Bình Định/Việt Nam Hóa Chiến Tranh và Sư Đoàn 5 Bộ Binh
(1969-1971)

Bình Định

Chương Trình Bình Định được Tướng Abrams chủ xướng khi ông thay thế Tướng Westmoreland trong chức vụ Tư Lệnh Quân Đội Hoa Kỳ tại Việt Nam (MACV) vào tháng 7 năm 1968. Chiến thuật “Dẹp và Giữ” thay thế cho chiến thuật “Tìm và Diệt”. Thiếu Tướng Hiếu, sau khi đảm nhiệm chức Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh, cải tiến chiến thuật “Dẹp và Giữ” khi cho rằng chiến thuật này không hiệu lực nếu không giao trọn phần hành cho các Lực Lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân thay vì các Lực Lượng Chinh Quy lo phần “Dẹp” và Lực Lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân lo phần “Giữ”. Tướng Hiếu chú trọng vào việc cải tiến khả năng chiến đấu của các Lực Lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân và công việc thôi thúc các chỉ huy trưởng quân đội thực sự hổ trợ cho các đơn vị thuộc Lực Lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân.

Ngày 1 tháng 9 năm 1969, chỉ hai tuần sau khi nhận lãnh chức Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh ngày 14 thán 8 năm 1969, Tướng Hiếu trình bày cùng với Chuẩn Tướng D.P. McAuliffe, Tư Lệnh Phó US 1st Infantry Division, khái niệm về chường trình Bình Định của mình.

5. Kế đó Tướng Hiếu nói tới chương tŕnh b́nh định. Ông nói là hành quân quân sự th́ tương đối thẳng ro và dễ hiểu đối với một quân nhân. Ngược lại, b́nh định th́ phức tạp. Nhắc tới lời hướng dẫn mới đây của Tướng Trí, ông nói là Sư Đoàn 5 cần ra xa khỏi vùng b́nh định, để cho các lực lượng NQ/ĐPQ đảm trách. Ông lấy ví dụ của một quả nắm tay đâm thọc vào một lọ cá; thoạt tiên cá dang cả ra, và tránh xa khi nào nắm tay c̣n nằm trong lọ; tuy nhiên, ngay sau khi rút nắm tay ra, cá lại trở về vị trí cũ. Ông nói điều đó cũng xảy ra tương tợ như vậy đối với VC trong vùng đông dân cư, nghĩa là, khi QLVN và Mỹ rút đi, VC lại có khuynh hướng trở về lại. Ông đă nói chuyện với tất cả các quận trưởng trong vùng hoạt động của ông, cũng như với các trưởng làng, và nhiều người trong họ lấy làm áy náy trước viễn ảnh lực lượng Mỹ và Việt rút ra khỏi vùng đông dân cư. Theo cái nh́n của ông, Tỉnh B́nh Dương có đủ lực lượng NQ/ĐPQ, nhưng những lực lượng này cần phải cải tiến thêm về hiệu năng tác chiến, và cần sự bảo đảm yểm trợ của các lực lượng Mỹ và Việt kế cận để đẩy VC ra xa và duy tŕ an ninh cho dân chúng. Do đó, ông cho thấy ông cảm thấy buộc phải trông chừng những lực lượng địa phương này và trợ lực cũng như yểm trợ họ càng nhiều càng tốt. Tôi đoan kết với ông là tôi đồng quan điểm với ông. Tuy nhiên, ông coi đây là một vấn đề nan giải nhất, nhất là khi đọ với lời hướng dẫn của Tướng Trí.

