Tướng Quân Nguyễn Văn Hiếu Chúng ta bắt đầu chạm tới một mối uất hận không nguôi – Mối thống hận khởi tự những ngày tháng Ba, tháng Tư, 1975 - Uất hận nước mất, nhà tan, đọa đày, khổ nhục không cơ hội phục hồi, không khả năng giải thích... Bởi từ đâu? Và do những ai?! Để sau đó, mỗi người tự hoàn cảnh riêng rẽ, phải t́m cách biện minh với bản thân trước những câu hỏi khắc nghiệt: Tại sao xẩy đến nông nỗi nầy? Tại sao đă phải chịu đựng t́nh thế bi thảm ấy? Và đồng lúc hiểu ra như một cách an ủi, cùng đành: Nỗi Đau nầy là Nỗi Đau Chung-.Nỗi Đau toàn Dân Việt phải đồng lần gánh chịu. Nhưng trong cơn đau thương buổi quê nhà tàn cuộc hấp hối, có một người, cả một gia đ́nh phải chịu t́nh huống oán hờn sắc đậm hơn, sớm sủa hơn trước khi Miền Nam đổ sụp: Gia đ́nh của Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu – Vị Tướng Quân bị bức tử cùng lúc đất nước lâm hồi cùng kiệt. Chúng ta sống lại cảnh huống của phận Người oan nghiệt và vận mệnh Nước điêu linh - Một ngày 8 tháng 4, năm 1975 – Ba mươi năm kỳ sụp vỡ Miền Nam, cũng là ngày Người Lính Trung Hiếu Dũng Lược bị oan hờn bách hại. I. Buổi đầu khởi cuộc Năm 1949, sau khi Hồng Quân Trung Cộng tóm thâu Hoa Lục, người thanh niên Nguyễn Văn Hiếu vừa đúng hai-mươi tuổi cùng gia đ́nh rời Thượng Hải, từ một tô giới thuộc Pháp trở lại quê nhà, bến Sài G̣n. Tiếp theo, anh di chuyển ra Hà Nội v́ thân phụ, ông Nguyễn Văn Hướng, một nhân vật cao cấp của ngành an ninh, t́nh báo quốc gia khi chế độ vừa thành h́nh đầu những năm 50, được chỉ định giữ chức vụ Phó Giám Đốc Công An Bắc Phần. Với ảnh hưởng giao thiệp rộng, quyền chức của người cha trong chính giới; thêm tŕnh độ học vấn cao (sinh viên đại học kỹ thuật Aurore, hệ thống đại học tự do các linh mục Ḍng Tên điều hành), và khả năng Anh, Pháp, Hoa thông thạo, người sinh viên Nguyễn Văn Hiếu ắt hẳn quá dễ dàng, thuận lợi để theo học ngành, nghề kỹ thuật cao cấp nơi những trường cao đẳng Âu, Mỹ, vốn đang là một phong trào nở rộ khi bắt đầu giữa Thế Kỷ 20 (sau Thế Chiến thứ Hai); hơn nữa số lượng sinh viên dự thi, du học lại quá ít ỏi. Nhưng anh chọn hướng đi khác, con đường bất trắc, nguy biến hơn – Đời sống quân ngũ với nhiệm vụ Người Lính Chiến Đấu. Năm 1950, anh nhập học Khóa 3 Trường Vơ Bị Liên Quân Đà Lạt, một trong những khóa đầu tiên sau khi trường chuyển từ Đập Đá (Huế) lên Đà Lạt trong kế hoạch đào tạo cấp chỉ huy cho Quân Đội Quốc Gia. Đấy sẽ là một quân đội với thành phần sĩ quan cán bộ hứng chịu toàn bộ gánh nặng cuộc chiến tranh Quốc-Cộng kéo dài theo ba thập niên với kết thúc bi thảm oan nghiệt ngày 30 tháng 4, 1975. Người thanh niên tên gọi Nguyễn Văn Hiếu - Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu quả t́nh đă đi suốt những tháng ngày băo lửa quê hương không hề đứt đoạn, và kết thúc cùng lần với vận nước điêu linh. Chúng ta có bổn phận phải nhắc toàn bộ hành tŕnh chiến đấu của Người - Vị Tướng Quân sống-chiến đấu-chết theo cùng Mệnh Nước – để nhiên hậu lịch sử dân tộc phải xác chứng một điều cao cả: Người Lính Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa quả là chủ thể đă thực hiện nhiệm vụ Bảo Quốc - An Dân, cho dù vận nước gặp phải thời suy mạt, với phận người chiến sĩ bị bức hại oan uổng qua thất trận ngày 30 tháng 4, 1975. Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu là một điển h́nh về tinh thần hy sinh khắc kỷ của Người Lính Cộng Ḥa. Cái chết của Người dẫu là một kết liễu bi thảm nhưng đồng thời cũng rọi sáng thêm ḷng trung liệt vô hạn thanh cao. Đoạn đường binh nghiệp của Người Lính Nguyễn Văn Hiếu khởi đầu với những bước bất trắc không xuông xẻ, dẫu người Sinh Viên Sĩ Quan Khóa III Trường Vơ Bị Liên Quân Đà Lạt ấy hội đủ tất cả những khả năng tối ưu để hoàn tất chương tŕnh khóa học với chỉ số điểm cao nhất. Anh là sinh viên sĩ quan có điểm văn hóa cao nhất, điểm quân sự cao nhất, cũng cao nhất về điểm hạnh kiểm (côte d’amour) do tánh t́nh khoan ḥa, khiêm tốn, luôn giúp đỡ đồng bạn, mực thước, và trọng nguyên tắc - Mẫu người bẩm sinh thích hợp với đời sống quân ngũ – Nói rơ hơn, những người tuổi trẻ được sắp sẵn tinh thần, trí tuệ, cá tính, ngoại h́nh, thể chất để trở nên hàng Tướng Soái thống lĩnh ba quân nơi trận địa. Những De Gaulle, De Lattre, Bigeard của Quân Lực Pháp; Montgomery của Kỵ Binh Hoàng Gia Anh; Rommel, Con Sói Sa Mạc của Quân Đoàn Bắc Phi Quốc Xă Đức; hay Người Lính Lớn của Quân Lực Mỹ, McArthur. Thiếu Úy Nguyễn Văn Hiếu tốt nghiệp với thứ hạng Á Khoa, nhường vinh dự Thủ Khoa cho Thiếu Úy Bùi Dzinh, bởi lẽ Quốc Trưởng Bảo Đại có chỉ dụ, muốn thấy một người Miền Trung giữ vị trí danh dự kia. Thiếu Úy Nguyễn Văn Hiếu không chút tỵ hiềm – Ông vững tin vào bản lănh, năng lực riêng- Sức tự tin cao độ của Người Chiến Đấu với Tinh Thần Kẻ Sĩ Đông Phương. Cuộc đời ngoại hạng tiếp theo chứng nhận tính chính xác về những phẩm chất cao quư của bước khởi đầu nầy. Tai họa kế tiếp do bịnh lao phổi gây nên từ lần trúng mưa, nhiễm lạnh nơi trường Đà Lạt trong một buổi huấn luyện thể chất (cũng có nguyên nhân ẩn tàng v́ thân mẫu đă qua đời bởi chứng lao phổi). Và có thể đây là cớ sự đă gây nên lần tinh thần bị giao động của viên trung úy trẻ tuổi khi nghe người bạn cùng khóa, Đại Úy Lữ Lan kể về những chiến công tại mặt trận Quảng Trị (thành tích đă đưa người bạn đồng khóa nầy sớm thăng cấp đại úy). “Moa bây giờ đă là một phế nhân, không biết cuộc đời ḿnh sau nầy sẽ ra sao?” (NVT sđd trg 31). Nhưng lời nói có tính cách ngă ḷng trên giường bệnh ở Bệnh Viện Lanessan (Hà Nội) nầy chỉ là dấu hiệu tạm thời, và Trung Úy Hiếu đă không như phần đông quân nhân mắc phải căn bệnh nguy nan nầy (đối với đời sống quân ngũ luôn cần thể lực tốt; lại ở buổi đầu hậu bán Thế Kỷ 20, thuốc chữa trị bệnh lao phổi vốn hiếm, quư), thường lấy cớ để rời bỏ ngũ. Thế nên, sau khi chữa lành bệnh ông về Nam, tiếp tục đời sống quân ngũ với một tư thế, tinh thần mới với chức vụ sĩ quan tham mưu hành quân nơi văn pḥng Tham Mưu Trưởng Đại Tá Trần Văn Đôn. Với nhiệm vụ sĩ quan Pḥng Ba (Pḥng Hành Quân, Huấn Luyện – Bộ phận quan trọng hàng đầu thuộc tổ chức tham mưu của tất cả quân đội hiện đại) năng lực Đại Úy Nguyễn Văn Hiếu được phát triển toàn diện, chuẩn bị cho những chức vụ tham mưu, tư lệnh sau nầy. V́ lẽ nầy, khi Đại Tá Trần Văn Đôn thăng cấp thiếu tướng, lănh nhiệm vụ Tư Lệnh Quân Đoàn I (Vùng I Chiến Thuật, từ Quảng Trị đến Quảng Ngăi) đă mang theo viên sĩ quan tham mưu ưu tú nầy ra Đà Nẵng. Năm 1971, khi người sĩ quan tham mưu ngày trước nay đă là Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh phải ra điều trần trước quốc hội về vụ thất bại trong lần rút quân khỏi Thị Trấn Snoul (Campuchia), Nghị Sĩ Trần Văn Đôn, Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Pḥng Thượng Viện đă có lời bảo chứng xác đáng: “Nếu QLVNCH có được nhiều tướng tài giỏi như Tướng Hiếu th́ Việt Nam đă không mất” (NVT sđd trg57). Chắc rằng lời nhận xét nầy không là tiếng nói do ân huệ chủ quan mà xuất phát từ một thực tế đă được chứng nghiệm. Chúng ta hăy xét tới những chiến trận điển h́nh để minh xác lời đánh giá vừa kể ra. II. Giữa Chiến Địa Cho dẫu những người viết quân sử có những ư kiến khác nhau bao nhiêu (ngay đến giới chức, học giả người Mỹ vốn có thiên kiến bất công đối với Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa), nhưng tất cả hẳn phải đồng ư một điều: Tướng Đỗ Cao Trí là tướng lănh thao lược nhất của quân đội Miền Nam; của cả Việt Nam (nếu so với hàng tướng lănh Miền Bắc); cũng không kém sút đối với các danh tướng đồng minh. Nhưng chắc rằng, phần lớn số đông kia hẳn đă thiếu phần xác chứng do họ đă không t́m hiểu ra một trong những nguyên nhân cấu tạo nên những chiến thắng của danh tướng Đỗ Cao Trí. Nguyên nhân ấy đă có từ lúc nắm giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn I Bộ Binh (trước đảo chính 11/11/1963), Đại Tá Đỗ Cao Trí đă giao nhiệm vụ Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn vào tay Trung Tá Nguyễn Văn Hiếu. Sự gắn bó chặt chẽ giữa hai con người chiến đấu kéo dài qua suốt một thập niên (60-70), chỉ thật đứt đoạn khi Tướng Trí bị tử nạn trực thăng trong ngày 23 tháng 2, 1971, trước khi sắp rời chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn III (Biên Ḥa) để ra Đà Nẵng thay thế Tướng Hoàng Xuân Lăm lúc chiến trận Hạ Lào (Hành Quân Lam Sơn 719) đang hồi nguy kịch. Tướng Đỗ Cao Trí cũng đă chỉ thuận nhận chức vụ Tư Lệnh Vùng I nếu người thay thế ông giữ chức Tư Lệnh Vùng III không phải ai khác mà chính là (và chỉ là): Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Nguyên Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh (B́nh Dương) - Mũi nhọn xung kích đă cùng ông tạo nên Chiến Thắng B́nh Tây - Chiến dịch đánh vỡ Trung ương cục Miền Nam khởi sự từ cuối năm 1969. Phải có một điều ǵ sâu xa hơn ngoài nhiệm vụ quân sự đă làm mối nối liên kết giữa hai con người kỳ tài kia. Những chiến công lẫm liệt sau sẽ là lời giải thích tường tận về cuộc phối hợp toàn hảo giữa một viên tư lệnh dũng cảm và một tham mưu trưởng ngoại hạng. Điều nầy cũng là một đính chính xét ra cần thiết nêu lên: Tướng Đỗ Cao Trí không hề là một người “kỳ thị Nam-Bắc” như tin đồn đăi mà trái lại, chính ông là người “bảo vệ” Tướng Hiếu đến kỳ cùng – Tương tự như thế, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu chỉ có thế hoàn tất được nhiệm vụ gai góc trong “Ủy Ban Bài Trừ Tham Những” nếu không được một người Miền Nam – Kẻ Sĩ sáng ngời danh tiết thuần túy Nam Bộ rất mực thương yêu, quư trọng, ǵn giữ: Cụ Trần Văn Hương. 1964. Đỗ Xá Mật Khu Đỗ Xá của lực lượng cộng sản vốn nằm trong vùng miền núi ranh giới hai Tỉnh Kontum, Quảng Ngăi theo chia vùng lănh thổ Việt Nam Cộng Ḥa; hoặc thuộc khu vực họat động của hai mặt trận B3, và B5 cộng sản. Đây là vùng hiểm trở nhất của dăy Trường Sơn với đỉnh Ngọc Lĩnh cao 8524 bộ, trấn giữ toàn vùng Hạ Lào, đổ xuống đồng bằng duyên hải miền Trung thuộc hai tỉnh Quảng Nam-Quảng Ngăi, cũng là đường thông về Kontum, Pleiku của Tây Nguyên. Mật khu được đặt dưới quyền của Tướng Nguyễn Đôn, vốn là một vùng bất khả xâm phạm từ chiến tranh Pháp-Việt, giai đoạn 1945-1954. Vào buổi chiến tranh Đông Dương lần thứ hai (1960-1975), từ lúc giữ chức Tư Lệnh Quân Đoàn I (Đà Nẵng), Tướng Trí đă muốn “hỏi thăm” vùng cấm địa nầy, nhưng do không đủ lực lượng để mở cuộc hành quân lớn (nhất là không quân chiến thuật yểm trợ, và trực thăng đổ quân); thêm nữa những biến động chính trị, xă hội suốt năm 1963 khiến ông phải bỏ qua dự định dọn sạch Mật Khu Đỗ Xá. Tháng 1/1964, Tướng Trí đổi lên trấn thủ Vùng II, “cục xương” Đỗ Xá trở lại như một thách thức, và lần nầy ông quyết ra tay, dẫu vùng hành quân dự trù phần lớn nằm trong địa vực Tỉnh Quảng Ngăi (thuộc Vùng I Chiến Thuật). Đại Tá Nguyễn Văn Hiếu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II được trao nhiệm vụ thiết lập, điều động kế hoạch hành quân dưới quyền chỉ huy của Tư Lệnh Quân Đoàn, Thiếu Tướng Đỗ Cao Trí và Tư Lệnh Phó Hành Quân, Thiếu Tướng Lữ Lan. Lực Lượng hành quân chia làm hai cánh: Cánh A gồm ba tiểu đoàn Biệt Động Quân dưới quyền của Thiếu Tá Sơn Thương; Cánh B do Thiếu Tá Phan Trọng Chinh chỉ huy Trung Đoàn 50 Bộ Binh làm nỗ lực chính; cánh quân nầy được tăng phái Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù của Thiếu Tá Ngô Quang Trưởng. Với khả năng giao thiệp rộng răi từ lúc c̣n là phụ tá hành quân Quân Đoàn I, Đại Tá Hiếu đă có liên hệ mật thiết với Thiếu Tá Wagner, cố vấn Thủy Quân Lục Chiến Mỹ bên cạnh bộ tư lệnh quân đoàn, nên hôm nay hai người là nhân tố chính để phối hợp soạn thảo kế hoạch trực thăng vận Phi Đoàn HMM-364 TQLC Mỹ với số lượng 16 trực thăng H34 chuyển quân, đồng đổ bộ một lúc xuống băi đáp, được hai trực thăng H34 của Không Quân Việt Nam từ Đà Nẵng vào tăng cường. Đoàn trực thăng chuyển quân có năm chiếc UH-1B vơ trang thuộc Tiểu Đoàn 52 Không Quân “Dragon Flight” của Lục Quân Mỹ yểm trợ bảo vệ suốt lộ tŕnh tới mục tiêu và tại băi đáp (LZ) Đỗ Xá. Vùng hành quân được phi cơ quan sát L19 “Bird Dog” Hoa Kỳ bao vùng, chỉ điểm, ngoài ra c̣n có máy bay Helio Courier STOL của Đại Tá Merchant, văn pḥng CIA và Đại Tá Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn I bay trên cao độ 5000 bộ để thanh sát tổng quát (chủ yếu đối với cuộc không vận bằng trực thăng Thủy Quân Lục Chiến Mỹ – TQLC gọi cuộc hành quân với chỉ danh Sure Win 202). Từ thực tế vừa tŕnh bày, Hành Quân Quyết Thắng 202 không chỉ là một hoạt động quân sự thuần túy, nhưng đă là cuộc trắc nghiệm khả năng quân lực cộng ḥa sau những biến động chính trị 1963, và cụ thể lượng giá khả năng của chính những sĩ quan cao cấp đang chỉ huy, điều động cuộc hành quân. Ngày 27 tháng 4, 1964 chiến dịch tấn công Đỗ Xá bắt đầu. Từ phi trường Quảng Ngăi, nơi đặt Bộ Chỉ Huy Hành Quân, 18 trực thăng H34 đợt xung kích đầu tiên đồng loạt đưa toàn bộ Tiểu Đoàn 5 Nhảy Dù vào trận địa. Súng cao xạ của cộng sản không chỉ bố trí chung quanh băi đáp, nhưng dài theo thung lũng dọc đường bay của trực thăng chuyển quân. Chúng ta nghe lại lời kể của Đại Úy “Woody” Woodmansee, trưởng toán trực thăng vơ trang (nay là Trung Tướng Lục Quân hồi hưu). “Trong đợt đầu trực thăng đầu bay thấp khoảng 100 bộ, tất cả bốn trực thăng Dragon đều thả khói hai bên trực thăng (để ngụy trang). Tôi có thể thấy các lằn đạn xoẹt ngang dọc từ cả hai bên (lộ tŕnh bay) Trong một ṿng bay từ tây sang đông, tôi bị một súng pḥng không 50 ly nhắm bắn từ phía nam, một lằn đạn xoẹt qua dưới bụng trực thăng.” (NVT sđd trg 