Đại Tá Đoàn Công Hậu

Tiểu Sử

Sinh ngày 27 tháng 08 năm 1930 nguyên Tư lệnh Phó đặc nhiệm vùng IV Chiến thuật, nguyên Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tỉnh Hậu Nghĩa, nguyên SVSQ khóa 9 Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam.

Thời niên thiếu 18 tuổi ông làm thông dịch viên cho Liên Hiệp Pháp tại Huế. Hai năm sau ông chuyển qua làm việc cho Việt Binh Đoàn cũng tại Huế, thời gian 7 năm dài lận đận trong đời binh nghiệp, lúc bấy giờ QLVNCH đă h́nh thành và người Pháp không c̣n nắm giữ những guồng máy chính trị trọng yếu nữa. Ông thi vào trường Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam khóa 9 ra trường tốt nghiệp với cấp bậc Thiếu Úy. Sau đó ông được giữ lại tại trường Vơ Bị với chức vụ Huấn Luyện Viên măi cho đến khi được thăng Đại Úy ông mới rời trường Vơ Bị đi nắm một đơn vị tác chiến ở miền Trung. Không lâu ông được giữ chức Phó Nội An tỉnh Quảng Trị, thời gian này ông đánh thắng một trận nhỏ tại Hải Lăng được Thiếu Tướng Lễ gắn huy chương. Sau đó ông rời chức vụ Phó Nội An lên đường du học Mỹ, về nước được thăng cấp Thiếu Tá và được đề cử đi học khóa Quân Chính tại Sài G̣n. Khi tốt nghiệp ông nhận chức Quận Trưởng quận Lộc Ninh. Hai năm sau ông rời Lộc Ninh và lên Trung Tá được cử giữ chức Tham Mưu Trưởng sư đoàn 25 BB đến năm 1972. Lúc bấy giờ cộng quân đánh mạnh ở vùng 3 chiến thuật. Trung Tá Thành tỉnh Trưởng Hậu Nghĩa bị tử thương. Ông được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu khẩn cấp kư sắc lệnh ngày 22/4/72 thay thế cố Đại Tá Thành trong chức vụ tỉnh trưởng kiêm tiểu khu trưởng tỉnh Hậu Nghĩa.

Tại Hậu Nghĩa với cương vị là một Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng ông đă chỉ huy đánh thắng một trận lớn tiêu diệt toàn bộ trung đoàn 271 chính quy của cộng sản bắc việt. Ngày 11-5-1972 ông được thăng cấp Đại Tá tại chiến trường. Hơn 2 năm sau ông rời Hậu Nghĩa đi nhận chức Tư Lệnh Phó Đặc Nhiệm vùng IV chiến thuật cho đến khi Sài G̣n bị bao vây ông được chuyển qua làm cố vấn đặc nhiệm kiểm huấn tại Trường Bộ Binh Thủ Đức từ ngày 26/4/75.

Sau khi Dương văn Minh đầu hàng ông bị đi tù cải tạo và bóc hết 13 cuốn lịch, phải qua các trại giam Long Giao, Hoàng Liên Sơn, Vĩnh Phú Hà Tây. Thời gian ở tù là thời gian ông được nhiều phép lạ Đức Mẹ che chở ông và các bạn tù thoát khỏi cảnh nguy hiểm ngặt nghèo mà ông sẽ kể lại trong Hồi Kư T́nh Mẹ Trong Tù được chính em ruột của ông là bà Đoàn Minh Chiếu ghi lại.

Ông định cư tại Mỹ từ năm 1992, đến năm 2009 nằm bệnh viện và sau đó vào nằm trong viện dưỡng lăo thành phố Saint Louis Missouri.

Ngày 30 tháng 01 năm 2015 ông từ trần lúc 1 giờ chiều.

Hồi Kư Trong tù

Đoạn hồi kư của cựu Đại Tá Đoàn công Hậu Nguyên Tỉnh Trưởng kiêm Tiểu Khu Trưởng Tỉnh Hậu Nghĩa

Người viết Đoàn minh Chiếu em gái ruột của Đại Tá Đoàn công Hậu

Lời người viết:( Đoạn hồi kư TMTT đuợc viết theo truyện kể của cựu Đại tá Đoàn công Hậu).

Như một đốm lửa được khơi lên giữa đống tro tàn, trong tinh thần làm chứng nhân cho Chúa, anh Hậu đă đề nghị tôi viết cho anh hồi kư “T́nh Mẹ Trong Tù”, với mục đích ghi laị những ơn trọng của Đức Mẹ đă che chở cho anh được vượt qua những hoạn nạn đau thương trong giai đoạn anh bị tù Cộng sản, anh nói: “Em viết ǵ về anh cũng không quan trọng bằng viết cho anh hồi kư “T́nh Mẹ Trong Tù”. Mỗi lần nghe anh nói thế, tôi tự hứa khi về nhà sẽ viết bài cho anh ngay, v́ biết anh rất tha thiết với niềm tin của ḿnh.

Nơi đây, tôi xin chuyển đạt những mẫu chuyện được nghe từ những lời tâm huyết của anh, với tất cả ḷng cảm xúc chân thành và tôn trọng sự thật qua nét bút đơn sơ của ḿnh, để được cùng anh dâng lên Đức Mẹ Maria tấm ḷng thành kính cảm tạ sâu xa, cùng với khúc hát ân t́nh “AVE MARIA” c̣n vang măi trong tâm hồn… P/S Những ơn lạ của Đức Mẹ được ghi trong hồi kư này đă xảy ra giữa lúc miền Nam Việt Nam đang bị rơi vào tay Cộng sản. Do đó người viết có thể phải lướt qua một ít t́nh tiết bên lề cuộc sống lao khổ của những “người tù không án”, để bài viết giữ được phần trung thực.

VÀI Ư NGHĨ ĐƠN SƠ VỀ NGÀY 30/4/75

Khi miền Nam Việt Nam vừa bị Cộng Sản Bắc Việt cưỡng chiếm, một số người đă vội lạc quan trước thay đổi này, v́ nghe theo bộ máy tuyên truyền của Việt cộng, rằng ḥa b́nh sẽ được văn hồi trên đất nước. V́ thế với cái nh́n thiển cận khi thấy một trong hai bên bị thất thủ họ nghĩ ngay đến hai chữ “ḥa b́nh”, và một số phần tử muốn lập công cũng “a –dua” theo cái xu hướng ấy, cũng đeo băng đỏ và dẫn đường chỉ lối cho những đoàn chiến xa Việt cộng tiến vào thành phố Sài G̣n, mà quên đi những cảnh thương tâm của hằng ngàn dân sinh ở ven đô là những người thân hữu của ḿnh, mới mấy tiếng đồng hồ trước đây đă vĩnh viễn ra khỏi cuộc đời trong cái chết không toàn thây dưới làn mưa đạn pháo kích của đám người Cộng sản này.

Tuy nhiên một dân tộc vốn đă chịu nhiều đau khổ v́ chiến tranh, đă đến lúc họ phải được nghỉ ngơi để an hưởng một cuộc sống thanh b́nh, khi bom đạn không c̣n gieo oán hận vào đời người qua những tang tóc đau thương, khi đất nước được nối lại một giải sơn hà gấm vóc. Bắc Trung Nam rồi đây tay trong tay xây lại cuộc đời đă đổ nát v́ cuộc chiến ư thức hệ ngoại bang. Người dân 3 miền sẽ có dịp ngồi lại với nhau trong t́nh huynh đệ “máu chảy ruột mềm”, để băng bó cho nhau từng vết thương của những ngày quá khứ đau buồn, và cùng sánh vai trên bước đường trau dồi văn hoá, kiến thức vốn đă suy thoái theo những năm dài chinh chiến, để hướng về một tương lai hưng phấn cho Việt Nam, nơi đó người dân 3 miền sẽ được sống an vui trong nền dân chủ Tự Do và Tiến Bộ.

