Truyện kể về Anh Tôi, Tướng Hiếu

Chương XIII
Những Nét Độc Đáo Trong Nhân Cách Tướng Hiếu

Tài thiện sạ bắn súng

Anh tôi tỏ lộ tài thiện xạ trong suốt cuộc đời binh nghiệp, từ đầu chí cuối.

Thời kỳ Trưởng Phòng 3, Quân Đoàn I.

- Lâm Quang Thi:

Tôi có dịp gặp anh Hiếu thường xuyên ở Đà Nẵng, khi hai anh em cùng là Thiếu Tá thuộc Quân Đoàn I: anh Hiếu là Trưởng Pḥng 3, tôi là Trưởng Pháo Binh. Cuối tuần nào, hai anh em cũng cùng nhau đi bắn súng lục. Anh Hiếu bắn giỏi hơn tôi nhiều v́ ảnh mài rũa cho súng bén nhạy dữ lắm.

- Nguyễn Ngọc Quỳnh:

Thiếu Tá Hiếu luôn hết ḷng giúp đỡ các nhu cầu Sư Đoàn 1 cần đến. Ngoài ra, Thiếu Tá Hiếu nổi tiếng là một tay thiện xạ súng lúc. Bắn mười phát th́ chín phát vào hồng tâm. Hơn nữa, khi tập bắn, Thiếu Tá Hiếu không dùng loại đạn thông thường mà lại xài loại đạn tự chế biến. Thiếu Tá Hiếu dùng giấy bản nhai nghiền nát trong miệng rồi viên cho chắc nịch thay cho đầu đạn bằng đồng. Điều lạ là đầu đạn giấy này cũng cứng như đầu đạn đồng và vẫn đạt được độ chính xác của đường đạn.

Thời kỳ Tư Lệnh Sư Đoàn 22.

- Trịnh Tiếu:

Tôi may mắn có một thời gian phục vụ dưới quyền ông tại Sư đoàn 22 Bộ binh từ năm 1966 đến 1968. Thú vui độc nhất của ông khi rảnh rỗi là tập bắn súng lục. Những ngày cuối tuần, ông thường gọi các sĩ quan tham mưu sư đoàn ra sân bắn để thi bắn súng colt với ông. Không sĩ quan nào bắn hay bằng ông cả.

Nghiêm Kế:

Đại Tá Hiếu luyện cho tôi tài bắn súng lúc, cách nắm khẩu súng, cách thở, cách nhấn cò. Trong một cuộc thí bắn súng với các tay xạ thủ thuộc quân đội đồng minh Mỹ, tôi đã đoạt giải nhất.

Thời kỳ Tư Lệnh Sư Đoàn 5

- Paul Văn Nguyễn:

Năm 1969, trong nhiệm vụ khiêm tốn của một sĩ quan tùy viên tháp tùng Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tổng Trấn SG-Gia Định kiêm Tư Lệnh BKTĐ, tôi được mục kích tài thiện xạ của Thiếu Tướng Hiếu xử dụng các loại súng từ Colt 45, đến M16, đại liên M60 trúng đích các bia và mục tiêu di động trên xạ trường. Dịp đó, Trung Tướng Đỗ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Đoàn III, mời các tướng lănh Tư Lệnh BKTĐ, SĐ5, 18 và 25 BB và một số đơn vị trưởng cao cấp tham dự tác xạ thử nghiệm các loại súng với ống nhắm hồng ngoại tuyến do Hoa Kỳ giới thiệu và dự tính trang bị cho một số xạ thủ bắn tiả (sniper fire) của QLVNCH.


Tướng Hiếu trổ tài thiện xạ, nhắm bắn chính xác mục tiêu cách xa 2 cây số rưỡi

Thời kỳ Phó Tư Lệnh Quân Đoàn III

- Richard Peters:

Tướng Hiếu đưa tôi đến sân bắn một lần để bắn súng trường và súng lục. Tướng Hiếu luôn bắn vào hồng tâm.

Anh tôi đã vận dụng tài thiện xạ đến mức tột đỉnh trong chiến dịch Pleime khi xử dụng vũ khí oanh tạc cơ B-52 khổng lồ hết sức là kềnh càng để nhắm bắn cách chính xác ba trung đoàn VC tại rặng núi Chu Prông.

Như Thể Đi Săn một Bày Sói
- lùa chúng vào mật khu Chuprong-Iadrang với Lữ Đoàn 1 Không Kỵ;
- dụ chúng tụ tập lại dùng thế dương đông kích tây với Lữ Đoàn 3 Không Kỵ;
- đánh lạc hướng chú ý khiến chúng bất động tại khu xuất phát quân với động tác đổ bộ của Tiểu Đoàn 1/7 Không Kỵ;
- nín thở và bóp cò bắn trúng tâm điểm mục tiêu với viên đạn B-52;

- và "kết liễu chúng" với con dao giải phẩu của Lữ Đoàn Dù.

Xem thêm, Một Bài Học Chủ Thuyết về Xử Dụng B-52 Oanh Tạc trong cuộc Pleime Phản Công

Đa năng

Không những anh tôi giỏi bắn súng mà còn giỏi thể thao điền kinh, lái trực thăng, phản lực cơ, nhảy dù điều khiển, đánh bài, đánh cờ và cả khiêu vũ.

