Tướng Hiếu, Một Tướng Cô Đơn

Sự ra đi đơn thân độc mă của một trang hiệp sĩ...

Tướng Hiếu bị thảm sát tại văn pḥng Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 ngày 8 tháng 4 năm 1975. Ngay sau đó, Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn 3, xuất hiện và ra lệnh cô lập hóa thi thể Tướng Hiếu. Các cộng sự viên của Tướng Hiếu - tỉ như Đại Tá Phan Huy Lương, Tham Mưu Phó Hành Quân Quân Đoàn 3, Chuẩn Tướng Đào Duy Ân, Tư Lệnh Phó Lănh Thổ Quân Đoàn 3, Đại Tá Nguyễn Khuyến, Chánh Sở Anh Ninh Quân Đội Quân Đoàn 3 - không được phép bén mảng tới gần xác người cấp trên xấu số. Ngay cả trước khi quân cảnh tới lập biên bản, Tướng Toàn ra lệnh cho một Thiếu Tá chở thi thể Tướng Hiếu trên một băng ca vải đặt trên xe jíp đưa qua bệnh viện, đơn chiếc không một ai được phép ân cần đưa đón. Các đèn điện tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 được Tướng Toàn ra lệnh tắt ngụm hết. "Mọi người trong BTL đều bàng hoàng lệnh của Ban Tham Mưu QĐ ra lệnh không bàn tán". Tướng Hiếu ra đi vĩnh viễn một cách đơn độc.

Trong thư đề ngày 04/01/1999, Đại Tá Tạ Thanh Long viết:

Tôi quay lại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn th́ thấy Quân Cảnh vây chặt văn pḥng Bộ Tư Lệnh, tôi hỏi ngay Đại Tá Lương: "Chuyện ǵ đă xảy ra? Đại Tá Lương trả lời: "Sau khi dùng cơm, Tướng Hiếu trở lại văn pḥng, sau đó vài phút có tiếng súng nổ, lính gác vào xem, nh́n thấy Tướng Hiếu đang gục trên bàn với máu me, nên báo động lên. Tôi mời Đại Tá qua chứng để cơ quan hữu trách điều tra nguyên cớ, v́ Đại Tá và Thiếu Tướng là bạn cùng khóa, thân nhứt tại Quân Đoàn.

Đại Tá Tạ Thanh Long xác nhận thêm trong thư đề ngày 20/01/1999: "Tại Biên Ḥa chỉ có hai anh em đi chơi riêng với nhau". Thật đúng vậy, từ tháng 2/1975, khi Tổng Thống Thiệu gửi tập đoàn Tướng Toàn về ngự trị Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3, người ta - và chính Tướng Hiếu cũng nhận thấy ḿnh như "con cừu non hiền lành lẻ loi giữa đàn sói dữ".

...vốn từng là một trang thanh niên hoà nhă, vị tha...

Chính Tướng Toàn, khi về nắm Quân Đoàn 3, nhận xét thấy Tướng Hiếu, nay cũng như xưa, tính t́nh hoà nhă. Ông viết:

Chúng tôi không thân nhau lắm tuy nhiên cũng như các anh em SVSQ cùng khóa, tất cả đều mến anh Hiếu, v́ tánh t́nh ḥa nhă và rất khiêm nhượng của anh, mặc dầu anh là một thanh niên có văn hóa cao. Cho đến khi ra trường vắng đi một thời gian rất lâu, chúng tôi không có cơ hội làm việc chung v́ thế không có gặp nhau. Măi cho đến tháng 11 năm 1974 tôi được đề cử về Quân Đoàn III th́ gặp lại anh Hiếu đang giữ chức vụ Tư Lệnh Phó hành quân ở Quân Đoàn. Chúng tôi đă hợp tác hoạt động với nhau rất vui vẻ và hữu hiệu. Anh Hiếu vẫn giữ được tính t́nh ḥa nhă và khiêm nhượng như xưa.

Đúng như Tướng Toàn viết, các SVSQ Khóa 3 Trần Hưng Đạo, ai cũng nhận thấy bản tính của Tướng Hiếu là rất ḥa nhă hợp quần.