Điều mong mỏi ấy tưởng không có ǵ quá đáng nếu cùng được xuất phát và thực thi cuả những người đang nắm vận mệnh cuả đất nước với một thiện chí hoà b́nh và có ư thức trách nhiệm trước Tổ Quốc và Dân Tộc. Nhưng người dân miền Nam đă thật sự thất vọng khi đối diện với một thực tế quá phũ phàng của chế độ đảng trị ngay trong giai đoạn đầu. Thay v́ được hưởng những quyền lợi chính đáng sau mấy mươi năm miệt mài xương máu như họ vẫn thường mơ ước, th́ giờ đây người dân lại phải gánh chịu thêm nhiều khổ ải, đắng cay dưới ách thống trị hà khắc của bạo quyền Cộng sản từ vật chất đến tinh thần, và họ cảm thấy dường như định mệnh đă không đặt đúng chỗ cho những người biết tôn trọng lẽ công chính, để rồi từ vũng lầy đau khổ vẫn c̣n mang một thành kiến không thể xoá mờ. Cho dù t́nh đời vẫn có lúc nhạt nồng, nhưng một ván cờ đi nước rút đă dẫn đến một hậu quả khốc liệt cho toàn Quân Dân miền Nam trong ngày 30/4/75, để lại một quá khứ đầy tủi nhục giữa ḷng thế hệ qua cuộc bức tử cho một quê hương đầy sức sống của nền Dân Chủ Tự Do.

Một trang sử bi hùng đẫm lệ cho một Quân Đội hiên ngang, và cuộc tổn thất “vô tiền khoáng hậu” cho một Dân tộc anh hùng đă có một lịch sử lâu dài trên 4 ngàn năm văn hiến. Người dân miền Nam tuy vốn bản chất hiền lành và dễ dăi, nhưng đến lúc họ phải tỉnh thức với bản năng tự vệ, tự cứu ḿnh ra khỏi cảnh lầm than trước bao nguy cơ đang giáng xuống đời sống họ ngày càng nặng nề và trắng trợn. Rất nhiều người đă âm thầm bỏ nước ra đi, bất chấp mọi đói khát và chết chóc trên biển khơi để t́m 2 chữ Tự Do trên bất cứ bến bờ vô định nào.

Nh́n lại một đất nước vừa tái lập hoà b́nh, nếu là nền hoà b́nh chân chính tất phải mang lại ấm no hạnh phúc cho toàn dân. Tập đoàn đảng Cộng sản Bắc việt phải trả lời thế nào trước dư luận thế giới về sự bất tín nhiệm của người dân Việt Nam qua hành động bỏ nước ra đi của hàng triệu dân lành, trong số đó đă có hơn nửa triệu người bị phơi thây trên biển cả, v́ nhiều lư do…

Kẻ ra đi th́ như thế, người c̣n ở lại th́ ngụp lặn trong cơ cực đói rách và đầy áp bức. Đó là cuộc sống thường nhật của bao chục triệu dân lành đă bị áp đặt rất chặt chẽ trong cái Xă hội chủ nghĩa Việt cộng sau ngày 30/4/75. Riêng đối với các chiến sĩ QLVNCH, chúng tôi là những người từng đánh đuổi quân xâm lăng Bắc việt, bảo vệ toàn vẹn lănh thổ miền Nam suốt hơn 20 năm dọc theo chiều dài lịch sử chống cộng của đất nước. Tất nhiên chúng tôi là những cái gai chưa được nhổ đi trong mắt của những người Cộng sản lúc bấy giờ.

ĐI TÙ

Thế rồi việc sẽ đến phải đến !

Có lẽ v́ sợ một cuộc bạo động có thể xảy ra trong dân chúng nhân ngày “Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà” Hội đồng quân quản Sài G̣n đă ra lệnh tập trung vào tù tất cả các sĩ quan từ cấp uư đến cấp tướng với chiêu bài lừa bịp là “học tập”, chúng phân ra nhiều thời gian và địa điểm tập trung khác nhau. Riêng cấp Tướng, Đại Tá và những nhà trí thức miền Nam tập trung đúng vào ngày 19/6/75, là ngày kỷ niệm của QLVNCH, tôi cũng nằm trong danh sách ấy. Hành lư cá nhân được mang theo chỉ vài bộ quần áo và một ít thực phẩm khô đủ dùng cho một tháng. Nhưng phần đông các anh em chúng tôi hầu như không ai để ư đến điều kiện vật chất cho cá nhân ḿnh, đang lúc tâm can c̣n chất nặng mối đau buồn to lớn trước cơn lốc chính trị đột biến đă hoành hành và tàn phá hầu hết trên quê hương miền Nam.

Qua một ngày chờ đợi trong mệt mỏi và đói khát, măi đến quá nửa đêm mới có một đoàn xe 3 chiếc GMC tiến vào sân trường Đại Học Văn Khoa để chở chúng tôi đi. Lúc này mọi sinh hoạt ngoài đường phố hầu như đă ch́m vào giấc ngủ. Chúng bắt đầu cho xe chạy ḷng ṿng trong thành phố một hồi lâu, mục đích là đánh lạc hướng những cặp mắt ṭ ṃ của ai đó, có thể đang theo dơi hành tung của chúng để giải thoát cho 3 xe tù này? Khi đă kiểm soát thật kỹ, chúng cho xe phóng ra xa lộ chạy như bay về hướng đông dưới những trận mưa đêm tầm tă. Hơn 4 giờ sang đoàn xe rẽ vào một đoạn đường rừng gập ghềnh và không lâu đă dừng lại để đổ chúng tôi xuống tại một cánh rừng thưa, mới biết đây là một cứ điểm của QLVNCH bỏ lại, gọi là “ Trại Long Giao”. Vừa đến đây tôi đă được gặp lại một số các khuôn mặt thân quen như: Linh mục Đại Tá Phaolo-Maria Lê trung Thịnh Tổng Tuyên Uư Công Giáo QLVNCH. Linh mục Đại Tá Long, Linh mục Đại Tá Phan Phát Huờn, Đại Tá Bôi Chỉ Huy Trưởng Thiết Giáp, Đại Tá Th́n Tỉnh Trưởng Pleiku. Đại Tá Quỳnh Tỉnh Trưởng Quảng Trị, Đại Tá Tịnh Tỉnh Trưởng Lâm Đồng, Đại Tá Chiêm Bí Thư Tổng Thống Thiệu, Đại Tá Chín Chỉ Huy Trưởng Không Đoàn Trực Thăng, Đại Tá Trang Chỉ Huy Trưởng Hải Quân Vũng Tàu..v..v ..và c̣n rất nhiều vị quen biết khác cũng có mặt trong buổi sáng này. Tại đây Việt cộng chia ra thành nhiều khu để nhốt tù, và cũng từ hôm ấy câu nói sáng giá của cố TT Thiệu được chúng tôi ghi nhận bằng cuộc sống lao khổ hằng ngày là : “Đừng nghe những ǵ Cộng sản nói mà hăy nh́n kỹ những ǵ chúng làm”.

Chúng chia tù ra từng đội, ngày đi vào rừng khai hoang, đào đất đốn cây.v.v. Tối về tập hop sinh hoạt, học tập cải tạo, học tập cái Xă Hội Chủ Nghĩa tam vô (vô Gia đ́nh, vô Tổ quốc, vô Tôn giáo) mục đích là để đề cao chủ thuyết Máclê. Trong khi ấy lại phê phán chửi bới thậm tệ chế độ miền Nam, cho rằng Chính thể miền Nam là tay sai của đế quốc Mỹ. Thế th́ qua các hành động dâng dất, dâng biển và c̣n để cho người Tàu đem dân qua khai thác tài nguyên, gây ô nhiễm độc hại cho sức khoẻ của người dân Việt Nam trong hiện tại và tương lai, ai đă là TAY SAI

CHO TRUNG QUỐC ?

Những vi phạm nghiêm cấm trên, phải chăng Việt cộng đă tự tố cáo và tự sỉ nhục chính ḿnh là những kẻ bất tài không giữ ǵn được đất nước, là những kẻ phản Quốc và Dân Tộc v́ không tôn trọng nhân dân. Lịch sử Việt Nam dù trải qua bao thế hệ, vẫn không bao giờ tha thứ cho những tội đồ bán nước như thế!

Một hôm chúng chỉ định Đại Tá Bôi lên thuyết tŕnh, mục đích để lôi cuốn các anh em phải nghe theo đường lối của chúng, ngoài ra cũng có ư đồ muốn gây mâu thuẫn giữa các anh em tù để chúng dễ kiểm soát tư tưởng. Về phần Đại Tá Bôi khi bất ngờ bị chỉ định, anh như người đă ngồi trên lưng cọp phải vào hang cọp! Trải qua hàng giờ trong bầu khí nặng nề, mặc cho cán bộ ra sức cổ vơ, thúc đẩy các anh em nói theo nhưng không được đáp lại bằng lời hưởng ứng nào. Bài thuyết tŕnh của Đại Tá Bôi chấm dứt trước sự im lặng lạnh lùng của các anh em tù. Bước ra khỏi pḥng tôi gặp Đại Tá Bôi, thấy anh có vẻ kém vui, tôi hát đùa cho anh nghe một câu: “Bạn ơi, mai ngày ai hỏi đến tên Bôi, thằng Bôi Thiết Giáp đă quy tiên rồi !” Cả bọn tôi cùng cười nhưng là những nụ cười nhạt nhẽo trên những vành môi méo xệch!

