![]() Khoảng 8 giờ sáng ngày 8 tháng 4 năm 1975, Tướng Hiếu bay trực thăng đến Gò Dầu Hạ họp bàn chiến sự với Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi, Tư Lệnh Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III. Cùng vào thời điểm này xảy ra vụ oanh tạc Dinh Độc Lập. Khoảng 9 giờ 30, Tướng Hiếu bay trở về Biên Hòa. Khoảng 10 giờ có một buổi họp ngắn giữa Tướng Hiếu và Đại Tá Nguyễn Khuyến, Chánh Sở An Ninh Quân Đoàn III. Sau buổi họp này, vào khoảng 10 giờ 30 sáng, Tướng Hiếu bị giết trong văn phòng. Giàn Cảnh Tướng Toàn ra lệnh nghiêm cấm mọi nhân viên và sĩ quan có mặt tại Bộ Tư Lệnh sáng hôm đó không được bàn tán về vụ này và dàn cảnh che đậy sự vụ tung tin là Tướng Hiếu tự sát, sau đổi thành ngộ sát khi chùi khẩu súng lục P-38 vào buổi chiều. Giấy khai tử ghi là chết lúc 7 giờ chiều. ![]() Đến chiều tối, gia đình ở Sài Gòn mới được thông báo hung tin. Bà Hiếu và Dũng, con trai trưởng, được tài xế đưa xe lên Biên Hòa. Khi về bà nói với bố chồng: "Tụi nó giết chồng con ở đâu rồi khiêng xác đặt vào văn pḥng: con không thấy có máu me ǵ cả, chỉ có một vệt máu đỏ khô đọng ở cằm trái chỗ vết đạn đen nhỏ xíu." Trong buổi họp báo sáng hôm sau, phát ngôn viên quân sự thông báo tin Tướng Hiếu chết theo luận điệu của Tướng Toàn.
Sáng ngày 9 tháng 4, Cụ Hướng, thân phụ, Trí và Tín, hai em Tướng Hiếu đến Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III. Gia đình được Trung Tá Quyến, Chỉ Huy Trưởng Quân Cảnh Quân Đoàn III được chỉ định tiếp đón gia đình. Gia đình được hướng dẫn lần lượt đi xem nơi quàn thi thể, văn pḥng, "trailer" Tướng Hiếu. Đang khi gia đ́nh lưu lại tại pḥng quàn xác Tướng Hiếu, một phái đoàn điều tra từ Tổng Nha Cảnh Sát được biệt phái tới điều tra. Một viên Thiếu Tá Cảnh Sát mở nắp một hộp sắt chứa đồ nghề, lấy ra một lọ thuốc bột đen, lấy một cây cọ lông phết phết bột đen lên hai bàn tay Tướng Hiếu. Mục đích là để xác định súng lục nổ trên tay nạn nhân hay từ tay kẻ sát nhân, tùy theo có hay không có vết thuốc súng trên bàn tay. Sau khi hoàn tất nhiệm vụ, viên sĩ quan cảnh sát tới chào hỏi thân phụ Tướng Hiếu, cho cụ biết ḿnh là cựu học viên của cụ khi cụ là Giám Đốc Trường Huấn Luyện Cảnh Sát Đô Thành ở Đa-Kao, và hứa sẽ cho cụ biết kết quả sớm. Riêng tôi, Tín, đến cạnh xác anh tôi và nhận xét thấy một vệt chấm đỏ nhỏ ở cằm phía bên trái, và sọ vẫn còn y nguyên; khi tôi vạch mớ tóc vùng trên đỉnh đầu, chếc về phía phải một tí thì nhận xét thấy một vệt chấm đỏ, chứ không thấy lỗ thủng. Nhờ chính mắt quan sát thấy điểm này mà tôi có thể thẩm định được phần nào ai nói thật ai nói láo khi tự cho là biết rõ về cái chết của Tướng Hiếu: chẳng hạn, không thể là tự sát hay ngộ sát