6. (…)

7. Tướng Hiếu tiếp sau đó nói tới làm sao cải tiến việc phối hợp các nỗ lực quân sự lẫn chính trị chống lại địch. Ông nói là các trung đoàn/lữ đoàn trưởng là những người có đủ tầm mắt nh́n và đủ phương tiện để đặt kế hoạch, phối hợp, và thi hành các cuộc hành quân lớn. Tương tợ như vậy, ông coi các quận trưởng và trưởng khu vực như có đủ trách nhiệm để nh́n t́nh h́nh vượt khỏi giới hạn eo hẹp của quận. Do đó, ông tuyên bố là ông sẽ chỉ thị cho các trung đoàn trưởng gặp hằng ngày với các trưởng khu vực trong vùng của họ, cùng với các lữ đoàn trưởng Mỹ với chủ đích là đặt kế hoạch và giám sát việc thực hiện các cuộc hành quân chống địch, cũng như đối với những ai yểm trợ công cuộc b́nh định. Cộng thêm vào đó, ông có ư định đưa ư kiến cho Tỉnh Trưởng tỉnh B́nh Dương có những buổi họp phối trí hằng tuần nhằm vào các vấn đề yểm trợ quân sự. Ông muốn các trung đoàn trưởng của ông và các lữ đoàn trưởng Mỹ hành quân trong tỉnh B́nh Dương, cũng như các quận trưởng và các tiểu đoàn trưởng, sẽ tham dự vào các cuộc họp cấp tỉnh hàng tuần này. Ông hy vọng là những cuộc họp này sẽ nhấn mạnh tới sự yểm trợ và trợ giúp cần có cho các lực lượng NQ/ĐPQ. Tôi đoan kết Tướng Hiếu chúng ta đồng quan điểm với ông về khái niệm phối hợp này, và chúng ta sẽ hoàn toàn cộng tác.

Một tuần sau, ngày 6 tháng 9 năm 1969, trong buổi Hội Họp Phác Họa Kế Hoạch với Sư Đoàn 1 Bộ Binh Mỹ, Tướng Hiếu phát biểu chỉ đạo chi tiết liên quan đến chương trình bình định:

d. Tỉnh Trưởng Tỉnh B́nh Dương sẽ phối hợp với các chỉ huy trưởng hành quân trong nỗ lực trực tiếp yểm trợ b́nh định.

e. (…)

f. Khi có thể, ranh giới quân sự và chính trị phải nhập chung để có thể tránh trường hợp một tỉnh trưởng phối hợp với hai hay ba Tiểu Đoàn Trưởng trong vấn đề liên quan đến trực tiếp yểm trợ b́nh định.

g. Vùng A trực thuộc trách nhiệm của Tỉnh Trưởng Tỉnh B́nh Dương xử dụng tới Địa Phương Quân và Nghĩa Quân.

Một năm sau, ngày 7 tháng 10 năm 1969 trong Buổi Họp Chỉ Huy , Tướng Hiếu ra lệnh:

a) Củng cố xă ấp chiều sâu: Các Tiểu Khu phải lưu ư các vùng đông đân cư, đẩy mạnh chương tŕnh BĐPT, củng cố chiều sâu các xă ấp. Đặc biệt phải triệt hạ tất cả cán bộ nằm vùng và hạ tầng cơ sở Cộng Sản đang hoạt động gần hoặc trong các xă ấp.

b) Bao vây kinh tế địch: Hiện nay, các đồn điền đă được phép hoạt động trở lại, các người làm rừng tiếp tục khai thác lâm sản, nhưng địch cũng có thể lợi dụng để thu mua lúa gạo và đánh thuế. Các Tiểu Khu cần phải lưu tâm đặc biệt hầu ngăn chặn địch có phương tiện sinh sống và nẩy nở thêm.

c) Mỗi đơn vị ĐPQ+NQ sẽ được giao mỗi đơn vị 1 đối tượng và phải nỗ lực ngày đêm để tiêu diệt đối tượng đó.

Tôi may mắn khám phá được Tiêu lệnh hành quân TT.09/B/5. Cuộc hành quân này nhằm vào “triệt hủy hạ tầng cơ sở cùng cán bộ Việt Cộng” tại Bình Long, Lộc Ninh và An Lộc:

Bản số: 08/21/BTL/SĐ5BB
Lai Khê XT.765.385

Tham Chiếu: Lệnh Hành Quân TT.09/B/5

(…)

Ngoài ra các tin tức khác như sau:

