Đại Tá Nguyễn Bá Thìn (tự Long)

- Thủ Khoa Khóa 8 Võ Bị Đà Lạt

- Trung Đoàn Trưởng 40/22 BB (1966)

- Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 23 ̣(1970)

- Tỉnh Trưởng Kontum (1972)

- Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 5 (cuối năm 1972)

- Tư Lệnh Phó Hành Quân, Quân Đoàn III (1973)

- Bị giải ngũ (1974)


Thủ Khoa Khóa 8 VBĐL


Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 23

Triển Lăm Chiến Lợi Phẩm tịch thu được của việt cọng tại Sân Vận Động Kontum 1972


Trung Tá Long, Trung Đoàn Trưởng 40/Sư Đoàn 22, đă cùng Đại Tá Rattan, Lữ Đoàn Trưởng Lữ Đoàn 1 thuộc Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ, chỉ huy trận đánh Tam Quan, kéo dài từ mồng 6 đến 20 tháng 12 năm 1967. Trong trận này, hai tiểu đoàn của Trung Đoàn 22 thuộc Sư Đoàn 3 Sao Vàng Bắc Biệt đă bị liên quân bao gồm các đơn vị của Lữ Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ, Tiểu Đoàn 1/50 Cơ Giới Mỹ và Trung Đoàn 40 Việt Nam đánh tan tành. Tướng Tolson, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Mỹ, đă ghi nhận là trong trận đánh này "các đơn vị của Trung Đoàn 40 QLVNCH xông vào trận chiến và rạng danh trong thế đánh gan dạ."


* Anh hùng và mỹ nhân

Gia đ́nh Đại tá Long được đưa về Saigon khi Kontum bắt đầu sôi động. Sau vụ đặc công xâm nhập vào thành phố, Đại tá Long và tất cả các sĩ quan mật khu kiểm soát chặt chẽ các đơn vị Địa Phương Quân và Nghĩa Quân hơn. Hàng đêm, ông và một số sĩ quan đi khắp nới trong thành phố để đôn đốc Ngĩa Quân và Nhân Dân Tự Vệ tăng cường canh pḥng cẩn mật.

Như mọi người trong thị xă Kontum đều biết, tại đây có cô gái lai Pháp rất xinh đẹp và dễ hương tên Lucie, cô là chủ một tiệm sách nằm giữa thị xă, các sĩ quan trẻ tuổi thường đến mua sách và tṛ chuyện đùa giỡn với cô. Đại tá Long, Tỉnh trưởng Kontum, khi đi kiểm soát vùng cũng vài lần ghé lại tiệm sách này để "thăm dân cho biết sự t́nh". Không biết ai đă báo cáo lại chuyện này với bà Long tại Saigon, bà liền cấp tốc t́m phương tiện bay lên Kontum này và chạy vào Ṭa Hành chánh tỉnh la lối om ṣm, đập nát kính chiếc xe Toyota của Đại tá Tỉnh trưởng. Bị mất mặt, Đại tá Long lôi bà về tư thất đánh cho một trận và bắt bà phải trở về lại Saigon.

Năm 1970, khi Đại tá Long làm Tỉnh trưởng tỉnh Tuyên Đức kiêm Thị trưởng Đà Lạt, bà Thủ tướng Khiêm thường hay lên đây nghỉ mát, nên bà Long có dịp tiếp xúc và chuyện tṛ với bà Khiêm. Nhờ sự quen biết đó nên khi về tới Saigon, bà Long đă chạy ngay vào nhà bà Khiêm khóc lóc, vạch lưng vạch ngực cho bà Khiêm xem các dấu vết đánh của Đại tá Long. Phụ nữ thường hay bênh nhau, nên bà Khiêm đă chở bà Long sang gặp bà Thiệu để tŕnh bày mọi chuyện.

Nghe bà Long kể lể, bà Thiệu xúc động liền yêu cầu TT Thiệu cách chức Đại tá Long. Hôm sau, Quân đoàn nhận được mật điện của TT Thiệu chỉ thị Tư lịnh Quân đoàn II đề cử một sĩ quan khác giữ chức vụ Tỉnh trưởng Kontum thay thế Đại tá Nguyễn Bá Long trong 24 giờ. Lư do sẽ cho biết sau.

Trong trận chiến Kontum, Đại tá Long là người có chiến công. Trực thăng chỉ huy của Đại tá Long đă một lần bị địch bắn rơi, nhưng rất may ông không chết và được cứu thoát. Tôi được biết Đại tá Long đă cưới bà này làm vợ trong một hoàn cảnh đặc biệt, v́ ḷng nhân đạo hơn là v́ t́nh. Nhưng nay, v́ một sự ghen tương nhăm nhí của bà vợ và sự nóng giận không kềm chế của Đại tá Long đă làm cho ông thân bại danh liệt. Năm 1974, Đại tá Long bị giải ngũ. Sau 30/4/75, Đại tá Long phải đi học tập cải tạo và bị chuyển ra Bắc. Ông là Đại tá Quân lực VNCH đầu tiên chết trong trại cải tạo tại miền Bắc. VC bắt ông phải đi gánh nước hàng ngày, ông bị té bể xương chậu (xương mông) và nằm đau đớn cho tới chết v́ cán bộ trại giam không cho ông thuốc men hay đưa đi bệnh xá để cứu chữa. Đại tá Nguyễn Bá Long tự Th́n đă tốt ngiệp khóa 8 Sĩ Quan Đà Lạt và đậu thủ khoa. Ông là một sĩ quan rất giỏi về cả tham mưu lẫn tác chiến.

Đại Tá Trịnh Tiếu

Nguồn trinhtieu


Ở trại tù nào cũng phải lao động cật lực, nhưng thời tiết ở Hoàng Liên Sơn thật rất khắc nghiệt lại thêm núi non đầy hiểm trở. Người miền Nam không quen khí lạnh nhất là ám khí ở núi rừng hoang dă, với cảnh sống đọa đày, thiếu ăn thiếu áo, đau bệnh không thuốc, sức người dễ bị gục ngă. Đó là chính sách của đảng và nhà nước Việt cộng đă hành xử với người tù miền Nam để họ phải chết dần chết ṃn trong đau khổ. Đại Tá Th́n sau mấy tuần ra Bắc anh bị đau nặng nhưng không có thuốc thang, không cơm cháo và anh đă nhắm mắt ĺa đời trong một đêm mưa gió.

Đại Tá Th́n ra đi khi anh đă đền ơn Tổ Quốc qua những tháng ngày chịu khổ nhục tù dày bằng một tấm ḷng trung kiên của người chiến sĩ Quốc Gia,(trung với nước hiếu với dân) giữa lúc vận nước suy vong. Trước “Hồn Thiêng Sông Núi”, v́ hoàn cảnh đặc biệt anh em chúng tôi không thể tiễn đưa anh theo lễ nghi quân cách, nhưng bằng một nỗi đau chung cùng với những thương tiếc ngậm ngùi!

Đại Tá Đoàn Cồng Hậu