Đại Tá Trần Phước


USA Command and General Staff College, Fort Leavenworth, Kansas năm 1961

Khóa 1 Quan Sát Viên khai giảng vào đầu tháng 10-1952, lúc Khóa 1 Hoa Tiêu gần măn khóa, chỉ c̣n huấn luyện giai đoạn chót nữa mà thôi. Khóa 1 Quan Sát Viên dài 6 tháng, gồm 6 sĩ quan học viên: Phùng Văn Chiêu, Nguyễn Đ́nh Giao, Lê Minh Luân, Đỗ Khắc Mai, Đinh Thạch On và Trần Phước.

Tất cả sáu người chúng tôi đều là sĩ quan của các quân trường: Sĩ Quan Khóa 2 Quang Trung, Huế, Khóa 1 Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định hay Thủ Đức và Khóa Sĩ Quan Nước Ngọt, ai cũng đă từng phục vụ bêb Lục Quân ít nhất đôi ba năm. Nên có vẻ già dặn, không như những sinh viên sĩ quan trẻ trung vui nhộn, chọc phá nhau, nên trong số chúng tôi rất ít người có tên cúng cơm như Khóa 1 Hoa Tiêu.

Sáu người cùng tốt nghiệp ra trường. Nhưng khi đỗi tới 1ier GAO (sau này là Phi Đoàn 1 Quan Sát), dưới quyền chỉ huy của một Capitaine Pháp Cotet bấy giờ. , chỉ có ba người là anh Nguyễn Đ́nh Giao, anh Đinh Thạch On và tôi bay hành quân nhiều giờ nhứt v́ anh Phùng Văn Chiêu đau hệ thống hô hấp, bay cao bị nghẹt thở, anh Đỗ Khắc Mai đau tai và anh Lê Minh Luân đau mủi. Trong khi đó, phía hoa-tiêu có trên mười người cọng thêm mấy hoa tiêu Pháp nữa, họ quần ba chúng tôi thở không ra hơi, có những hôm trời xấu làm tôi nôn mữa. Ngày nào chúng tôi cũng bay ít nhứt là hai phi vụ hành quân từ 7 tới 8 giờ bay.

Nhớ hôm đó, tôi bay với Capitaine Cotet trong một phi vụ huấn luyện điều chỉnh tác xạ pháo binh cho Quân Trường Pháo Binh Phú Lợi. Xong phi vụ, chúng tôi đáp ở phi trường Phú Lợi, được vị chỉ huy của quân trường này chở chúng tôi vào Câu Lạc Bộ Sĩ Quan uống ly rượu mừng, chuyện tṛ vui vẻ ồn ào th́ tôi đứng không vững nữa v́ quá mệt, mong chóng tan tiệc để được trở về đơn vị nghỉ ngơi; bởi v́ khi bay điều chỉnh tác xạ, Capitaine Cotet quẹo ngặt quá, làm tôi nhứt đầu chóng mặt, đến đỗi có khi tôi định bỏ mặc phi vụ nửa chừng, nhưng cuối cùng vẫn cố gắng hoàn thành.

