Khổ lớn 8.5"x11"; dày 545 trang

Mua sách
Giá bao gồm bưu phí: US$20

Chi phiếu xin gửi về:
Tin Nguyen
1144 Simpson Street
Bronx, New York 10459
(718) 530 3790
tinvnguyen@mail.com


Ra Mắt Sách

* Nhà văn quân đội Huy Phương (Người Việt online) phỏng vấn tác giả.

Nhân dịp Ông Nguyễn Văn Tín, bào đệ của Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, tác giả tập sách “Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Một Viên Ngọc Quân Sự Ẩn Tàng” sắp ra mắt bạn đọc tại San Jose ngày 23 tháng 4 tại Hội Quán VIVO và tại pḥng hội Người Việt ngày 1 tháng 5- 2005, chúng tôi đă có một cuộc phỏng vấn với tác giả cuốn sách có thể gây nhiều tranh luận này. Trước năm 1975, tác giả là giáo sư toán và lư hóa tại các trường tư thục thuộc ḍng Lasan như Taberd, Adran và Bá Ninh. Ông di tản đến Mỹ cùng phu nhân Thiếu Tướng và 6 người con của Thiếu Tướng ngày 29 tháng 4-1975.
Hiện nay Ông Nguyễn Văn Tín là một “School Counselor” tại một trường công lập của Học Khu New York. Ông đă dành ra sáu năm trời để thu thập tài liệu về binh nghiệp và cả cái chết của Thiếu Tướng Hiếu vào ngày 8 tháng 4 năm 1975. Ông đă phỏng vấn hằng trăm cựu quân nhân VNCH và Cố Vấn Hoa Kỳ, liên lạc với các cơ quan CIA, Ngũ Giác Đài và các văn khố, trung tâm nghiên cứu về chiến tranh Việt Nam để hoàn tất tác phẩm dày 545 trang giấy khổ lớn 8.5' x 11' này. Cuốn sách nói về tướng Hiếu cũng là một cuốn sách ghi lại các chiến sử của QL/VNCH và đề cao sự chiến đấu kiên cường của người lính miền Nam Việt Nam.
Tác giả tập sách “Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu...” đă thuyết tŕnh ba lần về đề tài chiến tranh Việt Nam ở Vietnam Center tại Lubbock Texas:1. The ARVN Experience As Viewed Through The Personal Experience of Major General Nguyen Van Hieu (2001); 2. Why Did The Vietnamization of The Vietnam War Fail? (2002); 3. Were The ARVNs Any Good? (2005).

Câu hỏi 1. Thưa Ông Nguyễn Văn Tín, trước khi nói về cuốn sách của Ông, nhan đề là Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu..., xin Ông vui ḷng cho biết sự liên hệ thân thuộc giữa Ông và Thiếu Tướng Hiếu, cũng như cho biết sơ qua về gia đ́nh và các anh em của Ông?

Anh em chúng tôi cả thảy tám người –Trung, Hiếu, Tiết, Đễ, Nghĩa, Trí, Tín, Ḥa - đều sinh ra ở bên Tàu, v́ thân phụ tôi, cụ Nguyễn Văn Hướng xuất du qua Tàu lập nghiệp và lập gia đ́nh bên đó luôn, đến năm 1949 khi Hồng Quân chuẩn bị tiếp thu Thượng Hải, gia đ́nh mới hồi hương. Hiện giờ chỉ c̣n sống sót ba anh em: Trí (ở Mỹ), Ḥa (ở Pháp) và tôi. Mẹ tôi mất năm 1946, thày tôi tục huyền sau khi về nước và có thêm bốn người con – Nhă, Lịch, Thiệp và Liêm - hiện đều sống tại Mỹ. Cụ Hướng qui tiên ngày 29 tháng 2 năm 2005, hưởng thọ 101 tuổi tại Philadelphia.

Câu hỏi 2. Lư do nào đă thúc đẩy Ông hoàn thành cuốn sách về Thiếu Tướng Hiếu, từ tuổi ấu thơ, qua công trận cũng như cuối cùng về cái chết của Vị Tướng này?

Thật ra th́ sự việc xảy ra theo thứ tự đảo ngược, nghĩa là tôi ṭ ṃ muốn t́m hiểu cái chết đầy bí ẩn của anh tôi trước, rồi nhân đó mới t́nh cờ khám phá khía cạnh binh nghiệp của Tướng Hiếu cách gián tiếp sau.

Câu hỏi 3. Thời gian, công phu của ông cũng như những khó khăn đă gặp khi hoàn tất cuốn sách này.

Tôi khởi sự điều tra về cái chết của Tướng Hiếu khi tôi liên lạc với cơ quan CIA năm 1996, nhưng không đạt được kết quả ǵ. Khoảng tháng sáu 1998, tôi tự dưng nổi hứng viết một bài tựa đề “Anh Tôi, Tướng Hiếu” gửi đăng trên tuần báo Tiền Phong và đưa lên trên mạng lưới. Bài này chỉ dựa vào kư ức sơ sài tôi có về anh ḿnh. Đến khi thấy cần phải có tài liệu dẫn chứng, vào tháng 8 năm 1998, tôi tiếp xúc Ngũ Giác Đài, và được cơ quan này giới thiệu qua Văn Khố Quốc Gia ở Maryland, nơi tồn trữ tất cả các tài liệu về Chiến Tranh Việt Nam từ năm 1968 đến 1975 của các cố vấn Mỹ đem về. Tôi lục lọi tại Văn Khố Quốc Gia trong một tuần lễ, từ thứ hai đến thứ sáu, mỗi ngày từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều; và khệ nệ na về được chừng 400 bản sao chụp những tài liệu mà tôi cho là liên quan đến Tướng Hiếu. Tôi khởi sự chọn những tài liệu tiếng Việt sẵn có mà tôi chỉ việc đánh máy lại hoặc dịch những tài liệu tiếng Anh sẵn có ra tiếng Việt rồi đưa lên mạng lưới. Khi hết những tài liệu loại sẵn có này, tôi bắt đầu thu góp những tiêu lệnh hành quân để cấu tạo lại những trận đánh do Tướng Hiếu thực hiện, bắt đầu từ Trận Chiến Snoul ở Kampuchea.
Ngoài ra tôi c̣n sưu tầm các tài liệu từ các tủ sách bạn bè, các thư viện công và tư, các thư viện lớn như West Point, President Ford Library, Vietnam Center tại Texas Tech University, vân vân…Tôi cũng t́m cách liên lạc và phỏng vấn bất cứ ai biết đến Tướng Hiếu, dân sự cũng như quân sự bất luận cấp bậc.
Điều khó khăn tôi vấp phải đầu tiên khi bắt tay vào việc hoàn tất cuốn sách này là tính vốn kín đáo của anh tôi, khiến không có mấy tài liệu và không mấy ai có thể cung cấp cho tôi tin tức ǵ về anh ḿnh. Ngay cả các cháu, con anh tôi, khi tôi hỏi chúng về bố th́ được chúng trả lời là đâu có biết ǵ về bố đâu. Chị dâu tôi th́ đă qua đời năm 1982, mà có c̣n sống th́ cũng chẳng biết ǵ mấy về binh nghiệp của chồng v́ Tướng Hiếu không khi nào đả động tới đời quân ngũ với vợ con.
Tôi liên lạc được một số tướng tá, nhưng hầu hết đều nại cớ là đă lâu quá rồi nên chẳng nhớ ǵ mấy để mà đáng nói. Tôi gửi thư hỏi han hơn một trăm bạn học khóa 3 Vơ Bị Đà Lạt th́ chỉ có chục người hồi âm.
Người ta c̣n dè dặt hơn khi tôi đề cập tới cái chết của Tướng Hiếu và công việc của Tướng Hiếu khi giữ chức vụ Phụ Tá Đặc Biệt Chống Tham Nhũng tại Phủ Phó Tổng Thống. Những người được tôi tiếp xúc đều e ngại đụng chạm và lo sợ mang họa vào thân.

Câu hỏi 4. Những khó khăn ǵ Ông đă gặp phải khi viết một cuốn sách về một vị Tướng Lănh, mô tả các trận đánh, đi vào chiến thuật chiến lược quân sự trong khi Ông không ở trong quân đội, là một phóng viên chiến trường hay là một nhà nghiên cứu quân sự ?

Câu trả lời của tôi sẽ khiến ông và độc gỉa bài pḥng vấn này sửng sốt và bán tín bán nghi: tôi đă không gặp một khó khăn ǵ khi viết một cuốn sách về một vị Tướng Lănh, mô tả các trận đánh, đi vào chiến thuật chiến lược quân sự trong khi tôi không ở trong quân đội, không từng là một phóng viên chiến trường hay một nhà nghiên cứu quân sự!
Như tôi đă đề cập tới trong câu trả lời trước, thoạt tiên tôi chỉ sao chép lại y nguyên các tài liệu sẵn có, nhưng rồi khi đến giai đoạn buộc phải sáng tạo viết lách dựa theo các tài liệu sưu tầm được, tỉ như cấu trúc lại một trận đánh dựa vào một ít tiêu lệnh hành quân gom góp được liên quan đến trận đánh đó, hay phải phân tách lối đánh đặc thù của Tướng Hiếu, hay đối chiếu thế công và thế thủ, hay nữa luận về các chiến thuật “dương đông kích tây”, “công đồn đả viện”, “đánh diện diệt điểm”, “điệu hổ ly sơn”, “t́m và diệt”, “dụ và diệt”, “đại bàng xà xuống”, “thiết mă vây bọc”, vân vân…cứ ba giờ sáng tôi bị dựng đầu dậy, ngồi vào bàn, mở máy điện toán, đánh tựa đề của bài, rồi không cần tới một dàn bài, không cần suy nghĩ, không cần dự tính hay tiên liệu, cứ vậy mà đánh gơ, cần tài liệu dẫn chứng th́ không thu xếp mà đă có sẵn tầm tay với, ngón tay cứ vậy mà đánh gơ, cho đến sáu giờ sáng, xong một bài th́ sang bài kế tiếp, nếu không xong th́ sáng hôm sau ba giờ sáng lại bị đánh thức dậy gơ tiếp. Cứ như vậy bảy ngày một tuần, 365 ngày một năm, ṛng ră trong khoảng bốn năm trường. Ngay từ đầu, tôi đă cảm nghiệm là ḿnh chỉ là thợ đánh máy, mà tư tưởng phát hiện trên màn ảnh máy điện toán không phải là của ḿnh, v́ tôi có biết tí ǵ về quân sự đâu ! Ngay từ ngày 25 tháng 9 năm 1998, tôi đă kết luận bài Thay Lời Tựa với hàng chữ này, "Tôi có cảm tưởng hồn anh tôi xâm nhập vào tôi, lèo lái tâm tưởng tôi và đọc cho tôi viết những bài kư tên Nguyễn Văn Tín đăng trong cuốn sách này. Tôi chỉ là một khí cụ của anh tôi: cuốn sách Tướng Hiếu là lời tự thuật."
Có độc giả mách cho tôi đây là hiện tượng giáng bút hay cơ bút.
V́ vậy tôi chỉ am tường những ǵ liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến Anh Tôi, Tướng Hiếu, ngoài ra th́ dốt đặc. Có độc giả ra ư kiến sao tôi chỉ "mèo khen mèo dài đuôi" để mà chỉ đề cao Tướng Hiếu thay v́ tiếp qua luận viết về các vị tướng lănh tài ba khác. Câu trả lời của tôi là: tôi đâu có khả năng viết lách về đề tài quân sự; nếu muốn tôi viết về ai, th́ xin bảo người đó giáng bút cho tôi.
Kể ra nói là dốt đặc th́ cũng không hẳn, v́ sau khi nghe Tướng Hiếu đọc cho đánh gơ, tôi đă học lóm được đôi chút và thủ đắc được một mớ kiến thức quân sự.

Câu hỏi 5. Sau khi hoàn tất tác phẩm này, Ông có nhận xét ǵ về tinh thần và khả năng tác chiến của người lính VNCH và những lư do đưa đến sự tan hàng của QĐ miền Nam Việt Nam.