Sau lần dùng chiêu thức “Đại Tá Bôi” để trắc nghiệm tư tưởng của các anh em tù, Việt cộng biết ḿnh đă bị “hố”, v́ chúng tôi không phải là những người dễ cải tạo?

Đấy chính là mối lo ngại của ban quản giáo, v́ họ sợ số người đông đảo này có thể gây bạo động dưới sự áp bức của qui chế trại tù, nên không lâu họ lại bày ra một độc kế khác để dằn mặt chúng tôi.

Một hôm chúng lập ṭa án ngay trong rừng và tập họp tất cả các tù nhân lại để chứng kiến việc chúng xử án 2 người tù (cấp Trung Uư), mà không có người biện hộ cho nạn nhân. Bản án là do sự theo dơi, moi móc, nghe lóm từ những lời nói sơ hở vô căn cứ của các anh em tù, và theo chúng nói có bắt được một bức thư của hai anh lén gởi về gia đ́nh báo là hai anh sẽ trốn trại. Mọi người nh́n nhau ngơ ngác, không ai biết chuyện thực hư thế nào, nhất là bức thư có thật hay bị giả mạo nét chữ để vu khống? Sau khi đọc xong bản án nói trên, chúng kết tội hai anh là có ư định trốn trại, hận thù cách mạng, có tư tưởng chống phá cách mạng, do đó chúng kêu án tử h́nh và xử bắn hai anh tại chỗ.

Cảnh tù đày với bao nỗi cơ cực và đói khát tưởng là đă yên, nhưng tinh thần càng khốn đốn hơn khi chúng tôi chứng kiến cảnh xử án theo luật rừng của chúng. Người tù chúng tôi mất hết niềm tin trong cuộc cuộc sống này, các anh em không c̣n dám để lộ ư nghĩ riêng tư của ḿnh như trước nữa.

THÁNH GIÁ CHUỖI MÔI KHÔI TRỪ QỦY

Lán tôi ở có 4 người, cứ hai người nằm kề nhau trong một diện tích 4mét vuông, Đại Tá Trang nằm cạnh tôi. Mấy ngày trước tôi để ư thấy anh như có vẻ t́m kiếm một vật ǵ quanh chỗ nằm của anh, nhưng tôi không hỏi v́ tôn trọng sụ riêng tư. Hôm sau phiên tôi quét lán, trong lúc dọn dẹp tôi nhặt được một tràng hạt bị đánh rơi. Sau nhiều lần rao hỏi không thấy ai nhận, tôi liền móc trong túi áo trên ngực ḿnh lấy ra một xâu chuỗi và nói: “tôi cũng có chuỗi đây”. Nghe thế Đại Tá Trang liền lên tiếng xin lại xâu chuỗi tôi đă nhặt.

Tối hôm ấy tôi đang nằm chờ ngủ, anh Trang cũng nằm cạnh tôi, bỗng anh choàng dậy hỏi: “anh Hậu, anh có tin Thánh Giá chuỗi Môi Khôi trừ được quỹ không?” Tôi đáp: “tin chứ!” Vừa nghe tôi nói, anh mỉm một nụ cười tâm đắc và khẻ nói: “tôi có chuyện này kể cho anh nghe nhé!” Không đợi tôi trả lời, anh xích lại gần tôi, với một giọng nghiêm trang, anh bắt đầu kể:

“Chuyện này chỉ mới xảy ra chừng 6 tháng trước, như anh đă biết văn pḥng làm việc cuả tôi ở tại Vũng Tàu. Một hôm có bà Đại Uư nữ quân nhân tên là Quỳ, từ Sài G̣n đích thân xuống Vũng Tàu t́m tôi, để hỏi về tin tức của người em trai bà là lính Hải quân đi trên chiếc HQ…đă bị ch́m ngoài khơi chưa vớt được xác. Trong lúc tôi đang nhấc phone định gọi về một đơn vị Hải quân khác để lấy tin tức mới nhất cho bà. Bỗng người em gái cùng đi với bà đến đây th́nh ĺnh cất tiếng la hét thật to với một giọng khàn khàn của đàn ông. Bà Quỳ nói với tôi, đúng là giọng nói của người em trai bà bị ch́m tàu. Cô gái càng lúc càng la hét to hơn và múa máy tay chân với vẻ mặt đỏ bừng làm bà Quỳ hốt hoảng kêu lên “Đại Tá ơi, có cách ǵ cứu dùm cô em tôi với”. Tôi liền gọi ngay tài xế đi rước Cha Tuyên Uư gấp.Tài xế lái xe đi nửa giờ sau trở về và nói cha đi họp không có ở nhà.

Thất vọng quá, trong khi cô gái vẫn không thôi la hét. Tôi quưnh lên, chạy qua pḥng này pḥng khác cũng chẳng biết phải làm ǵ? Trong lúc bối rối ấy, tôi chạy vào pḥng ngủ của tôi, mắt tôi bắt gặp được chuỗi tràng hạt treo trên đầu cây cột mùng. Mừng quá tôi vội chụp ngay xâu chuỗi đem ra và giơ cao Thánh giá trước mặt cô gái (cô ấy đang cơn la hét). Tôi thét lớn: “Nhân Danh Đức GIÊSU KITÔ, ta truyền cho ngươi phải ra khỏi người này ngay!” Tôi vừa dứt lời, bỗng cô gái ngă qụy xuống đất, đôi mắt nhắm nghiền như một người bất tỉnh, chỉ trong giây phút cô mở mắt nh́n mọi người và tự đứng lên.

Anh ngừng một giây và tiếp: “Chuỗi Môi Khôi là khí cụ b́nh an cho nhũng ai năng lần hạt Môi Khôi với ḷng trông cậy và tôn kính.”

GIÁNG SINH ĐẦU TIÊN TRONG TRẠI TÙ CỘNG SẢN

Noel lại về dưới bầu trời rét mướt của mùa đông. Nơi cánh rừng thưa bên ghềnh suối, các anh em tù đang lặn ngụp trong gịng nước lạnh buốt, họ vội vàng gội rửa những vết bùn nhơ đang bám vào người từ sáng tinh sương đến bây giờ, và cũng là để chuẩn bị một h́nh thức bề ngoài cho được tươm tất đón mừng lễ Giáng Sinh đêm nay. Những ngày lao động của người tù được xem như một chuỗi xích nặng nề vây quanh họ trong lao khổ nhục nhằn với bao nỗi oan khiên, và nếu đó là nguyên nhân đă làm rướm máu những vết thương c̣n tàng chứa trong ḷng người, nghĩ rằng nên được rũ sạch nơi gịng suối cùng với lớp bùn nhơ t́ uế của cuộc đời, để ít ra qua giây phút thầm lặng hướng về Chúa trong buổi chiều hôm nay. Và v́ “Chúa đến”, các anh em chúng tôi đă gặt hái được số hoa quả của ḷng vị tha như một của lễ mọn hèn dâng lên mừng “Chúa Cứu Thế Giáng Trần”.

Lần đầu tiên tôi mừng lễ Giáng Sinh trong trại tù Cộng sản. Những ṿng kẻm gai vây quanh chỗ ở của tôi, nói lên cái ranh giới nhỏ hẹp và khắt khe của quy chế tù đày. Nhưng có một điều được khẳng định rằng không có một quyền lực nào ở trần gian, có thể hạn chế được nguồn sống tâm linh của con người?

Là chiến sĩ, tôi thường đón lễ Giáng Sinh xa gia đ́nh. Năm nay thêm một lần tôi lại đón Chúa trong cảnh xa nhà, nhưng trong phạm vi của trại tù Cộng sản. Nơi đây không có tiếng chuông nhà thờ, không có hang đá Bethlehem, không nhạc Thánh ca cũng không có đèn đóm giăng mắc thay cho những v́ sao đêm…Nhưng có những tấm ḷng chùng xuống, những ánh mắt khô cạn gịng suối lệ, từng giây phút giữa đêm thâu, ngóng trông ơn cứu độ, những bờ môi từ lâu vắng nụ cười, giờ đây củng cất lên những lời ca hoan hỉ trước tin mừng Trời- Đất giao hoà. Và tất cả khổ đau, những bất công trong đời, xin cùng được dâng lên trước giờ Chúa đến.