Một lần khác tôi bay hành quân với anh hoa tiêu Trần Bá Quy ở vùng Dầu Tiếng. Trước đó tôi đến 2ème Bureau (Pḥng Nh́) của Pháp trong Căn Cứ Tân Sơn Nhứt lănh một bản đồ hành quân., có đánh dấu mật mă (carte baptisée) trong đó ghi hướng tiến quân của các đơn vị Bộ Binh, các đặc điểm chính yếu như các trục giao thông, sông ng̣i hay núi non. Chẳng hạ như Tây Ninh th́ ghi Á, núi Bà Đen có tên C4,…Sau ba ngày bay hành quân, công việc trôi chảy; qua ngày thứ tư liên lạc giữa chúng tôi và anh Quy bị trở ngại v́ hệ thống interphone hư, nên mỗi lần muốn quẹo mặt hay trái, tôi phải đứng dậy, v́ với không tới, nắm vai hoa tiêu để ra dấu quẹo về mặt hay về trái. Trong lúc ra dấu xong, tôi chưa kịp ngồi xuống và buộc dây an toàn, th́ anh Quy đă làm một cái quẹo rất ngặt về phía trái làm tôi té ngồi xuống sàn tàu bay, đầu óc choáng váng, tôi nh́n thấy bản đồ hành quân theo hướng cửa sổ bay ra ngoài mà không làm ǵ được., v́ hôm đó, trời nóng nực, trong lúc bay, tôi đă mở cửa sổ cho thoáng, không ngờ v́ hành động nông nổi này là một tai họa. May thay, lúc đó trời sa91p xế chiều, nên tôi đă xin phép vị Chỉ Huy Trưởng Chiến Trường rời vùng hành quân.

Phi cơ về đến đơn vị, tôi một ḿnh lủi thủi vào Pḥng Hành Quân, với ḷng nặng trỉu đầy lo âu. Biết bao nhiêu câu hỏi bi quancứ lẫn quẫn trong đầu óc tôi, chẳng hạn như: Nếu bản đồ mật mă kia lọt vào tay địch th́ sao? Hoặc nếu quân bạn bắt gặp được bản đồ này thi hậu quả như thế nào? Cả hai trường hợp đều bất lợi cho tôi, có thể tôi bị đưa ra Ṭa Aùn Quân Sự để xét xử và bị phạt tù. Tôi đứng ngồi không yên, mất ngủ mấy ngày liền, nhưng tôi không hề kể chuyện này cho ai, ngay cả anh Quy cũng vậy. Nhưng điều thực tế trước mắt là cuộc hành quân vẫn c̣n tiếp diễn, tôi phải làm sao bây giờ? Tôi t́m lục bản đồ vùng hành quân rồi dùng trí nhớ mấy ngày hành quân vừa qua, tôi thuộc ḷng môt phần lơn các mật mă của những điểm trọng yếu trong vùng hành quân; tôi lấy bút ch́ màu cố ghi lại, mong sao có thể giống bản đồ kia chừng nào càng tốt chừng đó. May thay, cuộc hành quân đă vượt qua phần quan trọng trong mấy ngày đầu rồi, nghĩa la có chạm địch hay không cũng chỉ diễn ra trong thời gian đầu mà thôi; nay tới giai đoạn b́nh định, các đơn vị Bộ Binh đóng quân, giũ ǵn an ninh để cho công binh xây dựng đồn lũy, v́ vậy nên tôi cũng không phải sử dụng bản đồ ật mă nhiều để hướng dẩn Bộ Binh hay điều chỉnh tác xạ Pháo Binh. Cuộc hành quân tiếp diển hơn một tuần lễ, mỗi ngày có hai phi vụ, tôi thi hành một phi vụ, rồi trao bản đồ mật mă lại cho anh quan sát viên phi hành đoàn kế tiếp. Nhưng từ khi tôi làm mất bản đồ mật mă, tôi t́nh nguyện bay luôn suuốt ngày hai phi vụ, ai cũng cho rằng tôi bay hăng say, nhưng không ai có thể hiểu được nỗi khổ tâm của tôi lúc bấy giờ. Phần quá lo lắng, phần bay nhiều mấy ngày liền, tôi phờ phạc và gầy hẵn đi.

