Mười Một Buổi Họp Giữa Bắc Kinh và Hànội từ 10-1964 tới 02-1968 Xem Việt Cộng Cầu Viện Trung Cộng Các điểm chính yếu trong loạt mười một buổi họp 1. Kế hoạch điều nghiên xâm lược Nam Việt Nam được thực hiện không phải tại Hànội mà là tại Bắc Kinh. 2. Các nhân vật đặt kế hoạch không phải là Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng, Lê Duẫn, Võ Nguyên Giáp, Văn Tiến Dũng và Nguyễn Duy Trinh, mà là Mao Trạch Đông, Chu Ân Lai, Đặng Tiểu Bình, Tao Zhu, Liu Shaoqi, Kang Shen, Ye Jianying, Peng Zhen, Luo Ruiqing và Zhu Qiwen. 3. Việc đánh cấp sư đoàn được quyết định năm 1964 và được Mao Trạch Đông phê chuẩn ngày 5/10/1964. 4. Mao Trạch Đông đoán chừng Mỹ có thể có ba phản ứng và đề xướng cách đối ứng: trường hợp Mỹ tung quân bộ chiến vào Miền Nam, trường hợp Mỹ đổ bộ lên Bắc Việt, trường hợp Mỹ tấn công Không Lực Trung Quốc ... 5. Mao Trạch Đông chỉ đạo phương thức chiến cuộc cho Phạm Văn Đồng. Ngoài Bắc, xây đắp thành lũy phòng thủ dọc theo bờ biển như Tàu thực hiện trong cuộc chiến Cao Ly; không đối mặt địch với chủ lực quân. Trong Nam, chiến đấu tích cực. 6. Mao Trạch Đông thừa nhận Trung Cộng gây hấn. 7. Lê Duẫn xin trợ giúp phi công, lính tráng, các đơn vị công binh xây đường xá và cầu cống. 8. Mao Trạch Đông và Hồ Chí Minh trù tính xây đường xá từ biên giới Trung Cộng đến mặt trận Nam Việt, từ Sầm Nứa Hạ Lào tới Nam Việt Nam, và đường xá dẫn tới Thái Lan ... với quân lính Trung Cộng. 9. Chu Ân Lai không chấp thuận Nga viện trợ nhưng muốn Căm Bốt can dự vào cuộc chiến. 10. Năm 1966, Đặng Tiểu Bình nói có 100.000 quân lính Tàu tại Việt Nam. Lê Duẫn nói cần hơn 500.000 quân lính Tàu. 11. Nga đề nghị tăng viện trợ qua ngã Trung Cộng từ 10 lên 30 ngàn tấn một tháng. 12. Chu Ân Lai quyết tâm dấn thân vào cuộc chiến tại Việt Nam dù đã 70 tuổi. 13. Chu Ân Lai chỉ thị cho Phạm Văn Đồng và Võ Nguyên Giáp phương thức đánh giặc trong ba trường hợp: cuộc chiến tiếp diễn và bành trướng; 2. Địch sẽ phong tỏa bờ biển; 3. Thời điểm then chốt vào mùa khô năm 1968. Họ Chu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của cuộc tranh đấu về mặt chính trị. 14. Trong buổi họp ngày 07/02/1968, Chu Ân Lai đề nghị Hồ Chí Minh tăng cấp cuộc chiến lên mức quân đoàn với 30.000-40.000 quân lính nhắm loại khử 4.000-5.000 lính địch quân gói trọn trong các đơn vị và xử dụng chiến lược đào hầm sáp gần các căn cứ địch, chiến lược đánh đêm và tiếp cận và xây dựng các đường đạo cho việc chuyển quân và đạn dược. Lời bàn Loạt bài báo cáo về các buổi họp giữa Bộ Chính Trị Trung Ương Đảng của Tàu và Bắc Việt cho thấy một điểm chính yếu: Cuộc Chiến Việt Nam là một sư đương đầu giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ trong đó phía Mỹ chớp mắt