351) Đấy là cảnh tượng trên không. Dưới mặt đất, Tiểu Đoàn 5 Nhảy dù bị tấn công ngay tại băi đáp, Thiếu Tá Ngô Quang Trưởng dàn hết bốn đại đội tác chiến lẫn đại đội chỉ huy để cự địch. Đại Đội Trưởng Trần Đại Tân Âu tử thương ngay từ khi xuống băi đáp; khẩu súng 57 không giật của đại đội chỉ huy công vụ (vốn là súng phá công sự, chống chiến xa) nay biến thành vũ khí bắn thẳng để bảo vệ cận pḥng bộ chỉ huy tiểu đoàn. Tướng Đỗ Cao Trí đích thân chỉ huy trận địa từ trên không, trực thăng chở ông và các Tướng Lữ Lan, Tướng Minh (Tư lệnh không quân sau nầy) phải bay sát ngọn cây để tránh pḥng không; nhưng về đến phi trường Quảng Ngăi, kiểm soát lại, lưng và bụng trực thăng đều bị trúng đạn lỗ chỗ. Không núng thế, Tướng Trí thả nốt biệt động quân vào trận, tiếp sức nhảy dù cày sạch vùng bất khả xâm phạm gọi là Đỗ Xá. Chỉ riêng ngày thứ hai của cuộc hành quân, chỉ riêng phía biệt động quân đă tịch thu được một đại liên 30ly, một trung liên, sáu tiểu liên, và 144 súng cá nhân, một ngàn bịch chất nổ, một số lượng lớn quân trang, lựu đạn, ḿn và tài liệu quan trọng. Cuối trận, tổng số vũ khí có thêm hai pḥng không 52 ly, một đại liên 30 ly và 69 súng cá nhân với 62 xác đếm tại hiện trường; 17 tù binh bị bắt. (NVT sđd trg347-348). Cuộc hành quân chấm dứt đúng một tháng sau, 27 tháng 5 do Trung Đoàn 50 Bộ Binh của Thiếu Tá Phan Trọng Chinh hoàn tất quét sạch toàn vùng Đỗ Xá khi Nhảy Dù và Biệt Động Quân đă kết thành ṿng đai chận bít không để lực lượng cộng sản chạy lẩn vào vùng núi phía tây, hoặc về phía nam Tây Nguyên. Số lượng vũ khí và nhân mạng phía cộng sản bị thiệt hại như kể trên không phải là một thắng lợi quân sự quá to lớn, nhưng đứng về mặt chính trị đă chứng minh điều quan trọng: Sau những xáo trộn chính trị (1963-64) mà tập thể người lính bị cuốn hút vào do những quân nhân chỉ huy muốn tranh đoạt quyền lực lănh đạo quốc gia theo một phong trào “Quân nhân cầm quyền với sức mạnh ṇng súng” đang diễn ra trên toàn thế giới (Nasser ở Ai Cập; Phác Chánh Hy, Đại Hàn; Fidel Castro, Cuba; gần gũi, trong khu vực Đông Dương với Đại úy Kông Le ở Lào.. v.v ) Quân Lực VNCH đă lấy lại sức mạnh chiến đấu cơ hữu; có khả năng thực hiện những cuộc hành quân lớn cấp trung đoàn, sư đoàn nếu như những sĩ quan tham mưu, chỉ huy được yểm trợ xác đáng, và nhất là để họ toàn quyền điều động đơn vị quân binh theo thực tế chiến trường chứ không là một biểu diễn bề mặt chính trị. Chứng minh điển h́nh đối với luận cứ nầy là Hành Quân Phi Hỏa với hằng trăm trực thăng chuyển quân (Hành quân trực thăng vận lớn nhất, huy động trực thăng toàn vùng Đông-Nam Á) với lần tham dự của bốn tiểu đoàn nhảy dù đồng đổ bộ xuống vùng mật khu Hố Ḅ (B́nh Dương) vào cuối tháng 8 tiếp theo trong năm 1964 đă không đưa lại kết quả mong muốn. Hoặc tại chính chiến trường Đỗ Xá nầy, Tướng Nguyễn Khánh và Tham Mưu Trưởng Ngô Dzu đă một lần thất bại trước khi hoán đổi vùng trách nhiệm đến Tư Lệnh Đỗ Cao Trí với Tham Mưu Trưởng Nguyễn Văn Hiếu. Cuối cùng, tất cả đă chứng minh: Hành Quân 202 của Quân Đoàn II vào Đỗ Xá là một kế hoạch hành quân chính xác, đáp ứng đúng điều kiện, yêu cầu của chiến trường, được chỉ huy, điều động bởi những con người thao lược nơi trận tiền với quyết tâm: Đánh tất thắng chứ không là cuộc diễn binh cầu may với mạng sống của quân sĩ. Ngoài ra, có một chi tiết nhỏ nhưng cần phải nêu rơ: Những đơn vị nhảy dù, biệt động, bộ binh nơi mặt trận Đỗ Xá đồng được chỉ huy bởi những sĩ quan vốn xuất thân binh chủng nhảy dù: Tướng Đỗ Cao Trí, các Thiếu Tá Phan Trọng Chinh, Ngô Quang Trưởng, Sơn Thương – Nhưng tất cả đă được Đại Tá Bộ Binh Nguyễn Văn Hiếu lập kế hoạch và điều hành tham mưu – Đây cũng là mục đích của công việc muộn màn nhưng cần thiết của chúng ta hôm nay đối với Người Lính đă Vị Quốc Vong Thân qua cách vô ân của một chế độ với những người cầm đầu bất nhân nghĩa, tham nhũng, xây công danh, tài lợi trên xương máu chiến sĩ, đồng bào, đồng đội. Những phần tiếp theo sẽ minh chứng Nỗi Đau Chung nầy dẫn đến lần đau tàn cuộc Ngày 30 tháng Tư, 1975. 1965. Quốc Lộ 19, Đèo An Khê – Quốc Lộ 14, Đức Cơ; Pleime 1900 giờ chiều ngày 24 tháng Sáu, 1954, mà chỉ không đầy một tháng sau (20 tháng 7, 1954) Hiệp Định Genève sẽ kư kết, chấm dứt chiến tranh Đông Dương lần thứ Nhất. Nhưng trên đèo Mang Yang, nơi Cây Số 15, Quốc Lộ 19 nối Pleiku (Thủ phủ quân sự Tây Nguyên) với Quy Nhơn (Hải cảng quan trọng của duyên hải Trung Việt) đang diễn ra cảnh tượng địa ngục. Trung Đoàn 803 Cộng Sản cố tâm diệt gọn Trung Đoàn Triều Tiên của Quân Đoàn Viễn Chinh Pháp, đơn vị lập kỳ tích chận đứng làn sóng người của Hồng Quân Trung Cộng nơi mặt trận Triều Tiên năm 1953 bên cạnh Sư Đoàn 2 Bộ Binh Mỹ, nên bây giờ binh sĩ của trung đoàn nầy vẫn mang nơi vai áo huy hiệu Ngôi Sao Trắng với h́nh tượng Đầu Người Da Đỏ của sư đoàn chiến thắng vinh dự kia. Nhưng nay, năm 1954 với Đèo An Khê của chiến tranh Việt Nam chứ không là bán đảo Triều Tiên của năm 1953, nên những thành phần sống sót của Chiến Đoàn Lưu Động Số 100 (mà Trung Đoàn Triều Tiên là thành phần xung kích điển h́nh, mối kiêu hănh của chiến đoàn) đang cố gắng tập họp lực lượng lại sau lần bị nghiền nát bởi sáu giờ kịch chiến với bộ đội cộng sản. Thật sự ra họ đă chịu đựng sáu tháng tan nát từ khi đến tham chiến nơi mặt trận Tây Nguyên nầy. Đêm xuống mau dẫu trời miền núi tháng Sáu soi rọi những ánh chớp chói ḷa khi binh sĩ ném lựu đạn lân tinh phá ṇng súng đại bác; đốt cháy quân trang cụ; bắn hết đạn các súng cộng đồng, vũ khí nặng trước khi phá hủy để chuẩn bị cho vụ rút chạy khỏi vùng tập kích của Trung Đoàn 803. (Bernard B. Fall, Street Without Joy. Schoken Books - New York, 1972 pp 214-220). Phải nói nói rơ hơn, trận chiến đèo An Khê trên Quốc Lộ 19 với lần tiêu diệt toàn bộ chiến Đoàn Lưu Động Số 100 (G.M.100) chỉ là diện chiến thuật của một kế sách chiến lược lớn: Cô lập Tây Nguyên, chiếm giữ đường di chuyển Bắc-Nam mặt Tây Trường Sơn, theo Đường 14 xuống Ban-Mê-Thuộc, vào vùng thượng nguồn Sông Đồng Nai, tiếp đến miền Đông Nam Bộ. Cô lập Tây Nguyên cũng có nghĩa, củng cố khu vực Hạ Lào – Vùng Ba Biên Giới Việt-Miên-Lào. Thế trận của năm 1954 sau nầy được lập lại trong những năm 1974-1975 trước khi mất miền Nam với lănh thổ Tây Nguyên bị bỏ trống do cuộc di tản tai họa theo Tỉnh Lộ 7 từ Pleiku về Tuy Ḥa của Quân Đoàn II với toàn thể lực lượng diện địa thuộc quân khu. Nhưng năm 1965 ở Tây Nguyên không phải là như vậy. Chúng ta hăy xem Đại Tá Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II đă sống – chiến đấu như thế nào với Tây Nguyên. Năm 1965, cộng sản Bắc Việt phát động một chiến dịch nhằm cắt đôi Việt Nam, từ cao nguyên xuống đồng bằng theo Đường 19 bằng cách đánh bại Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa trong một trận chiến quy ước. Đến giai đoạn nầy, chúng ta phải dùng đến cụm từ “Cộng sản Bắc Việt” v́ những lực lượng tham chiến thuần là những đơn vị chính quy thuộc mặt trận B3 và B5 được chỉ huy, điều động bởi Bộ Tổng Quân Ủy Miền Bắc với sao chép nguyên bản của chiến dịch Đông-Xuân 1954 như trên vừa kể ra. Quốc Lộ 19, Đèo Mang Yang thêm một lần sôi máu lửa. Ngày 20 tháng 2, 1965 Căn Cứ Tiền Phương Số I của một Đại Đội Dân Sự Chiến Đấu (DSCĐ) dọc Đường 19, tây Đèo Mang bị tấn công sau lần một đại đội Địa Phương Quân bị phục kích khi di chuyển từ Pleiku về một căn cứ trên Đèo Mang. Đại đội Địa Phương Quân lẫn Trại DSCĐ không thể là những đối thủ với lực lượng cộng sản chính quy, bởi đơn vị nầy đă được trang bị những vũ khí hiện đại nhất do Liên Sô chế tạo, cung cấp: Súng tiểu liên AK, súng phóng lựu RPD, bản sao cải tiến của súng chống chiến xa RPG2. Trái lại phía DSCĐ, Địa Phương Quân, hoặc các đơn vị chủ lực của VNCH như Nhảy Dù, Biệt Động, Thủy Quân Lục Chiến, (trong những năm 1965, 66, 67...) nầy vẫn c̣n dùng những vũ khí cổ điển từ Đệ Nhị Thế Chiến để lại như Garant; Carbin M1.v.v Trận chiến dọc Đường 19, hai bên đông-tây Đèo Yang lập lại chiến thuật cổ điển phía cộng sản thường áp dụng (và áp dụng hữu hiệu) - Chiến thuật “Công Đồn Đả Viện” – Nhưng sau hai ngày giao tranh khốc liệt, các trại DSCĐ Số1 (Tây Đèo Mang); Số 2 (Đông Đèo Mang) vẫn giữ vững được nhờ yểm trợ liên hoàn, và được một Tiểu Đoàn Biệt Động Quân đóng tại An Khê (Đông Đèo Mang khoảng hơn 50 cây số) làm thành phần trừ bị, tiếp ứng. Bộ Chỉ Huy Lực Lượng Đặc Biệt đóng tại Pleiku c̣n thành lập sẵn những trung đội DSCĐ chuyên nhảy trực thăng vận theo Chiến Thuật Diều Hâu để tiếp cứu chiến trường khi hữu sự. Tuy bị bất ngờ bởi chiến thuật trực thăng vận, cùng yểm trợ hỏa lực cận pḥng mạnh mẽ của trực thăng vơ trang Hoa Kỳ, khu trực Skyraider, B57 của Không Quân VN, nhưng với hệ thống pḥng không tinh vi, hữu hiệu, phía cộng sản cũng gây thiệt hại lớn đối với DSCĐ, Biệt Động Quân, các toán nhảy Diều Hâu tiếp ứng. Tính đến ngày 24 tháng 2, t́nh h́nh ngưng lại ở điểm bế tắc: Căn Cứ Tiền Phương Số 2 của DSCĐ (bao gồm thêm một thành phần Biệt Động Quân bị kẹt lại) cần phải di tản v́ không thể chịu đựng áp lực pháo kích liên tục do một hệ thống súng cối 82 ly đặt dày chung quanh căn cứ. Trong số 220 quân nhân cần di tản có một cháu nhỏ (bị thương) mới chín tháng – Đây là hành khách độc nhất được sống sót của chuyến xe đ̣ dân sự đi từ Quy Nhơn lên Pleiku bị tàn sát ngày hôm trước khi chiếc xe rơi vào băi pháo cộng sản. Đại Tá Tham Mưu Trưởng Nguyễn Văn Hiếu và Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn sau hai ngày thám sát, nghiên cứu chiến trường đồng có chung kết luận: Lực lượng cộng sản thuần là những tiểu đoàn chủ lực của Mặt Trận B3 với vũ khí hiện đại, có khả năng cao độ về chiến thuật di động hỏa lực, tập trung pḥng không – Đạo quân nầy rơ ràng có ư định biến thung lũng An Khê (Đông Đèo Mang, dọc Đường 19) thành một chiến trường lớn hợp cùng đạo quân ở đồng bằng (Vùng B́nh Định – Liên Khu 5 cộng sản) cắt đôi miền Nam như đă thực hiện một lần trong chiến tranh 1945-1954. Và biện pháp cấp thời là phải bốc ngay toán quân đang bị cầm giữ của Căn Cứ 2 trước khi trại bị tràn ngập. Tướng Nguyễn Hữu Có, tân tư lệnh đồng ư trên nguyên tắc nhưng đồng thời nêu lên một khó khăn: Không đủ hỏa lực để bao vùng yểm trợ cuộc hành quân trực thăng vận vào bốc toán quân ở Căn Cứ 2; hơn nữa hệ thống súng cối 82 ly cộng sản chung quan căn cứ sẽ tạo một vũng lửa tại băi đáp trực thăng (trong căn cứ) – Và nếu t́nh h́nh như thế ắt sẽ xẩy ra, cuộc hành quân trực thăng vận nhằm giải cứu lực lượng bạn sẽ biến thành một cuộc hành quân tự sát. Cuối cùng, quân đoàn phải cậy đến một biện pháp do chính Tướng Westmoreland quyết định: Dùng phản lực cơ chiến đấu F100 Hoa Kỳ hiệp đồng với A-1E, B57 VNCH đánh tiếp cận hai bên sườn thung lũng, trong khi trực thăng vơ trang xạ kích vào các vị trí cối sát trại, để trực thăng chuyển quân vào băi đáp cứu bạn. Cuộc hành quân trực thăng vận được thiết kế và hoàn tất như một phép lạ: Không một người bị nạn trong ba đợt bốc đầu tiên, chỉ một trực thăng và một người bị thương trong chuyến bốc cuối cùng. Đại Tá Tham Mưu Trưởng Nguyễn Văn Hiếu hoàn tất một cuộc hành quân giải cứu do ông lập kế hoạch và phối hợp tuyệt hảo (với liên quân Việt-Mỹ) mà đến hôm nay mấy người đă hay. Giải tỏa được căn cứ DSCĐ, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II cậy tiếp đến quân trừ bị: Chiến Đoàn 2 Nhảy Dù gồm hai Tiểu Đoàn 7 và 8 Dù được không vận từ Sài G̣n xuống phi trường An Khê, xong từ đây xuất quân quét sạch toàn diện đoạn đường gai góc từ Quận An Túc đến Đèo Mang. Quân cộng sản núng thế, chuyển hướng lên phía Bắc vây đánh Trại Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB) K’nack (Bắc Đường 19 để giải tỏa áp lực của nhảy dù nơi thung lũng An Khê) với cách đánh biển người (như Hồng Quân Trung Cộng đă áp dụng ở các cao điểm Pock Chop, T- Bone, và Old Baldy ở mặt trận Triều Tiên năm 1953): Hai tiểu đoàn xung phong vào những tiền đồn chỉ do quân số một trung đội DSCĐ chiếm giữ. Một tiền đồn bị tràn ngập, nhưng sau đó, DSCĐ phản công chiếm lại do trợ lực của nhảy dù từ phía Nam đánh lên, giải tỏa lực lượng cộng sản bao vây quanh Trại LLĐB. Cuối trận, quân cộng sản rút lui để lại 126 xác chết với đại bác không giật 57 ly, súng cối 82 ly cùng rất nhiều lựu đạn, chất nổ. Nhưng thành quả lớn nhất của cuộc hành quân là: Các đoàn xe được hộ tống lên Pleiku tạo nên một sinh khí mới trên vùng cao nguyên. Vật giá thực phẩm, và hàng hóa giảm từ 25 đến 30 phần trăm, đồng thời dân chúng hồi phục cảm nghiệm an ninh, tin tưởng và hy vọng. Học sinh tại Pleiku t́nh nguyện giúp quân lính gỡ hàng xuống, và dân chúng trước đây di tản nay trở lần lượt về. (Trung tướng Vĩnh Lộc, Military Review, April 1966- NVT sđd p378) Nhưng mấy ai trong những người dân của thành phố Pleiku ngày ấy hiểu ra rằng đời sống họ t́m lại được là do từ máu xương, sinh mạng của trăm, ngàn người lính – Trong đó có Người Lính Lớn vô cùng khiêm cung tận tụy với quân đội và quê hương – Đại Tá Tham Mưu Trưởng Nguyễn Văn Hiếu. Người dân Pleiku nào ai biết, nghe đến tên Người, ngay cả bản thân kẻ viết đoạn kư sự nầy: Gă thiếu úy trẻ tuổi thuộc Tiểu Đoàn 7 Nhảy Dù, đơn vị giải tỏa đoạn An Khê-Đèo Mang, tháng 3, năm 1965. Thất bại ở mặt trận Đường 19, tiếp theo chiến dịch tái chiếm Bồng Sơn, Tam Quan (tháng 4, 1965) với Sư Đoàn 22 Bộ Binh được tăng phái một Lữ Đoàn Thủy Quân Lục Chiến bẻ gẩy kế hoạch cắt Quốc Lộ I tại khu vực chiến lược Quảng Ngăi-B́nh Định (thuộc Mặt Trận B5 cộng sản) buộc phía chỉ huy cộng sản tại Vùng II (của