Tri Tâm và Tây Ninh Cuộc tấn công của Cộng Quân năm 1975 được phối trí trên toàn quốc. Các toán quân Cộng Quân của Trung Ương Cục Miền Nam giáng quả đấm đầu tiên của chiến dịch vào Tri Tâm, thủ phủ của Quận Dầu Tiếng tại cạnh tây nam của Đồn Điền Michelin. Về phía tây Tri Tâm, vắt qua sông Sài G̣n, Tỉnh Lộ 239 cắt ngang qua một đồn điền lớn khác, Bến Củi, trước khi giao với Liên Tỉnh Lộ 26, chạy hướng tây bắc đưa tới Thành Phố Tây Ninh và nằm phía đông nam của căn cứ tiền phương QLVNCH tại Khiêm Hanh. Tất cả các xe cộ phải đi qua Quốc Lộ 26 và 239 và qua các tiền đồn do các lực lượng điạ phương quân Tây Ninh án ngữ. Tri Tâm được bảo vệ bởi ba Tiểu Đoàn ĐPQ và chín tiểu đội NQ. Quân Đoàn III đă đoán biết cuộc tấn công vào Tri Tâm – các phần tử thuộc Sư Đoàn 9 BV đă bị phát giác tập trung tại phía bắc của tỉnh lỵ - do đó tỉnh trưởng tăng cường trại quân với hai đại đội ĐPQ ngày 10 tháng 3. Cuộc tấn công vào Tri Tâm khởi sự vào lúc 6 giờ chiều ngày 11 tháng 3 với pháo binh và bích kích pháo, tiếp sau bởi cuộc xung phong của xe tăng T-54 và bộ binh. Nhưng thành công của cuộc tấn công đă nắm chắc trong tay nhờ hành động cắt đứt đường giây liên lạc; vào lúc 3 giờ rưỡi chiều, bộ binh và xe tăng Cộng Quân tràn ngập một tiền đồn ĐPQ trên Quốc Lộ 230 khoảng 10 cây số tây Tri Tâm. Tỉnh trưởng phản ứng bằng cách phái hai tiểu đoàn ĐPQ lên hướng tây dọc theo Quốc Lộ 239 tiến đến Bến Củi, nhưng họ bị chận đứng lại bởi hỏa lực mạnh trước khi tới tiền đồn đă bị mất. Các xe tăng Cộng Quân đă sẵn sàng trong Đồn Điền Bến Củi. Trong khi đó, đang khi ngày giờ đă kéo dài tại Tri Tâm đang bị vây khốn, các quân trú pḥng địa phương quân cầm cự, phá hủy hai T-54 trong tỉnh lỵ .Cuộc tấn công chính tới từ phía tây, và các quân lính QLVNCH phá hủy chiếc cầu trên lộ 239 phía đông của tỉnh lỵ. Cuộc giao tranh tiếp diễn qua đêm, và đến sáng ngày 12 tháng 3, địa phương quân QLVNCH vẫn giữ vững Tri Tâm. Các Trung Đoàn 95C và 272 BV, và ít nhất một đại đội xe tăng, yểm trợ bởi một trung đoàn pháo binh, tiếp tục cuộc tấn công ngày hôm đó và triệt tiêu kháng cự cuối cùng tại Tri Tâm. Trong khi đó, tư lệnh Quân Đoàn III đă phái một đoàn quân tiếp viện khác về phía Tri Tâm. Chiến Đoàn 318, gồm chiến xa và thiết vận xa thuộc Lữ Đoàn 3 Thiết Kỵ, với Liên Đoàn 33 BĐQ tăng phái, bị chận đứng bởi hỏa lực mănh liệt của B-40 và đại bác 130 ly trước khi có thể tiến tới Tri Tâm. Ba sĩ quan, kể cả một đại đội trưởng, nằm trong số thương vong trong cuộc giao tranh sơ khởi gần Bến Củi. Với Tri Tâm nắm trong tay, Cộng Quân bây giờ kiểm soát hành lang Sông Sài G̣n từ gốc nguồn, gần Tống Lê Chơn, tới tiền đồn QLVNCH tại Rạch Bắp trong Tam Giác Sắt. Căn cứ QLVNCH tại Khiêm Hanh bây giờ nằm trong tầm bắn của pháo binh Cộng Quân. Sứ mạng chính của Khiêm Hanh là ngăn chận không cho các đơn vị chủ yếu địch tiến gần tới cảng quan yếu trên các Quốc Lộ 2 hay 22 và ngă tư đường lộ tại G̣ Dầu Hạ. Thành thử Tri Tâm là mục tiêu quan trọng đầu tiên của chiến dịch nhằm cô lập hóa Tỉnh Tây Ninh khỏi Sài G̣n. Trước ngày xung phong vào Tri Tâm, ba tiểu đoàn Cộng Quân thuộc lực lượng chính Tây Ninh, D-14, D-16, và D-18, với sự yểm trợ của Trung Đoàn 101 BV và Sư Đoàn 75 Pháo Binh BV, khóa chốt Quốc Lộ 22 từ G̣ Dầu Hạ đến Thành Phố Tây Ninh. Sư Đoàn 75 Pháo Binh BV có năm trung đoàn hành quân trong Tỉnh Tây Ninh cho chiến dịch này, và Sư Đoàn 377 Pḥng Không BV có khoảng chừng 15 tiểu đoàn pḥng không, một số yểm trợ trực tiếp cho bộ binh. Trong khi các tiểu đoàn Tây Ninh BV khóa chốt Quốc Lộ 22 tại phía bắc G̣ Dầu Hạ, các Trung Đoàn 6 và 174 thuộc Sư Đoàn 5 BV, tấn công từ phía Căm Bốt vào căn cứ QLVNCH tại Bến Cầu, phía tây bắc G̣ Dầu Hạ, giữa biên giới quốc tế và Sông Vàm Cỏ Đông. Các cuộc xung phong sơ khởi bị đẩy lui, và hai xe tăng PT-76 bị phá hủy. Khi hai toán tập trung xe tăng được phát hiện tại phía tây G̣ Dầu Hạ ngày 12 tháng 3, các phóng pháo chiến đấu cơ phá hủy tám chiếc và làm hư hỏng chín chiếc, trong khi thiệt hại ba phi cơ trong cuộc giao tranh. Tuy vậy, Bến Cầu thất thủ ngày 14 tháng 3 với các quân lính pḥng thủ địa phương quân rút lui về G̣ Dầu Hạ. Bến Cầu chỉ là một trong tám tiền đồn phía tây Sông Vàm Cỏ Đông bị tấn công nặng ngày 12 tháng 3. Hầu hết cầm cự cho đến đêm 13 tháng 3, nhưng gần như tất cả bị rơi vào tay địch quân vào ngày hôm sau. Tướng Toàn, tư lệnh Quân Đoàn III, phản ứng lại cơn khủng hoảng đang khai triển tại G̣ Dầu Hạ bằng cách tăng cường tại Khiêm Hanh và dọc theo các Quốc Lộ 1 và 22. Ông điều động Lữ Đoàn 3 Thiết Kỵ, với ba tiểu đoàn thiết kỵ, tăng cường bởi các Tiểu Đoàn 64 và 92 BĐQ (đến