Tướng Lãnh QLVNCH Đối Ứng Với Việt Cộng Nằm Vùng

Sau Hiệp Định Genève 1954 chia cắt Việt Nam làm đôi tại vĩ tuyến 17, phía Bắc trao cho Việt Cộng, phía Nam cho Quốc Gia. Vì ngay từ buổi đầu Việt Cộng có ý đồ xâm chiếm và thôn tính Nam Viết Nam bằng quân sự, nên họ thiết lập và bành trướng mạng lưới tình báo trong Nam.

Trước tiên, họ không tập kết hết cả cán bộ về miền Bắc, mà lưu lại rất nhiều cán bộ ở lại miền Nam tìm cách trà trộn vào các guồng máy hành chánh và quân sự quốc gia. Thứ đến, một số Việt Cộng miền Bắc làm bộ từ bỏ đảng Cộng Sản theo làn sóng di cư xuôi xuống Nam; hay trong một ít trường hợp, ngay cả vượt qua cầu Hiền Lương tại sông Bên Hải dưới lằn đạn giả bộ bắn đuổi của lính canh gác biên giới. Tiếp đến, họ dùng liên hệ ruột thịt hay họ hàng, kẻ Bắc người Nam, để chiêu dụ các phần tử quốc gia làm gián điệp cho họ.

Sau ngày Sài Gòn thất thủ tháng 5 năm 1975, các Việt Cộng nằm vùng ló diện, trong số đó đáng kể có cố vấn phủ tổng thống Vũ Ngọc Nhạ (mang lon thiếu tướng khi từ trần năm 2002)̣, ký giả báo chí Mỹ Phạm Xuân An (tên thật Trần Văn Trung, hiện mang lon thiếu tướng), Chuẩn Tướng Nguyển Hữu Hạnh (hiện là ủy viên Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam), phi công phản lực F5E Nguyễn Thành Trung (hiện là phó giám đốc Hàng Không Việt Nam).

Giới lãnh đạo cao cấp trong QLVNCH ý thức được Việt Cộng nằm vùng len lỏi vào mọi cơ quan và ở mọi tầng lớp và do đó luôn thận trọng và đề cao cảnh giác. Tuy các nhân viên làm việc tại bộ tham mưu được Sở An Ninh Quân Đội gạn lọc và theo dõi gắt gao, các tư lệnh sư đoàn vẫn không an tâm. Tình trạng này khiến các tướng lãnh QLVNCH có những lối hành động khác thường so với các tướng lãnh của các quân lực khác để bảo mật.

Tướng Nguyễn Viết Thanh

Tướng Abrams kể là Tướng Thanh, để bảo mật tuyệt đối, đã tự thảo kế hoạch hành quân trên một tờ giấy nhỏ, bỏ vào túi áo, chỉ ̣đưa cho tư lệnh đơn vị hành quân xem và căn dặn không ̣được tiết lộ cho bất cứ ai kể cả ban tham mưu. Rồi đến ngày xuất quân, Tướng Thanh ̣đích thân trực tiếp nắm quyền chỉ huy trận đánh:

- ABRAMS: Một điểm khác cần nêu lên—ông [Thanh] tự phác họa lấy kế hoạch một ḿnh. Không một thành viên nào trong ban tham mưu ông hay biết tí ǵ về kế hoạch này cả. Tư lệnh phó của ông hoàn toàn mù tịt về kế hoạch này. Ông cất giữ trong túi áo. Ông có đưa cho Tướng McCown xem. Và ngày trước ngày hành quân khởi phát, ông tới thuyết tŕnh cho tư lệnh Sư Đoàn 9 điều ǵ phải làm, và cấm tư lệnh sư đoàn không được bàn thảo với ban tham mưu của ḿnh, và giao lại cuộc hành quân cho ông điều khiển thi hành. Thật là hết sẩy.

Tướng Ngô Dzu

Tướng Abrams cũng kể thêm là khi ông lên kinh lý Quân Đoàn II, Tướng Ngô Dzu, thay vì thuyết trình ông về tình hình quân sự tại bộ tư lệnh, đã đưa ông thẳng về tư thất, nơi đó ông treo bản đồ chiến thuật đầy nhà, khuất mắt ngay cả ban tham mưu của ông:

- ABRAMS: Tôi nghĩ Dzu rất cừ khôi hôm nọ trên ấy. Chúng tôi đi thẳng về nhà ông. Ông có các bản đồ khắp cùng trong nhà, và đảm trách lấy mọi thuyết tŕnh.

Tướng Nguyễn Văn Hiếu

Năm 1965, khi được Tướng Vĩnh Lộc trao trọng trách điều nghiên kế hoạch khai thông Quốc Lộ 19, Đại Tá Hiếu đã hết sức bảo mật công trình hoạch định mang tên Thần Phong II, chỉ có ông và Tướng Vĩnh Lộc biết chuyện. Mặc dù phải huy động một lúc nhiều đơn vị lớn gồm Sư Đoàn 22 Bộ Binh, Tiểu Đoàn 3 Thiết Vận, Chiến Đoàn 2 Dù, các Lực Lượng Địa Phương Quân, Nhóm Dân Sự Chiến Đấu, Chiến Đoàn Alpha TQLC và Trung Đoàn 42, Nhóm 20 Công Binh và một tiểu đoàn Biệt Động Quân, Đại Tá Hiếu đã thành công trong việc "duy tŕ bí mật tối đa liên quan đến cuộc hành quân, ngay cả trong nội bộ ban tham mưu", khiến cho ba trung đoàn 32, 33 và 66 BV hoàn toàn bị bất ngờ, phản ứng không kịp.

Tướng Hiếu còn thành công bảo mật trong một cuộc hành quân qui mô hơn thế nữa, bao gồm một lực lượng tương đương với ba sư đoàn thuộc Quân Đoàn III và Quân Đoàn IV. Xin tóm lược cuộc Hành Quân Svây Riêng do Đại Tá William LeGro thuật lại:

Trước hết, hai mươi tiểu đoàn di động được điều động để bao vây vùng quanh Mỏ Vẹt. Tiếp đến, ngày 27 tháng 4, Trung Đoàn 47 Bộ BinhLiên Đoàn 7 Biệt Động Quân được tung vào vùng đất śnh lày quanh Đức Huệ để tiến tới biên giới Cam Bốt, và các phi cơ KLVN tấn kích các vị trí của Sư Đoàn 5 BV. Đồng thời, hai tiểu đoàn của Lực Lượng Địa Phương Quân thuộc Quân Đoàn IV di chuyển từ Mộc Hóa tiến lên phía bắc để thiết lập nút chận tại ven biên phía nam của căn cứ tiếp vận và vùng tập trung của Sư Đoàn 5 BV.

Ngày 28 tháng 4, mười một tiểu đoàn được tung vào chiến trường để thực hiện một cuộc hành quân sơ khởi chuẩn bị cho cuộc tấn công chính. Sáng ngày 29 tháng 4, ba thiết đoàn thuộc Lực Lượng Xung Kích Quan Đoàn III tràn qua biên giới Cam Bốt từ phía tây G̣ Dầu Hạ, trực chỉ nhắm vào Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 BV.

Trong khi đó, một chiến đoàn gồm bộ binh và thiết giáp thuộc Quân Đoàn IV, phát xuất từ Mộc Hóa, tiến qua biên giới Cam Bốt vào vùng Cẳng Chân Voi để chận đứng đường rút lui của Trung Đoàn 275 BV. Ba thiết đoàn tiếp tục tiến 16 cây số sâu vào nội địa Cam Bốt trước khi rẽ về hướng nam tiến về Tỉnh Hậu Nghĩa, và các trực thăng đổ quân bất thần xuống các vị trí địch, đồng thời các đơn vị QLVNCH khác thực hiện các cuộc hành quân chớp nhoáng vào vùng giữa Đức Huệ và G̣ Dầu Hạ.

