Anh Tôi, Tướng Hiếu

Anh tôi, và tôi không mấy gần gũi nhau: phần v́ tuổi tác cách biệt những mười ba tuổi, phần v́ nghiệp chức khác biệt (người đi lính đóng quân nơi tiền đồn hẻo lánh, kẻ gơ đầu trẻ miền hậu cứ đô thị). Tuy vậy, v́ mối giây liên hệ ruột thịt nên tôi có được những h́nh ảnh và cảm nghiệm về anh ḿnh mà những người khác không biết đến. Ở đây, tôi xin chia xẻ những điều riêng tư đó cùng độc giả, đặc biệt những độc giả đă nghe biết đến và mến mộ Tướng Hiếu.

Thời niên thiếu.

Anh tôi sinh ra tại Thiên Tân bên Trung Hoa và lớn lên tại Thượng Hải, trong phần đất tô giới Pháp thuộc. V́ vậy, anh tôi hấp thụ một nền giáo dục tạp chủng, nên thông thạo nhiều thứ tiếng, đặc biệt là Anh, Pháp, Đức và Quan Thoại. Ông cụ thân sinh kể cho tôi hay là ông cụ nhận xét anh tôi hồi c̣n nhỏ ít khi thấy học bài vở, vậy mà cứ đứng nhất lớp như chơi. Ông cụ nói anh tôi có một trí nhớ của một máy chụp h́nh: chỉ thấy sơ một lần là in vào óc luôn. Anh tôi tốt nghiệp trung học tại Le Collège Français với bằng Baccalauréat Français en Mathématiques (Tú Tài Toàn Phần Ban Toán Pháp).

Khi Trung cộng tiếp thu Thượng Hải vào năm 1949, gia đ́nh chúng tôi hồi hương trên một tàu chiến hạm của hải quân Pháp đi từ Thượng Hải về tới Sài-G̣n. Năm đó, anh tôi là sinh viên năm thứ nhất đại học ngành kỹ thuật tại đại học Aurore do các linh mục Ḍng Tên Pháp điều hành.

Sau vài tháng tạm sống ở Sài-G̣n, gia đ́nh dọn ra Hà-Nội v́ thân phụ chúng tôi được bổ nhiệm vào chức vụ Phó Giám Đốc Công An Bắc Phần. Trong mấy tháng đầu sống ở Hà-nội, anh tôi dạy kèm Anh ngữ cho một vài thanh thiếu nữ, v́ vào khoảng thời gian đó, phong trào du học sang Mỹ mới được chớm nở. Chính ông cụ tôi là người dám cấp thông hành du học sang Mỹ cho một số tu sĩ công giáo và một số thanh thiếu nữ tiên phong này, mặc dù vào thời kỳ đó đang có lệnh động viên. Anh tôi có đủ tŕnh độ Anh ngữ và điều kiện để gia nhập phong trào đi Mỹ học này, nhưng anh tôi đă chọn lựa ở lại phục vụ đất nước đáp lại tiếng gọi của non sông.

Trong thời gian chờ đợi nhập ngũ, anh tôi thường hay dẫn tôi và một số nhóc bạn đi chơi chèo thuyền ở Hồ Tây và Hồ Ha-Le. Tôi c̣n nhớ rơ, có một lần du ngoạn kia, chỉ có anh tôi và tôi ... cộng thêm một cô thiếu nữ duyên dáng! Hai người song hành đạp xe đạp rong theo đường ṃn đất, với rặng tre trúc xanh hai bên vệ đường, không lấy một lời trao đổi qua lại. Đối với đôi trai thanh gái lịch, cảnh trí lúc đó phải thật là thơ mộng! Tôi th́ ngoan ngoăn ngồi đàng sau xe anh tôi. Bỗng dưng, anh tôi ngoái cổ ghé xuống nói thầm vào tai tôi: "Em nhảy qua xe bên kia đi". Tôi bèn tụt xuống xe rồi lén nhảy nhẹ qua đàng sau xe kia, khiến cô bạn gái anh tôi hơi giựt ḿnh, chiếc xe đạp lao chao vài đường rồi gượng ngay lại, tiếp theo là tiếng mắng yêu: "Đồ quỷ!" với giọng tỏ vẻ thích thú trước hành động tinh nghịch của hai anh em tôi! Tôi đâu có ngờ hồi đó ḿnh lại được đóng vai tṛ "chaperon""!