từ Quận Tân Uyên, Biên Ḥa) và Trung Đoàn 48 thuộc Sư Đoàn 18, được tăng cường bởi các thiết vận xa (thuộc lực lượng trừ bị Quân Đoàn tại Long B́nh, Biên Ḥa) tới Khiêm Hanh và G̣ Dầu Hạ. Ông cũng rút Tiểu Đoàn 3 thuộc Trung Đoàn 7 của Sư Đoàn 5 tại Lai Khê và phái lên tăng cường cho mặt trận Khiêm Hanh. Trong khi một tiểu đoàn của Trung Đoàn 48 tấn công từ G̣ Dầu Hạ ra hướng tây để khai thông Quốc Lộ 1 từ biên giới Căm Bốt, Trung Đoàn 46 tấn lên bắc dọc theo Quốc Lộ 22 để giúp địa phương quân khai thông con đường đi tới Tây Ninh chống lại kháng cự mạnh và dưới hỏa lực pháo binh. Hỏa lực pḥng không cũng nặng trong vùng đến độ khiến Tướng Toàn không thể đáp trực thăng xuống G̣ Dầu Hạ ngày 13 tháng 3. Quốc Lộ 22 giữa G̣ Dầu Hạ và Tây Ninh vẫn bị tắc nghẽn. Quốc Lộ 4, gạch nối giữa Sài G̣n với vùng đồng bằng của Vùng 4 Chiến Thuật, quan yếu hơn cả Quốc Lộ 22, cũng bị đe dọa bởi cuộc tấn công trải rộng trong Vùng 3 Chiến Thuật. Quốc lộ này băng ngang qua vùng đất rộng lúa ph́ nhiêu đông dân cư và các vườn dứa của Tỉnh Long An tại ven biên giữa hai vùng chiến thuật. Địa phương quân Long An là một trong số lực lượng tinh nhuệ nhất nước, và họ đă chứng tỏ khả năng trong cuộc giao tranh sơ khởi với các tiểu đoàn chủ lực quân đầu tháng 3, mặc dù chịu đựng số thương vong cao. Nhận biết nhu cầu cần duy tŕ Quốc Lộ 4 khai thông, Bộ TTM đă cho Tướng Ṭna hai Tiểu Đoàn 14 và 16 Thủy Quân Lục Chiến, gồm có Lữ Đoàn 4 tân lập, để kiện toàn thế pḥng thủ tại Long An. Các lính TQLC và ĐPQ hành quân chung và giữ an ninh cho Long An trong suốt tháng 3. Mặt Trân Phía Đông Trong khi Tướng Toàn tung hơn một nửa quân đoàn vào cạnh sườn phía tây, một cuộc tấn công của Cộng Quân bùng nổ tại phía đông và tại trung tâm. Số lực lượng QLVNCH khả dụng không đủ để đối phó với các cuộc tấn công trải rộng. V́ các địa điểm tại An Lộc và Chơn Thành trong Tỉnh B́nh Long không c̣n có giá trị về mặt quân sự và chính trị, các tiểu đoàn QLVNCH có thể được rút đi và dùng để tăng cường cho các vị trí pḥng thủ khác trong vùng. Hơn nữa, một sư đoàn địch quân mới được khám phá gần Chơn Thành – Sư Đoàn 341 vừa mới từ trên vĩ tuyến 17 xuống. Để cứu văn BĐQ và ĐPQ tại An Lộc và Chơn Thành, Tướng Toàn bắt đầu một cuộc di tản ngày 18 tháng 3. Một trong các phần tử đầu tiên được di chuyển là 12 khẩu đại bác howitzer 105 ly, trong khi năm khẩu 155 ly howitzer bị triệt hủy v́ KQVN không có trực thăng hạng nặng chuyên chở chúng. Nhưng tuy Sư Đoàn 341 BV và một trung đoàn mới – 273 Bộ Binh BV xuống từ Vùng 4 Chiến Thuật Bắc Việt - xuất hiện, nhưng mối đe dọa nghiêm trọng khai triển không phải tại trung tâm mà là tại cạnh sườn phía đông. Ngay trướ khi Cộng Quân tấn công, Sư Đoàn 18 QLVNCH trải rộng ra. Tiểu Đoàn 1 thuộc Trung Đoàn 43 giữ an ninh Quốc Lộ 20 phía bắc Xuân Lộc, thủ phủ Tỉnh Long Khánh. Tiểu Đoàn 2 của Trung Đoàn 32 trấn giữ tại phía nam Định Quán, và Tiểu Đoàn 3 tại Tiểu Khu Quận Hoài Đức trong Tỉnh B́nh Tuy. Trung Đoàn 52 Bộ Binh, trừ Tiểu Đoàn 3 trên Quốc Lộ 1 giữa Biên Ḥa và Xuân Lộc, trấn giữ tại Xuân Lộc với các thành phần hành quân tại phía tây bắc thành phố. Trung Đoàn 48 vẫn c̣n được tăng phái cho Sư Đoàn 25 trong Tỉnh Tây Ninh. Các lực lượng Cộng Quân của Nam Bộ bắt đầu chiến dịch Long Khánh-B́nh Tuy với các cuộc tấn công mạnh chống các vị trí QLVNCH trên hai đường giao thông chính trong vùng, các Quốc Lộ 1 và 20, bắn phá các tiền đồn, tỉnh thành, cầu cống tại phía bắc và đông Xuân Lộc. Ngày 17 tháng 3, Trung Đoàn 209 Bộ Binh và Trung Đoàn 210 Pháo Binh thuộc Sư Đoàn 7 BV, mở màn cho một trận chiến sau này trở thành dữ dằn nhất của cuộc chiến, mặt trận Xuân Lộc. Trung Đoàn 209 BV tấn công trước tại Định Quán, phía bắc Xuân Lộc, và tại cầu La Ngà, tây Định Quán. Tám xe tăng yểm trợ cho cuộc xung phong sơ khởi vào Định Quán và hỏa lực pháo binh Cộng Quân phá hủy bốn khẩu đại bác 155 ly howitzer yểm trợ cho ĐPQ. Đoán biết cuộc tấn công này, Tướng Đảo, tư lệnh Sư Đoàn 18 QLVNCH, đă tăng cường cầu La Ngà ngày hôm trước, nhưng hỏa lực mạnh buộc một cuộc tháo lui khỏi cầu. Sau những đợt xung phong kế tiếp nhau, Trung Đoàn 209 BV xâm nhập vào Định Quán, và Tiểu Đoàn 2 thuộc Trung Đoàn 43, cũng như tiểu đoàn ĐPQ buộc phải tháo lui với tổn thất nặng nề ngày 18 tháng 3. Ngày hôm trước, Tiểu Đoàn 3 thuộc Trung Đoàn 43, giết 10 tên địch trong một cuộc giao tranh mạnh tại phía tây bắc Hoài Đức. Đồng thời, một tiền đồn khác của Quận Xuân Lộc, Ba Ông Đồn, bảo vệ bởi một đại đội ĐPQ và một tiểu đội pháo binh, bị pháo binh và bộ binh tấn công. Cuộc xung phong của Cộng Quân bị đẩy lui với mức thiệt hại nặng cho cả đôi bên, và một đại đội ĐPQ khác, được phái tới tăng cường, đụng phải một kháng cự mạnh trên Quốc Lộ 1 phía tây Ba Ông Đồn. Tại phía bắc Ba Ông Đồn, Gia Rai trên Lộ 333 bị Trung Đoàn 274 thuộc Sư Đoàn 6 BV tấn công. Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 18 BV, do đó, nhận thức được là hai sư đoàn Cộng Quân, 6 và 7, được tung vào Long Khánh. Trong khi trận chiến tiếp diễn dữ dằn tại Gia Rai, một tiền đồn khác trên Quốc Lộ 1 phía tây Ba Ông Đồn bị tấn công. Trong khi đó, một chiếc cầu và hệ thống ống cống trên Quốc Lô 1 cả hai bên địa điểm giao nối với Quốc Lộ 332 bị cảm tử quân địch phá vỡ. V́ vậy, các lực lượng QLVNCH phiá đông của Quốc Lộ 332 bị cô lập từ Xuân Lộc bởi các chướng ngại và nút chận do địch quân thiết lập. Tại phía bắc từ Xuân Lộc, trên Quốc Lộ 20, các làng mạc dọc theo lộ đường bị địch quân chiếm giữ và các tiền đồn ĐQP xa phía đông bắc gần ranh giới Lâm Đồng bị chiếm đoạt. Tướng Đảo lấy quyết định phản công tấn lên Quốc Lộ 20 với Trung Đoàn 54 Bộ Binh, trừ một tiểu đoàn nhưng được tăng cường với Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh từ Tỉnh Tây Ninh. Trung đoàn được lệnh khai thông khúc đường lộ cho tới Định Quán. Nhưng cuộc tấn công bị chận đứng ngay từ đầu v́ gặp sức kháng cự mạnh, và không tới được Định Quán. Dấu chỉ cho thấy Cộng Quân tung thêm nhiều quân vào Long Khánh được thông báo tới Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III tại Biên Ḥa. Trung Đoàn 141 thuộc Sư Đoàn 7 BV h́nh như đă tham dự trong cuốc tấn công vào Định Quán. Hoài Đức thất thủ vào tay Trung Đoàn 812 thuộc Sư Đoàn 6 BV, trong khi hai trung đoàn khác của sư đoàn này, 33 và 274, cưỡng chiếm Gia Rai. Tiền Đồn QLVNCH tại mỏm nhọn của Chùa Chấn, nằm cao 2.200 feet nh́ xuống Xuân Lộc và là một địa điểm quan sát ưu thế, cũng rơi vào tay các lực lượng của Sư Đoàn 6 BV và chính Xuân Lộc cũng khởi sự hứng chịu hỏa lực pháo binh, kể cả đại bác 105 ly. Tướng Toàn đáp ứng lại mối đe dọa mới chớm nở tại cạnh sườn đông này bằng cách phái Thiết Đoàn 5 Kỵ Binh và rồi một tiểu đoàn của Trung Đoàn 48 Bộ Binh từ Tây Ninh Tới Long Khánh. Tây Ninh Số c̣n lại của Trung Đoàn 48 cũng vẫn c̣n được tung vào trận chiến tại gần G̣ Dầu Hạ. Tiểu Đoàn 3 đụng độ với một Đại Đội Cộng Quân tại phía tây Sông Vàm Cỏ Đông ngày 17 tháng 3, giết 36 tên, và tịch thu một số súng ống. Trong khi đó, trên Liên Tỉnh Lộ 26 phía đông Thành Phố Tây Ninh, một tiền đồn tại Cầu Khởi, chấn giữ bởi Tiểu Đoàn 351 ĐPQ, bị tràn ngập. Các vị trí pḥng thủ bên ngoài Tây Ninh và Hậu Nghĩa bắt đầu bị phá vỡ nhanh chóng sau khi Cầu Khởi thất thủ. Tiếp sau cuộc trận pháo 105 ly howitzer và 120 ly bích kích pháo, Trung Đoàn 367 Cảm Tử thuộc Sư Đoàn 5 BV, tấn chiếm Đức Huệ ngày 21 tháng 3, đẩy các vị trí địch nắm giữ tới Vàm Cỏ Đông tại phía tây nam của làng quan yếu Trảng Bàng trên Quốc Lộ 1. Nếu Cộng Quân lấy được Trảng Bàng, G̣ Dầu Hạ và tất cả Tây Ninh sẽ bị cô lập. Tại phía bắc phi trường Tây Ninh là một tiền đồn chính trên Liên Tỉnh Lộ 13. Cộng Quân tấn công tại đây ngày 22 tháng 3, và các quân trú pḥng rút lui đến một vị trí khác, Mộ Công II, tại phía nam. Cuộc tấn công tiếp diễn trong ngày 23, và Mộ Công II thất thủ, thu hẹp chu vi phía bắc Tây Ninh c̣n lại có dưới 10 cây số chiều sâu. Cánh mặt đông của cuộc tấn công địch quân vào Tây Ninh vẫn c̣n đè nặng vào vị trí trọng yếu tại Khiêm Hanh. Ngay tại phía bắc G̣ Dầu Hạ, Khiêm Hanh là một cứ điểm quan yếu ngăn chận địch tới Quốc Lộ 1 từ phía bắc và tấn chiếm G̣ Dầu Hạ và Trảng Bàng. Từ Trảng Bàng, Quốc Lộ 1 là một con lộ tiến nhanh đi qua căn cứ Sư Đoàn 25 tại Cử Chi tới Tân Sơn Nhứt và Sài G̣n. Ngày 23 tháng 3, quân lính và xe tăng QLVNCH đụng độ với các lực lượng Cộng Quân gần Trảng Mít, phía tây bắc Khiêm Hanh. Địch quân đă tiến tới Cầu Khơi trên Quốc Lộ 26. Một trận chiến lớn khởi phát ngày 24 tháng 3 và số thương vong lên cao cho cả hai bên. Tiểu Đoàn 3 thuộc Trung Đoàn 7 của Sư Đoàn 5 QLVNCH, tăng phái cho Sư Đoàn 25, mất trên 400 chết, bị thương và mất tích, và cuộc tấn công chống lại Trung Đoàn 271 thuộc Sư Đoàn 9 BV, để lại gần 200 chết. Hỏa lực pháo binh, xe tăng và súng tự động rất mạnh; Trung Đoàn 271 BV được yểm trợ bởi một tiểu đoàn súng pḥng không 37 ly dùng như pháo binh dă chiến, và bởi Trung Đoàn 42 Pháo Binh với đại bác 85 ly và 122 ly. Tiểu đoàn thiệt hại nặng của Sư Đoàn 7 được rút ra khỏi trận chiến và phái về căn cứ trung đoàn tại Phú Giáo trong Tỉnh B́nh Dương. Để pḥng ngừa bị tấn công tại cạnh sườn từ hành lang Sông Sài G̣n, Tướng Toàn phái Tiểu Đoàn 2 thuộc Trung Đoàn 5 tới tăng cường Rạch Bắp, mấu chốt phía