21.- Tiểu Đoàn Cơ Động 368:
Tiểu Đoàn Trưởng : Thượng Úy Huỳnh Phúc Kháng
Tiểu Đoàn Phó : Đại Úy Tô Minh Diệp
Chính Trị Viên : Đ/Úy Huỳnh Văn Bằng
Quân số : 100 tên
Trú ẩn : TBD.XU.875045

22. Tỉnh Ủy B́nh Long bí số C55:
Bí Thư : Năm Thanh
Bí Thư Phó : Tư B́nh
Thường vụ : Ba Hùng
Quân số : 20 tên
Trú ẩn : TBD.XU.8224

*- Đại Đội Bảo Vệ Tỉnh Ủy bí số CK4:
Đại Đội Trưởng : Nguyễn Văn Nhàn
Đại Đội Phó : Nguyễn Văn Ngôn
Chính trị viên : Trần Văn Phúc
Quân số : 20 tên
Vùng hoạt động : Bảo vệ Tỉnh Ủy
Trú ẩn : TBD.XU.815227

23.- Huyện Ủy Lộc Ninh bí số C65:
Bí Thư Trưởng : Năm Béo
Bí Thư Phó : Út Nhỏ
Ủy viên : Tư Hoài
: Mười Cao
Quân số : 18 tên
Trú ẩn : TBD.XU.6517

*- Trung Đội Vơ Trang 02/Lộc Ninh:
Trung Đội Trưởng : Thanh
Trung Đội Phó : Nghĩa
Quân số : 18 tên
Trú ẩn : TBD.XU.780195

*- Trung Đội Vơ Trang 03/Lộc Ninh:
Trung Đội Trưởng : Đông
Trung Đội Phó : Sơn
Quân số : 15 tên
Trú ẩn : TBD.XU.660095

*- Trung Đội Vơ Trang 05/Lộc Ninh:
Trung Đội Trưởng : Không rơ
Trung Đội Phó : Thanh
Quân số : 12 tên
Trú ẩn : TBD.XU.8208

24.- Huyện Ủy An Lộc bí số C55:
Bí Thư Trưởng : Ba Măo
Bí Thư Phó : Năm Sao
Chính trị viên : Ba Ba
: Mười Sỏi
Quân số : 10 tên
Trú ẩn : TBD.XU.8903

*- Trung Đội Vơ Trang K1/An Lộc:
Trung Đội Trưởng : Năm Triều
Trung Đội Phó : Sáu Phán
Quân số : 12 tên
Trú ẩn : TBD.XU.830946

*- Trung Đội Vơ Trang K2/An Lộc:
Trung Đội Trưởng : Ba Dũng
Trung Đội Phó : Năm An
Quân số : 15 tên
Trú ẩn : TBD.XT.9191

III.- Yếu Tố Và Nhu Cầu T́nh Báo:

31- Tin vị trí và giao thông hào, xác định vị trí và phá hủy tại chỗ

32- Tiêu diệt thành phần ghi ở mục 2

Tóm lại, ý tưởng của Tướng Hiếu liên quan đến chương trình bình định gồm có các thành phần sau đây: phối hợp chặt chẽ giữa các chỉ huy trưởng địa phương và các chỉ huy trưởng quân sự; tỉnh trưởng đảm trách phận vụ phối hợp trong các cuộc hành quân liên hợp địa phương quân và quân chính quy; họp hằng tuần giữa các chỉ huy trưởng địa phương và các chỉ huy trưởng quân sự; khi có thểđược, tỉnh trưởng đảm trách trực tiếp trọng trách công cuộc bình định địa phương mà chỉ xử dụng địa phương quân và nghĩa quân; các khu chuyên chú vào hai việc chính: bứng gốc hạ tầng cơ sở và các cán bộ Việt Cộng tại các làng xả và ngăn chận địch có phương tiện sống tồn và tăng trưởng.

Việt Nam Hóa Chiến Tranh

Trong quá trình thi hành chương trình việt nam hóa chiến tranh, Sư Đoàn 5 Bộ Binh vấp phải nhiều vấn đề trong hai địa hạt: thay thế các Lực Lượng Mỹ được tái phối trí và thâu nhận căn cứ bản doanh Lai Khê của Sư Đoàn 1 Bộ Binh Mỹ.