Năm 1950, anh tôi lên Đà-Lạt gia nhập một trong những khóa đầu tiên - có lẽ Khóa 3 - của Trường Vơ Bị Liên Quân do các sĩ quan Pháp điều khiển. Tôi nghe ông cụ thân sinh, sau khi đi dự lễ măn khóa của anh tôi về kể: "Một sĩ quan huấn luyện viên Pháp nói là anh con tốt nghiệp với điểm cao nhất khóa, nhưng không được chỉ định là thủ khoa v́ vinh dự này được dành cho một khóa sinh gốc miền Trung, đồng hương với Quốc Trưởng Bảo Đại, hiện diện trong lễ măn khóa".

Ra quân trường không bao lâu th́ anh tôi phải nhập bệnh viện Lanessan v́ mắc bệnh lao. Cũng may cho anh tôi là vào thời gian đó bác sĩ Pasteur mới phát minh thuốc trừ vi trùng lao, nên thoát khỏi tay tử thần - mẹ tôi và anh cả tôi đều chết v́ bệnh lao ngặt nghèo này bên Tàu vài năm trước. Tôi c̣n nhớ anh tôi được phép dưỡng bệnh tại nhà một thời gian khá lâu. Khoảng thời gian anh tôi dưỡng bệnh ở nhà, tôi thường được nghe tiếng vĩ cầm véo von từ pḥng anh tôi vọng ra, và tôi cũng thường vào pḥng anh tôi để được anh tôi dạy khẩy đàn ghi-ta.

Thường những quân nhân nào bị mắc bệnh lao đều dùng dịp này để xin được giải ngũ cách dễ dàng. Nhưng anh tôi vẫn kiên tŕ tôi luyện ư chí chinh phục thân xác bị suy yếu bởi bệnh lao, ngơ hầu có thể tiếp tục đeo đuổi cuộc đời binh nghiệp. Khi khỏi bệnh, anh tôi được phái vào Nam làm việc ở Bộ Tổng Tham Mưu nằm trên đường Trần Hưng Đạo, Chợ Quán. Anh tôi ở Câu Lạc Bộ Tổng Tham Mưu dành cho sĩ quan độc thân. Ông Trần Ngọc Nhuận, lúc đó là Thiếu Úy, có lời nhận xét sau này về con người anh tôi trong cuốn kư ức Đời Quân Ngũ của ông: "Tôi ở Câu lạc bộ Tổng Tham Mưu chung pḥng với Trung Úy Nguyễn Văn Hiếu. Chúng tôi quen nhau từ đó. Anh là một Sĩ Quan hiền lành, đức độ và nhă nhặn, đối với bạn bè hết sức giúp đỡ." (trang 59) Vào hè năm 1954, anh tôi trở ra Hà-Nội lấy vợ. Ngày 6/7/1954, tôi dự đám cưới của anh tôi, lúc đó mang lon đại úy, rồi cùng gia đ́nh di cư vào Nam. Từ đó trở đi, anh em mỗi người một ngả, ít liên lạc với nhau.

Tướng Sạch.

Tuy anh tôi không được truyền tụng trong dân gian như là một tướng sạch qua câu: "Nhất Thắng, nh́ Thanh, tam Chinh, tứ Trưởng", v́ khi câu đó ra đời th́ anh tôi là một tướng khiêm tốn c̣n ẩn bóng sau Tướng Đỗ Cao Trí (những chiến công của Tướng Trí, mà báo chí Mỹ gọi là một Patton Việt Nam, thường do anh tôi tham mưu điều nghiên thi hành). Nhưng thỉnh thoảng tôi đọc thấy một số báo chí thời đó, nhất là tờ báo Diều Hâu, ca ngợi đức trong sạch của Tướng Hiếu. Chẳng vậy mà Phó Tổng Thống Trần Văn Hương khi được Tổng Thống Thiệu giao cho trọng trách bài trừ tham nhũng trong chính quyền bèn cử anh tôi vào chức vụ Thứ Trưởng Đặc Trách Bài Trừ Tham Nhũng trong quân đội.