vì dấu đạn vào cằm bên trái nạn nhân, mà Tướng Hiếu lại thuận tay phải; không thể là loại súng P-38 vì sọ óc vẫn còn nguyên vẹn. Giả Tưởng Mãi sau này, năm 1998, tôi mới khởi công tìm kiếm tiếp xúc hỏi han những người có mặt tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III trong ngày Tướng Hiếu chết. Tôi liên lạc được những nhân chứng sau đây: (1) Chuẩn Tướng Lư Ṭng Bá, Tư Lệnh Sư Đoàn 25, (2) Đại Tá Nguyễn Khuyến, Chánh Sở Anh Ninh Quân Đội Quân Đoàn III, (3) Trung Tá Nguyễn Quyến, Chỉ Huy Trưởng Quân Cảnh Tư Pháp Quân Đoàn III, (4) Bác Sĩ Quân Y Lương Khánh Chí, Y Sĩ Trưởng Quân Đoàn III, (5) Đại Tá Tạ Thanh Long, Trưởng Đoàn Quân Sự VNCH Ban Liên Hợp Quân Sự 4 Bên và 2 Bên, (6) Đại Tá Lê Văn Trang, Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Quân Đoàn III, (7) Thiếu Tướng Đào Duy Ân, Tư Lệnh Phó Diện Địa Quân Đoàn III, (8) Đại Tá Phan Huy Lương, Phụ Tá Tư Lệnh Phó Hành Quân Quân Đoàn III, (9) Đại Úy Đỗ Đức, Tùy Viên Tướng Toàn, (10) Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn III, (11) Chuẩn Tướng Lê Trung Tường, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn III, (12) Đại Tá Lê Trọng Đàm, Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Quân Đoàn II, và (13) Trung Tá Quân Y Lư Ngọc Dưỡng, Chánh Văn Pḥng Tướng Toàn. Tuy thời gian trôi qua đã hơn 20 năm, có hai điểm lạ trong lời khai của những nhân vật này. Một là, ngoại trừ Đại Tá Khuyến nói Tướng Hiếu chết vào buổi trưa, còn lại vẫn còn tuân lệnh của Tướng Toàn đều nói là vào buổi chiều. Hai là ai nấy đều kể lại theo giả tưởng, chứ không đi theo sát sự thật. Chuẩn Tướng Lư Ṭng Bá Tướng Lý Tòng Bá nói là nghe tin Tướng Hiếu chết vào buổi chiều. Tháng 6/1998, nhân sau khi đọc cuốn sách Hồi Kư 25 Năm Khói Lửa của Chuẩn Tướng Lư Ṭng Bá, tôi gọi điện thoại cho ông hỏi về Tướng Hiếu. Ông cho biết: ông họp với Tướng Toàn chiều hôm đó; họp xong, ông ra về, trên đường ra băi đậu trực thăng, ông đi ngang qua văn pḥng Tướng Hiếu th́ nghe quân lính x́ xào Tướng Hiếu bị bắn trong văn pḥng; ông không nán lại nghe ngóng thêm tin tức v́ phải vội trở về đơn vị gấp. Đại Tá Nguyễn Khuyến Người thứ nhất bật mí cho tôi Tướng Hiếu chết vào buổi trưa là Đại Tá Nguyễn Khuyến trong lá thư đề ngày 18/7/1998, khi ông trả lời thư của tôi hỏi về cái chết của anh tôi. Ông c̣n nhớ rơ diễn tiến như sau: ông họp với Tướng Hiếu ở văn pḥng Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 từ 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa; ông lái xe về văn pḥng Anh Ninh Quân Đội QĐIII cách đó chừng 10 phút; ông chuẩn bị đi ăn trưa với mấy người bạn từ Sàig̣n tới thăm th́ nhân viên Anh Ninh Quân Đội báo tin là có cú điện thoại cho hay Tướng Hiếu