tây của Tam Giác Sắt. Rồi Tướng Toàn xin Tướng Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng, cấp thêm một lữ đoàn Dù để dùng phản công tại Trảng Mít. Tướng Viên từ chối lời yêu cầu, ông không thể đồng ư phân tán mỏng lực lượng tổng trừ bị trong khi Tướng Toàn c̣n có trong tay một số đơn vị chưa dùng tới. Do đó, ngày 25 và 26 tháng 3, Lữ Đoàn 3 Thiếp Giáp, cùng với các phần tử thuộc Sư Đoàn 25 QLVNCH, tấn công Trung Đoàn 271 BV tại Trảng Mít và thành công tái chiếm lại vị trí này. Một lần nữa tổn hại lại nặng nề cho cả hai bên. Tiếp đó, Tướng Toàn tăng cường pḥng thủ bằng cách phái tiểu đoàn thuộc bộ chỉ huy và hai tiểu đoàn của Trung Đoàn 48 thuộc Sư Đoàn 18 tới Khiêm Hanh. B́nh Long Cuộc triệt thoái có dự tính của QLVNCH khỏi hai địa điểm trong Tỉnh B́nh Long c̣n đang tiến hành là khi Sư Đoàn 9 và 341 BV tấn công tại Chơn Thành ngày 24 tháng 3. Một tiểu đoàn xe tăng T-54 thiết tùng cuộc xung phong, và trong ngày đầu giao tranh bảy trong số xe tăng bị phá hủy bởi KQVN và bởi quân trú pḥng của hai Liên Đoàn 31 và 32 BĐQ. Vị trí Chơn Thành đứng vững, và cuộc di tản khỏi An Lộc tiếp tục không bị gián đoạn. Ngày 26 tháng 3, Sư Đoàn 341 BV tái tấn công, coi bộ để cố gắng thâu hồi các xe tăng bị hư hại, nhưng lại bị đẩy lui. Khoảng ngày 27 tháng 3, cuộc triệt thoái khỏi An Lộc hoàn tất, và các Liên Đoàn 31 và 32 BĐQ vẫn giữ vững Chơn Thành. Sư Đoàn 341 BV, tăng cường với Trung Đoàn 273 biệt lập từ Bắc Việt, sẵn sàng phát động một cuộc xung phong mới vào cứ điểm. Tiếp sau một cuộc hỏa tập 3.000 trái đại bác 105 ly và 155 ly đại bác howitzer và 120 ly bích kích pháo, một lực lượng cấp trung đoàn yểm trợ bởi một tiểu đoàn suy yếu xe tăng tấn công Chơn Thành ngày 31 tháng 3. Một lần nữa, chiến sĩ BĐQ gan ĺ đẩy lui quân tấn công, phá hủy thêm 11 xe tăng. Nhưng thấy rơ là nếu muốn duy tŕ sức mạnh chiến đấu của hai liên đoàn BĐQ ngơ hầu tái chiến đấu, họ phải được rút ra khỏi Chơn Thành. Theo đó, ngày 1 tháng 4, KQVN bắn phá triệt để các khu vực tập trung quân và dưỡng quân đồn trú bởi Sư Đoàn 341 BV đă bị nghiền nát với 52 phi xuất; dưới sự che chở của cuộc tấn công này, Liên Đoàn 32 BĐQ được bốc bằng trực thăng ra khởi Chơn Thành và đưa tới một địa điểm nóng bỏng khác, Khiêm Hanh trong Tỉnh Tây Ninh. Đêm đó, ba tiểu đoàn thuộc Liên Đoàn 31 BĐQ và số c̣n lại của tiểu đoàn ĐPQ bắt đầu triệt thoái về Bầu Báng và Lai Khê, đem theo pháo binh và xe tặng hạng nhẹ. Các vị trí pḥng thủ tại phía bắc Sài G̣n bây giờ nằm khoảng 14 cây số bắc căn cứ Sư Đoàn 5 tại Lai Khê, nhưng điều này thật sự không phải là một thay đổi quan trọng v́ lẽ căn cứ hỏa lực tại Chơn Thành lâu nay đă bị cô lập bởi những vị trí nút chận mạnh mẽ của Cộng Quân trên Quốc Lộ 13 xung quanh Bầu Long. Tuy nhiên, ṿng cung lực lượng chính của các sư đoàn Cộng Quân đang khép lại mỗi ngày mỗi gần hơn vào tâm quốc gia, và các mạch giao thông tới các vị trí pḥng thủ hoặc bị cắt đứt hoặc bị đe dọa trầm trọng. Washington Trong khi tḥng lọng các sư đoàn Cộng Quân xiết lại quanh Vùng 3 Chiến Thuật, nguồn mạch viện trợ quân sự tới Việt Nam chậm lại bởi các biến cố tại Washington. Ngày 12 tháng 3, các phần tử của một nhóm dân biểu tại Hạ Viện bỏ phiếu 189 thuận 49 chống một nghị quyết ủng hộ việc giảm bớt viện trợ quân sự cho hoặc Căm Bốt hoặc Việt Nam trước cuối tài niên. Ngày hôm sau, 13 tháng 3, Ủy Ban Ngoại Giao Hạ Viện bác bỏ một đề nghị dung ḥa cung cấp thêm một ít viện trợ. Chính phủ Ford cố gắng thuyết phục Quốc Hội rằng tăng viện trợ là tối cần thiết cho sự sống c̣n của Việt Nam và rằng phương thức của Quốc Hội trong vấn đề này là nguyên cớ khiến cho giới Việt Nam triệt thoái khỏi cao nguyên. Tuy việc giảm thiểu của yểm trợ phía Hoa Kỳ là một yếu tố hệ trọng trong việc đổ bể toàn diện tại Việt Nam, nguyên do chính tạo nên cuộc tháo chạy trên Cao Nguyên là sự thất bại của tư lệnh quân đoàn không nh́n nhận dự đoán t́nh báo và không chịu chiến đấu tại mặt trận Ban Mê Thuột với các lực lượng có trong tay. Tiếp sau, khi ông nối tiếp lỗi lầm hệ trọng này với hai lỗi lầm khác - kế hoạch và thi hành thiếu sót của một cuộc phản công từ Phước An và một cuộc triệt thoái điều hành quá tệ xuống Quốc Lộ 7B – ông khởi sự đưa toàn quốc lăn lốc xuống triền đồi mà ngay cả dũng cảm của cả ngàn sĩ quan và binh sĩ trung kiên không tài nào lật lại được thế cờ. Bộ Quốc Pḥng và Bộ Ngoại Giao tiếp nhận những bản báo cáo hằng ngày khá đầy đủ từ DAO và Sứ Quán tại Sài G̣n, nhưng phần đông các phóng viên tại Việt Nam gặp khó khăn trong việc khám phá điều ǵ thật sự đang xảy ra trên chiến trường, và đang có một cuộc tranh luận cho rằng