Cẳng Chân Voi và Cánh Thiên Thần

(Tướng Hiếu, Tư Lệnh Phó Hành Quân Quân Đoàn III, chắc hẳn đóng vai tṛ chính đàng sau hậu trường trong Chiến Dịch Svay Riêng. Đại Tá Le Gro, tác giả đoạn trích sách này, là sĩ quan t́nh báo Trưởng Pḥng 2/DAO - Nguyễn Văn Tín, ngày 15/11/2005)

Thoáng nh́n bản đồ của cục u Svay Riêng sẽ thấy hai h́nh thù phụ mang tên mô tả h́nh thái của chúng. Về phía tây nam là Cẳng Chân Voi, nằm ở cạnh bên Mộc Hóa, thủ phủ Tỉnh Kiến Tường. Nằm phía dưới cảng chân voi là một làng Việt thuộc Long Khot, cách biên giới Svay Riêng không đầy 1,000 thước. Trong khi QLVNCH khai triển mạnh mẽ chiến dịch Trị Pháp, Bắc Quân tăng áp lực chống lại các vị trí pḥng thủ QLVNCH quanh Cẳng Chân Voi.

Đối diện Cẳng Chân Voi, giáp danh các tỉnh của Tây Ninh và Hậu Nghĩa, vùng mang tên Cánh Thiên Thần trải dài tới G̣ Dầu Hạ, cảng trên Sông Vàm Cỏ Đông nơi quốc lộ chính giữa Tây Ninh và Sài G̣n vắt nối qua. Mỏm phía nam của Cánh Thiên Thần thọc sâu tới căn cứ hỏa lực QLVNCH tại Đức Huệ, và biên giới Svay Riêng chỉ cách xa năm cây số bao bọc lấy vị trí phơi bày này. Cánh Thiên Thần và Đức Huệ trở nên tụ điểm của giao tranh nặng trong mùa xuân và đầu mùa hạ của năm 1974 khi QLVNCH t́m cách giảm hạ mối đe dọa vào đường giao thông Sài G̣n-Tây Ninh và gây thiệt hại cho Sư Đoàn 5 BV đang tập trung tại nam Svay Riêng.

Sư Đoàn 5 BV có lẽ là sư đoàn tinh nhuệ nhất trong các sư đoàn Cộng Sản, ít nhất sư đoàn này được giao cho các sứ mạng đa dạng cực đoan. Trong cuộc công kích Nguyễn Huệ năm 1972, sư đoàn này tham dự vào chiến dịch B́nh Long, và sau khi hứng chịu thương vong nặng nề trong rừng rậm và rừng cao su quanh An Lộc, sư đoàn này xâm chiếm vùng ruộng lúa và x́nh lầy thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long. Buộc phải rút lui, sư đoàn này phái các đơn vị đi tiếp cứu các lực lượng Bắc Quân bị đánh bại trong rừng rú thuộc Quảng Đức. Đầu năm 1974, sư đoàn này rút các đơn vị trở lại các căn cứ tại Tây Ninh và phái một số tiểu đoàn xuống lại vùng đồng bằng để t́m cách cứu vớt các vị trí pḥng thủ đang tan vỡ tại Trị Tháp. Sứ mạng này thất bại trước các cuộc tấn công mănh liệt của QLVNCH, và Trung Ương Giải Phóng Miền Nam ra lệnh cho sư đoàn này tập trung lực lượng tại phía nam Svay Riêng. Từ đó, với tâm điểm tại Chi Phu, sư đoàn có thể tung trực tiếp các lực lượng nhắm vào phía nam của Tây Ninh, Hậu Nghĩa và Kiến Tường. Đầu tháng 2 một đơn vị thuộc bản doanh tiền phương của sư đoàn bắt đầu tiến về Cẳng Chân Voi từ Tây Ninh, và vào giữa tháng 3 sư đoàn đóng chốt tại phía đông của Chi Phu. Tuy các đơn vị của các Trung Đoàn 6 và 174 thuộc Sư Đoàn 5 BV từng chiến đấu trong trận Trị Pháp, các tiểu đoàn khác của hai trung đoàn này ở tại Cánh Thiên Thần cùng với pháo binh của sư đoàn. Tại phía nam Đức Huệ, Tiểu Đoàn Tấn Kích K-7 của Long An sẵn sàng xung trận. Ngày 27 tháng 3 lúc 3 giờ chiều, cuộc tấn công khai hỏa vào căn cứ QLVNCH tại Đưc Huệ. Chống cự lại hai tiểu đoàn của Trung Đoàn 6 BV là Tiểu Đoàn 83 BĐQ QLVNCH. Từ trong nội địa Căm Bốt, pháo binh 105 ly BV bắn vào quân pḥng thủ trong khi các súng không giựt và bích kích pháo (120 ly) pháo kích vào doanh trại ngay tiếp cận. Mặc dù 30 lính BĐQ tử trận, cuộc xung phong của bộ binh BV thất bại trong việc phá vỡ tuyến pḥng; hai tiểu đoàn của Trung Đoàn 6 BV buộc phải tháo lui, bỏ lại 95 xác chết trên chiến trường, cùng với một số lớn súng ống.