Hoàng Xuân Lăm: "Tánh t́nh điềm đạm, rất trung trực và dễ thương. Anh em khóa Trần Hưng Đạo ai cũng quư mến Thiếu Tướng và giữ rất nhiều kỷ niệm tốt đẹp sau những lần họp khóa hàng năm hay các buổi duyệt xét t́nh h́nh chiến sự."
Đinh Văn Chung: "Anh Hiếu là người tôi ngưỡng mộ nhất. Anh rất chăm học, lúc nào nh́n qua cửa sổ cũng thấy anh ngồi bàn học hành viết lách. Anh vui tính và rất dễ thương. Ai gặp anh lần đầu cũng có cảm t́nh liền. Anh rất trung trực với bạn bè và đảm nhận công tác giao phó một cách mỹ măn. Trông anh đạo mạo như một giáo sư, các Huấn Luyện Viên Việt Pháp đều nể và thích anh."
Nguyễn Văn Mến: "Tôi thành thực khen Anh Hiếu về tư cách đáng quư của Anh và tính t́nh của Anh."
Dương Văn Thụy: "Trong thời gian anh Hiếu làm Tư Lệnh SĐ5 Bộ Binh th́ tôi làm Dân Biểu Quốc Hội, đơn vị B́nh Long, thuộc khu Chiến Thuật của anh, nên có nhiều dịp tiếp xúc. Tánh anh vẫn trầm lặng, kín đáo. Là một vị Tư Lệnh Sư Đoàn rất giỏi về chiến lược, chiến thuật, thêm vào tánh t́nh thẳng thắn, cương trực, không bè phái, thanh liêm, nên rất được nhiều người nể, nhưng có một số ít không thích."
Quan Minh Giàu: "Trong các bạn Sinh Viên Sỹ Quan, anh Hiếu là người tương đối ít nói, ḥa nhă vui vẻ, không nghe anh văng tục và gây gỗ bao giờ. Các việc anh làm dù là tầm thường, đều có tính cách tinh vi hoàn hảo. Tôi có cảm tưởng thái độ ít nói, với sự nhă nhặn, vẻ hơi thư sinh bên ngoài, đang tiềm ẩn bên trong một tâm hồn cương nghị, hướng về một lư tưởng cao thượng mà anh không nói ra. (...) Đối với bạn hữu thân hay sơ, anh Hiếu đều tỏ ra hiền hoà kiên nhẫn."
Lữ Lan: "Cho tới bây giờ, hai thế giới ngăn cách, nhưng mối t́nh vẫn nguyên vẹn, niềm cảm thông có thể vượt cách âm dương. Năm kia, Đại Tá Trịnh Tiếu, Trưởng Pḥng 2 Quân Đoàn 2, đă từ trần ở California, để lại mấy bài viết về cuộc đời phụng sự QLVNCH có đoạn nhắc tới Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, với ḷng kính mến tuyệt đối, một Cấp Chỉ Huy ưu tú, thanh liêm và khả kính nhất."

Các huấn luyện viên tại Đại Học Chỉ Huy Cao Cấp Và Tham Mưu Hoa Kỳ cũng cùng một nhận xét: "Thiếu Tá Hiếu tham dự vào các sinh hoạt văn hóa và xă hội của nhóm. (...) Ông được các bạn học mến mộ và nể trọng."

Bản tính của Tướng Hiếu là thích quây quần với tha nhân. Tướng Hiếu luôn dùng cơm chung với các cộng sự viên (như Đại Tá Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 22 Lê Khắc Lư và Đại Tá Tham Mưu Phó Hành Quân Quân Đoàn 3 Phan Huy Lương đă kể) tại câu lạc bộ sĩ quan. Cuối tuần, Tướng Hiếu hay rủ các sĩ quan trong ban tham mưu (như Đại Tá Trưởng Pḥng 2 Sư Đoàn 22 Trịnh Tiếu kể), hay bạn bè (như Tướng Lâm Quang Thi khi c̣n là Thiếu Tá Trưởng Pháo Binh Quân Đoàn 1 kể) thi đua bắn súng lục tại xạ trường.