viện trợ quân sự không thể ngăn chận sự suy thoái của Nam Việt Nam v́ Nam Việt Nam thiếu ư chí chiến đấu. Như trong mọi chến tranh, một số đơn vị hành sử tồi bại khi bị tấn công, nhưng mức độ chắc chắn gia tăng cho rằng một sự thất bại đă gần kề, khi mà Hoa Kỳ đă cắt giảm viện trợ quân sự, là gốc rễ của sự suy yếu trong hiệu năng chiến đấu. Tuy vậy, có vô số trường hợp chiến đấu tự vệ kiên tŕ và dũng cảm vượt bực trong chiến trận, ngay khi đối mặt với một hỏa lực và quân số địch đông gấp bội. Vào cuối tháng 3, các báo cáo từ Sài G̣n nói với Washington là cuộc khủng hoảng đă tiến lại gần cách mau lẹ. Bị Quốc Hội ngăn ngừa cung cấp viện trợ dưới dạng viện trợ bổ túc, Tổng Thống Ford phái Tướng Frederick C. Weyand, Tham Mưu Trưởng Quân Đội Hoa Kỳ và tư lệnh tối cao cuối cùng Mỹ tại Việt Nam, tới Sài G̣n để thực hiện một lượng giá riêng về t́nh h́nh. Tướng Weyand đến ngày 27 tháng 3. Ông gặp Đại Sứ Martin và Thiếu Tướng Homer D. Smith, Jr., Phái Viên Bộ Quốc Pḥng, đồng thời với Tổng Thống Thiệu và Tướng Viên. Ông cũng gặp riêng với tác giả trong hai lần trước khi khởi hành về thuyết tŕnh Tổng Thống Ford ngày 3 tháng 4. Trong hai cuộc gặp gỡ này, tác giả nhấn mạnh điểm cho rằng mặc dù một quyết định tái hồi sự tham dự của Hoa Kỳ tại Việt Nam là tối cần thiết cho sự tồn tại của Việt Nam, giờ th́ đă quá trễ cho điều này. Cần có một nỗ lực quân sự Hoa Kỳ, coi như là tối thiểu, bao gồm hỏa lực không quân Hoa Kỳ chống lại các vị trí dàn quân, các căn cứ, và các đường giao thông của Cộng Quân tại Nam Việt Nam. Tôi kèm theo các cuộc thảo luận với Tướng Weyand với một bản tóm lược của sự lượng giá của tôi ngày 31 tháng 3 trích dẫn toàn bộ như sau: 1.Tóm Lược. a. Chính phủ Nam Việt Nam có một chiến lược mới. Chiến lược này đề ra sự pḥng thủ từ nam Khánh Ḥa và những ǵ c̣n lại của Vùng 3 và 4 Chiến Thuật. Chiến lược này có cơ may thành công. (1) nếu các lực lượng chính phủ tại Vùng 1 và 2 Chiến Thuật có thể rút ra với ít suy suyển để tái phối trí tại phía nam; (2) nếu các lực lượng địch quân đă được tung vào, hay sẽ được tung vào, chống lại một Nam Việt Nam thu hẹp mới, không đang được tăng cường một cách mạnh mẽ và (3) nếu sự dấn thân của Hoa Kỳ vào việc bảo vệ Nam Việt Nam đước phát biểu dưới h́nh dạng của những chuyển giao tức khắc các quân cụ, đạn dược và tiếp vận cần thiết, tiếp nối với các lời cam kết yểm trợ sẽ tiếp tục chừng nào sự gây hấn của Bắc Việt đ̣i buộc. b. Liên quan đến yếu tố (1) trên, trong tất cả các đơn vị trong Vùng 1 và 2 ChiếnThuật, chỉ duy có Sư Đoàn 22 c̣n cơ may có thể được rút ra cách toàn vẹn (vào giờ phút này, một cơ may mỏng manh). c. Liên quan đến yếu tố (2), địch quân đă tăng cường tại Vùng 3 CT. Mức tăng cường tiếp diễn và rất có thể gia tăng thêm nữa. d. Yếu tố (3) chưa được quyết định, nhưng sự thất bại hầu như chắc chắn nội trong 90 ngày nếu không có. V́ các yếu tố (1) và (2), yểm trợ vật liệu và chính trị có thể không c̣n đủ để tạo nên một cuộc pḥng thủ thành công. Chỉ có việc áp dụng hỏa lực không quân chiến lược Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam mới khả dĩ khiến cho sự thành công có một ít cơ may. 2. Khả Năng Tái Phối Trí của QLVNCH. a. Giả dụ có được quân cụ cần thiết và Sư Đoàn 22 có thể rút ra khỏi B́nh Định, các điều sau đây có thể sẵn sàng để tái phối trí trong 20 đến 40 ngày: (1) Sư Đoàn 22 (4 trung đoàn) (giờ phút này không chắc) (2) Một Sư Đoàn TQLC với ba lữ đoàn. (3) Một sư đoàn khác. (4) Từ ba đến bốn liên đoàn BĐQ. (5) Bảy tiểu đoàn pháo binh yểm trợ trực tiếp và hai tiểu đoàn pháo binh yểm trợ tổng quát. (6) Bốn thiết đoàn kỵ binh. b. Thêm một hoặc hai sư đoàn có thể sẵn sàng để tung ra trong khoảng 120 ngày. c. Tuy ba sư đoàn QLVNCH hiện hữu tại Vùng 4 CT c̣n khá năng nổ, chúng thiếu hụt quân số trầm trọng. Bổ xung các sư đoàn bằng cách tăng cấp các lực lượng địa phương quân đang được tiến hành. Chính các lực lượng địa phương quân, ch́a khóa an ninh trong Khu Đồng Bằng, cần được tiếp tục tăng cấp. d. Tóm Lược: Thành công trong việc tái phối trí sẽ cung cấp cho QLVNCH với 13 sư đoàn (hay sư đoàn tương đương của BĐQ/TQLCHQLVNCH) nội trong 40 ngày; cộng thêm hai sư đoàn nội bốn tháng. 