Buổi chiều hôm ấy như đă hẹn, vào lúc 5 giờ các anh em công giáo đến giữa sân sau nhà, Cha Huờn mang theo một nồi chè đậu đen nho nhỏ để các anh em cùng mừng lễ. Chúng tôi đứng thành một ṿng tṛn, Linh mục xướng lên những lời chúc tụng ThiênChúa (với một giọng vừa đủ nghe). Ngài bắt đầu nghi thức phụng vụ một cách nhanh chóng và gọn gàng. Các anh em chúng tôi chăm chú tham dự Thánh lễ thật sốt sắng và được kín đáo lănh nhận “Ḿnh Thánh Chúa” từ sự chuyển tiếp của người đứng cạnh ḿnh. Qua giây phút hiệp thông cùng “Bí Tích Thánh Thể Chúa GIÊSU”, chúng tôi khẽ hát bài “Mừng Chúa Ra Đời” bằng tiếng La Tinh với một tâm hồn đầy mến yêu và sống động.

Linh mục Huờn tự tay múc chè từng chén nhỏ, chúng tôi xúm lại thưởng thức tài nấu nướng của ngài. Đậu đen được nấu với đường tán đen hợp thành môt hương vị đặc biệt thơm ngon và hấp dẫn, có thể nói hơn cả những chén sâm yến đắt tiền trong những buổi da tiệc đă qua trong đời.

Khi cuộc vui đă gần tàn, chúng tôi chia tay nhau mỗi người trở về chỗ ở của ḿnh ,mang theo trong ḷng một cảm giác thật b́nh an, v́: “CÓ CHÚA Ở CÙNG CHÚNG TÔI”.

ẢNH ĐỨC MẸ XUẤT HIỆN TRÊN CHÓP CÂY TRỨNG CÁ

Thời gian chúng tôi vào trại Long Giao đến nay đă hơn nửa năm, nhưng ngày về th́ vẫn c̣n mịt mù tăm cá, các anh em không c̣n hy vọng vào những lời lừa bịp của Việt cộng. Đă vậy trại tù Cộng sản không chỉ là nơi đày đọa con người trong lao động và đói khát, mà nơi đó c̣n chất chứa một mối thù truyền kiếp của những người mang chủ thuyết ngoại lai.

V́ thế khi đứng trước phong ba băo tố của cuộc đời, sức người yếu đuối mỏng ḍn chỉ c̣n biết trông cậy vào ḷng thương xót của Thượng Đế mà thôi. Tôi c̣n nhớ vào một buổi sáng chủ nhật được nghỉ lao động, tôi sang bên lán của Đại Tá Quỳnh chơi, vừa chuyện tṛ được một lúc th́ có Đại Tá Chiêm đến, anh nói với chúng tôi: “đêm qua Đức Mẹ đă hiện ra trong giấc ngủ của tôi, Ngài bảo tôi nói với các anh em HĂY CẦU NGUYỆN”! Đại Tá Chiêm là người Phật giáo, anh không mấy tin vào giấc mơ này, nhưng anh vẫn làm theo lời dặn của Đức Mẹ là truyền đạt cho các anh em trong tù được biết lời nhắn nhủ của Mẹ. Anh Quỳnh và tôi nghe thế cũng gặp gỡ kín đáo các anh em để nói cho họ biết tin này. Nhiều người có ḷng tin tỏ ra suy nghĩ , v́ họ vẫn chưa quên vụ xử bắn 2 anh tù trước đây. Ai nấy đều cầu nguyện theo tín ngưỡng của ḿnh. Câu chuyện ấy rồi cũng được lắng xuống theo nhịp sống cơ cực hàng ngày, cho đến một tuần sau…

Hôm ấy vào một buổi sáng trời trong và đẹp, mọi vật như vươn ḿnh trong sức sống nhẹ nhàng sau những ngày ủ rũ của mùa đông, vài cánh chim én từ đâu bay về thả hồn rong chơi dưới bầu trời quang đăng, chúng đâu ngờ rằng chúng đă ĺa đàn để đến một nơi không có mùa xuân, v́ đối diện dưới bầu trời thênh thang đó là ngục tù của loài người, của những con người cùng da vàng máu đỏ đă may mắn ở vào thế thắng vẫn c̣n nuôi chí hận thù, muốn tiêu diệt đồng chủng của ḿnh đến hơi thở cuối cùng.

Lúc này mặt trời đă lên cao, tôi và 4 anh em khác đang núp nắng dưới một ṿm cây thưa lá ở giữa sân sau nhà. Chúng tôi xúm lại gọt củ cải để chuẩn bị thực đơn cho ngày tết cổ truyền (món củ cải dầm với nước muối). Vừa làm chúng tôi vừa trao đổi với nhau những suy nghĩ của ngày ra tù. Làm việc được một hồi lâu, không biết tại sao Đại Tá Chiêm nh́n về cây trứng cá lớn cách đó chừng 10 mét, bỗng anh kêu lên “Ủa ! Ai treo ảnh Đức Mẹ trên cây trứng cá vậy?” Anh Hậu, anh Hậu, nh́n ḱa ! (V́ biết tôi là người Công giáo, nên việc ǵ liên quan đến bên đạo các anh thường gọi tôi). Tôi và các anh khác cũng ngừng tay hỏi:” “đâu?.. đâu?”.Anh Chiêm vẫn nh́n chăm chăm vào chóp cây trứng cá và nói tiếp: “Kia ḱa, ảnh Đức Mẹ đang treo trên cành cây cao nhất đó, các anh thấy không?” Tôi và các anh em cố mở to mắt để nh́n theo tầm tay anh Chiêm đang chỉ, nhưng vẫn không thấy ǵ. Anh Chiêm tỏ vẻ tiếc v́ chúng tôi không được trông thấy ảnh Mẹ như anh đă nh́n thấy rơ ràng. Tôi thầm nghĩ, có lẽ Đức Mẹ chỉ muốn ban cho riêng anh Chiêm được nh́n thấy sự lạ của Mẹ với một ư nhiệm mà chúng tôi chưa thể hiểu được? V́ liên tiếp trong hai tuần qua Đức Mẹ đă cho anh Chiêm được thấy Mẹ trong hai trường hợp khác nhau, một lần trong đêm ngủ và lần này giữa ban ngày. Phải chăng đó là một dấu chỉ đặc biệt mà Đức Mẹ muốn nhắc nhở chúng tôi đừng quên cầu nguyện!

(Điều này quả ứng nghiệm cho việc chuyển trại tù gấp rút ra Bắc. Sau một thời gian gạn lọc kỹ, Việt cộng chuyển tù đi bằng hai cách, cấp Đại Tá và Tướng đưa bằng máy bay (sẽ nói sau).Một số anh em khoảng 1600 người, chúng chở đi bằng tàu Sông Hương. Sau này nghe các anh kể lại trong đêm lên tàu Sông Hương tại bến cảng Khánh Hội SàiG̣n, trời mưa tầm tă, có một anh v́ mang ba lô cồng kềnh đă bị trượt chân té xuống sông, nhưng bọn cai tù mặc nhiên không cứu vớt)

Từ khi thấy ảnh Mẹ trên cây, không đầy một tuần sau đến phiên anh Chiêm bửa củi, những khúc gỗ súc to hơn một ṿng tay ôm mà xuất xứ của nó ở tận rừng sâu núi thẳm.Các anh em tù chúng tôi đă đổ rất nhiều mồ hôi nước mắt, và kể cả những giọt máu của ḿnh trong lao động có khi cũng bằng tính mạng nữa để đốn chặt những cây gỗ súc khiêng về trại chất thành từng đống cao như núi. Sau khi dùng cưa tay cưa gỗ ra từng khúc, chúng tôi chia phiên nhau bửa ra từng thanh để cán bộ xử dụng cho nhiều việc.

Nh́n đống gỗ nặng ngàn cân nằm ngổn ngang trên mặt đất, đôi khi người tù chúng tôi có cảm giác như đang đứng trước một thách đố cho đôi tay gầy guộc của ḿnh. Tuy nhiên, ư chí và nhẩn nhục, chịu đựng và hy sinh là những đoạn đường mà anh em chiến sĩ chúng tôi đă từng đi qua để đưa Quân Đội ḿnh tiến lên những bước trưởng thành đáng kể. Điều đó luôn nhắc nhở chúng tôi, dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải khắc phục được những khó khăn khi ḿnh có thể.