Có ba sư đoàn Mỹ nhằm trong vùng trách nhiệm của Sư Đoàn 5 Bộ Binh: Sư Đoàn 1 Bộ Binh Mỹ, Thiết Đoàn 11 Không Kỵ Mỹ và Sư Đoàn 1 Không Kỵ Mỹ. Khi các sư đoàn Mỹ này rút lui, Sư Đoàn 5 Bộ Binh phải giàn chải lực lượng, buộc ba Trung Đoàn 7, 8 và 9 làm công việc của ba sư đoàn Mỹ.

Tôi thăm viếng một số đơn vị tại chiến trường để t́m hiểu về chương tŕnh Việt Nam hóa chiến tranh...Chuyện này xảy ra tại bộ tư lệnh Sư Đoàn 5. Tôi thảo luận vấn đề với tư lệnh của sư đoàn, Tướng Nguyễn Văn Hiếu, một tướng thanh liêm nhất, và đồng thời cũng tài ba nhất. Câu trả lời của Tướng Hiếu đă làm cho tôi phải lấy làm ngạc nhiên và bừng tỉnh con mắt. Tôi hỏi Tướng Hiếu, 'Anh nghĩ sao về Việt Nam hóa?' Tướng Hiếu nói với tôi, 'Không thể thực hiện nó được.' 'Tại sao vậy?' Tướng Hiếu đáp, 'Sư Đoàn 5 bao giàn một vùng mà trước đây có hai sư đoàn Mỹ khác, và bây giờ sau khi hai sư đoàn Mỹ đó đă bỏ đi tôi chỉ có một sư đoàn của tôi để bao giàn trọn vẹn vùng này. Tôi có ba trung đoàn trong vùng và phải dùng một trung đoàn thay thế cho một sư đoàn. Làm sao mà tôi có thể đối chọi với địch trong t́nh trạng này? Hẳn là tôi phải suy yếu đi nhiều.' Tướng Hiếu tỏ vẻ thất vọng. Tôi lấy làm ngạc nhiên; Tướng Hiếu là một con người trầm lặng, rất lễ độ, và đă cố gắng hết sức ḿnh. Nhưng Tướng Hiếu đă khẳng định với tôi là không thi hành được. 'Làm sao mà tôi có thể bao giàn một vùng rộng lớn hơn với số lượng đơn vị bớt đi?' (Stephen T. Hosmer, Konrad Kellen and Brian M. Jenkins (1980), Fall of South Vietnam: Statements by Vietnamese Military and Civilian Leaders.)

Sư Đoàn 5 Bộ Binh yếu đi vì khi rút lui, các lực lượng Mỹ đem theo tất cả yểm trợ trực thăng, yểm trợ tải thương, yểm trợ tác chiến không lực, yểm trợ thám thính không lực, các quân cụ yểm trợ xăng nhớt, yểm trợ pháo binh. Trung Tá George G. Layman, ARVN 5ID Deputy Senior Advisor, đề cập đến các thiếu sót này trong bản tường trình:

Ngày 28 tháng 12 năm 1970

Đề Tài: Việc Tái Phối Trí Các Lực Lượng Hoa Kỳ

1. (U) Tham chiếu:

a. Điện đàm từ Thiếu Tá Van Gorder, nhóm Trợ Lực QĐHK tại QĐIII và V3CT ngày 27/12/1970.

b. Các văn thư từ Cố Vấn Phó QĐIII và V3CT, Đề tài nêu trên, DTG 2709213Z tháng 12/70.

2. (U) Bàn tường tŕnh dưới đây thảo luận các vấn đề Sư Đoàn 5 gặp phải do việc tái phố trí các Lực Lượnng HK.

3. (C) Vùng hành quân nới rộng mới đây do Sư Đoàn 5 đảm nhận gia tăng địa hạt trách nhiệm gây cản trở cho hiệu năng hành quân của Sư Đoàn. Sư Đoàn 5 buộc phải trải mỏng các lực lượng của ḿnh để bao phủ một vùng mà trước đấy hai Sư Đoàn HK và một Trung Đoàn Thiết Giáp Kỵ Binh HK trấn giữ. Vấn đề càng nặng thêm v́ lẽ một Sư Đoàn QLVNCH bé nhỏ hơn nhiều và thua kém về tiềm năng chiến đấu so với một Sư Đoàn Bộ Binh HK tương xứng.