Nhưng cũng chưa hết lo âu, v́ sau khi hết hành quân, tôi phải đích thân mang bản đồ mậtmă kia trả lại cho 2ème Bureau Pháp, v́ trước kia tôi đă kư nhận. Khi bước vào pḥng nộp lại bản đồ tôi hết sức hồi hộp, nhưng cũng cố trấn tỉnh, vừa chào hỏi xă giao viên sĩ quan Pháp, vừa trao bản đồ ra. Chúng tôi bát tay nhau, nhưng nếu ai tinh mắt, chắc rằng sẽ thấy nét bối rối hiện ra trên vẻ mặt của tôi và tay tôi hơi run run, v́ tôi sợ viên sĩ quan Phá nàykiểm điểm lại bản đồ mật mă này th́ sẽ nguy cho tôi, phải giải thích làm sao? May thay, chuyện này không xăy ra, viên sĩ quan Pháp nhận lấy bản đồ, kéo học bàn, bỏ bản đồ vào một cách thông thường tự nhiên, rồi nói lời cám ơn. Bấy giờ tôi mới yên tâm ra về. Nhưng chuyện này đă ám ảnh tôi măi cả mấy năm sau. Cho tới bây giờ, tôi cũng không rơ ai, bạn hay địch, có bắt gặp bản đồ này hay không.? Cũng có thể không ai nhặt được v́ bản đồ này rớt ở một khu rừng già hay một rạch nước chưa có vết chân người đặt tới, rồi theo thời gian tự tiêu hủy v́ phong sương.

[...]

Một khóa học 6 người, đă điểm danh 5 người rồi, c̣n một người nữa là ai? Xin thưa, chính tôi đây. Nói về tôi là chuyện không ai thích ngay cả người tự thuật và người nghe. V́ thông thường ai cũng muốn đánh bóng ḿnh, nên làm cho người đọc thấy khó chịu v́ có những điều quá lố hay không đúng/ Nhưng v́ bản tánh ṭ ṃ, ai cũng muốn biết tại sao tôi lại có cái tên cúng cơm* lạ lùng, không giống lẽ thường, là tên cúng cơm nói lên rất đúng về một nét hay điểm độc đáo về h́nh dáng, như: sứt, sún, sẹo, lùn, c̣, heo, phệ. Đen, nâu, vân vân…hay cá tính đặc biệt của một người, như: khào,khùng, ngắn, ngứa, phét, vân vân..

Chẳng hạn như trùng tên với tôi, có người mang tên Lục, v́ có 6 ngón tay, có người tên Nùng, v́ dáng người giống hệt người Thượng Du Bắc Việt, tuy anh bắn súng rất giỏi nhưng không ai gọi anh ta là Súng, có ngưới mang tên Volley v́ anh ta đánh volley hay. Riêng tôi mang danh Mệ có ư nghĩa ǵ đây. Cách nay 15 năm khi viết bài đầu tiên Những Ngày Xa Xưa cho đạc san Ngàn Sao, tôi đă có giới thiệu biệt hiệu của tôi , cũng như gần đây chưa đầy hai tháng cũng tạ tờ đạc san Ngàn Sao này, xuất bản nhân đêm Không Gian ngày 18-11-2000, và ngày trước đó, trong đêm khu trục, tôi đă bạch hóa cũng như nói rơ về bút hiệu hay tên cúng cơm của tôi, nhưng nay tôi cũng xin nhắc lại v́ hăy c̣n nhiều thiếu sót. Tuy danh hiệu Mệ có hai nghĩa: Tôn Thất và Già Cả. Nghĩa già cả mới thật oái oăm, đeo đẳn tôi suốt đời.

Xin nhắc lại, lúc trước khi Không Quân mới thành lập, đa số anh em Không Quân nói tiếng Bắc hay tiếng Nam, rất ít người nói tiếng Trung, tượng trưng là tiếng Huế. Ngay cả những người sinh trưởng ở Huế, cũng nói lơ lớ để cho người khác dễ hiểu. Riêng tôi nói tiếng Huế rặt, không bao giờ thay đỗi, ai hiểu được càng tốt, không hiểu cũng không sao, tôi không hề quan tâm. Bởi thái độ tỉnh bơ này nên mấy anh em, trong đó có anh Từ Bộ Cam, nói tiếng Bắc vá tiếng Huế rất sỏi, nói đùa, tôi là Mệ, người Tôn Thất. Tôi phân bua rằng, chính anh Cam mang họ Từ, mới là Tôn Thất thuộc họ ngoại, cùng họ với bà Từ Cung, mẹ của vua Bảo Đại. Thật sự, tôi không biết rơ bà con xa gần, thứ bậc như thế nào, chỉ nói qua lại cho vui nhộn mà thôi. Nhưng ai cũng biết, làm sao tôi thắng nỗi anh Cam về tranh luận, lại thêm anh Phạm Long Sửu người Huế phụ họa nữa. Ban đầu chỉ là đùa giởn, nhưng gọi riết đâm quen, dẫu tôi cải chính mấy cũng không được.