Trong chức vụ này, anh tôi đă làm chấn động dư luận trong nước khi cả gan vạch trần vụ lạm dụng "mượn đầu heo nấu cháo" của giới chức quản trị Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội. Áp lực từ nhiều phía t́m cách ngăn chận anh tôi phanh phui vụ này đến tận gốc ngạnh. Tôi thấy một số cụ quen thân với thân phụ tôi được phái tới nhà yêu cầu ông cụ can gián con ḿnh đừng mạnh tay. Những cuộc đi đêm này h́nh như không gây được ảnh hưởng ǵ nơi anh tôi. Tôi được anh tôi cho biết: nhằm tránh kết quả cuộc điều tra có thể bị ngâm tôm ếm nhẹm, anh tôi đă mạnh dạn công bố nội vụ ra cho công chúng trên đài truyền h́nh đêm trước ngày chính thức đệ tŕnh hồ sơ lên Tổng Thống Thiệu, tạo thế "sự việc đă rồi". Thế là cứ tối tối, dân chúng ai nấy đều háo hức bu quanh màn truyền h́nh, dán mắt vào màn ảnh theo dơi các pha điều trần của anh tôi. Tôi cũng đồng cảnh, tuy nhiên có khác tí là có pha lẫn thêm ít nhiều hănh diện v́ thuyết tŕnh viên gan dạ chững chạc đó lại là anh ḿnh. Kết quả của vụ x́-căng-đan này là sự cách chức của toàn bộ ban điều hành Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội, kể cả Bộ Trưởng Bộ Quốc Pḥng.

Mỗi lần có dịp về Sài-G̣n chơi, tôi thường tới thăm gia đ́nh anh tôi cư ngụ tại Cư Xá Sĩ Quan Chí Ḥa. Một căn nhà - QQ18 - khiêm tốn, sát vách với căn nhà kế bên, và nằm ở ngoài b́a của dăy phố, nên có thêm một ít đất. Tôi c̣n nhớ hồi đó các tướng đều có biệt thự riêng. Thỉnh thoảng, tôi may mắn gặp được anh tôi trong những dịp này, nhờ anh tôi cũng về nghỉ phép. Có lần anh tôi nói với tôi là với đồng lương sĩ quan, anh tôi không có khả năng đăi bạn bè đi nhà hàng ăn, chỉ thết đăi ở nhà được thôi! Anh tôi c̣n cho biết là chị dâu tôi thường thường chưa hết tháng đă than phiền là hết tiền đong gạo rồi! Lần khác, anh tôi vừa chỉ cho thấy chiếc công xa hiệu Falcon của Mỹ (một đặc sủng chính phủ dành cho các tướng thời đó) nằm ụ trong sân vừa nói: "Cũng may mà nhờ Phủ Phó Tổng Thống thương t́nh chu cấp cho một ít xăng hàng tháng, nên c̣n có thể thỉnh thoảng đề máy xe rà cho nóng máy kẻo lâu ngày bất động hư xe!"

Tướng Giỏi.

Ngoài là tướng sạch ra, anh tôi c̣n là tướng giỏi. Về điểm này ngoài giới quân đội, nhất là hàng các tướng tá, ít người biết đến. Một phóng viên báo chí Mỹ thuộc Cơ Quan Báo Chí Quốc Tế UPI khen ngợi anh tôi với tôi: "Ít tướng tá Việt Nam có khả năng thuyết tŕnh quân sự trôi chảy bằng Anh ngữ như Tướng Hiếu". Một viên tướng Mỹ, Tướng Charles J. Timmes, nếu tôi không nhầm, nói với tôi: "Trong Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa, có lẽ chỉ có Tướng Hiếu là thật sự có khả năng và bản lănh điều động binh đội cấp quân đoàn cách hữu hiệu; các tướng khác chỉ có khả năng chỉ huy nổi đến cấp sư đoàn thôi."

Tôi thiển nghĩ các tướng tá thuộc QLVNCH, quang minh ra mà xét, sẽ không cho nhận định này là quá đáng. Tướng Vĩnh Lộc nhận xét như sau:

Địa thế và vị trí của nước ta trong phương vị hành quân t́m địch để tảo thanh không tạo được cơ hội để dàn trận một lúc đồng thời cả ba Trung Đoàn cùng các đơn vị yểm trợ. Xét lại từ khi thành lập Sư Đoàn cho đến ngày thất thủ Vùng Cao Nguyên, chưa thấy Khu Chiến Thuật nào hành quân sử dụng toàn thể sư đoàn, nghĩa là cả 3 Trung Đoàn Bộ Binh, Tiểu Đoàn Pháo Binh, Công Binh và Thiết Giáp v.v. Dù muốn cũng không có môi trường để dàn ra cả Sư Đoàn nếu không muốn nói đến hiếm hoi sĩ quan chỉ huy được huấn luyện nghiêm túc điều khiển Đại đơn vị. (Thư Gửi người Bạn Mỹ, trang 71)

