lại nhớ rơ sự kiện hơn Đại Tá Khuyến và mạnh dạn quả quyết là Tướng Hiếu khổng thể chết buổi trưa v́ ông c̣n có mặt tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III lúc 2 giờ; (2) V́ lư do thầm kín nào mà ông không chịu nói ông di tản trên trực thăng cùng Tướng Toàn.

3. Bác Sĩ Dưỡng nói Tướng Tường bảo Tướng Hiếu đợi ông đi tắm xong rồi đi ăn; nhưng Tướng Tường lại viết ông bảo Tướng Hiếu đợi ông đọc hết công văn đă. Bác Sĩ Dưỡng nói khi trở lui lại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III, trên xe có Đại Úy Đỗ Đức cùng đi; nhưng Đại Úy Đỗ Đức lại nói ông đi thẳng từ quán nhậu về Bộ Tư Lệnh khi tài xế đưa tin Tướng Hiếu chết và Tướng Toàn đă trở về đó cùng viên cận vệ.

4. Nhân dịp dự một đám cưới ở New Jersey ngày 02 tháng 10 năm 2004, tôi hân hạnh gặp Đại Tá Tôn Thất Soạn, TQLC. Ông kể khi Tướng Hiếu chết, ông đang là Tỉnh Trưởng Hậu Nghĩa. Trung Tá Phạm Khắc Đạt, Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Hậu Nghĩa đi tới Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III để t́m hiểu về cái chết bí ẩn này. Khi về lại Hậu Nghĩa, ông trao cho Đại Tá Soạn xem một xấp mười tấm h́nh chụp quang cảnh Tướng Hiếu chết trong văn pḥng. Ông được một đồng nghiệp cảnh sát tặng cho xấp h́nh này. Đại Tá Soạn nhớ rơ Trung Tá Đạt thắc mắc một câu: "Tướng Hiếu thuận tay mặt; sao vết thương lại do một người thuận tay trái gây nên?" Trung Tá Đạt hiện sống ở San Jose, California.

Nguyễn Văn Tín
Ngày 03 tháng 09 năm 2004
Cập nhật hóa ngày 06.10.2004

generalhieu