- Lữ Lan:

Anh Hiếu rất giỏi về mọi môn điền kinh, nhất là môn chạy nước rút. Chạy 100 thước trong 12 giây.

- Lê Khắc Lý:

Tướng Hiếu giỏi trong rất nhiều lănh vực, kể cả xoa mạt chược. Một tối nọ, anh em ban tham mưu ngồi giải trí trong lều sau một ngày hành quân mệt nhọc. Một Trung Tá dạy tôi đánh mạt chược. Tướng Hiếu đi ngang qua thấy nhưng không nói năng ǵ cả tiếp tục đi tới pḥng tắm lộ thiên dă chiến. Đến khi tắm xong, ông xà lại bàn bày vẽ cho tụi tôi một vài nghề ngón độc đáo của mạt chược, rồi đứng lên nói: "Nên học cho biết vậy thôi, chứ đừng có chui đầu vào mà đâm ra đam mê nghiện ngập đến toi mạng."

- Richard Peters:

Chúng tôi chơi cờ chess. Tướng Hiếu dạy tôi đánh cờ tướng. Thỉnh thoảng chúng tôi chơi liên tiếp hai loại cờ đó trong một buổi. Tướng Hiếu luôn nắm phần thắng!

Giới chức Sứ Quán Mỹ phụ họa:

Tướng Hiếu là bậc thày chơi cờ tướng Tàu, và chơi khá cờ Chess Tây phương.

- Tạ Thanh Long:

Vào năm 1974, tôi là Trưởng Ban Ủy Ban Quân Sự 4-Phe-2-Bên. Tôi thường tổ chức dạ vũ thết đăi các phái đoàn quân sự ngoại quốc và lần nào cũng mời Tướng Hiếu, lúc đó là Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 3, cùng đến tham dự. Tướng Hiếu luôn vui vẻ nhận lời. Tướng Hiếu khiêu vũ rất sành điệu.

- John Hayes. Sau khi bay lượn với Đại Tá John Hayes bằng trực thăng, anh tôi còn ra thách thức nhảy dù tay đôi:

Rất thích thú bay lượn,
Nhưng sẽ thích thú hơn nữa,
Nếu đôi ta cùng nhảy dù
và cùng nhào lộn trên không.

Giỏi về lãnh vực quân sự đã đành, anh tôi còn giỏi về hành chánh, kế toán, tài chánh, kinh tế, luật pháp, thương mại và thông thạo nhiều ngôn ngữ

Khi còn là Thiếu Tá Trưởng Phòng 3, Quân Đoàn I, các cố vấn Mỹ đã nhận xét thấy điều này:

Bản tường trình cho thấy rõ là trong thời gian sáu tháng tại Quân Đoàn I, Hiếu đã để lại một ấn tượng rất khả quan cho Nhóm Cố Vấn Mỹ tại Đà Nẵng. Hiếu được nhiệt liệt đề cử theo học US Army Command and General Staff College tại Fort Leavenworth, Kansas; được khen ngợi về khả năng hành chánh; về tài nghệ và xử dụng đúng mức nhân sự.

Khi làm Đặc Trách Bài Trừ Tham Nhũng và điều tra vụ lạm dụng quỹ tiết kiệm quân đội, anh tôi hành sử rất thoải mãi với các chuyên viên trong các ngành hành chánh, kế toán, tài chánh, kinh tế, luật pháp, thương mại và đã đúc kết một bản tường trình hết sức phức tạp một cách rất ư là giản dị dễ hiểu. Anh tôi đã đơn phương thực hiện công trình này vì văn phòng bài trừ tham nhũng chỉ gồm dó hai người: anh tôi và một phụ tá. Anh tôi nói thế với một viên chức Sứ Quán Mỹ: “Tướng Hiếu nói là nhân sự văn phòng chỉ gồm có ông và một phụ tá, quả thật là hoàn toàn thiếu sót.”

Xin xem tuyệt tác Tường Tŕnh Kết Quả Điều Tra QTKQĐ

Có lẽ trong giới tướng lãnh QLVNCH, anh tôi nói tiếng Anh giỏi nhất.

Tờ học trình đại học quân sự Command and General Staff ghi:

Thiếu Tá Hiếu viết Anh văn và nói Anh ngữ rất giỏi.

Vợ Trung Tá Roy Couch, Phụ Tá Cố Vấn Trưởng, viết:

Đại Tá John Hayes và Roy gặp nhau ngày 3/8/1969. Đại Tá Hayes rủ Roy theo về bản doanh Sư Đoàn 5 QLVNCH làm phụ tá cho ông. Ngày 5/8, Roy tới bản doanh Sư Đoàn để họp và có hội đàm với một vị Tướng Lănh Việt Nam nói lưu loắt Anh ngữ. Roy không nêu tên, nhưng tôi tự hỏi không hiểu đó có phải là Tướng Hiếu không.