vừa mới tự vận. Coi bộ tin Tướng Hiếu chết đã được một số người có mặt tại quang khu vực văn phòng Tướng Hiếu loan tin đi trước khi có lệnh cấm đoán của Tướng Toàn. Chẳng vậy mà Đại Tá Khuyến được nói là khi vừa bước chân về văn phòng thì “nhân viên Anh Ninh Quân Đội báo tin là có cú điện thoại cho hay Tướng Hiếu vừa mới tự vận”. Ngoài ra, cuối tháng 8/1998, nhân có mặt tại Virginia trong thời gian tôi tới Văn Khố Quốc Gia thâu lượm tài liệu về Tướng Hiếu, tôi ghé thăm Chuẩn Tướng Trần Đ́nh Thọ (Trưởng Pḥng 3, Tổng Tham Mưu) th́ được ông xác nhận là Tướng Hiếu chết vào buổi trưa, v́ ông c̣n nhớ rơ là trưa ngày hôm đó ông bận việc sắp sửa đi ăn cơm trưa trễ th́ nhận được cú điện thoại của Đại Tá Phan Huy Lương báo tin Tướng Hiếu bị thảm sát. Đại Tá Nguyễn Văn Y (Đặc Ủy Trưởng Đặc Ủy T́nh Báo Trung Ương) cnói với tôi vào năm 1986 là tội nghiệp Tướng Hiếu chết khi chưa kịp ăn cơm trưa. Tháng 5/1999, khi t́nh cờ có dịp gặp mặt Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi ở Virginia, và sau đó trong một cuộc điện đàm vào tháng 6/1999, ông xác nhận là Tướng Hiếu chết vào buổi trưa, v́ ông nhớ là sáng ngày hôm đó, Tướng Hiếu họp với ông lúc 8 giờ 30 sáng ở G̣ Dầu Hạ; khoảng 9 giờ 30, Tướng Hiếu bay về Biên Ḥa; vài giờ sau, ông hay tin Tướng Hiếu chết. Ngoài vấn đề giờ chết, các chi tiết khác của Đại Tá Khuyến trong lá thư phần lớn là giả tưởng:
Đại Tá Tạ Thanh Long Trong lá thư đề ngày 4/1/1999, Đại Tá Tạ Thanh Long xác nhận với tôi là Tướng Hiếu chết vào buổi chiều. Ông ghi nhận sự kiện như sau: ông dự buổi họp ban Liên Hợp Quân Sự Bốn Bên do Tướng Hiếu chủ tọa, lúc 5 giờ 30 chiều; có mặt Chuẩn Tướng Ân, Đại Tá Lương và Tổng Lănh Sự Mỹ ở Biên Ḥa; họp xong, khi Đại Tá Lương mời Tướng Hiếu đi ăm cơm chiều, ông đi gặp Chủ Tịch œy Ban Quốc Tế và họp 20 phút; sau đó khi về tới văn pḥng th́ được báo cáo Đại Tá Lương gọi điện thoại báo tin Tướng Hiếu chết. Trung Tá Nguyễn Quyến Ngày 23/1/1999, Trung Tá Quyến, Chỉ Huy Trưởng Quân Cảnh Quân Đoàn 3, quả quyết với tôi Tướng Hiếu chết vào khoảng sau 6 giờ rưỡi chiều. Ông nói ngày hôm đó, Chuẩn Tướng Lê Trung Tường đem một toán quân mặc đồ trận đến Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 đuổi hết quân cảnh thuộc quyền ông đi nơi khác. Chiều hôm đó sau khi tắm rửa xong vào khoảng 6 giờ rưỡi chiều, ông ghé vào Bộ Tư Lệnh th́ thấy Tướng Hiếu c̣n ngồi tại bàn giấy trong văn pḥng. Ông thêm là khi phải điều tra vụ án mạng, ông sợ cho tính mạng nhân viên quân cảnh tư pháp của ông, nên phải lập mưu kéo thêm nhóm Cảnh Sát của Đại Úy Thịnh Văn Phúc, cùng nhóm Chiến Tranh Chính Trị của Đại Tá Nguyễn Hùng Khanh, vào cùng điều tra để giảm bớt trách nhiệm và áp lực từ trên giáng xuống. Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn Ngày 10/03/1999, Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn viết cho tôi một lá thư trong đó có đề cập đến cái chết của Tướng Hiếu:
