Truyện kể về Anh Tôi, Tướng Hiếu
Chương VI
Quân Đoàn I và Quân Đoàn II
Ngày 3 tháng 11 năm 1963, Đại Tá Trần Thanh Phong được bổ nhiệm Tư Lệnh Sư Đoàn 1. Ngày 11 tháng 11 năm 1963, anh tôi và Đại Tá Phong hoán chuyển chức vụ Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn I và dọn đến bản doanh Quân Đoàn I đóng tại Đà Nẵng.
Trần Thanh Phong
Anh tôi nắm chức vụ Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn I không được bao lâu, vỏn vẹn có một tháng, vì đến ngày 12 tháng 12 thì, dưới áp lực của Phật Giáo, Tướng Đỗ Cao Trí và Tướng Nguyễn Khánh hoán chuyển với nhau chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn I và Quân Đoàn II. Đồng thời Đại Tá Ngô Dzu hoán chuyển với anh tôi chức Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II và Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn I. Do đó phần đông ai cũng tưởng là anh tôi đi từ chức Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 1 thẳng tới chức Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II.
Đại Tá Đỗ Trọng Thuần, nhớ là:
Sau khi ra trường tôi chỉ có dịp gặp lại anh Hiếu khi anh ra Đà Nẵng giữ chức Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn I, c̣n tôi th́ giữ chức Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 2 (1962 - 1964). Trong thời gian đó, anh em thường có dịp gặp gỡ nhau, và anh Hiếu vẫn vui vẻ như hồi nào.
Đỗ Trọng Thuần
Trong thời gian ngắn ngủi ở Đà Nẵng, anh tôi dành một ít thời giờ lo ghi danh học cho hai đứa con trai tại trường Sao Mai.
Sau ngày 12 tháng 12 năm 1963, anh tôi mới dời Đà Nẵng lên Pleiku với Tướng Trí.
Anh tôi giữ chức Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II với ba Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn II: Đỗ Cao Trí, Nguyễn Hữu Có và Vĩnh Lộc.
Tướng Đỗ Cao Trí
Trung Tá Dương Diên Nghị kể:
Những ngày đầu đă nghe bàn tán về chuyện Đại Tá Hiếu, TMT, rằng sĩ quan Tổng Hành Dinh đưa lên tŕnh ông một bộ quân phục treillis mới, có đủ tên và cấp hiệu Đại Tá, bị ông từ chối. Ông cám ơn và nói đưa về, khi nào tôi cần, tôi sẽ xin. Tiếng đồn xa … chẳng mấy chốc mà quân nhân các cấp từ Bộ Tham Mưu đến các đơn vị lân cận đều nghe tin này, và cho là một chuyện hy hữu. Mẫu người ông là vậy, thẳng thắn, vui vẻ, nhưng giữ phong cách, kỷ luật.
Tướng Trí hết sức tin dùng anh tôi, và hầu như trao trọn quyền điều hành thường nhật Quân Đoàn cho anh tôi. Chuẩn Tướng Phạm Xuân Chiểu được bổ nhiệm Tư Lệnh Phó Quân Đoàn II từ tháng 2 đến tháng 3 năm 1964,
Phạm Xuân Chiểu (1961)
và Đại Tá Lữ Lan từ ngày 20 tháng 4 đến ngày 14 tháng 10 năm 1964. Tuy nhiên, coi bộ hai vị này được Tướng Trí cho “ngồi chơi xơi nước” trong chức tư lệnh phó quân đoàn. Tướng Lữ Lan kể:
Bẵng đi một thời gian lâu, khi anh em gặp lại nhau th́ lúc đó anh Hiếu đă là Đại Tá Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II ở Pleiku. C̣n tôi th́ vừa bị Tướng Đỗ Cao Trí cách chức Tư Lệnh Sư Đoàn 25 đưa về làm Tư Lệnh Phó Quân Đoàn II. Mỗi sáng thứ hai, Quân Đoàn II cử lễ chào quốc kỳ. Mọi quân nhân phải nghiêm trang sắp hàng ngũ chỉnh tề cử hành lễ thượng kỳ. Thành thử sáng thứ hai, sau ngày tôi tới Pleiku, tôi ra sân cờ đứng chung hàng với ban Tham Mưu Quân Đoàn. Tướng Đỗ Cao Tri thường để cho Đại Tá Tham Mưu Trưởng thay ḿnh chủ tọa nghi lễ này. Tôi thấy anh Hiếu oai nghi tiến tới vị trí chủ tọa. Bỗng nhiên anh giơ tay ra lệnh khoan cử hành nghi lễ, rồi tiến thẳng tới chỗ tôi đứng và nói: "Như vậy coi đâu có được, xin mời anh lên chủ tọa cho."
