Lượng Giá T́nh H́nh Nam Việt Nam Tháng 3/1975

Tài liệu CIA này được giải mật ngày 18/1/2005 và đă được kư gửi ngày 27/3/1975. Vào lúc đó Pleiku tại Quân Đoàn II đă mất và Đà Nẵng tại Quân Đoàn I sắp tan vỡ.

Thời kỳ đó, tôi đang ở Nha Trang. Một buổi sáng ra băi biển th́ thấy một chục chiếc thiết vận xa M113 của đạo quân triệt thoái Pleiku mới thoát về tới thành phố đang được kỳ cọ rửa ráy, trông thật là thiểu năo giống những con thú vật đang liếm vết thương. Các trường học công tư đă được lệnh băi học để trở thành những trại tiếp cư cho đoàn người di tản. Một trang thanh niên tị nan, khi thấy Tổng Thống Thiệu xuất hiện trên đài truyền h́nh đă dùng súng M-16 lia một loạt đạn phá tan màn ảnh truyền h́nh v́ quá phẫn uất.

Tôi được Tướng Lê Văn Thân, lúc đó là Tư Lệnh Phó Diện Địa Quân Đoàn II, vời tới một biệt thự gần băi biển nơi ông đang cư ngụ, để ông chuyển đạt lời nhắn của anh tôi, Tướng Hiếu, lúc đó là Tư Lệnh Phó Hành Quân Quân Đoàn III, bảo tôi phải rời Nha Trang vào Sài G̣n ngay với bất cứ giá nào, v́ Tổng Thống Thiệu đă quyết định bỏ Quân Đoàn II.

Lượng Giá T́nh H́nh Tại Nam Việt Nam

T́nh h́nh tại Nam Việt Nam suy đồi mau lẹ từ khi Tổng Thống Thiệu quyết định chuyển hướng áp dụng chiến lược rút gọn quân sự giữa tháng 3. Tiếp sau đây là một lượng giá về t́nh h́nh và một phân tách về các dự phóng của Nam Việt Nam cho mùa khô ráo tới này.

I. T̀NH H̀NH QUÂN SỰ

Miền Duyên Hải Bắc Phần

1. T́nh h́nh đặc biệt đen tối tại Vùng 1 Chiến Thuật. Chính phủ đă chấp nhận toàn bộ vùng này lọt vào tay cộng sản, và các lực lượng Nam Việt hiện giờ đang di chuyển vào khoảng đất quanh Đà Nẵng. Tàn quân sống sót của hai trong bốn sư đoàn Nam Việt Nam trong Vùng 1 CT bị đánh tan vỡ và đang bị cộng quân xỉa xói đang khi họ rút lui về Đà Nẵng. Không chắc là đoàn quân này về tới được Đà Nẵng, và chính phủ sẽ khó mà giữ được thành phố nếu không đem được họ về. Trong khi đó, cộng quân có hai sư đoàn khỏe mạnh tại phía tây thành phố, và hai sư đoàn này sẵn sàng tấn công Đà Nẵng. Hơn nữa, Sư Đoàn 320B BV- một trong số năm sư đoàn trừ bị của Hà Nội – đang trên đường di chuyển xuống miền nam.

Miền Duyên Hải Trung Phần

2. Vị thế quân sự của chính phủ tại Vùng 2 CT cũng đang lụi bại mau chóng. Nam Việt Nam đă bỏ năm tỉnh cao nguyên và phần lớn nhiều tỉnh khác, và các quân lính chính phủ không có vẻ có khả năng chống cự cộng quân. Sư Đoàn 23 NV và hai liên đoàn biệt động quân đă bị hủy hoại trầm trọng trong các cuộc giao tranh tại Tỉnh Darlac, và năm trong số sáu liên đoàn biệt động quân trên đường rút khỏi Kontum và Pleiku bị đánh tan hoang. Số lượng lớn đạn dược và xăng nhớt bị bỏ lại tại thành phố Kontum và Pleiku. Các cuộc tấn công nhắm vào đoàn quân triệt thoái phá hủy và gây thiệt hại cho hàng trăm quân cụ và quân lính Nam Việt Nam vứt bỏ số lượng lớn quân cụ dọc đường rút quân -- tất cả các vật dụng này cần thiết cho việc cầm giữ miền duyên hải nam phần.

