Nỗi Buồn Vui Của Đặc Trách Viên Chống Tham Nhũng

Xấp Tài Liệu Lưu Trữ Quí Giá

Đang khi sưu tầm tài liệu về Tướng Hiếu, tôi được nhân viên tại President Ford's Library cho biết là thư viện này có lưu trữ khoảng chín chục trang liên quan đến công cuộc bài trừ tham nhũng của Phủ Phó Tổng Thống Trần Văn Hương. Phần lớn của xấp tài liệu này gồm các điện tín toà đại sứ Hoa Kỳ gửi Bộ Trưởng Ngoại Giao Hoa Kỳ tŕnh báo nỗ lực và ư kiến của Tướng Hiếu, Phụ Tá Phó Tổng Thống Đặc Trách Bài Trừ Tham Nhũng. Các điện tín sau đây đă được trích đăng trên trang nhà Tướng Hiếu:

01. Tường Tŕnh Vụ QTKQĐ (ngày 14/07/1972)
02. Tướng Hiếu Nói Về Tham Nhũng (ngày 15/07/1972)
03. Tham Nhũng Tại Nam Việt Nam (ngày 19/07/1972)
04. Tướng Hiếu Nói Về Sắc Luật Đặc Biệt Về Tham Nhũng (ngày 17/08/1972)
05. Bản Dịch Diễn Văn Tướng Hiếu Đọc Ngày 14/07 (ngày 01/09/1972)
06. Tham Nhũng Trong Giới Tư Pháp (ngày 14/09/1972)
07. Ba Vụ Tham Nhũng: Dũng, Cảnh Sát Tư Pháp và Phụng Hoàng (ngày 20/09/1972)
08. Bảy Đại Tá Bị Phạt Trong Vụ QTKQĐ (ngày 27/10/1972)
09. Tướng Hiếu Duyệt Xét Chống Tham Nhũng (ngày 05/03/1973)
10. Vụ Tham Nhũng Của Đại Tá Trần Trọng Nghĩa (ngày 24/05/1973)

Yếu tố thứ nhất khiến cho xấp tài liệu này quí giá là v́ nội dung của các điện tín là những bài tường tŕnh của các viên chức báo cáo viên của sứ quán Mỹ thảo lại sau khi trực tiếp phỏng vấn Tướng Hiếu. Do đó, những tài liệu này phản ảnh cách trung thực các lời nói, các tư tưởng, các suy tư và các cảm nghiệm của chính Tướng Hiếu, chứ không phải của ai khác, trong công việc chống tham nhũng của ḿnh.

Yếu tố thứ hai khiến cho xấp tài liệu này quí giá là v́ chúng bao phủ hầu hết thời gian Tướng Hiếu tại chức Đặc Trách Chống Tham Nhũng. Do đó ta có thể theo dơi quá tŕnh hoạt động chống tham nhũng từ đầu đến cuối của Tướng Hiếu.

Yếu tố thứ ba khiến cho xấp tài liệu này quí giá là v́ chúng nảy sinh trong một môi trường thẳng thắn vô tư giữa Tướng Hiếu và giới chức Mỹ (lẽ dĩ niên Tướng Hiếu ư thức được là những lời nói của ḿnh sẽ tới tai các giới chức cao cấp nhất trong chính phủ Hoa Kỳ). Phần Tướng Hiếu không ngại nói thẳng, phần báo cáo viên có bổn phận tường tŕnh trung thực.

Yếu tố thứ tư khiến cho xấp tài liệu này quí giá là v́ nếu không có chúng, thế hệ trẻ sẽ không tài nào biết các sự thật liên quan đến chiến dịch chống tham nhũng của Tướng Hiếu, v́ lẽ các nhân chứng của thời đó - theo kinh nghiệm tiếp xúc cá nhân của tôi - đều không muốn đả động đến vấn đề này viện lẽ là ái ngại đụng chạm hay lo sợ nguy hiểm đến bản thân.

Tổng Kết Tài Liệu Lưu Trữ Về Tham Nhũng

Phần bài dưới đây sẽ nêu lên một ít điểm chính liên quan đến nỗ lực chống tham nhũng của Tướng Hiếu, dựa vào các tài liệu lưu trữ tại President Ford's Library.