Tác phẩm này không chỉ đề cao cá nhân của một vị tướng lănh tài ba xuất chúng, mà c̣n tôn vinh tập thể QLVNCH anh dũng. Tướng Hiếu đă bôn ba từ Quân Đoàn I qua Quân Đoàn II rồi Quân Đoàn III và đă nhờ vào tinh thần và khả năng tác chiến của người lính VNCH thuộc cả ba Quân Đoàn để cùng hợp lực đạo đạt những chiến thắng vẻ vang tỉ như các cuộc hành quân Quyết Thắng 202, Thần Phong, Dân Thắng 8, Đại Bàng 800, Toàn Thắng 02 và Svay Riêng được mô tả trong cuốn sách này. Tướng Hiếu đă phát huy khả năng chiến đấu không chỉ riêng của các đơn vị thuộc chủ lực quân mà xuống đến cả các đơn vị Địa Phương Quân/Nghĩa Quân và các toán Nhân Dân Tự Vệ, chứng tỏ quân lính Việt Nam đánh giặc cừ và gan dạ hơn quân lính Mỹ, mặc dù được trang bị yếu kém hơn.
Theo thiển ư của tôi sau khi hoàn tất tác phẩm này, miền Nam Việt Nam xụp đổ v́ khá nhiều lư do. Tôi chỉ xin nêu lên một vài lư do chính: cấp lănh đạo tối cao bất tài, hủ lậu và vị kỷ, không hết ḷng v́ dân v́ nước; ít tướng tài được trọng dụng đúng mức; nhiều tướng bất tài được giao phó trọng trách quá khả năng và chỉ lươn lẹo kết tụ vây cánh để lo làm tiền hơn là lo đánh giặc. Tuy nhiên những lư do này cũng không hội đủ đế khiến Nam Việt Nam thua Cộng Sản Bắc Việt. Lư do tối hậu là v́ Mỹ ngưng hẳn yểm trợ, khiến cho QLVNCH thiếu quân số và quân trang quân dụng để có thể đối phó lại quân số và quân trang quân dụng gia tăng của đối phương do đàn anh Trung Cộng và Nga Sô tiếp tục yểm trợ. Khi Cộng Quân sắp tràn qua tuyến Phan Rang, tôi hỏi anh tôi, lúc đó là Tư Lệnh Phó Hành Quân QĐIII, liệu ḿnh có đủ sức chống lại nổi bước tiến quân của địch không. Anh tôi trả lời: “Khả năng binh sĩ có thừa; ḿnh chỉ thiếu có đạn dược mà thôi."
Ngoài ra QLVNCH tan ră hàng ngũ nhanh chóng và sớm hơn mọi dự tính của tất cả mọi chiến lược gia, địch cũng như bạn, v́ hai lư do: (1) Tướng Thiệu ra một cách cẩu thả và thất sách lệnh rút Quân Đoàn II và Quân Đoàn I, khiến cho trong chốc lát, toàn thể các đơn vị chiến đấu thuộc hai Quân Đoàn này bị loại ra khỏi ṿng chiến; (2) Chính phủ Hoa Kỳ đă cho phép và tạo phương tiện cho các cấp chỉ huy quân sự, cao trước thấp sau, chuồn ra ngoại quốc trước; đồng thời cũng âm thầm thu xếp cho gia đ́nh của kể cả các cấp chỉ huy mặt trận di tản ra ngoại quốc trước. Trong cảnh huống này, binh sĩ c̣n đâu tinh thần để mà chiến đấu nữa.

Huy Phương: Chúng tôi xin thành thật cám ơn tác giả Nguyễn Văn Tín và xin hẹn gặp Ông trong buổi giới thiệu sách tại Pḥng Sinh Hoạt Nhật Báo Người Việt vào ngày 1 tháng 5 năm 2005 tới, vào lúc 1 giờ trưa.


* Phóng viên báo Đời Mới: Tướng Hiếu “Một Viên Ngọc Quân Sự Ẩn Tàng”.
2 giờ chiều ngày Thứ bảy 23-4-5 tại hội trường Trung Tâm Văn Hóa ViVo, thuộc thành phố San Jose ông Nguyễn Văn Tín bào đệ của tướng Nguyễn Văn Hiếu đă ra mắt tập sách “Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu Một Viên Ngọc Quân Sự Ẩn Tàng”. Tham dự trong buổi ra mắt sách, hầu hết là các cựu quân nhân của chế độ Việt Nam Cộng Ḥa, những nhà báo, nhà văn, nhà thơ và các nhân sĩ vùng Bắc California.

MC buổi ra mắt là Đào Trung Chính, một nhân sĩ trong vùng. Sau khi chào quốc kỳ và quốc ca 2 nước VNCH và Hoa Kỳ, ông Chính đă lần lượt giới thiệu các quan khách đến tham dự. Ghi nhận được trong buổi ra mắt có các cựu tướng lănh như Bùi Đ́nh Đạm, Nguyễn Khắc B́nh và Lâm Quang Thi. Giới thiệu tác phẩm là một số cựu sĩ quan trước đây đă từng làm việc với Tướng Hiếu. Đại đa số cho Tướng Hiếu là người đạo đức, liêm chính và giàu ḷng từ tâm luôn luôn có trách nhiệm trong công việc. Ông là một vị tướng chân tài trong quân sự, là một ông Tướng liêm khiết, không có thành tích về tham nhũng cũng như lợi dụng chức quyền trù dập cấp dưới và người dân. Cũng do nổi tiếng về liêm chính, nên có thời gian Phó Tổng Thống Trần Văn Hương mời về giao trách nhiệm như là một thứ trưởng bài trừ tham nhũng trong quân đội. và thời gian trong trách nhiệm và quyền hạn, Tướng Hiếu đă khui ra vấn đề nhũng lạm trong Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội và kết quả là có 2 Tướng và 7 Đại Tá bị cấp trên ngưng chức hoặc cho về hưu, trong số đó có Tổng Trưởng Quốc Pḥng Trung Tướng Nguyễn Văn Vỹ.

Được biết Tướng Nguyễn Văn Hiếu xuất thân khóa 3 Trường Vơ Bị Đà Lạt (1-7-1951) và đến lúc từ trần (8-4-75) là khoảng 24 năm. Với 24 năm từ cấp bật Thiế Úy lên Thiếu Tướng không phải một người sĩ quan hiện dịch nào cũng có thể được như vậy. Chắc không ai phủ nhận sự chân tài của Tướng Hiếu.

Vấn đề có lẽ trọng điểm của buổi ra mắt sách là người tham dự muốn biết các diễn giả, cũng như ông Nguyễn Văn Tín bào đệ của Tướng Hiếu nói lên được phần nào việc về cái chết của Tướng Hiếu. Nhưng dường như không có một diễn giả nào hé mở phần nhỏ nào về việc này, ngay cả ông Nguyễn Văn Tín bào đệ của Tướng Hiếu đă có công bao nhiêu năm trời thu thập các nguồn tin cũng như tài liệu để viết sách cũng không thấy nêu rơ về cái chết của Tướng Hiếu. Theo dư luận đồn đăi cách đây 30 năm rằng: phía sau cái chết của Tướng Hiếu có nhiều uẩn khúc. Tướng Hiếu chết bởi cấp trên thanh toán v́ ông quá ư thanh liêm nên không vào một phe phái nào trong quân đội. Ông là vị tướng độc lập chỉ biết có v́ quốc gia dân tộc mà thôi nên đối với con mắt của cấp trên ông là một cái gai cần phải nhổ. Suy gẫm điều này đă cho một xác nghiệm chính xác: Tướng Hiếu 3 đời làm Tư Lệnh Phó Quân Khu mà không thể nào lên cấp trưởng, có phải đó một sự d́m khả năng mà cấp trên của ông đă dành cho ông trong suốt thời gian phục vụ trong binh nghiệp, mặc dù ông lên lon rất đều đặn bởi do tài năng.

Một giả thuyết nữa cho rằng ông chết v́ bị cướp c̣ súng như các báo chí thân chính đăng tải trong thời gian tháng 4 năm 1975. Nhiều người cho rằng luận cứ này không đúng, và nếu có đúng là đúng đối với cơ quan luật pháp thời đó. Mặc dù Tướng Hiếu là người hay sưu tập súng, nhưng là người sử dụng súng ngắn rất thiện xạ, am hiểu rành mạch các yếu tố của súng th́ làm sao có nạn cướp c̣ súng đối với một vị tướng như ông? Giả thuyết này nghe qua thật buồn cười. Người viết bài này lúc đó đang làm việc tại một cơ quan TB chiến lược, phân tích nguồn tin cùng với các bạn đồng nghiệp, thấy rất là buồn cười cho các cơ quan truyền thông thân chính thời bấy giờ.

Cái chết của Tướng Hiếu hiện nay cũng chưa được giải mă, một sự bí ẩn khôn lường mà trên 30 năm vẫn c̣n trong t́nh trạng bí ẩn. Người ta có thể xoáy chiều hướng về phía đồng minh Hoa Kỳ? Rất tiếc Hoa Kỳ dạo đó không c̣n có trách nhiệm hay thời gian để làm điều đó! Cái chết của Tướng Hiếu có họa chăng đó là sự thanh trừng nội bộ v́ nghi ngờ và ḷng ghen tức và để có sự trả lời chính xác nhất không ai ngoài các ông Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, Thủ Tướng Trần Thiện Khiêm và Trung Tướng Nguyễn Văn Toàn là những cấp trên của Tướng Hiếu.

Trở lại trong nội dung quyển sách, ông Tín có nhiều điểm ghi ra không ăn khớp với lời nói của ông khi phát biểu: tỉ dụ, nói “tuy là anh em ruột nhưng trước đây chúng tôi ít khi gặp nhau”, nhưng trong tác phẩm ông lai nói về nhiều cuộc viếng thăm nhiệm sở của Tướng Hiếu. Cái này cho thấy, một sự bất nhất rơ rệt. Và một sự dùng sai cách xưng hô rất rơ nét là: Tướng Hiếu sau khi chết đă được truy thăng Trung Tướng vào ngày 10 tháng 4, nghĩa là sau 2 ngày khi ông chết, mà khi viết, ông Tín vẫn c̣n viết Thiếu Tướng là một sự sai sót lớn trong việc viết sách báo nhất là việc bài viết có liên quan đến lịch sử hay nhân vật. Tuy nhiên tập sách “Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu Một Viên Ngọc Ẩn Tàng” được xem như là một quyển sách có giá trị về mặt lịch sử và nhân vật cần có trong tủ sách của mọi gia đ́nh.



* Nguyên Huy: Một cuốn sách được ra mắt trong sự chờ đợi của độc giả. (Người Việt online, thứ ba ngày 03/05/2005)

Đó là cuốn sách viết về Tướng Nguyễn Văn Hiếu của quân đội Việt Nam Cộng Ḥa do bào đệ của ông là ông Nguyễn Văn Tín đă bỏ đến 6 năm trời để t́m lục các văn khố thư viện những tài liệu có liên quan đến cái chết của anh ḿnh mà ông không tin là một cuộc tự sát theo như loan báo của các cấp chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa vào lúc đó.

Ngay từ khi có thông báo trên báo chí truyền thanh ở Nam California về cuộc ra mắt sách này, đă có khá nhiều các vị cựu sĩ quan cao cấp trong Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa trước đây chú tâm theo dơi và chờ đợi. Lư do của sự theo dơi và chờ đợi này là v́ Tướng Hiếu, sinh thời là một vị tướng thanh liêm, cần mẫn, lại rất giỏi tham mưu theo như nhiều vị sĩ quan Việt Nam Cộng Ḥa đă từng có dịp làm việc với Tướng Hiếu hoặc là nghe danh Tướng Hiếu cho biết như vậy.

Vào trưa ngày Chủ Nhật mùng 1 Tháng Năm vừa qua, khi không khí Tưởng Niệm 30 Tháng Tư chưa tan trong cộng đồng người Việt hải ngoại, th́ cuộc ra mắt sách về Tướng Nguyễn Văn Hiếu được tổ chức tại pḥng sinh hoạt của Nhật Báo Người Việt. Có đến gần ba trăm người đến tham dự trong số này cũng có một số khá đông tuổi trẻ. Một điều rất đáng lưu tâm là hầu hết người đến tham dự đều rất đúng giờ và đa phần là các cựu sĩ quan cao cấp và trung cấp trong Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa trước đây.

Mở đầu buổi ra mắt sách, nhà văn Huy Phương thay mặt ban tổ chức giới thiệu tác giả tập sách viết về Tướng Nguyễn Văn Hiếu, một vị tướng mà theo ông, là một tướng lănh tài giỏi, đức độ bị chết oan ức, một cái chết của một tướng lănh cầm quân mà lại không chết trên chiến trường.

Nói về tác giả cuốn sách được ra mắt hôm nay, nhà văn Huy Phương cho biết ông Nguyễn Văn Tín, bào đệ của Tướng Hiếu, đă mang được vợ và con của Tướng Hiếu trên đường tị nạn vào ngày 30 Tháng Tư năm 1975 và định cư tại miền Đông nước Mỹ. V́ chứng kiến hàng ngày t́nh cảnh vợ con một vị tướng đă bị chết mà theo tác giả là một cái chết oan ức, nên ông Nguyễn Văn Tín đă quyết tâm bỏ công sức trong nhiều năm trời trong những đống tài liệu, thư tín của những người có liên quan, để quyết soi rọi vào cái chết đầy nghi vấn này.

Xuất hiện trước mọi người, tác giả Nguyễn Văn Tín sau khi cảm ơn thân hữu và bà con trong cộng đồng, tác giả cho biết sau cái chết của anh ḿnh vào những ngày cuối cùng trước khi Việt Nam Cộng Ḥa sụp đổ, th́ khi ra đến hải ngoại thấy có quá nhiều sách báo hồi kư, tự thuật cũng như tài liệu, tác giả rất ngạc nhiên là không thấy có một tài liệu sách báo nào nói hay viết về cái chết của Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Ngay cả trong gia đ́nh cũng ít có ai biết về cuộc sống của ông nên tác giả mới quyết tâm t́m hiểu.