VNCH) phải rà soát lại kế hoạch. Và một lần nữa, những người cầm đầu ở Hà Nội lại chuyển chiến trường trở lại dọc Quốc Lộ 14 (Đường nối Pleiku với Ban Mê Thuộc (phía Nam); với Komtum (Phía Bắc) từ mùa mưa đến khi mùa khô bắt đầu nơi cao nguyên (từ tháng 4 đến hết cuối năm 1965) với những sư đoàn thiện chiến nhất Mặt Trận B3: Sư Đoàn 325, F10, 2 Sao Vàng, những đơn vị chủ lực tinh nhuệ của quân đội Miền Bắc do các kiện tướng Vũ Lăng, Hoàng Minh Thảo, Chu Huy Mân, chỉ huy (sau nầy, vào giai đoạn chót của chiến trận, tháng 2/1975, đích thân Tổng Tham Mưu Trưởng Văn Tiến Dũng chỉ huy chiến dịch đánh chiếm Tây Nguyên theo chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tổng Quân Ủy Hà Nội). Trong cùng lúc, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II lần lượt thay đổi người chỉ huy: Các Tướng Đỗ Cao Trí, Nguyễn Hữu Có, Vĩnh Lộc liên tiếp thay thế giữ chức tư lệnh - Nhưng chỉ riêng viên Tham Mưu Trưởng vẫn giữ nguyên vị trí - Thế nên, chúng ta có thể xác định về một thực tế mà không sợ sai lầm, chủ quan: Chính Đại Tá Nguyễn Văn Hiếu, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II là người đă đối đầu liên tục, trực tiếp với bộ chỉ huy quân sự miền Bắc nơi chiến trường Tây Nguyên trong suốt năm 1965. Bắt đầu mùa mưa 1965, dọc theo Quốc Lộ 14, lực lượng cộng sản liên tục mở ra những hoạt động tấn công lấn chiếm có hệ thống như sau: Ngày 16 tháng 5, Quận Phú Túc và Buôn Mroc thuộc tỉnh Phú Bổn (Hay Hậu Bổn, tên cũ Cheo Reo), cách Pleiku khoảng 70 cây số đường thẳng về phía Tây- Nam bị tấn công, địa phương quân kêu cứu với Trại Lực Lượng Đặc Biệt (LLĐB) đóng gần đấy để xin yểm trợ nhưng không được v́ đơn vị LLĐB cũng bị tấn công, cả toán tiếp ứng, lẫn căn cứ trại. T́nh h́nh Phú Bổn suy sụp nhanh chóng, quân đoàn phải không vận một tiểu đoàn của Trung Đoàn 40/ Sư Đoàn 23 Bộ Binh để tiếp cứu. Tỉnh lỵ Phú Bổn chỉ liên lạc, tiếp tế với bên ngoài bằng đường hàng không bởi cầu Lệ Bắc trên Tỉnh Lộ 7 bị giật sập. Ngày 20 tháng 5, quân cộng sản tấn công đơn vị địa phương giữ cầu Pokala, và phá hũy cây cầu quan trọng nầy khiến tất cả hệ thống đồn bót, trại LLĐB, phía Tây-Bắc Kontum đồng bị cắt đứt. T́nh h́nh càng tồi tệ hơn vào ngày 1 tháng 6, khi một phái đoàn của Tỉnh Pleiku do tỉnh trưởng dẫn đầu vào thanh tra thăm viếng Quận Lệ Thanh (30 cây số phía Tây Pleiku, bên trái Đường 14) bị phục ích và quận bị tràn ngập từ sáng sớm cùng ngày. Quân đoàn phải cho đổ bộ các toán Diều Hâu (Eagle Flight) để giải cứu phái đoàn, đồng thời điều động chiến đoàn nhảy dù đang sẵn có mặt trong vùng vào giải tỏa Quận Lệ Thanh. T́nh h́nh đến đây chưa hẳn hết, thành phần đi đón đoàn xe của tỉnh gặp nhau tại một điểm trên Quốc Lộ 19 (đoạn đường tây Pleiku đến biên giới Việt-Campuchia) – Đây cũng chính là điểm phục kích của bộ đội cộng sản, trực thăng vơ trang của Tiểu Đoàn 52 Không Quân Mỹ từ trại Holloway phải liên tục vào vùng để yểm trợ cho đoàn quân xa của tỉnh trưởng trở về, hai chiếc trực thăng bị bắn rơi; đoàn người và xe của tỉnh (đoàn của tỉnh trưởng lẫn đoàn đi đón) đồng bị tiêu hủy nặng nề, người sống sót phân tán t́m đường chạy về Pleiku. Tư lệnh vùng tướng Vĩnh Lộc cuối cùng phải hủy bỏ quận đường Lệ Thanh cũ để đưa về một vị trí gần Quốc Lộ 14 (gần Pleiku) để dễ yểm trợ hơn, tuy nhiên phải giữ tiền đồn Đức Cơ, điểm xa nhất của lực lượng chính phủ nằm trên nhánh tây Đường 19, đối mặt với biên giới Campuchia. T́nh h́nh ở phía nam, nơi Tỉnh Phú Bổn cũng không khá hơn, một tiểu đoàn của Trung Đoàn 40/SĐ23BB trên đường tiến tới cầu Lệ Bắc cốt để tái lập an ninh và sửa chửa cây cầu lại rơi vào một ổ phục kích, rút cuộc phải rút về lại Quận Phú Túc để chịu chung số phận của toàn tỉnh bị bao vây. Tiếp đến quận Thuận Mẫn, tây-nam của tỉnh lại bị tấn công và đe dọa bị tràn ngập, chiến đoàn nhảy dù lại được điều động đến hợp cùng tiểu đoàn của Trung Đoàn 40 cố mở đường tiếp cứu quận. Quân cộng sản tấn cộng vào giữa đội h́nh của dù và bộ binh, tràn ngập các vị trí pháo và đốt cháy đoàn xe chở đạn đến Thuận Mẫn. Các tiểu đoàn của Dù phải co cụm lại tự bảo vệ để đợi tải thương và tiếp tế đạn dược. Tư lệnh quân đoàn đối mặt với một t́nh h́nh càng ngày càng đen tối bởi ư đồ của phía cộng sản quyết đánh chiếm Tây Nguyên trong mùa mưa càng lộ rơ, nên phải xin tiếp viện từ Sài G̣n – Một chiến đoàn Thủy Quân Lục Chiến (TQLC) và một chiến đoàn Dù được điều động đến Phú Bổn trong t́nh trạng khẩn cấp. Phi trường Cheo Reo trong chốc lát trở nên thành một phi trường bận rộn nhất của chiến tranh Việt Nam – Các phi cơ vận tải Hoa Kỳ do điều động của ban tham mưu quân đoàn đă bay liên tục trong ṿng 24 giờ để chuyển quân. Chiến đoàn nhảy dù thứ hai vừa tới nơi đă vội vào vùng để giải tỏa áp lực cho chiến đoàn đang bị vây khổn ở Thuận Mẫn. Về mặt bắc Pleiku, Quận Toumorong cực bắc của Kontum bị tràn ngập từ đầu tháng 7, v́ đây là một nơi quá xa, lại không phải là một vị trí quan yếu nên quân đoàn ra lệnh cho triệt thoái về Quận Dakto, (Tân Cảnh) nơi đặt bản doanh của Trung Đoàn 42. Đến lượt quận đường Dakto bị tấn công (7 tháng 7); Trung Đoàn Trưởng 42, Trung Tá Lại Văn Chữ bị tử thương, cố vấn trưởng, Thiếu Tá John R. Black bi thương nặng khi điều quân lên giải cứu quận. T́nh h́nh trung đoàn suy sụp sau cái chết củaTrung Tá Chữ, quân đoàn vội điều Đại Tá Đàm Văn Quư đến chỉ huy Trung Đoàn 42; viên Trung Tá Cố Vấn Thomas Perkins (trước đây làm việc chung với Đại Tá Quư) cũng vội lên Kontum để tăng cường hệ thống cố vấn. Một tiểu đoàn Biệt Động và chiến đoàn TQLC vừa vào vùng được không vận lên Tân Cảnh phối hợp với Trung Đoàn 42 để chặn địch mạn phía Bắc Kontum. Cùng thời điểm t́nh h́nh quân sự sôi bỏng bùng vỡ mỗi ngày nơi Tây Nguyên th́ ở Sài G̣n những vụ biến động chính trị cũng thường trực xẩy ra với tốc độ chóng mặt. Biểu dương lực lượng, 12 tháng 9, 1964; Đảo chính hụt, 19 tháng 2, 1965; tiếp đến Phản đảo chính, 20 tháng 5. Các nội các đua nhau thay đổi vói Phan Huy Quát, Trần Văn Hương; đồng bào Công Giáo, Phật Giáo thay nhau xuống đường, lâm chiến, biến Sài G̣n thành một chiến địa hung hăn không kém mặt trận súng đạn nơi cao nguyên. Trận chiến tại các Trại Lực lượng Đặc Biệt Đức Cơ, Pleime như giọt nước tràn qua chiếc ly đă nứt vỡ đồng lúc các tư lệnh quân đoàn thay đổi nhau theo t́nh h́nh chính trị của Sài G̣n. Riêng chỉ Đại Tá Nguyễn Văn Hiếu vẫn giữa chắc chức vụ Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn với những người lính giữa vũng lửa ở núi rừng Tây Nguyên. Trại Đức Cơ nằm cuối nhánh tây Đường 19, đối mặt biên giới Việt-Campuchia, bị toàn thể áp lực của lực lượng quân đội cộng sản Mặt Trận B3 đè nặng lên sau khi Quận Lệ Thanh bị lấn chiếm (như trên vừa tŕnh bày). Vào giữa tháng 7, trại hoàn toàn bị bao vây và các cuộc tuần tiễu ra bên ngoài đều bị đánh bật vào lại bên trong. Và dù đă có hằng trăm phi vụ oanh tạc chung quanh trại, nhưng bộ đội cộng sản vốn thiện nghệ trong nghệ thuật công kiên chiến, địa đạo chiến, nên đă bố trí một hệ thống hỏa lực cối chung quanh trại, đe dọa băi đáp trực thăng của trại cũng không thể xử dụng được. Một kế hoạch hành quân táo bạo nhưng vô cùng tinh vi và chính xác được Tham Mưu Trưởng Nguyễn Văn Hiếu thiết lập, tŕnh lên Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II: Xử dụng Chiến Đoàn I Dù gồm ba Tiểu Đoàn 1, 3, và 5 – Những đơn vị xung kích hàng đầu của Lữ Đoàn Dù (trước 12/1965 phiên hiệu Sư Đoàn Nhảy Dù chưa thành lập) - trong một thời hạn ngắn nhất phải chiếm cho được phi đạo (dành cho máy bay C123; Caribou) sau khi phi cơ chiến thuật dọi bom cách vị trí pháo cối chung quanh trại. Sau khi xuống được phi đạo theo như dự trù, Chiến Đoàn I Dù cố mở rộng ṿng đai kiểm soát nhưng bất thành, họ phải rút lại trở về phi đạo. Vấn đề sinh tử của chiến trận đối với ban tham mưu quân đoàn là, quân số tham chiến của phía cộng sản quả thật đă hơn hẳn bên lực lượng Dù (chỉ một chiến đoàn gồm ba tiểu đoàn đă bị tổn thất từ những trận ở vùng Phú Bổn, Cheo Reo từ tháng 4); trong khi lực lượng cộng sản bao vây trại là một trung đoàn- Có nghĩa, phía đối phương đă ném hẳn một sư đoàn vào trận địa. Vấn đề không c̣n là những trận đánh cấp tiểu, trung đoàn với đối tượng là một trại LLĐB nữa mà là ư đố chiến lược của tất cả trận chiến năm 1965 tại vùng cao nguyên bây giờ hẳn hiện rơ: Quân đội Hà Nội dưới quyền Thượng Tướng Hoàng Minh Thảo quyết tâm tấn chiếm Tây Nguyên để từ đây đổ xuống đồng bằng duyên hải – Cắt đôi Miền Nam theo trục Pleiku-B́nh Định (Chiến trận tháng 3, 1975 chỉ là biến cải, điều chỉnh những khuyết điểm của năm 1965 nầy). Đại Tá Hiếu đề nghị lên Bộ Tổng Tham Mưu một kế hoạch lớn: Yêu cầu người Mỹ thế chân cho những đơn vị VNCH làm thành phần trừ bị, giữ an ninh lănh thổ để quân lực cộng ḥa tập trung thành một đơn vị xung kích cấp sư đoàn mới có khả năng giải quyết mặt trận Đức Cơ (Theo binh thư: Bên tấn công không thể ít hơn 1/3 quân số so với lực lượng cố thủ được. Kế hoạch được Tướng Westmoreland thêm một lần chấp thuận với quyết định: Điều động Lữ Đoàn Nhảy Dù 173 do Tướng Stanley R. Larsen làm Tư Lệnh Lực Lượng Dă Chiến Hoa Kỳ tại Pleiku thay thế quân đội Việt Nam nhiệm vụ tiếp ứng và an ninh lănh thổ. Được rảnh tay, Ban Tham Mưu Quân Đoàn II thực hiện kế hoạch: Thành lập Chiến Đoàn Đặc Nhiệm gồm Thiết Đoàn Kỵ Binh (chiến xa M41; M48; Thiết Vận Xa M113); một Tiểu Đoàn Biệt Động Quân; Chiến Đoàn TQLC (có pháo binh cơ hũu) và pháo binh diện địa yểm trợ tổng quát – Lực lượng giải tỏa Đức Cơ đặt dưới quyền chỉ huy của Chuẩn Tướng Cao Hảo Hớn, Tư Lệnh Biệt Khu 24 (Bắc Kontum). Ngày 8 tháng 8, lực lượng đặc nhiệm vào vùng, thành phần tiền phong gặp ngay sự kháng cự của địch, bị bắn cháy một chiến xa bởi súng không giật khi vừa từ ngă ba Đường 14 rẽ vào Đường 19. Quân cộng sản áp dụng chiến thuật bám chặt đoàn quân tiếp ứng để tránh phi pháo, đánh vào trung tâm để chia cắt chiến đoàn ra làm những thành phần mất không liên kết được. Sau một đêm dừng quân tái phối trí thế trận dù Bắc quân áp đảo bằng một loạt tấn kích và pháo kích để đánh vỡ thế trận của đoàn tiếp ứng. Rạng ngày 9, Chiến Đoàn I dù từ phi đạo trại Đức Cơ đánh bung về phía Đông kềm chặt lực lượng cộng sản giữa hai gọng ḱm. Sợ bị kẹp giữa hai lực lượng tấn công, địch chém vè và tháo lui chỉ để lại các lực lượng ngăn chận nhỏ, các toán núp bắn sẻ và ḿn, bẫy dọc đường lộ. Trận chiến Đức Cơ chấm dứt với sự thảm bại nặng nề của Việt Cộng. Các đơn vị chính phủ đă làm chủ chiến trường, chiến thắng đă nâng tinh thần của chiến binh QLVNCH. Họ đă nhận những điều tệ hại nhất mà cộng sản đă áp đặt nên, và không những đă đứng vững mà họ c̣n làm cho địch ngưng chiến và tháo lui, để lại nhiều vũ khí, xác chết trên chiến trường. (Đại Tá Theodore Mataxis – VC Summer Monsoon Offensive (5/1966) NVT sđd trg 381). Tướng Westmoreland cùng Chủ tịch Ủy Ban Lănh Đạo Quốc Gia, Trung Tướng Nguyễn Văn Thiệu đă đến Đức Cơ để xác nhận tính chất quan yếu của chiến thắng. Nhưng Đại Tá Tham Mưu Trưởng Nguyễn Văn Hiếu chưa có dịp nghỉ ngơi, ông xử dụng căn cứ mới được giải tỏa nầy làm bộ chỉ huy để điều quân thanh toán nốt mục tiêu thứ hai: Trại Lực Lượng Đặc biệt Pleime. Ông thức trắng đêm cùng với lần giải tỏa Pleime (NVT sđd trg 385) Trước tháng 10, 1965 quả thật không mấy ai biết đến tên Pleime, một trại lực lượng đặc biệt nằm về phía Tây Quốc Lộ 14, cách Pleiku khoảng 40 cây số đường thẳng về hướng Tây-Nam. Nhưng bỗng nhiên Pleime trở thành một danh hiệu của chiến sử miền Nam bởi sau thất bại của lần đánh chiếm Đức Cơ, phía bộ đội miền Bắc đă “biến chuyển thực tế – một diễn tiến sinh hoạt ắt phải có sau mỗi lần thực hiện một kế hoạch tác chiến, một phương án chính trị dẫu thất bại hay thành công” và rút kinh nghiệm c̣n nóng của Đức Cơ nên thành một kế hoạch: 1/Bao vây Pleime. 