Tướng Abrams phục tài thuyết trình của anh tôi:

Hôm nọ tôi đi ra ngoài, và được nghe một buổi thuyết tŕnh tuyệt hảo của Tướng Hiếu, Sư Đoàn 5. Đây là lần đầu tiên tôi ghé thăm Sư Đoàn 5 từ khi Tướng Hiếu về nắm sư đoàn này. Và tôi phải công nhận rằng - điều này không liên quan mấy đến cách thức sư đoàn hành sự, nhưng tới phẩm chất rất cao của buổi thuyết tŕnh, bao gồm một cuộc thảo luận rất ngay thẳng mà tôi cho là cũng rất chân thật về lực lượng nhân sự, t́nh trạng đào ngũ, đào ngũ của từng trung đoàn, và vấn đề tương tợ, ngay cả sự kiện số đào ngũ gia tăng, - một dấu chỉ không mấy tốt, lẽ đương nhiên, nhưng tôi phải nh́n nhận là có một khuynh hướng tiến triển trong nội bộ Sư Đoàn 5 đối với những vấn đề đại loại như vậy.

Ngoài tiếng Anh, anh tôi còn thông thạo tiếng Pháp, Đức, ba thứ tiếngTàu – quan thoại, quảng đông, thượng hải.

- Bản Tướng Mạo Thiếu Tướng Hiếu ghi:

Hiếu không được bổ nhiệm vào một đơn vị chiến đấu khi ra trường võ bị nhưng thay vào đó trở nên một nhân viên của Bộ Quốc Phòng; tại đây tài năng thông thạo Pháp ngữ, Anh ngữ và Hoa ngữ của ông được xử dụng tới.

- Dương Diên Nghị kể:

Thiếu Tá Hiếu đă tŕnh bày lưu loát tiếng Anh, và tôi được biết ông c̣n thông thạo tiếng Pháp, Quan Thoại và tiếng Đức nữa.

Tính bình dị

Anh tôi sống hết sức bình dị theo đúng mực lính tráng.

- Quan Minh Giàu:

Nếu những việc nhỏ biểu lộ phần nào tính t́nh cá nhân, th́ tôi c̣n ghi nhớ một vài việc trong bao việc anh Hiếu làm trong thời gian huấn luyện. Thường xuyên cuối tuần đều có buổi thanh tra doanh trại, quân trang, quân dụng, vũ khí đạn dược của mỗi sinh viên sỹ quan. Sỹ quan thanh tra là Đại úy De Taine chỉ huy Sư Đoàn SVSQ. Trong một cuộc thanh tra, đôi giầy đinh của anh Hiếu đă được Đại úy De Taine lấy làm mẫu về cách lau chùi đánh bóng đúng mức. Thực ra th́ đôi giầy đinh của ai cũng được đánh bóng kỹ lưỡng bên trên, nhưng nếu xem dưới đế th́ hầu hết đôi nào cũng c̣n dính tư đất khô quanh chân đinh. Nhưng đôi giầy đinh của anh Hiếu th́ sạch tinh và bóng láng cả trên lẫn dưới!

Trong cuộc thanh tra, cấp chỉ huy Trường cũng rất chú ư đến vấn đề sạch sẽ doanh trại và nhất là pḥng vệ sinh và tắm công cộng. Khi đến lượt toán anh Hiếu phụ trách th́ tôi thấy anh t́nh nguyện lănh việc nặng nhất, là lau sàn xi-măng với một bao tải lớn kẹp vào một cán gỗ h́nh chữ T. Dội nước, quét cọ rồi lau cho khô sàn. Trước giờ thanh tra có ai vào rửa tay làm văng nước ra sàn th́ anh lại lẳng lặng đi lau cho khô.

- Trịnh Tiếu:

Tôi nhớ có một hôm, sau giờ làm việc, tài xế lái xe Jeep đưa ông về tư thất tại thị xă Qui Nhơn (Bộ Tư lệnh Sư đoàn 22 tại Bà Gi cách thị xă 10 cây số). Khi xe đến nửa đường, tướng Hiếu quay lại phía sau thấy một thùng sữa của Quân tiếp vụ. Ông hỏi tài xế: "Thùng sữa phía sau là của ai vậy chú?" Tài xế đáp: "Thưa Thiếu Tướng, bà bảo mua về cho các em dùng." Thiếu Tướng Hiếu trầm ngâm một lát rồi hỏi: "Mỗi tháng quân tiếp vụ bán cho gia đ́nh chú được bao nhiêu hộp?" "Thưa Thiếu Tướng, một quân nhân mua được 6 hộp mỗi tháng." Thiếu Tướng Hiếu bảo: "Chú quay xe trở lại bộ tư lệnh sư đoàn và đem thùng sữa trả lại quân tiếp vụ và cho lấy 6 lon sữa thôi, v́ tôi cũng là một quân nhân như chú."

- Nguyễn Nho:

Năm 1966 tôi được Đại Tá Nguyễn Văn Hiếu, TL/SĐ/22BB (Bà Di, Qui Nhơn), gọi về làm SQ Báo Chí cho Đại Tá. Tôi làm việc với Đại Tá được khoảng một năm th́ thuyên chuyển về TVBQGVN Đàlạt. Về tính t́nh b́nh dị th́ tôi nhớ, có lần tôi đi bay với Tướng Hiếu về đến BTL/SĐ đă hơn một giờ trưa. Khi hai thầy tṛ đến câu lạc bộ th́ nhân viên ở đó báo là hết cơm và hết đồ ăn rồi. Tướng Hiếu gật gật đầu vui vẻ lên xe đi về BTL nằm nghỉ trưa. Khoảng nửa giờ sau, điện thoại kêu mời Th/T xuống ăn cơm. Th/T kêu tôi đi theo. Đến câu lạc bộ nhân viên dọn cơm với trứng vịt chiên và tí rau luộc. Hai thầy tṛ đang đói nên ăn rất ngon miệng.

