Ai Bị Khiển Trách Sau Trận Đánh Snoul?

Trong điện tín đề ngày 7 tháng 11 năm 1974, Tòa Đại Sứ Hoa Kỳ tại Sài Gòn với đề tài, Bản Tướng Mạo Tướng Hiếu có đề cập tới cuộc rút lui của Chiến Đoàn 8/Sư Đoàn 5 từ Snoul về Lộc Ninh tháng 5/1971 như sau:

15. Vào tháng 5 năm 1971, Tướng Hiếu chứng kiến các lực lượng của mình trong vùng Snoul giáp mặt với một đe dọa địch ngày càng thêm nghiêm trọng. Ông xin phép rút ra khỏi Căm Bốt, nhưng Tướng Minh từ chối không cho phép cho mãi tới khi hai trung đoàn của Sư Đoàn 5 đối diện với một lực lượng hai sư đoàn địch. Hai trung đoàn bị sát hại trên đường rút lui từ Căm Bốt về và Tướng Hiếu bị khiển trách về cuộc thảm hại. Dưới áp lực thôi thúc của Mỹ, và với sự đồng ý của Tướng Minh, Tướng Hiếu bị cách chức tư lệnh Sư Đoàn 5 ngày 9 tháng 6 năm 1971.

Giới người nào khiển trách Tướng Hiếu trong vụ này? Dư luận quần chúng? Tập thể chiến sĩ? Tướng Minh? Tổng Thống Thiệu? Bộ Tổng Tham Mưu?

Coi bộ không phải số đông dư luận quần chúng và đa số tập thể chiến sĩ; điện tín nhận xét tiếp:

16. Việc cách chức Tướng Hiếu, theo như một viên chức Sứ Quán tường trình ngày 17 tháng 6 năm 1971, là một tin động trời, trước hết vì Tướng Hiếu nổi danh là một nhân vật liêm chính và vì lòng thương lính mãnh liệt của ông.

Coi bộ cũng không phải là Tổng Thống Thiệu (ít ra bề mặt) và Bộ Tổng Tham Mưu vì

17. Tuy bị cách chức tư lệnh, nhưng Tướng Hiếu không bị thất sủng và ngày 14 tháng 6 năm 1971, ông được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Phó Quân Đoàn I, dưới quyền Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm, một cựu đồng khóa võ bị.

Nghĩa là không bị giáng chức sau khi bị khiển trách mà còn được thăng chức sau khi được khen thưởng theo thủ tục quân sự.

Ngoài ra, trong cuộc điện đàm ngày 14/3/2014 với Trung Tá Phạm Thế Phiệt – hiện cư ngụ ở Oklahoma City – từng phục vụ tại Phòng 3/BTTM, tôi được ông cho biết là một toán tranh tra BTTM có đến Lai Khê điều tra vụ Snoul và có trình lên Đại Tá Cao Văn Viên kết quả của cuộc điều tra. Dựa theo bản phúc trình, Tướng Viên đã phán quyết là người đáng khiển trách không phải là Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư Lệnh Sư Đoàn 5 mà là Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Quân Đoàn III.

Vậy mà Tướng Minh, thay vì nhận lãnh trách niệm, lại đổ lỗi cho Tướng Hiếu. Xin trích lại điện tín đoạn sau:

15. Vào tháng 5 năm 1971, Tướng Hiếu chứng kiến các lực lượng của mình trong vùng Snoul giáp mặt với một đe dọa địch ngày càng thêm nghiêm trọng. Ông xin phép rút ra khỏi Căm Bốt, nhưng Tướng Minh từ chối không cho phép cho mãi tới khi hai trung đoàn của Sư Đoàn 5 đối diện với một lực lượng hai sư đoàn địch. Hai trung đoàn bị sát hại trên đường rút lui từ Căm Bốt về.

Tướng Minh, khi trình sự việc lên Tổng Thống Thiệu, còn vu khống – theo lời Tướng Trần Quang Khôi – là Tướng Hiếu nhân cơ hội toa rập toan tính đem Lực Lượng Xung Kích Thiết Kỵ Quân Đoàn III từ Lộc Ninh về Sài Gòn đảo chánh chính phủ.