Tác giả Nguyễn Văn Tín tâm t́nh rằng, ông là người đầu tiên đă đụng đến những tài liệu mật của Bộ Quốc Pḥng Hoa Kỳ về chiến tranh Việt Nam vừa được giải mật. Ông rất ngạc nhiên không hiểu v́ đâu mà trong đống tài liệu ngập văn khố quốc gia, ông lại có thể ṃ trúng tới những tài liệu ông cần t́m. Rồi ông thiết lập mạng Internet, th́ từ khắp nơi đă gửi về cho ông những tin tức quá quí báu để ông có thể t́m hiểu về cái chết oan khuất của anh ḿnh. Một điều chính ông cũng ngạc nhiên hết sức là ông chưa từng ở trong quân đội bao giờ thế mà có cái ǵ soi sáng cho ông khiến ông hiểu được hết những tài liệu quân sự mà ông t́m được. Và điều càng ngạc nhiên hơn nữa là khi ông viết lại th́ cứ như là có người cầm tay ông mà viết cho ông vậy trong suốt những đêm trường khuya khoắt trong 6 năm trời. Ông không tin dị đoan nhưng ḷng ông biết chắc là oan hồn của anh ḿnh đă nhập vào ḿnh trong những giờ phút viết tập sách này như thể là “cơ giáng bút” giống như trong một tôn giáo của người Việt. Cho nên theo tác giả, cuốn sách mà ông viết về Tướng Hiếu là một cuốn tự thuật, một cuốn hồi kư của chính Tướng Hiếu viết dựa trên những văn kiện lịch sử. Tác giả khẳng định cuốn sách này, v́ thế, nó có một vai tṛ sử liệu cho Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa v́ những điều được tŕnh bày trong sách liên quan mật thiết đến vận mạng của Quân Đội Việt Nam Cộng Ḥa.

Thuyết tŕnh viên thứ nhất giới thiệu cuốn sách là cựu Đại Tá Lê Khắc Lư, một người từng được làm việc với Tướng Hiếu lúc sinh thời. Cựu Đại Tá Lư phản bác những luận điệu thường “vấy bẩn” Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa cho rằng việc mất miền Nam là do “Chỉ huy bất tài cộng với chế độ tham nhũng”. Sự chỉ huy bất tài đă làm tan ră một quân đội có sức chiến đấu không kém bất cứ một quân đội tinh nhuệ nào. Cựu Đại Tá Lư vạch ra sự man trá của dư luận phản chiến. Họ đă không nhắc nhở ǵ đến những tướng lănh tài ba như Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Theo cựu Đại Tá Lư th́ Tướng Hiếu là một tướng giỏi tham mưu, suốt đời quân ngũ đều làm pḥng Ba, một cơ cấu tham mưu chính của mỗi đơn vị tác chiến. Không những thế, Tướng Hiếu c̣n là một vị tướng thanh liêm tuyệt đối cũng như rất khiêm tốn, không bao giờ khoa trương trong bất cứ một hoàn cảnh nào trong cuộc sống. Cựu Đại Tá Lư rất hănh diện là trong Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa đă có một vị tướng lănh như thế.

Thuyết tŕnh viên thứ hai là nhà văn Phan Nhật Nam. Với sự hùng hồn rất quyến rũ của ông trong những buổi thuyết tŕnh, Phan Nhật Nam đă cho biết và chứng minh rằng tài ba của Tướng Hiếu đă khiến Cộng Sản Bắc Việt không cắt đôi được miền Nam Việt Nam vào năm 1965 cho dù họ đă đưa ba danh tướng của họ vào trận đánh chiếm Quốc Lộ 19. Vẫn theo Phan Nhật Nam th́ nếu như những vị tướng như Nguyễn Văn Hiếu, Nguyễn Khoa Nam, Trương Văn Ân và các vị đă tuẫn tiết vào ngày 30 Tháng Tư năm 1975 mà những vị này cầm nắm vận mệnh Việt Nam Cộng Ḥa th́ chắc chắn là không có ngày 30 Tháng Tư năm 1975.

Đề cập đến t́nh trạng tham những của Việt Nam Cộng Ḥa, nhà văn Phan Nhật Nam đă nhắc lại sự hoạt động của Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội. Dựa vào những chi tiết tài liệu trong sách khi Tướng Hiếu được bổ nhiệm vào chức vị bài trừ tham nhũng, Phan Nhật Nam đă vạch ra những nhũng lạm nơi chức quyền được bổ nhậm vào Quỹ và Kỷ Thương Ngân Hàng (một ngân hàng có vốn từ Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội). Tướng Hiếu đă cho điều tra, lập hồ sơ những con “hạm” này trong quân đội, trong chính quyền Việt Nam Cộng Ḥa lúc đó. Chính v́ thế mà Tướng Hiếu đă phải chết? Những chi tiết (tài liệu và phỏng vấn những người có liên quan đến cái chết của Tướng Hiếu vào lúc đó) mà tác giả Nguyễn Văn Tín t́m được và được tŕnh bày lại trong sách khiến chúng ta có thể khẳng định là Tướng Hiếu không thể tự sát (lời giải thích của chính quyền lúc đầu) hay ngộ sát v́ súng cướp c̣ (lời giải thích sau đó cũng của chính quyền) nhất là vào lúc đó, ngày mùng 8 Tháng Tư năm 1975, lúc cả miền Nam đang sôi động v́ t́nh h́nh chiến cuộc.

Sau cùng, nhà văn Phan Nhật Nam kết luận rằng nếu Tướng Hiếu không bị bức tử, có thể ông đă được Tổng Thống Trần Văn Hương khi ấy bổ nhiệm là Tổng Tham Mưu Trưởng Quân Đội v́ cụ Trần Văn Hương rất ngưỡng mộ tài đức của Tướng Hiếu, th́ cuộc chiến đă không kết thúc nhục nhằn cho Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa như thế.

Buổi ra mắt sách về Tướng Nguyễn Văn Hiếu không có một phụ diễn văn nghệ nào nhưng trên hai trăm người tham dự đă chăm chú theo dơi từ phút đầu đến phút chót mà không có ai ra về giữa buổi. Cựu quân nhân Đỗ Minh thuộc Pḥng Tổng Quản Trị Bộ Tổng Tham Mưu trước năm 1975 nói với chúng tôi: “Thế mới biết vận mệnh của đất nước, dù nay có không thay đổi được, nhưng vẫn c̣n nhiều người quan tâm đến, có lẽ để rút ra cho con em được bài học lịch sử nào đó.”

* Anh Thành: Tác phẩm nêu nghi vấn về cái chết của một tướng lănh VNCH. (Viễn Đông, thứ tư ngày 04/05/2005)
LITTLE SAIGON. Rất hiếm khi một buổi ra mắt sách lại được sự hiện diện khá đông đủ của hơn 200 người thuộc nhiều tầng lớp, trong đó có nhiều cựu quân nhân Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa như buổi ra mắt tác phẩm Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu: Một Viên Ngọc Quân Sự Ẩn Tàng tại pḥng sinh hoạt nhật báo Người Việt vào chiều ngày Chủ Nhựt Mồng 1 tháng 5 năm 2005, đúng một ngày sau 30 năm miền Nam mất vào tay Cộng Sản Việt Nam. Sau nghi thức khai mạc, xướng ngôn viên Phạm Long điều hợp chương tŕnh đă mời nhà văn Huy Phương lên nói lư do buổi ra mắt tác phẩm nói về một vị tướng lănh trẻ, tài ba đức độ bị chết một cách bí mật và tức tưởi trong hoàn cảnh đất nước đang lâm nguy. Chưa đầy một tháng sau khi Tướng Hiếu mất, lúc ấy là Tư Lệnh Phó Quân Đoàn III th́ chế độ Việt Nam Cộng Ḥa cũng đă cáo chung.

Ông Huy Phương đă giới thiệu người biên soạn tác phẩm Nguyễn Văn Tín chính là bào đệ của Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Ông Nguyễn Văn Tín vốn là một nhà giáo hiện đang ở New York. Ông không phải là nhà văn cũng không phải là nhà báo nhưng cũng đă dành một thời gian khá dài đến 4 năm để sưu tầm, phỏng vấn trong đó có nhiều hồ sơ của các cơ quan CIA vừa được giải mật để soi rọi lại lịch sử cũng như t́m ra được nguyên nhân về cái chết của một tướng lănh có tài, nhân hậu và liêm khiết đă bị chết tức tưởi với nghi vấn là tự sát rồi lại do tai nạn...

Tiếp theo, ông Nguyễn Văn Tín, đă lên diễn đàn nói rơ lư do về cái chết của người anh ruột của ông là một vị tướng lănh có nhiều uẩn khúc nhưng ông cho rằng chắc khó ḷng mà t́m cho ra được những tài liệu liên quan đến cuộc đời binh nghiệp cũng như lư do dẫn đến cái chết của một người anh, một Tướng Lănh.

Ông Nguyễn Văn Tín nói rằng trong khoảng thời gian từ hơn 10 năm trở lại đây, một số tướng lănh VNCH đă viết và xuất bản hồi kư của họ nhưng viết rất ít về Tướng Hiếu, có người cũng có nghi ngờ về cái chết và cho rằng đó là một vụ thảm sát rồi thôi. Lúc sinh thời, tác giả cũng không mấy gần gũi với Tướng Hiếu nên cũng không biết ǵ nhiều về binh nghiệp và nhất là thời gian cuối cùng của Tướng Hiếu.

Ông Nguyễn Văn Tín cho biết măi đến tháng 5/1998, một động lực vô h́nh nào đó đă thúc đẩy ông ngồi dậy mở máy điện toán đánh cái tựa: Tướng Hiếu, Anh Tôi. Ông đánh máy suốt 2 ngày khoảng 8 tiếng đồng hồ th́ xong bài trên. Ông gửi đăng báo Văn Nghệ Tiền Phong và tờ báo đă đăng nguyên văn.

Sau đó ông đưa bài báo lập thành một trang nhà Tướng Hiếu đưa lên Internet. Ông nhận được sự phản hồi từ nhiều nơi góp ư, có người thêm những chi tiết mà họ biết, trang nhà khởi đi chỉ có 6 trang dần dần lên đến 16 trang.

Ông Nguyễn Văn Tín cho biết sau đó có nhận được nhiều điện thoại, thư từ khuyến khích và đề nghị t́m hiểu thêm về Tướng Hiếu. Đến khi đọc được một bài Cố Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Chân Dung Của Một Tướng tài Đức Vẹn Toàn của ông Trịnh Tiếu th́ tác giả như cảm thấy có một động lực vô h́nh nào đó đă thúc giục ông đi t́m nguồn tài liệu liên quan đến cái chết của người anh ruột của ḿnh.

Ông Nguyễn Văn Tín cho biết sau một lần liên lạc với CIA bị thất bại lần trước, ông quay trở lại hỏi nữa th́ được biết sau 20 năm chiến tranh Việt Nam kết thúc, các hồ sơ đă được giải mật và đưa qua văn khố. Ông đă qua văn khố cũng như Ngũ Giác Đài chọn lọc được hơn 400 tài liệu liên quan đến cuộc đời binh nghiêp của Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Sau đó ông đă liên lạc qua gặp gỡ, thư từ, điện thoại, E-Mail phỏng vấn 13 người thuộc Quân Đoàn III từ Tướng lănh cho đến các sĩ quan nhân chứng liên quan đến nội vụ để t́m hiểu về cái chết của Tướng Nguyễn Văn Hiếu mà tỷ lệ xác tín rất cao là Tướng Nguyễn Văn Hiếu bị giết chết chứ không phải tự sát hay do tai nạn về súng ống gây ra.

Tác giả cho biết ông làm việc mỗi ngày 3 tiếng từ 3 giờ sáng cho đến 6 giờ sáng trong suốt 4 năm liền để hoàn thành tác phẩm này.

Ông Nguyễn Văn Tín cho rằng tác phẩm có được ngày hôm nay gần như là một tập Hồi Kư của Tướng Nguyễn Văn Hiếu mà ông là người được anh ông ủy thác để chép lại mà thôi.

Cựu Đại Tá Lê Khắc Lư là một đồng sự cùng với Tướng Hiếu một thời gian ở Quân Đoàn II đă nhắc lại những kỷ niệm liên quan giữa Tướng Hiếu. Ông Lê Khắc Lư nói rằng Tướng Hiếu là một ngừời nhân hậu, đức độ, liêm khiết và được mô tả là một quân nhân rất trong sạch.

Nhà văn Phan Nhật Nam đă lên giới thiệu tác phẩm Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Một Viên Ngọc Quân Sự Ẩn Tàng. Ông nói qua những dữ kiện mà tác giả đă thu thập được cùng với những lời khai khác nhau có khi mâu thuẫn của các nhân chứng ngay tại hiện trường về thời gian xẩy ra án mạng, sự hiện diện của các nhân vật xa gần liên quan với Tướng Nguyễn Văn Hiếu vào thời điểm có tiếng súng nổ đă dẫn cho đọc giả đi đến một kết luận rơ ràng là Tướng Nguyễn Văn Hiếu đă bị thảm sát mà người ra lệnh là một lănh đạo tối cao.

Tác phẩm Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Một Viên Ngọc Quân Sự Ẩn Tàng dầy 550 trang, khổ lớn với rất nhiều tài liệu và h́nh ảnh được soạn thảo, thống kê rất công phu. Tác giả cho biết tập sách nhắm vào bốn tiêu đề chính:

1. Chân dung của Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu
2. Cái chết của Tướng Nguyễn Văn Hiếu có liên hệ đến 13 người tại Quân Đoàn III cùng với câu hỏi: Ai đă ra lệnh giết Thiếu Tướng Hiếu.
3. Hồ Sơ chống tham nhũng đụng đến nhiều nhân vật tai to mặt lớn trong quân đội và chánh quyền
4. Những chiến tích của Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu suốt một đời tận tụy với non sông đất nước



Điểm Sách

* GS Nguyễn Ngọc Bích
Đọc Tác-Phẩm "Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu".