Nỗi hứng khởi lúc ban đầu

Tướng Hiếu rời chức vụ Tư Lệnh Phó Quân Đoàn I tại Đà Nẵng vào cuối tháng Giêng năm 1972 để về Sài G̣n nhận chức Phụ Tá Phó Tổng Thống Đặc Trách Bài Trừ Tham Nhũng đầu tháng 02/1972.

Sự kiện Ṭa Đại Sứ Mỹ chỉ khởi sự báo cáo về công việc chống tham nhũng của Phủ Phó Tổng Thống với điện văn đầu tiên đề ngày 15/07/72 cho thấy giới chức Mỹ cùng thái độ với mọi giới cho là Phó Tổng Thống Hương, khi được Tổng Thống Thiệu giao cho việc bài trừ tham nhũng vào tháng 11 năm 1971, chỉ là một "con cọp giấy". Ngay khi Tướng Hiếu công bố điều tra sơ khởi vụ Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội ngày 04/04/72, phái viên tờ nhật báo Los Angeles Times cho là Trung Tướng Nguyễn Văn Vỹ rất thanh liêm và chẳng có bằng cớ ǵ buộc tội Bộ Trưởng Quốc Pḥng, "trong vụ này ông coi ra có vẻ bị kẹt vào giữa tuy cá nhân ông trong trắng". Ṭa Đại Sứ Mỹ, cũng như mọi người, chỉ bắt đầu dật ḿnh chú ư với bài diễn văn đọc trên đài truyền h́nh của Tướng Hiếu ngày 14/07/72, và cấp tốc phái nhân viên tới phỏng vấn Tướng Hiếu vào ngày hôm sau, 15/07/1972.

Chắc hẳn là khi Phó Tổng Thống Hương đề nghị với Tổng Thống Thiệu biệt phái Tướng Hiếu từ Quân Đoàn I về làm Phụ Tá Đặc Biệt Bài Trừ Tham Nhũng, ông Thiệu cũng không hề ngờ là Tướng Hiếu có thể là "nanh vuốt sắt" của "con cọp giấy" nên không để tâm đề pḥng, thành thử Tướng Hiếu không bị hạn chế ǵ khi mới nhận chức.

Nhờ không ai để ư, Tướng Hiếu đă có thể êm thấm hoàn tất điều tra vụ Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội trong ba tháng. Tướng Hiếu đă không ngại chọn mục tiêu tấn công thứ nhất, một mục tiêu tham nhũng kếch xù nhất (lên tới trên 3 tỷ đồng), đầy uy quyền (Bộ Quốc Pḥng), đầy uy thế (Trung Tướng Nguyễn Văn Vỹ, "ít tướng lănh Nam Việt Nam sánh b́") và hết sức phức tạp (một con bạch tuộc với bảy ṿi: một ngân hàng và sáu công ty thương mại: COGIVINA - chế tạo giấy, SICOVINA, VICCO -xây cất, VINAVATCO - vận tải, ICICO - bảo hiểm, và FOPROCO - chế tạo thực phẩm; với những lănh vực chuyên môn liên quan tới kế toán, tài chánh, thị trường chứng khoán, quản trị ...).

Tướng Hiếu cũng đă khôn khéo cẩn thận tŕnh bày kết quả của vụ điều tra QTKQĐ trực tiếp cho "đồng bào toàn quốc, các tướng lănh, và các chiến hữu" trên đài truyền h́nh trước, rồi "hồ sơ điều tra của giai đoạn một với các đề nghị trừng trị cần thiết do Toán Điều Tra Đặc Biệt thực hiện ( dày 50 trang) sẽ được tŕnh lên cho Tổng Thống Việt Nam có quyết định tối hậu" sau, tạo thế "sự việc đă rồi" và tránh t́nh trạng nhận ch́m hồ sơ. Thành thử Tổng Thống Thiệu đă phải cách chức Bộ Trưởng Quốc Pḥng và bảy đại tá trong vụ QKTQĐ này.

Tướng Hiếu rất hân hoan khi được nhiều chiến hữu gọi điện thoại khen ngợi bài diễn văn đọc trên đài truyền h́nh.

Một niềm vui khác của Tướng Hiếu là Phó Tổng Thống Hương triệt để nghe theo các ư kiến của Tướng Hiếu. Chẳng vậy mà Phó Tổng Thống Hương đă lập lại ư kiến của Tướng Hiếu về nguyên do tham nhũng khiến Tưởng Giới Thạch thua Mao Trạch Đông cho Tổng Thống Thiệu nghe.

