Trong đời quân ngũ, Tướng Hiếu thường phải khổ sở với thói mê tín dị đoan của một số tướng lănh những khi họ hành sự hay điều quân. Khi giữ chức Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II, Đại Tá Hiếu lấy làm phân vân tại làm sao các đơn vị của Sư Đoàn 25 thường hay lọt vào ổ phục kích của địch khi đi hành quân. Phân tích vấn đề, Đại Tá Hiếu khám phá ra nguyên do là v́ vị tư lệnh của sư đoàn, Thiếu Tướng Lữ Lan, cả tin vào bói toán, trước khi xuất quân đều vấn ư ông thày bói. Thày bói chỉ bảo sao th́ làm y như vậy: ngày nào là ngày lành tháng nào là tháng tốt; đi về phương hướng nào hạp với tướng mạng của ḿnh - đông hay tây, bắc hay nam, đông nam hay tây bắc, đông bắc hay tây nam, vân vân và vân vân - để mà xuất quân. Tướng Lữ Lan bị mê tín dị đoan bưng mắt đâu có ngờ ông thày bói lại là một anh chàng Việt Cộng nằm vùng chuyển đạt mọi đường đi nước bước của ḿnh cho địch! Chỉ đến khi Đại Tá Hiếu và Đại Tá Mataxis, Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn II, dàn xếp nhờ cơ quan CIA âm thầm tóm cổ tên thày bói th́ các đơn vị của Sư Đoàn 25 hầu như hết bị địch phục kích. Tướng Trí rất nể v́, coi trọng tài tham mưu điều quân của Tướng Hiếu: am hiểu và nắm vững địa thế hành quân, biết địch biết ta, tận dụng tài nguyên có trong tầm tay. Tuy nhiên Tướng Hiếu hay phải cười thầm trước tính mê tín dị đoan của Tướng Trí. Chẳng hạn trong cuộc hành quân vượt biên đánh sang Cam Bốt nhắm vào Trung Ương Cục Miền Nam tháng 3 năm 1970, theo kế hoạch qui mô giữa các đơn vị QLVNCH và đồng minh Hoa Kỳ, các đơn vị thuộc Quân Đoàn III sẽ tiên phong tấn công vào ngày N. Nhưng th́nh ĺnh Tướng Trí đơn phương dời ngày N lại hai ngày sau, đảo lộn hết cả sự sắp xếp tiếp vận cho cả một đạo quân vĩ đại lên tới trên 100 ngàn quân binh Mỹ lẫn Việt, chỉ v́ ông thày bói nói ngày đó mới là ngày lành! Khi Tướng Nguyễn Văn Minh thay thế Tướng Trí trong chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn III, Tướng Hiếu lấy làm ngao ngán phải làm việc dưới quyền một ông tướng hoàn toàn bất tài chỉ dựa vào dị đoan bói toán để khỏa lấp cái bất tài quân sự của ḿnh. Tướng Hiếu đă có lần chế giễu Tướng Minh trịch thượng vung vít cây gậy ba toong tướng trước ban tham mưu Sư Đoàn 5 trong khi ông không rành đọc bản đồ hành quân treo trên tường. Đại Tá Phạm Bá Hoa kể về Tướng Minh trong cuốn Đôi Ḍng Ghi Nhớ như sau:
Trong cuộc hành quân Snoul năm 1971, Tướng Hiếu không tài nào hiểu tại sao Tướng Minh bỗng dưng hủy bỏ kế hoạch dụ địch, khi mà Cộng Quân đă mắc mưu tập trung hai Sư Đoàn 5 BV và 7 BV bao quanh Chiến Đoàn 8 tại Snoul. C̣n Trung Tá Bùi Thạch Dzần, Chiến Đoàn Trưởng Chiến Đoàn 8, th́ bực tức Tướng Minh ra lệnh tŕ hoăn cuộc rút quân hai ngày nại lư do là trùng ngày mừng sinh nhật Quân Đoàn III. Phần Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi th́ lấy làm ngạc nhiên là sau khi lên nắm Quân Đoàn III thay Tướng Trí, Tướng Minh lại rút hết quân từ các cứ điểm chiến lược bên phần đất Cam Bốt về phía bên này biên giới, quân ta đang làm chủ chiến trường tự nhiên khựng lại; quân ta từ thế chủ động nhanh chóng chuyển sang thế bị động. Sở dĩ ba vị tướng tá Hiếu, Dzần và Khôi - những sĩ quan thông suốt binh pháp - không hiểu nổi thế điều quân kỳ quoặc của Tướng Minh Đờn là v́ ông có dựa theo binh pháp nào đâu: ngày, giờ và hướng tiến quân đều do thày bói chỉ bảo hết tất cả (cần phải đi về hướng tây nam chứ đừng có đi về phía tây bắc)! Có một biến cố hi hữu xảy ra trong giai đoạn Tướng Hiếu rời chức vụ Tư Lệnh Phó Quân Đoàn I để về làm Thứ Trưởng Đặc Trách Bài Trừ Tham Nhũng cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Tư Lệnh Đệ Thất Hạm Đội Mỹ mời Tư Lệnh Phó Quân Đoàn I ra thăm Hạm Đội. Ngày ra thăm được ấn định vào một ngày trước ngày bàn giao chức vụ Phó Tư Lệnh Quân Đoàn. Đại Tá Phan Đ́nh Soạn, gốc Pháo Binh được chỉ định Tư Lệnh Phó Quân Đoàn I thay thế Tướng Hiếu. Ông đi coi bói chọn ngày lành tháng tốt, yêu cầu Tướng Hiếu dời ngày làm lễ bàn giao lên sớm hơn ngày dự định trước, trước cả ngày ra thăm Hạm Đội Mỹ. Tướng Hiếu chiều ư, tuy lấy làm tiếc lỡ mất dịp may hiếm có đó. Ngoài những cảm nghiệm về bói toán của Tướng Hiếu nêu trên, xin ghi nhận thêm trường hợp mê tín dị đoan của một số tướng lănh khác. Đặng Văn Nhâm viết trong cuốn Hậu Trường Chánh Trị Miền Nam (1999), trang 177, "Một điểm đáng nói khác về tướng Chinh là ông quá tin vào bói toán, dị đoan. Cuộc hành quân nào ông cũng coi giờ, coi quẻ, bói toán. Thỉnh thoảng có dịp về Sài G̣n, tướng Chinh thường đích thân lái xe Díp đến ṭa soạn, rủ tôi đi ăn sáng, và đi coi bói." Trong giới mũ xanh Thủy Quân Lục Chiến, nhiều người biết Tướng Lê Nguyên Khang và bộ tham mưu của ông rất tin dị đoan bói toán. Tướng Khang không cận thị, nhưng lại luôn đeo kính trắng gọng vàng. Có người cho là ông làm dáng hay muốn ra vẻ nhà trí thức. Thật ra th́ thày tướng số nói ông phải đeo kính trắng th́ mới thọ lâu. Các chiến sĩ mũ xanh TQLC tham dự chiến dịch Lam Sơn 719 lấy làm nản chí khi không thấy Tư Lệnh Sư Đoàn TQLC có mặt tại chiến trường để đôn đốc tinh thần anh em trong tuần đầu của một cuộc chiến đầy gian nguy. Họ đâu có biết là thày bói phán là nếu bay ngày đó về hướng đó th́ máy bay sẽ rớt. Do đó, Tướng Khang và Đại Tá Bùi Thế Lân, Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn TQLC, đùn cho Đại Tá Tôn Thất Soạn, khi đó đang ngồi chơi xơi nước trong chức vụ thanh tra đă được hai năm tại BTL SĐ TQLC, ra chiến trường Hạ Lào trong chức vụ Tư Lệnh Phó Hành Quân SĐ TQLC. Khi thấy Đại Tá Soạn bay an toàn ra miền Trung, Tướng Khang mới cử Đại Tá Bùi Thế Lân ra thay Đại Tá Soạn trong giai đoạn hai của chiến dịch