Lần gặp Tướng Trần Văn Đôn tại Nữu Ước vào năm 1978, trong dịp ông tới thành phố này tham dự một buổi thuyết tŕnh về Việt Nam, đồng thời ra mắt cuốn sách ông mới cho xuất bản tựa đề: Our Endless War: Inside Vietnam (cuốn sách này được tác giả chuyển ngữ sang tiếng Việt tựa đề Việt Nam Nhân Chứng năm 1989), sau khi được tôi tự giới thiệu là em Tướng Hiếu, ông đă nói với tôi: "Nếu Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa mà có nhiều sĩ quan tài giỏi như Tướng Hiếu th́ nước Việt Nam đă không mất". Tướng Đôn biết rơ anh tôi v́ anh tôi khởi sự đời quân ngũ với lon trung úy dưới quyền Tướng Đôn (khi đó c̣n là Đại Tá Tham Mưu Trưởng) ở Bộ Tổng Tham Mưu , Chợ-Quán, và rồi Tướng Đôn đem anh tôi theo khi ông được bổ nhiệm ra Đà-Nẵng giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn I năm 1957.

Ngày đám táng anh tôi, một viên thiếu tá tiểu đoàn trưởng, trên ḿnh c̣n đóng nguyên bộ đồ trận lấm bụi đất đỏ, từ mặt trận Xuân Lộc lái xe về nghiêng ḿnh trước linh cửu anh tôi, có nói với tôi: "Khi Tướng Hiếu ra lệnh tụi tôi trấn giữ một cứ điểm th́ anh em đều vững ḷng tuân theo, v́ biết sẽ không đời nào bị bỏ rơi". Nói xong, ông ta vội vă ra xe díp trực chỉ trở ra mặt trận. Cũng trong dịp đám táng này, một trung tá công binh nói với tôi: "Với ai chứ, với Tướng Hiếu th́ không thể đem kỹ thuật chuyên môn ra mà hù để thối thác thi hành một mệnh lệnh khó khăn, chẳng hạn như khi nhận lệnh bắc một cầu tạm dă chiến qua một khúc sông giữa ḷng địch, v́ Tướng Hiếu am tường mọi chi tiết, kể cả tiểu tiết chuyên môn, chỉ ra lệnh khi biết lệnh ḿnh khả thi mà thôi". Tôi nhớ có lần lên Lai Khê thăm anh tôi tại bản doanh Tư Lệnh Sư Đoàn 5, tôi ṭ ṃ hỏi anh tôi: tướng giỏi khác tướng dở thế nào? Anh tôi chỉ lên bản đồ quân sự nói: Khi chuẩn bị hành quân, tướng dở lấy bút ch́ màu đỏ chấm hai điểm A và B trên bản đồ và lấy thước kẻ một đường thẳng nối liền hai điểm đó, rồi ra lệnh quân lính cứ theo lằn gạch đỏ mà tiến tới, không cần biết trên thực tế địa thế hiểm trở ra sao giữa hai điểm đó. Trái lại, tướng giỏi đích thân trinh sát địa thế trước và biết tường tận quân lính sẽ phải khắc phục những trở ngại địa thế nào khi di chuyển từ vị trí A đến vị trí B".

Thật thế, anh tôi thường hay lấy trực thăng đáp xuống trận địa, khiến cho viên đại uư tùy viên rất e ngại mỗi lần phải tháp tùng theo anh tôi đi trinh sát mặt trận. Anh ta thổ lộ với tôi: "Đừng nói lại với bà tướng, chứ có lần Tướng Hiếu và toàn bộ chỉ huy, sau khi được trực thăng thả xuống một băi đất trống, đă phải lẩn tránh địch đi bộ băng rừng một quăng xa, mới gọi được trực thăng đáp xuống bốc lên an toàn!" Vào thời điểm Phan Rang vừa mới thất thủ, anh tôi được lệnh giúp Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi thiết lập mặt trận mới ngăn chận bước tiến của Cộng quân. Anh tôi lấy trực thăng bay ra Trung trinh sát địa thế đặt bản doanh bộ chỉ huy tư lệnh tiền phương. Khi trở về, anh sĩ quan tùy viên xanh mặt mách với tôi: "Khiếp quá, trong khi trực thăng bay lượn ṿng ṿng, nh́n thấy mặt Cộng quân lố nhố dưới đất, vậy mà Thiếu Tướng vẫn cứ ra lệnh cho trực thăng đáp xuống gần đó!"