Trong trường hợp này, Tướng Hiếu đã tỏ ra trượng phu mã thượng hơn là Tướng Minh, khi Tướng Hiếu khuyên nhủ Thiếu Tá Trần Văn Thưởng, cựu Tiểu Đoàn Trưởng TĐ1/8 trong trận Snoul tại Trường Võ Bị Đà Lạt vào cuối năm 1971:

Trung tướng Tư lệnh Quân đoàn 3 đang cầm quân giữ nước, v́ vậy uy tín của Trung tướng phải được duy tŕ. Nếu anh nghĩ đến Tổ quốc nhiều hơn, th́ anh sẽ hiểu rơ lư do chúng ta phải bỏ qua quá khứ, để quên đi một vài lỗi lầm của Trung tướng trong trận Snoul. Làm người th́ đôi khi cũng phải gặp phải lỗi lầm.Tôi chỉ có một điều đau ḷng là không đủ thẩm quyền để vinh danh các anh em trong trận Snoul mà thôi.

Còn về chuyện cách chức tư lệnh sư đoàn, thảm bại tại trận Snoul không phải là một hệ lụy và chỉ là một viện cớ của giới Cố Vấn Mỹ tại Quân Đoàn III và của Tướng Nguyễn Văn Minh.

Quả thật vậy, giới Cố Vấn Mỹ tại Quân Đoàn III thì ganh ghét Tướng Hiếu vì ông dám chỉ trích công khai chính sách Việt Nam Hóa Chiến Tranh của chính phủ Mỹ:

13. Tướng Hiếu và Sư Đoàn 5 tiếp sau đó can dự cách lớn rộng vào các cuộc hành quân, một tình trạng mà Tướng Hiếu không ưa thích vì ông xác tín là Sư Đoàn 5 chưa sẵn sàng cho vai trò chiến đấu tích cực như vậy. Vào tháng 8 năm 1970, ít nhất một cố vấn Mỹ bắt đầu lên tiếng chống đối mãnh liệt cách hành xử Sư Đoàn 5 của Tướng Hiếu. Viên Phó Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn III, một Chuẩn Tướng(2), nói: “Thái độ yếm thế của Tướng Hiếu và quan điểm đối nghịch, phát biểu tự do và công khai, đã tô điểm các thái độ của nhiều vị chỉ huy trưởng trực thuộc của ông và khiến họ ít hưởng ứng các nỗ lực tiến hành chương trình Đồng Tiến này. Hy vọng là thời gian, với cơ may chiến dịch Căm bốt cống hiến, và với ý thức tăng trưởng là Sư Đoàn 5 có thể thi hành sứ mạng mới và nới rộng, sẽ biến cải viễn quan của Tướng Hiếu. Nếu không, ông phải bị cách chức khỏi quyền tư lệnh.”

Còn Tướng Minh, khi thay thế Tướng Đỗ Cao Trí vào chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn III, thì đã muốn tìm dịp thay thế nhân sự của Tướng Trí với đàn em của mình để dàn dựng guồng máy tham nhũng của mình tại Quân Đoàn III. Năm 1972, Tướng Hiếu trong tư cách Phụ Tá Phó Tổng Thống Đặc Trách Bài Trừ Tham Nhũng đã có cơ hội điều tra guồng máy tham nhũng này:

(c) Vụ Tỉnh Trưởng Long Khánh. Tướng Hiếu nói là Đại Tá Mạch Văn Trường, mới đây được bổ nhiệm Tỉnh Trưởng Long Khánh, trong vài tuần qua đă tiếp xúc Thiếu Tá Sung, một trong những quận trưởng của ông, ra lệnh phải tống tiền những nhà thầu đốn cây làm gỗ trong quận và cung cấp cho ĐT Trường một phần chia chác lớn. Tướng Hiếu nói là Thiếu Tá Sung, từng là Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8, thuộc Sư Đoàn 5, khi Tướng Hiếu là Tư Lệnh Sư Đoàn 5, có tiếng trong QLVNCH là rất thanh liêm. Thiếu Tá Sung đă tŕnh với Tướng Hiếu lệnh của ĐT Trường, và thưa là đă nói với ĐT Trường là ông không thể làm theo lời yêu cầu đó và v́ vậy xin được thuyên chuyển đi nơi khác. Tướng Hiếu chú thích với viên chức sứ quán ĐT Trường từng là một cựu cộng tác viên của Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Quân Đoàn 3, và Tướng Hiếu xác tín là Tướng Minh đă bổ nhiệm ĐT Trường vào chức vụ tỉnh trưởng một phần để nắm lấy trong tay thương vụ lâm sản đem lại nhiều lợi tức trong tỉnh Long Khánh. Tướng Hiếu đang đề nghị đưa vụ này ra điều tra nhưng lưu ư là c̣n tùy thuộc Tổng Thống Thiệu và kết quả của các cuộc gặp gỡ giữa Thiệu và Trung Tướng Minh.

Nguyễn Văn Tín
Ngày 15 tháng 3 năm 2014