Danh từ Mệ, có thể là một tước hiệu trang trọng dành cho những người hoàng tộc, bất cứ đàn ông hay đàn bà, con vua cháu chúa, gịng họ Nguyễn Phước, nhưng tôi lại không phải , mang họ Trần. Tôi chỉ nhận tôi là Mệ, nghĩa là một bà già, người Huế gọi ông bà là Oân Mệ. Đối với tôi rất đúng.

Năm 1952, tôi mang lon Trung Uùy hai vạch vàng, tôi về Saigon công tác ở tại Camps des Mares, đường Frère Louis, hồi đó, nước ta c̣n dưới quyền đô hộ của thực dân Pháp, nên tên doanh trại và các đường sá đều mang danh từ Pháp. Hôm đó, tôi đứng đợi xe ở cổng gác, bổng một anh lính gác tiến lại và chào tôi, rồi khen tôi c̣n trẻ mà đă làm Quan hai. Tôi vui miệng hỏi lại Anh đoán tôi mấy tuổi mà cho rằng trẻ. Anh ta trả lời không ngập ngừng Quan độ dưới 45 và trên 40. Tôi chột dạ, tự nghĩ, mới có trên 20 mà già đến đỗi họ đoán tuổi gâp đôi. Cũng vừa xe Jeep mới trờ tới nên tôi cắt ngang câu chuyện, lên xe về phi cảng Tân Sơn Nhứt để đáp máy bay về lại đơn vị ở Huế v́ lúc đó tôi c̣n ở Lục Quân.

Năm 1970, tôi hớt tóc ở một tiệm ở đường Nguyễn Huệ, người trẻ hớt tóc tôi xong, rồi mời tôi chuyển sang ghế kế bên cạnh để cho một ông già cạo râu cạo mặt. Vừa thấy tôi, ông già bảo Cụ tuy già nhưng người c̣n khỏe mạnh, bằng chứng là tóc cụ cứng và thẳng đứng. Nghe vậy, tôi hỏi lại*Oâng đoán tôi bao nhiêu tuổi?*. Oâng già trả lời ngay*Cụ độ dưới 75, trên 70*. Thất vọng ơi là thất vọng, tôi mới ngoài 40 mà già cở trên 70. Mười tám năm qua, tôi ở Không Quân, thường nghe người ta khen lính Không Quân nói chung, giới phi hành nói riêng, trong đó có tôi, là những chàng phi công hào hoa phong nhả, tôi cũng hănh diện lây, nay nhớ lại lời nói thật của ông già cạo râu kia, tôi mới cảm thấy xấu hỗ.

Nhưng không ngờ sự già nua của tôi bên cạnh nhà tôi làm nhiều người chướng mắt, họ sỉ vả chúng tôi tận mặt. Đó là lúc chúng tôi ở tại trại tị nạn Orotes, Guam, hằng ngày gia đ́nh chúng tôi cũng như mọi gia đ́nh tị nạn khác, sắp hàng để xin cơm ăn. Các con cái chúng tôi đứng trước, rồi mới đến nhà tôi, c̣n tôi đứng sau chót. Mấy người sắp hàng kế bên họ chửi ngay vào mặt chúng tôi, rằng thằng già dịch bỏ vợ, vất con ở đâu mà đem con đỉ xí xọn theo. Nghe vậy, chẳng những tôi không giận mà c̣n cười thầm trong bụng, v́ đâu có mắc mớ ǵ, chuyện nhà ai nấy biết.