Ngoài ra, kể cũng lạ Tướng Toàn quên là đã dặn mọi người Tướng Hiếu chết buổi chiều, vì qua trung gian Đại Tá Lê Khắc Lư (Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 2), ông nói Tướng Hiếu chết vào buổi trưa đang khi ông đang bay thị sát mặt trận. Đại Úy Đỗ Đức Tình cờ qua một người bạn, tôi liên lạc được với Đại Úy Đỗ Đức. Trong cuộc điện đàm, coi bộ chủ tâm của anh chàng này là giải oan và gỡ tội cho Tướng Toàn:
Thật không thể ngờ chính đương sự là kẻ cầm súng bắn Tướng Hiếu. Anh chàng ta không nói láo khi quả quyết Tướng Toàn không bắn Tướng Hiếu! Đại Tá Lê Văn Trang Tháng 5/1999, nhân dịp gặp Đại Tá Lê Văn Trang (Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh Quân Đoàn 3) ở Virginia, tôi được ông cho biết là Tướng Hiếu chết vào buổi chiều. Ông kể lại sự việc như sau: lúc 5 giờ 30 chiều ông họp với Tướng Hiếu, có sự hiện diện của Chuẩn Tướng Đào Duy Ân và Đại Tá Phan Huy Lương, bàn định công việc cho ngày hôm sau; khoảng chừng 20 phút sau, Tướng Hiếu chấm dứt buổi họp; ông và Chuẩn Tướng Ân trở về gia đ́nh ăn cơm chiều, Tướng Hiếu và Đại Tá Lương, v́ gia đ́nh ở xa, rủ nhau đi ăn cơm ở câu lạc bộ sĩ quan; đang khi tắm, trước khi ăn cơm chiều, ông nghe quân gia báo Đại Tá Lương gọi điện thoại cho hay Tướng Hiếu chết. Thiếu Tướng Đào Duy Ân Tháng 6/1999, tôi bắt liên lạc được với Chuẩn Tướng Đào Duy Ân qua điện thoại. Ông cho biết là Tướng Hiếu chết buổi chiều. Ông thuật lại: 5 giờ 30 chiều ngày hôm đó, ông nói chuyện riêng với Tướng Hiếu (không họp với ai khác); sau đó, ông về ăn cơm với gia đ́nh, c̣n Tướng Hiếu đi trở về "trailer" riêng ăn cơm; vừa về tới nhà, chưa kịp ăn cơm th́ Đại Tá Lương gọi điện thoại báo Tướng Hiếu chết. Ông trở lại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 th́ thấy có mặt Tướng Toàn và thấy Tướng Hiếu ngồi chết ở bàn giấy. Sau đó xác được đưa qua quàn tại bệnh viện tiểu khu Biên Ḥa. Đêm đó Bộ Tư Lệnh tối om, không có một bóng đèn nào được bật sáng lên. Xác Tướng Hiếu được Tướng Toàn ra lệnh cho một Thiếu Tá chở một cách âm thầm đơn chiếc bằng xe jíp hồng thập tự qua bệnh viện, không có sĩ quan nào khác đưa đón. Đại Tá Phan Huy Lương Đầu tháng 7/1999, qua cuộc điện đàm Đại Tá Lương cho biết chi tiết như sau: như thường lệ khoảng 5 giờ, 5 giờ 30 chiều, Tướng Hiếu, Tướng Lê Trung Tường và Đại Tá Lương ngồi nói chuyện chơi (chứ không phải là họp) tại văn pḥng Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 3, trong khi chờ tới giờ ăn cơm