Hôm ấy sau khi Đại Tá Chiêm xử dụng chiếc búa tay bửa ra một số củi, chiếc búa của anh bị lỏng cán. Có lẽ v́ quá mệt nên anh không để ư và vẫn tiếp tục làm việc. Khi anh giơ chiếc búa lên cao để lấy sức nện xuống, lưỡi búa bị văng ra khỏi cán và bổ từ trán anh thẳng xuống cằm. Nhưng có một điều lạ, lưỡi búa rất nặng và có cạnh bén, thế mà khi xán vào trán anh kéo xuống tận cằm chỉ để lại một đường máu nhỏ mức bằng sợi chỉ. Thay v́ sức nặng của lưỡi búa không dưới 2 kilô cộng thêm lực giáng xuống của đôi cánh tay, chắc chắn phải gây thiệt hại cho khuôn mặt anh nhiều hơn?

Với một tai nạn khủng khiếp như tưởng rằng khuôn mặt anh Chiêm phải bị chẻ đôi theo dấu vết của lưỡi búa đi qua. Nhưng thực tế chỉ để lại một dấu vết rất hiền lành, như đầu một mũi kim lướt qua làn da làm rướm một lằn máu nhỏ.

Sự lạ ảnh Đức Mẹ xuất hiện trên chóp cây trứng cá vào tuần trước , không ai được nh́n thấy ngoài anh Chiêm. Cứ nh́n lằn máu nhỏ chạy thẳng như một nét bút vẽ từ trán xuống cằm trên mặt anh, người ta rất đổi ngạc nhiên và không khỏi nghĩ đến một bàn tay mầu nhiệm của một Đấng thiêng liêng đầy ḷng nhân ái đă dơi mắt che chở và giữ ǵn anh được an toàn trong tai nạn hiểm nghèo ấy..

CHUYỂN TÙ RA BẮC: HOÀNG LIÊN SƠN

Hai ngày nghỉ Tết trôi qua khá nhanh, chúng tôi trở lại đời sống lao động như mọi ngày. Một sớm trời hăy c̣n sương mù, tên quản giáo cho biết hôm nay các anh không đi lao động. Trong một tiếng đồng hồ các anh phải thu xếp hành lư cá nhân để mang theo, v́ có lệnh chuyển trại.

Một giờ sau, nhiều chiếc xe bít bùng đến chở chúng tôi đi về hướng Sài G̣n, đoàn xe tiến vào phi trường Tân Sơn Nhất bằng cổng sau, xe đến tận chỗ máy bay đậu, chúng tôi bước xuống xe và lên máy bay ngay. Chiếc C.130 của QLVNCH bỏ lại và đang chờ sẵn. Chúng chỉ định một người tù trong chúng tôi lái chở chúng tôi ra Bắc, khi tất cả đă ngồi trên phi cơ, chúng c̣ng tay 2 người chung một c̣ng tại ghế, và bắt đầu cho máy bay nổ máy. Cảnh cũ người xưa gợi lên trong chúng tôi bao kỷ niệm của một thời oanh liệt. C̣n đây những người trai hùng trên chiến địa, đă từng đánh tả tơi manh giáp Trung đoàn 271 Việt cộng ngày 11/5/72 tại HẬU NGHĨA.

Vẫn c̣n đây những anh hùng Thủy Quân Lục Chiến chiếm lại Cổ Thành Quảng Trị ngày 16/9/72 “MÙA HÈ ĐỎ LỬA”

C̣n đây những chiến sĩ Hải Quân can trường đă ngăn chận tham vọng bành trướng của Trung cộng ngày 19/1/74 trên hải đảo Hoàng Sa của VNCH. Và vẫn c̣n hiện diện nơi đây những người trai Không Quân hào hùng, đă một thời dùng đôi cánh sắt tung hoành ngang dọc trên bầu trời Quê hương để trừng phạt quân xâm lăng Bắc việt giữ vững thành tŕ cho lư tưởng Tự Do của Dân Tộc, và c̣n rất nhiều….nhiều hơn nữa, như một thiên t́nh sử của những người suốt cuộc đời chỉ biết tận tụy chiến đấu, hiến dâng sự sống và trái tim yêu của ḿnh cho Quê Hương máu lửa. Thế mà….chỉ một ngày thôi! Tất cả đă tan biến vào cuộc bể dâu để rồi hôm nay người trai ấy với bao nỗi bẽ bàng khi tự lái phi cơ, tự chở ḿnh và các anh em cùng lư tưởng đi đền tội Tổ Quốc.

Trong thinh lặng đột nhiên Đại Tá Huỳnh Công Tịnh bật lên tiếng khóc! Qua giọng đứt quăng nghẹn ngào anh nói: “đời tôi chưa khi nào chịu nhục nhă như thế này!” Dù không một lời an ủi nào của anh em hướng về Đại Tá Tịnh trong giây phút này, nhưng có ai hiểu cho rằng các anh em chúng tôi cũng đang thầm nuốt từng gịng máu lệ? Tiếng khóc và nỗi uất nghẹn trong ḷng anh Tịnh vang lên như trăm ngàn mũi kim xuyên qua trái tim rạn nứt của mỗi người, càng làm thêm rỉ máu!

Chúng tôi ngồi im như những tượng đá giữa trời, mặc cho mưa gió phũ phàng rơi trên thân xác làm biến đổi tấm h́nh hài, mặc cho lớp bụi thời gian có xóa mờ nét tinh khôi của một thời đă mất. Linh hồn tượng đá vẫn sống, vẫn nói lên ḷng chung thủy trung kiên với một. Chính thể đă qua bằng sự hiện diện của nó, và cho dù gịng đời có đổi thay, nhưng tinh thần tượng đá luôn giữ được một giá trị cao quí với lịch sử, vói thời gian và nhất là…với ḷng người. Máy bay hạ cánh đáp xuống phi trường Yên Bái, c̣n gọi là phi trường “Cát Bi” Đây là một phi trường dă chiến nằm giữa ḷng rừng núi Hoàng Liên Sơn. Nơi đây có vài tên mang súng hướng dẫn chúng tôi đi về phía chân núi xa xa…Băng qua một cánh đồng , một bên có hồ nuôi cá, tại đây chúng đă bố trí sẵn cho vài gia đ́nh cán bộ cao cấp đến ngồi ngoạn cảnh. Trên bờ hồ có mấy người đàn ông câu cá, chúng là những công an mật vụ mặc thường phục đi theo để bảo vệ cho những gia đ́nh cán bộ này.

Khi chúng tôi đi qua bờ hồ, một người đàn ông cao tuổi có vẻ là cấp tướng, y mặc thường phục đứng nh́n chúng tôi và dơng dạc nói: “các anh ra đây mới thấy được cái (Siêu Việt) của xă hội chủ nghĩa chúng tôi như thế nào!” Chúng tôi vẫn lẳng lặng đi, ḷng không khỏi buồn cười cho hai tiếng Siêu Viêt của y mà chúng tôi đă thấy là: đói cơm thiếu áo, là người cày thay trâu trên những thửa ruộng khô cằn, là vài nếp nhà ngói cũ nát rêu phong, bên những mái lá xơ xác nghèo nàn của người dân miền Bắc đáng thương…Đó mới chính là cái “Siêu Việt” của Xă hội chủ nghĩa mà ông ấy vừa hănh diện.

Chúng tôi đến chân núi vào lúc xế chiều giữa một khung cảnh hoang vu xa lạ, núi non trùng điệp ẩn hiện trong lớp sương mù dày đặc. Nhiều anh em nhớ nhà tủi thân không cầm được nước mắt . Trại giam nằm dọc theo chân núi có nhiều hang động. Được biết nơi này trước đây là chỗ đày ải những nhà địa chủ miền Bắc trong các cuộc đấu tố từ năm 45 đến 54, sau là nơi giam cầm tù binh Mỹ và bây giờ là trại giam người tù miền Nam. Lương thực mỗi ngày của một người tù là hai chén bắp khô nấu chín và một ít tép khô mục nát.

Ở trại tù nào cũng phải lao động cật lực, nhưng thời tiết ở Hoàng Liên Sơn thật rất khắc nghiệt lại thêm núi non đầy hiểm trở. Người miền Nam không quen khí lạnh nhất là ám khí ở núi rừng hoang dă, với cảnh sống đọa đày, thiếu ăn thiếu áo, đau bệnh không thuốc, sức người dễ bị gục ngă. Đó là chính sách của đảng và nhà nước Việt cộng đă hành xử với người tù miền Nam để họ phải chết dần chết ṃn trong đau khổ. Đại Tá Th́n sau mấy tuần ra Bắc anh bị đau nặng nhưng không có thuốc thang, không cơm cháo và anh đă nhắm mắt ĺa đời trong một đêm mưa gió.