4. (C) Việc trao lại các Doanh Trại HK rộng lớn cho QLVNCH tạo một gánh nặng đối với khả năng điều hành của các đơn vị QLVNCH. Kích thước rộng lớn của hầu hết các doanh trại HK buộc phải xử dụng một con số lớn các lực lượng QLVNCH vào việc pḥng thủ an ninh tĩnh động và do đó giới hạn số nhân sự khả dụng cho các cuộc hành quân tại chiến trường. Các đơn vị QLVNCH dần dà thu hẹp chiều kích chu vi pḥng thủ của các doanh trại này ngơ hầu có thể bảo vệ cách hữu hiệu với một số nhân sự tối thiểu.

5. (C) Việc trao lại các cơ sở truyền tin HK cho QLVNCH sẽ không tạo nên vấn đề bao nhiêu với điều kiện là họ tiếp nhận được các dụng cụ cần thiết. Tuy nhiên có vấn đề đối với các Cố Vấn HK cho đến khi nào họ làm quen với hệ thống QLVNCH.

6. (C) Việc yểm trợ trực thăng đang bị giới hạn cách trầm trọng trong khi các đơn vị HK tiếp tục việt rút lui. Các đơn vị QLVNCH đang phải cắt giảm số lượng hành quân di động bằng trực thăng, v́ vậy đang hạn chế khả năng điều quân liên tục khắp cùng địa bàn hành quân đă được ủy thác. Sự giảm thiểu yểm trợ trực thăng tải thương HK đang trở nên một vấn đề nan giải trầm trọng bởi v́ các phương tiện tải thương bằng trực thăng hạn hẹp của KLVN phải gánh nặng thêm trọng trách yểm trợ này. V́ thụ hưởng yểm trợ không lực của HK cách dồi dào trong quá khứ Sư Đoàn QLVNCH trở nên yếu kém trong việc thiết kế kỹ thuật cho việc xử dụng cách hữu hiệu các tài nguyên khả dụng. Sư Đoàn hiện nay buộc phải sắp xếp kế hoạch cách hữu hiệu hơn trong việc xử dụng các phi cơ đă được cấp cho.

7. (C) Việc yểm trợ oanh tạc đang bị hạn chế v́ sự triệt thoái của các Lực Lượng HK và sự ưu tiên dành cho các cuộc oanh tạc tại ngoại biên ngoài Nam Việt Nam. Tuy việc yểm trợ oanh tạc của KLVN rất tốt, nhưng lại bị giới hạn vào hầu hết cho các mục tiêu phụ yếu và tức thời. Có rất ít phi vụ tiền kế hoạch trong phạm vi hành quân của Sư Đoàn 5 trong thời gian hiện tại.

8. (C) Việc rút không yểm HK đi có tác dụng tai hại đến nỗ lực thám thính cần thiết để truy lùng địch quân. Hầu hết không ảnh, hồng ngoại tuyến, "đánh hơi" và "V.R" do phi cơ HK thực hiện. Việc rút phi cơ quân lực C-1 tại địa phương sẽ giảm thiểu kết quả một cách trầm trọng. KLVN không thể nào đảm nhận mọi không yểm mà các đơn vị HK đang cung ứng trong lúc này.

9. (C) Việc rút yểm trợ HK tiên khởi tạo nên một sự giảm thiểu về ấn bản của Tâm Lư Chiến v́ hầu hết các tiếp liệu ấn tín là do HK cung cấp. Tuy nhiên vào lúc này, các nguồn cung cấp Việt Nam đang đáp ứng thêm lên và hỗ trợ nỗ lực Tâm Lư Chiến một cách hoàn bị. Các dự án dân sự vụ hầu hết được yểm trợ hoàn toàn qua các nguồn HK và sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng bởi sự rút lui tiếp tục của các đơn vị HK. Các phi vụ Tâm Lư Chiến bằng trực thăng đă giảm thiểu rất nhiều do bởi sự cắt giảm HK.

