Tường Tŕnh Kết Quả Điều Tra QTKQĐ
Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu
Phụ Tá Đặc Biệt Phó Tổng Thống
và Tổng Thư Kư Ủy Ban Điều Tra Đặc Biệt
Trên Truyền H́nh Ngày 14 Tháng 7 Năm 1972

Thưa đồng bào toàn quốc, các tướng lănh, và các chiến hữu. Ngày 4 tháng 4, tôi đă có dịp tường tŕnh về một ít kết quả sơ khởi của cuộc điều tra vụ QTKQĐ.

Hôm nay, như đă được loan báo, trong tư cách Tổng Thư Kư của Ủy Ban Điều Tra Đặc Biệt và thừa lệnh Phó Tổng Thống Việt Nam Cộng Ḥa, Chủ Tịch của Ủy Ban này, tôi sẽ tiếp tục tường tŕnh một số khám phá mới mà Ủy Ban Đặc Biệt đă thu hoạch sau hơn ba tháng làm việc

V́ bản chất tế nhị của chúng và v́ Ủy Ban đang tiếp tục tiến hành các bổn phận của ḿnh, có một số vấn đề, tuy quan trọng, chưa tiện công bố ra đây.

Trước khi đề cập tới bản tường tŕnh mới, tôi xin phép trở lại hai vấn đề mà chúng ta đă đả động tới lần trước. Đó là:

= Sự sai biệt trong sổ sách thu và chi của Quỹ;

= Khiếm khuyết pháp lư của tổ chức liên quan tới sự dấn thân vào các tổ hợp thương mại.

I. Vấn Đề Giữ Sổ Sách

Như quư vị biết, việc khấu trừ tiền tiết kiệm khởi sự vào tháng giêng năm 1968. Mọi quân nhân thuộc chủ lực quân và địa phương quân mỗi tháng phải đóng góp 100 đồng. Với một lực lượng của khoảng một triệu người, lẽ đương nhiên, với thời gian, số vốn thuộc về hiệp hội tăng trưởng trở thành một tài sản to tát mà không một tổ chức hay hiệp hội thương mại hay kỹ nghệ trong nước, hiện tại hay tương lai, có thể sánh b́.

Được giao phó một tài sản to tát như vậy, với số vốn tăng lên cả mấy tỉ đồng mỗi năm, những người có trách nhiệm phải tối thiểu để tâm giữa sổ sách chi thu cách cẩn thận, bảo tồn cơ cấu, từ khi các khấu trừ bắt đầu.

Rất tiếc, công việc này đă không được thực hiện một cách phải phép. Đây là một số bằng chứng cụ thể.

Các đơn vị nhận được lệnh khấu trừ tiền bắt đầu từ tháng giêng năm 1968; nhưng những chỉ thị cần yếu liên quan đến cách giữ sổ sách không được ban bố vào lúc đó.

Và, chỉ măi đến ngày 9/5/1969 - 17 tháng sau đó - Bộ Quốc Pḥng mới ra chỉ thị ấn định những điều lệ thu nhận các đóng góp tiền tiết kiệm từ các đơn vị và các điều lệ ghi các đóng góp này vào sổ sách tại cấp trung ương.

Sự trễ nải này, lẽ dĩ nhiên, có những hậu quả sau đây:

= Thiếu hụt liên miên;

= Lúc ban đầu, mỗi nơi khởi sự giữ sổ sách kế toán theo kiểu cách riêng của ḿnh;

= Trong hai năm đầu, trong các đơn vị (có hơn 400 đơn vị trên toàn quốc) và kể cả tại trung ương, các sổ sách kế toán chi tiêu không minh bạch, không ghi ngày tháng, và cũng không theo bất cứ một luật lệ cố định nào.

T́nh trạng này khiến không tài nào kiểm tra toàn bộ được tới giờ phút này - từ khi chúng tôi bắt đầu cho tới hiện tại. Kết quả là chúng tôi buộc phải chấp nhận các con số đă được ghi chép trong các sổ sách trương mục của hai năm kế tiếp.

Như ai nấy đều có thể suy đoán, một khi các trương mục của QTKQĐ được gộp lại cách đều đặn, kể từ thời điểm này, với thủ tục và liên tục, không để bất cứ một chi tiết nào thất thoát, một khi tất cả các sổ sách liên hệ được xem xét một cách cẩn trọng, minh bạch và liên tục, được giới hữu trách kiểm tra và theo dơi thật là kỹ lưỡng, và được ghi chép đầy đủ từ đầu đến cuối, khi đó cho dù có muốn gian trá th́ cũng khó mà thực hiện được ư đồ; hay, nếu mất mát có xảy ra, th́ các mất mát đó mà Hiệp Hội phải hứng chịu cũng không đạt tới mức độ nghiêm trọng.

Mặt khác, nếu lơ là các hành động trên, v́ lư do này hay lư do khác, không tránh khỏi các lạm dụng và mất mát, đặc biệt khi các chi thu hằng ngày quá nhiều như vậy.

Trong khi xem xét kế toán của các chi thu cho các đơn vị, mục đích của Ủy Ban Điều Tra là xác định hai con số sau đây:

= Trước nhất, tổng cộng vốn trong các đóng góp tiết kiệm mà các đơn vị trong toàn quốc thật sự thu góp, từ tháng Giêng năm 1968 tới giờ.

= Thứ đến, tổng cộng số tiền Quỹ hoàn trả, từ năm 1968, cho các thành viên giải ngũ hay trợ giúp cho các thừa kế viên của các tử sĩ hay các thành viên mất tích.

Cựu Bộ Trưởng Quốc Pḥng báo cáo:

= Tổng cộng của vốn nhận được: 3.267.631.583 đồng cho tới ngày 31/12/1971.

= Tổng cộng của số tiền hoàn trả và trợ giúp nêu trên: 307.774.719 đồng cho tới ngày 31/12/1971.

= Hai năm 1968-1969: 14.487.672 đồng.

= Hai năm 1970-1971: 293.287.047 đồng.

Các con số trên cho thấy một sai biệt lớn giữa hai năm đầu và hai năm cuối: Phần chi cho 1970-1971, gấp 20 lần hai năm đầu.

Để có thể chắc chắn có sự mất mát nào trong hai con số trên không, cần phải kiểm với các đơn vị. Nhưng một việc như thế không đơn giản như ta tưởng. Đây là các lư do:

Theo chỉ thị số 9.238 ngày 9/5/1969 của Bộ Quốc Pḥng, các tài liệu căn bản xác nhận vốn nhận được là:

= Số tiền hàng tháng các đơn vị trả cho quân nhân có chữ kư của đương sự.

= Và các giấy chứng nhận hành chánh cho các đóng góp tiết kiệm khấu trừ trong các tháng liên hệ.

Ủy Ban Điều Tra đă công tác kiểm tra tại một số đơn vị. Hầu hết các đơn vị không c̣n có hai loại tài liệu trên trong hồ sơ của họ, đặc biệt là cho các năm 1968 và 1969. Các lư do nêu lên: T́nh h́nh chiến tranh, bốn năm rồi, các đơn vị đă di chuyển, v.v., và trên hết, họ không nhận được chỉ thị từ Bộ Quốc Pḥng như tường tŕnh ở trên.

Các toán điều tra cũng gặp những khó khăn tương tự khi kiểm các con số liên quan đến số tiền hoàn trả và trợ giúp.

V́ vậy, chỉ c̣n có một giải pháp: T́m ra thực trạng kế toán tại cấp trung ương. Nhưng công cuộc điều tra cũng gặp khó khăn v́ thiếu sổ sách kế toán cho hai năm đầu.

Đây là bằng chứng:

Trong mọi kiểu kế toán, tư hay công, thương mại hay hiệp hội, các tài liệu kế toán căn bản luôn là cuốn sổ Nhật Kư Chi Thu.

Phân bộ kế toán Trung Ương của QTKQĐ là công ty hành chánh số 6. Công ty này thuộc Sở Hành Chánh và Tài Chánh số 6, Sài G̣n. Trưởng sở cũng là Thủ Quỹ của Hiệp Hội.

Phân bộ kế toán trung ương tŕnh cho Ủy Ban Điều Tra hai cuốn sổ Nhật Kư Chi Thu của Quỹ:

= Cuốn thứ nhất, cho các năm 1968 và 1969.

= Cuốn thứ hai, cho các năm 1970 và 1971 và tiếp sau đó.

Cuốn thứ nhất hoàn toàn sái nguyên tắc và có thể coi là vô giá trị. Đây là các điểm sái nguyên tắc trong cuốn sổ Nhật Kư Chi Thu cho các năm 1968-69:

= Cuốn sổ Nhật Kư không có số trang và chữ kư của Chủ Tịch hay Tổng Thư Kư của Quỹ trên trang đầu và trang cuối. Do đó, có thể bị thay đổi hay sửa chữa bất cứ lúc nào;

= Chỉ có 12 trong 150 trang dùng cho hai năm đầu của chi thu. Số trang c̣n lại để trống; sự kiện này chứng minh là không có ghi chép hàng ngày và liên tục cho các chi thu.