Buồn cười nhứt là khi mới vào trong nội địa đất Mỹ, chúng tôi phải khai báo các giấy tờ ở sở di trú để xin Thẻ Xanh. Chúng tôi khai một dọc 10 đứa con. Nhân viên hữu trách kiểm soát lại giiấy tờ, họ cứ hỏi đi hỏi lại năm sanh của nhà tôi và hỏi trong số mười đứa con, những đứa con nào là con của vợ trước và đứa nào là con của nhà tôi, làm nhà tôi có vẻ thẹn thùng và bực ḿnh lắm. Chúng tôi đoan chắc chỉ kết hôn một lần và tất cả mười đứa kia đều là con của chúng tôi.. Họ có vẻ nghi ngờ, may thay, tôi có mang theo đủ giấy tờ liền đưa ra để chứng minh. Mọi người đều mở tṛn xoe mắt.

Xong, chúng tôi chào để ra về, liền có một nhân viên bảo chúng tôi nán lại. Chúng tôi chờ khoảng mươi phút với ḷng hết sức băng khoăn. Bổng cánh cửa sực mở, một nhân viên từ văn pḥng bên trong tiến ra, trao cho chúng tôi mười mấy Thẻ Xanh vừa bọc mica đang c̣n nóng hổi. Giờ đây chính chúng tôi há hóc mồm v́ quá sung sướng về sự cấp phát nhanh chóng này, thường t́nh phải đợi cả đôi ba tháng. Tôi nghĩ, không những đây là kết quả của sự chứng minh giấy tờ đầy đủ, mà c̣n là một kỳ tích đối với họ, chứng kiến một ông già khọm có bà vợ trẻ măng sanh mười đứa con.

Một hôm, tôi làm mất ch́a khóa vào nhà, tôi bèn lại sở làm việc kiếm nhà tôi ở đó. Đến nơi, ga95p một cô nhân viên Việt Nam, tôi liền nhờ nhắn cho tôi gặp nhà tôi. Tôi ngồi đợi cả 10 phút, chua thấy nhà tôi ra, nhưng thỉnh thoảng tôi thấy mấy cô Việt Nam đi ngang qua nh́n tôi. Sau đó, nghe nhà tôi kể lại, họ nhắn có o^ng già dịch muốn dê chị. Khi trao xong ch́a khóa nhà cho tôi, nhà tôi trở vào bảo rằng chính là chồng ḿnh. Các cô Việt Nam kia đều đồng thanh chê bai nhà tôi quá khờ dại, và khuyên nên bỏ đi, lấy chồng khác trẻ đẹp hơn, họ sẽ giới thiệu cho.

Những ngày kế tiếp có lần bắt buộc phải đối diện khi có những bữa cơm thân mật tổ chức tại một vài gia đ́nh trong nhóm các chị làm việc cùng sở. Các cô Việt Nam kia khi gặp lại ha chúng tôi không biết phải xưng hô làm sao, v́ từ trước tới nay, họ gọi nhà tôi bằng chị, nay không thể gọi tôi bằng anh, v́ tôi quá già, hoặc ngược lại, nếu gọi tôi bằng bác th́ không thể gọi nhà tôi bằng bác được, v́ nhà tôi quá trẻ. Muốn đánh tan sự lúng túng kia, tôi liền bảo Quí chị cứ tự nhiên, gọi nhà tôi bằng chị, gọi tôi bằng bác, có sao đâu. Mấy cô kia liền xin lỗi nhà tôi, bấy lâu cứ gọi nhà tôi bằng chị mà lẽ ra phải gọi bằng bác mới đúng. Nhà tôi cười, trả lời Được gọi bằng chị, tức là tẻ và thân mật hơn, sung sướng c̣n ǵ bằng. Cách xưng hô này vẫn tồn tại cho tới ngày nay.