Cộng Quân được lệnh vây lỏng căn cứ Đức Huệ, với sự trợ lực của tiểu đoàn du kích quân địa phương, và khóa chốt đường đất duy nhất dẫn tới căn cứ và tiếp tục pháo kích nhưng từ bỏ ư định tấn chiếm căn cứ. Về phía QLVNCH, Sư Đoàn 25 tung vào một chiến đoàn gồm một tiểu đoàn của Trung Đoàn 46, một tiểu đoàn của Trung Đoàn 50, và một thiết đội để phá vỡ ṿng vây. Cuộc giao tranh tiếp diễn dữ dội tại vùng ruộng lúa phía đông bắc của trại trong nhiều ngày, và Không Lực VN yểm trợ hữu hiệu cho cuộc phản công của bộ binh, thiệt hại mất một phóng pháo chiến đấu cơ A-1 và một máy bay thám thính bởi hỏa lực hỏa tiễn SA-7. Trong khi đó, bản doanh tiền phương của chiến đoàn QLVNCH bị trúng đạn của hỏa tiễn 107 ly BV và viên chỉ huy trưởng là một trong số bị giết. Vào cuối tháng 4, mối đe dọa các cuộc xung phong tái diễn vào Đức Huệ bởi Sư Đoàn 5 BV c̣n đó. T́nh h́nh đặc biệt nguy kịch v́ các Sư Đoàn 7 và 9 BV đang đánh thăm ḍ tại phần phía đông của Vùng 3 Chiến Thuật. Trung Tướng Phạm Quôc Thuần, Tư Lệnh Quân Đoàn III, lấy quyết định phải giảm thiểu mối đe dọa về phía mặt tây và hàng lang Tây Ninh trong khi c̣n có cơ hội. Và nếu cần phải làm ǵ, th́ phải làm sớm để kịp mùa mưa sắp tới. Nếu không, hầu hết đất đai quanh Đức Huệ và Cánh Thiên Thần sẽ bị ngập bởi nước mưa.

Kế hoạch phức tạp nhưng thực hiện được. Tướng Thuần xử dụng 18 tiểu đoàn di động và bay tới Cần Thơ phối hợp với Tướng Nghi để có được sự yểm trợ tấn kích của hai tiểu đoàn thuộc Quân Đoàn IV từ tiểu khu Mộc Hóa.