3. Lực Lượng Địch Quân Khả Dụng cho các cuộc Hành Quân cho Vùng 3 và 4 CT. Chúng tôi tin rằng Sư Đoàn 341 BV đă đến, rằng Sư Đoàn 320 BV hiện đang trên đường tới Vùng 3 CT và rằng hai sư đoàn khác hiện đang được điều động tại miền nam hay từ lực lượng trừ bị Nam Việt cũng sẽ di chuyển tới Vùng 3 CT nội trong từ một tới ba tháng tới. Sự di chuyên của các đơn vị tới Vùng 3 CT sẽ cho phép xử dụng các toán xâm nhập tạo dựng các đơn vị và thêm số lượng quân xâm nhập từ Vùng 4 CT. V́ sự khó khăn về địa thế và tiếp vận, chúng tôi không tin là một sư đoàn Cộng Quân mới có thể t́m cách di chuyển vào Vùng 4 CT. 4. Dự Phóng Ngắn Hạn. a. Nếu Cộng Quân cho phép Chính Phủ Miền Nam có được tám tuần lễ trước khi khởi sự các cuộc tấn công tại Vùng 3 CT, Chính Phủ Miền Nam có thể tổ chức một cuộc pḥng thủ hữu hiệu. Khu vực mặt trận chính sẽ có thể là Tỉnh Tây Ninh nới Cộng Quân có một lực lượng tương đương với ba sư đoàn bộ binh/cảm tử cộng thêm 20 tiểu đoàn pháo binh và ba tiểu đoàn thiết giáp. Họ có thể tung vào một trong những sư đoàn mới tới trong vùng Tây Ninh. b. Đối diện là một lực lượng QLVNCH tương đương với hai sư đoàn, cộng thêm địa phương quân. Có thể có một lực lượng khác tương đương với bốn hay năm trung đoàn QLVNCH sẽ được di chuyển tới tuyến pḥng, nhưng các trung đoàn của Sư Đoàn 5 và 18 QLVNCH hiện tại Tây Ninh sẽ có thể trở lại vùng hành quân thường trực. Do đó, tại Tây Ninh (vắt ngang Hậu Nghĩa), Chính Phủ Miền Nam có thể điều cả thảy bảy hay tám trung đoàn bộ binh, yểm trợ bới một lữ đoàn thiết giáp. Một lữ đoàn Dù có thể làm lực lượng từ bị. Khả năng của Chính Phủ Miền Nam để cầm cự và vô hiệu hóa hỏa lực nặng của pháo binh và súng pḥng không địch sẽ là những yếu tố quyết định. c. Tại trung tâm Vùng 3 CT, mối đe dọa của Cộng Quân có thể nhất thời giảm thiểu (v́ lẽ Sư Đoàn 7 và 9 BV được điều về phía đông và tây Vùng 3 CT), nhưng Sư Đoàn 341 BV và một sư đoàn khác có thể sẽ được tung vào hướng nam tại phía nam Tỉnh B́nh Dương. Các lực lượng này sẽ được yểm trợ bởi khoảng tám tiểu đoàn của pháo binh và nhiều tiểu đoàn xe tăng. Ba trung đoàn của Sư Đoàn 5 QLVNCH có thể cần sự yểm trợ của ít nhất một trung đoàn khác và một lữ đoàn dù. QLVNCH có thể đứng vững một cuộc tấn công của hai sư đoàn mặc dù họ có thể bỏ Phú Giáo. d. Tại phía đông Vùng 3 CT, các phần tử của Sư Đoàn 6 và 7 BV, tăng cường bởi một sư đoàn khác, có thể sẽ tiếp tục tấn công để tràn ngập Xuân Lộc và thiết lập một cứ điểm tại phía bắc Biên Ḥa. QLVNCH chỉ có Sư Đoàn 18 tại vùng này. Để đối phó với mối đe dọa này và cũng để khai thông Quốc Lộ 1 và 20 có thể đ̣i hỏi một lực lượng tương với một sư đoàn QLVNCH khác. Chính Phủ Miền Nam cũng phải bảo vệ sông ngạch dẫn tới Sài G̣n và đường giao thông chính từ Đồng Bằng Sông Cửu Long. e. Sự di chuyển của hoặc Sư Đoàn 7 hay 9 QLVNCH ra khỏi phía bắc Đồng Bằng có thể khiến Quốc Lộ 4 bị đóng lại, và sự ra đi của Sư Đoàn 21 có thể nguy hại đến Cần Thơ và bỏ ngỏ phía nam Đồng Bằng cho Cộng Quân gặt hái thành quả không giới hạn. f. Cuộc giao tranh sẽ rất nặng đố với phía Chính Phủ Miền Nam chịu thiệt hại lớn cần được thay thế tức th́. Chính Phủ Miền Nam sẽ khó mà đối lại pháo binh 130 ly Cộng Quân và hiệu năng của KQVN sẽ bị giới hạn bởi súng pḥng không Cộng Quân.Hai sư đoàn tái lập cuối cùng phải sẵn sàng nhảy vào ṿng chiến vào đầu mùa hè. Nếu mưa to xảy ra sớm năm nay, các phần tử Cộng Quân tại Mỏ Vẹt có thể sẽ phải rút khỏi các vị trí tiền phương. Điều này sẽ cho phép Chính Phủ Miền Nam có th́ giờ để tái phối trí và tái trang bị các đơn vị tại các Tỉnh Tây Ninh và Kiến Tường. 5.Kết Luận. Có thể là với một nguồn tiếp liệu dồi dào và nhiều may mắn, Chính Phủ Miền Nam thực hiện được một thế pḥng thủ thành công với lực lượng c̣n lại của Vùng 3 và 4 CT. Chắc hẳn là Chính Phủ Miền Nam không đứng vững trước một cuộc tấn công bao gồm thêm ba sư đoàn Cộng Quân tại Vùng 3 CT nếu không có sự yểm trợ không quân chiến lược Hoa Kỳ tại Nam Việt Nam. Với thất bại tại Vùng 3 CT báo hiệu cho sự thất bại của Chính Phủ Miền Nam, Nam Việt Nam chắc sẽ đổ bể nội trong từ ba đến sáu tháng (hay sớm hơn). Trong giờ phút này, các cơ quan tại Washington cũng rất tiêu cực. Một bản lượng giá của DIA [T́nh Báo Quốc Pḥng] ngày 3 tháng 4 chỉ cho Việt Nam có 30 ngày. Trong khi đó, một quan niệm sai lầm đang phổ biến tại Washington cho là không xảy ra bao nhiêu giao tranh tại Việt Nam trong hiện tại. Trong buổi họp báo ngày 2 tháng 4, Bộ Trưởng Ngoại Giao Schlesinger nói tới t́nh trạng "tương đối ít giao tranh lớn." Ông lập lại quan điểm này trên đài "Face the Nation" ngày 6 tháng 4: "Hiển nhiên là cuộc tổng tấn công là một sáo ngữ cần được đặt trong ngoặc kép. Điều xảy ra là một sự đổ vỡ giới hạn của các Lực Lượng Nam Việt Nam, thành thử có ít giao tranh lớn xảy ra từ chiến trận Ban Mê Thuột, và chiến trận đó cũng là một trường hợp ngoại lệ." Tướng Smith không muốn cho cảm tưởng này đứng vững và gửi một sứ điệp cho CINCPAC và một số địa chỉ tại Washington để cải chính sự việc: Trái lại, nhiều giao tranh