Có những lần các bạn bè thân c̣n trêu tôi nữa, bảo rằng tốt mái hại trống, tôi xấu hỗ, riêng nhà tôi có vẻ bực ḿnh lắm. Có hôm tôi giới thiệu nhà tôi với một ông bạn trẻ mạc chược, ông ta há hốc mồm, ú ớ, không biết phải chào hỏi làm sao. Tôi sao lại bổn củ, bảo cứ gọi tôi bằng bác, nhà tôi bằng chị.

Năm 1991, tôi với một ông bạn lớn hơn tôi độ năm tuổi, tôi xem như anh, thường hay đi xoa với nhau. Hôm đó, tôi đến nơi xoa mà chưa thấy ông ta tới. Tôi điện thoại t́m kiếm, mới hay ông ta đang nằm tại nhà thương. Tôi tức tốc đến nơi, đang lúc ông ta đang ở trong pḥng giải phẩu v́ đứt động mạch chính dẩn máu lên đầu, tức là aneurysm. Sau khi giải phẩu, ông ta bị mê mang mấy tuần lễ liền. Ngày nào tôi cũng đến nhà thương thăm, đứng cạnh giường chừng mươi mười lăm phút rồi lặng lẽ ra về. Một hôm sau đó, như thường lệ, tôi đến thăm, muốn vào pḥng bệnh phải đi ngang qua pḥng y tá trực. Lần này vừa thấy mặt tôi, liền có mấy cô y tá đi theo tôi với vẻ mặt hân hoan, họ báo cho tôi congratulation!Your son was recuperating (Con của ông đă tỉnh lại). Vừa nghe, tôi hết sức ngâc nhiên, nhưng sực nhớ lại tác già của ḿnh, tôi bèn trả lời Thank God and Thank you too (Cám ơn Chúa và cám ơn các cô nữa). Thật hết nước nói, lúc đó tôi mới trên 60 thôi mà đă già đến thế ư? Già đến đỗi người ta tưởng tôi là*Father* của một người ngoài 60. Nay thêm mười tuổi nữa th́ tôi già đến cỡ nào? Và cho dẫu nhà tôi hiên lâm trọng bệnh đúng 9 năm nay, thân xác tàn tạ cũng không già bằng tôi.

XXX

Điểm danh Khóa 1 Quan Sát Viên chúng tôi có sáu người, qua những bước thăng trầm của đời binh nghiệp của mỗi người khác nhau, kẻ may mắn, người xui xẻo, kẻ bon chen, người tà tà, nhưng cuối cùng vẫn bắt kịp nhau ở cấp Tá tột cùng. Điều hết sức may mắn, nếu như so sánh về số thọ v́ chiến tranh tàn khốc, th́ khóa chúng tôi chỉ có một bạn ra đi vĩnh viễn, c̣n tại thế 5 người, bách phân mất mát chưa đầy 20%. Và một điều may mắn nữa là năm người hiện c̣n sống đang an hưởng tuổi già tại các nước tự do, trong khi c̣n biết bao chiến hữu và đồng bào ruột thịt đang sống thiếu tự do và vật lộn với chén cơm manh áo. Xin cám ơn Thượng Đế.

Ngày 16 tháng 1 năm 2001
Mệ
Nguồn: tarin65


Vào tháng tư 1969, lúc tôi được lệnh trở về th́ Đại tá Trần Phước và Th/tá Quách đ́nh Hảo trên đường đi tới Maxwell, Th/tá Sanchez đă đưa tôi ra tận phi trường và chúng tôi hẹn gặp lại nhau tại Nha trang.

(...)