Tôi không phải là một sử-gia, lại càng không phải là một nhà quân-sử. Sự quan tâm của tôi đối với tác-phẩm, Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu, do người em ông viết, do đó chỉ có thể là tại v́, là một người Việt sống qua hết cả cuộc bể dâu của đất nước trong khoảng 60 năm qua, tôi không thể không để ư đến những tác-phẩm vẽ lại lịch-sử của những năm đó, t́m cho tôi một ư nghĩa nào đó trong cuộc sống của chính tôi.

Vậy tôi đă t́m được những ǵ trong cuốn sách?

Một con người xuất chúng

Phải nói thẳng là tôi hơi e ngại khi được biết cuốn sách, như được ghi trong chương 6 (6.01 “Thay Lời Kết: Hiện tượng cơ bút”), viết về một quân-nhân cao-cấp với dầy dạn kinh-nghiệm chiến-trường mà lại do một cựu-giáo-chức làm nghề “gơ đầu trẻ miền hậu cứ đô thị” viết th́ không hiểu kết-quả sẽ ra sao. Tác-giả Nguyễn Văn Tín, tuy là em ruột thật đó song cũng rất thật thà khi gần như vào đầu cuốn sách đă thẳng thắn nói: “Anh tôi, và tôi không mấy gần gũi nhau.”

Nếu tôi chỉ sống với định-kiến th́ có lẽ tôi đă vất xó cuốn sách từ lâu. Nhưng v́ tính ṭ ṃ cũng có và cũng v́ tôi thuộc hạng cái ǵ cũng thử đọc xem cái đă, chả mấy lúc tôi bị lôi cuốn vào một tác-phẩm mà tính-chất hiển-nhiên nhất có lẽ là sự thành thật. Tác-giả không che giấu một điều ǵ, dù như nhận xét của người ta về anh ông, Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu, có thể hay mà cũng có thể dở.

Nếu không ít người, liếc qua tựa-đề các chương, sẽ cho là tác-giả t́m cách viết một thánh-sử (hagiography) về anh ḿnh, nhất là những chương mang tên như “Dũng tướng Nguyễn Văn Hiếu” (1.10), “nét đức độ và đạo đức của Tướng Hiếu” (1.11), “Một tướng tài ba” (1.12), “Một tay vơ nghệ cao cường” (1.15), “Một vị thánh chăng?” (1.18), th́ ngược lại, cũng không phải là hiếm chỗ tác giả ghi lại nguyên con những chỉ-thích của những tác-giả khác đối với anh ông, tỉ-dụ như việc rút lui khỏi Snoul (tháng 6/71) hay ư kiến hồ nghi (trang 217) của Trung-tướng Mỹ Michael B. Davison, sau này là tác-giả của một cuốn sử nổi tiếng về chiến-tranh Việt-nam.

Song nói chung, dựa vào tất cả những chứng-từ mà tác-giả đă kiếm được từ các nhân-chứng VN cũng như ngoại-quốc th́ anh ông, Tướng Nguyễn Văn Hiếu, quả có nhiều phần đáng khen, đáng ngưỡng mộ hơn là đáng chê hay đáng trách. Ngay như trách-nhiệm chính về cuộc rút lui khỏi Snoul, tác-giả đă chứng-minh được đó là trách-nhiệm của Tướng Nguyễn Văn Minh chứ không phải của Tướng Hiếu.

Một tập tài-liệu giá-trị

Có người xem cuốn sách sẽ cho rằng nó thiếu tính-cách liên-tục và không ít chỗ có phần lập lại. Đó là v́ tác-giả không có ư-định viết lại thành một tác-phẩm tṛn trịa mà dụng-ư của ông lại là để cho tác-phẩm giữ phần tươi mát của nó khi tác-tiả không cố t́m cách sắp xếp lại các dữ-kiện theo một chủ-ư nào.

Tác-giả chỉ sắp xếp lại các bài viết (như được viết ra ngay từ đầu, đưa lên Web) để cho chúng ta thấy có mấy chủ-đề chính-yếu, có thể coi như năm chương lớn của cuốn sách:

Chương đầu (tất cả các bài được đánh số bằng số 1 ở đầu) nói về thân thế và con người Tướng Hiếu.

Các chương 3 tới 5 là nói về binh-nghiệp của Tướng Hiếu: như một sĩ-quan tham-mưu (1953-66); như Tư lệnh Sư-đoàn 22 Bộ-binh (1964, rồi 1966-69); rồi Tư lệnh Sư-đoàn Bộ-binh (1969-71); Tư lệnh Phó Quân-đoàn 1 (1971-72), Tư lệnh Phó Quân-đoàn III (1973-75); và cuối cùng là các trận chiến Tướng Hiếu đă tham-gia (từ chiến-dịch Đỗ Xá đến trận Phước Long), trong đó có nói đến một đặc-điểm là khả-năng “nhị thức Bộ-binh Thiết-giáp” của Tướng Hiếu.

Một phần của Chương 4, mang tên “Thứ-trưởng Bài trừ Tham-nhũng (4.02 đến 4.15), có lễ nên để lên trên Chương 2 nói về “Cái chết Tướng Hiếu,” một cái chết rất bí-ẩn mà cuốn sách của tác-giả Nguyễn Văn Tín đă hé mở nhiều ngơ nghiên cứu.

Một cuốn sách tất-yếu sẽ gây tranh căi

Đây là một cuốn quân-sử mà trong đó tác-giả, hay nói đúng hơn là Tướng Hiếu, qua tác-giả, đi t́m sự lên tiếng phân minh về tất cả những cái hay cái dở của chính cá-nhân tướng Hiếu cũng như của nhiều nhân-vật khác trong quân-sử Việt-nam và trong lịch-sử cả Việt Nam Cộng-ḥa, đặc-biệt của nền Đệ nhị Cộng-ḥa.

Tôi thiết nghĩ trong số những người đọc, sẽ có một số v́ trung-thành với ông Nguyễn Văn Thiệu, chẳng hạn, sẽ khá phiền ḷng khi thấy ông bị gọi là “hắn”. Hay những tướng kém cỏi bị đích-xác nêu tên hoặc minh-danh quy trách-nhiệm về những thất bại của Quân-lực VNCH – và nhất là về cái chết của Tướng Hiếu.

Lại cũng có chỗ tác-giả Nguyễn Văn Tín cho rằng Tướng Hiếu, hay là Tướng Hiếu qua ông, cho rằng ông không thua ǵ tướng Erwin Rommel của Đức, tướng Montgomery của anh, tướng Lecherc của Pháp hoặc tướng Patton của Mỹ, ngụ ư là ông rất giỏi về lối đánh dàn trận lớn cấp sư-đoàn hay hơn, với thiết-giáp yểm trợ cho bộ-binh đánh chiếm một mục-tiêu cố-thủ của địch. Thiết-tưởng trong chuyện này, tác-giả đă chứng minh được là nhận xét của Trung-tướng Vĩnh Lộc, trong tác phẩm Thư gửi cho người bạn Mỹ, trang 71, là không đúng khi ông viết: “Địa thế và vị trí của nước ta trong phương vị hành quân t́m địch để tảo thanh không tạo được cơ hội để dàn trận một lúc đồng thời cả ba Trung Đoàn cùng các đơn vị yểm trợ. Xét lại từ khi thành lập Sư Đoàn cho đến ngày thất thủ Vùng Cao Nguyên, chưa thấy Khu Chiến Thuật nào hành quân sử dụng toàn thể Sư Đoàn, nghĩa là 3 Trung Đoàn Bộ Binh, Tiểu Đoàn Pháo Binh, Công Binh và Thiết Giáp v.v. Dù muốn cũng không có môi trường để dàn ra cả Sư Đoàn nếu không muốn nói đến hiếm hoi sĩ quan chỉ huy được huấn luyện nghiêm túc điều khiển Đại Đơn Vị.”

Tác giả, bằng những con số và tên đích-xác của các đơn-vị được tung vào trận, đă chứng minh hùng-hồn là trong trận Snoul (từ ngày 23/10 đến 10/11/970) “Tướng [Đỗ Cao] Trí đă để Tướng Hiếu xử dụng một lúc 2 Thiết Đoàn Kỵ Binh 1 và 18” bên cạnh Sư Đoàn 5 Bộ binh, gồm 3 Chiến Đoàn -- Chiến Đoàn 1, Chiến Đoàn 9 và Chiến Đoàn 333 tăng phái -- tấn công vào vùng địch, theo chiến-thuật Blitzkrieg (“Chiến-tranh chớp nhoáng”) của Đức – rơ ràng phản-biện được nhận xét nói trên của Tướng Vĩnh Lộc.

Nhưng theo tôi, khi so sánh Tướng Hiếu là ngang hàng hay hơn cả các chiến-tướng của Đức, Anh, Pháp, Mỹ như trên th́ riêng tôi, tôi có cảm-tưởng là quá đáng – v́ trong những trận chiến-xa như El Alamein trên sa-mạc Bắc-Phi giữa Rommel và Montgomery (tháng 6/1942) th́ số chiến-xa tham-dự lên cả hàng trăm ở mỗi bên, chưa kể trong trận Prokhorovka gần Kursk vào tháng 7/1943 số chiến-xa đôi bên lên tới 1300 chiếc, 2/3 là của bên Liên-Xô (Charles Messenger, The Second World War in Europe, Washington: Smithsonian Books, 1999, trang 160).

Để kết: Một cuốn sách rất giá trị

Trên đây là một vài điều mà khi tôi đọc, tôi không khỏi khựng một chút nhưng xét cho cùng, những ưu-điểm của cuốn sách nhiều hơn những hạt sạn mà chúng tôi nhặt được ra ở trên.

Ưu-điểm số một, khó chối căi, là tác-giả đă dùng một Website để cho nhiều người được tham gia -- một kiểu viết sách rất hiện-đại, rất mới, và rất đáng khuyến khích v́ nó có tương-tác qua lại giữa người viết và người đọc. Đây đúng nghĩa là một lối viết sử “ngh́n người viết” (tuy “ngh́n” đây là nói một cách tượng trưng).

Thứ hai là tác-giả đă tung ra cuốn sách trong lúc nhiều chứng-nhân c̣n sống. Như vậy, những điều ǵ mà ông nói đúng hay nói sai đều có thể có những người khác làm chứng, nhất là những ai đă có kinh-nghiệm trực-tiếp đến hay làm việc với Tướng Nguyễn Văn Hiếu.

Ưu-điểm thứ ba là giá-trị tài-liệu của cuốn sách. Ở đây ta không cần nói dông dài, nó đă quá rơ. Tỷ-dụ, nguyên Chương 4 với những bản tường tŕnh nguyên-văn về tham-nhũng ở vào giai-đoạn cuối của VNCH, đặc-biệt vụ Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội dẫn đến việc Bộ-trưởng Bộ Quốc-pḥng, Tướng Nguyễn Văn Vỹ, phải về vườn và bảy đại-tá bị phạt trong vụ này. Đó là chưa kể chuyện điều tra tham-nhũng trong giới tư pháp hay cảnh sát v.v.

Nhiều lắm, nhiều lắm nên tôi xin không ngần ngại mà gợi ư là cuốn sách rất đáng mua, nếu không ǵ th́ cũng như một tài-liệu căn-bản, trước nhất về Tướng Nguyễn Văn Hiếu, và sau nữa là môt phần tài-liệu rất quan-trọng về quân-sử nước nhà.

Ngày ra mắt sách ở
George Mason Metro Campus
Chủ-nhật, 25/IX/2005

* Phạm Phong Dinh
Sách tŕnh bày đẹp, sáng sủa, giấy trắng trang trọng, nội dung thật phong phú, chắc phải đọc nhiều tuần mới xong. Như vậy xem như anh đă tận tụy làm xong nhiệm vụ của một người viết lại lịch sử và của một người em một vị danh tướng QLVNCH. Tướng Hiếu đă có thể vui ḷng thanh thản bên kia thế giới.