- Tạ Thanh Long:

Sau buổi lễ bàn giao chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 cho Đại Tá Lê Văn Hưng, tháng 6/1971, tôi rủ Tướng Hiếu đi nhậu cùng anh em Tướng Tá, có cả Tướng Lâm Quang Thơ, lúc đó là Tư Lệnh Sư Đoàn 18, Tướng Hiếu từ chối nói là có việc cần phải về trước để thu xếp. Ăn nhậu xong, tôi ra về. Khi tới Bến Cát, tôi thấy xe Tướng Hiếu đang đậu bên lề đường. Lại gần th́ thấy Tướng Hiếu và anh tài xế đang ngồi trên xe, mỗi người gặm một ổ bánh ḿ với một nải chuối chín trên tay!

- Lê Đình Lâm:

Trước khi Tướng Hiếu về làm với cụ Hương, tôi đă nghe danh, đặc biệt có nghe người kể một cảnh tượng khó tin sau đây: trong một cuộc hành quân vượt biên Cam Bốt, Tướng Hiếu, Tư Lệnh Sư Đoàn 5, đă cởi bỏ quân phục, chỉ c̣n mặc một cái áo thun và một chiếc quần đùi, nhảy xuống bùn đất, ra tay giúp sức quân lính lôi kéo một quân xa bị lún bùn.

- Bà Tướng Nguyễn Xuân Thịnh:

Gia đình tôi và gia đình Tướng Hiếu thường gặp nhau khi đi xem lễ chủ nhật tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế. Vào thời buổi đó nhà tôi là Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh. Lần nào chúng tôi cũng rủ gia đình anh chú về nhà đãi ăn sáng phở tôi nấu vì biết là anh chú không có dư tiền đưa vợ con đi ăn phở nhà hàng dù với đồng lương đặc trách bài trừ tham nhũng!

- Lê Minh Đảo:

Anh Hiếu cũng rất ḥa đồng cùng ăn chung cơm lính với chúng tôi gồm có cà pháo và cá mắm. Một buổi sáng nọ, tôi thấy khi một trung sĩ của tôi tính lấy giầy của anh Hiếu ra lau chùi th́ ảnh ngăn cản và giành lấy bàn chải tự ḿnh đánh giầy lấy.

Tính bất khuất không khiếp sợ quyền bính

Tuy là lính được huấn luyện tuân lệnh triệt để, anh tôi vẫn duy trì được tính bất khuất không khiếp sợ quyền bính. Anh tôi luôn có lập trường vững trãi không sợ lên tiếng chỉ chích phản đối và chống đối khi cấp trên sai quấy.

- Đối với Tổng Thống Diệm:

Tướng Hiếu nói với một viên chức cao cấp Mỹ tại vùng 3 Chiến Thuật là ông bị từ chối không được lên lon trong một thời kỳ lâu dài vì ông nghĩ là một sĩ quan quân sự không nên gia nhập Đảng Cần Lao của Tổng Thống Diệm tuy là ông đã bị thôi thục gia nhập. Đây có lẽ giải thích ông đã bị qua mặt nhiều lần đi tu nghiệp tại Leavenworth.

- Đối với Tướng Peers, Tư Lệnh I First Field Force Vietnam:

Để bảo vệ chủ quyền chỉ huy của Quân đội VNCH, Thiếu Tướng Hiếu đă có lần chống đối trung tướng Hoa kỳ làm Tư Lệnh Lực Lượng 1 dă chiến tại Nha trang ra lệnh sư đoàn 22BB đặt một trung đoàn bộ binh do một đại tá chỉ huy dưới quyền điều động của một đại úy quận trưởng trong kế hoạch yểm trợ b́nh định phát triển. Việc này đă gây tranh luận rất phức tạp, khiến trung tướng Lữ Lan, tư lệnh Quân đoàn II phải giảng hoà giữa đôi bên.

- Đối với Tướng Abrams:

Sư đoàn 22 QLVNCH giống như Lữ Đoàn 173 Dù [HK]. LĐ173 được trang bị chằng chịt giây nhợ, và Bảng Tổ Chức và Quân Cụ (TO&E) cho thả dù bất cứ đâu trên thế giới mà Hoa Kỳ đặt để họ xuống, và họ đều được huấn luyện nhảy dù và họ đều răm rắp ‘Xin tuyệt đối tuân lệnh đại bàng!’ và đại để như vậy. Chúng ta không cần thiết điều đó! Chúng ta không cần thiết điều đó! Thay vào đó điều mà chúng ta phải làm là đi ra ngoài và xớt bọn Vẹm, đi ra ngoài với những đơn vị nhỏ xông xáo trong đêm khuya, giúp đỡ đám dân làng, lo liệu cho thóc lúa tồn tại trong vựa và vân vân, và-- Trời Đất Quỷ Thần ơi, đâu cần quái ǵ đến dù! Dù chỉ có thể dùng để cắm trại với dân làng hay khỉ gió ǵ đó.