= Chỉ có bốn (4) bảng bi-lăng (quyết toán) cho hai năm đó, bảng thứ nhất vào tháng 12/1968 và ba bảng kia vào cuối tháng 10, 11, và 12 năm 1969, thay v́ một bảng bi-lăng cho mỗi tháng và cho mỗi năm cho hai năm liên hệ.

= Các con tính được thực hiện bởi một Hạ Sĩ Quan của Đại Đội Hành Chánh và duyệt xét bởi chỉ huy trưởng của đơn vị này. Thường th́ công việc phải giao cho Thủ Quỹ của Hiệp Hội và duyệt xét bởi Chủ Tịch hay Tổng Thư Kư của QTKQĐ.

Chúng ta hăy tiếp sang đề cập tới cuốn sổ nhật kư thứ hai.

Cuốn sổ Nhật kư thứ hai này cho thấy một ít tiến bộ. Nó được đánh số trang và kư bởi Tổng Thư Kư; có một bảng bi-lăng cho mỗi tháng.

Nhưng cũng giống như cuốn sổ nhật kư thứ nhất, các con tính và kiểm chứng bởi hai người nêu trên cũng như trong hai năm đầu.

Khi được hỏi về t́nh trạng kế toán như vậy, các giới hữu trách liên hệ đưa ra những lời giải thích như sau:

= Thiếu nhân viên tại Phân Bộ Kế Toán Trung Ương;

= Không có chỉ thị từ quyền hành cao cấp lúc ban đầu;

= Thêm vào đó, không hề xảy ra bất cứ một kiểm tra hay xem xét bởi Hội Đồng Quản Trị.

Khi xét tới "Hoàn Trả" và "Trợ Giúp Hiện Kim", Phân Bộ Kế Toán Trung Ương tŕnh cho Ủy Ban Điều Tra các sổ ghi theo thứ tự mẫu tự và hai cuốn tập học tṛ.

Nhưng các sổ ghi theo thứ tự mẫu tự cũng không hợp lệ v́ các con số bị thêm bớt và tẩy xóa.

Trong hai cuốn tập học tṛ, có ghi những số tiền Quỹ đă gửi cho các đơn vị với mục đích hoàn trả và trợ giúp trong bốn năm qua. Và phần kế toán dựa trên hai cuốn tập đó, tường tŕnh cho Bộ Quốc Pḥng rồi tŕnh cho Ủy Ban Điều Tra.

Chúng ta hăy xem xét các cuốn sổ "Hoàn Trả" và "Trợ Giúp Hiện Kim".

Lẽ dĩ nhiên, một loại sổ kế toán như vậy không thể trung thực và thật ḷng. Thành thử, ủy ban chúng tôi khó ḷng định được tính chất trung thực hay sai lầm của chúng.

Rốt cuộc chỉ c̣n lại một cách: chấp nhận các con số đưa ra và bản bi-lăng chung kết.

Trước t́nh trạng khiếm khuyết này, phải nh́n nhận là Hội Đồng Quản Trị QTKQĐ đă thực sự không chu toàn sứ mạng ḿnh trong bốn năm trước.

Mặc dù chúng tôi t́m cách giải thích và tỏ ra dễ dăi, khó mà giải thích và bào chữa cho những hành động đó.

II. Các Khiếm Khuyết Pháp Lư

Chúng ta hăy bước sang phần thứ hai, các khiếm khuyết về mặt pháp lư của tổ chức, khi dấn thân mạo hiểm vào thế giới của thương trường.

Nếu Hội Đồng Quản Trị QTKQĐ chỉ lo việc thu nhận các đóng góp và bỏ vào các trương mục kư thác cố định, sự mất mát và lạm dụng tiền tiết kiệm đă không thể xảy ra tại cấp trung ương; mọi mất mát hay lạm tiêu chỉ có thể xảy ra tại cấp đơn vị mà thôi.

Lư do: Tất các chi thu được ghi vào sổ tại Ngân Khố và các ngân hàng, và có thể kiểm chứng bất cứ lúc nào, kể cả sau một thời gian lâu dài.

Mất mát, lạm tiêu hay biển thủ đều chỉ có thể xảy ra tại cấp trung ương khi Hội Đồng Quản Trị được phép dùng tiền vào xây cất, măi dịch, và thành lập một ngân hàng và các công ty.

Đây là một thẩm định khách quan mà ai cũng đều phải chấp nhận.

Khách quan mà nói, QTKQĐ bước vào một pha gọi là "thương mại" mới với các mục tiêu sau đây:

= Tăng tỷ lệ lăi xuất ngơ hầu có thể mở rộng trợ giúp hỗ tương cho các thành viên.

= Đóng góp cách công hiệu hơn vào việc phát triển của kinh tế hậu chiến tranh.

= Và, để tránh các tác dụng của sự sụt giá đồng tiền,

không phải là một chương tŕnh không có ư nghĩa.

Chúng ta phải nh́n nhận đây là một kế hoạch đáng đem ra thực hiện nếu được thi hành với các bảo đảm và thành tâm và nếu chỉ nhắm vào quyền lợi của quân nhân, những chủ nhân của vốn.

Rất tiếc, điều xảy ra hoàn toàn khác hẳn.

Yếu tố căn bản là vấn đề "pháp lư" v́ lẽ khi một tổ chức thiếu một nền tảng pháp lư, nó không thể tiếp tục thực thi một công tŕnh vững chắc và lâu bền.

Nếu phải dùng tới né tránh và các phương pháp ngụy trang để tránh điều ǵ luật lệ cấm cản, thiệt hại trở nên lớn hơn và dễ gây tổn thương hơn, đặc biệt khi món tiền lên tới một con số khổng lồ như trong trường hợp của QTKQĐ.

Liên quan đến quyết định đi vào thương mại của Hội Đồng Quản Trị QTKQĐ, Ủy Ban Điều Tra Đặc Biệt nhận thấy là Hội Đồng đă phạm ba lỗi, như sau:

Lỗi thứ nhất:

Quỹ mua cổ phần trong hai công ty chính phủ làm chủ, COGIVINA và SICOVINA, và thành lập Kỹ Thương Ngân Hàng và bốn công ty mới: VICCO, VINAVATCO, ICICO, và FOPROCO, với số tiền tổng cộng 1.232.753.000 đồng là trái luật và đi ngược lại những điều luật của các hiệp hội.

Cựu Bộ Trưởng Quốc Pḥng giải thích các quyết định "thương mại" trên là hoàn toàn hợp pháp. Tuy nhiên, chúng tôi xin phép quí vị trưng ra những sự kiện sau đây làm bằng chứng xác định là trái luật hiện hành.

Bằng chứng thứ nhất: Sắc luật duy nhất hiện hành ban bố các điều lệ thành lập hiệp hội trong nước là chiếu dụ số 10 ngày 6/8/1950.

Điều 1, chiếu dụ cấm tiệt các hiệp hội có những sinh hoạt với mục đích "chia hưởng lợi tức."

Dùng vốn Hiệp Hội khoảng chừng 1.3 tỷ đồng để mua cổ phần, thành lập ngân hàng và lập công ty, chẳng phải là một sinh hoạt với mục đích cho phép hưởng phần lời và "chia nhau lợi tức" sao?

Bằng chứng thứ hai:

Tuy Hiệp Hội là một thực thể pháp lư, và tuy các cổ phần mang giá trị khoảng 1.3 tỷ đồng thuộc về Hiệp Hội, trên tất cả các chứng chỉ lập tại văn pḥng của Chưởng Ấn Sài G̣n là người đăng kư vào sổ các cổ phần nói trên không phải Hiệp Hội hành động như thể một chủ thể công ty mà là Trung Tướng Nguyễn Văn Vỹ cùng một số người khác đăng kư những cổ phần với tư cách cá nhân của họ.

Lư do duy nhất: V́ lẽ chưởng ấn không được phép cấp một chứng chỉ đi ngược chiếu dụ số 10, mà nếu chưởng ấn cho phép Hiệp Hội đăng kư các cổ phần th́ rơi vào trường hợp này, nên một phương pháp "ngụy trang" đă được dùng tới.

Tuy sau đó các người liên hệ kư giấy chuyển nhượng các cổ phần của họ cho Hiệp Hội với lời cam kết, đó là "những chứng chỉ riêng tư", trong khi tại văn pḥng của Chưởng Ấn các chứng chỉ nguyên bản vẫn c̣n được lưu giữ trong t́nh trạng y nguyên v́ chưởng ấn không được phép chuyển nhượng chúng cho hiệp hội v́ lẽ sẽ trái luật.