*Tú Gàn (Saigon Nhỏ ngày 22.4.2005)
Vụ Tướng Nguyễn Văn Hiếu

Chúng tôi vừa nhận được cuốn Tướng Nguyễn Văn Hiếu do ông Nguyễn Văn Tín xuất bản. Sách in giấy cở lớn (8.5” x 11”) dày 546 trang. Ông Tín là em của Tướng Hiếu.
Tướng Hiếu là một tướng nổi tiếng trong sạch của Quân Lực VNCH, đă chết một cách bí ẩn tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 ở Biên Ḥa vào ngày 8.4.1975, tức vào những ngày cuối cùng của Việt Nam Cộng Ḥa. Đọc qua tập này, chúng tôi thấy tác giả đă tốn rất nhiều công sức và th́ giờ điều tra và sưu tập tài liệu để làm sáng tỏ về cuộc đời và cái chết của Tướng Hiếu. Đây là một nỗ lực rất đáng khen ngợi.
Tuy nhiên, phải nói ngay rằng ông Tín không phải là một chuyên viên về điều tra tư pháp, một sử gia, một nhà báo hay một nhà văn nên đă làm công việc này một cách khá vất vă. Ông đă không tiến hành việc điều tra, hệ thống hóa tài liệu, tŕnh bày vấn đề và lư luận theo phương pháp khoa học thường áp dụng cho việc thành lập một bản phúc tŕnh điều tra hay một tập sử liệu. Ông cứ theo tài liệu khám phá ra rồi suy nghĩ đến đâu viết đ ến đó. Có nhiều tài liệu đáng lẽ chỉ in vào phần phụ đính để tham khảo, ông lại cho in luôn thành bài viết... Khi nhận định, cũng như đa số các “b́nh luận gia” người Việt khác, ông hay dùng cảm tính và huyền thoại hóa nên làm giảm đi tính khách quan.
Với lối tŕnh bày như thế, người đọc sẽ không khỏi cảm thấy khó khăn khi muốn t́m hiểu từng câu chuyện ông muốn tŕnh bày đă đích thực diễn ra như thế nào. Một thí dự cụ thế: Khi muốn giới thiệu vài nét về Tướng Nguyễn Văn Hiếu trước khi đi sâu vào các vấn đề cần t́m hiểu và bàn luận, chúng tôi đă phải ṃ mẫn vất vă để t́m biết Tướng Hiếu nguyên quán ở đâu, sinh năm nào và tại đâu, lúc nhỏ đă theo học những trường nào, đă đi nhập ngũ lúc nào và tại sao ông đă đi nhập ngũ...
Nhưng nh́n chung, có thể nói đây là một tập tài liệu quư báu có thể giúp chúng ta hiểu rơ hơn nhiều chuyện đă xẩy ra dưới thời Đệ Nhị Cộng Ḥa, nhất là các vụ tham nhũng quan trọng do Tướng Hiếu phanh phui ra như vụ Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội, các vụ tham nhũng trong các ngành tư pháp, cảnh sát và tổ chức Phượng Hoàng, vụ Đại Tá Tỉnh Tưởng G̣ Công Lê Trọng Nghĩa, vụ Đại Tá Tỉnh Trưởng Long Khánh Mạch Văn Trường, v.v. Tập tài liệu này cũng có thể giúp chúng ta biết rơ thêm về nguyên nhân tại sao miền Nam Việt Nam đă bị mất một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, trong phạm vi bài này, chúng tôi chỉ bàn đến những thông tin liên quan đến các chết bí ẩn của Tướng Nguyễn Văn Hiếu mà thôi.

VÀI NÉT VỀ TƯỚNG HIẾU

Trang 38 của tập tài liệu cho biết thân phụ của Tướng Hiếu là ông Nguyễn Văn Hướng sinh ngày 26.9.1903 tại Bắc Ninh nên chúng tôi mới biết được Tướng Hiếu quê ở Bắc Ninh. Từ trang 39 đến 41 cho biết thêm năm 1921 ông Hướng qua Thiên Tân, Trung Hoa, kiếm việc làm ăn. Lúc đầu ông làm thư kư cho một hảng xây cất của Pháp rồi qua làm thư kư kế toán cho hảng Lemoine & Cie. Năm 1925 ông kết hôn với cô Nghiêm và theo đạo Công Giáo, sinh Nguyễn Văn Trung ngày 4.9.1927 và Nguyễn Văn Hiếu ngày 23.6.1929... Căn cứ vào những chi tiết đó chúng tôi đoán rằng Tướng Hiếu đă sinh tại Thiên Tân, Trung Hoa!
Đến tháng 5 năm 1949, ông Hướng đem gia đ́nh về Sài G̣n, rồi ra Bắc làm Phụ Tá cho ông Nguyễn Đ́nh Tại, Giám Đốc Công An Bắc Phần. Nguyễn Văn Hiếu đă theo học Khóa 3 (khóa Trần Hưng Đạo) trường Vơ Bị Liên Quân Đà-Lạt.
Chúng tôi không thấy nói Nguyễn Văn Hiếu đă học hành tới đâu và tại sao đă đi nhập ngũ mà không tiếp tục theo học. Chúng tôi cũng chưa t́m ra Khóa 3 đă khai giảng ngày nào, chỉ biết khóa này đă măn khóa ngày 1.7.1951. Trong đầu thập niên 1950, các khóa đào tạo sĩ quan của trường Vơ Bị Liên Quân Đà-Lạt có khi chỉ 7 hay 8 tháng (như khóa 4, khóa 7), có khi kéo dài đến 12 tháng (như khóa 6, khóa 8), nên có thể đoán khóa 3 đă khai giảng vào khoảng cuối năm 1950 hay đầu năm 1951. Sau khi tốt nghiệp, ông Hiếu về phục vụ tại Pḥng 3 Tổng Tham Mưu, Chợ Quán. Ngày 15.8.1957 với cấp bậc Thiếu Tá, ông được cử ra làm Trưởng Pḥng 3 Sư Đoàn 1 ở Huế.
Tài liệu của ông Tín cho biết ông Hiếu có đi học Khóa Chỉ Huy và Tham mưu Cao cấp ở Ft Leavenworth, Kansas, Hoa Kỳ, và tốt nghiệp ngày 10.5.1963, nhưng không cho biết đă đi học ngày nào. Ngày 1.6.1963 ông Hiếu lên Trung Tá và ra làm Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 1 dưới quyền của Đại Tá Nguyễn Cao Trí. Nhưng nếu chúng tôi nhớ không lầm th́ ngày 8.5.1963, khi vụ Phật Giáo xẩy ra ở Huế, Thiếu Tá Nguyễn Văn Hiếu đang làm Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 1? Đây là vấn đề cần được xem lại.
Ngày 11.11.1963 ông Hiếu được lên Đại Tá và làm Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 1. Ngày 1.1.1964 ông theo Tướng Trí lên làm Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn 2. Ngày 7.9.1964 ông đi làm Tư Lệnh Sư Đoàn 22. Ngày 24.10.1964 ông trở về làm Tham Mưu Trưởng QĐ2. Ngày 23.6.1966 ông lại đi làm Tư Lệnh SĐ22. Ngày 1.11.1967 ông được thăng Chuẩn Tướng và ngày 1.11.1968 được thăng Thiếu Tướng. Ngày 14.8.1969 ông về làm Tư Lệnh Sư Đoàn 5.
Đầu năm 1971 khi Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 đang đóng tại Snoul, Cam-bốt, bị Cộng quân bao vây. Biềt sẽ không kháng cự nổi, Tướng Hiếu ra lệnh cho rút quân theo đường bộ. khi rút lui, trung đoàn này có đem theo một đàn ḅ và khi về tới Lộc Ninh đă bị mất khoảng 1/3 quân số. Vụ này phải ra điều trần trước Quốc Hội. Sau đó, ngày 9.6.1971 ông đi làm Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 1, một chức vụ được ông Tín mô tả là chỉ “ngồi chơi xơi nước”.
Ngày 10.2.1972 Tướng Hiếu được Phó Tổng Thống Trần Văn Hương bổ nhiệm làm Phụ Tá Phó Thổng Thống Đặc Trách Bài Trừ Tham Nhũng, ngang hàng một Thứ Trưởng. Khi giữ chức vụ này ông đă được chỉ định điều tra khoảng 10 vụ, trong đó có vụ lớn nhất là vụ Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội. Kết quả của vụ điều tra này là Tướng Nguyễn Văn Vĩ, Tổng Trưởng Quốc Pḥng, cựu Trun g Tướng Lê Văn Kim, và 7 Đại Tá đă bị mất chức v́ tham những.
Ngày 29.10.1973 Tướng Hiếu lại được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 3. Theo ông Nguyễn Văn Tín, sở dĩ Tướng Hiếu được bổ nhiệm vào chức vụ này là v́ khi nhận chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn 3, Trung Tướng Phạm Quốc Thuần đă ra điều kiện phải cho Tướng Hiếu về làm Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 3 ông mới nhận và Tổng Thống Thiệu đă đồng ư. (trang 313). Nhưng ở trang 268 ông lại viết khác. Ông nói rằng sau vụ Quỹ Tiết Kiệm Quốc Đội, Tướng Hiếu đă lập hồ sơ điều tra tham nhũng luôn cả các tướng Cao Văn Viên, Trần Thiện Khiêm, Đặng Văn Quang, Nguyễn Văn Thiệu... nên Tổng Thống Thiệu đă phải rút Tướng Hiếu ra khỏi chức vụ Bài Trừ Tham Nhũng. Lập luận này mâu thuẫn với lập luận trước.
Chúng tôi biết Tướng Phạm Quốc Thuần là một tay chân thân tín của Tướng Thiệu. Năm 1963, Tướng Thiệu, một người theo Công Giáo, đảng viên (ác ôn) cửa Đảng Cần Lao, được ông Ngô Đ́nh Nhu đưa về làm Tư Lệnh Sư Đoàn 5 ở Biên Ḥa để bảo vệ Sài G̣n, chống đảo chánh. Lúc đó Thiếu Tá Phạm Quốc Thuần, cũng là người Công Giáo, được cử làm Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn này. Ông Nhu không ngờ Tướng Thiệu là người của CIA, đă dùng Sư Đoàn 5 làm lực lượng chính đảo chánh ông Điệm. Người ta nói nếu năm 1963, ông Nhu để Đại Tá Nguyễn Đức Thắng tiếp tục làm Tư Lệnh Sư Đoàn 5, chưa chắc CIA đă mua được.
Trong suốt hai ngày 1 và 2.11.1963, Tướng Thiệu đă giao cho Thiếu Tá Phạm Quốc Thuần chỉ huy 3 Trung Đoàn thuộc Sư Đoàn 5 bao vây Sài G̣n, mở cuộc tấn công vào Dinh Gia Long, vườn Tao Đàn và Thành Cộng Ḥa. Sau khi đảo chánh thành công, chiều 2.11.1963, chính Tướng Trần Thiện Khiêm, người được CIA trao cho lănh đạo cuộc đảo chánh, đă đích thân lên Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 ở Biên Ḥa, đeo hai sao Thiếu Tướng cho Đại Tá Thiệu với dây Bảo Quốc Huân Chương Đệ Tam Đảng! Khi Tướng Thiệu được CIA chọn làm Chủ Tịch Ủy Ban Lănh Đạo Quốc Gia rồi làm Tổng Thống, Thiếu Tá Thuần, lúc đó mới chỉ là Thiếu Tá nhiệm cách, đă lên như diều gặp gió: 1965 lên Chuẩn Tướng, 1968 lên Thiếu Tướng và 1973 lên Trung Tướng!
V́ là người rất thân tín, Tổng Thống Thiệu đă trao Quân Đoàn 3 cho Tướng Thuần để bảo vệ Tướng Thiệu, chống đảo chánh. Nhưng chúng tôi nghĩ rằng Tổng Thống Thiệu không tin Tướng Thuần có thể đương đầu nổi với Cộng quân ở Quân Khu 3, nên đă đưa Tướng Hiếu về phụ giúp và chỉ định làm Tư Lệnh Phó đặcï trách hành quân. Tổng Thống Thiệu cũng tin rằng một người như Tướng Hiếu sẽ không bao giờ trở mặt như ông đă trở mặt năm 1963 nên mới dám giao cho chức vụ đó cho Tướng Hiếu.
Tuy nhiên, khi thấy Tướng Thuần không thể đương đầu nổi với Cộng quân ở Quân Khu III, ngày 23.10.1974, Tổng Thống Thiệu phải cử Trung Tướng Dư Quốc Đống, nguyên Tư Lệnh Nhảy Dù thay thế, nhưng v́ sợ Tướng Đống có thể làm đảo chánh, Tướng Thiệu đă ra lệnh mỗi khi mở cuộc hành quân từ cấp Trung Đoàn trở lên phải xin phép Tổng Thống. Với sự hạn chế này, Tướng Đống không làm ǵ được nên xin từ chức, nhưng Tổng Thống Thiệu không cho. Sau khi Phước Long bị bỏ mất, Tướng Đống lại xin từ chức. Ngày 1.2.1975, Tổng Thống Thiệu cử Tướng Nguyễn Văn Toàn thay thế. Qua ba đời Tư Lệnh Quân Đoàn 3 khác nhau nói trên, Tướng Hiếu vẫn làm Tư Lệnh Phó phụ trách hành quân.
Tháng 3 năm 1975, sau khi ra lệnh rút khỏi Cao Nguyên làm mất Quân Khu II, ngày 2.4.1975 Tổng Thống Thiệu quyết định giải tán Quân Đoàn 2 và giao phần đất c̣n lại từ Phan Rang trở vào cho Quân Đoàn 3. Ngày 3.4.1975 Tướng Toàn đă cử Tướng Hiếu ra tiếp thu. Cuộc bàn giao giữa Tướng Phạm Văn Phú và Tướng Hiếu đă diễn ra tại Lầu Ông Hoàng ở Phan Thiết ngay chiều hôm đó. Ngày 4.4.1975, Tổng Thống Thiệu đă cử Trung Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi đến Phan Rang cùng với các toán truyền tin và chuyên viên để thiết lập Bộ Tư Lệnh Tiền Phương và các cơ sở pḥng thủ Phan Rang.
Ngày 8.4.1975 bổng nhiên Tướng Hiếu bị chết một cách bí ẩn tại bản doanh Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 giữa lúc đất nước đang ngả nghiêng. Ngày 10.4.1975 ông được vinh thăng Trung Tướng!