Đại Tá Hiếu, TMT khoe chiến công với Đại Tá Lữ Lan, TLP
Năm 1964, báo chí đăng tải một vụ hy hữu xảy ra tại bản doanh Quân Đoàn II liên quan đến anh tôi. Chuyện kể là cuối tuần Tướng Trí thường hay cho máy bay đón các ả đào và nghệ sĩ từ Nha Trang lên Bộ Tư Lệnh quân Đoàn II giúp vui. Có lần phi cơ bị súng pḥng không địch bắn lên khiến phi công không dám đáp xuống. Phi công bay lượn nhiều ṿng rồi định bay trở về Nha Trang. Tướng Trí nổi nóng dọa nạt buộc phi công phải quay đầu phi cơ lại và phải liều mạng đáp xuống. Đến khi phi cơ đáp được xuống, phi hành đoàn liền bị Tướng Trí ra lệnh tống giam, chờ ngày ra hầu Ṭa Án Quân Sự! Cái ghế Chánh Án Ṭa Án Quân Sự Quân Đoàn th́ lại dành cho Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn chủ vị. Thành thử Đại Tá Tham Mưu Trưởng kiêm Chánh Án Toà Án Quân Sự bèn êm thấm xử tha cho phi hành đoàn đă bị Tướng Trí tống giam cách phi lư, rồi cho gọi Tướng Không Quân Nguyễn Cao Kỳ lên lănh đàn em về!
Về mặt quân sự, anh tôi đã không ngồi yên, liền nghiên cứu kế hoạch đánh phá mật khu Đỗ Xá của Việt Cộng nằm ngay tại vùng giáp giới ba tỉnh Kontum, Quảng Tín và Quảng Ngăi. Việt Cộng dùng mật khu này làm địa điểm xâm nhập quân từ đường ṃn Hồ Chí Minh vào nội địa miền Trung. Mật khu này cũng là địa điểm tồn trữ đạn dược, lương thực và cũng là nơi dưỡng quân và điều trị thương binh.
Mật Khu Đỗ Xá
Cuộc hành quân Đỗ Xá, tên chính thức là hành quân Quyết Thắng 202, được phát động vào ngày 27 tháng 4, kéo dài một tháng và chấm dứt ngày 27 tháng 5 năm 1964.
Trong trận đánh lớn này, anh tôi có dịp thi thố tài tham mưu lần đầu tiên và khiển dụng các sĩ quan tài danh sau đây: Thiếu Tá Sơn Thương (Biệt Động Quân), Thiếu Tá Phan Trọng Chinh (thuộc Trung Đoàn 50, Sư Đoàn 25), Đại Úy Ngô Quang Trưởng (Tiểu Đoàn 5 Dù), Thiếu Tá Trần Văn Minh (Không Quân).
Chiến công này đã được phô trương trong một cuộc triển lãm và diễn hành của các chiến sĩ Biệt Kích tham dự trong trận này.
Triển lãm thành tích hành quân Đỗ Xá
Tướng Nguyễn Khánh-ĐT Trần Văn Trung-Tướng Đỗ Cao Trí
LLĐB tham dự trận Đỗ Xá diễn hành
Xem thêm chi tiết về hành quân Đỗ Xá
Ngày 10 tháng 9 năm 1964, Tướng Trí bổ nhiệm anh tôi vào chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 22.
Đại Tá Hiếu, Tư Lệnh Sư Đoàn 22 - Thiếu Tướng Charles Timmes - Trung Tá Nguyễn Hợp Đoàn
Nhưng vài hôm sau, ngày 13 tháng 9 năm 1964, xảy ra vụ chính biến không thành do Tướng Dương Văn Đức cầm đầu. Tướng Trí, anh em cột chèo với Tướng Đức, bị nghi có chân trọng vụ này, nên bị cách chức Tư Lệnh Quân Đoàn II, Tướng Nguyễn Hữu Có thay thế.
