Các Khó Khăn Sư Đoàn 5 Gặp Phải Trong Chương Tŕnh Việt Nam Hóa Chiến Tranh

(Sau đây là văn thư Cố Vấn Phó Sư Đoàn 5 gửi lên Cố Vấn Phó Quân Đoàn III).

Ngày 28 tháng 12 năm 1970

Đề Tài: Việc Tái Phối Trí Các Lực Lượng Hoa Kỳ

1. (U) Tham chiếu:

a. Điện đàm từ Thiếu Tá Van Gorder, nhóm Trợ Lực QĐHK tại QĐIII và V3CT ngày 27/12/1970.

b. Các văn thư từ Cố Vấn Phó QĐIII và V3CT, Đề tài nêu trên, DTG 2709213Z tháng 12/70.

2. (U) Bàn tường tŕnh dưới đây thảo luận các vấn đề Sư Đoàn 5 gặp phải do việc tái phố trí các Lực Lượng HK.

3. (C) Vùng hành quân nới rộng mới đây do Sư Đoàn 5 đảm nhận gia tăng địa hạt trách nhiệm gây cản trở cho hiệu năng hành quân của Sư Đoàn. Sư Đoàn 5 buộc phải trải mỏng các lực lượng của ḿnh để bao phủ một vùng mà trước đấy hai Sư Đoàn HK và một Trung Đoàn Thiết Giáp Kỵ Binh HK trấn giữ. Vấn đề càng nặng thêm v́ lẽ một Sư Đoàn QLVNCH bé nhỏ hơn nhiều và thua kém về tiềm năng chiến đấu so với một Sư Đoàn Bộ Binh HK tương xứng.

4. (C) Việc trao lại các Doanh Trại HK rộng lớn cho QLVNCH tạo một gánh nặng đối với khả năng điều hành của các đơn vị QLVNCH. Kích thước rộng lớn của hầu hết các doanh trại HK buộc phải xử dụng một con số lớn các lực lượng QLVNCH vào việc pḥng thủ an ninh tĩnh động và do đó giới hạn số nhân sự khả dụng cho các cuộc hành quân tại chiến trường. Các đơn vị QLVNCH dần dà thu hẹp chiều kích chu vi pḥng thủ của các doanh trại này ngơ hầu có thể bảo vệ cách hữu hiệu với một số nhân sự tối thiểu.

5. (C) Việc trao lại các cơ sở truyền tin HK cho QLVNCH sẽ không tạo nên vấn đề bao nhiêu với điều kiện là họ tiếp nhận được các dụng cụ cần thiết. Tuy nhiên có vấn đề đối với các Cố Vấn HK cho đến khi nào họ làm quen với hệ thống QLVNCH.

6. (C) Việc yểm trợ trực thăng đang bị giới hạn cách trầm trọng trong khi các đơn vị HK tiếp tục việt rút lui. Các đơn vị QLVNCH đang phải cắt giảm số lượng hành quân di động bằng trực thăng, v́ vậy đang hạn chế khả năng điều quân liên tục khắp cùng địa bàn hành quân đă được ủy thác. Sự giảm thiểu yểm trợ trực thăng tải thương HK đang trở nên một vấn đề nan giải trầm trọng bởi v́ các phương tiện tải thương bằng trực thăng hạn hẹp của KLVN phải gánh nặng thêm trọng trách yểm trợ này. V́ thụ hưởng yểm trợ không lực của HK cách dồi dào trong quá khứ Sư Đoàn QLVNCH trở nên yếu kém trong việc thiết kế kỹ thuật cho việc xử dụng cách hữu hiệu các tài nguyên khả dụng. Sư Đoàn hiện nay buộc phải sắp xếp kế hoạch cách hữu hiệu hơn trong việc xử dụng các phi cơ đă được cấp cho.

7. (C) Việc yểm trợ oanh tạc đang bị hạn chế v́ sự triệt thoái của các Lực Lượng HK và sự ưu tiên dành cho các cuộc oanh tạc tại ngoại biên ngoài Nam Việt Nam. Tuy việc yểm trợ oanh tạc của KLVN rất tốt, nhưng lại bị giới hạn vào hầu hết cho các mục tiêu phụ yếu và tức thời. Có rất ít phi vụ tiền kế hoạch trong phạm vi hành quân của Sư Đoàn 5 trong thời gian hiện tại.

8. (C) Việc rút không yểm HK đi có tác dụng tai hại đến nỗ lực thám thính cần thiết để truy lùng địch quân. Hầu hết không ảnh, hồng ngoại tuyến, "đánh hơi" và "V.R" do phi cơ HK thực hiện. Việc rút phi cơ quân lực C-1 tại địa phương sẽ giảm thiểu kết quả một cách trầm trọng. KLVN không thể nào đảm nhận mọi không yểm mà các đơn vị HK đang cung ứng trong lúc này.

9. (C) Việc rút yểm trợ HK tiên khởi tạo nên một sự giảm thiểu về ấn bản của Tâm Lư Chiến v́ hầu hết các tiếp liệu ấn tín là do HK cung cấp. Tuy nhiên vào lúc này, các nguồn cung cấp Việt Nam đang đáp ứng thêm lên và hỗ trợ nỗ lực Tâm Lư Chiến một cách hoàn bị. Các dự án dân sự vụ hầu hết được yểm trợ hoàn toàn qua các nguồn HK và sẽ gây ảnh hưởng trầm trọng bởi sự rút lui tiếp tục của các đơn vị HK. Các phi vụ Tâm Lư Chiến bằng trực thăng đă giảm thiểu rất nhiều do bởi sự cắt giảm HK.

10. (C) Các đ̣i hỏi công binh cho yểm trợ tổng quát và bảo tŕ thông thường trong phạm vi vùng hành quân của Sư Đoàn đă gia tăng. Sự cắt giảm các tài nguyên không yểm đang buộc lệ thuộc nhiều hơn vào các đường giao thông trên mặt đất cho việc tái tiếp vận. Các tài nguyên công binh hiện thời không đủ để đáp ứng các đ̣i hỏi, đặc biệt là trong việc bảo tŕ các căn cứ yểm trợ hỏa lực và các đồn bót của các đơn vị chỉ huy.

a. Sự phân tán rộng của các phần tử công binh để bao gồm một vùng hành quân rộng lớn hơn đă gia tăng trầm trọng các nan giải trong lănh vực chỉ huy và kiểm soát cho tiểu đoàn công binh QLVNCH.

b. Việc giảm cắt các tài nguyên không yểm đă giảm hạ khả năng thám thính của công binh. Đơn vị công binh hiện giờ không đáp ứng nhanh nhẹn cho các đ̣i hỏi tức thời. Cần có một sự lượng giá lại các phương thức phối hợp và cách thức thiết kế để đối phó với t́nh trạng yếu kém này.

11. (C) Việc rút lui của không yểm HK cũng đặt thêm gánh nặng vào khả năng tái tiếp vận trên đường bộ vốn từng hao hụt của Sư Đoàn 5. Sự rút lui của các đơn vị HK đă khiến việc tiếp tế các bộ phận sửa chữa cho các quân xa và khí giới thông dụng chậm lại. Một vấn đề khác là sự thiếu hụt cơ phận QLVNCH để yểm trợ các cơ sở tiếp liệu xăng nhớt đang được các đơn vị HK ra đi trao lại, chẳng hạn các bồn chứa dầu nhớt 500 gallon và các cơ phận bơm dầu.

Thừa ủy nhiệm Cố Vấn Trưởng
George G. Layman
Trung Tá, Bộ Binh
Cố Vấn Phó

generalhieu