Bằng chứng thứ ba:

Nhưng trong văn thư số 2960 ngày 27/8/1970, Thủ Tướng lưu ư Bộ Quốc Pḥng hai điểm sau đây:

= Việc thành lập Quỹ với mục đích kiếm lời không phù hợp với các luật lệ hiện hành.

= V́ vậy, Bộ phải xét lại khía cạnh pháp lư của vấn đề.

Lỗi thứ hai:

Lỗi thứ hai Bộ Trưởng Quốc Pḥng và Hội Đồng Quản Trị QTKQĐ vấp phải khi lấy quyết định đi vào thương mại là không đếm xỉa tới khuyến cáo trên của Thủ Tướng.

Sau khi tiếp nhận một khuyến cáo như vậy, đáng lẽ ra Bộ Trưởng Quốc Pḥng và Hội Đồng Quản Trị phải chuyển sang các sinh hoạt mới. Trái lại, sau đó, trong một khoảng thời gian trên bảy tháng, Bộ Quốc Pḥng và Hội Đồng Quản Trị tiêu xài gần 900 triệu đồng của quỹ Hiệp Hội để mua cổ phần trong Công Ty Dệt Việt Nam và gián tiếp thiết lập bốn công ty mới. Các công ty đó là:

= Công ty Xây Cất Kỹ Nghệ Việt Nam (VICCO)

= Công Ty Vận Tải Việt Nam (VINAVATCO)

= Công Ty Bảo Hiểm Kỹ Nghệ và Thương Mại (ICICO)

= Công Ty Sản Xuất Thực Phẩm (FOPROCO)

Phải nh́n nhận đây là một cuộc phiêu lưu nhằm kiếm lời bất tuân quyền hành cấp trên và có thể gây mất mát cho các quân nhân, những chủ nhân của vốn.

*****************************

Bây giờ tôi muốn đi tới đề tài chính, đó là, sự khám phá về lạm dụng, mất mát, và biển thủ của quỹ tiết kiệm.

V́ thời gian hạn định dành cho buổi tường tŕnh hôm nay, tôi không thể đi vào tất cả các chi tiết và đề cập tới toàn bộ vấn đề.

Ủy Ban Điều Tra đă chỉ có thể xét một số trường hợp mất mát và lạm dụng xảy ra trong các dự án xây cất và một ít của các công ty và tại Kỹ Thương Ngân Hàng.

Công việc đă thực hiện với nhiều khó khăn và phiền muộn, v́ những lư do sau đây:

= Những kẻ bất lương luôn t́m cách tỏ ra vẻ lương thiện, đặc biệt là những kẻ chuyên môn trong vấn đề.

= Sự thật khám phá được trở lui măi tận tháng tám năm ngoái; do đó, hầu hết các tài liệu và sự kiện đă được hợp thức hóa và hợp lư hóa.

= Ngoài ra, có nhiều chuẩn bị để che đậy thực trạng, kể cả các tường tŕnh của các buổi họp, các điều lệ và thủ tục thiết lập trước đây, một cách tài t́nh.

Tuy nhiên dù cẩn thận và có tài t́nh đến đâu, không thể nào che dấu những ư đồ bất lương và ngu xuẩn. Tôi sẽ tường tŕnh cho quí vị từng điểm một.

III. Xây Cất Ṭa Nhà

Đây là một trong nhiều ví dụ biển thủ và lạm tiêu tiền tiết kiệm của lính tráng và bất tín.

Sự mất mát mười hay một trăm triệu đồng sẽ không mấy quan trọng nếu tiền được đóng góp bởi một nhóm thương gia hay kỹ nghệ gia nhằm mục đích làm ăn buôn bán, có thể lời có thể lỗ. Nhưng, trong trường hợp ở đây, tiền thuộc về các thành viên của các chủ lực quân và địa phương quân đang sống chết ngoài mặt trận. Đó là tiền dành dụm của những quân nhân nghèo túng và kiếm được bằng "máu và mồ hồi".

V́ lư do đó, những nguời nắm quyền xử dụng tài sản đó và những người có bổn phận đối với tài sản đó phải biết quan tâm và hết sức chú tâm.

Ṭa nhà văn pḥng ở số 8 đường Nguyễn Huệ được định là văn pḥng của Kỹ Thương Ngân Hàng và của bốn công ty mới được thành lập với vốn của QTKQĐ.

Công tŕnh xây cất khởi sự tháng 6 năm 1969, và Nha Công Binh của QLVNCH được lệnh của cựu Bộ Trưởng Quốc Pḥng xây cất nền móng cho ṭa nhà.

Trước khi xét tới các trường hợp mất mát và biển thủ phát hiện được, tôi xin phép được nêu lên một số hành động sái phép và bất hợp pháp ghi nhận được trong khi xây cất ṭa nhà to lớn này.

Thứ Nhất:

Quyết định tiên khởi liên quan đến việc xây cất ṭa nhà này không phải là từ Hội Đồng Quản Trị của QTKQĐ mà là từ chính Bộ Trưởng Quốc Pḥng.

Ít lâu sau Hội Đồng mới họp để hợp thức hóa quyết định này: Điều này trái nghịch với luật của Hiệp Hội ấn định Chủ Tịch Danh Dự, nghĩa là Bộ Trưởng Quốc Pḥng, không có bất luận quyền thế ǵ liên quan đến việc quản trị tài sản của Hiệp Hội.

Như vậy chúng ta thấy là trên thực tế chính Bộ Trưởng Quốc Pḥng nắm mọi quyền hành và Hội Đồng Quản Trị không có quyền hành ǵ ngoại trừ vâng theo lệnh ông Bộ Trưởng.

Thứ Hai:

Bộ Trưởng Quốc Pḥng chỉ thị Nha Công Binh phá hủy ṭa nhà cũ và đặt nền móng; công tŕnh khởi sự ngày 5 tháng 10 năm 1969, và hoàn bị khoảng tám tháng sau.

Công việc được thực hiện cách hết sức hấp tấp, v́ chỉ có vỏn vẹn một tháng trôi qua giữa ngày cựu Bộ Trưởng Quốc Pḥng ban khẩu lệnh cho Nha Công Binh điều nghiên dự án và ngày công tŕnh xây cất thật sự bắt đầu.

V́ hấp tấp như vậy, các kế hoạch và định giá không hoàn bị.

Thứ Ba:

Xử dụng tài lực quân đội cho dự án là điều bất hợp pháp; không được coi công quỹ và tài sản tư như là một và như nhau.

Hậu quả là phần đóng góp lớn của phí tổn xây nền móng, gồm có nhân lực, chuyên chở, máy móc, xăng nhớt và vật liệu cho không, phát xuất từ ngân sách của bộ quốc pḥng.

Thứ Tư

Chỉ sau một năm Hội Đồng Quản Trị QTKQĐ mới chuẩn y công tŕnh xây cất ṭa nhà và hợp thức hóa quyết định của cựu Bộ Trưởng Quốc Pḥng. Nhưng, tuy là chuẩn y dự án, Hội Đồng không trưng bày một bản định giá cả và không được thông báo mức độ tiêu xài cho dự án. Điều này chứng tỏ rằng Hội Đồng chỉ đóng một vai tṛ "b́nh phong".

Thứ Năm:

Thật khó hiểu tại sao một dự án rộng lớn vậy lại không có một điều nghiên về lượng định và định giá. Như vậy các nhà thầu có thể đề nghị những giá cả có thể được chấp thuận cách dễ dàng.

Định giá càng chi tiết bao nhiêu th́ càng khó thất thoát hay biển thủ ngân quỹ bấy nhiêu; ngược lại, nếu không lượng giá và định giá, quỹ tiết kiệm của Hiệp Hội có thể bị thất thoát.

Thứ sáu:

Ngày 14 tháng 8 năm 1969, cựu Bộ Trưởng Quốc Pḥng ban bố Nghị Quyết số 1815-QP/TCTT/QD, quy định sự thành lập của ba ủy ban mang tên Ủy Ban Hành Sự, Ủy Ban Măi Dịch, và Ủy Ban Kiểm Soát, có trách nhiệm đối với công tŕnh xây cất ṭa nhà.

Sắc thái đặc biệt của quyết định này là cựu Bộ Trưởng Quốc Pḥng được ban cho mọi quyền hành liên quan đến những lănh vực sau đây:

= cung cấp mọi vật liệu cần thiết cho công tŕnh xây cất và thiết kế (điều 2)

= cứu xét và chuẩn y mọi phí tổn của các dịch vụ mua sắm và thiết kế (điều 3)

= phê chuẩn các báo cáo biên lai vật liệu và công việc xây cất (điều 4)

= cứu xét các hồ sơ trả tiền, kư trả ngân phiếu để trả tiền các nhà thầu (điều 5)

Thật rất khó hiểu một sự tập trung quyền hành như vậy, và điều này đi ngược lại với các điều lệ của Hiệp Hội.