CÁI CHẾT BÍ ẨN CỦA TƯỚNG HIẾU

Những tài liệu về cái chết của Tướng Nguyễn Văn Hiếu được trích dẫn trong phần này đều lấy từ tập “Tướng Nguyễn Văn Hiếu” của ông Nguyễn Văn Tín vừa xuất bản, nhưng chúng tôi hệ thống hóa lại để giúp độc giả nắm bắt vấn đề một cách dễ dàng hơn.
a) Các bản tin:
Bản tin của The New York Times ngày 9.4.1975 cho biết: Tư Lệnh Phó vùng quân sự Nam Việt Nam bao gồm Sàig̣n chết tối hôm qua v́ một vết thương do chính nạn nhân gây nên, theo lời báo cáo của giới chức thẩm quyền tại đây ngày hôm nay.
Theo phát ngôn viên quân sự của Chính Phủ, Trung Tá Lê Trung Hiền, sĩ quan tử nạn, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, thảo luận t́nh h́nh quân sự với một nhóm sĩ quan tham mưu trong văn pḥng, và đồng thời trưng ra một khẩu súng lục tự động mang nhăn hiệu Đức Walther P-38 mà ông đă sửa lại. Phát ngôn viên nói: Sau khi các sĩ quan chia tay để đi dùng cơm chiều, người ta nghe thấy một tiếng súng, và t́m thấy vị tướng lănh chết. Và thêm rằn g ông tin là nguyên nhân là rủi ro chứ không phải cố ư.
Bản tin của UPI lại cho biết hơi khác: Tư Lệnh Phó QLVNCH bảo vệ vùng Sài G̣n được khám phá bị bắn tối thứ ba sau một cuộc căi vả về chiến thuật với cấp trên của ḿnh. Các nguồn tin quân sự nói là có vẻ ông ta tự vận.
Các nguồn tin đó nói Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu chết với một vết thương do một viên đạn gây nên ở miệng tại văn pḥng ở Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3 nằm ven biên phi trường quân sự Biên Ḥa, cách Sài-G̣n 14 miles...
b) Các nhân chứng:
Nhân chứng 1.- Đại Tá Nguyễn Khuyến, Cựu Chỉ huy trưởng An Ninh Quân Đội QĐ3, trong lá thư viết ngày 18.7.1998 tại San Jose, có đoạn cho biết như sau:
“Tôi c̣n nhớ sáng hôm đó tôi có buổi họp với Tướng Hiếu lúc 10 giờ ở văn pḥng ông. Buổi họp kéo dài đến gần 12 giờ th́ chấm dứt. Tôi trở về văn pḥng của tôi cách Bộ Tư lịnh không xa, chỉ độ 10 phút lái xe. Tôi sửa soạn đi ăn trưa với một vài người bạn ở Sài g̣n lên thăm th́ được Pḥng An ninh Quân Đoàn điện thoại báo cho biết Tướng Hiếu đă dùng súng lục tự vận tại văn pḥng. Tôi rất bàng hoàng và kinh ngạc v́ đó là chuyện khó tin. Tôi mới chào từ biệt ổng cách đây chừng 15 phút sau buổi họp. Tôi thấy ổng vẫn vui vẻ như thường lệ, không có triệu chứng ǵ của một kẻ chán đời. Làm sao có chuyện tự vận?
“Tôi bèn xin lỗi mấy người bạn Sài g̣n và vội lên xe Jeep phóng trở qua Bộ Tư lịnh Quân đoàn. Khi tôi đến th́ xe Hồng thập tự đă chở xác Tướng Hiếu vào bịnh viện. Tôi không biết làm ǵ hơn là vào gặp Đại tá Phan huy Lương lúc ấy là Tham mưu trưởng của Quân Đoàn.
Theo lời kể của Đại tá Lương th́ vào khoảng 12 giờ mọi người ở gần văn pḥng của Tướng Hiếu có nghe một tiếng súng lục nổ ở trong pḥng của Tướng Hiếu. Đại tá Lương chạy qua th́ thấy Tướng Hiếu nằm bất động trên chiếc ghế bành bàn giấy. Một gịng máu tươi chảy chan hoà xuống mặt và ngực. Một viên đạn đă xuyên qua trán đi thẳng lên óc. Viên đạn này c̣n trớn bay lên trần nhà, soi thủng m ột lỗ...
“Khi tôi bước vào pḥng Tướng Hiếu th́ thấy mấy nhân viên Quân Cảnh đang vẽ họa đồ hiện trường. Một nhân viên lấy thang leo lên trần nhà để t́m viên đạn súng lục văng lên đó. Máu và óc văng trên tường! Không có dấu hiệu ǵ có sự xô xát.
“V́ việc này do Quân cảnh tư pháp phụ trách nên tôi chỉ nghe kể lại kết quả điều tra mà thôi. Theo lời Trung tá Quyến, Chỉ Huy Trưởng Quân Cảnh Quân Đoàn 3 th́ đây là một tai nạn súng lục cướp c̣. Không có bằng chứng nào về giả thuyết Tướng Hiếu bị ám sát hay tự sát.
Nhân chứng 2.- Đại Tá Tạ Thanh Long, Trưởng đoàn quân sự VNCH Ban Liên Hợp Quân Sự 4 Bên và 2 Bên, viết ngày 4.1.1999:
“Qua điện đàm lúc 8 giờ sáng ngày 2/1/1999, tôi xin xác nhận Tướng Hiếu đă chết sau giờ họp tổng kết hành quân mỗi buổi chiều (khoảng sau 6.30) thay v́ tin đồn đến với ông là Tướng Hiếu chết vào trưa và báo cáo ghi nhận vào chiều. Sự kiện như sau:
“Tôi, với cương vị Trưởng đoàn quân sự VNCH Ban Liên Hợp Quân Sự 4 Bên và 2 Bên, có bổn phận phải đến tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn họp vào lúc 5 giờ mỗi buổi chiều để ghi nhận và tố cáo vi phạm của Việt Cộng đến Ủy Ban Quốc Tế về Hiệp Định Paris.
“Chiều hôm đó, tôi đến họp th́ Tướng Hiếu chủ tọa, tôi được biết Tướng Toàn Tư Lệnh đang bận tại Bộ Chỉ Huy Tiền Phương đóng tại G̣ Dầu Hạ, Tây Ninh. Lúc vào họp, Tướng Hiếu ngồi chính giữa. Bên trái: Tướng Đào Duy Ân, TMT và Đại Tá Phan Huy Lương TMP/HQ. Bên phải: ông Peters Tổng Lănh Sự Biên Hoà và tôi. Các hàng ghế sau là Sĩ Quan các phần hành Bộ Tham Mưu.
“Sau giờ họp, Tướng Hiếu, Tướng Ân và tôi ra pḥng khách uống trà. Tướng Hiếu khoe với tôi trước mặt Tướng Ân: "Collection Pistolet của moa đă lên đến con số 37 rồi toa, moa vừa có một cây P38, đă đưa cho Quân Cụ xoáy lại rayures, để moa lấy cho toa xem. Tướng Hiếu vừa nói đến đây th́ Đại Tá Lương mời Tướng Hiếu xuống dùng cơm. Tướng Ân và tôi đứng dậy, xin phép ra về.
“Xe tôi chạy đến Hotel de la Piscine Biên Hoà (trụ sở Ủy Ban Quốc Tế), tôi ghé vào 20 phút để nói qua các vi phạm của Việt Cộng trong ngày với Đại Tá Thành viên chủ vị, sau đó tôi ra về. Vừa đến văn pḥng (chưa kịp xuống xe), Trung Tá Nguyễn Văn Thắng, sĩ quan trực thuộc Đoàn Liên Hiệp Quân Sự của tôi báo cáo: "Đại Tá Lương cần gặp Đại Tá gấp, Tướng Hiếu đă chết."
“Tôi quay lại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn th́ thấy Quân Cảnh vây chặt văn pḥng Bộ Tư Lệnh, tôi hỏi ngay Đại Tá Lương: "Chuyện ǵ xảy ra?" Đại Tá Lương trả lời: "Sau khi dùng cơm, Tướng Hiếu trở lại văn pḥng, sau đó vài phút có tiếng súng nổ, lính gác vào xem, nh́n thấy Tướng Hiếu đang gục trên bàn với máu me, nên báo động lên. Tôi mời Đại Tá qua chứng để cơ quan hữu trách điều tra nguyên cớ, v́ Đại Tá và Thiếu Tướng là bạn cùng khóa, thân nhứt tại Quân Đoàn."
Nhân chứng 3.- Đại Úy Đỗ Đức, Tùy Viên Tướng Toàn: “Bây giờ tôi xin đề cập tới điều ǵ tôi biết về ngày Tướng Hiếu chết. Ngày hôm đó t́nh h́nh rất căng thẳng. Có lệnh cấm trại 100 phần trăm. Cả ngày, Tướng Toàn làm việc trong văn pḥng tại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 3. Tôi ngồi trực tại pḥng kế bên. Pḥng tôi đối diện với văn pḥng Tướng Hiếu.
“Tôi nhớ rơ ngày hôm đó Tướng Toàn không họp với Tướng Lư Ṭng Bá, Tư Lệnh Sư Đoàn 25 v́ ai tới gặp Tướng Toàn cũng phải qua tôi. Đến khoảng 5 giờ rưỡi chiều, Tướng Toàn sai tôi gọi xe đưa ông về tư dinh nằm cạnh Ṭa Hành Chánh Biên Ḥa, chạy xe có quân cảnh hú c̣i hụ mất khoảng 10, 15 phút. Sau khi thảy cặp Tướng Toàn xuống, tôi đi nhậu cùng với Thiếu Tá phi công Lượng, trước ở Quân Đoàn 2 được tôi đề nghị với Tướng Toàn đưa về quân Đoàn 3 và Thiếu Tá phi công Cửu (vẫn c̣n ở Việt Nam), từng bay cho nhiều Tướng ở Quân Đoàn 3. Chúng tôi nhậu được khoảng 10, 15 phút th́ được báo là Tướng Toàn đă cấp tốc trở lại Bộ Tư Lệnh với viên cận vệ. Tôi vội vàng vứt bỏ rượu bia, phóng về Bộ Tư Lệnh. Khi tới nơi th́ quang cảnh đă tấp nập với quân cảnh qua lại đầy dẫy. Tướng Toàn đă ra lệnh niêm phong văn pḥng Tướng Hiếu, nên tôi không thấy cảnh Tướng Hiếu chết làm sao. Tôi nghe Tướng Toàn ra lệnh phải điều tra gấp cho ra nội vụ. Sau khoảng nửa tiếng tôi theo Tướng Toàn về tư dinh. Sau này, tôi nghe nói Tướng Hiếu thích chơi súng nên bị nạn v́ súng lảy c̣...”
Nhân chứng 4.- Chuẩn Tướng Lê Trung Tường, Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn III, viết tại Sài G̣n ngày 26.5.2002, trong đó có đoạn như sau:
“Bạn Hiếu là một người thích dùng súng. Là thiện xạ toàn quốc lúc ở QĐ1. Súng luôn luôn mài lẩy c̣, để bắn mau lúc tập cũng như đi thi đấu.
“Tôi nhớ chiều hôm xẩy ra chuyện bất ngờ mà anh đă biết, Anh Hiếu sau khi đi công tác về đă vào pḥng tôi để mời tôi cùng nhau đi ăn cơm chiều. Lúc đó tôi quá bận với công việc giấy tờ nên đă hẹn anh khi tôi xem công văn xong sẽ qua mời anh cùng đi ăn. Lúc đó anh trở về pḥng Anh làm việc ở cách pḥng làm việc của tôi độ 30 thước.
“Sau đó độ 15 phút, nghe tiếng súng nổ, nhân viên VP của Anh Hiếu chạy qua pḥng tôi cho biết trong pḥng Anh Hiếu có tiếng súng. Tôi liền bảo gọi ngay QC Tư Pháp đến để mở cửa điều tra. Sau mấy phút QC/TP đến, mở cửa để điều tra th́ thấy Anh Hiếu đă nằm cạnh bàn làm việc của Anh ta với một khẩu súng lục. Đạn xuyên qua đầu, vết thương quá nặng nên Anh đă qua đời... Công việc sau đó QC/TP và Công An lập biên b̐ 3;n. Cũng từ ngày xẩy ra sự việc cho đến 30/4, t́nh h́nh QĐ3 quá bận rộn cho đến ngày miền Nam sập tiệm, Quân Đội tan ră, một số người di tản, riêng tôi đến phút chót đă đi cải tạo 13 năm.”
Nhân chứng 5.- Trung Tá Y Sĩ Lư Ngọc Dưỡng, Chánh Văn Pḥng Tướng Toàn, Tư Lệnh Quân Đoàn III, viết ngày 31.8.2004:
“Tôi c̣n nhớ rơ sự việc xảy ra ngày Tướng Hiếu bị ngộ nạn. Ngày hôm đó rất là bận rộn v́ sáng đó Dinh Độc Lập bị dội bom, và tôi phải cấp tốc soạn thảo bản thông cáo Tướng Toàn sẽ đọc trên đài phát thanh về vụ ném bom để trấn an quần chúng.
“Trong khi đó ở văn pḥng Tham Mưu Trưởng kế bên văn pḥng tôi đang có cuộc họp về Nhân Dân Tự Vệ - tôi biết vậy v́ có đọc công văn thông báo buổi họp đó - với sự tham dự của Tướng Hiếu, Tướng Đào Duy Ân (Tư Lệnh Phó Diện Địa), Đại Tá Nguyễn Khuyến (Chánh Sở Anh Ninh Quân Đoàn III), và một Đại Tá Tư Lệnh Cảnh Sát Quân Đoàn III tôi không nhớ tên.
“Vào khoảng 6 giờ, Tướng Toàn bước qua văn pḥng nói ông đi về tư dinh ở Biên Hoà. Tôi vội vàng đem theo giấy tờ để tiếp tục công việc soạn thảo bản văn và cùng leo lên xe đi theo Tướng Toàn, trên xe có cả Đại Úy Đỗ Đức, tùy viên Tướng Toàn.
“Khi bước ra văn pḥng tôi thấy Tướng Đào Duy Ân vừa leo lên xe vụt phóng về nhà. Tôi nghe Tướng Hiếu rủ Tướng Lê Trung Tường đi ăn cơm, và nghe Tướng Tường trả lời: "Anh đợi tôi đi tắm cái đă." H́nh như hai người cùng khóa nên xưng hô thân mật như vậy. Trong văn pḥng Tham Mưu Trưởng có trang bị pḥng tắm riêng. Tướng Hiếu đi về văn pḥng Phó Tư Lệnh đợi Tướng Tường tắm xong.
“Tại tư dinh Tướng Toàn, khi tôi đang chuẩn bị đem máy thâu băng qua pḥng Tướng Toàn để ông đọc bản thông cáo vào băng, th́ điện thoại reo. Tôi bốc điện thoại, đầu giây bên kia Tướng Tường báo tin: "Anh Hiếu chết rồi." Tôi hỏi lại: "Chuẩn Tướng nói ǵ? Xin lập lại." "Tướng Hiếu chết rồi." Tôi chạy qua thông báo cho Tướng Toàn. Lúc đó ông c̣n chưa cởi xong giây giầy.
“Chúng tôi vội trở lại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn. Trên xe có cả Đại Úy Đỗ Đức tháp tùng theo.
“Khi bước vào văn pḥng Tướng Hiếu tôi tự nhiên buột miệng dặn Tướng Toàn đừng sờ mó ǵ kẻo để lại giấu tay. Tôi thấy cảnh tượng Tướng Hiếu ngồi trên ghế, đầu gục trên mặt bàn, cánh tay trái đặt trên mặt bàn, cánh tay phải thơ xuống đất, có khẩu súng lục nằm dưới mặt đất bên cạnh bàn tay. Tôi nhận xét thấy viên đạn xuyên từ cổ ...ờ ...ờ ...ờ ... không phải vậy, xin nói lại, từ hàm bên phải trổ lên màng tang bên trái. Tướng Toàn không lại gần bàn giấy, mà chỉ đứng tựa tay vào thành cửa, và tôi mục kích Tướng Toàn khóc. Đó là lần thứ hai tôi chứng kiến Tướng Toàn khóc, lần đầu khi c̣n ở Quân Khu II, và lần thứ ba trên boong tàu Midway ngày 29/4/1975...
“Y sĩ Quân Đoàn III đến khám nhiệm và xác định Tướng Hiếu đă tắt thở.
“Nhân viên Cảnh Sát Tư Pháp đến điều tra, t́m thấy viên đạn trên trần nhà và đọ đúng với khẩu sung lục nằm bên xác Tướng Hiếu. Và một viên Thiếu Tá Cảnh Sát Tư Pháp dùng phương pháp bột đen xác nhận tay phải Tướng Hiếu có dấu vết thuốc súng và c̣n ngửi thấy đầu súng lục có mùi khói. Những điều này chứng tỏ là nạn nhân tự gây nên tai nạn.
“Có người cho là Tướng Hiếu tự tử khi cuộc chiến tới thời điểm vô vọng. Tôi không nghĩ vậy v́ Tướng Hiếu rất ngoan đạo và đồng thời là một Tướng giỏi, Tướng Hiếu có khả năng đối phó với mọi cảnh huống tại chiến trường. Nếu có thêm nhiều tướng lănh tài giỏi như Tướng Hiếu th́ chắc tụi ḿnh đă khỏi phải chạy qua đây.
“À, mà chắc anh biết Tướng Hiếu thích chơi súng. Sáng hôm đó nhân viên ngành Công Binh trao lại cho Tướng Hiếu khẩu súng lục Tướng Hiếu nhờ chỉnh lại cơ phận lảy c̣. Có lần Tướng Hiếu dẫn tôi vào "trailer' để khoe bộ 'collection' súng lục đủ loại.”