Trung Tá Dương Diên Nghị kể:
Trung Tướng Đỗ Cao Trí được Tướng Nguyễn Hữu Có thay thế, và Tướng Trí lưu vong. Tôi th́ được lệnh giáng cấp xuống binh nh́ và giải ngũ v́ lư do kỷ luật cùng với Trưởng Pḥng 2 và Trưởng Pḥng 4 của Sư Đoàn 1.
Nhận được công điện từ Bộ Tổng Tham Mưu, Đại Tá Hiếu không cho tôi biết, măi đến khi được người bạn, Đại Úy Lê Văn Khấn, tùy viên Tướng Trần Văn Đôn thông báo riêng, tôi lên tŕnh với Đại Tá Hiếu và xin ông giúp để tôi được giải ngũ, tôi thích thế.
Đại Tá Hiếu không cho tôi hay tin này v́ chẳng ảnh hưởng ǵ với tôi: "Trung Tướng Tư Lệnh đă giải quyết xong. Ông đă điện thoại cho hai vị, Tướng Trần Văn Đôn và Trần Thiện Khiêm rồi. Cứ yên ḷng làm việc. Đây chỉ là đ̣n tâm lư nhằm xoa dịu những người ngoài đó, nhất là Đại Tá Nguyễn Chánh Thi đang nắm Tư Lệnh Sư Đoàn 1. Ông c̣n nói con đường phục vụ quân đội c̣n dài, dù tôi đồng ư giúp anh th́ Tướng Trí cũng không chấp nhận đâu. Tướng Trí là con người có t́nh cảm, có thủy chung. Vả lại để anh trở về đời sống dân sự, ông sẽ mất uy tín."
Tướng Nguyễn Hữu Có
Ngày 24 tháng 10 năm 1964, Tướng Có đưa anh tôi từ chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 22 trở về chức vụ Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II.
Tướng Nguyễn Xuân Trang kể:
Thời gian Thiếu Tướng Nguyễn Hữu Có làm Tư Lệnh Quân Đoàn 2/Vùng 2 Chiến Thuật th́ Bộ Tư Lệnh đặt tại Pleiku, Cao Nguyên Trung Phần.
Năm 1964, Chuẩn Tướng Nguyễn Xuân Trang là Tư Lệnh Phó Quân Đoàn, và Đại Tá Nguyễn Văn Hiếu là Tham Mưu Trưởng.
Sư Đoàn 22 Bộ Binh được Quân Đoàn chỉ thị phối hợp với Bảo An Tiểu Khu Kontum hành quân tảo thanh vùng Dakto và thung lũng Plei Trap, để thiết lập 2 căn cứ Lực Lượng Đặc Biệt Dakto và Ben Het. Khu vực này có tính cách quan trọng về chiến lược v́ nằm gần khu vực 3 biên giới Việt-Miên-Lào, chỗ đường ṃn Hồ Chí Minh chạy ngang cao nguyên Bolovens.
Trong dịp này, Chuẩn Tướng Trang và Đại Tá Hiếu đều có mặt tại Kontum.
Tướng Có thường xuyên vắng mặt Pleiku bay về Sàigòn liên miên lo chuyện chính trị và hầu như giao trọn quyền điều động quân đoàn cho anh tôi.
Trong nửa năm đầu của 1965, Đại Tá Hiếu giúp Tướng Nguyễn Hữu Có, Tư Lệnh Quân Đoàn II, hoạch định các cuộc tấn công và phản công để bẻ găy chiến dịch đông-xuân của Việt Cộng nhằm cô lập hóa vùng cao nguyên bằng cách cắt đứt Quốc Lộ 19 và 1.
Đại Tá Theodore C. Mataxis, Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II, ghi rất chi tiết về giai đoạn này trong bài Tấn Công và Phản Công trên Quốc Lộ 19
">
Ban Cố Vấn Mỹ tại QĐII
Anh tôi rất bận rộn trong việc chống trả các cuộc tấn công liên tiếp của Việt Cộng:
- Ngày 03/02, Việt Cộng tấn công trại Halloway của Tiểu Đoàn 52 Không Lực Chiến Đấu của Lục Quân Hoa Kỳ.
- Ngày 14/02, Việt Cộng phục kích một đại đội Địa Phương Quân tại Đèo Mang Yang.
- Ngày 20/02, Việt Cộng tấn công căn cứ hỏa lực LLĐB FOB1.
- Ngày 20/02, Việt Cộng phục kích đại đội tiếp cứu đến từ An Khê.