trước tiên. Do đó, ai là kẻ đáng trách trong việc Nam Việt Nam thất thủ? Hẳn không phải là QLVNCH, thường bị cáo buộc là không chịu và không có khả năng bảo vệ xứ sở sau khi quân Mỹ triệt thoái. Phía Mỹ mới là thủ phạm vì đã cắt hẳn viện trợ năm 1975. Ngược lại, nếu không có Trung Cộng sừng sững đứng sau lưng, Cộng Sản Bắc Việt sẽ chẳng bao giờ “đánh bại” được Mỹ và Nam Việt Nam. Nếu mà Hoa Kỳ tiếp tục viện trợ cho Nam Việt Nam, Nam Việt Nam sẽ chẳng bị thất thủ năm 1975 cho dù mức độ viện trợ có giảm thiểu xuống mấy đi nứa, Cộng Sản Bắc Việt sẽ chẳng có thể chiếm đóng toàn cõi Nam Việt Nam. QLVNCH sẽ có thể kéo dài cuộc chiến, cho dù có phải xoay qua đánh du kích. Vấn đề Việt Nam sẽ chẳng có thể giải quyết trên chiến trường, một phía đánh bại phía kia bằng vũ lực quân sự. Rồi đến khi cả đôi bên thấm mệt, ai nấy đều sẽ đến phải chịu ngồi lại tìm một giải pháp chính trị và ngoại giao. Đến khi đó, Nam Việt Nam sẽ rơi vào tay Cộng Sản Bắc Việt nếu nạn tham nhũng vẫn còn lũng đoạn QLVNCH: “Hoặc chúng ta tử sửa sai hoặc Cộng Sản sẽ sửa sai chúng ta”, Tướng Hiếu, đặc trách bài trừ tham nhũng tuyên bố như vậy. Hoa Kỳ chớp mắt trước tiên ... Khi nào, Ai, Tại Sao và Thế Nào ... Năm 1971, Trung Cộng nhắn nhủ Cộng Sản Bắc Việt có thể tấn công Nam Việt Nam vì Hoa Kỳ đã đồng ý nhượng bộ, vì trong buổi họp ngày 9 thán 7 năm 1971, Kissinger cho Chu Ân Lai biết là “chính phủ Nixon quyết tâm đơn phương rút ra khỏi Việt Nam, cho dù làm vậy sẽ khiến chính phủ Nam Việt Nam bị sụp đổ.” Lập trường này của chính phủ được giữ kín cho tới mới đây mới được nhóm nghiên cứu National Security Archive phanh phui ra và đăng trên New York Times ngày 27 tháng 2 năm 2002. Nói ngắn gọn lại, Chu Ân Lai đã đổi trác với Kissinger: Quí vị sẽ có được thị trường Trung Quốc nếu qui ví chịu để cho đàn em của chúng tôi thắng cuộc chiến. Biết được Mỹ háo hức muốn đơn phương triệt thoái khỏi Nam Việt Nam bằng mọi giá, vào tháng 5/1972, Cộng Quân đồng loạt tấn công tại ba mặt trận: Quảng Trị tại Quân Khu I, Kontum tại Quân Khu II, và An Lộc tại Quân Khu III. Quảng Trị bị thất thủ ngay và chỉ được QLVNCH tái chiếm vào tháng 9/1972. Kontum cầm cự nổi qua một cuộc chiến kéo dài hai tuần lễ. An Lộc đứng vững sau một cuộc vây hăm kéo dài ba tháng. Trong cả ba mặt trận, các đơn vị QLVNCH chỉ đánh bại nổi địch quân nhờ vào không yểm dồi dào do Không Quân Mỹ cung cấp, đặc biệt là bom trải thảm của B-52. Tạm thời, chương tŕnh Việt Nam Hóa coi bộ thành công. Nhận thức được QLVNCH sẽ mạnh đủ để chống trả các cuộc tấn công với sự trợ giúp của Hoa Kỳ, Cộng Sản Bắc Việt đồng ư kư kết Ḥa Đàm Ba Lê vào ngày 23/1/1973, duy với mục đích là khiến Mỹ giới hạn tiếp vận công cụ chiến tranh trên căn bản một