Đại Tá Th́n ra đi khi anh đă đền ơn Tổ Quốc qua những tháng ngày chịu khổ nhục tù dày bằng một tấm ḷng trung kiên của người chiến sĩ Quốc Gia,(trung với nước hiếu với dân) giữa lúc vận nước suy vong. Trước “Hồn Thiêng Sông Núi”, v́ hoàn cảnh đặc biệt anh em chúng tôi không thể tiễn đưa anh theo lễ nghi quân cách, nhưng bằng một nỗi đau chung cùng với những thương tiếc ngậm ngùi!

Mỗi một ngày có hàng ngàn tù nhân lặn lội vào rừng sâu núi thẳm để đốn chặt đủ thứ các loại cây to nhỏ theo nhu cầu của trại đưa ra. Những loại gỗ quí chúng cho đóng thành bàn ghế tủ giường để chúng chở về gia đ́nh hoặc đóng bè đem tiêu thụ ngoài thị trường. V́ biết tù nhân là nhưng người trực tiếp đem đến cho bọn cai tù những lợi ích cá nhân quan trọng, chúng luôn ca ngợi “lao động là vinh quang” Nhưng cái vinh quang này chỉ có cho những kẻ cậy quyền ỷ thế và chủ trương bóc lột sức lao động của người sa cơ?

Các anh em tù chúng tôi đă chịu trăm bề gian khổ do: núi rừng, đồi cao, ghềnh thác, thung lũng gây ra khi di chuyển, leo trèo, té ngă, cây nhọn gai gốc đâm vào người vào chân tay, máu chảy ra rồi đông lại không có ǵ ở chốn rừng sâu để băng bó, ngoài ra c̣n bị muỗi vắt, rắn rết cắn nhất là loại vắt bám đầy trên cành lá, chỉ cần đi ngang qua là chúng bám vào người để hút máu. Khi tắm rửa, cởi quần áo ra mới thấy máu chảy đầy người do vắt bám vào da thịt. Người tù miền Nam phải trải qua ngần ấy thứ để đem cái “vinh quang” về trại cho bọn chúng. Một buổi chiều tôi di men theo b́a rừng để t́m chuỗi tràng hạt bị đánh rơi lúc tôi đi lao động, chợt thấy chúng bắt được 3 anh trốn trại dẫn về. Rừng núi trùng điệp không biết lối ra, các anh đă đi được nhiều ngày nhưng cuối cùng cũng về lại chỗ cũ. Việt cộng phải dẫn một đàn chó săn đi bắt các anh. Tôi nh́n thấy mà mủi ḷng đau xót cho thân phận các anh em của ḿnh, v́ không chịu nổi cảnh đọa đày, các anh đă liều chết để chọn con đường bất đắc dĩ đó. Suốt đêm hôm ấy, lại một đêm chúng tôi không ngủ v́ âm thanh nặng nề của những trận đ̣n đang giáng xuống trên những tấm thân gầy đói của 3 người tù miền Nam. Tiếp theo là những tiếng kêu gào đau đớn của các anh vọng lên giữa ḷng đêm u tịch, như những khóc hận, oán than của bao hồn thiêng mất nước vẫn c̣n lồng lộng trong cánh gió đêm khuya mang về một niềm đau vô tận cho ḷng người.

Đêm không ngủ! Đêm của “Một con ngựa đau cả tàu không ăn cỏ!”

Trời vừa sáng chúng dẫn 3 anh toàn thân đầy thương tích tống vào 3 ngăn hầm đă đào sẵn trong chân núi, mỗi cái cao chừng 1 mét , ngang 8 tấc và đóng nấp hầm lại…

SỨC MẠNH CỦA L̉NG TRÔNG CẬY VÀO CHUỖI MÔI KHÔI

Cứ mỗi chiều đi lao động về cha Thịnh thường ghé lại chỗ tôi nói dăm ba câu chuyện và hỏi thăm các anh em rồi mới về chỗ ở của ngài. Việt cộng dành cho cha Thịnh và cha Long một căn nhà lá ở lưng chừng núi. Mỗi lần chuỗi hạt của cha bị đứt, cha hay ghé nhờ tôi móc lại dùm, nhưng v́ chuỗi hạt của cha quá xưa cũ, móc được đoạn này th́ đứt đoạn khác. V́ thế cứ vài hôm lại thấy cha đến nhờ tôi móc lại chuỗi. Một hôm gặp cha tôi nói: “con xui quá , bị mất chuỗi mà không tim lại được.” Cha tươi cười nói với tôi: “không, con đâu có xui con may chứ, con đang có lại chuỗi này đây”, vừa nói cha vừa lấy ra trong túi áo một xâu chuỗi bằng nhựa đưa cho tôi, tôi đón nhận và để vào túi áo trên ngực ḿnh. Ít lâu sau, vào một buổi chiều nghỉ lao động, hai cha con ngồi nói chuyện trên sườn đồi, cha Thịnh hỏi tôi: “Hậu, con nghĩ thế nào về cuộc sống ở đây?”

Tôi đáp:”Thưa cha, bất cứ nơi nào có Chúa đồng hành với con, ở nơi đó con thấy vui sống v́ không cô đơn”, cha mỉm cười thân mật, nh́n tôi một giây bất chợt cha đặt vào tay tôi tràng chuỗi thường bị đứt của ngài và ôn tồn nói: “Cha tặng con tràng chuỗi này của cha”. Tôi bất ngờ trước t́nh thương của ngài, tôi vội chối từ: “dạ con cám ơn cha, nhưng thưa cha, con không dám nhận đâu ạ! V́ chuỗi này là những hy sinh cầu nguyện cả một đời Linh mục của cha, con không xứng để giữ”. Cha vui vẻ đáp lại: “không, con đừng nói thế, con xứng đáng, cha chúc lành cho con giữ chuỗi này”. Trước nhiệt t́nh của cha tôi đành nhận và trao lại Cha xâu chuỗi bằng nhựa cha đă cho tôi trước đây.

Từ khi có được chuỗi hạt của cha Thịnh cho, tôi trân quư chuỗi ấy như báu vật của ḿnh, v́ nơi ấy được tích luỹ một nguồn ơn thiên triệu từ nơi Trái Tim Nhân Lành của Đức Mẹ Maria hằng ǵn giữ người tôi tớ của ngài luôn được trung thành với ơn gọi “Đời Linh Mục”, và trong ân sủng của niềm tin, mỗi khi cầm chuỗi ấy đọc kinh cầu nguyện, tâm hồn tôi cảm thấy yên ổn lạ thường! Để khỏi bị rơi mất, tôi luôn đeo chuỗi ấy vào cổ bên trong lớp áo, và những giờ nghỉ giải lao tôi có thể lần hạt theo tiện nghi của ḿnh.

Ở trại Hoàng Liên Sơn hay xảy ra những cuộc khám xét bất thường. Một hôm chúng họp tất cả tù nhân trong khu tôi và nói: “các anh ai có bất cứ dụng cụ cá nhân ǵ phải đem bỏ ra đây, (hắn chỉ chiếc phên tre được trải ở giữa sân), kể cả sách kinh, tượng Phật, tượng Chúa, bất cứ vật ǵ thuộc về tôn giáo cũng phải tŕnh ra”. Chúng tôi sắp một hàng dài, người nào cũng có những vật dụng riêng để bỏ xuống như: tông đơ, dao cạo râu, kéo, đồ bấm móng tay v..v. Có một số anh Cao Đài Giáo, Phật Giáo, Tin lành, Công Giáo xin chúng cho giữ lại nhưng cuốn Thánh kinh, nhưng chúng bắt phải để xuống hết.