Khi Phó Tổng Thống Hương khoe với hai ông Đại Sứ Bunker và Whitehouse là "nhờ vào nỗ lực của ông mà Tướng Lăm [Tư Lệnh QĐI] và Dzu [Tư Lệnh QĐII] đă bị thay thế. Ông cũng lưu ư tới sự cách chức của Tỉnh Trưởng Vĩnh Long về tội tham nhũng", ta có thể nhận thấy ảnh hưởng và công tŕnh sau hậu trường của Tướng Hiếu trong ba vụ cách chức này vào cuối tháng 4 năm 1972.

Trong khí thế hăng say của sự thành công bài trừ tham nhũng lúc ban đầu, Tướng Hiếu có kế hoạch to lớn, dự định đánh đông dẹp bắc. Tướng Hiếu đề cấp đến Công Ty Điện Lực, Hàng Không Việt Nam, Cố Vấn Đặc Biệt Phủ Tổng Thống, Trung Tướng Đặng Văn Quang, Ngành Tư Pháp, Cảnh Sát Tư Pháp và Cơ Quan Phụng Hoàng.

Nỗi buồn nản kế tiếp

Nhưng chẳng mấy chốc, Tướng Hiếu đă lấy làm thất vọng khi nhận thấy các trở ngại sau đây không cho phép ḿnh chu toàn công việc bài trừ tham nhũng đă được giao phó.

Cản trở thứ nhất là vấn đề thiếu hụt nhân sự và tài chánh làm việc. Hầu như là ngoài Tướng Hiếu ra, Phó Tổng Thống Hương không tuyển chọn được ai khác là "sĩ quan thanh liêm và mạnh dạn để làm việc trong lănh vực này", dám đương đầu với những tay gộc tham nhũng như Thiệu, Khiêm, Quang, Minh ... "Tướng Hiếu nói là một số áp lực xuất phát từ nhiều phía chống lại các điều tra viên vụ QTKQĐ. Một số sĩ quan thuộc Sở An Ninh Quân Đội làm việc trong vụ này được các nhân vật của Bộ Quốc Pḥng nhắc khéo là sau cuộc điều tra kết thúc họ vẫn nằm trong phạm vi kỷ luật của Bộ Quốc Pḥng. Các sĩ quan thuộc Sở An Ninh Quân Đội liên hệ cho đây là một sự hăm dọa. Tướng Hiếu nói các lời hăm dọa này không cản trở công cuộc điều tra."

Ngoài ra, ngân sách làm việc của Ủy Ban Bài Trừ Tham Nhũng - được "tài trợ từ ngân sách mật của Tổng Thống Thiệu" - rất là eo hẹp. Ông Bunker "nghĩ ông [Hương] khó có thể làm ǵ hơn trong lănh vực này, v́ thiếu nhân sự và ngân khoản, ngoại trừ t́nh trạng này được cải tiến. Điều này chỉ có thể xảy ra với sự hỗ trợ tận lực của Tổng Thống Thiệu." Lẽ dĩ nhiên là ông Thiệu chỉ hỗ trợ chiến dịch bài trừ tham nhũng ngoài miệng mà thôi.

Cản trở thứ hai khiến công việc bài trừ tham nhũng trở nên khó khăn là vấn đề xen lấn của t́nh cảm. Trong vụ QTKQĐ, Tướng Hiếu lấy làm khó xử khi chính thân phụ, qua sự nhờ vả của rất đông bạn bè của ông cụ, đến gặp riêng con để can thiệp cho Tướng Vỹ. Cũng trong vụ này, Tướng Hiếu cũng phải cực chẳng đă mà thẳng tay tố cáo hành động biển thủ của Tướng Lê Văn Kim, một bạn thân và cũng là anh em cột trèo của Tướng Đôn, từng là thượng cấp trực tiếp và thân t́nh lâu năm của Tướng Hiếu (từ năm 1953 đến năm 1962). Trong cuốn Việt Nam Nhân Chứng, Tướng Đôn đă không oán trách Tướng Hiếu trong vụ này mà chỉ nhận xét "Tướng Nguyễn Văn Hiếu là người thẳng thắn". V́ Tướng Hiếu tính rất ḥa đồng, luôn sẵn sàng lắng nghe người khác, không gạt bỏ ai ra ngoài, cửa văn pḥng luôn rộng mở tiếp nhận những ai muốn đến gặp, không chủ trương lẩn tránh họ hàng dù biết họ thường đến xin xỏ nhờ vả chuyện này nọ, nên "Tướng Hiếu nói ông tốn nhiều th́ giờ cố công gạt qua bên những yếu tố đó trong việc cứu xét những vụ tham nhũng". Câu ca dao dưới đây rất phù hợp với thái độ của Tướng Hiếu trong lănh vực t́nh cảm và phận sự:

Thương em anh để trong ḷng
Việc quan anh cứ phép công anh làm.