Và, thật là bất hạnh, Sư Đoàn 22 QLVNCH không nh́n được sự thể như vậy. Sư Đoàn chưa phải là một sư đoàn thiện chiến, xuất trận với cấp trung đoàn và tiểu đoàn và vân vân! Và chính điều đó cần thiết phải được thực hiện tại B́nh Định! Và đó chính là điều Sư Đoàn 22 không nh́n thấy! Và đó chính là điều tư lệnh sư đoàn tự thâm tâm không sẵn ḷng chịu làm! Và điều mà tất cả mọi người cần phải làm, thay v́ bàn đến chuyện xuất trận và chiến đấu với—Trớ Đất Quỷ Thần ơi, họ đứng dưới đó liếm đũa chờ cho Sư Đoàn 3 Bắc Quân trở lại! Phải đấy, lẽ dĩ nhiên nếu Sư Đoàn 3 Bắc Quân trở lại th́ họ đă rửa sạch đồng hồ rồi. Nhưng đó là ngày họ trông chờ--khi Sư Đoàn 3 Bắc Quân trở lại! Cục cứt! Có điều—không thể làm điều mà chưa được tổ chức, điều mà chưa được huấn luyện. Phải đi ra ngoài làm điều phải làm ngay bây giờ tại nước này! Tất cả mọi người làm phải như vậy!

Anh tôi bỏ ngoài tai lời chỉ trích của Tướng Abrams, và điều hành Sư Đoàn 22 theo cung cách của riêng mình.

- Đối với Tướng Đỗ Cao Trí:

Tướng Trí, tuy nhận biết là Tướng Hiếu không hoàn toàn ưng thuận các cuộc hành quân vượt biên và đặc biệt các cuộc hành quân đòi hỏi Sư Đoàn 5 hành quân tại Snoul, trong vùng Căm Bốt, không cách chức Tướng Hiếu ngay.

- Giới chức Cố Vấn Quân Đoàn III;

Viên Phó Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn III, một Chuẩn Tướng(2), nói: “Thái độ yếm thế của Tướng Hiếu và quan điểm đối nghịch, phát biểu tự do và công khai, đã tô điểm các thái độ của nhiều vị chỉ huy trưởng trực thuộc của ông và khiến họ ít hưởng ứng các nỗ lực tiến hành chương trình Đồng Tiến này. Hy vọng là thời gian, với cơ may chiến dịch Căm bốt cống hiến, và với ý thức tăng trưởng là Sư Đoàn 5 có thể thi hành sứ mạng mới và nới rộng, sẽ biến cải viễn quan của Tướng Hiếu. Nếu không, ông phải bị cách chức khỏi quyền tư lệnh.”

- Đối với Tướng Nguyễn Văn Vỹ, Bộ Trưởng Quốc Phòng:

Tướng Hiếu thực hiện được một cuộc điều tra thành công trong vụ Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội ( QTKQĐ). Ngày 14 tháng 7 năm 1972, Tướng Hiếu xuất hiện trên màn truyền hình và tường trình kết quả của cuộc điều tra vào các sinh hoạt tài chánh của QTKQĐ. Ông nêu tên Bộ Trưởng Quốc Phòng, Trung Tướng Nguyễn Văn Vỹ và Trung Tướng hồi hưu Lê Văn Kim như là những người can dự vào các sinh hoạt tài chánh bất chính. Tướng Vỹ bị Tổng Thống Thiệu sa thải.

- Đối với Tướng Trần Thiện Khiêm, Thủ Tướng:

Vào tháng 5 năm 1972, Tướng Hiếu nói với các viên chức Sứ Quán là chiến dịch chống tham nhũng không đi tới đâu và các Bộ Trưởng nội các và Thủ Tướng không cộng tác với ông.

- Đối với Tướng Nguyễn Văn Minh:

Tướng Hiếu chú thích với viên chức sứ quán ĐT Trường từng là một cựu cộng tác viên của Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Quân Đoàn 3, và Tướng Hiếu xác tín là Tướng Minh đă bổ nhiệm ĐT Trường vào chức vụ tỉnh trưởng một phần để nắm lấy trong tay thương vụ lâm sản đem lại nhiều lợi tức trong tỉnh Long Khánh. Tướng Hiếu đang đề nghị đưa vụ này ra điều tra nhưng lưu ư là c̣n tùy thuộc Tổng Thống Thiệu và kết quả của các cuộc gặp gỡ giữa Thiệu và Trung Tướng Minh.