Cũng có lần khác tôi hỏi anh tôi: "Thế nào gọi là tướng giỏi?" th́ được anh tôi trả lời: "Tướng giỏi là ở chỗ biết địch để có thể dụng binh đúng mức: chỗ nào cần một tiểu đội trấn giữ th́ chỉ bố trí một tiểu đội mà thôi; chỗ nào cần tới một tiểu đoàn th́ dùng đến một tiểu đoàn mà thôi". Tôi c̣n nhớ chẳng bao lâu sau khi nhận chức Tư Lệnh Sư Đoàn 5 đóng quân ở B́nh Dương, mỗi lần về thăm gia đ́nh ở Sài-G̣n, anh tôi thản nhiên tự lái xe díp với vỏn vẹn viên tài xế ngồi kế bên, v́ đă bố trí đội ngũ đúng mức tạo được thế an ninh trên trục lộ từ B́nh Dương về đến Sài-G̣n. Trong khi đó, tôi nghe nói vị Tư Lệnh tiền nhiệm, mỗi lần về Sài-G̣n, phải dùng đến hai xe bọc sắt tháp tùng theo hộ tống. Lần thứ hai có dịp đến thăm anh tôi, th́ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 đă được di chuyển từ B́nh Dương lên Lai Khê, thay thế cho Sư Đoàn 1 Bộ Binh của Quân Đội Mỹ. Tôi có hỏi tại sao lại đổi lên chỗ khỉ ho c̣ gáy này th́ anh tôi trả lời: "V́ Mỹ muốn giữ thể diện, sợ bị mang tiếng là thua bỏ trại nhượng đất cho địch, chứ thật sự không cần thiết; trái lại c̣n có điểm bất lợi là phải trói chân thêm mấy tiểu đoàn bảo vệ Bộ Tư Lệnh, thay v́ dùng lực lượng đó đi lùng địch".

Sở dĩ ít người biết anh tôi là một tướng tài, v́ anh tôi tính vốn rất khiêm tốn, không thích loè loẹt khoe khoang. Anh tôi thường âm thầm làm việc trong hậu trường để các diễn viên nhận hưởng sự tán thưởng của khán thính giả ngoài sân khấu. Trong giai đoạn đầu của đời binh nghiệp, anh tôi chuyên về tham mưu lên đến chức tham mưu trưởng cấp quân đoàn cho nhiều tướng - Đỗ Cao Trí, Nguyễn Hữu Có, và Vĩnh Lộc. Măi sau, anh tôi mới được đưa ra tác chiến trực tiếp cầm quân làm Tư Lệnh Sư Đoàn 22 rồi Sư Đoàn 5. Một trong những lư do tài năng anh tôi không được trọng dụng đúng mức là v́ anh tôi không có óc bè phái, đồng thời lại trực tính không thích xu nịnh, nên không được tiến cử thăng chức nhanh chóng. Tôi nhận xét thấy anh tôi tiến lên đến cấp Thiếu Tướng th́ bị ngưng đọng tại chỗ từ năm 1968, trùng hợp với triều đại Tổng Thống Thiệu, lúc nạn bè phái, thăng chức bừa băi bắt đầu hoành hành. Chính v́ tính cương trực đó mà lần đầu anh tôi được cử ra nắm Sư Đoàn 22 vào tháng 9/1964, chỉ tại chức vỏn vẹn được có vài tuần th́ bị Tướng Khánh cách chức Tư Lệnh Sư Đoàn cho thuyên chuyển trở về chức Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, khi ông lên nắm chức Thủ Tướng. Lần thứ nh́ trở lại chức Tư Lệnh Sư Đoàn 22 vào tháng 6/1966, anh tôi là người đă hữu hiệu bảo vệ thành phố Qui-Nhơn trong trận Tổng Công Kích Tết Mậu Thân năm 1968. Theo lời của Chuẩn Tướng Trần Đ́nh Thọ, Trưởng Pḥng 3 Bộ Tổng Tham Mưu, anh tôi là người gọi điện thoại chiều ngày 30 Tết về Bộ Tổng Tham Mưu cho biết tù binh Việt cộng bắt được khai là khởi sự ngày mồng một Tết sẽ có cuộc tổng công kích trên toàn lănh thổ miền Nam. Bộ Tổng Tham Mưu liền chuyển tin hệ trọng này qua Tổng Thống Thiệu. Tổng Thống Thiệu lập tức băi bỏ lệnh hưu chiến. Nhờ vậy Cộng quân đánh mất đi phần nào yếu tố bất ngờ trong trận tấn công toàn diện miền Nam dịp Tết Mậu Thân.