Tướng Hiếu nhận xét thêm là Phó Tổng Thống Hương không được cứng rắn như ḿnh: "chính Phó Tổng Thống Hương đôi khi cảm thấy buộc phải coi những yếu tố này là hệ trọng". Tướng Hiếu c̣n lấy làm ái ngại khi thấy Phó Tổng Thống Hương sợ đụng chạm tới Tổng Thống Thiệu và Tướng Quang: "Tướng Hiếu nêu lên một ví dụ của một dân biểu rơ ràng có những hành vi tham nhũng. Tướng Hiếu nói ông tŕnh hồ sơ này lên Phó Tổng Thống Hương. Phó Tổng Thống ghi nhận là dân biểu này là thành viên của khối thân chính phủ và ngày hôm trước đă dùng cơm với Tổng Thống. Phó Tổng Thống Hương khuyến cáo không nên đeo đuổi vụ này. Một ví dụ khác, Tướng Hiếu nói, là Đại Tá Cảnh Sát Phạm Kim Quy, chỉ huy trưởng khối Tư Pháp, Cảnh Sát Quốc Gia. Theo Tướng Hiếu, tham nhũng to lớn trong sở di trú cảnh sát quốc gia, một nhánh của khối Tư Pháp, được truy lùng thẳng tới Đại Tá Quy, là người thân cận với Phụ Tá Tổng Thống Đặng Văn Quang. Phó Tổng Thống cũng tỏ vẻ ái ngại không muốn đeo đuổi vụ này".

Một cản trở khác Tướng Hiếu thường gặp là các thành viên trong Ủy Ban Bài Trừ Tham Nhũng lại luôn thiên vị bệnh vực gà nhà, như trường hợp Bộ Trưởng Tư Pháp Lê Văn Thụ bỏ phiếu tha cho Thẩm Phán Nguyễn Khắc Dụng, hay Tổng Giám Đốc Cảnh Sát Nguyễn Khắc B́nh t́m cách giải vây cho giới Cảnh Sát Tư Pháp bằng cách thuyên chuyển hàng loạt.

Tướng Hiếu cũng lấy làm buồn nản khi thấy Phó Tổng Thống Hương nghe theo lời khuyến cáo của ông đồng nghiệp của ḿnh, Nguyễn Thạch Vân, cũng là Phụ Tá Đặc Biệt, cho xúc tiến việc soạn thảo sắc lệnh đặc biệt chống tham nhũng, v́ làm như vậy chỉ phí phạm th́ giờ và công sức mà sẽ chẳng đi tới đâu. Tướng Hiếu nói thẳng: "Nếu muốn thật sự tấn công hữu hiệu vấn đề tham nhũng, chẳng cần ǵ đến sắc lệnh mới. Theo Tướng Hiếu, bao lâu những kẻ dính líu vào tham nhũng tiếp tục tiếp nhận bao che từ các giới cầm quyền cao cấp, sẽ chẳng thu hoạch được ǵ mấy."

Một cản trở khác là sau vụ QTKQĐ, Tổng Thống Thiệu đă thu hẹp quyền tự do điều tra tham nhũng từ cấp quận trưởng trở xuống; c̣n từ cấp tỉnh trưởng trở lên phải xin phép Tổng Thống trước rồi mới được bắt đầu điều tra. Quận Trưởng muốn hối lộ, phải chia chác với Tỉnh Trưởng; Tỉnh Trưởng muốn hối lộ, phải chia chác với Tư Lệnh Quân Đoàn; Tư Lệnh Quân Đoàn muốn hối lộ phải chia chác với Cố Vấn Đặc Biệt của Tổng Thống; như trong ví dụ điển h́nh Tướng Hiếu trưng ra sau đây:

Tướng Hiếu nói là Đại Tá Mạch Văn Trường, mới đây được bổ nhiệm Tỉnh Trưởng Long Khánh, trong vài tuần qua đă tiếp xúc Thiếu Tá Sung, một trong những quận trưởng của ông, ra lệnh phải tống tiền những nhà thầu đốn cây làm gỗ trong quận và cung cấp cho ĐT Trường một phần chia chác lớn. Tướng Hiếu nói là Thiếu Tá Sung, từng là Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8, thuộc Sư Đoàn 5, khi Tướng Hiếu là Tư Lệnh Sư Đoàn 5, có tiếng trong QLVNCH là rất thanh liêm. Thiếu Tá Sung đă tŕnh với Tướng Hiếu lệnh của ĐT Trường, và thưa là đă nói với ĐT Trường là ông không thể làm theo lời yêu cầu đó và v́ vậy xin được thuyên chuyển đi nơi khác. Tướng Hiếu chú thích với viên chức sứ quán ĐT Trường từng là một cựu cộng tác viên của Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Quân Đoàn 3, và Tướng Hiếu xác tín là Tướng Minh đă bổ nhiệm ĐT Trường vào chức vụ tỉnh trưởng một phần để nắm lấy trong tay thương vụ lâm sản đem lại nhiều lợi tức trong tỉnh Long Khánh. Tướng Hiếu đang đề nghị đưa vụ này ra điều tra nhưng lưu ư là c̣n tùy thuộc Tổng Thống Thiệu và kết quả của các cuộc gặp gỡ giữa Thiệu và Trung Tướng Minh.

Điều hiển nhiên ở đây là Thiệu có dụng ư bó tay Tướng Hiếu, không cho phép Tướng Hiếu có điều kiện lần ṃ đến tận gốc ngọn hiểm họa, tức là đập nát đầu con bạch tuộc tham nhũng, không ngoài khác là tam đầu chế Thiệu-Quang-Khiêm.

Do đó, khi duyệt xét kết quả của công tŕnh bài trừ tham nhũng của ḿnh, "Tướng Hiếu nói ông cho các kết quả đạt được tới nay là bi đát. Những thành quả đạt được không tương xứng với tầm kích của vấn đề." Là một tướng lănh từng đương đầu với Cộng Quân ngoài măt trận, Tướng Hiếu biết rơ QLVNCH sẽ chẳng có thể đánh bại Cộng Quân trên chiến trường, và ngược lại, Cộng Quân cũng chẳng có thể thắng nổi QLVNCH ngoài mặt trận. V́ thế, Tướng Hiếu cho rằng khi ai nấy đều mệt mỏi đánh nhau, mọi người sẽ phải xoay qua giải pháp chính trị. Đến khi đó, Nam Việt Nam sẽ rơi vào tay Cộng Sản:

Hoặc chúng ta tự sửa lỗi lấy hoặc cộng sản sẽ sửa lỗi thay chúng ta.

[ ghi chú: coi bộ câu trên của Tướng Hiếu hay hơn câu châm ngôn sau này của Tổng Thống Thiệu: Đừng nghe những ǵ Cộng Sản nói. Hăy nh́n kỹ những ǵ Cộng Sản làm. Lời khuyên nào khả dĩ cứu nguy Nam Việt Nam khỏi rơi vào tay Cộng Sản hơn? Muốn thắng trận, cần biết địch biết ḿnh. Lời khuyên Tướng Hiếu đả động đến cả hai. Lời khuyên Tổng Thống Thiệu chỉ biết đến địch mà không biết đến ḿnh.]

Tướng Hiếu nói là kinh nghiệm riêng của ông trong năm qua và cái nh́n gần kề mà công việc đối với tham nhũng trong toàn cơi xă hội Việt Nam đă khiến ông xác tín là nếu không t́m ra phương cách tấn công vấn đề cách hữu hiệu, th́ đó có thể sẽ là yếu tố quyết định trong t́nh trạng xô đẩy dân chúng về phía Cộng Sản trong một cuộc đấu tranh chính trị trong tương lai. Ông nói là mặc dù dân chúng miền Nam cách chung không ưa thích Cộng Sản và e ngại ít nhiều Cộng Sản nắm quyền, phần đông dân chúng căm phẫn trước những bằng chứng về hành vi lạm quyền trục lợi cho cá nhân, tham nhũng, đặc biệt là tống tiền, mà họ phải đương đầu hằng ngày.


Nguyễn Văn Tín
Ngày 21 tháng 07 năm 2002.

Cập nhật ngày 16/09/2002

generalhieu