(Tuy tên Tướng Hiếu không được nhắc đến trong bản văn này, nhưng với tư cách Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 3, với trực tính không ngại phát biểu ư kiên riêng - thể nào Tướng Hiếu cũng được tác giả bài này vấn ư. Nếu xét kỹ sẽ thấy một số ư kiến phát biểu trong bài này trùng hợp với chiều hướng suy tư của Tướng Hiếu vào thời buổi đó. Nên ghi nhận là -theo bản tin của thông tấn xă UPI - Tướng Hiếu bị thảm sát ngày 8/4/1975 sau một cuộc căi vả với Tướng Toàn về chiến thuật bảo vệ Sàig̣n. Nguyễn Văn Tín) Ngày 5/4/1975 Văn Thư Gửi: Tướng Scowcroft
Tướng Weyand đă hoàn tất cuộc viếng thăm Việt Nam, và bản thảo của sự nhận định của ông được đính kèm. Bản tường tŕnh tối chung đă hoàn tất, nhưng Tướng Weyand từ chối phổ biến nó ngoại trừ cho Tổng Thống, tuy một bản sao đă được chuyển đến Tổng Trưởng Ngoại Giao Schlesinger - và Tướng Wickham. Tôi nghĩ sẽ chỉ có một ít thay đổi giữa bản thảo và bản chính. Bản tường tŕnh lên Tổng Thống rất khách quan, và phản ảnh sự thẩm định kỹ lưỡng của ông. Tôi đồng ư với sự phân tách của ông, và góp phần soạn thảo phần chi tiết của bản tường tŕnh. Tuy nhiên, bổ túc cho bản tường tŕnh chính thức, Tướng Weyand sẽ tŕnh bày thêm ư kiến lên Tổng Thống, trong đó ông quảng diễn các quan điểm tổng quát nêu trong bản tường tŕnh. Tướng Weyand đă phát biểu mối quan tâm của ông về sự tồn tại của Tổng Thống Thiệu, và về khả năng của nhiều tướng lănh cao cấp của Quân Đội Việt Nam; ông sẽ tŕnh lên Tổng Thống những điểm này. Hơn nữa, ông có thể sẽ chuyển đạt một số cảm nghĩ tương tự như cảm nghĩ của tôi mà tôi sẽ tŕnh bày tiếp đây. Bản tường tŕnh, cũng như các bản tường tŕnh khác do Đại Sứ Martin đệ tŕnh, phản ảnh sự cần thiết mà hai vị cùng cảm thấy là phải t́m ra một giải pháp cho một vấn đề hầu như không thể giải quyết nổi. Theo sự thẩm định của tôi, cả Tướng Weyand lẫn Đại Sứ Martin đều cảm thấy bị trói buộc bởi việc đ̣i hỏi cần duy tŕ thái độ "có thể làm được" của Mỹ trước mối hiểm họa; lời góp ư của tôi cung ứng một thế quân b́nh yếm thế hơn. Câu hỏi chính là liệu Chính Phủ Việt Nam có thể tồn tại trong giai đoạn ngắn không. Nếu không có sự trợ lực đầy đủ từ phía Hoa Kỳ, tôi không nghĩ Chính Phủ Việt Nam sẽ tồn tại tới cuối tháng 4. Với sự thay thế nhanh chóng các vũ khí chính yếu về phía Hoa Kỳ, t́nh h́nh có thể chịu đựng được đến giữa hay cuối tháng 5. Lẽ đương nhiên là giả dụ Bắc Việt sẽ dùng tới các cơ may của họ, và tiếp tục các cuộc hành quân hiện thời trong khi mà họ đang hưởng được lợi thế rơ rệt. Tin tức t́nh báo vào thời kỳ bản văn này được soạn thảo - và t́nh h́nh biến chuyển rất mau chóng - cho thấy là Bắc Quân đang di chuyển quân cụ xuống miền nam rất mau lẹ để duy tŕ thế thượng phong. Nói cách tổng quát, Chính Phủ Việt Nam trước đây có 13 sư đoàn đối đầu với sự tấn công của Bắc Quân. Nay họ chỉ c̣n 6 sư đoàn mà thôi , cộng thêm các mảnh vỡ của các đơn vị đă rút xuống miền Nam từ các tỉnh phía bắc. Sáu sư đoàn này chia ra làm hai nhóm, với ba sư đoàn trong Vùng 3 Quân Sự, tại các trục lộ chính đưa tới Sàig̣n, và ba trong Vùng 4 Quân Sự, bảo vệ Vùng Đồng Bằng. Đối đầu lực lượng này Bắc Quân có 11 sư đoàn trong các tỉnh phía bắc và thuộc thành phần lực lượng trừ bị chiến lược, và cộng thêm tám sư đoàn tại miền nam, tổng cộng là 19 sư đoàn. Một lần nữa nói cách tổng quát, tỷ lệ các lực lượng chiến đấu khoảng 3 đối 1 với Nam Quân nắm phần yếu thế. Bắc Quân có trên 600 chiến xa do Nga và Tàu cung cấp; Nam Quân chỉ có hơn 100 chiếc c̣n lại trong tay. Các tiểu đoàn cơ hữu (chiến xa và bộ binh) của họ được yểm trợ bởi pháo binh đầy đủ, và đă chứng tỏ khả năng dùng các lực lượng của họ trong trận chiến quy ước một cách rất bài bản. Họ có dư thừa đạn dược dự trữ để yểm trợ cho một cuộc tấn công kéo dài cho tới khi đạt được một kết thúc cuối cùng. Bắc Quân duy tŕ kỷ luật cao độ trong các cuộc hành quân của họ, mặc dù các đơn vị thay thế của họ chỉ trải qua một thời kỳ huấn luyện ngắn, cho phép họ dùng các lực lượng của họ một cách hữu hiệu trong các cuộc tấn công của họ. Các sư đoàn QLVNCH trong Vùng III và IV c̣n nguyên vẹn, kỷ luật c̣n khá cao, nhưng tinh thần th́ sa sút trầm trọng gây nên bởi các thảm họa vô tiền khoáng hậu tại vùng bắc. Các sư đoàn này đang lâm vào trong thế tự vệ, và cứ mỗi lần Bắc Quân thành công, chí phấn đấu của họ trong các cuộc hành quân kéo dài sẽ tiếp tục co rúm lại. Tinh thần đang giảm sút một cách nhanh chóng trong tuần qua. Bắc Quân hành quân như những đơn vị quân sự, với gia đ́nh của họ ở miền Bắc Việt Nam. Ngược lại, QLVNCH bận tâm về tương lai của gia đ́nh họ, và đang khi họ chiến đấu trong vùng gia đ́nh họ cư ngụ họ đương nhiên đặt trọng tâm vào trách nhiệm đối với gia đ́nh lên trên trách nhiệm đối với Chính Phủ, trong khi Chính Phủ có thể không có khả năng bảo vệ các gia đ́nh này. Tôi tin là yếu tố này, hơn mọi yếu tố khác, giải thích cho t́nh cảnh tán loạn tại Vùng I và II. Bắc Quân có tầm nh́n hướng về chiến thắng, đang khi đó QLVNCH có một triết lư chủ bại. Trong bối cảnh tổng quát đó, tôi không nghĩ là QLVNCH sẽ có thể kham chịu nổi một thế chống cự tại nửa phần đất c̣n lại của Nam Việt Nam - ngoại trừ Bắc Việt không thừa thắng xông lên, và cho phép Chính Phủ Việt Nam có th́ giờ củng cố quân đội họ. Điều này khó có thể xảy ra, v́ tin tức t́nh báo cho thấy Bắc Quân đang trên đà khai thác phần thắng lợi. Nếu có thời giờ củng cố lực lượng, như phác họa trong tờ tường tŕnh của Tướng Weyand, và với quân cụ và tiếp tế cung ứng bởi một ngân sách 722 triệu đô cho tài khóa 1975, Chính Phủ Việt Nam có lẽ có thể tự vệ phần đất thu hẹp, đặc biệt nếu xét đến sự giảm thiểu của các đường giây liên lạc và thế lợi của các đường giây bên trong của một chiến tranh qui ước. Điều này đ̣i hỏi tăng gấp đôi tài nguyên trong một thời gian ngắn. Khó có thể mà Bắc Quân sẽ đ́nh trệ các cuộc hành quân hiện hành của họ lâu đủ để QLVNCH hoàn bị việc tái tổ chức và tái thiết. Có phần hợp lư nếu lập luận là Bắc Quân sẽ dùng toàn bộ tài nguyên không mấy tiêu hao trong lúc chiếm đoạt Vùng I và Vùng II - để duy tŕ thế thượng phong và t́m lấy một giải pháp quân sự nhanh chóng. Tôi đă đàm phán lâu dài với Trung Tướng Toàn, tư lệnh Vùng III (trên căn bản đă chiến đấu trong cùng một đội ngũ khi ông là tư lệnh sư đoàn 2 QLVNCH năm 1967. Chúng tôi trao đổi quan điểm như đôi quân nhân kỳ cựu, đă cùng nhau chia xẻ kinh nghiệm chiến đấu một kẻ địch chung trong quá khứ). Đây là người sẽ đảm nhiệm trọng trách chiến đấu những cuộc chiến định đoạt trong Vùng III, và quan điểm của ông mang tính chất then chốt trong mọi thẩm định, và quả thật là yếu tố quan yếu cho những ư kiến tôi phát biểu trong bản văn này.