10. (C) Các đ̣i hỏi công binh cho yểm trợ tổng quát và bảo tŕ thông thường trong phạm vi vùng hành quân của Sư Đoàn đă gia tăng. Sự cắt giảm các tài nguyên không yểm đang buộc lệ thuộc nhiều hơn vào các đường giao thông trên mặt đất cho việc tái tiếp vận. Các tài nguyên công binh hiện thời không đủ để đáp ứng các đ̣i hỏi, đặc biệt là trong việc bảo tŕ các căn cứ yểm trợ hỏa lực và các đồn bót của các đơn vị chỉ huy.

a. Sự phân tán rộng của các phần tử công binh để bao gồm một vùng hành quân rộng lớn hơn đă gia tăng trầm trọng các nan giải trong lănh vực chỉ huy và kiểm soát cho tiểu đoàn công binh QLVNCH.

b. Việc giảm cắt các tài nguyên không yểm đă giảm hạ khả năng thám thính của công binh. Đơn vị công binh hiện giờ không đáp ứng nhanh nhẹn cho các đ̣i hỏi tức thời. Cần có một sự lượng giá lại các phương thức phối hợp và cách thức thiết kế để đối phó với t́nh trạng yếu kém này.

11. (C) Việc rút lui của không yểm HK cũng đặt thêm gánh nặng vào khả năng tái tiếp vận trên đường bộ vốn từng hao hụt của Sư Đoàn 5. Sự rút lui của các đơn vị HK đă khiến việc tiếp tế các bộ phận sửa chữa cho các quân xa và khí giới thông dụng chậm lại. Một vấn đề khác là sự thiếu hụt cơ phận QLVNCH để yểm trợ các cơ sở tiếp liệu xăng nhớt đang được các đơn vị HK ra đi trao lại, chẳng hạn các bồn chứa dầu nhớt 500 gallon và các cơ phận bơm dầu.

Trong trường hợp cá biệt của Trung Đoàn 8,

Chuẩn Tướng Haig thăm viếng Bộ Chỉ Huy Trung Đoàn 8 vào lúc 1315 giờ ngày 24/1/70. Ông được Đại Tá Vỹ thuyết tŕnh về t́nh báo hiện tại, bao gồm QBV, lực lượng chính và các sinh hoạt của VC trong toàn vùng thuộc Trung Đoàn 8. Tướng Haig hỏi, Trung Đoàn có nhận yểm trợ pháo binh trực tiếp đầy đủ tiếp sau sự rút lui của SĐ 1 BB HK không? Đại Tá Vỹ khẳng định một cách dứt khoát là không! Ông nói là cần ít nhất một tiểu đoàn pháo binh yểm trợ cho trung đoàn của ông nếu các tiểu đoàn của ông nhận đủ sự yểm trợ phi pháo khi các tiểu đoàn này nới rộng phạm vi hành quân. Tướng Haig hỏi hiện tại có bao nhiêu pháo binh yểm trợ cho Trung Đoàn 8, th́ Đại Tá trả lời có hai khẩu pháo 105 ly và hai khẩu pháo 155 ly tại Chánh Lưu, hai Khẩu pháo 105 ly tại Thới Ḥa, và hai khẩu pháo 105 ly với hai khẩu pháo 155 ly tại Bến Cát. Ông giải thích sự sấp xếp này chỉ cho thấy cần yểm trợ thêm cho NQ/ĐPQ trong các cuộc hành quân của các đơn vị này v́ hiện giờ pháo binh của QLVNCH phải yểm trợ cho các đơn vị chính quy và địa phương quân trong vùng hành quân của Trung Đoàn 8. Đại Tá Vỹ lưu ư là vấn đề này sẽ gia tăng khi các tiểu đoàn rút ra xa khỏi các vùng đông dân cư. Ngoại trừ được cung cấp thêm các dàn pháo binh, hoặc quân chính quy hoặc địa phương quân sẽ thiếu sự yểm trợ về pháo binh. (LTC Maurice H. Price, Senior Advisor, 8th Regiment)

Vào tháng 11 năm 1969, bản doanh Sư Đoàn 1 Bộ Binh Mỹ di chuyển về Di An. Sư Đoàn 5 Bộ Binh di chuyển bản doanh từ Phú Cường lên Lai Khê. Trong việc thay thế này, Sư Đoàn 5 Bộ Binh vấp phải nhiều vấn đề.