QUAN ĐIỂM CỦA ÔNG TÍN

Trước hết, ông Nguyễn Văn Tín tranh luận về việc Tướng Hiếu chết buổi trưa hay buổi chiều. Nhưng chúng tôi thấy đây là một cuộc tranh luận vô ích v́ hai lư do: Lư do thứ nhất, đa số các nhân chứng đều xác định Tướng Hiếu chết vào buổi chiều. Chỉ riêng Đại Tá Nguyễn Khuyến, Cựu Chỉ Huy Trưởng An Ninh Quân Đội QĐ3, nói Tướng Hiếu chết buổi trưa. Có thể ông đă nhớ sai, v́ ông không phải là người trực tiếp mở cuộc điều tra. Lư do thứ hai, xác định Tướng Hiếu chết buổi trưa hay buổi chiều cũng không giúp ǵ cho xác định ai là thủ phạm, nó chỉ có thể giúp thẩm định xem nhân chứng có khai đúng sự thật hay không mà thôi.
Theo ông Tín, Tướng Hiếu bị chết v́ súng bị lẩy có hay có v́ người ám sát? Chúng tôi xin tóm lược bản kết luận của ông Nguyễn Văn Tín đề ngày 28.9.2004 như sau:
“Khi Bộ Tư Lệnh đă thanh vắng tên sát nhân lẻn từ văn pḥng Tướng Toàn qua văn pḥng Tướng Hiếu ở kế bên để mai phục. Khoảng 6 giờ chiều các tướng tá họp ra về, Chuẩn Tướng Tường lấy cớ phải đi tắm để buộc Tướng Hiếu trở về văn pḥng ngồi chờ. Vào lúc đó, Tướng Toàn và Bác Sĩ Dưỡng bước ra khỏi văn pḥng để cùng đi về tư dinh Tướng Toàn.
“Sau khi hạ sát Tướng Hiếu với khẩu súng lục nhỏ loại đặc biệt, tên sát nhân đặt khẩu súng lục của Tướng Hiếu vào bàn tay Tướng Hiếu, chĩa lên trần nhà và dùng ngón tay Tướng Hiếu bóp c̣. Hành động xong, tên sát nhân lẻn về ẩn núp an toàn trong văn pḥng Tướng Toàn.
Ông Tín cho biết thêm: “Có hai người lại gần xem xét vết thương trên xác Tướng Hiếu kỹ càng là Bác Sĩ Dưỡng và Bác Sĩ Trí. Bác Sĩ Dưỡng kể: "Tôi thấy cảnh tượng Tướng Hiếu ngồi trên ghế, đầu gục trên mặt bàn, cánh tay trái đặt trên mặt bàn, cánh tay phải thơ xuống đất, có khẩu súng lục nằm dưới mặt đất bên cạnh bàn tay. Tôi nhận xét thấy viên đạn xuyên từ cổ ...ờ ...ờ ...ờ ... không phải vậy, xin nói lại, từ hàm bên phải trổ lên màng tang bên trái." Khi tôi hỏi: "Thế màng tang có bị viên đạn công phá không?", ông trả lời: "Tôi không để ư" Tôi hỏi thêm: "Thế khẩu súng lục cạnh xác Tướng Hiếu có phải là loại P.38 không?", ông trả lời: "Tôi là bác sĩ, chả biết ǵ về súng ống cả." Bác Sĩ Trí th́ an ủi một thân nhân Tướng Hiếu đến viếng xác: "Viên đạn khi đi vào cằm, gặp xương quai hàm quá cứng không đi thẳng lên đỉnh đầu được, đă phải rẽ xuống đâm ra sau ót, khiến Tướng Hiếu chết tốt, không biết đau đớn".
“Khi mới nghe tin Tướng Hiếu chết, ai cũng cho là Tướng Toàn bắn Tướng Hiếu trong một cuộc căi vả kịch liệt v́ bất đồng về chiến thuật. Điều này có thể xảy ra trong trường hợp Tướng Toàn hành động không suy nghĩ v́ quá nóng giận. Nhưng Đại Úy Đỗ Đức xác nhận là không thể như vậy v́ anh luôn phục dịch sát bên Tướng Toàn trọn ngày hôm đó, và khi Tướng Hiếu chết th́ Tướng Toàn đă về tư dinh. Mặt khác, việc ám hại Tướng Hiếu là một hành động có bàn định tính toán của một ban tham mưu thu hẹp với bốn thành viên (Toàn, Tường, Dưỡng và Đàm). Tướng Toàn chỉ dám nhúng tay vào việc giết Tướng Hiếu trong trường hợp nhận được lệnh từ cấp trên ban xuống, mà cấp trên của Tướng Toàn chỉ có thể là Tổng Thống Thiệu mà thôi.
“Như vậy trong cái chết của Tướng Hiếu, Thiệu là người chủ mưu ra lệnh giết; Toàn là người kết tụ nhóm lập mưu thi hành lệnh; Tường, Dưỡng và Đàm là những tay sai thừa hành với Tường và Dưỡng đóng vai tṛ nội tuyến dẫn đường chỉ lối, c̣n Đàm mượn bàn tay đàn em sát nhân đóng vai tṛ thích khách.”

MỘT VÀI NHẬN XÉT

Mặc dầu đă cố gắng rất nhiều, ông Nguyễn Văn Tín vẫn chưa đưa ra được các bằng chứng để chứng minh:
1) Nguyên nhân cái chết của Tướng Hiếu: Các tài liệu ông Tín thu thập được chưa cho thấy Tướng Hiếu đă bị chết v́ loại vơ khí nào? Trong trường hợp bị bắn, loại súng và đạn được xử dụng để bắn là loại ǵ? Các dấu vết để lại và vết thương cho thấy súng đă đặt sát nạn nhân hay đặt từ xa?
Hiện nay, các chứng từ về vơ khí và giám định y khoa của vụ này vẫn chưa t́m thấy. Các nhân chứng có trách nhiệm lập các giấy tờ đó cũng chưa cho biết đích xác nội dung của các chứng từ đó như thế nào.
Dĩ nhiên, chúng ta có thể phủ nhận những chứng từ pháp định đó. Nhưng muốn phủ nhận, chúng ta phải biết trong đó đă ghi những ǵ và chúng ta đă có những phản chứng nào.
2) Thủ phạm đă bắn tướng Hiếu: Các tài liệu ông Tín thu thập được cũng chưa cho thấy có người đă hạ sát Tướng Hiếu. Khi chưa chứng minh được có người đă hạ sát Tướng Hiếu, làm sao có thể xác định được người chủ mưu hay ṭng phạm? Do đó, những kết luận của ông Nguyễn Văn Tín nói trên chỉ là những sự suy đoán chứ không phải là những bằng chứng luận định. Không thể dùng suy đoán để buộc tội được.
Tuy nhiên, những tài liệu ông Tín thu thập được sẽ là những thông tin quư báu có thể giúp tiếp tục tiến hành cuộc điều tra để t́m ra sự thật.
Ngoài vụ án Tướng Nguyễn Văn Hiếu, tập tài liệu của ông Tín c̣n cho biết thêm nhiều biến cố đă xẩy ra dưới thời VNCH. Vụ tham nhũng Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội là một vụ điển h́nh. Đây là một án lớn được toàn thể quân nhân QLVNCH quan tâm, nhưng không ai biết nó đă thật sự diễn ra như thế nào và chính phủ đă giải quyết ra sao. Tại sao phải băi bỏ luôn Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội? Hai Tướng và 7 Đại Tá có bị trừng phạt xứng đáng hay không? Bản phúc tŕnh điều tra vụ Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội của Tướng Hiếu được in trong tập tài liệu sẽ trả lời những câu hỏi đó.
Tóm lại, nếu biết đọc giữa các hàng chữ (read between the lines), chúng ta có thể khám phá ra trong tập “Tướng Nguyễn Văn Hiếu” của ông Nguyễn Văn Tín nhiều bí mật lịch sử.

*Vương Hồng Anh (Việt Báo ngày 7.5.2005)
Tài Liệu Đặc Biệt: Mật Tŕnh Của Tướng Weyand & Tài Liệu Tướng Nguyễn Văn Hiếu

* Từ chuyến viếng thăm VN của Đại tướng Weyand, đến cái chết bí ẩn của Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư lệnh phó hành quân Quân đoàn 3, ngày 8-4-1975.

Như Việt Báo đă tŕnh bày, vào tuần lễ cuối cùng của tháng 3/1975, Tổng thống Ford đă cử Đại tướng Frederick C. Weyand, Tham mưu trưởng Lục quân Hoa Kỳ, đến Việt Nam để t́m hiểu t́nh h́nh. Đại tướng Weyand là một vị tướng đă từng phục vụ ở chiến trường Việt Nam qua nhiều chức vụ khác nhau: Tư lệnh Sư đoàn 25 Hoa Kỳ, Tư lệnh Bộ chỉ huy tiền phương Lực lượng 2 đặc nhiệm, Tư lệnh phó bộ Tư lệnh Quân đội Hoa Kỳ tại Việt Nam (tư lệnh là Đaị tướng Creighton W. Abrams), sau cùng là Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Yểm trợ Hoa Kỳ (MACV).
Đại tướng Weyand đă thăm và t́m hiểu t́nh h́nh VN từ ngày 28/3/1975 đến ngày 4/4/1975. Trở về Mỹ, ông đă làm một phúc tŕnh đặc biệt lên Tổng thống Ford về t́nh h́nh VN và những đề nghị khẩn cấp để cứu nguy VNCH.
Bốn ngày sau khi Đại tướng Weyand rời VN, vào ngày 8 tháng 4/1975, trong khi Cộng quân khai triển lực lượng để mở cuộc tấn công vào Long Khánh, th́ tại Bộ Tư lệnh Quân đoàn 3 ở Biên Ḥa, Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư lệnh phó Quân đoàn 3, đă chết một cách bí ẩn ngay tại văn pḥng. Những người gần văn pḥng của Tướng Hiếu nghe 1 tiếng súng nổ, 1 đại tá chạy qua th́ thấy Tướng Hiếu nằm bất động trên chiếc ghế bành bàn giấy. Một gịng máu tươi chảy chan hoà xuống mặt và ngực. Một viên đạn đă xuyên qua trán đi thẳng lên óc. Viên đạn này c̣n trớn bay lên trần nhà, soi thủng một lỗ.