đổi một cho QLVNCH và đ́nh ch́ mọi không yểm cho QLVNCH, đổi chác lấy sự phóng thích tù binh Mỹ. Nhưng rồi ngay sau khi đặt bút kư kết, đường ṃn Hồ Chí Minh được biến cải thành một thông lộ hoạt động ngày đêm bất kể mưa nắng chuyển vận quân lính và chiến cụ từ Bắc vào Nam. Trong khi đó, dưới con mắt thích thú của Cộng Quân, và dưới con mắt bàng hoàng của QLVNCH, Hoa Kỳ giảm thiểu ngân sách cho Nam Việt Nam xuống 30% (từ 1.6 tỷ xuống 1.26 tỷ) trong năm 1973, và xuống 60% (từ 1.6 tỷ xuống 700 triệu) vào năm 1974. Thêm vào đó, Hoa Kỳ cũng cắt giảm 30% số lượng đạn dược (từ 179.000 tấn c̣n lại 126.000 tấn) và 50% số lượng xăng nhớt và các bộ phận thay thế. Năm 1974, Cộng Quân vẫn c̣n e ngại lời hứa thầm kín của Nixon với Thiệu là Mỹ sẽ nhảy vào lại chiến trường Việt Nam nếu Bắc Việt xâm lấn Nam Việt. Cộng Quân lấy quyết định đánh thăm ḍ Phước Long vào tháng 12/1974. Khi Mỹ không phản ứng sau khi Phước Long thất thủ vào tháng 1/1975, Cộng Quân bạo dạn lên đánh tiếp Ban Mê Thuột vào tháng 3/1975. Lần này Mỹ cũng không bày tỏ thái độ. Vào tháng 3/1975, thái độ ù ĺ của Tổng Thống Ford khiến Tổng Thống Thiệu thi hành hai cuộc triệt thoái chiến thuật các đơn vị ra khỏi Vùng I và Vùng II một cách vô tổ chức, đưa tới sự triệt tiêu của tất cả các đơn vị chiến đấu thuộc Quân Đoàn I và Quân Đoàn II. Khi Tướng Weyand tới Việt Nam trong sứ mạng thẩm định t́nh h́nh, ông thấy lực lượng Cộng Quân gồm có 200.000 người và 123 trung đoàn đối chọi với 54.000 người và 39 trung đoàn về phía QLVNCH. Tướng Weyand đề nghị Tổng Thống Ford cung cấp ngân khoản khẩn cấp 750 triệu để tái tạo hàng ngũ QLVNCH và đồng thời dùng bom B-52 chận đứng đà tiến quân của Cộng Quân. Cả hai đề nghị bị bác bỏ, kết quả là sự đổ vỡ hoàn toàn của Chính Phủ Nam Việt Nam vào tháng 5/1975. Ngày 6 tháng 4 năm 1975, Tổng Thống Thiệu triệu Tướng Hiếu vào dinh Độc Lập hội ý. Tướng Hiếu không ngần ngại thẩm định việc triệt thoái vô tổ chức khỏi Quân Đoàn I và II đã khiến tiềm lực chiến đấu của QLVNCH giải thiểu xuống đến mức độ vô vọng không còn khả năng ngăn chận đà tiến công mau lẹ của Bắc Quân. Nếu Mỹ không trở lại chiến trường Việt Nam, Quân Đội sẽ hết súng đạn nội trong hai tháng, với tư cách Tổng Tư Lệnh QLVNCH, tổng thống không còn lựa chọn nào khác ngoại trừ ra lệnh quân lính buông súng và đầu hàng, nếu muốn tránh cho quân lính và đồng bào phải đổ máu vô ích. Tổng Thống Thiệu đã không nghe theo ý kiến Tướng Hiếu và đã ra lệnh hạ sát Tướng Hiếu ngày 8 tháng 4... Tướng Hiếu và lá thư Nixon gửi cho Thiệu ngày 5/1/1973 Trong tư cách Tư Lệnh Phó Hành Quân/Quân Đoàn II, Tướng Hiếu có trách nhiệm bảo vệ Sàigòn chống lại đà tiến công của Việt Cộng tháng 4 năm 1975. Trong kế hoạch quân sự, Tướng