Tôi đang chờ đến phiên ḿnh, nh́n thấy các anh đi trước đều bị tịch thu chuỗi hạt và sách kinh, tôi lo lắng cho xâu chuỗi cùa ḿnh chắc phải cùng số phận. Nhưng tôi quyết không để cho chúng nó lấy và tự nhiên tôi có một niềm tin là chúng không thể lấy đươc, v́ tôi đang kêu xin Đức Mẹ cho tôi được giữ chuỗi này là kỷ vật của cha Thịnh. Khi đến sắp hàng tôi chen vào giữa, không hiểu lay hoay thế nào tôi trở thành người đứng sau cùng. Khi mọi người đă xong, c̣n một ḿnh tôi tiến lên, vẫn cầm chuỗi trong tay, tôi nói” chuỗi này là của Mẹ tôi cho tôi”. Nghe tôi nói, mắt hắn nh́n cḥng chọc vào xâu chuỗi, tôi không hiểu lúc này hắn đang nghĩ ǵ mà nh́n chăm vào chuỗi của tôi như thế! Một phút sau hắn tiến lại gần tôi và đưa tay cầm lấy xâu chuỗi ngắm nghía một hồi với cử chỉ rất tự nhiên, hắn hỏi tôi: “chuỗi này là của Mẹ anh cho anh hả? Trông đẹp đấy chứ!” Nói xong hắn tự tay choàng xâu chuỗi vào cổ tôi, trước sự chứng kiến của các anh em c̣n đứng lảng vảng ở gần đó, nh́n thấy cử chỉ “âu yếm” của cán bộ này, các anh không khỏi ngạc nhiên và hỏi nhau, tại sao có chuyện lạ như thế? Các anh không ghen tức nhưng thích trêu đùa với tôi “ê, chuỗi của ba Hậu th́ không có ai mà lấy được đâu nha !” Tôi thầm cám ơn Đức Mẹ đă nghe ḷi cầu xin của tôi, để tôi được giữ xâu chuỗi kỷ niệm này.

Viết đến đây tôi nhớ lại một câu chuyện thật hăi hùng, nhưng cuối cùng có ơn phù trợ của chuỗi Môi khôi Mẹ (theo ḷng tin của tôi).

Một buổi sáng chúng chở gần 100 tù nhân trên xe để đi lao động, có một tài xế và một cán bộ đi theo. Hai cậu này trông c̣n nhỏ tuổi, nhưng cả hai mặt mày đỏ bừng như trái gấc, chứng tỏ chúng đă uống khá nhiều ruợu trước khi lên xe. Đường đi khá xa, khi xe chở chúng tôi đang trên đèo Yên Bái đổ xuống dốc, ở độ dốc có một đường rầy xe lửa băng ngang. Lúc xe vừa qua mặt đường rầy chừng vài mét, bỗng chúng tắt máy cho xe dừng không biết để làm ǵ? Trong khi ấy hai tên ngồi trước nhảy xuống đất xem xét chỗ nọ chỗ kia trong gầm xe. Độ 5 phút sau chúng cho xe nổ máy lại và thay v́ chạy tới, chúng cho xe lui ra sau, khi 4 bánh sau xe đă nằm hẳn trên đường rầy chúng lại tắt máy một lần nữa. V́ bất ngờ chúng tôi không để ư đến hành vi bất chính của chúng, nhưng linh tính báo động cho biết chúng tôi đang ở vào một trường hợp cực kỳ nguy hiểm, khi ấy hai tên ngồi trước nhảy xuống đất xem xét cái ǵ không rơ. Trong hoàn cảnh thập tử nhất sinh này, nhớ lại xâu chuỗi của cha Thịnh cho, tôi vội đưa tay vào cổ áo lấy chuỗi ra xin ơn Chúa Mẹ cứu giúp, vừa đọc xong “Kinh Kính Mừng” đă nghe thấy tiếng động cơ xe lửa từ xa đang chạy tới cách khoảng chừng 150 mét, rồi 70 mét, trên xe ai cũng run bấn cả lên mọi người nhốn nháo t́m cách nhảy xuống. Nhưng ngay từ đầu chúng đă cố ư sắp xếp chúng tôi đứng dồn ép vào nhau chật cứng không thể cựa quậy được. Lúc xe lửa vừa trờ tới khoảng cách chùng 20 mét, bỗng hai bánh xe trước tự nhiên chuyển động và lăn theo độ dốc của con đường, mang đoàn người khốn khổ trên xe qua khỏi đường rầy trong một tích tắc trước khi xe lửa đi qua.

Trong đời tôi đă trải qua nhiều tai nạn thừa chết thiếu sống, nhưng chưa có lần nào để lại trong tôi một ấn tượng hăi hùng như lần này.

“ VÔ CÙNG TẠ ƠN CHUỖI MÔI KHÔI ĐẦY QUYỀN LỰC ĐĂ CỨU XE TÙ ĐƯỢC THOÁT HIỂM” BỊ CHUÔI DAO XỐC VÀO NÁCH XUYÊN LÊN VAI

Từ khi chuyển trại tù ra Bắc , người tù càng khốn khổ hơn trong lao động, v́ thiên thời địa lư ở Hoàng Liên Sơn thật rất khắc nghiệt. Mùa đông với giá rét và mưa dầm, đường vào rừng lên núi là những băi śnh trơn trượt như bôi mỡ. Tù nhân không v́ thế mà được nghỉ lao động một ngày nào. Mỗi người tù chúng phát cho hai cái mền Trung cộng để đắp và một áo giáp để đi lao động. Loại áo này có đệm một lớp g̣n ở giũa để giữ ấm, nhưng không nghĩa lư ǵ so với cái giá rét của Hoàng Liên Sơn. Tuy nhiên, có vẫn c̣n hơn không! Người tù chúng tôi v́ muốn sinh tồn đă khắc phục được cuộc sống đầy gian khổ bằng sức chịu đựng của ḿnh và nhiều khi c̣n quá súc chịu đựng của một con người. V́ thế trong tù đă có nhiều anh em bị chết v́ đói, v́ rét, v́ bệnh không có thuốc. Nếu phải nói về những khốn khổ trong trại tù Cộng sản th́ không có giấy mực nào chứa cho đủ. Hơn nữa chủ đích của những đoạn hồi kư T̀NH MẸ TRONG TÙ là để ghi lại một số ơn lành trọng đại tiêu biểu cho nhiều ơn lành khác mà Đức Mẹ đă đoái thương cứu giúp tôi giữa cảnh đời đen tối. Cây thập giá Trời ban cho tôi đă kéo lê suốt 13 năm dài, nếu không nhờ có bàn tay nâng đỡ của “Đức Me Hằng Cứu Giúp”, tôi đă không c̣n đứng vững được sau nhiều lần ngă xuống, và qua những biến cố trong đời đă cho tôi cảm nhận được ḷng nhân ái của Đức Mẹ thật bao la và linh hiển lạ lùng. Thật tôi không thể nào liên tưởng được những ơn lành của Đức Mẹ đă thương ban cho tôi một cách hoàn hảo vượt xa hơn cả ḷng mong ước, điển h́nh qua câu chuyện tôi sắp kể sau đây:

Những ngày đông chí ở Hoàng Liên Sơn thường không có mặt trời, chỉ có sương mù giăng mắc khắp nơi cùng với cái lạnh tê người. Khi trời đă lạnh đất cũng chẳng ấm hơn! Với đôi bàn chân không, tôi khó khăn lê bước trên những đoạn đoạn đường đầy gai gốc đi vào núi chặt củi cho trại. V́ đường lên núi khá dốc và trơn trượt, tôi phải trèo theo vách đá để lên. Khi đă chặt xong một số củi, tôi bó lại thành một bó to cỡ hai ṿng tay ôm và vác lên vai đi xuống núi. Con dao không cán tôi cột dây đeo vào nách cho tiện. Dù biết đường xuống núi rất khó đi, nhưng không c̣n sự lựa chọn nào khác, v́ bó củi nặng và khá lớn tôi đành ḍ dẫm từng bước trên một độ dốc khá cao. Không ngờ có chỗ quá trơn, tôi bị trượt chân nằm dài, khi ngồi dậy xem xét thấy bên hông ḿnh bị xướt một lớp da hơi rướm máu. Tôi mặc kệ, vẫn đứng lên tiếp tục “cuộc hành tŕnh xuống núi”. Lần này tôi bám chặt hai ngón chân cái vào sâu trong lớp bùn nhăo để đi cho vững. Sau khi đi được vài chục mét, tôi bị trượt chân ngă xuống một lần nữa. Tôi thấy đau nhói ở bên vai, nh́n nghiêng ra sau chỗ bị đau, thấy trên vai ḿnh ló lên một mũi nhọn bằng một lóng tay. Tôi hết sức kinh hoàng, v́ chuôi dao không cán đă xốc vào nách và đâm thẳng lên bả vai làm thủng lớp áo giáp mặc ngoài. Một ḿnh giữa đồi núi hoang vu, không một bóng người qua lại, trong lúc khốn cùng tôi kêu lên: “ôi lạy Mẹ! Con chết mất xin Mẹ cứu con” và tôi cứ thầm thỉ kêu xin Đức Mẹ cho đến khi tôi rút được chuôi dao ra khỏi vai. Máu không chảy nhiều nhưng cơn đau buốt thấm vào tận xương tủy cùng với cái rét run người. Tuy thế, tôi cũng cố gắng đứng lên và tiếp tục vác củi đi về trại.