Thứ bảy:

Thể theo các điều lệ nội bộ, các chi tiêu lớn phải được phê chuẩn bởi Hội Đồng Quản Trị, là cơ quan kư trả ngân phiếu có mang chữ kư của Phát Ngân Viên, Tổng Thư Kư, và Chủ Tịch của Hội Đồng Quản Trị, cựu Bộ Trưởng Quốc Pḥng không được là một trong họ.

Mặt khác, quỹ của Hiệp Hội không được xung vào trương mục cá nhân được phép cất giữ và rút ra bất cứ lúc nào.

Một hành vi như vậy ắt là phải đáng nghi ngờ, ngay cả nếu Tướng Vỹ ngay thật và có ư tốt.

Liên quan đến tiếp liệu và trang bị, ngoài sự đóng góp của Nha Công Binh như đă đề cập ở phần trên, Ủy Ban Tiếp Liệu đề xuất cả thảy trên 60 hợp đồng và phiếu mua hàng.

Chúng tôi đă chỉ cứu xét hai trong số hợp đồng này và khám phá nhiều số tiền đă bị thất thoát và biển thủ một cách trắng trợn.

Những tài liệu và bản thảo cần thiết đă được thu góp để được đưa vào hồ sơ điều tra nhưng v́ thời giờ giới hạn, chúng tôi không thể duyệt qua từng văn kiện một.

A. Mua sắm và thiết kế bốn thang máy.

Trước hết, tôi muốn đề cập tới việc mua sắm và thiết kế bốn thang máy cho ṭa nhà.

Một nữ thương gia đă hiến giá thành công, và đấu giá như sau:

= mua sắm bốn thang máy: 56.000.000 đồng

= thiết kế: 23.000.000 đồng

= hay tổng cộng là: 79.000.000 đồng

Hợp đồng được kư kết trong tháng giêng năm 1970.

Sau đây là các điểm sái nguyên tắc và mất mát:

Điểm 1:

Những điểm quy định của một loại rất đặc biệt đă được các viên chức hữu trách bày vẽ với dụng ư cho nhà thầu nhiều đặc quyền. Chúng cho phép nhà thầu ra giá cho hợp đồng của công tŕnh mà không phải cung cấp một bản khai chi tiết phí tổn của mua sắm và thiết kế bốn thang máy. Do đó, nhà thầu có thể hiến bất cứ giá nào và giá đó có thể được viên chức hữu trách dễ dàng chấp thuận. Các điểm quy định cũng ứng trước cho nhà thầu 40 phần trăm khi nhận được phép nhập cảng bốn thang máy.

Điểm 2:

Điều quan trọng hơn là không có lấy tiêu chuẩn và chi tiết thiết kế bốn thang máy không được minh định, và nhà thầu cũng không bị buộc phải thảo ra một kế hoạch về thiết kế khi đấu thầu hợp đồng.

V́ những lư do đó, số tiền 23 triệu đồng được hiến giá cho hợp đồng thiết kế bốn thang máy. Và hậu quả của điều này, sẽ dựa vào những yếu tố kỹ thuật nào để làm nền tảng cho sự phê chuẩn sau khi hợp đồng đă được kư kết?

Có thể là trong quá tŕnh đấu thầu ở Việt Nam, chưa khi nào có những điểm qui định lạ lùng vậy.

Điểm 3:

Có nguồn tin cho biết là cựu Bộ Trưởng Quốc Pḥng đă can thiệp với Bộ Kinh Tế để nhập cảng bốn thang máy Hitachi từ Nhật với hối xuất song hành là 275 đồng cho một mỹ kim. Bộ Kinh Tế bác bỏ đề nghị của Bộ Trưởng Quốc Pḥng và khuyến cáo Bộ Quốc Pḥng yêu cầu công ty ENGINECO nộp đơn xin nhập cảng thang máy Otis từ Hoa Kỳ với một hối xuất thấp hơn, 118 đồng cho một mỹ kim, như vậy lợi cho Hiệp Hội hơn nhiều.

Thang máy Otis tốt hơn Hitachi được ghi nhận trong một bản tường tŕnh kỹ thuật sau đây:

= Thang máy Otis rẻ tiền hơn v́ hối xuất thấp hơn: đồng thời cũng được ghi nhận là tốt hơn thang máy Hitachi.

= Bảo tŕ dễ dàng và tốt hơn khi dùng thang máy Otis v́ loại này thông dụng trong khi đó thang máy Hitachi được nhập cảng lần đầu tiên vào Việt Nam.

Nhưng không màng tới các lợi điểm nếu xử dụng thang máy Otis, cựu Bộ Trưởng Quốc Pḥng can thiệp lần nữa với Bộ Kinh Tế để cấp giấy phép nhập cảng cho một nữ thương gia, cho phép y thị sau này nhập cảng bốn thang máy Hitachi và miễn cho y thị khỏi đặt tiền cọc cho dịch vụ nhập cảng này.

Rốt cuộc, Bộ Kinh Tế đă chiều theo lời yêu cầu của Bộ Trưởng Quốc Pḥng.

Nhưng có một điều kỳ lạ trong vấn đề này, v́ tên của một hăng nhập cảng được ghi vào hai giấy phép nhập cảng cho bốn thang máy.

Công ty này nhập cảng thang máy và rồi bán cho nữ thương gia đă trúng thầu.

Hậu quả của sự kiện này là QTKQĐ phung phí khoảng 18.000.000 đồng. Kết quả này là do bởi sự sai biệt giữa hai hối xuất và cộng thêm tiền huê hồng trả cho hăng nhập cảng kia.

Phải kết luận là sự phung phí của một số tiền to lớn như vậy không ngoài mục đích khác là ra tay giúp đỡ cho kẻ trúng thầu.

QTKQĐ phát sinh từ mồ hôi của quân sĩ. V́ vậy không thể hiểu được người khác có thể đang tâm phung phí tiền dành dụm của họ.

Điểm 4:

Nếu Bộ Quốc Pḥng tự đứng ra nộp đơn xin giấy phép nhập cảng, hoặc yêu cầu Cơ Quan Tiếp Vận Trung Ương nhập cảng bốn thang máy th́ có thể "tiết kiệm" một món tiền lớn cho các quân nhân.

Cơ Quan Tiếp Vận Trung Ương là một cơ quan chính phủ. Không có lư do coi cơ quan này kém xứng đáng hơn hay ít đáng tin cậy hơn là một nhà thầu. Thật là khó hiểu khiếm khuyết này.

Điểm 5:

Kết quả tối chung của vụ này là bán bốn thang máy cho chủ nhân của ṭa nhà với, theo sự điều tra các hồ sơ, một món lời ít nhất là 17.000.000 đồng cho nữ thương gia. Món tiền này không bao gồm tiền huê hồng trả cho hăng nhập cảng các thang máy.

Tuy y thị không phải đặt một xu cắc tiền đặt cọc cho việc nhập cảng thang máy, và đồng thời y thị cũng không phải là nhà nhập cảng trực tiếp, nữ thương gia được ứng trước số tiền 23.000.000 đồng tám tháng trước khi giao các thang máy. Tuy y thị chỉ là một người trung gian, vậy mà y thị ăn ngon lành 17.000.000 đồng tiền lời. Không thể chấp nhận được điều này.

Đó là hậu quả của một hợp đồng không có điều khoản chi tiết.

Điểm 6:

Liên quan tới chi phí thiết kế bốn thang máy, Ủy Ban Điều Tra vẫn c̣n chưa có thể ấn định số tiền mất mát, v́ hai lư do sau đây:

= Không có lấy một dự án thiết kế với những chi tiết kỹ thuật khiến không tài nào biết được số tiền lăng phí.

= Chỉ với sự giúp đỡ của các chuyên viên mới cứu xét được các chi tiết kỹ thuật.

Dù sao đi nữa, sự kiện đă thiết lập được là hiến giá quá cao so với giá thị trường vào thời buổi đó; hơn nữa, khi lạm tiêu quỹ quá rơ ràng ở phần tạo măi th́ những hành vi sái nguyên tắc tương tự không thể tránh khỏi ở phần chi tiêu cho giai đoạn thiết kế.

Những ai chia phần trong món tiền kếc xù đó? Công cuộc điều tra chưa xác định được điều này; nhưng cho dù có đạt được kết quả, th́ vẫn chưa tiện tuyên bố ra lúc này.