Sở dĩ cuộc Hành Quân Svây Riêng thành công là nhờ trước hết vào yếu tố bảo mật, hai yếu tố kia là thần tốc và phối hợp của một lực lượng đa diện. Các đơn vị tham dự trận đánh thi hành phận vụ theo sự điều động của Tướng Hiếu, nhưng không am tường viễn ảnh toàn diện của cuộc hành quân, đến ngay cả các chỉ huy trưởng của các đơn vị đó cũng chỉ nhìn thấy cục diện theo sự tham dự giới hạn của đơn vị mình mà thôi. Chẳng vậy mà Tướng Trần Quang Khôi, Tư Lệnh của Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III, khi được Tư Lệnh Quân Đoàn III giao cho nhiệm vụ điều động xua các chiến xa của LLXKQDIII qua Căm Bốt, cứ ngỡ ông là tư lệnh mặt trận và cho là không có cuộc hành quân nào gọi là hành quân Svây Riêng, chỉ có cuộc hành quân phản công của LLXKQDIII ở căn cứ Đức Huệ.

Cũng chính vì nhu cầu bảo mật tuyệt đối, Tướng Hiếu đã không tiết lộ với ai kế hoạch phản công đà tiến của Cộng Quân đang tràn xuống Quân Đoàn III có sẵn trong đầu. Khi tôi hỏi Đại Tá Phan Huy Lương, Phụ Tá Tư Lệnh Phó Hành Quân Quân Đoàn III, "Tướng Hiếu có bàn đinh với anh về kế hoạch pḥng thủ Sàig̣n không?", ông trả lời, "Không, tôi không biết. Hai ông Tướng chỉ bàn định riêng với nhau thôi."

Tướng Lâm Quang Thơ

Tướng Lâm Quang Thơ, khi làm Chỉ Huy Trưởng Trường Võ Bị Quốc Gia Đà Lạt, cũng phải đương đầu với công việc phản gián, vì đại tá tham mưư trưởng của trường là Việt Cộng nằm vùng. Một mặt Tướng Thơ cho Sở An Ninh Quân Đội theo dõi đương sự, mặt khác ông bí mật giao cho Trung Tá Trần Văn Thưởng, Trưỏng Pḥng Tổ Chức trong Ban Tham Mưu, trọng trách phòng thủ trường trong trường hợp địch tấn công:

Để đề pḥng nội tuyến, Tướng Thơ chỉ thị mật cho tôi phải tự soạn thảo kế hoạch phản công, khác hẳn với lệnh pḥng thủ chính thức đă phổ biến cho các cứ điểm trưởng, tŕnh riêng một ḿnh ông mà thôi để được ông thẩm duyệt. Ông ra lệnh cho tôi rằng chỉ có ông và tôi biết kế hoạch nầy mà thôi, cũng như tôi được quyền thừa lệnh ông nếu ông không có mặt khi hữu sự.

Sau tháng 4 năm 1975, viên tham mưu trưởng việt cộng nằm vùng đã xuất đầu lộ diện chân tướng.

Thày Bói

Ngoài sự đề cao cảnh giác liên quan đến vấn đề gián điệp như các tướng lãnh nêu trên, một số không nhỏ trong giới tướng lãnh QLVNCH sơ hở trầm trọng trong vấn đề này. Giới gián điệp và phản gián thường dùng tính đam mê của con người để làm lợi khí thu thập nguồn tin tình báo. Ngoài thói xấu tứ đổ tường – rượu, gái đẹp, cờ bạc và hút á phiện – Cộng Sản còn lợi dụng đến tính mê tín dị đoan và bói toán của một số tướng lãnh của QLVNCH. ̣Đặc biệt, gián điệp Cộng Sản đội lốt thày bói, hoặc rút tỉa lời tiết lộ hoặc tạo ảnh hưởng liên quan đến ngày giờ và hướng xuất quân hay ngay cả thế điều quân, khi một tướng lãnh mê tín nặng đến thỉnh ý, rồi chuyển các tin tức tình báo này đến tay giới quân sự địch. Thật là một tai họa lớn, vì trong một trận chiến, phe nào nắm chắc khía cạnh tình báo là phe đó tất thắng đối phương.

Nguyễn Văn Tín
Ngày 22 tháng 8 năm 2006

general hieu