- Đối với Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu và tướng Đặng Văn Quang:

Liên quan đến bản chất của đạo luật mới, Tướng Hiếu chú thích là đạo luật không xử lư một chướng ngại căn bản phương hại đến sự hữu hiệu của hành động chống tham nhũng: sự bao che kẻ gian của các người có quyền thế. Tướng Hiếu nêu lên một vị dụ của một dân biểu rơ ràng có những hành vi tham nhũng. Tướng Hiếu nói ông tŕnh hồ sơ này lên Phó Tổng Thống Hương. Phó Tổng Thống ghi nhận là dân biểu này là thành viên của khối thân chính phủ và ngày hôm trước đă dùng cơm với Tổng Thống. Phó Tổng Thống Hương khuyến cáo không nên đeo đuổi vụ này. Một ví dụ khác, Tướng Hiếu nói, là Đại Tá Cảnh Sát Phạm Kim Quy, chỉ huy trưởng khối Tư Pháp, Cảnh Sát Quốc Gia. Theo Tướng Hiếu, tham nhũng to lớn trong sở di trú cảnh sát quốc gia, một nhánh của khối Tư Pháp, được truy lùng thẳng tới Đại Tá Quy, là người thân cận với Phụ Tá Tổng Thống Đặng Văn Quang. Phó Tổng Thống cũng tỏ vẻ ái ngại không muốn đeo đuổi vụ này, Tướng Hiếu tuyên bố.

Khi loan tin anh tôi chết, tờ Washington Post ghi:

Tướng Hiếu đã từng chỉ trích ông Thiệu trong quá khứ về tham nhũng. Không mấy ai tin vào lý thuyết tai nạn.

- Đối với Tướng Nguyễn Văn Toàn:

Tư lệnh phó của vùng Sài Gòn, Tướng Hiếu, chết vì ngộ sát (New York Times) tiếp sau một cuộc cãi cọ với thượng cấp về chiến thuật (UPI, New York Daily News).

Tính kín đáo

Anh tôi rất kín đáo đến độ ít ai ngờ anh tôi là một chiến tướng xuất chúng.

Trước hết, anh tôi điều nghiên và thực hiện nhiều trận đánh lớn hơn cả mọi tướng lãnh Việt Nam, Việt Cộng và Mỹ trên chiến trường Việt Nam: Thần Phong 1, Pleime, Đức Huệ/Svay Riêng (cấp quân đoàn); Đỗ Xá, An Điền (cấp sư đoàn); Đại Bàng 800, Snoul (cấp trung đoàn). Sở dĩ ít người biết đến những công trạng chiến trận này là vì anh tôi núp bóng đàng sau các tư lệnh (Đỗ Cao Trí, Vĩnh Lộc, Phạm Quốc Thuần) với chức vụ Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn hay Tư Lệnh Phó Hành Quân Quân Đoàn.

Thứ đến, anh tôi luôn tấn công vào xào huyệt địch quân: Đỗ Xá trong cuộc hành quân Quyết Thắng 202; Chu Prong, trong chiến dịch Pleime; Phù Mỹ trong cuộc hành quân Đại Bàng 800; Snoul, trong cuộc hành quân Toàn Thắng 02/71/B5/KB; Svay Riêng trong mặt trận Đức Huệ.

Ngoài ra, tài dụng binh khiển tướng của anh tôi quá ư là nhẹ nhàng yên ắng khiến cho các đơn vị và các cấp chỉ huy anh tôi xử dụng tới cứ ngỡ chính mình nắm phần chủ động trong khi thi hành mệnh lệnh hành quân từ anh tôi. Khi cần xử dụng tới một đơn vị của binh chủng nào trong một trận đánh, anh tôi không khi nào bắt đơn vị đó phải làm quá khả năng và luôn cung cấp cho đơn vị đó những yểm trợ cần thiết. Trong cuộc hành quân Thần Phong 1 một, anh tôi nhận định:

Các chiến đoàn được kiểm soát chặt chẽ trong tiến tŕnh của họ. Họ hoàn toàn tự do hành động, nhưng kế hoạch của Quân Đoàn II đă buộc họ phải chiếm cứ các cao điểm dọc theo quốc lộ và di chuyển từng đợt nhảy vọt.

Thường khi, anh tôi không ra lệnh trực tiếp. Anh tôi mời vị chỉ huy trưởng tới và hỏi: tình hình như thế này, anh nghĩ phải hành động ra sao? Anh tôi thừa biết câu trả lời sẽ ra sao (một khi đặt con mã xuống bàn cờ, anh tôi đã biết nó sẽ tiến thế nào; một khi đặt con xe xuống, anh tôi đã biết nó sẽ tiến làm sao), và sau khi đương sự trình bày ý kiến, anh tôi nói: được, anh làm như vậy đi. Anh tôi hành xử như vậy trong trận Đức Huệ; thành thử Chuẩn Tướng Khôi vẫn cứ tưởng là ông đánh thắng trận này. Còn trong trận An Điền, sau khi Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III của Tướng Khôi thất bại không triệt hạ được địch quân, anh tôi chuyển qua dùng Sư Đoàn 18 của Tướng Lê Minh Đảo. Tướng Đảo kể:

Tôi và Tướng Hiếu rất ăn ư với nhau. Tướng Hiếu tỏ vẻ đồng ư tán thành mọi kế hoạch sắp xếp của tôi trong phạm vi của Sư Đoàn 18. Tướng Hiếu không khi nào hé môi hỏi han điều ǵ cả, chỉ đưa mắt nh́n thôi, và chỉ đưa ư kiến khi được hỏi. Tôi c̣n nhớ trong dịp trận đánh An Điền - sau khi Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn 3 của Tướng Trần Quang Khôi không chọc thủng được tuyến pḥng thủ của địch từ phía nam tấn lên Rạch Bắp và Đồi 82 - Tướng Thuần giao cho tôi dùng các đơn vị của Sư Đoàn 18 tấn chiếm An Điền từ hai mặt, một toán vượt sông Thị Tĩnh tại phía nam Bến Cát đánh thốc lên và một toán tràn qua chiếc cầu đưa tới An Điền, và gửi Tướng Hiếu đến túc trực tại bộ chỉ huy mặt trận của Sư Đoàn 18. Hai anh em ngủ chung pḥng trên hai chiếc giường kê sát bên nhau.