2/Tiêu diệt thành phần tiếp viện. Sau khi thu hút về điểm Pleime để biến nơi đây nên thành một diện tác chiến làm suy yếu lực lượng pḥng thủ Pleiku của Quân Đoàn II để cuối cùng: 3/ Dùng một trung đoàn c̣n nguyên sức tấn công Pleiku với ba mũi giáp công (Từ phía Bắc, theo Đường 14; từ phía Đông theo Đường 19; và từ phía Tây- Nam, cửa ngỏ của Đức Cơ, Pleime). Tất cả diễn tiến chiến thuật nầy được giao phó cho Tướng Chu Huy Mân với Sư Đoàn 320 (Sư Đoàn Điện Biên) gồm ba Trung Đoàn 32, 33, và 66 đă từ lâu là chủ lực của vùng Tây Nguyên. Để phá vỡ mưu định của phía cộng sản, ban tham mưu quân đoàn thiết lập một kế hoạch phản công trên những chọn lựa: 1/Nếu giải cứu Pleime th́ lực lượng tiếp cứu sẽ rơi vào bẫy phục kích ắt sẽ phải xẩy ra trên lộ tŕnh dẫn đến trại (như đă xẩy ra khi giải cứu Phú Túc, Thuần Mẫn, và mới mẻ của Đức Cơ, v..v); pḥng thủ Pleiku sẽ suy yếu, 2/ Nếu bỏ mặc Pleime th́ sẽ gây nên một tác động tâm ích rất xấu đối với tinh thần chiến đấu của cả Vùng II. Thêm một lần, Tướng Westmoreland lại có quyết định hữu hiệu, sáng suốt, đưa một Lữ Đoàn Không Kỵ từ An Khê lên Pleiku, đặt dưới quyền của Tướng Stanley R. Larsen làm thành phần bảo vệ Pleiku, và trừ bị cho cuộc hành quân; Lữ Đoàn nầy cũng bố trí những pháo đội 155, 105 cơ hữu yểm trợ trực tiếp cho chiến đoàn đặc nhiệm giải tỏa Pleime. Chiến đoàn đặc nhiệm nầy gồm 1200 binh sĩ đặt dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Thiết Giáp Nguyễn Trọng Luật gồm Thiết Đoàn 3 Thiết Kỵ, Tiểu Đoàn 1/Trung Đoàn 42 BB; hai Tiểu Đoàn 21 và 22 BĐQ, chiến đoàn đặc nhiệm nầy có những đơn vị công binh, pháo binh thống thuộc hành quân. Ngoài ra c̣n có hai đại đội LLĐB thuộc Tiểu Đoàn 91 Biệt Kích Dù (Tiền thân của Liên Đoàn 81 BK) phối hợp với Toán Projet Delta của Thiếu Tá Charlie A. Beckwith (LLĐB Mỹ) trưa ngày 20 tháng 10 nhảy vào khu vực tiếp cận trại Pleime, để trở thành lực lượng xung kích từ trong trại đánh ra bắt tay lực lượng tiếp cứu của Trung Tá Luật như kế hoạch dự trù từ Đường 14 tiến vào trại theo ngă rẽ của Hương Lộ 6C. Nhưng kế hoạch tiếp cứu không giản lược như những điều tổng quát vừa kể ra, ban tham mưu quân đoàn đă tinh tế rút kinh nghiệm của Đức Cơ trong tháng 8, nên ngày 23/10 thay v́ dùng Tiểu Đoàn 22 BĐQ làm thành phần tùng thiết với chiến xa của Trung Tá Luật, lại đổ đơn vị vị nầy xuống phía Nam vị trí phục kích của Trung Đoàn 32/SĐ 320 toàn thành thế liên hoàn hai mặt Nam-Bắc kẹp chặt thế trận của quân Bắc Việt. Chiến trận hai ngày 23, 24 tuy đă chuẩn bị kỹ (của cả hai bên tham chiến), nhưng t́nh h́nh chiến trận vẫn thay đổi vào những lúc bất ngờ nhất. Các Tiểu Đoàn 635, 344 thuộc Trung Đoàn 32 Bắc Việt dưới quyền chỉ huy của Trung Tá Nguyễn Hữu An từ những vị trí được chuẩn bị, ngụy trang kỹ bám sát bộ phận tiếp ứng của Trung Tá Luật, gây thiệt hại trầm trọng đối với đơn vị hậu vệ, và chận đứng thành phần tiền đạo ở cây số 5 cách trại Pleime. Quân đoàn tăng viện một toán tiền sát pháo binh của lữ đoàn không kỵ cho đoàn tiếp ứng - Những tiền sát viên này điều chỉnh tác xạ cận pḥng (từ những đại bác cơ hữu của chính Không Kỵ) trải thảm trước mặt từng bước giúp đoàn chiến xa. Ngoài ra những phi cơ F100; trực thăng vơ trang Hoa Kỳ, và AD1 của VNCH bằng kỹ thuật tác xạ chính xác đă lập nên hàng rào lửa bảo vệ cạnh sườn cho đoàn quân tiếp ứng. Phối hợp tuyệt hảo giữa thế trận phản phục kích hợp cùng sức chiến đấu ngoan cường của chiến sĩ nơi trận địa, như hành vi dũng cảm của các chiến sĩ LLĐB Mỹ –Việt từ trong trại phản kích, xung phong ra với súng phun lửa đă tạo nên chiến thắng kiên cường: Tối 25 tháng 10, 1965 đoàn tiếp ứng bắt tay được với lực lượng pḥng thủ trại, chấm dứt sự bao vây Pleime mà bộ tư lệnh Mặt Trận B3 đă mưu định từ mùa Xuân 1965. “… Vị tư lệnh chiến trường có thể đi ngủ để đợi tin chiến thắng khi chiến dịch bắt đầu!!”Thống Tướng Montgomery của Thiết Giáp Hoàng Gia Anh Quốc đă nói lên điều kiện định nầy để nhấn mạnh vai tṛ quyết định của tổ chức, tham mưu trong những chiến dịch lớn. Trận Đức Cơ, và Pleime đă xác chứng về ư nghĩa, vai tṛ quyết định của công tác chuẩn bị, điều hành, tổ chức, tham mưu (lẽ tất nhiên thực tế chiến trường, với sức chiến đấu của người lính trên trận địa là những yếu tố quan yếu khác nữa) - Chiến thắng Pleime được Tướng Vĩnh Lộc khai triển nên thành một biểu tượng chiến đấu và chiến thắng của Quân Đoàn II – Đại bản doanh của quân đoàn được đặt tên là Thành Pleime – Nhưng hầu như không mấy ai (trong và ngoài quân đội) biết rằng: Đại Tá Tham Mưu Trưởng Nguyễn Văn Hiếu hầu như đă thức suốt ngày, đêm trong những ngày 20, 22... 25 nơi chiếc hầm chỉ huy Trại Đức Cơ, để xử dụng hệ thống truyền tin âm thoại (có công suất mạnh) của đơn vị Lực Lượng Đặc Biệt Mỹ mới có thể liên lạc, phối hợp với những tư lệnh người Mỹ thuộc nhiều binh chủng. Không quân, lực lượng đặc biệt, bộ binh, không kỵ trong suốt cuộc hành quân (NVT sđd trg 385). Áp dụng trọn vẹn nguyên tắc của của binh thư, Bộ Tham Mưu Quân Đoàn hợp cùng Sư Đoàn I Không Kỵ (Ist Air Cavalary Div) – Cũng có nghĩa khai triển thành quả mối giao hảo tốt đẹp giữa hai cá nhân, Đại Tá Nguyễn Văn Hiếu và Tư Lệnh Kinnard của Không Kỵ qua chiến thắng hai lần lẫm liệt Đức Cơ, và Pleime – Hai bên cùng hợp soạn một kế hoạch hành quân truy kích tàn quân của các Trung Đoàn 32, 33, và 66 Bắc Việt để không cho đối phương dịp nghỉ ngơi như phía cộng sản từ bao lâu vẫn giữ ưu thế quyết định chiến trường. Với khả năng không vận trực thăng tưởng như vô hạn (Sư Đoàn Không Kỵ với hơn 600 trực thăng cơ hữu là đơn vị số một và độc nhất có khả năng tác chiến di động lớn nhất so với tất cả các đơn vị hoạt động biệt lập trên toàn thế giới), Sư Đoàn1Không Kỵ (SĐ1KK) yểm trợ phối hợp hành quân đưa các Tiểu Đoàn 1, và 2/Lữ Đoàn7/SĐ1KK, và bốn tiểu đoàn nhảy dù vào trận địa - Thung lũng Ia Drang sát biên giới Campuchia - Hậu cần bất khả xâm phạm từ trước tới nay của Mặt Trận B3. Cánh quân nhảy dù đích thân Tham Mưu Trưởng Lữ Đoàn Nhảy Dù chỉ huy: Trung Tá Ngô Quang Trưởng với tham dự cố vấn của viên sĩ quan tên gọi: Thiếu Tá Norman Schwarzkopf. Với kế hoạch hành quân tinh tế, cẩn mật, tiên kiến mọi t́nh huống; với quân binh nhảy dù tinh nhuệ dưới quyền chỉ huy của những sĩ quan kiệt liệt; phối hợp với đơn vị không kỵ có di động tính cao, tổ chức hiện đại, hỏa lực hùng hậu, và yễm trợ trực thăng tối đa của SĐ1KK, cuộc Hành Quân Truy Kích binh đoàn cộng sản Bắc Việt vào đầu Sông Ia Drang, sát biên giới Campuchia tháng 11,1965 là một trong những cuộc hành quân thế công thành công hiếm hoi nhất của quân lực Miền Nam và Đồng Minh trong suốt cuộc chiến khởi đi từ 1960. 1966. B́nh Định; 1970. Snoul Nhưng, Tướng Nguyễn Văn Hiếu không chỉ là một vị tướng tài giỏi chuyên về tham mưu, tổ chức mà c̣n là một Tướng Quân trí dũng nơi trận địa. Những chiến trận sau đây sẽ chứng minh về khả năng thao lược của người. Tỉnh B́nh Định là một trong những tỉnh lớn nhất của miền Trung, cũng của cả Miền Nam với mười-hai quận, và dân số đông nhất (gần một triệu), nhưng cũng là tỉnh có số lượng nhân sự cộng sản đông nhất. Trong chiến tranh 1945-1954, tỉnh là thủ phủ của Liên Khu 5 Cộng Sản (LK5), quân đội Liên Hiệp Pháp không hề đặt chân đến được, chỉ thuộc quyền của chính quyền quốc gia sau 20 tháng 7/1954. Tại lănh thổ nầy, lực lượng cộng sản có Sư Đoàn 3 SaoVàng (SĐ3SV), hệ thống tỉnh ủy, bộ chỉ huy tỉnh đội gồm nhiều tiểu đoàn địa phương, và cơ sở du kích vững chắc qua cuộc chiến tranh của thập niên 50 được gài lại sau 1954. Theo chiến lược “Lùng và Diệt” thành h́nh giữa Tướng Westmoreland và Bộ Tổng Tham Mưu QLVNCH, tỉnh được chia làm ba vùng: Khu vực phía Nam của tỉnh (giáp ranh với Tuy Ḥa/Phú Yên) gồm ngoại vi Thị Xă Quy Nhơn, các Quận Phú Phong, Tuy Phước, Văn Canh thuộc trách nhiệm của Sư Đoàn Mănh Hổ Đại Hàn. Khu vực rừng núi phía Tây (giáp ranh Pleiku, Kontum) gồm các quận An Khê, Vĩnh Thạnh, An Lăo, và Hoài Ân thuộc vùng trách nhiệm của Sư Đoàn1 Không Kỵ (SĐ1KK), với Mật Khu An Lăo (nằm dọc theo sông An Lăo, nhánh phía Bắc của Sông Lại Giang chảy ra biển tại Bồng Sơn/Hoài Nhơn, vùng châu thổ trù phú nhất của Miền Trung), hậu cần quan trọng của toàn Liên Khu 5. Vùng phía Bắc và Đông (dọc bờ biển, và giáp tỉnh Quảng Ngăi) là khu vực đông dân của các Quận Hoài Ân (Bồng Sơn), Tam Quan, Phù Mỹ, Phù Cát thuộc trách nhiệm hành quân của Sư Đoàn 22 Bộ Binh, Đại Tá Nguyễn Văn Hiếu giữ chức Tư Lệnh – Không thể ai sánh được với ông trong chức vụ chỉ huy đơn vị nầy ở Vùng II – Nhưng ông vẫn chỉ là một vị tư lệnh sư đoàn với cấp bậc đại tá dù đă là người thiết kế nên những chiến thắng lẫm liệt trong suốt năm 1965 vừa kể ra trên. Ông mang cấp đại tá từ tháng 11, 1963. Nắm quyền tư lệnh sư đoàn từ giữa năm (tháng 6, 1966), cuối năm (tháng 11), vị tân tư lệnh đă tạo dựng ngay một chiến thắng vẻ vang dưới chân Đèo Phù Cũ (Quận Phù Mỹ). Lúc ấy, chúng tôi, đơn vị tăng phái (Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù – Pnn) làm thành phần chận địch đóng trên núi, chứng kiến đơn vị bạn (Trung Đoàn 42/ Sư Đoàn22Bộ Binh) hợp cùng chi đoàn thiết vận xa M113 lùa địch từ Quốc Lộ I vào núi. Trận chiến hào hùng như một đoạn phim tài liệu lịch sử kỳ Đệ Nhị Thế Chiến - Các chiến sĩ bộ binh tùng thiết với thiết vận xa M113 theo đội h́nh hàng ngang, ào ạt tiến tới sau một đợt tác xạ, mạnh mẽ uy vũ như những hiệp sĩ thời trung cổ xung trận. Chiến Đoàn Trưởng Nhảy Dù, Trung Tá Nguyễn Khoa Nam đứng trên sườn núi chong ống nḥm quan sát trận địa dẫu là người kín đáo, phải nói nên lời thán phục: “Đại Tá Hiếu điều quân như một “ông thiết giáp” nhà nghề, và lính Sư Đoàn 22 đánh đẹp đâu thua lính ḿnh”- Lời ngợi ca chân thật giữa những người chiến đấu nơi trận tiền. Không để địch nghỉ ngơi (như sau chiến thắng Pleime, Đức Cơ), nay với khả năng quyết định rộng răi của quyền tư lệnh, Đại Tá Hiếu hạ lệnh tiếp tục truy kích, diệt gọn các đơn vị của Sư Đoàn 3 Sao Vàng, cũng để chứng tỏ “Ai Thắng Ai” nơi mặt trận Liên Khu 5 nầy - Vùng “Năm Eo”, bí danh bộ đội cộng sản thường gọi với ḷng kiêu hănh – Khu vực bất khả xâm phạm mà chế độ Đệ Nhất Cộng Ḥa với Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm phải mất hai năm (1955-1957) mới b́nh định được. Chiến dịch tấn công của liên quân bắt đầu Ngày N (Ngày Khởi Sự) với lực lượng SĐ1KK đổ quân xuống vùng hai quân Hoài Ân và Vĩnh Thạnh, đơn vị không kỵ khám phá ra nhiều kho tàng, quân nhu, quân dụng được cất giữ trong những khu vực kín đáo, an toàn (Hậu cần LK5/ SĐ3SV). Nhưng các đơn vị chính quy cộng sản hoàn toàn tránh né, bởi họ đă hiểu ra hỏa lực quá hùng hậu của không kỵ. Nên vào lúc 11 giờ đêm Ngày N+3, Thiếu Tướng Tư Lệnh/ SĐ1KK vào Bộ Tư Lệnh/SĐ22 gặp Tướng Hiếu (vinh thăng Chuẩn Tướng tháng 11/1966) với yêu cầu: Sư Đoàn 22 hủy bỏ kế hoạch tấn công vào hướng tây Quận Phù Mỹ theo như dự trù, để phối hợp với SĐ1KK tiến chiếm An Lăo mà ông tin chắc là nơi SĐ3SV đang tập trung. Tư Lệnh Kinnard nêu luận cứ: “Hôm nay, tôi đă cho một Đại Đội Biệt Động/SĐ1KK trực thăng vận vào khu vực đó (Vùng quận Phù Mỹ của SĐ22- Pnn) để t́m và diệt nhưng không thấy đụng độ. Biết vậy là sai nguyên tắc (đă phân chia vùng trách nhiệm), nhưng bởi nóng ḷng tiêu diệt địch nên đă làm như thế”. Tướng Hiếu nại đến lời khẳng định của sĩ quan Trưởng Pḥng 2 (Pḥng Quân Báo), Thiếu Tá Trịnh Tiếu: “Thưa Thiếu Tướng, cộng sản rất né đụng độ với quân đội Hoa Kỳ v́ họ sợ hỏa lực của các ông. Tôi tin Sư Đoàn 22 sẽ đụng độ với Sư Đoàn 3 SaoVàng tại mục tiêu nầy...” Thiếu Tá Trịnh Tiếu giải thích thêm: “Tôi đă gặp một du kích Việt cộng sống ở vùng đồi núi phía tây quận Phù Mỹ. Tôi đă tốn rất nhiều tiến bạc nuôi gia đ́nh tên du kích nầy. Cách đây vài ngày, tên du kích đă báo cho tôi biết có nhiều đơn vị của Sư Đoàn Sao Vàng trú quân tại ranh giới hai quận Phù Mỹ và Hoài Ân”. Từ xác định của Thiếu Tá Trịnh Tiếu, Tướng Hiếu có kết luận với Tướng Kinnard: “Sư đoàn chúng tôi sẽ vào vùng hành quân ngày mai, không nên thay đổi kế hoạch quá sớm.” (Đại Tá Trịnh Tiếu, NVT sđd, trg 393-394) Dựa theo tin tức của Thiếu Tá Tiếu/Pḥng 2, Tướng Hiếu chỉ thị cho Trung Tá Bùi Trạch Dzần, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 41 chỉ xử dụng hai tiểu đoàn bộ binh, cùng với bộ chỉ huy trung đoàn vào vùng thật sớm để khoảng ba giờ chiều hăy đóng quân, đào hầm hố, lập công sự pḥng thủ thật kỹ càng - Dân chúng nằm vùng nơi vùng xôi đậu đang hành quân tất thế nào cũng báo cáo cho bộ chỉ huy cộng sản biết t́nh h́nh quân số của lực lượng quân đội cộng ḥa. Sư đoàn cộng sản sẽ điều quân đền đánh theo như tin tức nầy – Tướng Hiếu ém quân thật kín đáo nơi xa một tiểu đoàn trừ bị và chi đoàn thiết vận xa, và sẽ dùng lực lượng nầy để phản công. Quả nhiên đến hai giờ sáng, Trung Tá Dzần báo cáo trung đoàn cộng sản bắt đầu tấn công vị trí của ông. Tướng Hiếu ra lệnh chi đoàn chiến xa và tiểu đoàn trừ bị thần tốc tiến quân vào mục tiêu, bao vây, tiêu diệt không cho địch rút lui. Sư Đoàn Không Kỵ được tin bộ binh Sư Đoàn 22 đụng trận theo kế hoạch trù liệu, yểm trợ hỏa lực với tất cả pháo binh đă bố trí sẵn, dựng nên vũng rào lửa giữa đội h́nh của đối phương bị phơi bày dưới ánh sáng hỏa châu rọi liên tục - Biến đêm tối nên thành ngày rạng. Và khi ngày thật sự đến các chiến sĩ của Sư Đoàn 22 Bộ Binh đếm đủ hơn 300 xác chết nơi trận địa. Theo thống kê của chuyên viên quân sự: Khi có một xác chết để lại trận địa th́ đơn vị ấy phải bị thiệt hại quân số đến ba lần hơn – Chiến tích của Hành Quân Đại Bàng 800 và những hành quân cấp tiểu đoàn của sư đoàn nầy kể từ khi Tướng Nguyễn Văn Hiếu giữ chức tư lệnh (6/1966) đă đưa Sư Đoàn 22 Bộ Binh từ một đơn vị b́nh thường trong ṿng sáu tháng nên thành: Bản lượng giá c̣n nhiều ưu điểm khác được nêu lên. Chúng tôi tóm lược với ư nghĩ: Nếu tất cả Sư Đoàn Bộ Binh QLVNCH đồng có những Tư Lệnh Sư Đoàn như các Tướng Quân: Nguyễn Viết Thanh, Trương Quang Ân, Ngô Quang Trưởng, Nguyễn Khoa Nam, Trần Văn Hai, Nguyễn Văn Hiếu, sớm hơn một thập niên. Và các Liệt Vị Nguyễn Viết Cần, Lê Nguyên Vỹ, Lê Văn Hưng, Hồ Ngọc Cẩn, Nguyễn Hữu Thông, Đặng Phương Thành, Nguyễn Xuân Phúc, Trung Tá Cảnh Sát Nguyễn Văn Long... mau chóng nên thành Tướng Lănh Huân Công Giữ Nước th́ chắc hẳn không có ngày uất hận 30 tháng Tư, 1975. Nỗi Đau nầy không chỉ riêng một người. Không phải của một người. Khả năng thao lược của Tướng Nguyễn Văn Hiếu không ngừng ở cấp sư đoàn với những đơn vị bộ binh cơ hũu, người chứng tỏ năng lực chỉ huy, điều động trận địa ở mức độ cao hơn với quan niệm hành quân liên binh chủng, cấp quân đoàn. Hành Quân Toàn Thắng 46 đánh vào Trung ương Cục R với mục tiêu vùng Lưỡi Câu, Tây-Bắc Lộc Ninh, bên kia biên giới VNCH-Campuchia. Vùng Lưỡi Câu là bản doanh của Sư Đoàn 5 Cộng Sản, trên danh nghĩa, đơn vị nầy thuộc Lực Lượng Vũ Trang Giải Phóng Miền Nam, nhưng hầu hết cán bộ khung là người miền Bắc với Ủy viên chính trị thuần là người của Hà Nội, từ cấp cơ sở. Điều nầy được hiện thực toàn diện từ khi Ba Cấp (không rơ tên, thay thế Chín Chiến, người Nam) nhận lệnh từ Lê Duẫn trực tiếp điều hành Liên Minh Dân Tộc Dân Chủ Tranh Thủ Ḥa B́nh từ đầu thập niên 70 (Trương Như Tảng, Journal of A Vietcong; Johanathan Cape, London, England 