lớn xảy ra suốt dọc theo đồng bằng vùng duyên hải và tại các chân núi từ phía nam Phú Bài tới Khánh Dương trong Tỉnh Khánh Ḥa. Tại các núi đồi phía nam Phú Bài, Sư Đoàn 1 QLVNCH đẩy lui các cuộc tấn công của hai sư đoàn và c̣n đoạt lại một số vị trí bị mất trước khi rốt cuộc được ra lệnh triệt thoái v́ mặt cạnh sườn bắc bị phơi bày. Tại Quận Phú Lộc ngay phía bắc Đèo Hải Vân trên Quốc Lộ 1, một cuộc tấn công mănh liệt của hai trung đoàn địch quân thuộc Sư Đoàn 325 BV với số quân đông gấp bội quân trú pḥng QLVNCH cắt đứt đường giao thông. Không thể mô tả các cuộc tấn công này như là "giao tranh nhỏ." Trong vùng An Khê/B́nh Khê dọc theo Quốc Lộ 19 trong Tỉng B́nh Định, Sư Đoàn 22 QLVNCH kiên tŕ chống cự mănh liệt chống lại các cuộc tấn công quyết liệt và nặng nề của Cộng Quân. Bị bao vây tứ phía, và thua kém về số lượng súng ống, rốt cuộc bị cắt đứt, Sư Đoàn 22 đă chiến đấu tháo lui về các bẵi biển và rồi được di tản. Đây là một trận đánh kéo dài và nặng nề. Cũng vậy dọc theo Quốc Lộ 21, cuộc giao tranh của QLVNCH tại Khánh Dương là một trận chiến có tầm kích to lớn. Sư Đoàn 10 BV xử dụng ba và có thể bốn trung đoàn bộ binh để khuất phục các vị trí pḥng thủ QLVNCH. Lữ Đoàn 3 Dù QLVNCH chỉ c̣n 600 chiến sĩ vào lúc chiến đấu ra khỏi ṿng vây và đă tập trung lại nguyên vẹn gần Phan Rang. Xin trân trọng đề nghi quí vị mớm ư với Chủ Tịch thông báo cho Ngoại Trưởng về các sự kiện trên ngơ hầu sự việc được tŕnh bày một cách chính xác cho quần chúng Mỹ. Một "cuộc tổng tấn công" sắp xảy ra. Trong khi đó cuộc giao tranh đẫm máu tiếp diễn trong khi Chính Phủ Miền Nam tập trung lại một số ít lực lượng thu vén từ các vùng bị mất, tái tổ chức và tái phối trí chuẩn bị cho trận chiến mất c̣n. Tái Tổ Chức và Tái Phối Trí Cuộc kháng cự cứng rắn của QLVNCH và các cuộc phản công mạnh mẽ của các lực lượng địa phương tại các Tỉnh Tây Ninh, B́nh Dương, B́nh Long, và Long Khánh khiến Cộng Quân tháo lui và tái phôi trí. Trong khi đó, các chiến trường lắng đọng xuống trong tuần đầu của tháng 4, và QLVNCH khai thác cơ hội để tái tổ chức các đơn vị bị tổn hại đến từ phía bắc và tái phối trí các lực lượng để đối phó với các cuộc tấn công của Cộng Quân thể nào cũng xảy ra. Ngày 1 tháng 4, Tướng Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn III, điều tiểu đoàn thuộc bộ chỉ huy và hai tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 48 trở về sư đoàn mẹ, SĐ18, từ Tỉnh Tây Ninh. Trung Đoàn di chuyển tới vùng Xuân Lộc nhưng phái Tiểu Đoàn 2 xuống Hàm Tân tại vùng duyên hải của Tỉnh B́nh Tuy để bảo vệ an ninh cho tỉnh lỵ và bến cảng trong khi một số lượng lớn dân di cư tràn vào tỉnh từ phía bắc. Khoảng 500 chiến binh, những người sống sót của Sư Đoàn 2 QLVNCH, có mặt trong số những ngựi tới từ Vùng 1 CT. Sau khi được tái tổ chức và tái trang bị, họ sẽ đảm nhiệm phận vụ bảo vệ Hàm Tân. Trong khi đó, Trung Đoàn 52 QLVNCH thuộc Sư Đoàn 18 được điều lên phía bắc trên Quốc Lộ 20 phía nam Định Quán và giết hơn 50 lính Cộng Quân trong một cuộc giao tranh ác liệt ngày 1 tháng 4. Trung đoàn kia của Sư Đoàn 18 giao tranh phía đông dọc theo Quốc Lộ 1, gần Xuân Lộc và đụng độ với một lực lượng địch quân lớn. Tướng Toàn cũng trả các tiểu đoàn của Sư Đoàn 7 QLVNCH đang chiến đấu trên Quốc Lộ 1 gần G̣ Dầu Hạ về lại sư đoàn tại Lai Khê. Do đó việc pḥng thủ Tỉnh Tây Ninh và đường giao thông được giao lại cho Sư Đoàn 25 QLVNCH, các phần tử của Lữ Đoàn 3 Thiết Kỵ, BĐQ và ĐPQ. Ngỡ ngàng trước nhu cầu rút QLVNCH khỏi các vùng quân sự phía bắc, bận tâm với các cuộc giao tranh khốc liệt ngay ngưỡng cửa thủ đô, bất lực trong việc thu thập các thông tin đáng tin cậy liên quan đến t́nh trạng các đơn vị tháo lui và tan ră, và bận tâm thêm với các thảm trạng to tát cá nhân và gia đ́nh, các sĩ quan tại Bộ Tổng Tham Mưu lơ là trong phận vụ cho tới lúc chót – khi họ bị thối thúc bởi Defense Attache Office - kế hoạch cần thiết để tái tổ chức và tái trang bị các đơn vị tan ră với các phần tử đang đổ tràn vào các hải căng phía nam. Đại Tá Edward Pelosky, Trưởng Phân Bộ Lục Quân, DAO, đứng mũi sào khuyến khích Bộ Chỉ Huy Tiếp Vận Trung Ương phát triển một kế hoạch. Ngày 27 tháng 3, Tướng Khuyên, Trưởng Bộ Chỉ Huy Tiếp Vận Trung Ương, và Tướng Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng, chấp thuận một kế hoạch đề ra thời khóa biểu tái lập các đơn vị từ Vùng 1 và 2 CT và bao gồm các điều kiện thay thế xe cộ, súng ống, và mọi thứ quân trang quân cụ và tiếp liệu. Khốn nỗi, Tướng Khuyên không tài nào rút tỉa được từ các ban nhân viên, kế hoạch và hành quân của Bộ TTM thông tin liên quan đến lực lượng nhân sự