Chi tiết và giờ giấc của cuộc hành quân được bảo mật, và ít người Mỹ, dả dụ có, tại Phái Bộ Hoa Kỳ biết tí ǵ về cuộc hành quân cho tới ngày 27 tháng 4 khi 45 phi xuất đánh phá các mục tiêu tại Căm Bốt và các căn cứ rơ biết hay nghi ngờ của Sư Đoàn 5 BV. Các cuộc bắn phá này khởi xướng Giai Đoạn I, tiếp diễn qua ngày 28 và bao gồm các cuộc càn quét thuộc bộ binh của hai tiểu đoàn ĐPQ giữa Sông Vàm Cỏ Đồng và bả vai phía bắc của Cánh Thiên Thần. Trong khi đó, Trung Đoàn 49 Bộ Binh, trừ một tiểu đoàn, và Nhóm 7 BĐQ, cũng thiếu môt tiểu đoàn, ra khỏi vùng tập trung gần Hiệp Ḥa trong Sông Vàm Cỏ Đông và tiến về hướng đông vượt qua vùng cỏ mây, đi qua Đức Huệ tới biên giới Căm Bốt. Về phía nam, ba tiểu đoàn ĐPQ chu toàn an ninh bằng cách thực hiện hành quân thám thính tại phía bắc Tỉnh Long An, giữa Kinh Rạch Bo Bo và Sông Vàm Cỏ Đông

Một cuộc điều quân yểm trợ khác mau chóng khai triển thành một hành quân chính, là cuộc tấn công vào Tỉnh Svay Riêng phía nam của Cẳng Chân Voi bởi hai tiểu đoàn xuất phát từ Quân Đoàn IV. Cánh bắc của hai tiểu đoàn này tiến từ khu vực biên giới bắc của Mộc Hóa và thiết lập một vị trí nút chận gần hương lộ 1012 dẫn về hướng đông từ vùng tập trung chiếm đóng bởi Sư Đoàn 5 BV. Tiểu đoàn kia vượt tới nửa đường giữa Cẳng Chân Voi và mỏm của Mỏ Vẹt và thiết lập nút chận tại mạn đông nam của căn cứ tiếp vận và vùng tập trung tại Svay Riêng của địch quân.

Trong khi Giai Đoạn I của cuộc càn quét vào Svay Riêng của QLVNCH đang chuẩn bị được tung ra, ngày 28 tháng 4 Bắc Quân đánh mạnh tại Long Khot, một tiền đồn QLVNCH và một quận lỵ tại bên trong của ṿng cung Cẳng Chân Voi. Cuộc tấn công này có được dự tính trước hay chỉ là một cuộc tấn công phản ứng th́ không rơ. Bất luận, các xe tăng địch được báo cáo trước bởi quân lính pḥng thủ. Tiếp sau, các thám thính viên không quân xác định một cách chính xác đó là những thiết vận xa M-113 mà địch đă chiếm đoạt được trước đây. Quân lính pḥng thủ chống trả mănh liệt đối lại Trung Đoàn 275 BV và Tiểu Đoàn Tấn Kích 25 thuộc Sư Đoàn 5 BV. Hơn 100 phi xuất được tung ra để bắn phá các vị trí, các vũ khí và các công xa của Bắc Quân tại khu vực Svay Riêng trong ngày 28, đặc biệt để yểm trợ Long Khot. Trong cùng ngày, QLVNCH tại Long Khot bắt được chín tù binh thuộc Trung Đoàn 275 BV và bốn thuộc đơn vị pháo binh yểm trợ, xử dụng đại bác 122 ly và howitzers 105 ly Hoa Kỳ, và các hỏa tiễn chống chiến xa AT-3 và hỏa tiễn pḥng không SA-7. Tịch thu nhiều vũ khí địch và 75 quân lính địch bỏ lại xác tại chiến trường.