1986, p197) trong đó Mặt trận giải phóng Miền Nam và lực lượng vũ trang là những bộ phận thống thuộc. Vùng nầy cũng là cơ sở hậu cần của hai Đoàn 70, 80 yểm trợ không riêng cho Sư Đoàn 5, mà cho toàn vùng Lưỡi Câu nầy, bao gồm mặt trận B́nh Long trong nội địa Việt Nam. Cuộc hành quân xử dụng những đơn vị, Trung Đoàn 9/Sư Đoàn 5 gồm có các tiểu đoàn 2, 3, 4 cơ hữu, và Đại Đội 5 Viễn Thám của sư đoàn; Trung đoàn được yểm trợ, tùng thiết với Trung Đoàn 11 Thiết Kỵ Mỹ tiến quân theo năm giai đoạn: Giai đoạn I tấn công; Giai đoạn 2, 3, và 4 lùng và diệt địch; Giai đoạn 5 rút về lại đất Việt. Cuộc hành quân nầy chỉ kéo dài từ tháng 5 đến tháng 7, 1970 có nhiệm vụ nhiệm vụ đánh thăm ḍ, và kiện toàn hệ thống tham mưu, phối hợp để tiếp theo những cuộc hành quân quan trọng hơn, cũng trên đất Miên với mục tiêu là Căn Cứ Hậu Cần 86, khu vực quanh Thị Trấn Snoul. Ngày 14 tháng 10, 1970 Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III chỉ thị Sư Đoàn 5 mở cuộc hành quân Toàn Thắng 8/B/5 với lực lượng được tổ chức như sau: 1/Chiến Đoàn1 gồm Thiết Đoàn1Thiết Kỵ làm thành phần chủ lực; 2/Chiến Đoàn 9 gồm Trung Đoàn 9/SĐ5 làm thành phần chủ lực; 3/Chiến Đoàn 333 gồm Chi Đoàn 18 Chiến Xa và bốn Tiểu Đoàn Biệt Động Quân. Bộ Tư Lệnh tiền Phương Sư Đoàn 5 đóng ở Lộc Ninh chỉ huy trực tiếp cuộc hành quân chỉ rút về Lai Khê khi các đơn vị lâm chiến đă rút khỏi đất Miên an toàn về đến hậu cứ (10/11/70). Qua hai cuộc hành quân (ngắn hạn, có tính chất đánh thăm ḍ) nầy, Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III và Sư Đoàn 5 rút ra hai điều căn bản: 1/Trong giai đoạn lực lượng VNCH tiến quân, quân cộng sản thường lẩn trốn vào sâu trong nội địa đất Miên. 2/Khi quân đội cộng ḥa triệt thoái quân về đất Việt là lúc t́nh h́nh chiến trường trở nên khó khăn v́ đối phương thường tổ chức phục kích cuộc rút binh. Thế nên, dẫu hủy diệt rất nhiều kho tàng, quân trang bị, vũ khí, đạn dược, lương thực của địch hai cuộc hành quân vừa kể, quân lực cộng ḥa cũng chưa đánh vỡ được các đơn vị chủ lực cộng sản, Trung Đoàn 174, 275, và đầu năo chỉ huy Sư Đoàn 5 với các đơn vị thống thuộc trong khu vực. Thêm một lần, Tướng Hiếu đề nghị cùng Tướng Trí thay đổi quan niệm hành quân: Thay v́ lùng, diệt địch, ta phải dụ địch xuất hiện, rồi mới tập trung quân tiêu diệt. Cụ thể trong khu vực hành quân của Sư Đoàn 5, có Sư Đoàn 5 của địch với hai trung đoàn có phiên hiệu 174, 275. Nay ta dùng một trung đoàn để nhử địch, và nếu địch dùng một trung đoàn tấn công, th́ ta sẽ tập trung một sư đoàn để phản kích. Nếu địch tấn công toàn bộ một sư đoàn th́ ta sẽ dùng ba sư đoàn cơ hữu của vùng (18, 25, và 5) để phản kích. Tướng Trí đồng ư kế hoạch “Điệu Hổ Ly Sơn” táo bạo nầy và Tướng Trí bắt đầu một kế hoạch chuẩn bị tỉ mỉ trong suốt những tháng c̣n lại của năm 1970. Ông cho đặt 11 vị trí máy ḍ thám quanh vùng Snoul, và một trung tâm ḍ t́m tín hiệu được đặt ở Lộc Ninh với nhân viên Pḥng T́nh Báo sư đoàn làm việc 24/24. Ngày 4 tháng 1, 1971 kế hoạch “điệu hổ” bắt đầu với Chiến Đoàn 9 gồm Trung Đoàn 9/SĐ5BB, Tiểu Đoàn 74 BĐQ, Chi Đoàn 1 Chiến Xa, và Đại Đội 5 Công Binh vào vùng hành quân. Nhưng địch quân quả t́nh rất tinh khôn nên luôn tránh né giao tranh, măi đến hai tháng sau mới có chỉ dấu quân cộng sản bắt đầu dấn vào bẫy sập. Nhưng một biến cố bất lợi vô cùng quan trọng xẩy ra: Ngày 26 tháng 2/1971, trực thăng chở Tướng Đỗ Cao Trí bị phát nổ - Vị tư lệnh chiến trường tử nạn vào giai đoạn quan yếu quyết định của chiến dịch – Ngày 8/3/71, Địch quân bắt đầu pháo kích vào vị trí đóng quân của Chiến Đoàn 9, một cây số Tây- Nam Snoul. Cùng lúc Mặt Trận Hạ Lào, Lam Sơn 719 nơi phía bắc bị lâm vào thế bế tắc. Tướng Nguyễn Văn Minh thay thế Tướng Trí giữ chức tư lệnh quân đoàn đồng ư tiếp tục kế hoạch “nhử địch” củaTướng Hiếu nhưng không mấy sốt sắng. Phần v́ không phải kế hoạch của chính ông; phần không đủ bản lănh để theo đuổi một kế hoạch sẽ có nhiều diễn tiến mở rộng, khó lường trước (Sẽ phải xử dụng hai sư đoàn 18, 25 trong trường hợp Bắc quân tập trung cấp sư đoàn). Liên tục trong những ngày tháng 3 hai bên vẫn tiếp tục theo dơi diễn biến chiến trường để sửa soạn một cuộc tấn công quyết định. Tướng Hiếu lệnh cho Trung Đoàn 8/SĐ5BB, thay thế Trung Đoàn 9, lực lượng mới cải danh thành Chiến Đoàn 8, các thành phần tăng phái, Biệt Động Quân, Thiết Kỵ không thay đổi. Với quân số gần 5000 người, được yểm trợ bởi Không Lực Hoa Kỳ, Tướng Hiếu trải rộng vùng hành quân cốt lùa cho được địch quân vào bẫy sập. Ngày 26/5/71 cộng quân ra mặt tấn kích Snoul nhưng bị quân trú pḥng đánh bật ra. Ngày 27/5 địch chuyển hướng tấn kích sang mặt phía tây; và ngày 29 đánh vào trung tâm chỉ huy của Chiến Đoàn 8 với quân số cấp trung đoàn phá hủy hệ thống truyền tin, đài kiểm báo. Tướng Hiếu yêu cầu Tướng Minh xử dụng quân trừ bị của quân đoàn phản công với đa số áp đảo như kế hoạch đă dự trù. Cố Vấn Mỹ khuyến cáo Tướng Minh đừng thi hành yêu cầu của Tướng Hiếu với lư do: “Hăy đợi quân Việt Cộng tập trung đông rồi dùng B52 tiêu diệt.” Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu không thể chấp thuận kế hoạch nầy, v́ nếu thế B52 sẽ gây thiệt hại cùng lần cho quân bạn. Ông chỉ yêu cầu B52 dội bom dọc theo lộ tŕnh rút quân (Quốc Lộ 13 từ Snoul về Lộc Ninh), và nếu không áp dụng kế hoạch dự trù sơ khởi (dùng quân viện phản kích) th́ hăy cho lệnh rút Chiến Đoàn 8 khỏi Snoul. Ngày 30 tháng 5/1971, chỉ cần đợi Tướng Minh phủi tay với lời bất nhẫn: ”Anh muốn làm ǵ th́ làm!!”, Tướng Hiếu đáp máy bay xuống Snoul nơi Bộ Chỉ Huy của Chiến Đoàn 8 đang trong tầm súng bắn thẳng của cộng quân, đích thân ra lệnh triệt thoái đến với tất cả cấp chỉ huy những đơn vị tham chiến, sau khi biết rằng lời yêu cầu của ông xin B52 yểm trợ cuộc hành quân rút lui đă bị bộ tư lệnh quân đoàn và cố vấn Mỹ bỏ qua. (NVT sđd, trg 411) Tuy nhiên, cuộc lui binh khỏi Snoul cũng được hoàn tất (dẫu với tỷ số thiệt hại 1/3 quân số, Trung Đoàn Phó Trung Đoàn 8 tử trận), bởi các đơn vị vẫn giữ được đội h́nh chiến đấu trong lúc triệt thoái, duy tŕ khả năng tác chiến sau lần tổn thất do tất cả những người chỉ huy, binh sĩ các cấp đồng biết rằng: Vị Tư Lệnh Sư Đoàn luôn ở với họ trong những giờ phút nguy nan nhất. Cuộc lui quân thành công cũng v́ được Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III của Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi trợ lực tiếp cứu từ Lộc Ninh theo Đường 13 đánh lên Snoul. Cuối cùng, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu sau lần triệt thoái phải ra tường tŕnh trước Quốc Hội v́ lỗi đă để thất trận Snoul. Hành Quân Triệt Thoái là h́nh thái hành quân KHÓ NHẤT- BỞI TỰ THÂN ĐĂ MANG MẦM THẤT BẠI. Quân Sử Đông-Tây, Cổ-Kim thế giới đă chứng nhận điều nầy qua thất bại của những danh tướng, những đạo binh bách thắng. Napoléon rút khỏi đất Nga (1812); quân Mông Cổ lui binh ở Đại Việt (Thế Kỷ 13). Và gần gũi mới mẻ nơi chiến trường Đông Dương trên Quốc Lộ 4 với tan ră của Binh Đoàn Charton-Le Page (1953); Binh Đoàn Lưu Động 100 (GM.100) trên Quốc Lộ 19 (1954). Và không đâu xa, mới đây, ở Mặt Trận Hạ Lào, Lam Sơn 179 (tháng 2/ 1971): Một Thiết Đoàn Kỵ Binh; một Liên Đoàn Biệt Động Quân; một sư đoàn bộ binh hàng đầu của quân lực; hai đơn vị tổng trừ bị quốc gia: Sư Đoàn 1 Bộ Binh; Sư Đoàn Nhảy Dù; Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến đồng bị đem làm vật thí nghiệm cho những “chiến lược gia hạng ba, hạng tư”, những tướng lănh bất tài, vô dụng. Lẽ tất nhiên không thể không kể những viên “tướng” gọi là “Chủ Tịch Ủy Ban Lănh Đạo Quốc Gia; Chủ Tịch Hội Đồng Quân Lực; Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Quốc Gia; Chủ Tịch Hội Đồng An Ninh Quốc Gia; Bộ Trưởng Quốc Pḥng; Tổng Tham Trưởng.” Những kẻ xây dựng “công danh” trên máu xương Người Lính – của rất nhiều Người Lính. Miền Nam thật sự lâm cảnh nước mất, nhà tan từ cuộc rút lui gọi là “di tản chiến thuật” bắt đầu ngày 15 tháng 3, nơi Tây Nguyên. III. Trùng Vây Bất Minh Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội là ǵ? Như thế nào? Ngày 14 tháng 7, 1972 trong khí thế của toàn Quân-Dân Miền Nam kiên cường giữ nước trên mặt trận quân sự, Đài Truyền H́nh Việt Nam tại Sài G̣n đă nổ phát pháo hiệu của trận tuyến không tiếng súng nhưng không kém phần uy mănh: Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Phụ Tá Đặc Biệt Phó Tổng Thống Đặc Trách Bài Trừ Tham Nhũng, Tổng Thư Kư Ủy Ban Điều Tra Đặc Biệt về Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội (QTKQĐ) tuyên bố bản tường tŕnh sau ba tháng làm việc. Ḷng người Miền Nam bừng lên khí thế hy vọng: thù trong-giặc ngoài đồng lần thanh toán. Vận nước sau hồi điêu linh, bĩ cực nay phải chăng đang đến kỳ vinh hiển hanh thông. Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu quả đă một lần đốt lên ngọn nguồn Hy Vọng cho cả Miền Nam. Nhưng oan nghiệt thay, chỉ hơn hai năm sau, Người thắp sáng ngọn lửa lẫn quê hương đồng lâm cơn bức tử cùng đành. Chúng ta nh́n lại Nỗi Đau không hề giảm sút dẫu đă ba-mươi năm qua. Bắt đầu từ tháng Giêng năm 1968, mỗi quân nhân các cấp thuộc chủ lực quân và địa phương quân QLVNCH đồng bị khấu trừ 100 Đồng vào tiền lương mỗi tháng. Với quân số khoảng 1 triệu người, số tiền kia sau một thời gian ngắn trở thành một tổng giá trị to lớn mà không một tổ chức hay hiệp hội thương mại, kỹ nghệ nào trong nước có thể sánh được. Và nếu như chỉ dùng tổng số tiền nầy mở những trương mục kư thác cố định, và huy động, sử dụng vốn, tiền lời nên thành một số vốn nhỏ cho mỗi quân nhân (có được khi giải ngũ), th́ chắc rằng ư niệm ban đầu khi thiết lập quỹ ắt là một kế hoạch rất đáng ca ngợi. Với t́nh huống nầy cũng không thể có hiện tượng gọi là tham những, gian trá trong việc điều hành quỹ. Hoặc tài giỏi, khôn khéo hơn, điều động số vốn khổng lồ kia vào những dịch vụ kinh doanh, thương măi với thành tâm, thiện ư – Gây sinh lợi cho Người Góp Vốn: tập thể những Người Lính đang thật sự góp máu, xương ǵn giữ Miền Nam - Th́ ư niệm “Kinh Bang Tế Thế” sẽ nên là một điểm son, nguồn sức mạnh kinh tế, vật chất, tài lực góp phần bền vững cho Người và Chế Độ Cộng Ḥa. Khổ thay, sự việc không diễn tiến theo chiều hướng tốt đẹp mong muốn nầy. Chúng ta trở lại bản tường tŕnh mà thực chất là bản cáo trạng của Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu – V́ sao đơn độc trong đêm dài bất hạnh của quê hương. 1.- Những vi phạm về pháp lư: Chiếu Dụ Số 10 ban hành ngày 6 tháng 8, 1950 (Chế độ Quốc Gia Việt Nam- Quốc Trưởng Bảo Đại): Điều 1- Cấm triệt để các hiệp hội có những sinh hoạt với mục đích “chia hưởng lợi tức”. Thế nhưng, Hội Đồng Quản Trị Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội (HĐQT/ QTKQĐ) đă dùng vốn của Hiệp Hội (QTKQĐ) để mua cổ phần hai công ty (của chính phủ): COGIVINA và SICOVINA; thành lập Kỹ Thương Ngân Hàng (KTNH), và bốn công ty mới: VICCO; VINAVATCO; ICICO; và FOPROCO với số vốn 1, 232, 753, 000. 00 Đồng Việt Nam (Tính chung, 1 Tỷ 3). Không được đứng tên Hiệp Hội (QTKQĐ) để kư các văn kiện hành chánh, nên những giấy tờ thiết lập tại Pḥng Chưởng Khế Sài G̣n, Trung Tướng Nguyễn Văn Vỹ (Tổng Trưởng Quốc Pḥng) cùng một số người nữa đă đứng tên làm chủ cổ phần với tư cách cá nhân. Sau đó, do biết rơ đă vi phạm luật khi thiết lập những chứng từ căn bản trong việc tổ chức, những cá nhân nầy lại kư những “Giấy Chuyển Nhượng các Cổ Phần” lại cho Hiệp Hội (QTKQĐ) với lời cam kết: “Chỉ là những chứng chỉ cá nhân” - Nhưng, hồ sơ chính lưu trữ tại Pḥng Chưởng Khế Sài G̣n vẫn là danh tính của những cá nhân kia. Hai khuyết điểm vi phạm luật thiết lập, điều hành hiệp hội như trên không phải không được nêu ra, Phủ Thủ Tướng đă gởi Văn Thư số 2960 ngày 27/8/1970 yêu cầu Bộ Quốc Pḥng điều chỉnh về mặt tổ chức để đúng với luật lệ hiện hành. Thế nhưng, Bộ Trưởng Nguyễn Văn Vỹ và HĐQT/ QTKQĐ vẫn tiếp tục điều hành Quỹ trên căn bản vi phạm luật lệ tổ chức hiệp hội, qua lần mua thêm cổ phần trong Công Ty Dệt Việt Nam, và thiết lập những công ty mới: CôngTy Xây Cất Kỹ Nghệ VN (VICCO); CÔNG TY Vận Tải VN (VINAVATCO); Công Ty Bảo Hiểm Kỹ Nghệ và Thương Măi (ICICO); Công ty Sản Xuất Thực Phẩm (FOPROCO). (NVT sđd trg 276-281) Để đúc kết phần tŕnh bày về vi phạm luật tổ chức, điều hành Hiệp Hội, chúng tôi nêu lên hai chi tiết bổ túc: 1/Bộ Trưởng Nguyễn Văn Vỹ vốn tốt nghiệp Trường Luật Hà Nội, và Trường Vơ Bị St. Cyr của Pháp (George Mcarthur Los Angeles Times April 4, 1972 -NVT sđd trg 274) 2/Quân nhân các cấp bắt đầu góp 100 Đồng/Tháng vào Quỹ kể từ Tháng 1/1968, nhưng măi đến 9 Tháng 5/1969, Bộ Quốc Pḥng mới ra chỉ thị ấn định những điều lệ thu nhận, điều hành số tiền đóng góp của toàn quân đội. (NVT sđd, trg276) Do bất chính từ tổ chức, và điều hành như trên, Quỹ đă có những khuyết điểm tất nhiên như sau: - Giữa thu, chi có những số liệu chênh lệch quá lớn, và không thể giải thích. - Khuyết điểm trên xẩy ra do mỗi đơn vị, địa phương kết toán theo mỗi cách thức khác nhau. Có đến hơn 400 đơn vị kế toán hành chánh tài chánh trên toàn quốc (kể cả trung ương) giữ sổ sách không minh bạch, (không ghi ngày, tháng; không chữ kư của kế toán trưởng; đánh số đầu mỗi trang giấy kế toán.. v.v.) Từ những trở ngại nêu trên, Ủy Ban Điều Tra (UBĐT) chỉ có thể làm việc trên hai con số liệu cụ thể: - Số liệu thật sự thu góp từ năm 1968 đến 1981 - Số liệu Quỹ đă thật sự hoàn trả cho các thành viên quân đội đă giải ngũ, hay trợ giúp cho những người thừa kế (của quân nhân tử trận, mất tích). Từ yêu cầu đơn giản và khẩn