Sau khi trút được gánh nặng trên vai xuống nhà bếp, tôi ghé qua pḥng phát thuốc. Đại tá Lan làm y tá, anh xem và dùng nước sát trùng rửa vết thương từ nách xuyên lên vai tôi. Anh xoi ra một cục bông g̣n bằng đầu ngón tay cái do chuôi dao đâm thủng qua lớp áo giáp đưa g̣n vào trong làm máu không chảy ra được. Ngoài việc rửa sạch vết thương, pḥng phát thuốc không có một viên thuốc nào để cấp cứu cho bệnh nhân. Đại tá Lan nói: “Vết thương này sâu chừng một tấc và lỗ thủng rộng bằng đầu một viên đạn, nếu anh có trụ sinh và sulfamit uống ngay vào liên tiếp 3 ngày để chống vi trùng rỉ sét, hy vọng sẽ chữa lành, c̣n nếu để thế này th́ không biết sẽ ra sao?” Tôi trả lời anh: “Tôi cũng chẳng có thuốc men ǵ mang theo, thôi th́ đành vậy!” Khi ấy Đạ tá Ba ở sát vách pḥng phát thuốc, nghe tôi nói thế, anh chồm qua cửa sổ nói với tôi: “Anh Hậu, anh chờ tôi một chút, tôi có sulfamit để tôi lấy cho anh 2 viên.” Tôi thầm nghĩ, vết thương này mà chỉ có 2 viên sulfamit th́ làm thế nào lành được, nhưng anh ấy đă có ḷng tốt cho th́ tôi nhận. Vào bước đường cùng này tôi chỉ c̣n biết trông cậy và phó thác vết thương tôi trong tay Chúa và Đức Mẹ cứu chữa. Trước khi ra về, Đai tá Lan c̣n đặn tôi: cữ tắm 3 ngày, nếu để nước ngấm vào, vết thương sẽ làm độc và sau đó anh đến tôi xem lại.

Về đến trại v́ đă quá mệt, sau khi thay bộ quần áo dính đầy bùn śnh và rửa mặt mũi tay chân xong, tối hôm ấy tôi đánh một giấc cho đến sáng. Khác với thường lệ chưa khi nào tôi ngủ được một giấc ngon như thế! Đến nỗi khi thức giậy tôi vẫn chuẩn bị đi lao động như b́nh thường, v́ vết thương không gây một chút ǵ đau nhức, nên tôi không nhớ là ḿnh đă bị chuôi dao xốc vào nách chiều hôm qua (nếu nhớ chắc tôi phải xin nghỉ một ngày để dưỡng bệnh). Lao động nặng vất vả từ sáng đến chiều, mồ hôi và bụi bặm bám đầy quần áo. Trên đường về thấy có vài người đang tắm ở gịng suối, tôi cũng nhảy ào xuống ngụp lặn một hồi lâu, chợt nhớ lời Đại tá Lan dặn, cữ tắm 3 ngày. Nhưng muộn rồi, tôi đă ngâm ḿnh trong nước khá lâu, lại thêm mùa này nước suối bị vẩn đục v́ những gịng nước lũ trên sườn đồi tràn xuống mang theo bùn đất và những thân cây mục. Tôi lo lắng vội cởi băng và nhờ một anh bạn đang tắm gần đó xem dùm chỗ vết thương trên vai tôi ra sao? Anh đến xem và nói: “Tôi có thấy vết thương ǵ đâu, da thịt anh vẫn liền lặn b́nh thường mà, nhưng tại sao anh băng nó chi vậy?” Tôi đưa tay sờ lên chỗ bị chuôi dao xốc vào hôm qua, cả 2 nơi dưới nách và trên vai đều không thấy để lại một vết tích ǵ. Tôi vô cùng ngạc nhiên, đến nỗi không c̣n tin vào trí nhớ, tôi tự hỏi: “Ḿnh có đang mơ hay không?” Nhưng tôi vẫn nhớ rơ, Đại tá Lan sau khi xem xét vết thương, anh đă xoi ra một cục g̣n bằng đầu ngón tay cái và nói, chiều sâu đi vào thịt gần một tấc và miệng vết thương rộng bằng một đầu đạn. Thế mà chỉ có 2 viên sulfamit đă đủ khả năng làm lành miệng một vết thương như thế trong ṿng 24 tiếng đồng hồ được sao?? Ngay việc bị một con muỗi chích, cũng để lại một nốt đỏ mấy ngày chưa tan?

Tôi chợt hiểu ra, 2 viên sulfamit tự nó không là thần dược, nhưng Đức Mẹ đă dùng nó làm thần dược của Mẹ để cứu chữa vết thương trên vai tôi với một kết qủa siêu phàm!

Xưa Chúa GIÊSU đă làm phép lạ chữa 10 nguời phong hủi được lành, khi họ kéo nhau đến đứng xa xa trước mặt Chúa và kêu xin ḷng thương xót của NGƯỜI. Chúa động ḷng đă cứu chữa v́ đức tin của họ. Trong ân sủng của ḷng TIN, CẬY và PHÓ THÁC, tôi đă nhận được biết bao điều kỳ diệu của ơn trên Chúa Mẹ che chở và giữ ǵn tôi trong sự b́nh an.

Nhớ lại thời gian c̣n ở các trại tù miền Bắc, nhiều lần giữa đêm khuya tôi đă mạo hiểm đem “Ḿnh Thánh Chúa” cho các anh em công giáo khi họ có nhu cầu, hoặc dấu ảnh tượng Đức Mẹ Fatima(cao 1 tấc) trong ngực áo đem đến cho các anh em có ḷng ước ao được đọc kinh tôn vinh “Trái Tim Đức Mẹ”. V́ hoàn cảnh không cho phép, tôi phải chờ đến đêm mới thực hiện được ư định của ḿnh bằng cách trèo lên mái nhà và di chuyển thật nhẹ không gây một chút động tĩnh ǵ cho các pḥng ở đưới biết. Mỗi lần thấy tôi đến đọc kinh trong đêm, các anh em cứ lo ngại cho tôi, v́ nếu để xẩy ra chỉ một sơ hở nhỏ thôi, th́ đời tôi cũng sẽ kết liễu ! Nhưng đúng là có ơn trên giữ ǵn, tôi vẫn thường đi lại với các anh như thế nhưng chưa lần nào những căp mắt “cú vọ” ở các điếm canh trong trại phát hiện được tôi.

Mặc dù chuyện cũ đă phai mờ theo năm tháng, nhưng Ân T́nh của Đức Mẹ vẫn c̣n ghi đậm một đời trong tôi, và mỗi khi nhớ lại những kỷ niệm xa vời ấy, tôi cảm thấy tâm hồn chan chứa một niềm vui! V́ DANH CHÚA, tôi đă làm được những điều bé mọn nhất cho anh em của ḿnh.

Tháng 4 lại trở về trên những bông hoa khoe sắc trong vườn, nhắc tôi nhớ đến mùa Tạ Ơn Đức Mẹ gần kề. Cho dù hoàn cảnh tôi hiện nay không đi đứng được, nhưng tôi có thể trở về với khu vườn kư ức của ḿnh, nơi đă vun trồng những bông hoa cao qúi, những kỷ niệm khó quên của một thời….và trong khoảnh khắc khi ḷng lắng xuống, tôi đă t́m gặp một đóa hoa để dâng kính Mẹ, đóa hoa đang rộn nỡ tự đáy ḷng biết ơn, không khi nào phôi phai hay tàn úa trứơc những giông tố cuộc đời.

Nơi trang hồi kư đơn sơ này, tôi xin ép vào đây cánh hoa nhỏ bé của ḷng tôi qua tràng Chuỗi Môi Khôi để xin cảm tạ muôn vàn hồng ân của Đức Mẹ và để được ghi nhớ măi T̀NH MẸ TRONG TÙ.

Cựu Tù Nhân Chính Trị Đoàn Công Hậu
Trại tù Hoàng Liên Sơn

Đoàn minh Chiếu.

Hồi ký trong tù