Không những quân trú pḥng tại Long Khot chống trả can trường và được chuẩn bị trước cho cuộc tấn kích tàn sát, Không Lực Việt Nam c̣n tỏ ra hữu hiệu qua các cuộc yểm trợ tiếp cận trong hai ngày, 27 và 28. Không Lực Việt Nam bay 188 phi xuất tác chiến và tiếp vận trong chiến dịch Svay Riêng. Ra khỏi thói thường, Sư Đoàn 3 Không Quân yểm trợ Quân Đoàn III trong chiến dịch Svay Riêng, đặt một căn cứ chỉ huy tiền phương tại Cử Chi sát bên bộ chỉ huy tiền phương Quân Đoàn III để cải tiến mức độ phối hợp và đáp ứng. Các phi công tác chiến trở về căn cứ với những báo cáo đầy khích lệ và lên tinh thần về t́nh trạng quân địch vứt súng và bỏ chạy khi bị tác xạ sát mặt đất.

Vào khoảng tối ngày 28 tháng 4, 11 tiểu đoàn bộ binh, ĐPQ, và BĐQ QLVNCH thực hiện những cuộc hành quân thăm ḍ, ngăn chận và cường thám chuẩn bị cho Giai Đoàn II của cuộc càn quét Svay Riêng. Trong khi đó, Không Lực Việt Nam tấn kích các vị trí và căn cứ địch quân, và Long Khot giao tranh đẩy lui một cuộc tấn công khốc liệt của thiếp giáp, pháo binh và bộ binh tấn kích BV.

Trong Giai Đoạn II, Tướng Thuần khởi sự định thực hiện trong ba ngày mà thôi, dùng thiết vận xa càn quét vào các căn cứ của Sư Đoàn 5 BV trong nội địa Căm Bốt, với ba cánh chiến xa tiến về hướng tây, song hành, vuợt qua biên giới tại phía đông G̣ Dầu Hạ và thọc sâu 15 cây số vào Svay Riêng trước khi chuyển bánh lái về hướng nam và tây nam tiến về Tỉnh Hậu Nghĩa. Nỗ lực chính và tiến sâu nhất là Chiến Đoàn 315 với Thiết Đoàn 15 Kỵ Binh, Tiểu Đoàn 64 BĐQ, và một thiết đội chiến xa hạng trung dùng làm lực lượng xung kích. Lực lượng này được yểm trợ bởi các ổ pháo binh 105 ly và 155 ly và vượt biên giới qua vùng ruộng lúa phía nam Quốc Lộ 1 và tấn công về hướng tây, quay xuống hướng nam trước khu đất lầy lội nằm phía đông Chi Phu, tiến bước theo hương lộ 1012 hướng tới vị trí nút chận do tiểu đoàn thuộc Quân Đoàn IV trú đóng gần PhChek. Lực lượng này được bao che tại cạnh sườn mặt bởi một tiểu đoàn di động ĐPQ tiến bước dọc theo Quốc Lộ 1 khoảng 12 cây số bên trong biên giới quốc tế. Dọc theo trung tâm của trục này, khởi bước khoảng 2.000 thước phía nam của Chiến Đoàn 315 là Chiến Đoàn 318, bao gồm Thiết Đoàn 17 Kỵ Binh, một tiểu đoàn BĐQ, một thiết đội chiến xa, và một ổ đại bác howitzer. Đoàn quân này tiến tới khoảng 10 cây số trước khi quay về phía trong vùng càn quét mặt nam của Chiến Đoàn 315.

Chiến Đoàn 310, đoàn quân tấn công duy nhất không có xe tăng, bao gồm một tiểu đoàn thuộc Sư Đoàn 18 và một tiểu đoàn thuộc Sư Đoàn 25 và Nhóm 3, Thiết Kỵ 10. Cùng với một tiểu đoàn pháo binh howitzer yểm trợ, chiến đoàn này vượt biên giới tiến vào Svay Riêng ngay tại phía bắc của mỏm nam Cánh Thiên Thần, dọc theo Quốc Lộ 1013 Căm Bốt, và quay bánh về hướng nam bên trong Chiến Đoàn 318, cách chung dọc theo biên giới quốc tế.