thiết trên, UBĐT có được hai số liệu kết toán (tính đến ngày 31 tháng 12/1971) mà không thể nào giải thích thỏa đáng cho dù quan niệm rộng răi, giản lược đến bao nhiêu. Số liệu thật sự thu góp từ năm 1968 đến 1981: 3, 267, 631, 585. Đồng Số liệu thật sự hoàn trả và trợ giúp: a/ Từ 1968 đến 1969: 14, 487, 642 Đồng b/ Từ 1970 đến 1971: 293, 287, 047 Đồng Tóm lại: Trong hai năm (1970-1971) Quỹ đă hoàn trả, bồi thường cho quân nhân giải ngũ, và gia đ́nh tử sĩ một số lượng gấp hai-mươi lần của hai năm trước (1968-1969)!! (NVT sđd trg 277) 2/ Lạm dụng, vi phạm: Tuy nhiên, những vi phạm pháp lư như trên vẫn có thể được điều chỉnh, và biện minh nếu như những người quản lư điều hành Quỹ nhận hiểu ra điều đơn giản thương tâm: Những đồng tiền người lính góp vào Quỹ Tiết Kiệm kia quả thật là giá máu của chính họ và gia đ́nh. Nhưng những “đồng tiền máu” nầy đă được dùng trong những dịch vụ sinh lợi cá nhân (và tập thể cá nhân) theo như diễn tiến, và những hậu quả điển h́nh như sau: Ṭa nhà số 8 Đường Nguyễn Huệ được xây cất với dự định sẽ là Trụ Sở Kỹ Thương Ngân Hàng và văn pḥng của bốn công ty mới lập vừa kể ra trên. Quyết định xây dựng ṭa nhà không do Hội Đồng Quản Trị/QTKQĐ mà từ Bộ Trưởng Quốc Pḥng Nguyễn Văn Vỹ ấn kư - Bộ Trưởng Vỹ chỉ là Chủ Tịch Danh Dự không có thẩm quyền đối với Hội Đồng Quản Trị. Sự khởi đầu vi phạm nầy không phải do “vô ư trong điều hành” và sẽ nẩy sinh những hệ quả. Bộ Quốc Pḥng sử dụng tài lực, nhân vật lực quân đội (Nha Công Binh/Bộ Quốc Pḥng) để xây dựng cơ sở cho một Hiệp Hội (tư). Một năm sau, Hội Đồng Quản Trị/QTKQĐ mới chuẩn y công tŕnh và hợp thức hóa quyết định của Bộ Trưởng Bộ Quốc Pḥng - Giới chức nầy kư Quyết Định Số 1815-QP/TCTT/DD (ngày 14 tháng 8/ 1969) thành lập ba ủy ban: Ủy Ban Hành Sự; Ủy Ban Măi Dịch; Ủy Ban Kiểm Soát. Ba ủy ban nầy cho phép (Bộ Quốc Pḥng/Là chính cá nhân bộ trưởng) được toàn quyền điều hành, quyết định qua tất cả những lănh vực: Cung cấp vật liệu; Cứu xét, chuẩn y cho những dịch vụ mua sắm thiết bị, phụ tùng xây cất; Phê chuẩn báo cáo tài chánh mua sắm vật liệu, phụ tùng, trang bị; Cứu xét và kư nhận các ngân phiếu chi, thu đối với các nhà thầu.. v… v… Do những quyền hạn được quy định từ ba ủy ban trên, cá nhân bộ trưởng (dẫu ư hướng trung trực tốt lành bao nhiêu) đă vi phạm nguyên tắc quản trị hành chánh, tài chánh mà điều lệ của Hội Đồng Quản Trị/QTKQĐ đă định rơ: Ngân phiếu phải có chữ kư của Phát Ngân Viên, Tổng Thư Kư, và Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị. Bộ Trưởng Quốc Pḥng (Chủ Tịch Danh Dự) không thể là một trong ba giới chức nầy. Sự vi phạm nguyên tắc hành chánh tài chánh nầy được thể hiện tiếp trong công tác như sau. Một nữ thương gia trúng thầu hiến giá thành công vụ mua bốn (4) thang máy thiết trí cho ṭa nhà với giá tổng cộng là 79.000.000 Đồng (56 triệu tiền mua 4 thang máy; 23 triệu phí tổn thiết kế). Y thị được Bộ Quốc Pḥng (Ai là Bộ quốc Pḥng?) can thiệp cho nhập cảng thang máy Hitachi với hối suất song hành 275 Đồng/Đô-la Mỹ trong khi Bộ Kinh Tế khuyến cáo nên nhập thang máy Otis (Mỹ) với giá 118Đồng/Đô-la. Không mất một đồng xu, không bỏ ra một đồng tiền vốn, y thị chỉ là một người trung gian (giữa chủ nhân ṭa nhà với hăng nhập cảng thang máy) đă lấy trọn số tiền lời 17 triệu đồng (không kể số tiền huê hồng trả cho hăng nhập cảng thang máy). Tiếp vụ mười ba máy lạnh (trang bị cho ṭa nhà) với một nữ thương gia (lại một nữ thương gia) mất tiêu khoảng 19 triệu đồng cho một chị đàn bà khéo ăn nói, luồn lách!! Nhưng không chỉ vụ việc liên quan đến ṭa nhà Kỹ Thương Ngân Hàng ở Đường Nguyễn Huệ, từ sai phạm nguyên tắc tổ chức, điều hành, phân quyền như đă nói ở những phần trên, Hội Đồng Quản Trị Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội và chính cá nhân Chủ Tịch Danh Dự Bộ Trưởng Quốc Pḥng Nguyễn Văn Vỹ liên tục vấp phạm những điều cụ thể: Mua sắm một kiện hàng (2,069 cánh cửa nhôm) không có chứng thư hành chánh hợp lệ từ Trịnh Phương B́nh (qua dịch vụ thương măi của VICCO) với giá 17 triệu đồng; cộng thêm tiền lời cho hai quân nhân môi giới là 8 triệu 250 ngàn; B́nh nhận 2 triệu 290 ngàn tiền lời. Cuối cùng lố cửa sắt bị vất đống v́ không sử dụng được. Tất cả có nguyên nhân: B́nh là chồng của Nguyễn Thị Chuyên, em gái Bộ Trưởng Vỹ. Công Ty VICCO do Tướng Lê Văn Kim (bạn chí cốt của Bộ Trưởng Vỹ) mua 650 tấn sắt của Công Ty Hưng Nam với giá 9 triệu Đồng rồi để không sử dụng; chứ không mua thép của Công Ty Lucia để được bớt đi ba triệu tiền huê hồng trả cho Hưng Nam - Bởi, Giám đốc Hưng Nam là Lê Thị Thương, em gái Tướng Kim. Chúng ta vẫn có thể bỏ qua những vụ việc coi như nhỏ nhặt trên (dẫu với thất thoát hàng chục, hàng trăm triệu) v́ quan niệm rằng, đấy chỉ là những dịch vụ đấu thầu thương măi thông thường (cho dù có dự mưu nâng đỡ đối với những người có liên hệ với những nhân sự thuộc HĐQT), nhưng không thể bỏ qua những sai phạm nguyên tắc về quản lư mà những người trong Hội Đồng Quản Trị đă đưa mức độ lạm dụng lên thành một chính sách, một đường lối, một chủ trương hoạt động như sau: Biệt phái đặc biệt nhân sự: Một tổng số quân nhân (385 người) được biệt phái về làm việc tại Kỹ Thương Ngân Hàng và sáu công ty do quân đội quản lư (như trên đă kể). Sự việc nầy xét ra khả thể chấp nhận nếu như không vi phạm những trường hợp sau: a/ Bộ Quân Luật không hề cho phép quân nhân biệt phái đặc biệt về nhiệm sở tư (cho dù quân nhân Địa Phương Quân); b/ Một số quân nhân biệt phái lănh lương từ các công ty nhưng không bao giờ có mặt tại nhiệm sở; c/ Quân nhân biệt phái vẫn lănh lương quân đội do Bộ Quốc Pḥng đài thọ. Tóm lại: Kỹ Thương Ngân Hàng và sáu công ty là: Nơi trốn quân dịch hợp pháp và được trả lương lớn nhất. Nhưng vi phạm, lạm dụng lớn nhất nằm ở phạm vi điều hành, quản lư. Chỉ một năm 1971, Kỹ Thương Ngân Hàng có những chi tiêu như sau: a/ Chi phí nhân viên: 38Tr 119 ngàn Đồng; b/ Chi phí giao dịch đối ngoại: 19Tr. 431 ngàn Đồng; c/ Mua sắm chi phí chung: 25Tr. 744 ngàn Đồng. Tổng cộng: 83, 285,000 đồng. Bên cạnh tổng số nầy, c̣n có số liệu trả cho Hội Đồng Quản Trị: 16, 149, 398.00 Đồng. Chưa hết, riêng với Mă Hí, Giám Đốc Phân Bộ Huê Hồng, người có thẩm quyền đứng ra bảo lănh cho người đến vay tiền để cá nhân ông ta có huê hồng tính từ 15% lăi suất (số tiền) ông ta vừa đứng bảo lănh cho kẻ kia vay (v́ không tài sản bảo chứng) - Chỉ một năm Giám đốc Mă Hí nhận được từ 15 đến 30 triệu đồng huê hồng chính thức (chưa kể tiền lương và các phụ phí khác). Trong khi đó Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội kư thác MỘT TỔNG SỐ 249.300.000 Đồng vào Kỹ Thương Ngân Hàng tức là 99.72% vốn của ngân hàng mà chỉ nhận được một số tiền lời rất nhỏ nhoi. TÓM LẠI MỘT TRIỆU NGƯỜI LÍNH GÓP TỪNG ĐỒNG TIỀN XƯƠNG MÁU M̀NH ĐỂ CHỈ SINH LỢI RIÊNG CHO MỘT THIỂU SỐ GỌI LÀ HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ VÀ HỆ THỐNG NHÂN SỰ DO HỘI ĐỒNG ẤY ĐỊNH ĐẶT. (Tất cả số liệu của phần tŕnh bày trên trích dẫn từ “NVT sđd trg 276-294”-Bản dịch Việt Ngữ từ văn bản Tiếng Anh của Ṭa Đại Sứ Mỹ, Sài G̣n, 1972) Tham nhũng quả là một dịch họa, ngày 19 tháng 7, 1972, Ṭa Đại Sứ Mỹ ở Sài G̣n gởi thông tri về Bộ Ngoại Giao ở Washington, DC với nội dung: Phó Tổng Thống Trần Văn Hương trong buổi viếng thăm Phó Đại Sứ Mỹ Whitehouse đă có những lời xác định: “Tham nhũng là mối hiểm họa lớn lao tại Nam Việt Nam. Ông đă điềm chỉ nguyên do Trung Quốc rơi vào tay cộng sản là v́ t́nh trạng tham nhũng của chế độ Tưởng Giới Thạch lan tràn. Ông tin rằng nếu không áp dụng những biện pháp mạnh mẽ và khẩn cấp tại Nam Việt Nam, th́ Miền Nam cũng chịu số phận tương tự.” Đó là lời của vị Chủ Tịch Ủy Ban Bài Trừ Tham Nhũng với viên Phó Đại Sứ nước Mỹ - Chính quyền có quyết định đối với vận mệnh Việt Nam - Và đề tài tham nhũng ở Việt Nam là một vấn đề của bầu cử tổng thống sắp tới tại Mỹ (NVT sđd trg 297). Nhưng khi trở lại với công việc của Tướng Hiếu, cũng là trở lại chức vụ đứng dưới một người tên gọi Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, th́ dù với bản lănh của con người tiết tháo, Kẻ Sĩ Trần Văn Hương đôi khi phải lâm vào t́nh thế khó xử mà Tướng Hiếu có nhận xét: “Phó Tổng Thống Hương không có được thái độ cứng rắn. Ông ngại đụng chạm đến Tổng Thống Thiệu và Tướng Quang (Đặng Văn Quang, phụ tá chính trị của Tổng Thống Thiệu). Một hôm, ông tŕnh hồ sơ về một dân biểu rơ ràng có hành vi tham nhũng, Phó Tổng Thống ghi nhận là dân biểu nầy là thành viên của Khối Thân Chính Quyền, và ngày hôm trước người nầy đă dùng cơm với tổng thống. Phó Tổng Thống khuyến cáo (Tướng Hiếu) không nên theo đuổi vụ nầy!” Một ví dụ khác, Tướng Hiếu báo cáo về Đại Tá Phạm Kim Quy, chỉ huy Khối Tư Pháp, Tổng Nha Cảnh Sát, mà theo ông đă có những vụ tham nhũng lớn trong Sở Di Trú, một nhánh của Khối Tư Pháp. Phó Tổng Thống cũng tỏ vẻ ái ngại không muốn theo đuổi vụ nầy v́ Đại Tá Quy là người thân cận của Phụ Tá Quang (NVT sđd trg 272). Tham nhũng không chỉ xẩy ra trong những giới chức cấp cao, nhưng tràn lan khắp nơi, từ một viên sĩ quan trung cấp giữ đơn vị chiến đấu, nay chuyển qua chức vụ chỉ huy hành chánh - “Tướng Hiếu chú thích với viên chức sứ quán (Mỹ): “Tướng Minh, Tư Lệnh Quân Đoàn III bổ nhiệm Đại Tá Mạch Văn Trường vào chức vụ Tỉnh Trưởng Long Khánh là để nắm trong tay một thương vụ lâm sản đem lại nhiều lợi tức.” (NVT sđd 273) Tham nhũng xuống đến xă, ấp, những tỉnh xa xôi với đối tượng (truy xét) là những viên chức thi hành Chương Tŕnh Phượng Hoàng nơi các địa phương. T́nh h́nh tồi tệ đến nỗi - “Tướng Hiếu nói là ông sẽ xuống Rạch Giá và Cần Thơ trong hai ngày 19 và 20 tháng 9, 1972 để điều tra hành vi tống tiền, bắt bớ những người t́nh nghi Việt Cộng, rối đ̣i đưa tiền chuộc mới thả họ ra.” (NVT sđd trg306) Và cuối cùng, tham nhũng tấn công ngay tại một đơn vị cao nhất - Cơ quan hành xử Tính Thật của Công Lư. Ngày 1 tháng 9, 1972, Khối Dân Biểu Quốc Gia ra một thông tri tố cáo: “Huỳnh Khắc Dụng, Chánh Biện Lư tại Ṭa Sài G̣n bị cáo buộc có nhiều hành vi tham nhũng, lạm quyền, độc tài và hành sự xấu. Tha bổng kẻ có tội và bắt giam kẻ vô tội, nhằm đ̣i hỏi kiếm tiền một cách bất lương. Phó Biện Lư Lưu Văn Ngô, từng bị tù v́ tội hối lộ, toa rập với Dụng để thả Trần Văn Ken, chánh phạm vụ ăn cắp xăng ở Nhà Bè...” (NVT sđd trg 303) Chắc hẳn Ken không lấy vài trăm, hoặc vài ngàn lít xăng để tuông ra bán lẻ; nhưng hăy nghe Tướng Hiếu nói cùng viên chức sứ quán Mỹ (ngày 14 tháng 9, 72): “Có chỉ dấu là xăng ăn cắp từ Nhà Bè đă được chuyển qua Campuchia bán cho Bắc quân!!” (NVT sđd trg 304). Nếu không có số lượng xăng khổng lồ nầy tuồng ra từ những kho xăng ở Nhà Bè, những chiến xa của cộng sản di chuyển từ Bắc vào chỉ là những khối sắt nằm ụ, vô dụng mà thôi. Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu có thể làm ǵ hơn với mối uất hận mỗi ngày mỗi trùng lấp, và nỗi đau ắt sẽ đến càng dần hiện rơ: “Hoặc chúng ta tự sửa lỗi lấy hoặc cộng sản sẽ sửa lỗi cho chúng ta” (NVT sđd trg 304) Đến đây hẳn chúng ta đă hiểu ra: Tại sao Ngũ Tử Tư chỉ một đêm âu lo vận nước, sáng mai tóc đà hóa trắng – Hóa ra chỉ Kẻ Sĩ – Người Hào Kiệt luôn là nạn nhân đầu tiên lâm vào những t́nh huống kiệt cùng bi thảm nhất. IV. Cái Chết của Một Người Lính: 1973, Tướng Nguyễn Văn Hiếu trở về quân đội do yêu cầu của Tướng Phạm Quốc Thuần với Tổng Thống Thiệu: Vùng III Chiến Thuật cần phải có một tướng lănh xuất sắc mới có thể đương cự với t́nh h́nh quân sự càng ngày càng xấu. Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu được đề cử giữ chức vụ Tư Lệnh Phó Quân Đoàn III, dưới quyền Tướng Thuần. T́nh huống khả năng chiến đấu quân đội Miền Nam bị hạn chế toàn diện do Hiệp Định Paris kư ngày 27 tháng 1, 1973 áp đặt, qua việc Quốc Hội Hoa Kỳ cắt giảm viện trợ, thêm Đạo Luật về “Quyền Lực (của Hành Pháp đối với) Chiến Tranh - War Powers Act” đă được Quốc Hội Mỹ phê chuẩn (1974) chặt đứt tất tất cả khả năng của bất kỳ vị tổng thống nào dù có “thiện chí” cứu viện Việt Nam đến bao nhiêu. Tháng 9, 1974 Tổng Thống Nixon từ nhiệm mang theo tất cả kư kết (cho là thật ḷng) với Tổng Thống Thiệu; Tổng thống không do dân cử Gerald Ford kế vị, hứng chịu gánh nặng chiến tranh Việt Nam đang hồi tàn cuộc với cắt giảm viện trợ (cho Miền Nam) theo mức độ “đáng kinh sợ”, 50% mỗi năm kể từ Hiệp Định Paris. Năm 1973, 2.1 tỷ; 1974 xuống 1.4 tỷ; và tài khóa dự trù cho năm 1975: 700 Triệu! (Henry Kissinger Ending the Vietnam War Simon and Schuster New York, 2003 p493). Trước 1973, quân đội Việt Nam trên chiến trường một pháo đội (sáu khẩu 105 ly) có thể bắn 10 tràng (60 viên đạn) để dọn băi cho một mục tiêu trước khi đổ quân, nay với số tiền viện trợ quân sự lẫn kinh tế cho một quốc gia đồng minh như thế nầy, chỉ c̣n đúng “Bốn (4) viên cho Một ngày hành quân đối với Một khẩu pháo”. Và chẳng cần đọc đến báo cáo của Ngoại Trưởng Kissinger tŕnh Tổng Thống Ford về khả năng yểm trợ chiến đấu cho Miền Nam: “Không quân giảm 50% hoạt động của 11 phi đoàn chiến đấu; Hải quân giảm từ 30 đến 82% hoạt động hành quân; Bộ Binh chỉ c̣n 1/4 đạn dược dự trữ tối thiểu...” (Kissinger idid p 496); Hà Nội cũng đă thấy thấy rơ lần mất máu của Miền Nam qua thống kê: “Pháo binh bị giảm 3/4 số đạn tiêu thụ; Không quân chỉ c̣n 1/5 hoạt động; số lượng phi cơ sử dụng được giảm 70%; trực thăng giảm 80%... (Tạp Chí Học Tập, Hà Nội, số Tháng Giêng/1975)” Bởi hai bên (Mỹ và Cộng sản) biết rơ (và biết đúng) nhau như thế, nên đến tháng 10, 1973 Trung Ương Đảng Hà Nội ban hành Nghị Quyết 21 (biến thành