Khi c̣n là thanh niên, Tướng Hiếu hay thích rủ bạn bè đi du ngoạn. Sinh Viên Sĩ Quan Quan Minh Giàu kể:

Có một ngày nghỉ cuối tuần được xuất trại, anh Hiếu rủ tôi đi trại trà Entreray bằng xe máy dầu thuê ở ngoài phố Đàlạt. Thực t́nh tôi không biết cỡi xe máy dầu và đă có lần thử, bị té lộn nhào, nhưng nghe anh Hiếu rủ và hứa sẽ chỉ cách lái th́ tôi lại ham đi. Vậy chúng tôi đi thuê mỗi người một xe máy dầu Peugeot, cho nổ máy, anh Hiếu dặn ḍ cách sang số, vặn ga v...v... và anh chạy trước từ từ, tôi chạy theo sau. Dọc đường lên dốc tôi cũng làm chết máy mấy lần! Anh Hiếu chạy chậm lại ra dấu cho tôi lúc nào gài số hai, số ba, lúc nào xuống số một. Kể cũng vất vả, nhưng rồi cũng đến nơi và trở về b́nh yên. Suốt lộ tŕnh anh Hiếu tỏ ra vui vẻ b́nh tĩnh, không thấy anh tỏ thái độ phàn nàn sốt ruột về sự lúng túng của tôi.

Trưóc khi nhập ngũ, chàng trai Hiếu thích ngồi chơi quây quần với con nít, thích đưa các em và bạn bè của các em đi du ngọan sở thú, vườn bách thảo, Hồ Tây, Hồ Ha Le, ngay cả lúc đưa đào đi chơi cũng không ích kỷ kéo theo em trai ḿnh đi cùng!

Tôi c̣n nhớ rơ, có một lần du ngoạn kia, chỉ có anh tôi và tôi ... cộng thêm một cô thiếu nữ duyên dáng! Hai người song hành đạp xe đạp rong theo đường ṃn đất, với rặng tre trúc xanh hai bên vệ đường, không lấy một lời trao đổi qua lại. Đối với đôi trai thanh gái lịch, cảnh trí lúc đó phải thật là thơ mộng! Tôi th́ ngoan ngoăn ngồi đàng sau xe anh tôi. Bỗng dưng, anh tôi ngoái cổ ghé xuống nói thầm vào tai tôi: "Em nhảy qua xe bên kia đi." Tôi bèn tụt xuống xe rồi lén nhảy nhẹ qua đàng sau xe kia, khiến cô bạn gái anh tôi hơi giựt ḿnh, chiếc xe đạp lao chao vài đường rồi gượng ngay lại, tiếp theo là tiếng mắng yêu: "Đồ quỷ!" với giọng tỏ vẻ thích thú trước hành động tinh nghịch của hai anh em tôi! Tôi đâu có ngờ hồi đó ḿnh lại được đóng vai tṛ "chaperon"!

...bị phe phái cô lập hóa trong suốt đời binh nghiệp v́ tính cương trực và hướng thượng...

Tướng Hiếu với bản tính hiền ḥa và vị tha như thế lại thường hay bị cô lập hóa v́ có thêm bản tính cương trực và hướng thượng. Tướng Hiếu không bắt ai theo lối sống của ḿnh và cũng không để ai lôi cuốn theo lối sống của họ. Những ai nắm quyền trong tay mà biết dùng đến tài của Tướng Hiếu th́ Tướng Hiếu nhiệt tâm cộng tác làm việc, nhưng đừng có ḥng bắt Tướng Hiếu phải luồn cúi, xu nịnh hay rập theo khuôn phép phe đảng để lạm quyền hay tham nhũng. Xin dẫn chứng một đôi ba ví dụ điển h́nh.

SVSQ Hiếu đậu ra trường Vơ Bị Đà Lạt với số điểm cao nhất, nhưng SVSQ Bùi Dzinh gốc miền Trung lại được chọn là thủ khoa Khóa 3 Trần Hưng Đạo để làm vui ḷng Quốc Trưởng Bảo Đại.

Trong thời kỳ binh biến liên tiếp sau cuộc đảo chánh Tổng Thống Diệm tháng 11/1963, các Tướng Lănh thi nhau lập phe nhóm hất cẳng lẫn nhau, Tướng Hiếu đứng trung lập chỉ lo chu toàn bổn phận quân sự của ḿnh. Thành thử Tướng Hiếu duy tŕ chức vụ Đại Tá Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 2 trong khi chức Tư Lệnh Quân Đoàn hoán chuyển nhanh chóng từ Tướng Đỗ Cao Trí tháng 01/1964 (nhóm Tướng Đà Lạt: Đôn-Đính-Kim-Xuân) qua Tướng Nguyễn Hữu Có tháng 09/1964 (nhóm Tướng Khánh, rồi nhóm Tướng Kỳ-Thiệu) đến Tướng Vĩnh Lộc tháng 06/1965 (nhóm Tướng Kỳ). Đặc biệt trong thời kỳ này, Tướng Hiếu là nạn nhân của phe nhóm khi được Tướng Trí đưa ra làm Tư Lệnh Sư Đoàn 22 ngày 07/09/1964, rồi vài tuần sau đó lại bị Tướng Có (do lệnh của Tướng Khánh) cách chức Tư Lệnh Sư Đoàn 22 ngày 24/10/1964 và trở lại chức Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 2.