Vì căn cứ Lai Khê được thiết lập cho mật sư đoàn Mỹ nên không phù hợp cho một sư đoàn Việt Nam. Trong bản tường trình ngày 28/12/1970, Trung Tá George Layman, ARVN 5th Division Deputy Advisor viết cho Cố Vấn Mỹ tại Quân Đoàn III:

Việc trao lại các Doanh Trại HK rộng lớn cho QLVNCH tạo một gánh nặng đối với khả năng điều hành của các đơn vị QLVNCH. Kích thước rộng lớn của hầu hết các doanh trại HK buộc phải xử dụng một con số lớn các lực lượng QLVNCH vào việc pḥng thủ an ninh tĩnh động và do đó giới hạn số nhân sự khả dụng cho các cuộc hành quân tại chiến trường. Các đơn vị QLVNCH dần dà thu hẹp chiều kích chu vi pḥng thủ của các doanh trại này ngơ hầu có thể bảo vệ cách hữu hiệu với một số nhân sự tối thiểu.

Trong văn thư ngày 23/1/1970 gửi cho Tướng Cao Văn Viên, Tướng Đỗ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Đoàn III ghi nhận:

Hệ thống pḥng thủ gồm có: hàng rào chu vi lối 11.750m, hàng rào giữa các đơn vị lối 11.000m, 112 pháo đài và cḥi canh. Tu bổ doanh trại: 5.000 bao xi-măng (để tráng nền, đúc gạch bloc xây tường); 50 m3 gỗ đủ loại (để làm cửa, thay thế cột, kèo): 800 Kilos đinh đủ loại. Tu bổ hệ thống pḥng thủ: 23.632 ḿn M16; 860 ḿn claymore; 1.720 ḿn chiếu sáng; 738 m3 gỗ xẻ đủ loại; 1.456 bù-long cỡ 12x350; 2.800 Kilos đinh 6-10-15 cm; 672 bao xi-măng; 183 m3 cát.

Tướng Conroy MACV/J4, sau khi thám sát căn cứ Lai Khê, dự kiến Sư Đoàn Bộ Binh sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc bảo trì một doanh trại to lớn như vậy do ngân sách eo hẹp của các Lực Lượng Quân Đội Việt Nam Cộng Hoà:

Ngân khoản bảo tŕ -- Ông nói là ngân sách quốc gia thường cung cấp rất ít ngân khoản cho việc bảo tŕ các căn cứ đóng quân, thường chỉ một phần mười tổng số xin, và thường không tài nào xin thêm ngân khoản về khoản này. Ông nói thêm là các đơn vị QLVNCH đóng trong các căn cứ cũ của Mỹ phải tập sống trong ngân khoản eo hẹp này; nếu không, họ phải chấp nhận không dùng tới các căn cứ đó. Ông ghi nhận là có nhiều căn nhà tại Lai Khê cần phải được sửa chữa và nếu không xin được vật liệu xây cất qua hệ thống thông thường, th́ phải tháo gỡ một số căn nhà để lấy vật liệu dùng trám vào những toà nhà khác.

Các vấn đề khác gồm có: (1) Bảo tŕ và tiếp liệu các bộ phận cho hệ thống cao thế; (2) Tiên liệu cho bồn chứa nước và ống dẫn nước; 3) Bóng đèn.

Mặc dù phải khuất phục các khó khăn trên, lễ nghi chuyển giao căn cứ dự tính ngày 15 tháng 3 năm 1970 cũng được cử hành trước thời hạn vào ngày 27 tháng 2 năm 1970.