Nghị Quyết 12 của Trung ương Cục Miền Nam) nhất quyết thực hiện: “Quyết chiếm Miền Nam bằng vũ lực, giành thắng lợi từng phần. Tiến tới thắng lợi cuối cùng”. Nghị quyết không là chữ nghĩa suông - Mặt Trận Phước Long bùng nổ ngày 13 tháng 12, 1974 - Lần đầu tiên sau Hiệp Định Paris, một tỉnh Miền Nam bị cưỡng chiếm. Những biện pháp do Bộ Quốc Pḥng Mỹ đưa ra:1/Tăng cường thám sát trên không phận Bắc Việt. 2/Chuyển hướng hoạt động của Hàng Không Mẫu Hạm Enterprise thay v́ đến Ấn Độ Dương, nay hướng về Vịnh Bắc Bộ. 3/Khai triển phi cơ chiến đấu F4 đến Phi và Thái Lan; đưa B52 từ Hoa Kỳ đến đảo Guam. Ngoại trưởng Kissinger có ư kiến về những đề nghị nầy: “Theo kinh nghiệm riêng của tôi, khi chúng ta rụt rè th́ sẽ thua cuộc. C̣n khi mạnh mẽ xông xáo th́ thế nào cũng thành công.” (Kissinger ibid p.505). Nhưng tất cả chỉ là đề nghị và ư kiến, v́ quốc hội Mỹ hiện tại đang bị phe McGorven chế ngự - Và viên nghị sĩ nầy th́ nhất quyết trả thù vụ mất mặt do lần thất bại bầu cử tổng thống năm 1972 vừa qua; cũng như Ngũ Giác Đài đồng ngại phải ứng phó với quốc hội, và giới truyền thông nếu v́ dính líu vào lại Việt Nam. Tàu Enterprise không bao giờ trở lại vùng biển Đông Dương, Vịnh Bắc Việt, nên ở Hà Nội, trong buổi họp Bộ Chính Trị cuối năm 1974, Phạm Văn Đồng nói lời chắc nịch: “Cho tiền đi nữa, Mỹ cũng không dám nhận để quay lại can thiệp (ở Việt Nam)” (Kissinger ibid p507) Ngày 10 tháng 3, Tổng Tham Mưu Trưởng quân đội Miền Bắc, Tướng Văn Tiến Dũng xua năm sư đoàn chính quy tiến chiếm Ban Mê Thuột. Ngày 13 tháng Ba, những giới chức cầm đầu miền Nam gọi là “tổng thống, thủ tướng, cố vấn (chính trị) tổng thống, tổng tham mưu trưởng..” họp nhau tại Cam Ranh để đi đến quyết định: Rút bỏ toàn bộ lực lượng quân sự Quân Đoàn II từ Pleiku xuống đồng bằng theo Tỉnh Lộ 7 qua Phú Bổn (Cheo Reo). Con đường, những vị trí quân sự mà quân dân Tây Nguyên phải trả bằng giá máu để ǵn giữ từng tất đất mười năm trước khi Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu c̣n là vị Đại Tá Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn đă huân công giữ nước. Cơn suy sụp dây chuyền kéo theo như điều tất yếu. 24 Tháng Ba mất Huế, 30 tháng Ba mất Đà Nẵng, 31 mất Nha Trang. Riêng tại Vùng III, Liên Đoàn 5 Biệt Động Quân phải rời bỏ An Lộc, co cụm về Chơn Thành, và Chơn Thành, chỉ cách Sài G̣n hơn 50 cây số đường thẳng bắt đầu bị pháo kích, tấn công. Tư Lệnh Phó Quân Đoàn III, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu hứng chịu một lần gánh nặng chiến trận của ba đời tư lệnh để lại: Trung Tướng Phạm Quốc Thuần, Trung Tướng Dư Quốc Đống, và Thiếu Tướng Nguyễn Văn Toàn. Cũng như vận nước truân chuyên, Tướng Hiếu phải trải qua những biến cố vô hồi dồn dập: Ngày 2 Tháng Tư, 1975 ông bay ra Phan Thiết, nhận bàn giao với Tướng Phạm Văn Phú về những thành phần c̣n lại của Quân Đoàn II, của Quân Đoàn I từ ngoài Trung tán loạn chạy vào... Nhưng Tháng 4 năm 1975, Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu đă là một người “sợ đến cái bóng của ḿnh” theo mô tả của Tướng Vĩnh Lộc; đêm đêm phải thay đổi chỗ ngủ (theo lời của Nguyễn Cao Kỳ), nên sau khi ra lệnh Tướng Hiếu nhận chức Tư Lệnh Tiền Phương QĐ III, ông ta thấy ngay mối nguy hiểm (bởi đă quá nhiều tưởng tượng đối với với cái chết mười-hai năm trước của Cố Tổng Thống Diệm) khi giao quân vào tay của một người dũng lược, trung chính, nên ông Thiệu sửa lại quyết định: Thiếu Tướng Hiếu khẩn bàn giao chức tư lệnh tiền phương lại cho Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi, viên tư lệnh Quân Đoàn IV vừa bị mất chức bởi tội tham nhũng mấy tháng trước. Chưa yên tâm về Tướng Hiếu, sáng ngày 6 tháng Tư, 1975; Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu triệu Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu về Dinh Độc Lập. Sáng 8 tháng Tư, phi công Nguyễn Thành Trung lái chiếc F5E trút bom xuống dinh - Mối lo sợ của Tổng Thống Thiệu đă hiện thực. Cùng ngày 8, Chuẩn Tướng Lê Trung Tường, cựu Tư Lệnh Sư Đoàn Sư Đoàn 23 hơn tháng trước đây ở Ban Mê Thuột, sau một thời gian dưỡng thương (của một vết thương do trầy sướt) nay được chỉ định chức Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn III mang một số lính thân tín (từ Quân Đoàn II xuống) đến thay thế toán quân cảnh an ninh gác bộ tư lệnh. Có tiếng nổ từ văn pḥng của Tướng Hiếu- Hai chứ không phải một - theo lời một nhân chứng bất ngờ (Trung Tá Vĩnh Hồ từ Quân Đoàn II xuống, đang ngồi đợi tŕnh diện Tướng Toàn ở pḥng bên cạnh văn pḥng Tướng Hiếu). Gia đ́nh Thiếu Tướng Hiếu nhận được tin vào buổi chiều (7 giờ), báo tin ông bị nạn do khi lau chùi súng (vào buổi chiều từ 5:30 đến 6 giờ) - Vụ Án thật sự không phải là quá bí ẩn để t́m hiểu - Chúng ta sống lại những giờ phút uất hận oan khiên của Người chết cùng Vận Nước bằng duyệt xét lại nhân sự và vụ việc Ngày 8 Tháng 4, 1975 tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III, ở Biên Ḥa: 1. Những nhân chứng trung tâm (Theo thứ tự liên quan đến diễn tiến vụ án): - Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn III, trưởng nhiệm sở, chỉ huy trực tiếp Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư Lệnh Phó. Theo lời kể của Đại Úy Đỗ Đức, Chánh Văn Pḥng: “Ngày hôm đó t́nh h́nh rất căng thẳng. Lệnh cấm trại 100%. Cả ngày hôm đó Tướng Toàn làm việc trong văn pḥng tại Bộ Tư Lệnh. Tôi ngồi trực pḥng kế bên, đối diện với văn pḥng Tướng Hiếu. Tôi nhớ rơ ngày đó Tướng Toàn không họp với Tướng Lư Ṭng Bá (Tư Lệnh SĐ25BB, một nhân chứng sẽ kể sau). Khoảng 5 giờ 30 chiều, Tướng Toàn sai tôi gọi xe về tư dinh cạnh Ṭa Hành Chánh Biên Ḥa (xe chạy mất khoảng 10, 15 phút). Đại Úy Đức đi nhậu với hai viên phi công Lượng, Cửu (lái trực thăng cho Tướng Toàn); khoảng 10, 15 phút sau, ba người được tin “Tướng Toàn đă trở về bộ tư lệnh cùng một viên cận vệ.” Đại úy Đức vội trở về bộ tư lệnh, thấy tấp nập quân cảnh qua lại. Tướng Toàn ra lệnh niêm phong văn pḥng Tướng Hiếu. (NVT sđd trg 142-143). Cũng liên quan đến Tướng Toàn (sau 5:30 chiều ngày 8/4 theo như lời kể trên), tại hiện trường: “Đại Tá Khuyến (Trưởng Sở An Ninh Quân Đội Vùng III); Đại Tá Lương (Tham Mưu Phó Hành Quân QĐIII) và Tướng Toàn cùng nhau đi qua văn pḥng Tướng Hiếu. Các nhân viên quân cảnh đang vẽ họa đồ hiện trường. Một nhân viên lấy thang leo trên trần nhà để t́m viên đạn súng lục văng lên đó, nhưng không t́m thấy... Một chập tự nhiên Tướng Toàn reo lên: “Viên đạn đây rồi! Viên đạn đây nè!” (NVT sđ trg 132). Trong thư đề ngày 10 tháng 3, 1999 gởi Tác Giả Nguyễn Văn Tín, Tướng Toàn viết: “...Nhưng bất ngờ vào ngày (không nhớ) lúc bay hành quân về th́ được tin anh Thiếu Tướng Hiếu đă tử nạn ở văn pḥng. Tôi liền bay đến văn pḥng Thiếu Tướng Hiếu th́ tôi thấy anh ấy đă chết bởi một viên đạn súng lục trổ từ mắt lên đầu và chết nơi bàn giấy.” (NVT sđd trg 28) - Chuẩn Tướng Lê Trung Tường, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn III có lời kể: “... Tôi nhớ buổi chiều xẩy ra chuyện bất ngờ. Anh Hiếu sau khi đi công tác về đă vào pḥng tôi mời tôi đi ăn cơm chiều. Lúc đó tôi quá bận rộn với công việc giấy tờ, hẹn anh khi tôi xem xong công văn sẽ qua mời anh... Lúc đó anh trở về pḥng, chỉ cách pḥng tôi độ 30 thước. Sau độ 15 phút, nghe tiếng súng nổ, nhân viên văn pḥng anh Hiếu chạy qua pḥng tôi cho biết trong pḥng anh Hiếu có tiếng súng. Tôi bèn gọi Quân Cảnh Tư Pháp đến mở cửa điều tra. Sau mấy phút, QC/TP mở cửa để điều tra th́ thấy anh Hiếu đă nằm cạnh bàn làm việc của Anh ta với một khẩu súng lục. Đạn xuyên qua đầu, vết thương quá nặng nên Anh đă qua đời... (Thư viết từ Sài G̣n, ngày 26/5/2002 NVT sđd trg 144). Liên quan đến vụ việc, nhân sự Lê Trung Tường đă có hành động: Trong ngày 8/4/1975 một nhóm lính mặc đồ trận trellis do Chuẩn Tướng Lê Trung Tường cầm đầu tới Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III đuổi lính gác quân cảnh đi hết (NVT sđd trg136). Chi tiết nầy được Trung Tá Quyến, Chỉ Huy Trưởng Quân Cảnh/Quân Đoàn III xác nhận (với Tác Giả NVT) ngày 23 tháng 1, 1999. (NVT sđd trg 139) - Đại Tá Tạ Thanh Long, Trưởng Đoàn Liên Hợp Quân Sự 4 & 2 Bên (Khu vực Biên Ḥa; Bạn cùng Khóa 3 với Thiếu Tướng Hiếu) xác nhận: “...Qua điện đàm sáng ngày 2 tháng 1, 1999, tôi (Đại Tá Long) xin xác nhận: Tướng Hiếu đă chết sau giờ họp tổng kết hành quân buổi chiều (khoảng sau 6: 30) thay v́ tin đồn đến với ông (N.V. Tín) là Tướng Hiếu chết vào ban trưa... Với cương vị Trưởng đoàn quân sự VNCH Ban Liên Hợp Quân Sự 4 & 2, tôi có bổn phận đến quân đoàn họp lúc 5 giờ mỗi buổi chiều... Chiều hôm đó, tôi đến họp th́ Tướng Hiếu chủ tọa, tôi được biết Tướng Toàn tư lệnh đang bận tại Bộ Chỉ Huy Tiền Phương đóng tại G̣ Dầu Hạ, Tây Ninh. Lúc vào họp, Tướng Hiếu ngồi chính giữa; bên trái có Tướng Đào Duy Ân TMT (Đại Tá Long nhớ lầm chức vụ của Tướng Ân: Tư Lệnh Phó Đặc Trách Lănh Thổ, chứ không là Tham Mưu Trưởng- PNN), và Đại Tá Phan Huy Lương, Tham Mưu Phó/Hành Quân. Bên phải có ông Peters Tổng Lănh Sự Biên Ḥa, và tôi (ĐT/Long). Sau giờ họp, Tướng Hiếu, Tướng Ân và tôi ra pḥng khách uống trà. Tướng Hiếu khoe với tôi trước mặt Tướng Ân: “Collection pistolet của moa đă lên đến con số 37. Moa vừa có một cây P.38, đă đưa cho quân cụ xoáy lại rayures (Khương tuyến: Rănh ṇng súng), để moa lấy cho toa xem.” Tướng Hiếu nói đến đây th́ Đại Tá Lương mời tướng Hiếu xuống dùng cơm... Xe tôi chạy đến Hotel de la Piscine Biên Ḥa (trụ sở Ủy Ban Quốc Tế), tôi ghé vào 20 phút để nói qua các vi phạm của Việt Cộng. Về đến văn pḥng (chưa kịp xuống xe), Trung Tá Thắng báo cáo: Đại Tá Lương cần gặp đại tá gấp. Tướng Hiếu đă chết”. Tôi quay lại bộ tư lệnh th́ thấy quân cảnh đă vây chặt văn pḥng bộ tư lệnh, tôi hỏi Đại Tá Lương: “Chuyện ǵ xẩy ra?” Đại Tá Lương trả lời: “Sau khi dùng cơm, Tướng Hiếu trở lại văn pḥng, sau vài phút có tiếng súng nổ, lính gác vào xem, nh́n thấy Tướng Hiếu đang gục trên bàn với máu me... Tôi mời đại tá qua chứng v́ đại tá và thiếu tướng là bạn cùng khóa, thân nhất tại quân đoàn. (NVT sđd trg 135) - Đại Tá Phan Huy Lương, Tham Mưu Phó Hành Quân/QĐIII (qua cuộc điện đàm với N.V. Tín, tháng 7/1999): “…như thường lệ, khoảng 5, giờ hoặc 5:30 chiều, Tướng Hiếu, Tướng Tường, Đại Tá Lương ngồi nói chuyện chơi tại văn pḥng tham mưu trưởng trong khi chờ tới giờ ăn cơm chiều. (Ngày 8/4-Pnn) Đại Tá Lương mời Tướng Hiếu đi xơi cơm. Tướng Hiếu về văn pḥng tư lệnh phó lấy đồ riêng; một chập sau có tiếng súng nổ, quân cảnh chạy vào xem rồi lại chạy trở ra báo cáo bị nạn; một lát sau Đại Tá Lương thấy Tướng Toàn xuất hiện. Phần ông th́ quá buồn bực và bối rối nên không c̣n để tâm theo dơi t́nh h́nh xảy ra... Ông cũng không kêu điện thoại báo cho ai cả, và chỉ biết Bà Tướng Hiếu tới bộ tư lệnh quân đoàn lúc 9, 10 giờ tối.” (NVT đd trg 140) - Đại Tá Nguyễn Khuyến, Chỉ Huy Trưởng An Ninh Quân Đội Quân Đoàn III có lời: “…chuyện xẩy ra có lẻ cũng đến một phần tư thế kỷ, nhưng tôi c̣n nhớ diễn tiến như sau: Buổi sáng đó có buổi họp với Tướng Hiếu lúc 10 giờ tại văn pḥng ông. Buổi họp kéo dài đến 12 giờ. Tôi trở về văn pḥng tôi cách bộ tư lệnh khoảng 10 phút lái xe. Tôi sửa soạn đi ăn trưa với những người bạn ở Sài G̣n lên th́ Pḥng An Ninh Quân Đoàn điện thoại báo cho biết Tướng Hiếu đă dùng súng tự vận tại văn pḥng. Tôi rất bàng hoàng và kinh ngạc v́ đó là chuyện khó tin. Tôi mới chào từ biệt ông cách đấy 15 phút sau buổi họp. Tôi vẫn thấy ông vẫn vui vẻ như thường lệ... Tôi vội vă lên xe jeep phóng qua bộ tư lệnh. Khi tôi đến xe hồng thập tự đă chở xác tướng Hiếu vào bệnh viện. Tôi không biết làm ǵ hơn là vào gặp Đại Tá Phan Huy Lương. Theo lời kể của Đại Tá Lương: “Th́ vào khoảng 12 giờ mọi người ở gần văn pḥng Tướng Hiếu có nghe một tiếng súng lục trong pḥng của Tướng Hiếu. Đại Tá Lương chạy qua th́ thấy Tướng Hiếu nằm bất động trên ghế bành ở bàn giấy. Một ḍng máu tươi chảy chan ḥa xuống mặt và ngực. Một viên đạn đă xuyên qua trán đi thẳng lên óc. Viên đạn nầy c̣n có trớn bay lên trần nhà, xoi thủng một lỗ... Viên đạn nầy đă kết liễu đời Tướng Hiếu. Trong tay Tướng Hiếu c̣n cầm một khẩu súng lục... Việc đầu tiên (của Đại Tá Lương) là quay điện thoại báo bác sĩ của quân đoàn.... và tiếp đó gọi báo cho quân cảnh tư pháp của quân đoàn. Đại Tá Lương c̣n cẩn thận không cho ai bước vào văn pḥng Tướng Hiếu trước khi nhân viên quân cảnh đến lập biên bản, điều tra.” Khi tôi (ĐT/Khuyến) bước vào pḥng Tướng Hiếu th́ thấy mấy nhân viên quân cảnh đang vẽ họa đồ trên tường. Không có dấu hiệu ǵ có sự xô xát. (Thư San José, ngày 18 tháng 7, 1998 của Đại Tá Khuyến gởi NVT - NVT sđd trg 128) Đại Tá Khuyến có thêm ư kiến: “Không có bằng chứng nào về giả thuyết Tướng Hiếu bị ám sát hay tự sát... Theo lời Trung Tá Quyến, Chỉ Huy Trưởng Quân Cảnh Quân Đoàn th́ đây là “một vụ tai nạn súng lục cướp c̣ súng”... Trước đó ít lâu, ông (Tướng Hiếu) được ai đó biếu một khẩu súng lục… nhưng phiền nó hay cướp c̣, cái khóa an toàn bị hỏng, ông đă giao cho Bộ Chỉ Huy 3 Tiếp Vận sửa đi sửa lại mấy lần. Đấy là tin tức nghe được từ Đại Tá Khang, chỉ huy trưởng Bộ Chỉ Huy 3 Tiếp Vận kể lại. (NVT sđd trg 129) - Trung Tá Quyến, Chỉ Huy Trưởng Quân Cảnh/QĐIII. Ngày 12/1/1999, Trung Tá Quyến quả quyết với tôi (NVT): “Tướng Hiếu chết vào khoảng sau 6 giờ chiều. Ngày hôm đó (8/4/75), Chuẩn Tướng Lê Trung Tường đem một toán quân mặc đồ trận đến BTL/QĐIII đuổi hết quân cảnh thuộc quyền ông đi nơi khác. Chiều hôm đó, sau khi tắm xong khoảng 6 giờ rưỡi chiều, ông (TT/Quyến) ghé vào bộ tư lệnh th́ thấy Tướng Hiếu c̣n ngồi