B. Cung cấp và thiết kế mười ba máy lạnh cho ṭa nhà

Người trúng thầu hợp đồng này cũng là một nữ thương gia. Số tiền đấu giá là 106.000.000 đồng, các chi tết như sau:

= 50.000.000 đồng để cung cấp 13 máy lạnh;

= 56.000.000 đồng để thiết kế.

Điểm 1:

Liên quan đến quy định, cũng như trong vụ cung cấp và thiết bốn thang máy, nhà thầu được ứng trước 40 phần trăm tổng số tiền của hợp đồng sau khi được cấp phát một giấy phép nhập cảng. Không có một dự án thiết kế và cũng chẳng có bản chi tiết phí tổn v́ tất cả được tính cách bổ đồng.

Điểm 2:

Cuộc điều tra phát hiện QTKQĐ phải thiệt tḥi mất mát khoảng 19 triệu đồng trong vụ hợp đồng cung cấp 13 máy lạnh. Sự mất mát được xác định bởi các tài liệu và văn kiện t́m thấy trong khi điều tra. Con số kếc xù 19 triệu đồng được coi như là đă bị "lạm tiêu" hay "mất mát" do bởi bất tín.

Điểm 3:

Liên quan đến thiết kế 13 máy lạnh và bốn thang máy, Ủy Ban Điều Tra vẫn chưa có thể xác định con số chắc chắn của sự mất mát. Tuy nhiên, dấu chỉ bất thường có thể ghi nhận được ngay lập tức chỉ bằng cách ngó sơ qua các mất mát ghi nhận trong việc cung cấp và số tiền tổng cộng to lớn như vậy cho hợp đồng.

Khó có thể chấp nhận phí tổn 56 triệu đồng tiêu pha trong việc thiết kế của 13 máy lạnh với giá cả năm 1970, đặc biệt khi không có dự án thiết kế khả dĩ dùng như một tiêu chuẩn làm nền tảng cho sự theo dơi công việc.

IV. Các điểm sái phép ghi nhận trong vụ VICCO

Bây giờ, chúng ta đề cập tới VICCO, Công Ty Xây Cất Kỹ Nghệ Việt Nam. Theo điều tra của chúng tôi, công ty này có thể phải sạt nghiệp nếu phân bộ phụ trách hợp thức hóa các trương mục QTKQĐ không can thiệp để chấn chỉnh t́nh h́nh. Sau đây là một trường hợp điển h́nh về mất mát và trái nguyên tắc đă xảy ra trong việc quản trị VICCO. V́ thời gian hạn hẹp, chúng tôi không thể tŕnh bày hết mọi vấn đề liên quan đến Công Ty; chúng tôi sẽ chỉ nêu lên một số trường hợp chính ở đây mà thôi.

Trường hợp 1: Mua sắm một kiện hàng tích trữ cánh cửa nhôm tuy biết là hàng ăn cắp và vi phạm luật lệ nhà đoan.

Sau đầy là kết quả của điều tra liên quan đến VICCO trong việc mua sắm 2.069 cánh cửa nhôm với giá 17.240.500 đồng, mà bây giờ được coi như một mất mát QTKQĐ phải hứng chịu.

Điểm 1: Xuất xứ của kiện hàng tích trữ cánh cửa.

Công cuộc điều tra phát hiện là 2.069 cánh cửa bằng nhôm đă bị đánh cắp từ Lực Lượng Đặc Biệt Hoa Kỳ tại Nha Trang. Một binh sĩ nhất và một địa phương quân, cả hai người Việt gốc Hoa, thú nhận là họ đă mua kiện hàng tích trữ cánh cửa với giá 6.700.000 đồng, kể cả chi phí chuyên chở. Các cánh cửa được chuyển vận bằng tàu tới Sài G̣n và, theo lời khai của một người tên Trịnh Trương B́nh, chúng được bán cho y với giá 14.950.000 đồng. Những con số này được khai báo bởi các đương sự, nhưng trên thực tế một kiện hàng tích trữ đồ ăn cắp và vi phạm luật nhà đoan không thể mua và bán với những giá đó. Mặt hàng cánh cửa này không có tài liệu hợp pháp.

Điểm 2: Mối giây liên hệ giữa ông Trịnh Trương B́nh và cựu Bộ Trưởng Quốc Pḥng Trung Tướng Nguyên Văn Vỹ.

Ông B́nh là em rể của Trung Tướng Nguyễn Văn Vỹ. Bà B́nh, tên riêng Nguyễn Thị Chuyên, là em gái của Trung Tướng Vỹ,

Điểm 3: Cách nào VICCO đă xuất trên 17 triệu để mua sắm kiện hàng tích trữ cánh cửa bất hợp pháp.

Theo viên phụ tá của Tổng Giám Đốc Công Ty, việc mua sắm kiện hàng tích trữ cánh cửa là một hành vi không hợp lư, như sẽ thấy sau đây:

= Mục đích mua sắm không phải để đáp ứng nhu cầu thật sự của Công Ty; kiện hàng tích trữ cánh cửa được mua vào tháng 5 năm 1971, và từ giờ phút đó được cất giữ trong kho, không xài tới.

= V́ lư do này, kiện hàng tích trữ bị hư hại.

= Thủ tục đấu thầu thông thường không được tuân theo. Giá cả lên tới 17.240.500 đồng đă được ấn định trước và chấp thuận mau chóng, không một lời giải thích.

= Không ai t́m hiểu gốc gác của kiện hàng tích trữ cánh cửa, hay đ̣i hỏi giấy tờ liên quan đến mặt hàng trước khi quyết định mua hàng.

= Công Ty chấp nhận biên lai do Trịnh Trương B́nh đưa, mặc dầu biên lai không chỉnh và không có giá trị thương mại.

Kiện hàng tích trữ cánh cửa được ông B́nh bán cho Công Ty với giá 17.240.500 đồng .

Viên phụ tá Tổng Giám Đống VICCO quả quyết trước Ủy Ban Điều Tra là theo văn kiện và theo hiểu biết của y, chính cựu Bộ Trưởng Quốc Pḥng Trung Tướng Nguyễn Văn Vỹ là người ra lệnh cho Trung Tướng (hồi hưu) Lê Văn Kim, Tổng Giám Đốc của công ty mua xắm kiện hàng tích trữ cánh cửa ăn cắp này với giá nói trên.

Điểm 4: Tiền lời từ mua sắm và bán kiện hàng tích trữ cánh cửa bằng nhôm.

Theo lời khai của các đương sự và các con số nêu trên:

= Hai quân nhân Việt nêu trên đă lời 8.250.000 đồng, và hiển nhiên là họ không thể giữ riêng cho họ món tiền lời to lớn như vậy.

= C̣n phần ông B́nh, ông nh́n nhận là đă lời 2.290.000 đồng, nhưng trên thực tế món lời này có thể to lớn hơn. Món lời của ông B́nh cũng là món lời của Trung Tướng Nguyễn Văn Vỹ v́ mối giây liên hệ họ hàng nêu trên.

Điểm 5: Mất mát nặng nề VICCO phải hứng chịu cũng là mất mát của QTKQĐ kể cả 180 triệu đồng chi phí cho việc thành lập VICCO ngày 11/3/1971. Theo một bản báo cáo của công ty ngày 22/3/1972, chỉ có 336.308 đồng trong số tiền 180 triệu vốn tiên khởi c̣n lại trong trương mục hiện thời. Phần lớn những ǵ c̣n lại của vốn công ty gồm những hàng hóa cất giữ trong các nhà kho, trong số đó là kiện hàng tích trữ cánh cửa ăn cắp.

T́nh trạng tại QTKQĐ có thể coi là thật sự yếm thế.

Hậu quả của t́nh trạng này, ai là nạn nhân của sự mất mát, nếu không phải là nhân sự của quân đội chủ lực và lực lượng địa phương quân là những cổ đông viên của 180.000.000 đồng vốn của VICCO?

B. Trường hợp 2: Mua 650 tấn thép của Công Ty Hưng Nam.

Sau đây là trường hợp điển h́nh lạm tiêu quỹ vi phạm vởi Công Ty VICCO do Trung Tướng Lê Văn Kim quản lư:

Ngày 13/5/1971, ông Kim kư hợp đồng với Công Ty Hưng Nam để mua 650 tấn thép. Kết quả là mất mát cho VICCO, và nói cách khác, mất mát cho QTKQĐ.

Điểm 1:Nhu cầu thép của VICCO.

Theo lời một đại tá, một phụ tá Tổng Giám Đốc VICCO, Công Ty dùng khoảng 10 tấn thép mỗi tháng.

Trước khi hợp đồng 650 tấn thép được kư kết với Công Ty Hưng Nam, VICCO vẫn c̣n trong kho 300 tấn thép đủ để trang trải nhu cầu của công ty cho ít nhất là ba năm. V́ lẽ đó, một tiếp liệu mới với 650 tấn thép có thể đáp ứng nhu cầu của Công Ty từ sáu đến chín năm. V́ vậy, hiển nhiên là tiếp liệu mới này thật là vô lư. Đó là lời khai của viên phụ tá Tổng Giám Đốc VICCO.