- Ngày 21/02, Việt Cộng phục kích đại đội tiếp cứu trên đường trở về Anh Khê.
- Ngày 22/02, Việt Cộng phục kích đại đội Suối Đồi.
- Ngày 24/02, Việt Cộng vây hăm 220 chiến binh tại trại FOB2.
- Ngày 08/03, Việt Cộng tấn công trại Kannah và trại Plei Ta Nangh.
- Cuối tháng 03, Quân Đoàn II tấn công Việt Cộng để giải cứu trại quân ở Bồng Sơn.
- Ngày 10/04, Quân Đoàn II phối hợp với Quân Đoàn I hành quân giải tỏa quận Hoài Nhơn.
- Ngày 21/04, Việt Cộng tấn công hai tiểu đoàn TQLCH trên Quốc Lộ 1.
- Ngày 26/05, Việt Cộng tấn công làng Buon Mroc.
- Ngày 28/05, Việt Cộng tấn chiếm cùng một lúc cầu Pokaha tại Kontum và cầu Lệ Bắc tại Phú Bổn.
- Ngày 31/05, Việt Cộng chiếm đoạt Quận Lệ Thanh.
- Ngày 01/06, Việt Cộng phục kích đoàn xe của Tỉnh Trưởng Kontum đi công lư tới Quận Lệ Thanh.
- Ngày 03/06, một trung đoàn Việt Công phục kích một tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 40 QLVNCH trên đường giải cứu cầu Lệ Bắc gần làng Phú Túc.
- Giữa tháng 06, Việt Cộng tấn công làng Toumorong phía tây bắc Kontum.
Ngày 1 tháng 6 năm 1965, anh tôi ăn mừng chiến thắng tại Vũng Rô.
Hình chụp do Đại Tá Từ Vấn gửi tặng
Đại Tá Từ Vấn , Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 5 năm 1974-75, kể lại :
Khi tôi còn là đại đội trưởng Đại Đội 2 BCD/LLDĐ, tôi thấy Đại Tá Hiếu không giống các sĩ quan chỉ huy trưởng khác ở chỗ là Đại Tá Hiếu lân la tới đơn vị tôi hỏi dò và học hỏi cách thức tác chiến cá biệt của binh chủng Biệt Cách Dù để biết xử dụng cho đúng cách khi cần đến đơn vị Biệt Cách Dù.
Tướng Vĩnh Lộc
Ngày 20/06/1965, Chuẩn Tướng Vĩnh Lộc thay Tướng Có làm Tư Lệnh Quân Đoàn II (Tướng Có về nhắm chức Bộ Trưởng Bộ Quốc Pḥng).
Đại Úy Nguyễn Minh Ẩm kể:
Tôi tốt nghiệp khóa 18 Trường Sĩ Quan Thủ Đức với lon Chuẩn Úy. Ngày 1/6/1965 tôi đă có mặt tại Quân Đoàn II trên Pleiku. Tôi được đưa đến tŕnh diện Đại Tá Hiếu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II. Khi bước vào văn pḥng th́ Đại Tá Hiếu đang bận nói điện thoại. Ông bảo tôi ngồi đợi trong chốc lát. Nói chuyện điện thoại xong, ông quay sang hỏi tôi trong quân trường tôi khá về môn ǵ. Tôi trả lời là khá nhất môn địa h́nh. Ông chỉ ngón tay lên bản đồ và bảo tôi chấm tọa độ của một vị trí. Tuy trong ḷng bấn loạn v́ sợ hăi phải trả bài trước một ông đại tá, nhưng tôi cũng định được "múi" của địa điểm và đọc đúng được 8 trên 10 số của tọa độ. Kết quả cuộc khảo sát là tôi được Đại Tá Hiếu đưa tôi vào làm việc Pḥng 3 là nơi cần giỏi về đọc bản đồ.