Tại G̣ Dầu Hạ, Tướng Thuần có hai thiết đội xe tăng hạng trung thuộc Tiểu Đoàn 22 Chiến Xa, một nhóm kỵ binh thuộc Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh, môt tiểu đoàn bộ binh thuộc Sư Đoàn 18, và một ổ pháo binh 105 ly howitzers làm lực lượng trừ bị. Lực lượng này mang tên Chiến Đoàn 322 và sẵn sàng khai thác mọi cơ hội tạo nên bởi các lực lượng tấn kích kia.

Lữ Đoàn 3 Thiết Vận kiểm soát các cuộc hành quân từ G̣ Dầu Hạ. Năm mươi bốn trục thăng UH-1 tăng phái cho chiến dịch được xử dụng cách hữu hiệu để tấn công bất thần vào các vị trí pḥng thủ địch quân. Bí mật được bảo toàn rất chặt chẽ trong chiến dịch này có lẽ hơn bất cứ cuộc hành quân nào khác từ khi ngưng bắn, phần v́ cần phải đánh bất thần Sư Đoàn 5 BV ngay tại căn cứ đóng quân, phần v́ để che dấu, v́ lư do chính trị, một cuộc tấn công của QLVNCH vào nội địa Căm Bốt.

Khoảng ngày 29 tháng 4, Chiến Đoàn 315 đă tiến sâu khoảng bảy cây số trong nội điạ Căm Bốt và chỉ tốn một thương binh trong khi giết gần 50 địch quân và bắt một tù binh. Về phía nam, Chiến Đoàn 318 cũng gặt hái được thành quả tương tự, giết gần 60 và bắt 5 tù binh trong khi chỉ hứng chịu có 5 thương binh. Ngày hôm sau, Chiến Đoàn 315 tiếp tục tấn công, giết thêm 30 tên và chỉ bị thiệt hại nhẹ. Trong khi đó, Không Lực Việt Nam bắn phá địch quân với gần 200 phi xuất, đếm được gần 100 xác địch quân, phá hủy các kho chứa và các vị trí pḥng thủ, và đánh bật các vị trí bích kích pháo và súng pḥng không.

Trước mối đe dọa tại căn cứ của Sư Đoàn 5 BV trở nên gay cấn trong vùng phía nam của Svay Riêng, Bắc Quân buộc phải giảm thiểu áp lực tại Long Khot và tập trung vào nỗ lực cứu trợ các Trung Đoàn E-6 và 174 và các căn cứ tiếp vận nằm trên trục lộ tiến quân của các chiến xa QLVNCH. Cuối tháng 4, gần 300 lính Cộng Quân bị hạ trong trận địa chiến và hơn 100 bị sát hại bởi oanh kích, và 17 bị bắt làm tù binh. Mặt khác, các yếu tố thần tốc, táo bạo và phối hợp không địa tài t́nh trong cuộc tấn công của QLVNCH khiến cho số thưong vong của các đơn vị bạn rất thấp: chỉ có 21 chết và 64 bị thương. Thật vậy, cuộc hành quân thành công quá đỗi đến độ Tướng Thuần lấy quyết định gia hạn thêm vài ngày.

Về hướng tây, tại Cẳng Chân Voi, sự thể trở nên tuyệt vọng đối với Trung Đoàn 275 BV và các quân lính yểm trợ trung đoàn này. Sư Đoàn 7 QLVNCH di chuyển bộ chỉ huy tiền phương vào Mộc Hóa và kiểm soát cuộc hành quân của hai chiến đoàn được tung vào Cẳng Chân Voi lúc đó. Một chiến đoàn gồm Trung Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 QLVNCH, và một phần của Thiết Đoàn 16 Kỵ Binh; chiến đoàn kia gồm có Trung Đoàn 19 và các đơn vị của Thiết Đoàn 6 Kỵ Binh. Trong 12 ngày giao tranh tại vùng biên giới, hai chiến đoàn di động này giết 850 cộng quân, bắt làm tù binh 31, tịch thu trên 10 khẩu súng, và chỉ hứng chịu tổn hại dưới 300 quân lính, trong số đó có 39 chết.