Một ngày đẹp trời vào cuối tháng chín, Đại tá Chỉ huy trưỏng TTHLKQ gọi điện thoại cho tôi bằng giọng nói rất vui vẻ:

-Apollo 11 đáp xuống Tân sơn nhất rồi, đem phi cơ về đón Đại tá Phước đi. (Lúc này cả thế giới đang theo dơi phi thuyền Apollo 11 trong nhiệm vụ đưa người lên cung trăng vừa thành công mỹ măn)

Tôi rất vui mừng khi gặp lại Đại tá Phước và Thiếu tá Quách đ́nh Hảo, Đ/tá Phước về ngay Nha Trang với tôi, c̣n Th/tá Hảo sau khi thu xếp việc gia đ́nh sẽ ra TTHL sau.

(...)

Trường Chỉ huy và Tham mưu Trung cấp Không quân có may mắn là được Đại tá Trần Phước, một vị sĩ quan cao cấp với kinh nghiệm nhiều năm giữ trách vụ chỉ huy phó Trường Đại Học Quân Sự của QLVNCH tại Đà Lạt, làm Giám đốc nên chúng tôi trong ban giảng huấn được hướng dẫn rất kỹ lưỡng trong công tác giao phó.

Sau đây là sơ đồ tổ chức sơ khởi:

Trương Chỉ Huy và Tham Mưu Trung Cấp không nằm trong Liên Đoàn Huấn luyện như các trường Phi Hành, Anh Ngữ, Quân Sự... mà trực thuộc Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Huấn Luyện Không Quân.

- Giám Đốc: Đại-tá Trần Phước

- Đoàn Khóa sinh: Th/tá Nguyễn hữu Dịch

- Pḥng Huấn luyện: Th/tá Quách đ́nh Hảo

- Pḥng Nghiên huấn: Tr/tá Đặng văn Hậu

(...)

Về phần lễ nghi quân cách, các học viên được đích thân Đại tá Phước thuyết tŕnh và phần thực tập do Th/tá Vũ văn Tuynh trưởng ban quân nhạc thuộc bộ TLKQ hướng dẫn về diễn tiến cùa các buổi lễ nghi khi tiếp đón một thượng cấp, khi bàn giao quyền chỉ huy, khi làm lễ chào cờ, khi duyệt hàng quân………….., các học viên được thực tập những buổi lễ nghi này cùng ban quân nhạc của Bộ TLKQ trên băi tập của nhà trường.

(...)

Sau khi điều hành được hai khóa, vào khoảng tháng 7/1970, Đại-tá Trần Phước đươc tuyển chọn theo học Trường Cao Đẳng Quốc Pḥng và tôi được chỉ định trách vụ quyền Giám đốc, nhờ có một thời gian làm chỉ huy phó Trường Đại Học Quân Sự Đà lạt, sau này cải danh thành trường Chỉ huy và Tham mưu Cao cấp và dời về Căn cứ Long B́nh, nên Đại tá Trần Phước đă cải tiến và nâng cao chương tŕnh huấn luyện cùa trường Chỉ huy và Tham mưu Trung cấp KQ phỏng theo một số những tài liệu trong chương tŕnh huấn luyện cùa trường Đại học quân sự trên Đà lạt và đă soạn ra được một cuốn Huấn thị điều hành căn băn cho nhà trường cho nên về sau việc điều hành các khóa học rất là nhịp nhàng không bị lúng túng v́ những trở ngại bất thường.

Đại-tá Đặng văn Hậu


Hàng 1: ĐT Trần Cửu(1/-6) Đỗ Kế Giai(1/-5) ĐT Nguyển Đình Sách(1/-1) TrTVĩnh Lộc (1/0) ĐT HQ Đỗ Quý Hợp(1/+2) ĐT Phạm Văn Tiến(1/+3) ĐT Hoàng Hữu Giang(1/+4) ĐT Lê Khắc Lý(1/+5)
Hàng 2: ĐT HQ Nguyễn Hữu Chí(2/+1) ĐT Vũ Quang(2/+2) ĐT Lê Ngọc Định(2/+5)
Hàng 3: ĐT HQ Khương Hữu Bá(3/-4) ĐT KQ Trần Phước(3/-2)

- Ngày ra đi