Tôi không mấy ưa làm việc tại Pḥng 3 v́ nhiều lư do. Lư do thứ nhất là v́ trong cương vị này, không dễ dàng kiếm chác thêm bên lề, như tại các đơn vị khác. Lư do thứ hai là v́ trách nhiệm khá nặng nề: sinh mạng của các chiến binh hành quân tùy thuộc rất nhiều vào sự kiện nhân viên Pḥng 3 thi hành nhiệm vụ có hoàn chỉnh hay không. Lư do thứ ba là v́ nhân viên thuộc Pḥng 3 luôn bị Sở An Ninh Quân Đội trông chừng theo dơi rất kỹ để ngăn ngừa gián điệp xâm nhập vào ban hành quân. Lư do thứ tư là v́ làm việc với Đại Tá Hiếu lúc nào cũng phải rất là chỉnh, sơ hở một tí cũng không được với ông. Nói ǵ sai hay làm ǵ sai là bị Đại Tá Hiếu sửa sai liền. Tuy nhiên ông không hề la mắng, chỉ nhẹ nhàng nhắc khéo thôi. Chẳng hạn, đang khi bay trên trực thăng chỉ huy C&C, Đại Tá Hiếu hỏi phía dưới là vùng đồng bào ở, hay vùng quân ḿnh đang trú đóng hay vùng Việt Cộng ẩn núp. Tôi trả lời sai là vùng Việt Cộng. Đại Tá Hiếu bảo cần xem lại kỹ bản đồ hành quân, chứ ông ra lệnh pháo là sát hại binh sĩ ḿnh đấy. Lư do thứ năm là v́ làm việc với Đại Tá Hiếu không mong được lên lon mau, v́ Đại Tá Hiếu không có lệ tiến cử cách cẩu thả như nhiều vị chỉ huy cao cấp khác đối với đàn em gà nhà. Lư do thứ sáu là v́ nếu làm việc được th́ Đại Tá Hiếu lại giữ chặt lại không cho thuyên chuyển đi đơn vị khác một cách dễ dàng. Ngược lại, nếu cần nghỉ phép đôi ba ngày, Đại Tá Hiếu thường cho phép nghỉ luôn đôi ba tuần.
Đại Tá Hiếu có một trí nhớ phi thường. Ông nhớ thuộc ḷng tọa độ vị trí đóng quân của từng đơn vị trong vùng mà không cần tra cứu bản đồ. Chẳng hạn một lần tôi chấm tọa độ sai, Đại Tá Hiếu bảo tôi xem lại cho kỹ chứ nếu ông ra lệnh pháo th́ sẽ đổ lên đầu một đơn vị thiết giáp đang đóng trại tại đó. Biết vậy, nên các đơn vị đang khi hành quân không giám báo cáo láo hành tung của ḿnh. Chẳng hạn một lần nọ, Đại Tá Hiếu hỏi một đơn vị được lệnh tấn công một vị trí địch là đơn vị đă tới nơi chưa. Viên chỉ huy trưởng v́ ngán sợ đụng địch, chưa tới mà báo cáo láo là đă tới nơi rồi. Đại Tá Hiếu hỏi lại là có thật chắc vậy không v́ ông mà ra lệnh pháo th́ là đánh trúng đơn vị ḿnh chứ không phải đơn vị địch. Viên chỉ huy trưởng hú vía, xin cho thêm thời giờ xem lại bản đồ và sẽ báo cáo lại cho chính xác hơn.
Đại Tá Hiếu chỉ dạy cho chúng tôi là khi đánh giặc không những phải biết đích xác tung tích đơn vị địch mà c̣n phải nắm vững lối đánh sở trường của tổ trưởng của đơn vị đó, chẳng hạn hắn thích dùng chiến thuật "dương đông kích tây" hay "công đồn đả viện". Rồi tùy theo đó mà đặt kế hoạch hành quân cho thích hợp. V́ vậy Đại Tá Hiếu luôn chỉ thị cho Pḥng Nh́ phải lấy được danh tánh cùng học hỏi được nhân cách tổ trưởng của đơn vị địch.
Sáng nào Đại Tá Hiếu cũng có những buổi họp ngắn với các pḥng trong ban tham mưu, Pḥng 1, Pḥng 2, Pḥng 3, ... để nghe các trưởng pḥng báo cáo, tường tŕnh rồi ban lệnh. Sau khi ban bố chỉ thị, Đại Tá Hiếu luôn dành th́ giờ để ai có điều ǵ không hiểu có thể đặt thêm câu hỏi. Thường th́ không ai thấy cần nêu thắc mắc v́ Đại Tá Hiếu ban lệnh ngắn gọn và rất rơ ràng.
Các cố vấn Mỹ rất thán phục Đại Tá Hiếu. Họ nói là không hiểu Đại Tá Hiếu học lúc nào mà thông thạo mọi lănh vực quá vậy, lại giỏi giang hơn họ nhiều.