tại bàn giấy trong văn pḥng.” (NVT sđd trg 139). Trung Tá Quyến nói thêm: “Khi phải điều tra vụ án mạng, ông sợ cho tính mạng nhân viên quân cảnh tư pháp của ông, nên phải lập mưu kéo thêm nhóm cảnh sát của Đại Úy Thịnh Văn Phúc, cùng nhóm chiến tranh chính trị của Đại Tá Nguyễn Hùng Khanh vào điều tra để giảm bớt trách nhiệm, áp lực từ trên giáng xuống. (NVTsđd trg 139) - Bác Sĩ Lư Ngọc Dưỡng, Y Sĩ Trung Tá Chánh Văn Pḥng Trung Tướng Tư Lệnh Nguyễn Văn Toàn: (Điện đàm với NVT ngày 31 tháng 8, 2004): “Tôi c̣n nhớ rơ sự việc ngày Tướng Hiếu ngộ nạn. Ngày hôm đó rất là bận rộn v́ sáng đó Dinh Độc Lập bị giội bom, và tôi phải soạn thảo bản thảo thông cáo cho Tướng Toàn sẽ đọc trên đài phát thanh về vụ ném bom để trấn an quần chúng. Trong khi đó văn pḥng Tham Mưu Trưởng kế bên văn pḥng tôi đang có cuộc họp về Nhân Dân Tự Vệ với sự tham dự của Tướng Hiếu, Tướng Ân, Đại Tá Khuyến, và một Đại Tá, BCH Cảnh Sát Quân Đoàn III (không nêu tên). Khoảng 6 giờ, Tướng Toàn bước qua văn pḥng tôi (Y Sĩ Dưỡng) nói ông đi về tư dinh ở Biên Ḥa. Tôi cùng leo lên xe đi theo Tướng Toàn, trên xe có Đại Úy Đức. Khi bước ra văn pḥng, tôi nghe Tướng Hiếu rủ Tướng Tường đi ăn cơm, và nghe Tướng Tường trả lời: “Anh đợi tôi đi tắm cái đă”. Tại tư dinh Tướng Toàn, điện thoại reo, tôi bốc điện thoại, đầu dây bên kia Tướng Tường báo tin: “Tướng Hiếu chết rồi”. Tôi chạy qua thông báo cho Tướng Toàn, lúc đó chưa kịp cởi xong dây giầy. Chúng tôi trở lại bộ tư lệnh, trên xe có Đại Úy Đức. Khi bước vào văn pḥng Tướng Hiếu, tôi tự nhiên buột miệng dặn Tướng toàn đừng sờ mó ǵ kẻo để lại dấu tay. Tôi thấy cảnh tượng Tướng Hiếu ngồi trên ghế, đầu gục trên mặt bàn, cánh tay trái đặt trên bàn, cánh trái thơng xuống đất, có khẩu súng lục nằm dưới mặt đất bên cạnh bàn tay. Tôi nhận xét thấy viên đạn xuyên từ cổ... ờ.. ờ... ờ... (nguyên văn điện đàm) không phải vậy, xin nói lại… từ hàm bên phải trổ lên màng trang bên trái. Tướng Toàn không lại gần bàn giấy mà chỉ đứng dựa vào thành cửa, và tôi mục kích Tướng Toàn khóc, đây là lần thứ hai. (NVT sđd trg 147) 2. Những chứng nhân ngoại vi: - Bác Sĩ Lư Khánh Trí, Y Sĩ Quân Đoàn III. Bác Sĩ Trí do bị stroke, nên khi Tác Giả Nguyễn Văn Tín hỏi về vết thương của Tướng Hiếu th́ người nầy không nhớ được ǵ. Nên chỉ ghi lại lời của Bác Sĩ Trí nói cùng một thân nhân của gia đ́nh khi đến viếng xác ba- mươi năm trước (1975): “Viên đạn đi vào cằm, gặp xương hàm quá cứng không đi thẳng lên đỉnh đầu được, đă phải rẽ xuống đâm ra sau ót, khiến Tướng Hiếu chết tốt, không biết đau đớn.” (NVT sđd trg182). Về định vị vết thương, và đường đạn đi, Tác Giả Nguyễn Văn Tín có xác định: “Riêng cá nhân tôi khi viếng xác anh ḿnh, nh́n tận mắt thấy viên đạn xuyên vào cằm bên trái rồi chui ra đằng sau đỉnh đầu về phía phải.” (NVT sđd 148); hoặc: “Tôi (NVT) chỉ thấy viên đạn để lại một dấu chấm đen nhỏ xíu ở cằm bên trái, cách góc mép môi bên trái 1cm, khoảng 45 độ hướng về phía dưới. Viên đạn cũng để lại một vết đen nhỏ xíu trên đỉnh đầu bên phải (chứ không phải đằng sau ót như viên bác sĩ (Bác Sĩ Trí) tŕnh lại với thân nhân (NVT sđd trg 130). Cũng liên quan đến vấn đề (định vị vết thương, và đường đạn đi) trên, Đại Tá Tôn Thất Soạn, Nguyên Lữ Đoàn Trưởng TQLC, Tỉnh Trưởng Hậu Nghĩa có xem một xấp mười tấm h́nh (về cảnh chết Tướng Hiếu) do Trung Tá Cảnh Sát Phạm Khắc Đạt, Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Hậu Nghĩa giao lại; Trung Tá Đạt có thắc mắc: Tướng Hiếu thuận tay mặt; sao vết thương lại do một người thuận tay trái gây nên” (Gặp gỡ ngày 2 tháng 10, 2004 tại New Jersey. NVT Sđd trg 149) - Chuẩn Tướng Lư Ṭng Bá, Tư Lệnh Sư Đoàn 25 BB: Mới đây, trong dịp điện đàm với Tướng Bá, tôi (NVT) hỏi: Có phải Tướng Toàn bắn anh tôi không? Ông (Tướng Bá) trả lời: “Chắc không phải Tướng Toàn bắn đâu, v́ lúc đó tôi đang họp với ông ta. Sau buổi họp trên đường đi th́ nghe quân lính lao xao nói Tướng Hiếu vừa chết trong văn pḥng. V́ phải gấp rút lên máy bay ra mặt trận, nên tôi không có th́ giờ nghe ngóng thêm tin tức” (NVT sđd trg 122) - Đại Tá Nguyễn Văn Y, Phủ Đặc Ủy Trung Ương T́nh Báo: Khi gặp tôi ở Nữu Ước (1986) khẳng định: “Tướng Toàn chứ không ai vào đó cả” (NVT sđd trg 122); Và: “Tội nghiệp tướng Hiếu chết chưa kịp ăn cơm trưa” (NVT sđ trg 138) - Đại Úy Đỗ Đức, Sĩ Quan Tùy Viên Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn: “...Tướng Toàn đă ra lệnh niêm phong văn pḥng Tướng Hiếu, nên tôi không thấy cảnh Tướng Hiếu chết làm sao. Điều mà tôi chắc chắn là Tướng Toàn không thể nào bắn Tướng Hiếu v́ tôi ở sát ông cả ngày hôm đó đến khi ông về nhà sau 5 giờ rưỡi chiều... Nếu Tướng Toàn nói ông hay tin Tướng Hiếu bị nạn khi đang bay trực thăng là ông nhớ sai v́ sức khỏe sa sút... Hai thiếu tá phi công Lượng và Cửu đều (đang) ngồi ăn nhậu với tôi th́ làm sao ông bay trên trời lúc đó được.” Đại Úy Đức nêu thêm ư kiến: “Nếu Tướng Hiếu bị ám sát th́ tên sát nhân phải là người rất quen thuộc với ngơ ngách quanh co trong bản doanh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn. Chính tôi, sau khi về đó 2, 3 tháng vẫn c̣n hay lạc khi phải đi từ văn pḥng nầy qua văn pḥng khác.” (NVT sđd trg 143) - Chuẩn Tướng Trần Đ́nh Thọ (Trưởng Pḥng Ba Bộ Tổng Tham Mưu). Cuối tháng 8, 1998 nhân có mặt tại Virginia, tôi (NVT) ghé thăm Chuẩn Tướng Thọ th́ được ông xác nhận: “Tướng Hiếu chết vào buổi trưa. V́ ông nhớ rơ, trưa ngày hôm đó ông bận việc sắp sửa đi ăn cơm trưa (trễ) th́ nhận được điện thoại của Đại tá Lương” (NVT sđd trg 138) - Đại Tá Lê Khắc Lư, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn II: Trung Tướng Toàn nói với ông (ĐT/Lư): “Tướng Hiếu chết vào buổi trưa” (NVT sđd trg 138) - Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi, Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Xung Kích/QĐIII: Qua cuộc điện đàm vào tháng 6/1999, ông (CT/Khôi) xác nhận là: “Tướng Hiếu chết vào buổi trưa, v́ ông nhớ là ngày hôm đó, Tướng Hiếu họp với ông lúc 8:30 sáng tại G̣ Dầu Hạ, khoảng 9:30 Tướng Hiếu bay về Biên Ḥa; vài giờ sau ông hay tin Tướng Hiếu chết.” (NVT sđd trg 138) - Đại Tá Lê Trọng Đàm, Chỉ Huy Trưởng Cảnh Sát Vùng II: Là nhân sự độc nhất thuộc Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn II có mặt tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III trong buổi sáng ngày 8/4/75. Đại Tá Đàm tiếp xúc với tác giả (NVT) qua điệm đàm kéo dài 45 phút (không ghi rơ thời gian, địa điểm-pnn): Ông (LTĐ) nói sáng ngày Tướng Hiếu chết ông có mặt tại BTL/QĐIII và trở về Sài G̣n sáng hôm đó. Đến chiều th́ Y Sĩ Trung Tá Dưỡng điện thoại báo tin Tướng Hiếu chết. Khi tôi (NVT) nói: “Đại Tá Khuyến xác nhận là Tướng Hiếu chết vào buổi trưa”, th́ Đại Tá Đàm quả quyết ngay là: “Đại Tá Khuyến nói sai v́ 2 giờ trưa ông c̣n có mặt tại Quân Đoàn III” (NVT sđd trg 146) V. Kết từ Đến đây, chúng ta có thể ngưng lại câu chuyện về Con Người Trung Liệt Nguyễn Văn Hiếu để có thể đi đến một kết luận chung nhất về cái chết của Người: Báo hiệu cơn lâm tử uất hờn của cả Miền Nam - Của mỗi Người Lính Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Chúng ta hẳn cũng không cần thiết phải t́m câu trả lời (thật ra rất dễ dàng đối với cơ quan, chuyên viên tội phạm học, kể cả những người có vài kiến thức căn bản về ngành, nghề điều tra án mạng cho dù các nhân chứng ném tung một khối trả lời hỗn loạn, đối nghịch nhau) về những chi tiết: Ai đă ra lệnh giết Người? Ai là kẻ sát nhân đă bắn vào Người Trung Chính? Người đă chết lúc ban trưa, hay chiều tối, bởi loại vũ khí nào? Tất cả đă là vô ích v́ Người Lính Đă Chết. Những luận cứ tầm phào, thô thiển để che lấp về âm mưu sát nhân như: Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu đă tự sát; hoặc sau đó: Thiếu Tướng Hiếu bị cướp c̣ khi chùi súng?!! Quả t́nh không thể đánh lừa được ai v́ đấy là Người Tín Đồ Công Giáo thuần thành với Đức Tin bền đỗ. Là một xạ thủ súng colt thượng thặng. Và toàn Quân-Dân đang ở trong T̀NH CẢNH NHỮNG NGÀY QUYẾT ĐỊNH CỦA CHIẾN CUỘC VIỆT NAM VỚI VẬN NƯỚC ĐANG BỊ ĐE DỌA TỪNG PHÚT GIỜ NGẮN NGỦI. Thêm buổi sáng Dinh Độc Lập bị giội bom. Chúng ta nắm vững sự kiện nầy với những hệ quả được nêu ra như sau: Khi Dinh Độc Lập bị giội bom, Tổng Thống Thiệu hoảng hốt lo sợ một cuộc đảo chánh khởi phát. Ông ra lệnh xác định vị trí các tướng tá khắp bốn quân khu th́ được cơ quan t́nh báo của Tướng Quang (Đặng Văn Quang, Cố vấn chính trị) cho biết ai nấy đều ở vị trí b́nh thường, duy chỉ có Tướng Hiếu đang ở G̣ Dầu Hạ họp bàn ǵ với Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi, Tư Lệnh Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III (NVT sđd trg 180). Tổng Thống Thiệu nghi ngay có dự mưu đảo chính giữa hai người, cũng do việc Tướng Minh (Cựu Tư Lệnh Quân Đoàn III) đă báo cáo về âm mưu đảo chánh từ trước (tháng 6/1971) nhân khi hai người phối hợp trong trận triệt thoái Snoul. T́nh h́nh của tháng Tư, 1975 c̣n nguy kịch hơn với kế hoạch (chứ không c̣n là dự tính suông) sẵn có của Nguyễn Cao Kỳ, dùng lực lượng không quân, nhảy dù, thủy quân lục chiến, thiết giáp để: “Chỉ cần chiếm giữ dinh tổng thống, trụ sở và nhân sự bộ tổng tham mưu, đài phát thanh và truyền h́nh là nắm trọn cả Miền Nam...” Kỳ không giấu giếm kế hoạch nầy, bàn thảo với những tướng, tá thân cận như Lê Nguyên Khang, Nguyễn Ngọc Loan, Phan Phụng Tiên v.v... (và sau nầy đề nghị trực tiếp với cả Tổng Thống Hương) đến nỗi Chỉ huy trưởng CIA Mỹ ở Sài G̣n (Eric Von Marbord) phải ngỏ lời từ chối (yểm trợ) (Olivier Todd; Cruel Avril Robert Lafont, Paris, 1978 pp 326-349). Tổng Thống Thiệu hẳn biết thế nên “đă xé lẻ Sư Đoàn Nhảy Dù” không thương tiếc (Lê Quang Lưỡng (Lê Bá Chư hiệu đính): Thiệu Đă Xé Lẻ Sư Đoàn Nhảy Dù Như Thế Nào? Tạp Chí Hồn Việt, CA, 1982). Hơn thế nữa, tháng Tư lại là thời điểm ám ảnh thực sự bởi cái chết (sau khi mồ người thân sinh ở Làng Ninh Chữ, Phan Rang bị quân, dân phẫn uất phá sập) - Người tên gọi Nguyễn Văn Thiệu không thể để sinh mạng bị kết thúc như cách thê thảm của Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm và bào đệ Ngô Đ́nh Nhu bởi những tay tướng lănh mà ông đă quá thâm hiểu ḷng dạ của họ trong âm mưu (cùng ông) đoạt quyền, giành lợi từ 1963 đến nay. Để duy tŕ mạng sống của ḿnh - Nguyễn Văn Thiệu phải ra tay – Và Người Trung Chính Nguyễn Văn Hiếu phải bị bức tử. Để kiên định cho luận cứ kể trên, chúng tôi có thể nại đến những yếu tố khách quan, cụ thể đă được chứng thực trong những ngày đen tối của Miền Nam vào tháng Tư ba-mươi năm trước. Yếu tố đấy là: Nếu như Thiếu Tướng Nguyễn văn Hiếu không bị bức tử th́ chắc rằng sau khi ông Nguyễn Văn Thiệu từ chức tổng thống - Tổng Thống Trần Văn Hương ắt hẳn sẽ chọn Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu để giao nhiệm vụ Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa - Điều nầy không phải là một giả thiết v́ mặt trận chính trị lúc ấy đă lộ ra một giải pháp với Pháp và Trung Cộng (Những nhân tố chính của Hiệp Định Genève 1954) với những thành phần thân Pháp như Cựu Thủ Tướng Trần Văn Hữu; thân Trung Cộng như các thành viên của Chủ Tịch Đoàn Mặt Trận Giải Phóng với Nguyễn Hữu Thọ được nhà nước Trung Cộng giới thiệu như là Quốc Trưởng Cộng Ḥa Miền Nam Việt Nam trước nhân dân, chính phủ của các nước Á Phi suốt trong giai đoạn trước sau khi Hiệp Định Paris được kư kết (27/1/1973). Giải pháp chính trị nầy hoàn toàn không phải là chiều hướng của Hà Nội và lẽ tất nhiên cũng không phải của chính phủ Mỹ v́... Chiều hướng “chính trị” duy nhất mà chúng ta có thể nghĩ tới (để giải quyết t́nh h́nh Việt Nam tại thời điểm 4/1975 -pnn) là tiếp cận với Mạc tư Khoa (Kissinger ibid p 542). Và nếu như Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu là Tổng Tham Mưu Trưởng th́ chắc rằng t́nh h́nh quân sự sẽ tiến triển theo một chiều hướng khác, dẫn đến một hệ quả chính trị khác - Nhưng chí ít những nhân sự tên gọi Nguyễn Văn Thiệu, Trần Thiện Khiêm không thể b́nh an ra khỏi nước cho dù Ṭa Đại Sứ Mỹ có bảo trợ an ninh đến tối đa. V́ lư do nầy: Người Trung Chính Nguyễn Văn Hiếu không thể tồn tại được. Để kết thúc, chúng tôi có thể nhắc lại những yếu tố: Người vốn sinh trưởng ở Tiên Sinh, Thượng Hải, sống trong một tô giới Pháp, khi về Việt Nam (năm 1949) nói tiếng Việt có âm Pháp Ngữ; cựu sinh viên Đại Học Aurore; sau khi tốt nghiệp Trường Đà Lạt, Trung Úy Nguyễn Văn Hiếu làm việc nơi Văn Pḥng Tham Mưu Trưởng Trần Văn Đôn (một người xuất thân trường quân sự Pháp). Và thân sinh, Cụ Nguyễn văn Hướng là Giám Đốc Công An Bắc Việt thời trước 1954 - Những yếu tố nầy chắc chắn không phải là những điều chính phủ, ṭa Đại Sứ Pháp ở Sài G̣n không quan tâm với sự biệt đăi, đánh giá cao. Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu khi phỏng vấn các Hoa Kiều liên quan đến Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội đă dùng trực tiếp tiếng Hoa. Chúng tôi, những người thuộc thế hệ đi sau những nhân sự vừa kể ra trong câu chuyện bi thiết trên. Chúng tôi lại càng không hề có quan niệm chủ quan, thiên vị do đă có những tranh đoạt quyền lợi với bất kỳ ai trong câu chuyện kể. Nay với số tuổi 60, sau một trận biển dâu ba-mươi năm ắt phải hiểu nghĩa Lẽ Thường của sự sống, cái chết. Thế nên, viết kư sự nhân vật nầy không phải để cáo buộc, phê phán bất cứ cá nhân nào - Quyền hạn sau cùng ấy thuộc về Dân Tộc-Lịch Sử - Trước sau, chúng tôi chỉ có tấm ḷng đối với Người Lính Trung Liệt Đă Chết Cùng Mệnh Nước Điêu Linh nên phải nói thành lời trong nghĩa “Bất B́nh Tắc Minh”. Phan Nhật Nam
|