Điểm 2: VICCO khô cạn ngân khoản hoạt động, v́ tích trữ thái quá.

Tích trữ thái quá, kể cả tích trữ các cánh cửa nhôm, khiến Công Ty lâm vào một món nợ 50 triệu đồng, mà Công Ty phải vay Ngân Hàng để tiếp tục hoạt động.

V́ vậy, Công Ty mất số tiền này và c̣n phải trả thêm tiền lời cho Ngân Hàng.

Điểm 3: Lăi xuất quá cao.

Nếu VICCO tiếp xúc trực tiếp với Công Ty LUCIA để tiếp nhận hàng 650 tấn thép, th́ đă không phải trả trên ba triệu đồng tiền huê hồng cho Công Ty Hưng Nam.

Viên phụ tá Tổng Giám Đốc VICCO xác nhận sự mất mát này.

Điểm 4: Giá của thép kiến trúc khoảng mười đồng một kư cao hơn là giá thị trưng.

Công Ty Hưng Nam, ngoài một số tiền huê hồng trên 3.000.000 đồng, c̣n có dịp hưởng một món tiền lớn nhờ bán giá cao cho Công Ty.

Dựa vào số lượng thép bán, Công Ty Hưng Nam đă lời thêm 6.000.000 đồng.

Tóm lược, khoảng 9.000.000 đồng; số tiền này bị mất v́ sự sắp đặt giữa Tổng Giám Đốc Công Ty và chính ông Giám Đốc.

Điểm 5: Mối liên hệ gia đ́nh giữa hai chủ thể kư hợp đồng mua bán thép kiến trúc.

Giám Đốc của Công Ty Hưng Nam là bà Lê Thị Thương, em gái của Trung Tướng hồi hưu Lê Văn Kim, Tổng Giám Đốc VICCO.

Văn pḥng chính và số điện thoại của Công Ty Hưng Nam là nhà tư và số điện thoại riêng của ông Lê Văn Kim.

V́ lẽ đó, người mua và bán hàng cùng là một người.

Với một kiểu sắp xếp như vậy, c̣n đâu mà dư vốn thuộc về các quân nhân? Làm sao mà QTKQĐ có thể bảo đảm một mức lời cao hơn là lăi xuất thu hoạch được khi kư thác vào một ngân hàng?

Xin nhường lại câu trả lời cho những người đă có sáng kiến đầu tư món tiền vào thương vụ này.

C. Trường hợp 3: VICCO dùng các cơ sở quân đội để đánh bại dân sự khi đấu thầu.

Điều tra phát hiện là soạn thảo một hợp đồng thiết kế sáu đầu máy Diesel tại Biên Ḥa, Công Ty VICCO đă dùng nhiều cơ sở thuộc về Công Binh QLVNCH.

Lạm dụng này khai mở nhiều tiêu pha cho ngân sách Bộ Quốc Pḥng. Nhưng, có điều chắc chắn là không sinh lợi ǵ cho QTKQĐ ǵ cả.

Lẽ đương nhiên, tân Bộ Trưởng Quốc Pḥng phải đ́nh chỉ thương vụ này, v́ trái nghịch các điều lệ và thâm thủng ngân sách quốc gia.

V. Mất mát trong việc mua 35.000 cổ phần trong Công Ty COGIVINA

Chúng tôi xin mạn phép nêu lên một mất mát quan trọng khác, kết quả do bởi QTKQĐ mua 35.000 cổ phần của Công Ty Giấy Việt Nam (COGIVINA) vào cuối năm 1969, với giá 142.561.540 đồng.

Thương vụ này phát triển như sau:

Ngày 26/12/1969, tu chính của nội quy QTKQĐ cho phép QTKQĐ mua cổ phần công ty, vừa được chuẩn y. Chỉ ba ngày sau, QTKQĐ đă tiêu 142.561.540 đồng mua 35.000 cổ phần của chứng khoán COGIVINA do một công ty Mỹ là chủ nhân.

Vụ này cho chúng ta thấy sự quá hấp tấp và thiếu chuẩn bị.

Mặc dù công việc được thực hiện cách khéo léo trong mọi thủ tục, khi chúng ta xét đến nguyên tắc để bảo vệ quỹ "tiết kiệm" của QTKQĐ chúng ta không thể coi đây là một hành động đầy đủ quan tâm đ̣i hỏi nơi những người có trách nhiệm quản trị tài sản của các quân nhân.

Điểm 1: Chấp thuận mua với một số tiền gần ba lần hơn giá thị trường.

Giá mỗi cổ phần lúc đó chỉ có 1.400 đồng. Nhưng tân Bộ Trưởng Quốc Pḥng chấp thuận mua 35.000 cổ phần trong COGIVINA với giá 4,000 đồng một cổ phần.

Nếu muốn diễn dịch cho vấn đề này, phải dựa vào các nguyên tắc của những người đă hi sinh biết bao nhiêu để dành dụm số tiền này; chứ không thể dựa vào lập trường của chính phủ hay của Bộ Kinh Tế.

Hành động trên khiến cho Công Ty mất 91 triệu đồng v́ sự sai biệt giữa hai giá cả.

Cần bao nhiêu quân nhân dành dụm trong bao nhiêu năm tháng để tiết kiệm 91 triệu đồng này? Chúng ta phải đặt câu hỏi này trước khi quyết định và chấp thuận một cuộc phiêu lưu thương mại như vậy.

Điểm 2: Trả thêm tiền huê hồng cho những người bán chứng khoán.

Sau khi chấp thuận trả thêm 91 triệu đồng, họ c̣n đồng ư trả thêm 1.561.540 đồng cho những người bán chứng khoán để trang trải cho phí tổn chuyên chở và bưu phí.

Trước lối hành động như vậy, bất luận có giải thích hay phân trần thế nào đi nữa, thật khó biểu tỏ ư tưởng thật sự muốn bảo vệ quyền lợi của những người thật sự là sở hữu chủ của món tiền.

Điểm 3: Vào lúc này, làm sao có thể c̣n đủ vốn?

Trên lư thuyết, giá trị của chứng khoán đă tăng tới 4.000 đồng một cổ phần.

Nhưng đó chỉ là một món tiền trên lư thuyết. Và Ủy Ban Thanh Toán vừa mới được khai sinh có bảo đảm nào để sẽ có thể bán lại một số cổ phần với món tiền mà Công Ty đă tiêu khoảng gần ba năm nay (142,561,540 đồng)? Ai sẽ mua chúng?

Điểm 4: Thấu hiểu giá trị hiện tại thật sự của mỗi cổ phần chứng khoán.

Theo cựu Bộ Trưởng Quốc Pḥng, QTKQĐ lời to khi mua cổ phần trong COGIVINA, nhờ giá trị của mỗi cổ phần tăng tới 4.000 đồng.

Để kiểm chứng số cổ đông viên có cổ phần trị giá 4.000 đồng của COGIVINA, Ủy Ban Điều Tra nh́n vào danh sách cổ đông viên của công ty ngày 26/4/1972.

Điều tra phát hiện là ngày 26/4/1972, có cả thảy 63 cổ đông viên trong danh sách tại QTKQĐ.

Điều này có nghĩa là vào ngày nói trên, không có ai mua thêm cổ phần 4.000 đồng.

V́ lẽ đó, việc mua cổ phần chứng khoán 4.000 đồng vẫn ở trong giai đoạn lư thuyết.

Điểm 5: Đại Tá Đỗ Tùng ghi danh mua cổ phần bất hợp pháp.

Đại Tá Đỗ Tùng cũng được bổ nhiệm vào ban quản trị của COGIVINA. Sự bổ nhiệm này không hợp lệ v́ ông không phải là một thành viên của ban quản trị của QTKQĐ. Theo thông lệ, một thành viên của ban quản trị của một Công Ty phải xuất phát từ chính Công Ty.

Giờ đây, chúng tôi đề cập đến vấn đề lạm dụng quỹ tiết kiệm quân đội trong hai lănh vực:

= Biệt phái nhân sự quân đội cho Kỹ Thương Ngân Hàng và cho sáu công ty thương mại do quân đội quản trị.

= Lạm dụng đại quy mô vốn của Kỹ Thương Ngân Hàng.

VI. Biệt Phái Đặc Biệt Nhân Sự Quân Đội.

Việc biệt phái đặc biệt một số lớn nhân sự quân đội cho Kỹ Thương Ngân Hàng và sáu công ty thương mại do quân đội quản lư (COGIVINA, SICOVINA, VICCO, VINAVATCO, ICICO, và FOPROCO) kéo theo nhiều lạm dụng quỹ trong nhiều lănh vực. Nó tạo nên nhiều bất công, và phát sinh nhiều lạm tiêu quỹ và mất mát cho QTKQĐ.