Hành Quân Vượt Biên

Trong một khoản thời gian ngắn hơn một năm, từ tháng 8 năm 1969 đến thánt 4 năm 1970, Sư Đoàn 5 Bộ Binh đã thành công trong việc bình định các khu đông dân cư và thiết lập an ninh trong toàn khu vực trách nhiệm. Những thành quả này khiến cho Sư Đoàn 5 Bộ Binh rảnh tay thực hiện các cuộc hành quân vượt biên.

Từ tháng 5 đến tháng 7 năm 1970, Trung Đoàn 9 thuộc Sư Đoàn 5 Bộ Binh tiếp tay với Thiết Đoàn 11 Kỵ Binh Mỹ thực hiện hành quân Toàn Thắng 46 tấn công địch tại vùng Lưỡi Câu Cá phía bắc Lộc Ninh. Cuộc hành quân này là phần đóng góp của Sư Đoàn Bộ Binh trong Chiến Dịch Căm Bốt của các đơn vị thuộc Quân Đoàn III, Quân Đoàn IV và US II Field Forces.

Từ ngày 23 tháng 10 đến 10 tháng 11 năm 1970, Sư Đoàn 5 Bộ Binh phát động cuộc hành quân ̀n Thắng 8/B/5 với ba Chiến Đoàn (CĐ1, CĐ9 and CĐ333) vào vùng Snoul. Đây là một cuộc tấn kích cường thám nhằm đặt để các đơn vị trinh sát và các máy dò thám.

Ngày 23 tháng 3 năm 1971, một bộ chỉ huy tiền phương được thiết lập tại Lộc Ninh để thực hiện hành quân Snoul . Cuộc hành quân này kéo dài đến ngày 1 tháng 6 năm 1971. Trong thời gian này, Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 chiếm cứ thành phố Snoul và các đơn vị hành quân các khu vực quanh Snoul.

Chuyện Bên Lề

Sư kiện Tướng Hiếu thường tự ái xe thong dong đi thăm viếng các tiền đồn là một dấu chỉ chương trình bình định và việt nam hóa chiến tranh đã đạt được kết quả khả quan.

- Trung Tá Robert P. Lott, Cố Vấn Phó Sư Đoàn 5 Bộ Binh

Trong những khi Cố Vấn Trưởng vắng mặt ngắn hạn, bổn phận tôi là tháp tùng và trợ giúp Tướng Hiếu khi ông yêu cầu. Trong một số trường hợp Tướng Hiếu bước vào văn pḥng tôi và mời tôi đi theo ông. Chúng tôi leo lên chiếc quân xa 1/4 tấn của ông - ông thường tự lái lấy - và du hành tới các lănh địa thuộc vùng tác chiến của sư đoàn. Một hoặc hai quân xa chở một tiểu đội an ninh thường đi theo chúng tôi.

Trong các chuyến đi này Tướng Hiếu bắt chuyện đề cập tới một số đề tài rộng lớn: lịch sử của vùng địa phương, các biến cố chính trị tại Hoa Kỳ liên hệ tới chiến tranh Việt Nam, việc huấn luyện và cổ vơ tinh thần các chiến sĩ trẻ của ông, và các chiều hướng tương lai của Nam Việt Nam.

- Đại Tá Tạ Thành Long, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 18 Bộ Binh:

Sau buổi lễ bàn giao chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 cho Đại Tá Lê Văn Hưng, tháng 6/1971, tôi rủ Tướng Hiếu đi nhậu cùng anh em Tướng Tá, có cả Tướng Lâm Quang Thơ, lúc đó là Tư Lệnh Sư Đoàn 18, Tướng Hiếu từ chối nói là có việc cần phải về trước để thu xếp. Ăn nhậu xong, tôi ra về. Khi tới Bến Cát, tôi thấy xe Tướng Hiếu đang đậu bên lề đường. Lại gần th́ thấy Tướng Hiếu và anh tài xế đang ngồi trên xe, mỗi người gặm một ổ bánh ḿ với một nải chuối chín trên tay!

Nguyễn Văn Tín
Ngày 26 tháng 3 năm 2019

general hieu