Tiếp đó chúng tôi thảo luận về diễn tiến của các biến cố có thể xảy ra trong tương lai tại Vùng III. Hai chúng tôi đồng quan điểm: nỗ lực chính của Bắc Quân sẽ là t́m cách cô lập Tây Ninh và Sư Đoàn 25, với một cuộc tấn công phụ nhắm về phía tổ hợp Biên Ḥa-Long B́nh-Sàig̣n mặt đông bắc. Điều này rất có thể đưa tới một t́nh trạng tan ră chiến thuật nhanh chóng khắp Vùng III, và có thể khiến Chính Phủ Việt Nam t́m cách chuyển một sư đoàn từ miền Đồng Bằng lên phía bắc. Tuy nhiên, một sư đoàn sẽ không làm tăng khả năng khả dĩ tạo được thế ổn định thiết thực, và khoảng trống ở Đồng Bằng sẽ tạo một sự đổ vỡ nhanh chóng hơn ở phần đất đó. Có lẽ Sàig̣n sẽ là một thành thị bị vây hăm rất sớm - có thể là vào tuần cuối của tháng 4. Một biến cố có thể thay đổi cục diện trong tất cả lực lượng c̣n lại của Nam Việt Nam là việc thay thế Tổng Thống Thiệu. Có một sự cay cú rộng lớn chĩa vào Thiệu liên quan đến việc rút quân khỏi các tỉnh phiá bắc. Đúng hay sai, Thiệu bị gán tội gây nên thảm trạng quân sự tại Vùng I và II. Quan điểm yếm thế của tôi là Hoa Kỳ không làm ǵ được mấy để thay đổi diễn tiến của các biến cố trong tương lai tại Nam Việt Nam, ngoại trừ là tái lập sức mạnh không quân Hoa Kỳ một cách dồi dào - và ngay cả trường hợp này có lẽ cũng không thể đảo ngược thủy triều trên mặt đất. Đồng thời, Hoa Kỳ có quan yếu về mặt tinh thần lẫn thực tiễn trong việc tạo dựng một nơ lực tối đa khả dĩ cứu vớt t́nh h́nh tại Việt Nam. Sự đáng tin cậy của chúng ta với tư cách một đồng minh sẽ được đo lường bởi nỗ lực của chúng ta trong các tuần tới và, mong được vậy, các tháng tới. Tuy thành quả rất mong manh, Hoa Kỳ cần thiết phải biểu lộ một h́nh ảnh của một thái độ rơ rệt trong sự quyết tâm trợ giúp Nam Việt Nam. Điều này sẽ khiến Chính Phủ Việt Nam có thêm chút ít cơ may sống c̣n, và điều quan trọng hơn là sẽ bảo tồn ḷng tin cậy vào Hoa Kỳ trên toàn cầu. Nói một cách thực tế, trong khi chúng ta có thể bàn tới kế hoạch kéo dài thời gian thêm mấy năm nữa, chúng ta có thể chấp nhận hầu như bất cứ loại tài trợ nào của Quốc Hội khả dĩ hiến cho chúng ta một đột phát nhất thời ngay bây giờ. Nếu không có lấy một tài trợ ngắn hạn nhanh chóng th́ sẽ chẳng c̣n vấn đề phải bận tâm tới tài khóa bắt đầu của năm 1976, khi đó chỉ c̣n là một vận dụng khoa bảng viển vông. Sau cùng, việc di tản dân chúng rất dễ dàng tăng trưởng tới con số cả triệu người. Vấn đề này được bàn tới riêng biệt. (Bản chính của bức bản văn này đưọc tồn trữ tại Gerald R. Ford Library)
|