Theo tờ tŕnh lượng giá Sư Đoàn 22 cho tam cá nguyệt đầu của năm 1969 do Ban Cố Vấn Mỹ cạnh Quân Đoàn II thực hiện th́ Sư Đoàn 22, dưới sự chỉ huy của Tướng Hiếu là đơn vị chạm địch nhiều nhất và diệt địch nhiều nhất so với các đơn vị khác thuộc Quân Đoàn II trong thời gian này.

Trong 3 năm lănh đạo Sư Đoàn 22, Tướng Hiếu đă làm cho các tướng lănh của Sư Đoàn Kỵ Binh Mỹ (1st Cavalry Division) - Thiếu Tướng Harry Kinnard, Thiếu Tướng John Norton, Thiếu Tướng John Tolsson III, Thiếu Tướng George Forsythe - và Tướng Đại Hàn Lee của Sư Đoàn Mănh Hổ (Tiger Division) phải nể v́. Và nhờ đem lại nhiều chiến công cho Sư Đoàn 22 nên anh tôi đă được thăng chức mau chóng trong thời gian ngắn ngủi này: bắt đầu là Đại Tá năm 1966 và kết thúc là Thiếu Tướng năm 1968.

Khi Tướng Trí về nắm Quân Đoàn III với sứ mạng chỉnh đốn lại t́nh trạng quân sự lụi bại của Quân Đoàn III, Tướng Trí đă kéo anh tôi từ Sư Đoàn 22 về và giao cho anh tôi Sư Đoàn 5. Ngay sau khi nhận lănh chức Tư Lệnh vào tháng 8/1969, Tướng Hiếu đă chuyển Sư Đoàn 5 từ thế thủ qua thế công. Trong thời gian không đầy 2 năm (từ 8/1969 đến 6/1971), và mặc dù bận rộn rời bản doanh Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 từ B́nh Dương lên Lai Khê để tiếp thu căn cứ do Sư Đoàn 1 Bộ Binh Mỹ nhượng lại dời về Dĩ An (từ tháng 11/1969 đến tháng 8/1970), Tướng Hiếu đă không ngừng tung quân vào nhiều cuộc hành quân cỡ lớn: Tảo Thanh QL/14 (2/1970), Toàn Thắng 46 (5/1970), Toàn Thắng 8/B/5 (6/1970), Lộc Ninh (9/1970), Snoul (3/1971), Toàn Thắng 02 (5/1971), v.v... Các cố vấn Mỹ cấp quân đoàn và cấp sư đoàn đều ca ngợi tài lănh đạo quân sự của Tướng Hiếu, ngoại trừ Tướng Michael Davison, cố vấn trưởng QĐ III th́ tỏ vè dè dặt (xem tài liệu lượng gía của cố vấn Mỹ).

Cuộc Triệt Thoái Snoul

Có một biến cố hi hữu xảy ra trong giai đoạn anh tôi rời chức vụ Tư Lệnh Phó Quân Đoàn I để về làm Thứ Trưởng Đặc Trách Bài Trừ Tham Nhũng cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Tư Lệnh Đệ Thất Hạm Đội Mỹ mời Tư Lệnh Phó Quân Đoàn I ra thăm Hạm Đội. Ngày ra thăm được ấn định vào một ngày trước ngày bàn giao chức vụ Phó Tư Lệnh Quân Đoàn. Chuẩn Tướng Phan Đ́nh Soạn, gốc Pháo Binh được chỉ định Tư Lệnh Phó Quân Đoàn I thay thế anh tôi. Ông đi coi bói chọn ngày lành tháng tốt, yêu cầu anh tôi dời ngày làm lễ bàn giao lên sớm hơn ngày dự định trước, trước cả ngày ra thăm Hạm Đội Mỹ. Anh tôi chiều ư, tuy lấy làm tiếc lỡ mất dịp may hiếm có đó. Thế là Tư Lệnh Phó Quân Đoàn I mới về nhậm chức được vinh dự ra thăm Đệ Thất Hạm Đội Mỹ. Chẳng may, trên đường bay ra Hạm Đội, trực thăng chở Tư Lệnh Phó Quân Đoàn nổ tung trên trời (*) . Anh tôi thắc mắc không biết tai nạn gây nên đó có nhắm vào cá nhân ḿnh không ?!