Điểm 1: Quân nhân biệt phái.

Tổng số quân nhân biệt phái tại bảy công ty là 385 người tính đến ngày 28/4/1972, chia ra như sau:

= Kỹ Thương Ngân Hàng: 164 quân nhân (94 sĩ quan, 17 hạ sĩ quan, và 50 binh nh́).

= Công Ty Xây Cất Kỹ Nghệ: 77 quân nhân (41 sĩ quan, 16 hạ sĩ quan, và 20 binh nh́).

= Công Ty Vận Tải Việt Nam: 85 quân nhân (25 sĩ quan, 36 hạ sĩ quan, và 24 binh nh́).

= Công Ty Bảo Hiểm Kỹ Nghệ và Thương Mại: 12 quân nhân (4 sĩ quan, 3 hạ sĩ quan, và 2 binh nh́).

= Công Ty Sản Xuất Thực Phẩm: 15 quân nhân (7 sĩ quan, 6 hạ sĩ quan, và 2 binh nh́).

= COGIVINA: 12 quân nhân (10 sĩ quan và 6 hạ sĩ quan).

= SICOVINA: 23 quân nhân (17 sĩ quan và 6 hạ sĩ quan).

Điểm 2: Có một số t́nh trạng không hợp lệ.

Cuộc điều tra phát hiện các lạm dụng sau đây:

= Có những trường hợp quân nhân biệt phái lănh lương từ công ty, nhưng không bao giờ hiện diện tại đó; ngay cả quân sĩ thuộc lực lượng địa phương quân cũng được biệt phái, và điều này đi ngược điều lệ của Quân Lực.

= Một số lớn trong họ không có khả năng tương xứng với địa vị họ hay dịch vụ đặc biệt của các công ty đó.

Cách chung, có nhiều lạm dụng và công việc tay dưới.

Để có thể nắm chắc mức độ của các lạm dụng này, cần kiểm các hồ sơ của mỗi cá nhân biệt phái; một công việc mà Ủy Ban Thanh Toán vẫn chưa làm được.

Điểm 3: Lương lậu và tiền cấp dưỡng đủ loại đều quá cao đối với thù lao quân sự.

Phần đông nhận lănh tiền lương và tiền cấp dưỡng rất cao đặc biệt là tại Kỹ Thương Ngân Hàng.

Cộng thêm vào lương căn bản tương đương với lương lính, họ c̣n hưởng mọi thứ cấp dưỡng, kể cả lương tháng 13 và 14.

Chẳng hạn, tại Kỹ Thương Ngân Hàng, lương thấp nhất là 15.000 đồng (cho một nhân viên độc thân) và cao nhất là 75.500 đồng (cho đại úy hành sử chức vụ Giám Đốc). Tại các công ty c̣n lại, mức độ thù lao, kể cả tiền lương và tiền cấp dưỡng, đều tương tự.

Ngoài ra, có thêm lương tháng 13, và ngay cả lương tháng 14, như trong trường hợp của Kỹ Thương Ngân Hàng.

Điểm 4: Một phần của tiền lương được tài trợ bởi ngân sách quốc pḥng, vậy mà tới nay số tiền đó chưa được hoàn lại.

Sự trả lương tại các công ty được thực hiện qua hai giai đoạn:

= trong giai đoạn thứ nhất, khi chưa kiếm được lời, tiền lương do Bộ Quốc Pḥng trả; tiền cấp dưỡng do các công ty trả.

= trong giai đoạn thứ hai, khi kiếm được một ít lời, tiền lương do các công ty trả.

Hiện giờ, các công ty c̣n nợ Bộ Quốc Pḥng một món tiền khá lớn.

Điểm 5: V́ quá nhiều ân huệ, các thành viên của Hiệp Hội mất một số tiền lời đáng kể.

Cách chung, tổng số các sai biệt và cấp dưỡng đủ loại coi là ân huệ cho các quân nhân biệt phái lên tới trên 60 triệu đồng.

Món tiền này là tiền lời thu hoạch được, và đáng lẽ phải dành cho các quân nhân là những người đă vào sinh ra tử ngoài chiến trường thay v́ cấp dưỡng một đời sống phè phỡn thanh b́nh cho những người tại các công ty.

Bây giờ chúng tôi muốn bước sang vấn đề mất mát và lạm dụng quyền hành mà công cuộc điều tra phát hiện trong Kỹ Thương Ngân Hàng.

VII. Các Viên Chức Tham Nhũng Đă Lạm Dụng Quyền Hành Ra Sao Trong Khi Quản Trị Kỹ Thương Ngân Hàng (KTNH)

Việc thành lập của KTNH hợp pháp.

Qua các con số tiền kư thác và vay mượn bởi Ngân Hàng, chúng ta có thể thấy sinh hoạt bận rộn của Ngân Hàng nếu chúng ta xét duy khía cạnh thương mại. Nếu chúng ta xét khía cạnh đem lại lời lăi thích hợp và đầy đủ cho các quân nhân là những người đă đóng góp cho vốn tiên khởi của Ngân Hàng, và nếu chúng ta thực hiện một cuộc điều tra lề lối quản trị của Ngân Hàng, chúng ta sẽ dễ dàng chứng kiến những mưu mẹo lươn lẹo và tinh xảo của một tập đoàn viên chức quyền thế đă dùng số vốn của người khác cho lợi riêng tư.

A. Vốn và phần lời

QTKQĐ trả 249.300.000 đồng (99.72 phần trăm của vốn) khi Kỹ Thương Ngân Hàng được thành lập vào tháng 3 năm 1970.

Nói theo pháp lư, QTKQĐ là một tổ chức tư nhân. Chiếu theo Điều 1 của Sắc Luật số 10 ngày 6/8/1950, mọi hoạt động nhắm chia phần lời của tổ chức bị cấm đoán.

V́ lẽ này, dùng vốn của QTKQĐ để thành lập một Ngân Hàng trá h́nh bất luận dưới danh xưng nào, là một lạm dụng quyền hành trắng trợn bất kể những cá nhân điều hành Ngân Hàng là ai. Nếu các giám đốc Ngân Hàng thành công kiếm được lời đầy đủ cho những người đóng góp th́ là điều tốt rồi. Nhưng trái lại, chúng ta có thể nói là quân nhân chỉ lănh được một đồng tiền lời trong khi bọn thủ lợi lănh 10 đồng!

Bây giờ, chúng tôi nói đến phần lời. Sau đây là Bản Tường Tŕnh số 004-QP/TCTT/NCKH ngày 28/4/1972 (bản tường tŕnh sau chót) do Thiếu Tá Phạm Văn Chánh, Trưởng Ban 6 của Bộ Quốc Pḥng về vấn đề phần lời cổ phần.

Phần Lời
"Từ khi QTKQĐ bỏ vốn vào các công ty, Quỹ chỉ thu nhận 14.958.000 đồng phần lời cổ phần cho tài khóa 1970 từ KTNH. Quỹ cũng được biết là sắp sửa nhận lănh được phần lời cho tài khóa 1971."

Từ số tiền vốn 1.232.753.051 đồng đầu tư, KTNH chỉ tạo được phần lời nhỏ nhoi. Tiền vốn bỏ riêng ra để thành lập Ngân Hàng này, lên tới khoảng 250 triệu đồng, chỉ đem về 15 triệu đồng cho các quân nhân. Điều này chắc chắn là không đáp ứng mong chờ của các người đóng góp.

B. Phí tổn nhân viên và điều hành

Lạm dụng về nhân lực và tài chánh tại KTNH là một trong những đề tài đáng được đặc biệt chú tâm vào.

Bản tường tŕnh năm 1971 của Kỹ Thương Ngân Hàng tiết lộ các con số sau đây:

= Chi phí cho nhân viên 38.119.000 đồng

= Chi phí cho các giao dịch đối ngoại 19.431.000 đồng

= Chi phí chung
(mua xắm, dụng cụ, vv,) 25.744.000 đồng

Tổng cộng 83.285.000 đồng

Như nêu trên, nhiều hành vi và lạm dụng bất công đă xảy ra liên quan đến t́nh trạng của các quân nhân biệt phái. Những quân nhân đóng góp đă hứng chịu một mất mát to lớn v́ những lạm dụng này: Một bên đă "đầu tư" tất cả số tiền dành dụm và bên kia chỉ việc hưởng thụ và lăng phí kết quả của "đầu tư".

Để lấy một ví dụ, theo bản tường tŕnh của KTNH, lệ phí trả cho Ủy Ban Quản Trị (các Giám Đốc) lên tới 16.149.398 đồng cho năm 1971. Số tiền này c̣n trội hơn phần lời năm 1970 trả cho QTKQĐ (14.958.000 đồng).