3. Cộng quân mạnh hơn các lực lượng c̣n lại của chính phủ nhiều và có khả năng giáng một cú quyết định xuống vùng này. Chính phủ chỉ có hơn một sư đoàn khả dụng tại Vùng 2 CT, đọ với năm sư đoàn cộng quân; hơn nữa, rất nhiều đoàn quân thay thế đă từ ngoài Bắc tiến vào cao nguyên. Nha Trang, bản doanh quân sự của vùng, chỉ được bảo vệ cách yếu ớt và chắc là sẽ thất thủ.

Miền Nam

4. Cuộc giao tranh đă ngưng phần nào tại phía bắc Sài G̣n, nhưng t́nh h́nh vẫn nghiêm trọng. Chính phủ đang tiến hành việc triệt thoát khỏi Tỉnh B́nh Long và đă mất phần đất phía tây Tỉnh B́nh Dương. Cộng quân tránh né không tấn công trực diện vào thành phố Tây Ninh, nhưng nhiều sư đoàn cộng quân và những trung đoàn biệt lập đang gây áp lực vào các cánh quân chính phủ từ ba mặt. V́ cầm giữ thành phố sẽ tốn kém và v́ hầu hết dân chúng đă bỏ chạy, chính phủ đang toan tính bỏ thủ phủ tỉnh lỵ này và thiết lập tuyến pḥng thủ mới tại phần đất phía đông nam của tỉnh lỵ. Hơn nữa, các thắng lợi của cộng quân phía đông Sài G̣n buộc tư lệnh vùng chuyển dời một số quân khỏi mặt trận Tây Ninh và Sài G̣n, và như vậy khiến ông bị giới hạn trong khả năng phát đông một cuộc phản công tại hướng bắc và tây thủ đô.

5. Tại vùng đồng bằng, t́nh h́nh hiện tại tương đối ổn định. Nhiều đơn vị của lực lượng chính cộng quân bị tổn thất trầm trọng trong cuộc giao tranh đầu năm, nhưng họ đăng được tái lập. Tuy nhiên t́nh h́nh ổn định này có thể mau chóng thay đổi nếu Sài G̣n di chuyển một số lượng lớn lực lượng từ vùng đồng bằng để tăng cường việc pḥng thủ cho Vùng 3 CT.

II. TÁC DỤNG DO CHIẾN LƯỢC CỦA THIỆU GÂY NÊN

6. Thiệu quyết định di tản cao nguyên và tập trung các lực lượng dọc theo vùng duyên hải đông dân cư và xung quang Sài G̣n v́ ông cảm thấy các lực lượng của ông bị trải rộng ra quá nhiều, khi phải đối diện với một lực lượng cộng quân lớn mạnh hơn nhiều và khi phải đương đầu với viễn ảnh của sự suy giảm của viện trợ Hoa Kỳ. Hẳn nhiên là ông hy vọng khiến cộng quân bị bất ngờ và triệt thoái an toàn các lực lượng của ḿnh và sẵn sàng chiến đấu trước khi cộng quân kịp phản ứng. Có lẽ Thiệu cũng tính toán là bằng cách lấy quyết định một cách bí mật và tŕnh bày cho các tư lệnh cao cấp của ông như một sự việc đă rồi, ông có thể pḥng ngừa họ mưu tính đảo chánh hay từ khước thi hành các mênh lệnh của ông.

7. Tuy nhiên kết quả là Thiệu đă làm cho chính lực lượng của ḿnh bị bất ngờ không kém cộng quân. Bộ Tổng Tham Mưu và các tư lệnh vùng cho thấy là họ đă không được báo tŕnh hay khảo ư trước. Các giới chức Hoa Kỳ cũng không được thông báo. Không có hoạch định trước và không được thông báo mức độ của cuộc triệt thoái, cách chung tiến tŕnh tái phối trí được thi hành trong hỗn độn. Tại hai phần ba đất nước ở phía bắc phần, hầu hết các lực lượng chính phủ bị cắt đứt tách rời nhau và bị bấn loạn trong tâm trạng di tản. Trong t́nh huống đó một số đơn vị buông xuôi không chịu chiến đấu.