Anh tôi có lời nhận xét này về Tướng Minh với tôi: "Khi mới nhậm chức, tới thanh tra bộ chỉ huy Sư Đoàn 5, đứng trước bản đồ chiến thuật, Tướng Minh trịch thượng giơ ba-toong tướng chỉ lên bản đồ và hỏi một câu một người rành đọc bản đồ quân sự sẽ không hề đưa ra!" Tôi c̣n nhớ có đọc báo vụ Tướng Nguyễn Văn Minh thay Tướng Đỗ Cao Trí vào chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn III lần thứ nhất. Số là Tướng Trí làm phật ḷng một vài vị Tướng Lănh trong Hội Đồng Tướng Lănh ra sao đó nên bị cách chức đầy đi Pháp, thay thế bởi Tướng Nguyễn Văn Minh, quyền Tư Lệnh Quân Đoàn III. Khi Tướng Trí được phép hồi hương, ông ta liền xuống thẳng nằm tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 của anh tôi, dựa vào uy lực của quân lính Sư Đoàn 5 để dằn mặt Tướng Minh. Kết quả là Tướng Minh phải nhượng trả lại cái ghế Tư Lệnh Quân Đoàn III, đến khi Tướng Trí tử nạn mới trở lại chức vụ đó!

Một sự kiện khác chứng tỏ anh tôi là một tướng giỏi: vào những ngày tháng nguy kịch cuối cùng của Sài-G̣n, Cộng quân đă tiến tới ngưỡng cửa thủ đô, Tổng Thống Thiệu gọi anh tôi từ chỗ ngồi chơi xơi nước ở Tổng Tham Mưu ra giao cho chức vụ Tư Lệnh Phó Quân Đoàn III - nhưng không tin cậy đủ với chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn, v́ không thuộc về "phe ta" - để bảo vệ Sài-G̣n, rồi lưu giữ anh tôi tại chức vụ đó đang khi ông luân phiên liên tiếp thay đổi ba vị Tư Lệnh Quân Đoàn - Phạm Quốc Thuần, Dư Quốc Đống (Tướng Đống từ chức v́ lời yêu cầu đem Sư Đoàn Dù từ miền Trung về tăng viện cho mặt trận Phước Long của ông không được chấp thuận) và Nguyễn Văn Toàn. Thêm vào đó, Tổng Thống Thiệu thoạt đầu cử anh tôi làm Tư Lệnh Mặt Trận Tiền Phương của Quân Đoàn III nhằm ngăn chận đà tiến vũ băo của Cộng quân từ miền Trung tràn xuống. Ngày 2 tháng 4 năm 1975, tại "Lầu Ông Hoàng" ở Phan Thiết, Tướng Phạm Văn Phú bàn giao lại cho anh tôi đoàn quân c̣n lại của Quân Đoàn II được sát nhập vào Quân Đoàn III. Nhưng rồi ông Thiệu lại đổi ư đưa Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi ra và kéo anh tôi trở về chức Tư Lệnh Phó Quân Đoàn III. Tôi có cảm tưởng ông Thiệu thủ con cờ "Tướng Hiếu" trong tay với dụng ư dùng nó vào nước cờ tối hậu để pḥng đem ra gỡ thế bí hiểm nghèo, nhưng lại run sợ thế nào ấy ! Thế mới biết là khi công việc đến lúc gặp khó khăn, dù không muốn cũng phải miễn cưỡng dẹp phường xu-nịnh bất tài qua bên và dùng tới kẻ thật sự hữu tài cho được việc.

Cái Chết của Anh Tôi

Gia Đ́nh Anh Tôi Di Tản

Kết Luận.

Trên đây là những cảm nghĩ riêng tư, chẳng khỏi nặng tính chất chủ quan của tôi về anh ḿnh, một người tôi thầm ngưỡng mộ ngay từ hồi c̣n bé và là người đă hai lần cứu vớt tôi khỏi ṿng phong tỏa của Việt Cộng: lần thứ nhất, khi Nha-Trang sắp lọt vào tay Việt Cộng, anh tôi đă từ Sài-G̣n đánh điện ra Nha-Trang cho Chuẩn Tướng Lê Văn Thân, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 2, nhờ giúp đỡ tôi phương tiện vào Sài-G̣n; và lần thứ nh́, dù đă nằm xuống, đă tạo cho tôi cùng gia đ́nh chị dâu với các cháu phương tiện lánh nạn qua Mỹ vào ngày 29 tháng 4 năm 1975.