Hiếu cần nắm hết mọi yếu tố, mà một yếu tố quan yếu là lời hứa chắc của Tổng Thống Nixon là “tiếp tục trợ giúp trong thời kỳ hậu hiệp định và sẽ đáp ứng với toàn lực nếu hiệp định bị Bắc Việt xâm phạm. Do đó, tôi kết luận với lời khẩn khoảng kêu gọi tổng thống sát cánh với chúng tôi.” Tuy thân cận với Phó Tổng Thống Trần Văn Hương, Tướng Hiếu chỉ nghe tin đồn về lá thư đó. Tướng Hiếu ra sức tìm hiểu xem chuyện đó có thật không. Trong mục đích đó, Tướng Hiếu sai phái Trung Tá Trần Văn Thưởng, sắp sửa lên đường xuất ngoại du học tại Đại Học Quân Sự Command and General Staff, tới gặp ca sĩ Thanh Lan. Tại sao lại Thanh Lan? Vì cô này là tình nhân thầm kín của Hoàng Đức Nhã, em họ và thư ký đặc biệt của Tổng Thống Thiệu. Chiều tối ngày 13 tháng 6 năm 1974, trước khi gõ cửa nhà cô Thanh Lan, hai nhân viên tình báo của Tướng Hiếu cài máy thu thanh vào người Trung Tá Thưởng. Tuy nhiên, Trung Tá Thưởng không thành công trong nhiệm vụ dò xét vì thân phụ cô Thanh Lan luôn ngồi kề canh chừng không chịu để hai người tự do trò chuyện. Tiếp sau đó, khi qua tới Mỹ, Trung Tá Thưởng tiếp tục dò kiếm lá thư đó trong thời gian học tại đại học quân sự. Đến khi mãn khóa học, khi đến yết kiến Tổng Thống Ford, ông cũng vẫn không tìm thấy. Tổng Thống Ford có khuyến cáo ông đừng tiết lộ ra công chúng các thư tư mật qua lại giữa hai Tổng Thống Nixon và Thiệu, kể cả lá thư đặc biệt đó, nếu có trong tay... có lẽ vì sợ Hoa Kỳ mất uy tín trước công luận thế giới. Chỉ đến khi đọc cuốn sách Palace File, 1986, Trung Tá Thưởng mới hay biết là vào giữa tháng 4 năm 1975, Tổng Thống Thiệu cử ông Nguyễn Tiến Hưng sang Mỹ cầu viện và trao cho bản sao của mười một lá thư mật Tổng Thống Nixon gửi cho Tổng Thống Thiệu trong khi thương thảo về Hiệp Định Ba Lê. Hai trong số lá thư mật này có hai lá thư trong đó Tổng Thống Nixon hứa với Tổng Thiệu là Hoa Kỳ sẽ trở lại Nam Việt Nam nếu Hànội không tuân giữ Hiệp Định Ba Lê. - Lá thư ngày 14/11/1972
- Lá thư ngày 5/1/1973
Có nên trách cứ Tổng Thống Thiệu tin vào lời hứa của Tổng Thống Nixon không? Chẳng nên. Hơn nữa, không may cho Tổng Thống Thiệu người kế vị của Tổng Thống Nixon là Tổng Thống Ford, người không có đủ nghị lực để chống cự lại Quốc Hội để giữa lời hứa của Tông Thống tiền niệm. Bất luận Tòa Bạch Ốc và Quốc Hội đổ lỗi cho nhau, tín niệm của Hoa Kỳ trong tư cách một đồng minh thật là tồi tệ. Lẽ đương nhiên là thái độ đu đưa này không khiến cho binh sĩ QLVNCH quyết tâm chiến đấu một tí tị nào. Ít nhất là ngưng đổ lỗi cho QLVNCH và khen ngợi Bắc Quân trong việc Sàigòn thất thủ. Cốt lõi là trong cuộc thi đua kình nhau giữa Trung Cộng và Hoa Kỳ, Mỹ đã chớp mắt trước tiên ... ngoài ra chắng có gì là đáng kể ... Nguyễn Văn Tín
|