Lam Sơn 719. Rủi thay cho Đại Tá Lân, lúc đó chiến dịch Lam Sơn 719 lâm vào t́nh trạng lún bùn thảm thương, và các đơn vị TQLC bị tổn hại nặng nề. Thành thử sau cuộc chiến Hạ Lào, Đại Tá Lân không được thăng một cấp lên tướng, như các vị chỉ huy của các đơn vị và binh chủng khác: Phạm Văn Phú, Sư Đoàn 1 Bộ Binh, từ Chuẩn Tướng lên Thiếu Tướng; Vũ Văn Giai, Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 1 Bộ Binh và Hồ Trung Hậu, SĐ Dù, từ Đại Tá lên Chuẩn Tướng. Sau hết, xin đề cập tới trường hợp của Tướng Thiệu. Theo Tướng Hoàng Văn Lạc, một trong những lư do Tướng Thiệu giữ măi Tướng Cao Văn Viên ở chức vụ Tổng Tham Mưu Trưởng là mê tín dị đoan. Tướng Lạc viết trong cuốn Blind Design, "Mặc dù có vẻ viển vông nhưng c̣n có một lư do khác, dị đoan. Số tử vi của Viên cho thấy ông là "sức mạnh" khả dĩ kiềm chế chống lại Vơ Nguyên Giáp. Thiệu hay bàn luận điểm này cách lư thú với bạn bè." Tướng Cao Văn Viên cũng rất tin dị đoan. Ông rất kỵ con số 13 và không hiểu nổi tại sao Mỹ lại có thể điên rồ bắn hỏa tiễn lên cung trăng vào ngày 13. Tướng Abrams kể: "Ngày hôm nọ khi tôi đến gặp Tướng Viên..., ông tốn rất nhiều th́ giờ cố gắng dụ tôi giải thích cho ông v́ lư do kỳ quặc ǵ mà chính phủ của chúng ta lại bắn hỏa tiễn lên cung trăng vào ngày 13. Trời đất ơi, ai cũng biết điều đó! Thật là không tưởng tượng nổi! Tôi nói, 'Tôi hiểu, nhưng ông thấy họ toàn là dân khoa học gia. Họ không ư thức đến tất cả những điều khác bên ngoài." (The Abrams Tapes, 1968-1972, Lewis Sorley, trang 403). Tướng Abrams cũng ngỡ ngàng trước tính mê tín dị đoan của Tướng Trí. Ông kể: "Tôi nhớ một cuộc hành quân mà Tướng Trí không xuất quân được ngày Thứ Hai v́ ngày Thứ Ba, theo chiêm tinh gia của ông là ngày xấu nhất trong cả năm. Và v́ vậy Tướng Trí phải đợi tới ngày Thứ Tư mới xuất quân được. Và ông đă thi hành như vậy. Thật là điên rồ!" (trang 431) Cứ theo đà này mà suy diễn th́ khi ra lệnh bỏ Quân Đoàn II (13/3/1975) và Quân Đoàn I (23/3/1975), Tướng Thiệu chẳng tra cứu binh pháp nào cả, mà cũng chẳng phải là nghe theo lời của chiến lược gia Ted Serong (*); chẳng qua ông làm theo lời phán dạy của một thày bói nào đó mà thôi. (*) Đầu tháng 12 năm 1974, Ted Serong khuyến cáo Tướng Thiệu cần phải bỏ Quân Đoàn I và Quân Đoàn II và tập trung lực lượng về Quân Đoàn III và Quân Đoàn IV; Tướng Thiệu không chấp thuận giải pháp chiến lược này. Đầu năm 1975, Ted Serong nhắn Tướng Thiệu cần thực hiện việc rút quân hạn chót là 15 tháng 2, nếu chế độ muốn tồn tại; Tướng Thiệu làm ngơ. Giữa tháng 3, Tướng Thiệu cho người nhắn Ted Serong đến để tham kiến; Ted Serong trả lời là đă quá trễ rồi và tiên đoán cuộc chiến sẽ chấm dứt nội trong ba tuần lễ; hai ngày sau Cộng Quân tấn công Ban Mê Thuột. (Ann Blair, tác giả cuốn "There to the Bitter End: Ted Serong in Vietnam")
|