Tướng Vĩnh Lộc rất nể v́ Đại Tá Hiếu. Mỗi khi gặp ǵ khó khăn là ông bảo đến nhờ "Bác Hiếu" giải quyết vấn đề là xong việc.
Anh tôi tiếp tục lo chống trả các cuộc tấn công của Việt Cộng:
- Ngày 30/06, một trung đoàn Việt Cộng phục kích chiến đoàn dù tại Cheo Reo thuộc Quận Thuần Mẫn.
- Ngày 01/07, Việt Cộng pháo kích nặng vào trại quân tại Quận Thuần Mẫn.
- Ngày 07/07, Việt Cộng tấn công Quận Dak To thuộc Tỉnh Kontum.
- Ngày 16/07, Quân Đoàn II phát động cuộc hành quân khai lộ trên Quốc Lộ 19.
- Đầu tháng 8, Việt Cộng, sau khi vây hăm trại Đức Cơ từ tháng 07, t́m cách đánh dứt điểm trại này.
- Ngày 09/08, Việt Cộng phục kích chiến đoàn tiếp cứu trại Đức Cơ trên Quốc Lộ 19.
- Ngày 18/08, Việt Cộng tấn công Quận Dak Sut.
- Ngày 19/08, Quân Đoàn II phát động cuộc hành quân khai lộ trên Quốc Lộ 21.
- Ngày 19/10, Việt Cộng tấn công trại LLĐB Pleime.
Xin nói thêm riêng một ít về cuộc hành quân khai lộ trên Quốc Lộ 19 và chiến dịch Pleime.
Cuộc hành quân khai lộ trên Quốc Lộ 19 khác các cuộc hành quân khai lộ khác ở chỗ thay vì phải khổ cực đi phá từng ổ phục kích địch xếp đặt sẵn trên trục lộ thì nắm lấy thế thượng phong ghim địch xuống tại các địa điểm xuất quân không cho phép chúng đến gần trục lộ lập các ổ phục kích. Anh tôi nêu rõ điểm này trong bản tường trình cuộc hành quân:
Nhưng điểm chính yếu của khái niệm là ngăn ngừa và chận đứng trước các cuộc phục kích hơn là can thiệp để triệt hủy và chống lại các ổ phục kích với các lực lượng tiếp cứu.
Hành quân khai lộ QL19
Cuộc hành quân được mô tả các xúc tích và đẩy đủ trong bài Hành quân khai lộ QL19.
Anh tôi còn tỏ ra độc đáo hơn nữa trong việc nghiên cứu và thực hiện chiến dịch Pleime.Cho đến ngày hôm nay, ít ai – kể các các quân sử gia Mỹ lẫn Việt Cộng – ngờ là anh tôi là người đề xướng ra khái niệm hành quân xử dụng B-52 triệt tiêu ba trung đoàn địch cùng một lúc tại rặng núi Chu Prong; đặc biệt là ai nấy đều không ngờ là khái niệm hành quân này đã được nghiên cứu từ tháng 9 năm 1965, trước khi Việt Cộng khai hỏa tấn công trại Pleime. Hơn nữa cũng không mấy ai ngờ là anh tôi, đơn thuần một đại tá tham mưu trưởng quân đoàn, lại có tài khiển dụng các tướng Mỹ trong các giao đoạn thực hành chiến dịch: Tướng DePuy J3/MACV, Tướng Larsen IFFV, Tướng Kinnard 1ACD và Tướng Knowles 1ACD/CP Forward.
Ăn mừng chiến thắng Pleime
Tôi đã phân tách và mô tả rất kỹ chiến dịch này qua rất nhiều bài viết – cả thẩy 50 bài - đăng trên mạng Tướng Hiếu. Điển hình xin xem bài, Không Chiến trên Không Phận Pleime-Chuprong
Sau trận Pleime, Chuẩn Tướng Vĩnh Lộc được tưởng thưởng thêm một sao. Thiếu Tướng Vĩnh Lộc bèn cải danh bản doanh Quân Đoàn thành Thành Pleime
Hai cuốn sách do anh tôi, trong tư cách tham mưu trưởng quân đoàn, biên soạn mô tả chiến dịch Pleime mang tên tác giả là Thiếu Tướng Vĩnh Lộc.
Nguyễn Văn Tín
Ngày 14 tháng 1 năm 2015
trở về mục lục
general hieu
|