Tướng Hiếu được Tướng Đỗ Cao Trí tin dùng đưa về làm Tư Lệnh Sư Đoàn 5 tháng 8/1969. Nhưng khi Tướng Trí tử nạn trực thăng tháng 2/1971, Tướng Hiếu liền bị Tướng Nguyễn Văn Minh (nhóm Tướng Thiệu) cô lập hóa, và thừa cơ vụ thua trận Snoul, bị bứng đi ngày 09/06/1971.

Tuy sau đó Tướng Hiếu được cử ra Đà Nẵng làm Tư Lệnh Phó Hành Quân Quân Đoàn 1, nhưng lại bị Tướng Hoàng Xuân Lăm, Tư Lệnh Quân Đoàn 1 (chắc là có lệnh của Tướng Thiệu) cho ngồi chơi xơi nước. Tướng Hiếu hoàn toàn không được mời vào làm việc chung với ban tham mưu tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn, mà chỉ toàn xách xe đi thăm viếng các đơn vị và làm thân với Tư Lệnh Phó Lănh Thổ Đại Tá Nguyễn Đ́nh Vinh. Khi thân phụ Tướng Hiếu lấy xe đ̣ từ Sài G̣n ra Đà Nẵng thăm con vào cuối năm 1971, Tướng Hiếu có th́ giờ rảnh rang xách xe chở bố đi du ngoạn qua đèo Hải Vân ra thăm viếng và ngủ lại tại Thành Nội Huế, trong khi mặt trận Quảng Trị đang nóng bỏng. V́ không khi nào, hay họa may lắm, mới gặp mặt Tư Lệnh Phó của ḿnh- tuy Tướng Hiếu giữ chức vụ này từ tháng 06/1971 đến tháng 01/1972 - nên khi được Đại Tá Tạ Thanh Long hỏi vào ngày 01/02/1999, Tướng Lăm quên khuấy và khẳng định Tướng Hiếu không hề làm phụ tá cho ḿnh ngoài Đà Nẵng!

Đến khi được Phó Tổng Thống Trần Văn Hương chọn làm Thứ Trưởng Đặc Trách Bài Trừ Tham Nhũng, Tướng Hiếu bị cô lập hóa cách trầm trọng khi thẳng thắn thi hành nhiệm vụ được giao phó. Trong thời kỳ đó biết bao nhiêu cấp Tướng Tá bị hoặc cách chức hoặc bỏ tù. Tướng Hiếu không ngần ngại lập hồ sơ tham nhũng của các Tướng đang nắm quyền hành trong tay: Tướng Đặng Văn Quang (Cố Vấn An Ninh Phủ Tổng Thống), Tướng Cao Văn Viên (Tổng Tham Mưu Trưởng), Tướng Trần Thiện Khiêm (Thủ Tướng) và kể cả Tướng Thiệu (Tổng Thống). Tài thao lược tác chiến quân sự của Tướng Hiếu bị lăng phí trong chức vụ hành chánh này, trong khi các mặt trận bùng nổ tại Quảng Trị, Tân Cảnh-Kontum và An Lộc trong năm 1972. Và năm 1973, khi Tướng Hiếu trở lại quân đội với chức Tư Lệnh Phó Hành Quân Quân Đoàn 3, Tướng Tá nào từng tham nhũng, khi đứng trước mặt Tướng Hiếu đều ngượng ngùng ái ngại ngó đi chỗ khác v́ biết Tướng Hiếu đă đọc qua hồ sơ tham nhũng của họ. Và v́ phải làm việc chung với chân tay của Thiệu, toàn bè lũ tập đoàn tham nhũng, nên Tướng Hiếu hoàn toàn bị cô lập hóa cho đến khi phải ... ra đi cách đơn thân độc mă...


Nguyễn Văn Tín
Ngày 06 tháng 12 năm 1999.

Cập nhật ngày 27.02.2000

generalhieu