chiều; Đại Tá Lương mời Tướng Hiếu đi xơi cơm; Tướng Hiếu đi trở về văn pḥng Tư Lệnh Phó lấy đồ riêng; một chập sau, có tiếng súng nổ, quân cảnh chạy vào xem rồi trở ra báo cáo là Tướng Hiếu bị nạn; một lát sau Đại Tá Lương thấy Tướng Toàn xuất hiện; phần ông th́ quá buồn bực và bối rối nên không c̣n để tâm theo dơi t́nh h́nh xảy ra tiếp sau đó; ông không có kêu điện thoại báo cho ai cả và chỉ biết là bà Tướng Hiếu tới Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn vào lúc 9, 10 giờ tối. Đại Tá Lương cho biết thêm là cho tới ngày hôm nay, ông vẫn không biết kết quả cuộc điều tra của Quân Cảnh Tư Pháp, cũng như có t́m thấy được viên đạn gây nên tai nạn hay không, và đồng thời cho biết là bác sĩ Lương Khánh Chí, giảo nghiệm viên, đă qua đời... Chuẩn Tướng Lê Trung Tường Ngày 26/5/2002, tôi nhận được thư của Chuẩn Tướng Lê Trung Tường viết từ Sài Gòn:
Đại Tá Lê Trọng Đàm Khoảng tháng 8, năm 204, Đại Tá Lê Trọng Đàm nói qua điện thoại: sáng ngày Tướng Hiếu chết ông có mặt tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III và trở lên Sài G̣n sáng hôm đó. Đến chiều th́ Y Sĩ Trung Tá Dưỡng điện thoại báo tin Tướng Hiếu chết. Khi tôi nói là Đại Tá Khuyến xác nhận là Tướng Hiếu chết vào buổi trưa th́ Đại Tá Đàm quả quyết ngay là Đại Tá Khuyến nói sai v́ 2 giờ trưa ông c̣n có mặt tại Quân Đoàn III. Cuộc điện đàm kéo dài khá lâu, khoảng 45 phút, tuy nhiên ông chỉ đề cập vỏn vẹn như trên về cái chết của Tướng Hiếu. Ông cho biết là ông quen biết Tướng Hiếu từ khi Tướng Hiếu c̣n là cấp úy làm việc dưới quyền của Tướng Nguyễn Văn Mạnh khi Tướng Mạnh c̣n là Thiếu Tá trong chức vụ Trưởng Pḥng 3 tại Bộ Tổng Tham Mưu ở Chợ Quán, mà ông lại là em rể Tướng Mạnh. Ông nói là khi ông mới chạy thoát khỏi Nha Trang, ông tới thăm Tướng Toàn ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III. Tướng Hiếu chạy lại ôm trầm lấy ông và reo lên: "Mừng anh đă thoát nạn." Tiếp sau đó, ông dành th́ giờ c̣n lại kể chuyện về những ǵ ông biết về Tướng Toàn và mối giây liên hệ thân mật giữa Tướng Toàn và ông từ thủa thiếu thời. Trung Tá Quân Y Lư Ngọc Dưỡng Ngày 31 tháng 8 năm 2004, qua điện thoại tôi Bác Sĩ Lư Ngọc Dưỡng, cựu Ư Sĩ Trung Tá, Chánh Văn Pḥng Tướng Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn III kể lể với tôi:
Bác Sĩ Quân Y Lương Khánh Chí Tháng 8 năm 2004, khi liên lạc được Bác Sĩ Chí, người đă khám nghiệm Tướng Hiếu tiếp ngay sau khi ngộ nạn và chính thức tuyên bố Tướng Hiếu chết th́ người nhà cho biết là ông đă bị "stroke" mấy năm nay và trí nhớ đă bị tổn thương nặng nề. V́ vậy khi tôi tự giới thiệu qua điện thoại là em Tướng Hiếu, ông hỏi: "Tướng Hiếu là ai vậy?" Do đó tôi không hỏi ông ǵ được về cái chết