và đơn vị khả dụng, và do đó kế hoạch không những thiếu sót mà c̣n bất khả thi. Các dữ kiện liên quan đến các đơn vị khả dụng để tái lập và thông tin về các con số và vị trí của các sĩ quan, hạ sĩ quan, và quân sĩ cho các đơn vị này do đó cũng không được xét đến. Tính chất không thực tiễn của kế hoạch c̣n tệ hơn bởi sự kiện điều tiên quyết là ngân khoản bổ túc có hay không và sự thiếu sót cho một sắp xếp ưu tiên có phối trí. Tuy nhiên mặc cho các thiếu sót, việc thảo kế hoạch và tái tổ chức vẫn tiến hành và Phân Bộ Luc. Quân của DAO tái phân phối các ngân khoản chưa dùng tới và thu vén và tận dụng các tiếp liệu và quân cụ bị giới hạn bởi việc cắt giảm khi chúng vừa cập bến. Khoảng ngày 29 tháng 3, các Pḥng 1, Pḥng 3 hay Pḥng 5 không đóng góp ǵ cho kế hoạch, mặc dù Phân Bộ Hành Quân và Kế Hoạch, DAO, kêu gọi thêm một lần nữa sự tham gia toàn bộ của Bộ TTM. Một lần nữa, mặc dù các ban tham mưu khác không được đại diện, việc thảo kế hoạch của một ban Mỹ Việt tiếp diễn, phía Mỹ do DAO đại diện, và phía Nam Việt Nam do các chuyên viên tiếp vận QLVNCH từ Bộ Chỉ Huy Tiếp Vận Trung Ương đại diện. Kế hoạch được chấp thuận bởi Tướng Khuyên ngày 1 tháng 4 và xuất bản như là một tài liệu của Bộ TTM, do Tướng Viên kư ngày 5 tháng 4. Vào lúc đó, Bộ TTM hoàng toàn dự phần vào kế hoạch bao gồm một thời khóa biểu hành động xét đến số đơn vị, nhân sự và quân cụ khả dụng, đồng thời cũng xét tới khái niệm tái phối trí sau giai đoạn tái lập. Vào ngày 2 tháng 4, các chiến sĩ sống sót của Sư Đoàn TQLC đổ bộ xuống Vũng Tàu. Dưới sự chỉ huy của Thiếu Tướng Bùi Thế Lân, họ được di chuyển vào trại của Tiểu Đoàn 4 để được kiểm điểm và tái tổ chức. Cả thảy, trong số 12.000 TQLC được tung vào Vùng 1 CT, khoảng 4.000 có mặt tại Vũng Tàu. Quân cụ để tái tổ chức sư đoàn có trong tay tại vùng Sài G̣n-Long Binh, nhưng di chuyển các quân cụ tới Vũng Tàu là một việc khó khăn. Một vấn đề nghiêm trọng hơn là sự thiếu hụt cấp chỉ huy bộ binh; 5 tiểu đoàn trưởng và 40 đại đội trưởng TQLC đă bị chết trận trong tháng 3 và tháng 4. Tuy nhiên, sư đoàn đă h́nh thành cách nhanh chóng. Một lữ đoàn với ba tiểu đoàn bộ binh và một tiểu đoàn pháo binh sẵn sàng tiếp nhận quân cụ nội trong ba ngày. Mười ngày sau, thêm một lữ đoàn tương tự được h́nh thành. Trong khi đó, ngày 1 tháng 4 cuộc di tản của Nha Trang chấm dứt khi các quân lính Cộng Quân di chuyển để chiếm cứ hải cảng. Nhưng cuộc di tản tại Cảng Cam Ranh tiếp diễn. Xa hơn về phía nam, Căn Cứ Không Quân Phan Rang bị địch quân áp đảo nặng và cuộc di tản bắt đầu, tuy Sư Đoàn 6 KQVN tiếp tục các cuộc hành quân hạn chế từ phi trường. Một bộ tư lệnh tiền phương của Quân Đoàn III được thiết lập tại Phan Rang dưới quyền Trung Tướng Nghi; và ngày 7 tháng 4, Lữ Đoàn 2 Dù được chuyển vận tới Phan Rang. […] Ghi chú về nguồn tham khảo Các bài viết của Tướng Văn Tiến Dũng về cuộc tổng tấn công cuối cùng được dùng để dàn dựng cho các chương này. Hồ sơ sự kiện của các trận đánh và vị trí của các đơn vị được lấy từ nhiều nguồn tham khảo. Các nguồn tham khảo chính là: các bản báo cáo của các Sĩ Quan Liên Lạc Vùng tại chỗ, đặc biệt tại các Vùng 1, 2 và 3 CT, họ đă đi tăam viếng các đơn vị chiến đấu, cũng như của các tư lệnh cao cấp và các sĩ quan tham mưu, các báo cáo của các Tổng Lănh Sự, đặc biệt là tại Đà Nẵng và Nha Trang; các báo cáo của các văn pḥng của Sứ Quán Hoa Kỳ, Sài G̣n; các ghi chép và hồi kư của tác giả, từng đi thăm viếng các vùng quân sự và nói chuyện với các tư lệnh cao cấp và sĩ quan tham mưu; các bản nhận định t́nh h́nh và lượng giá của DAO soạn thảo cho Tướng Weyand, và các ghi chép và hồi kư tác giả của các buổi gặp gỡ với Tướng Weyand. Các bản Tóm Lược T́nh Báo Hàng Tuần do DAO và P2/BTTM ấn hành cũng được dùng, và bản Lượng Giá Tứ Nguyệt DAO cuối cùng và bản báo cáo của Phân Bộ Lục Quân, DAO. Các Tướng Viên và Trưởng đă đọc và góp ư về các thế điều quân, kế hoạch, và trận đánh mô tả, và các tường tŕnh của nhật báo Mỹ được xử dụng cho các lời tuyên bố của các giới chức Hoa Kỳ liên quan đến cuộc tổng tấn công cuối cùng. Hầu hết các dữ kiện về chương tŕnh tái lập trong tháng 4 được lấy từ "Army Division Final Report," Vol IX: "Reconstitution of Forces," Defense Attache Office, Saigon, 18 June 1975 (thu thập bởi the Residual USDAO Saigon Office, Fort Shafter, Hawaii). Sau cùng, kiểm chứng quan trọng nhất về tính chất chính xác của sự tường thuật của của tổng tấn công cuối cùng là sự đóng góp của Đại Tá Hoàng Ngọc Lung, P2/BTTM; ông đă sửa sai nhiều quan niệm lệch lạc và cống hiến nhiều quan điểm quí giá. Đại Tá William E. Le Gro
* Trận Chiến Căm Bốt
|