Tướng Đảo còn hiểu lầm thái độ kín đáo cho là anh tôi không có dũng khí khi ông nói:

Anh Hiếu rất giỏi về tham mưu. Tôi rất phục ảnh về mặt này. Tuy nhiên anh Hiếu trông bề ngoài có vẻ quá hiền lành, khiến lính có thể không sợ, nên có thể không thích hợp với vai tṛ tác chiến.

Kỳ thật ra thì anh tôi giỏi cả trong hai lãnh vực chiến lược tham mưu và chiến thuật tác chiến; có óc sáng kiến và lẫn tài sáng tạo. Anh tôi dùng mưu trí đánh giặc khiến binh sĩ ít phải vận dụng nhiều lao lực.

Còn trong chiến dịch Pleime, các tướng tá chỉ huy của các đơn vị của Sư Đoàn 1 Không Kỵ có thể huêng hoang công bố cho là họ đánh thắng các lực lượng của Mặt Trận B3, mặc dù trong thưc tế, họ chỉ thực thi khái niệm hành quân do anh tôi, trong tư cách tham mưu trưởng Quân Đoàn II, hoạch định. .

Tướng Nguyễn Hữu Có đã đưa anh tôi về Quân Đoàn II ngày 24 tháng 10 năm 1965 để bảo vệ Vùng 2 Chiến Thuật; anh tôi đã ngăn chận được kế hoạch tấn chiếm Vùng Cao Nguyên của Việt Cộng. Tướng Phạm Quốc Thuần đã đưa anh tôi về Quân Đoàn III ngày 3 tháng 12 năm 1973 để bảo vệ Vùng 3 Chiến Thuật; anh tôi đã ngăn chận được Việt Cộng lấn thêm đất đai và lập thủ đô cho Mặt Trận Giải Phóng tại Tây Ninh hay Bình Dương sau Hiệp Định Ba Lê; ngày 7 tháng 11 năm 1974, Sứ Quán Mỹ nhận xét:

Tướng Hiếu có tiếng là một sĩ quan tham mưu tuyệt hảo ... Tướng Hiếu thi hành trách vụ rất khá tại Biên Hòa, tại đây ai nấy đều mến và tôn kính ông ... Ngoại trừ xảy ra một bước lùi trong tình hình quân sự, rất có thể, do đó, Tướng Hiếu sẽ duy trì tại các chức vụ quan trọng trong tương lai gần.

Tướng Trần Vàn Đôn cho anh tôi là tướng giỏi nhất:

Vào tháng 2 năm 1972, Trung Tướng Đôn lúc bấy giờ và hiện là Phó Thủ Tướng, nói với Lãnh Sự tại Đà Nẵng Tướng Hiếu là một trong số tướng lãnh tài năng nhất của QLVNCH và “tướng lãnh thanh liêm nhất trong Quân Đội hiện nay.” Đức tính này được thường xuyên xác nhận và tuyên dương trong giới sĩ quan QLVNCH. Tướng Đôn nói thêm là ông sẽ lựa chọn Tướng Hiếu trên hết bất cứ một tướng lãnh nào ông quen biết.

Tình thương binh sĩ

Sứ Quán Mỹ nói anh tôi rất thương binh sĩ:

Tướng Hiếu nổi danh là một nhân vật liêm chính và vì lòng thương lính mãnh liệt của ông.

Anh tôi quan tâm đến từng cá nhân binh sĩ và gia đình họ. Nguyễn Anh Tôn kể:

Có một lần tôi tháp tùng cố Trung Tướng Hiếu tới thăm viếng Tiểu Đoàn 4/40 tại hậu cứ. Tại đơn vị đó có một Trung Sĩ tên Thiên gốc người Quảng Nam với vóc dáng to lớn có một bàn chân khổng lồ, không có đôi giày nào do quân nhu cung cấp vừa chân ông. Thành thử ông luôn mang dép lẹp xẹp không giống ai. Không hiểu sao cố Trung Tướng Hiếu biết được chuyện này, khi vừa tới trại là ông cho gọi viên Trung Sĩ đó tới để thăm hỏi, rồi ông ra lệnh trích tiền quỹ ra chợ trời mua riêng cho ông ta một đôi giày cỡ lớn dành cho quân lính Mỹ. Từ đó viên Thượng Sĩ hiên ngang đi lại v́ cảm thấy ḿnh là lính từ đầu đến chân!

Cố Trung Tướng thường ăn cơm chung với các thuộc viên của ông. Trong một bữa cơm, Ông nói là muốn nâng cao tinh thần chiến đấu của một chiến binh, nhất thiết cần phải đáp ứng hai nhu cầu: một là cung cấp súng ống đầy đủ cho binh sĩ; hai là tạo cho vợ con binh sĩ một đời sống ấm no.