Điều chỉnh lại theo sự đ̣i hỏi của t́nh h́nh, đặc biệt sự kiện thắng lợi to lớn nhất thu hoạch được trong các trận đụng độ xảy ra tại vùng càn quét phía nam của các Chiến Đoàn 318 và 310, Tướng Thuần ra lệnh cho Chiến Đoàn 315 triệt thoái khỏi trục bắc ngày 2 tháng 5 và trở về G̣ Dầu Hạ để trở thành lực lượng trừ bị. Trong khi đó, Chiến Đoàn 322 được tung ra và tiến vào khoảng bốn cây số tới trung tâm của Cánh Thiên Thần, và các tiểu đoàn bộ binh của Sư Đoàn 25 tiếp tục càn quét giữa Đức Huệ và G̣ Dầu Hạ. Khoảng ngày 6 tháng 5 đoạn đường đi tới Trại Đức Huệ được tái lập an ninh và được sửa chữa bởi công binh chiến đấu QLVNCH, mối đe dọa đối với đường huyết mạch tại G̣ Dầu Hạ được giảm thiểu, và QLVNCH hoàn toàn làm chủ chiến trường. Chiến Đoàn 322 gồm chiến xa hạng nặng quay về hướng nam và tiến tới Ba Thu, từng là căn cứ Cộng Quân chiếm giữ tại biên giới phía tây nam Đức Huệ. Ngày 10 tháng 5, cuộc tấn công chấm dứt, các lực lượng cuối cùng của QLVNCH bắt đầu trở về căn cứ. Cuộc trinh phạt của họ đă giết gần 300 quân lính BV, bắt 17, tịch thu 100 súng ống, và phá hủy trầm trọng các hệ thống giao thông và tiếp vận của Sư Đoàn 5 BV.

Nhưng đây là cuộc tấn công lớn sau chót của QLVNCH. T́nh trạng hạn chế trầm trọng về mặt tiêu xài đạn dược, xử dụng xăng nhớt, và số giờ bay không cho phép thực hiện các sáng kiến mới. Tuy QLVNCH có thể phản ứng mạnh mẽ chống lại các mối đe dọa địa phương trong phạm vị khoảng cách yểm trợ của các căn cứ chính, họ không có khả năng chống lại các mối đe dọa xa hơn. Đối với Nam Việt Nam, một t́nh trạng suy sụp bắt đầu khai triển đầu năm 1974 và xét ra không phản hồi được.

Ghi chú về nguồn tài liệu tham khảo

Bản Tóm Lược T́nh Báo Hàng Tháng của DAO và Bản Phân Tách các mối Đe Dọa cho thời kỳ từ tháng 10 năm 1973 cho đến tháng 2 năm 1974 được xử dụng làm căn bản cho phần đầu của chương này, cộng thêm bài tường thuật về cuộc tấn công cuối cùng của Tướng Văn Tiến Dũng.

Các dữ kiện hành quân về Trị Pháp và các trận đánh bên Căm Bốt được tham khảo từ các bàn t́nh h́nh, các báo cáo, và các tổng lược t́nh báo hàng tuần của DAO Sài G̣n, cũng như từ các bản tổng lược hàng tuần của Pḥng 2/Bộ Tổng Tham Mưu. Các kẽ hở trong thông tin được khỏa lấp bởi các tham khảo ghi chép riêng của tác giả và các bản tường tŕnh từ các văn pḥng của Sư Quán Hoa Kỳ, Sài G̣n.

Đại Tá William E. Le Gro
Chương 9 - 1974, Year of decision
Vietnam: Cease Fire To Capitulation
US Army Center of Military History -CMH Pub 90-29 – 1985

* Trận Chiến Căm Bốt
* Hai Mặt Trận tại B́nh Dương
* Lễ Giáng Sinh Cuối Cùng: Phước Long
* Canh Tàn tại Nam Việt Nam

generalhieu.com