của Tướng Hiếu. Tuy nhiên người nhà cho biết là trước khi ông bị bệnh, khi được hỏi, ông có nói là trong tờ tŕnh ông gửi lên Bộ Tổng Tham Mưu ông dựa vào đường đạn kết luận nguyên nhân gây nên cái chết là rủi ro. Sự Kiện Kết quả từ những lời khai của mười ba nhân chứng chỉ tạo thêm hoang mang vì mỗi người kể mỗi khác, chẳng ai giống ai. Mười ba người là mười ba kịch bản khác nhau. Chỉ mãi đến tháng 5 năm 2015, cái chết của Tướng Hiếu mới được làm sáng tỏ từ việc tiếp nhận một nguồn tin tình báo Mỹ. Khoảng tháng 2 năm 1975, Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Biên Hòa Richard Peters trao cho Tướng Hiếu một chiếc bút hiệu Cross được cài đặt một bộ phận dò thám âm thanh điện từ nhỏ, gọi là để phòng thân. Tướng Hiếu luôn đeo cây bút mực này trong túi áo trước ngực. Ngày 8 tháng 4 năm 1975, nhờ theo dõi nghe ngóng tín hiệu thường trực phát xuất đi từ cây bút mực này, cơ quan tình báo Mỹ xác định được là vào khoảng 10 giờ 30 sáng, Tướng Hiếu bước vào văn phòng Tư Lệnh Phó Quân Đoàn III, có Đại Úy Đỗ Đức, tùy viên có đai đen đệ tam đẳng Thái Cực Đạo của Tướng Toàn, đi theo đàng sau. Thình lình Đức tiến tới sát lưng, dùng thế võ lấy cánh tay chặt mạnh xuống gáy khiến Tướng Hiếu ngã gục xuống bất tỉnh, rồi dùng khẩu súng nhỏ P6.35 ly bắn vào cằm. Chập sau, cơ quan tình báo kiểm thính túc trực theo dõi nghe ngóng đường giây nóng Tiger thuộc hệ thống tổng đài 922 giữa Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III và Phủ Tổng Thống, nghe bắt được cú điện thoại của Tướng Toàn gọi cho Tổng Thống Thiệu tường trình ngắn gọn bằng tiếng Pháp: “Mission accomplie.” Cơ quan tình báo Mỹ còn xác định
Động Cơ Ám Sát Động cơ ám sát Tướng Hiếu không nằm trong cá nhân Tướng Toàn bốc đồng rút súng bắn Tướng Hiếu sau một cuộc cãi vả vì bất đồng về chiến thuật, hay trong phe tham nhũng muốn thủ tiêu một chướng ngại vật, mà là trong cá nhân Tổng Thống Thiệu nghi Tướng Hiếu đang cấu kết với Mỹ mưu toan đảo chánh. Khi loan tin Tướng Hiếu chết, một vài báo đặt dấu hỏi: “Không biết sự kiện Tướng Hiếu chết có liên quan ǵ với vụ oanh tạc Dinh Độc Lập của ông Nguyễn Văn Thiệu xảy ra sáng thứ ba cùng ngày không?” (Thông Tấn Xã UPI). Khi dinh Độc Lập bị oanh tạc, thoạt tiên ông Thiệu hoảng sợ nghi là phát súng khai hỏa báo hiệu cho một cuộc đảo chánh. Đồng thời vào lúc đó lại có tin Tướng Hiếu đang có mặt tại Gò Dầu Hạ với Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III của Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi. Coi bộ Tổng Thống Thiệu nghi sợ Tướng Hiếu sắp ra tay đảo chánh, liền truyền lệnh cho Tướng Toàn hạ sát Tướng Hiếu. Nguyễn Văn Tín
- Cựu Tổng Thống Thiệu Trả Lời Về Cái Chết Của Tướng Hiếu
|