Anh tôi rất trân quý mạng sống chiến sĩ. Khúc Hữu Chấp kể:

Tướng Hiếu là thần tượng của tôi và biết ông từ khi ông về Sư Đoàn 5. Lúc đó tôi ở một đơn vị biệt phái nhảy vào vùng biên giới được ông lo cho hết ḿnh. Vào gần tới Krek th́ ông cho lệnh rút ra khi cấp trên th́nh ĺnh hủy bỏ không yểm B-52 theo như kế hoạch hành quân đă trù tính. Ông bảo "Không có yểm trợ th́ không đánh". Đó là một vị tướng sạch, một vị tướng biết lo lắng nhiều cho thuộc cấp và đạo đức. Khâm phục, khâm phục.

Khi chiến sĩ bị chết, anh tôi rất đau buồn thương tiếc. Trần Hoài Thư kể:

Vào ngày 9/5/68, đại đội tôi bị phục kích trên đồi Kỳ Sơn, thiệt hại rất nặng, 4 sĩ quan tử thương, có cả cố vấn Mỹ, riêng tôi và đại đội trưởng bị thương, ngay xế trưa hôm ấy, tướng Hiếu đáp trực thăng bay lên đồi và ông ngồi cúi đầu trên mỏm đá cả nửa tiếng đồng hồ. Và cả tuần sau đấy, ông ra lệnh Sư đoàn treo cờ rũ.

Khi thông báo tin anh tôi bị chết, báo chí viết:

Tư Lệnh Phó QLVNCH bảo vệ vùng Sài-G̣n được khám phá bị bắn tối thứ ba sau một cuộc căi vả về chiến thuật với cấp trên của ḿnh.

Tướng Toàn có tiếng là “xông xáo”, anh tôi có tiếng là “rất cẩn trọng trong kế hoạch và thi hành chiến thuật”.

Theo ông Charles Lahiguera, Phó Tổng Lãnh Sự Biên Hòa cho biết là

trong điện thư Ṭa Tổng Lănh Sự Biên Ḥa gửi cho Thứ Trưởng Bộ Ngoại Giao Mỹ báo cáo về cái chết của Tướng Hiếu, một trong những giả thuyết được nêu lên là Tướng Hiếu bị giết v́ đă khuyến cáo nên đầu hàng để tránh đổ máu quân lính cách vô ích.

Đạo đức và ngoan đạo

Trong tất cả cảc đặc điểm nơi anh tôi, nét nổi bật nhất là sắc thái đạo đức. Đại Tá Robert Lott, Phụ Tá Cố Vấn Trưởng Sư Đoàn 5 viết:

Tướng Hiếu là một quân nhân dũng cảm và đầy khả năng; tuy nhiên, trong những buổi mạn đàm đó, đối với tôi, Tướng Hiếu tự biểu lộ hơn thế nữa - trên hết một ki-tô hữu.

Anh tôi luôn chêm tên thánh Phao-lồ vào chữ ký, P. Hieu.

Nguyễn Anh Tôn kể:

Trong đời sống, mỗi con người thường vạch ra cho ḿnh một con đường để sống. Đối với cố Trung Tướng, lúc đương thời, Ông luôn để trên bàn làm việc của ông hai câu châm ngôn viết bằng tiếng Pháp để định hướng cho đời ḿnh như sau:

Un travail bien fait est la joie du coeur.
Une prière bien accomplie est la paix de l’âme.

Tôi xin tạm dịch:

Một công việc làm tốt đẹp th́ ḷng hớn hở vui mừng.
Một lời cầu nguyện hoàn thành sốt sắng th́ an b́nh trong tâm hồn.

Qua hai câu châm ngôn này, cố Trung Tướng đă thực hiện trong đời ḿnh là sống đơn giản, thanh bạch và bác ái.

Nguyễn Nhơn kể:

Có thể nói Th/T Hiếu là người rất đạo đức, hiền ḥa và rất ít nói. Không chủ nhật nào mà không đi lễ và rước lễ.

Quan Minh Giàu kể:

Trong thời gian làm việc với anh tại Pḥng Ba, tôi nhận thấy anh Hiếu rất thông minh lanh lợi, quyết định mau chóng trong các công tác tham mưu. Các sỹ quan trong pḥng đều nể phục anh. Thỉnh thoảng có những phút nghỉ giữa buổi làm việc anh ghé lại bàn giấy tôi hoặc tôi qua bên pḥng anh ngồi nói chuyện chơi về gia đ́nh, xă hội, hành quân...Có lần anh nói với tôi: "Je fais tout mon possible pour me rapprocher d'un saint, mais je n'y parviens pas" (tôi gắng hết sức để trở nên một vị thánh, nhưng không được). Từ hồi c̣n ở Trường Vơ Bị Đàlạt tôi đă thấy anh Hiếu là người có lư tưởng, nay tôi hiểu rơ hơn lư tưởng anh theo đuổi nhắm về phạm vi thiêng liêng cao cả, hướng về sự thánh thiện của đời sống đạo đức để đến gần Thiên Chúa hơn. Lư tưởng đó đă là động cơ trong những việc anh làm.

Nguyễn Văn Tín
Ngày 24 tháng 2 năm 2015


trở về mục lục

general hieu