8. Giới lănh đạo quân sự cao cấp rơ ràng là đă ngỡ ngàng trước chiều hướng của thời cuộc, và phản ứng của họ mang tính chất kinh hoàng và nản chán. Thái độ này cũng phản ảnh tại mọi cấp bậc.

9. Bất măn đối với lănh đạo của Thiệu gia tăng trong các đổ vỡ quân sự, nhưng các biến cố tiến triển quá nhanh chóng khiến cho chỉ có ít vụ bàn định đảo chánh. Số đông nh́n nhận là một cuộc đảo chánh vào lúc này sẽ là một tai họa.* Nhưng t́nh h́nh suy sụp đến độ các áp lực đ̣i hỏi Thiệu tự ư hay buộc phải từ chức sẽ trồi hiện rất sớm.

10. Một nguồn tạo hỗn độn nằm trong vấn đề dân tị nạn; chính phủ đă không chuẩn bị để đương đầu với số lượng lớn lao của đám người tị nạn phát xuất từ Vùng 1 và 2 CT. Theo các dự đoán mới nhất, hiện giờ có thể hơn một triệu người đă rời bỏ nhà cửa và đang tụ tập tại Đă Nẵng chờ đợi được di tản tới miền duyên hải Vùng 2 CT. Nhưng chính phủ có rất ít phương tiện để thực hiện một cuộc di tản qui mô trong một tḥi hạn ngắn, và rất có nguy cơ nổi loạn và đánh nhau trong t́nh trạng hỗn độn của một cuộc di tản vô tổ chức. Hơn nữa, những người được đưa ra có thể lại phải di chuyển thêm một lần nữa—do đó sẽ tạo thêm áp lực cho chính phủ.

11. Ngoài các nghịch cảnh hứng chịu tại Nam Việt Nam, c̣n có các yếu tố bên ngoại cũng có thể lay động Chính Quyền Nam Việt Nam. Sự đổ vỡ của Căm Bốt, chẳng hạn, có thể tạo thêm áp lực tâm lư đối với Sài G̣n. Cuộc tranh luận tiếp diễn tại Hoa Kỳ về vấn đề viện trợ cho Nam Việt Nam cũng là một yếu tố bất ổn. Có lẽ Thiệu nhận thức là ông phải dựa vào những ǵ ông đă có; nhưng nếu cách chung dân chúng Nam Việt Nam đi đến kết luận là Mỹ sẽ không đáp ứng với thêm viện trợ để đối phó với t́nh h́nh mới, điều này sẽ tạo nên tâm trạng chiến bại.

III. CÁC VIỄN ẢNH

12. Cộng sản có khả năng khai thác thắng lợi của họ, và chúng tôi tin là họ sẽ khai thác. Làm như vậy, họ sẽ t́m cách phá hủy các lực lượng c̣n lại của chính phủ tại Vùng 1 và 2 CT. Trong lúc này, t́nh h́nh tại Đà Nẵng rất hỗn loạn. Xét tới khả năng Bắc Quân tấn công Đà Nẵng, t́nh trạng pḥng thủ yếu ớt của chính phủ, và tâm trạng bấn loạn lan tràn trong thành phố, các vị trí cầm cự sẽ tan vỡ là cái chắc. Bất luận trong t́nh huống nào, Đă Nẵng sẽ lọt vào tay Bắc Quân nội trong hai tuần lẽ, có lẽ nội trong đôi ba ngày nếu Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến bị rút đi. Thiệu cũng đă xét tới việc rút lui này; chiến lược của ông là bảo toàn các lực lượng khỏi bị tiêu hủy v́ bị trải ra quá mỏng.

13. Tại Vùng 2 CT, các lực lượng trải mỏng của chính phủ sẽ không phải là đối thủ đối lại năm sư đoàn Bắc Quân. Đă có những dấu chỉ là cộng quân đang toan tính tấn công nhiều trung tâm đông dân cư trong vùng. Trước các cuộc tấn công mạnh mẽ của cộng quân, quân lính Nam Việt Nam sẽ không giữ nổi các cứ điểm này.