Anh tôi đă hiến trọn đời thanh xuân, từ khi nhập ngũ lúc 22 tuổi đến khi chết sắp vừa tṛn 45 tuổi, của ḿnh cho Quân Đội và cho Tổ Quốc. Tôi thấy anh tôi tựa như bông sen sống giữa ao đầm mà "không tanh hôi mùi bùn". Anh tôi từng làm việc cộng tác mật thiết với nhiều Tướng Lănh mang tiếng tham nhũng. Những vị này nhận thức anh tôi thật sự có tài và đồng thời cũng ư thức anh tôi cứng rắn trong lập trường và xác tín riêng, nên nể v́, dùng đến tài mà không dám bắt ép theo thói xấu của họ. Những lần có dịp gặp gỡ, tôi đôi khi nhận xét thấy anh tôi tỏ vẻ bực bội phải làm việc dưới quyền những kẻ ỷ lại bất tài, hay bực dọc bị bó tay đứng bên lề bàn cờ chứng kiến những nước cờ đi lỏng lẻo của tay cờ kém cỏi được chỉ định ngồi vào bàn cờ chỉ v́ thuộc "phe ta". Có lần thấy ông Thiệu lải nhải trên đài truyền h́nh, anh tôi phê b́nh: "Ai đời Tổng Thống lại nói nhiều như vậy. Có ǵ th́ giao cho các Bộ Trưởng tŕnh bày với dân chúng, có hay hơn không!"

Tôi thiết nghĩ nếu anh tôi không bị ám sát, th́ rồi có lẽ cũng đến phải bị bắt trong tư thế chiến đấu sát cánh với binh sĩ ḿnh. Lời viên Thiếu Tá vẫn văng vẳng bên tai tôi: "... v́ biết sẽ không đời nào bị bỏ rơi". Âu cũng là Trời Đất an bài cả.

Nếu có người ví Tướng Đỗ Cao Trí với Tướng Patton th́ tôi cũng xin mạo muội ví anh tôi với Tướng Colin Powell. Cả hai đều văn vơ song tài. Cả hai vừa tác chiến cừ khôi vừa tham mưu uyên thâm (trong thực tế th́ anh tôi có nhiều dịp thi thố tài tác chiến, khi cầm quân của Sư Đoàn 22 và Sư Đoàn 5 hơn Tướng Powell v́ ông chỉ có dịp nắm một Sư Đoàn trong thời b́nh). Cả hai đều hănh diện và hiên ngang mang phù hiệu binh chủng nhảy dù trên ngực. Cả hai được biệt phái qua dân sự giữ chức vụ then chốt trong chính phủ (Thứ Trưởng Bài Trừ Tham Nhũng, Thứ Trưởng An Ninh Quốc Gia) và được giới dân sự nể trọng v́ tài hành chánh. Ngay cả đến diện mạo tác phong cũng nhiều điểm giống nhau: oai phong lẫm liệt đồng thời hiền ḥa từ tốn. Cả hai đều lên lon v́ thực tài chứ không v́, hay bất chấp, phe phái.

Chắc chắn là có nhiều người biết đến anh tôi nhiều hơn tôi. Tôi ước mong các vị thân hữu đó của anh tôi hoặc viết thư riêng cho tôi biết thêm về anh ḿnh hoặc đăng báo chia xẻ với công luận về công đức của một trong những tướng sạch và tài ba của Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà.


(*) Ngày 1/8/2005 bà Đại Tá Ngô Hán Đồng, Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Quân Đoàn I, tử nạn cùng với Chuẩn Tướng Phan Đ́nh Soạn ngày 25/2/1972, yêu cầu tôi đính chính lại là chiếc trực thăng không nổ tung trên trời, mà đă rớt trong đất liền sau khi trực thăng bị hư hại nặng v́ đụng phải giây ăng ten khi cất cánh rời khỏi boong tàu chiến hạm Mỹ. Gia đ́nh đă t́m được thi hài của cố Thiếu Tướng Soạn và cố Chuẩn Tướng Đồng.

Nguyễn Văn Tín
Nữu Ước tháng 9/1998

Cập nhật ngày 01.08.2005

generalhieu