Tiền vốn của các quân nhân hoàn toàn khác biệt các kư thác ngân hàng b́nh thường, và Ủy Ban Quản Trị đáng lẽ không nên đặt chung trên một bàn tọa, nếu Ủy Ban có tí trí khôn b́nh thường hay thật sự quan tâm tới các quân nhân.

Câu hỏi là phải bao lâu để hàng ngàn quân nhân "dành dụm" 249.300.000 đồng tiêu xài trong những thương vụ cuối cùng do bởi quyết định của một nhóm nhỏ lănh hưởng lời to lớn.

Nếu Ủy Ban Quản Trị và Ban Giám Đốc của KTNH biết tiết kiệm (giống như các người đóng góp vào quỹ), phần lời cổ phần Quỹ thu hoạch được phải là nhiều hơn.

Điều này tạo nên một thâm thủng trầm trọng cho ngân sách Quỹ.

C. Kư thác và vay mượn

Theo bản tường tŕnh, đến ngày 15/3/1972, t́nh trạng của kư thác và vay mượn tại KTNH như sau:

= Kư thác: 6.885 tỷ đồng.

= Vay mượn: 4.548 tỷ đồng.

Thoạt trông, con số kư thác cho có cảm tưởng Ngân Hàng đă thu hoạch một số lớn khách hàng, tuy nhiên nếu số tiền kư thác bởi QTKQĐ, Công Ty Dịch Vụ Quân Đội và Hành Chánh số 6, và Tiếp Vụ QLVNCH được trừ khỏi con số này, tỷ lệ c̣n lại của kư thác trên cá nhân sẽ chỉ là 3/5.

V́ thế, tổng số tiền các cá nhân kư thác là: 3.964 tỷ đồng;

và tổng số tiền các cơ quan quân đội kư thác là: 2.921 tỷ đồng.

Liên quan đến vay mượn, tổng số tiền vay mượn không bảo chứng được báo cáo ngày 15/3/1972 là 1.375 tỷ đồng.

Tuy tiền vay mượn ngân hàng có thể mất mát là đúng, hành động tùy thuộc vào quyết định của ban giám đốc và liên quan đến quyền lực của họ, và tuy không bị cấm đoán bởi luật lệ, nội quy, và điều lệ của một ngân hàng, phải tránh lẫn lộn giữa hai loại thương mại sau đây:

= Trong trường hợp chung, áp dụng cho tất cả các ngân hàng, một nhóm thương gia đóng góp vào quỹ để thành lập một ngân hàng. Vốn là của họ; họ là những người soạn thảo nội quy, bầu ủy ban quản trị và ban giám đốc. Chính họ quyết định cho vay và chấp nhận mất mát, thừa hưởng lợi tức và hứng chịu thua lỗ;

= Nhưng trường hợp này khác hẳn. Vốn không thuộc về Ủy Ban Quản Trị hay Ban Giám Đốc. Thay vào đó, 99.72 phần trăm vốn là do sự đóng góp của các quân nhân. Xét qua quan điểm của quyền lợi, lăi xuất, trách nhiệm, và có thể thua lỗ, hai trường hợp không thể cho là ngang nhau.

Đây là ngân hàng của các quân nhân.

Trong trường hợp có lời, các quân nhân chỉ hưởng được một phần nhỏ của tiền lời đó, ngay cả ít hơn là tiền lời từ 250 triệu đồng kư thác hàng năm.

Số tiền c̣n lại gồm chi phí cho nhân viên, tốn phí chung, thù lao cho các quản lư, vv., và đó mới là phần lời to lớn!

Nếu có một tiền huê hồng cho món tiền vay mượn (ai cũng biết là có mối lời này), Ban Quản Trị, những người trung gian, vv., hưởng lănh tất cả trong khi quân nhân không nhận lănh một đồng xu.

Nếu số tiền vay mượn không được hoàn trả v́ một lư do hay biến cố nào đó, không ai phải chịu đau khổ ngoài quân nhân là người mất cả vốn lẫn lời.

Nói tóm lại, hai trường hợp hoàn toàn khác biệt nhau v́ những lư do nêu trên. Ai cũng biết là trong thị trường thương mại hiện nay, bất cứ một vay mượn không bảo chứng nào đều đưa tới một món tiền huê hồng:

= Một món tiền huê hồng cho người đứng ra bảo đảm;

= Một món tiền huê hồng cho Ban Quản Trị hay người giới thiệu;

= Điều kiện càng dễ dàng và số tiền càng to lớn bao nhiêu th́ tiền huê hồng càng lớn bấy nhiêu.

Trong món tiền huê hồng không chính thức lên tới hàng trăm triệu đồng mỗi năm, quân nhân chủ của số vốn, nhận lănh được bao nhiêu sau hai năm thành lập KTNH?

Mă Hí, Giám Đốc Phân Bộ Huê Hồng tại KTNH, xác định là ông đă giới thiệu hay đứng ra bảo đảm cho thương vụ vay mượn lên đến 1.2 tỷ đồng. Với cương vị Giám Đốc Phân Bộ Huê Hồng, ông nhận tiền huê hồng khi giới thiệu người vay nợ. Tiền huê hồng chính thức ông nhận được là 15 phần trăm của tổng số lăi xuất con nợ phải trả cho Ngân Hàng. Mặt khác, v́ lẽ ông đứng ra bảo đảm cho con nợ nếu v́ một lư do nào đó, con nợ không hoàn trả được Ngân Hàng, ông phải trả bồi thường số tiền 20 phần trăm của tổng số tiền vay nợ. Mỗi năm ông trung b́nh kiếm được từ 15 đến 30 triệu đồng tiền huê hồng chính thức.

Ông c̣n khai thêm là trong tổng số vay mượn ông chỉ phụ trách khoảng 30 phần trăm của các khách hàng người Việt gốc Hoa. Bảy mươi phần trăm c̣n lại là do Ban Quản Trị (các ông Nguyễn Chánh Lư và Huỳnh Văn Đào) trực tiếp phụ trách. Chính cá nhân ông Lư xin Bộ Quốc Pḥng biệt phái một quân nhân Việt gốc Hoa tên Huỳnh Siêu phục dịch thông dịch cho Ban Quản Trị.

Ông xác nhận là Ủy Ban Quản Tri đương nhiên nhận lănh một món tiền huê hồng cho các thương vụ trực tiếp này.

Để kết luận, trong hai năm sinh hoạt, KTNH đă thu hoạch "phần lời" cho QTKQĐ.

Nhưng món tiền lời không nghĩa lư ǵ, và không có ǵ khả dĩ gọi là "thành quả" thấy rơ. Trong khi đó, xảy ra nhiều trường hợp lạm dụng "như đă được báo cáo" hay có thể xảy ra, nhưng, khó mà có thể khám phá ra tất cả các lạm dụng này, theo lời Mă Hỉ, v́ mọi giấy tờ đều hợp lệ.

Dù sao đi nữa, không được phép coi các món vay mượn lớn lao như vậy như là một hành động nên khuyến khích và tuyệt đối nhằm bảo vệ "quyền lợi và lăi xuất' và "vốn" của các quân nhân.

May thay, mọi sự đều êm đẹp; nếu quỹ bị lạm dụng v́ một biến cố nào đó hay một lư do nào đó th́ ai là người lănh chịu lỗ lă?

Một Ủy Ban Quản Trị và một Ban Giám Đốc như vậy không thể được coi như là "lư tưởng" cho quyền lợi của các quân nhân đă đóng góp vào quỹ.

Hồ sơ điều tra của giai đoạn một với các đề nghị trừng trị cần thiết do Toán Điều Tra Đặc Biệt thực hiện sẽ được tŕnh lên cho Tổng Thống Việt Nam có quyết định tối hậu.

(xin lưu ư: đây không phải là bản nguyên văn bằng tiếng Việt, mà là bản dịch từ bản tiếng Anh của Ṭa Đại Sứ Mỹ tại Sài G̣n)


Tướng Hiếu cho biết là ông đã hoàn thành vụ điều tra phức tạp này coi như là một mình và đã chính tay mình thảo bản tường trình vì lẽ văn phòng làm việc chỉ có ông và một nhân viên phụ tá: "Vào tháng 5 năm 1972, Tướng Hiếu nói với các viên chức Sứ Quán là chiến dịch chống tham nhũng không đi tới đâu và các Bộ Trưởng nội các và Thủ Tướng không cộng tác với ông. Tướng Hiếu nói là nhân sự văn phòng chỉ gồm có ông và một phụ tá, quả thật là hoàn toàn thiếu sót." (Bản Tướng Mạo Tướng Hiếu)

generalhieu