14. Tại Vùng 3 và 4 CT, chính phủ hiện có phần thắng thế về mặt lực lượng và có thể duy tŕ một tuyến pḥng thủ cứng rắn xung quanh các vùng đông dân cư và các ruộng lúa, nhưng có lẽ phải thu hẹp phạm vi chiếm giữ. Thành phố Tây Ninh vẫn thường là mục tiêu chính của cộng quân trong mùa nắng ráo này. Quân dân Nam Việt Nam đă chiến đấu cương mạnh để giữ vững thành tới nay, và chúng tôi tin là họ có thể tiếp tục như vậy, tuy là họ có thể quyết định bỏ thành v́ những nguy cơ và tốn kém phải trả để giữ thành.

15. Tóm lược, các cuộc rút lui của Nam Việt Nam gộp lại là một thất bại lớn. Trong t́nh trạng hiện nay, Thiệu đương đầu với:

- việc tái lập quyền uy đối với các tư lệnh của ông;

- việc vớt vát các lực lượng then chốt và các quân cụ từ Vùng 1 và 2 CT;

- việc tổ chức một tuyến pḥng thủ kiên cố tại vùng Sài G̣n và Vùng 4 CT.

Tuy nhiên, khó mà ngăn chận đà tiến của cộng quân, và Bắc Quân có thể bị cám dỗ tung vào trận chiến số quân trừ bị c̣n lại để khai thác t́nh h́nh hiện tại. Mặc dù cộng quân có thực hiện điều đó, chúng tôi tin là sức mạnh quân sự của Chính Phủ Miền Nam trong phần Nam bộ sẽ có thể sống sót qua mùa khô ráo này, tuy là chắc chắn với thêm tổn thất.

16. Chẳng hạn, các yếu tố tiếp vận có lẽ sẽ không cho phép một cuộc tấn công chớp nhoáng vào Sài G̣n v́ lẽ cộng quân hiện giờ thiếu hụt dự trữ tại các vị trí tiền phương tại Vùng 3 CT và việc sắp xếp tiếp vận sẽ đ̣i hỏi nhiều th́ giờ. Hơn nữa, ngay đến quyết định tung vào các lực lượng trừ bị chiến lược có nghĩa là cần có thời gian để chỉnh đốn và điều động các lực lượng này. Trong khi thực hiện công tác này, cộng quân sẽ phải giải quyết yếu tố thời gian và khoảng cách, và các mặt phức tạp của việc tập họp quân lính và di chuyển chúng dọc theo lộ tŕnh trong một môi trường không cho phép một thế điều quân nhánh chóng và trật tự. Sau hết, các lực lượng Nam Việt Nam tại Vùng 3 và 4 CT--kể cả các lực lượng địa phương quân--vẫn c̣n nguyên vẹn và họ không phải là không đáng kể.

17. Tuy vậy, có lẽ Chính Phủ Nam Việt Nam sẽ chỉ c̣n kiểm soát được hơn một ít vùng đồng bằng và Sài G̣n và các vùng bao quanh đông dân cư. Như vậy, họ sẽ phải giáp mặt với cộng quân trong một tư thế yếu kém hơn các dự đoán trước đây, với kết quả sẽ bị thất bại vào đầu năm 1976. Cộng quân sẽ tiếp tục gây áp lực quân sự để đạp đổ Chính Phủ Nam Việt Nam bằng môt thất bại quyết liệt, ngoại trừ có những thay đổi chính trị tại Sài G̣n khả dĩ mở đường cho một giải pháp mới với những điều kiện gần như đầu hàng.


* Ngày 17 tháng 3, Chính Phủ Nam Việt Nam bắt giam “các kẻ mưu toan đảo chánh” chống chính phủ; đây là một cảnh cáo dành cho các phần tử đối lập; những người can dự không phải là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với Thiệu.

Nguyễn Văn Tín
Ngày 22 tháng 01 năm 2006

generalhieu.com