*Tập tài liệu đặc biệt "Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu", và những bí mật về những phúc tŕnh của Sứ quán Mỹ tại Sài G̣n, và của Đặc sứ Tổng thống Mỹ.

30 năm sau ngày VNCH bị bức tử, những bí ẩn về cái chết của Tướng Nguyễn Văn Hiếu, từng là Phụ tá Phó Tổng tổng thống VNCH Trần Văn Hương đặc trách bài trừ tham nhũng, cùng những tài liệu mật về những phúc tŕnh của Đại sứ Bunker, của các tướng lănh Mỹ, đă được công bố qua tập tài liệu: "Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu, Một viên ngọc quân sự ẩn tàng", dày 546 trang, khổ giấy lớn, do ông Nguyễn Văn Tín, em ruột của Tướng Hiếu, sưu tầm và biên soạn với tất cả tấm ḷng của một người em đối với người anh được đồng đội vinh danh là "dũng tướng". Tập tài liệu vừa được phát hành vào cuối tháng 4/1975. Theo ghi nhận của một số cựu sĩ quan cao cấp và cựu viên chức Chính phủ VNCH, đây là tập tài liệu có giá trị về phương diện lịch sử và chiến sử với những bài viết, tài liệu về các cuộc hành quân lớn trên chiến trường VN, về sự tham chiến của Hoa Kỳ tại VN, về thực trạng chính trị xă hội VN, thông qua đời binh nghiệp của Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu từ khi theo học khóa 3 sĩ quan hiện dịch trường Vơ bị Liên quân Đà Lạt năm 1950 cho đến tháng 4/1975 qua các chức vụ: sĩ quan pḥng 3 Bộ Tổng tham mưu, Trưởng pḥng Quân đoàn 1, Tham mưu trưởng Sư đoàn 1 Bộ binh, Tham mưu trưởng Quân đoàn 1, Quân đoàn 2, Tư lệnh Sư đoàn 22, Tư lệnh 5 Bộ binh, Tư lệnh phó Quân đoàn 1, Phụ tá Phó Tổng thống đặc trách bài trừ tham nhũng, và chức vụ cuối cùng là Tư lệnh phó đặc trách hành quân của Quân đoàn 3. (Bạn đọc muốn mua tập tài liệu này, xin liên lạc với Tin Nguyen, 1144 Simpson Street, Bronx, NY 10459, điện thư: tinvnguyen@generalhieu.com)

*Báo cáo lượng định t́nh h́nh VNCH của Đại tướng Weyand đệ tŕnh lên Tổng thống Ford.

Trở lại chuyến thị sát t́nh h́nh VN của Tướng Weyand, sau khi trở về Mỹ, vị đại tướng này đă làm phúc tŕnh lên Tổng thống Ford. Phúc tŕnh này đă được dịch và phổ biến trong tập tài liệu " Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu" (trang 315-328). Sau đây là những điểm chính của bản phúc tŕnh mà Đại tướng Weyand đệ tŕnh lên Tổng thống.
-Phần mở đầu, Đại tướng Weyand viết như sau:
"Vâng theo chỉ thị của Tổng Thống, tôi đă viếng thăm Nam Việt Nam trong thời gian từ 28/3 đến 4/4. Tôi đă hoàn tất công việc lượng định t́nh h́nh hiện tại đó, đă phân tách Chính Phủ Cộng Ḥa Việt Nam có những dự tính nào để phản công sự gây hấn từ phía Bắc Việt, đă cam kết với Tổng Thống Thiệu sự hỗ trợ kiên tŕ của Tổng Thống trong thời gian khủng hoảng này, và đă kiểm điểm các lựa chọn và các đường lối hành động mà Hoa Kỳ có thể thi hành để trợ giúp Nam Việt Nam."
"T́nh h́nh quân sự hiện tại đang lâm vào t́nh trạng gây cấn, và sự tồn tại của Nam Việt Nam trong tư thế một quốc gia đứt đoạn tại các tỉnh phía nam thật là mong manh. Chính Phủ Nam VN đang bên bờ vực thẳm của một sự thất bại quân sự hoàn toàn. Tuy nhiên, Nam Việt Nam dự tính tiếp tục chống cự với phương tiện có trong tay, và, nếu được phép dưỡng thở, có thể tái tạo khả năng chiến đấu tùy thuộc vào sự yểm trợ chiến cụ về phía Hoa Kỳ cho phép. Tôi xác tín là chúng ta có bổn phận phải hiến sự hỗ trợ này cho họ."
"Chúng ta đă tới Việt Nam, trước tiên là để hỗ trợ nhân dân Nam Việt Nam,-chứ không phải để đánh bại Bắc Việt. Chúng ta đă ch́a bàn tay ra cho nhân dân Nam Việt Nam, và họ đă nắm lấy bàn tay ấy. Giờ đây họ cần tới bàn tay đó hơn bao giờ hết. Bằng mọi giá chúng ta đă trợ giúp cho 20 triệu người. Họ đă nói với cả thế giới là họ lo sợ cho tính mạng của họ. Họ là những người ưa chuộng các giá trị trùng hợp với các giá trị của các hệ thống không cộng sản, họ tha thiết đeo đuổi cơ hội tiếp tục phát triển một lối sống khác lối sống của những người hiện sống dưới ách Bắc Việt."
-Về phần viện trợ, Đại tướng Weyand ghi nhận
"Mức độ yểm trợ hiện tại của Hoa Kỳ bảo đảm cho sự thất bại của Chính Phủ Nam VN. Trong số 700 triệu mỹ kim cho tài khóa 1975, số c̣n lại 150 triệu mỹ kim có thể xử dụng trong một thời gian ngắn cho một cuộc tiếp tế qui mô; tuy nhiên, nếu muốn đạt được một cơ may thành công thật sự, cần có lập tức thêm 722 triệu mỹ kim để đưa Nam Việt Nam tới một thế pḥng thủ tối thiểu chống lại sự xâm chiếm được Nga và Tàu hỗ trợ. Sự viện trợ bổ túc này của Hoa Kỳ hợp với tinh thần và ư định của Hiệp Định Ba Lê. Hiệp Định này vẫn là phương thức thực tiễn làm việc cho một sự thỏa hiệp ôn ḥa tại Việt Nam."
"Việc xử dụng hỏa lực không quân Hoa Kỳ để tăng cường khả năng Nam Việt Nam chống lại sự xâm chiếm của Bắc Việt sẽ đem lại sự hỗ trợ cả trên hai b́nh diện chiến cụ và tâm lư đối với Chính Phủ Nam VN và đồng thời sẽ đem lại một thế tŕ hoăn cần thiết trên chiến trường. Tuy nhiên tôi nh́n nhận những phiền phức khả quan về mặt pháp lư và chính trị nếu thi hành chọn lựa này."
-Về kế hoạch di tản, Đại tướng Weyand đề nghị
"Xét về mặt biến chuyển nhanh chóng của các biến cố, Tổng Thống cần phải quan tâm tới một vấn đề khác. Dựa trên các lư do thận trọng, Hoa Kỳ phải có ngay bây giờ một kế hoạch di tản đại qui mô 6 ngàn kiều dân Mỹ và hàng vạn người Nam Việt Nam và Đệ Tam Quốc Gia mà chúng ta có bổn phận phải bảo vệ. Bài học tại Đà Nẵng cho thấy công việc di tản này đ̣i hỏi tối thiểu một chiến đoàn Hoa Kỳ của một sư đoàn tăng cường yểm trợ bởi không lực tác chiến để dập tan pháo binh và hỏa lực pḥng của Bắc Việt. Khi t́nh thế đ̣i hỏi, một lời xác định công khai về chính sách này phải được công bố và Bắc Việt phải được cảnh cáo một cách rơ ràng : về ư định của Hoa Kỳ sẽ dùng tới vũ lực để bảo toàn tính mạng của các người được di tản. Hành Pháp phải được Quốc Hội cho toàn quyền xử dụng các h́nh phạt quân sự chống lại Bắc Việt nếu họ cản trở công cuộc di tản."
"Thế giới đánh giá sự trung tín của Hoa Kỳ trên tư cách một đồng minh tại Việt Nam. Để duy tŕ sự tin tưởng đó, chúng ta phải thực hiện một nỗ lực tối đa trong việc hỗ trợ cho Nam Việt Nam ngay bây giờ."
-Về vai tṛ và các lựa chọn hành động của Hoa Kỳ, Đại tướng Weyand đề nghị và phân tích như sau.
"Điều ǵ Hoa Kỳ làm, hay không làm, trong những ngày tới có lẽ là yếu tố định đoạt cho những biến cố xảy ra trong mấy tuần tới; điều này cũng đúng đối với điều ǵ Sàig̣n hay Hànội làm hay không làm. Một ḿnh Hoa Kỳ không thể cứu văn Nam Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ có thể, cho dù có vô t́nh đi nữa, xô đẩy Nam Việt Nam xuống hố chôn."
"Đề nghị cụ thể của tôi có thể được phân thành hai loại. Có những hành động ngắn hạn--một phần về mặt thể lư nhưng chính yếu về mặt tâm lư--cần để nâng tinh thần Nam Việt Nam và, nếu có thể, ép buộc đ́nh trệ hành động. Điều này chỉ mua được thời giờ, nhưng trong t́nh thế hiện tại thời giờ là điều tối cần. Thứ đến, có những hành động dài hạn, tuy mang tính chất vật chất nhưng cũng có khía cạnh tâm lư mạnh mẽ, cần thiết nếu muốn Nam Việt Nam có tí hy vọng tồn tại trước sự tàn phá của Bắc Việt hay thương thảo một hiệp ước khác hơn là đầu hàng."
"Điều kiện tiên quyết và cấp bách là Việt Nam cảm thấy Hoa Kỳ ủng hộ. Cảm quan này quan trọng về mọi mặt. Cảm quan Hoa Kỳ giảm thiểu ủng hộ Nam Việt Nam khuyến khích Bắc Việt tiếp tục tấn công. Chính cảm quan này đă khiến Việt Nam Cộng Ḥa bắt đầu triệt thoái khỏi các vị trí lẻ tẻ và lộ liễu tại các tỉnh phía bắc. Cảm quan này được cấu tạo bởi các hành động sau đây: Ngay sau khi kư kết Hiệp Định Ba Lê, 1.6 tỷ mỹ kim được đệ tŕnh để cung ứng cho nhu cầu của Nam Việt Nam cho tài khóa 1974; 1.126 tỷ mỹ kim được xuất ra--thanh thỏa 70% nhu cầu. Tiếp sau đó 500 triệu mỹ kim c̣n lại bị từ khước không được tháo khoán. Đối với tài khóa năm nay, 1.6 tỷ được đệ tŕnh để duy tŕ khả năng tự vệ của Nam Việt Nam; 700 triệu được chấp thuận--thanh thỏa 44 nhu cầu. Những hành động này đă giúp khai sinh khủng hoảng tin tưởng khiến Chính Phủ Nam VN dùng tới biện pháp triệt thoái chiến lược."
"Điều then chốt cho sự tồn tại sống c̣n của quốc gia Việt Nam nằm trong khả năng của Chính Phủ NVN ổn định t́nh thế, và đem các nguồn lực quân sự chống đối lại sức tấn công của Bắc Việt. Khả năng ổn định t́nh thế này tùy thuộc, một phần lớn, vào khả năng thuyết phục hạ tầng giới quân nhân và dân sự là chưa đến nỗi mất tất cả, và c̣n có thể chận đứng Bắc Việt. Tuy đó là trách vụ chính của Chính Phủ Việt Nam, các hành động về phía Hoa Kỳ mang tính chất quyết liệt trong việc tái tạo niềm tin."
"Hành động mà Hoa Kỳ có thể làm để gây nên ấn tượng tức khắc cho Việt Nam--Bắc lẫn Nam--là dùng không lực Hoa Kỳ để chận đứng thế tấn công hiện tại của Băc Quân. Cho dù chỉ giới hạn trên phần đất Nam Việt Nam và chỉ thực hiện trong một thời gian giới hạn, những tấn công này sẽ gây tổn thất lớn lao cho lực lượng viễn chinh Bắc Việt về mặt nhân sự và quân cụ, và sẽ tạo một chấn động về mặt tâm lư đối với các chiến binh xâm lăng. Những tấn công không tập này cũng sẽ khiến giới lănh đạo Hànội phải đắn đo suy nghĩ, thái độ mà hiện giờ họ không có, đến hậu quả tai hại có thể xảy đến nếu họ làm ngơ lời cam kết chính thức họ đă hứa với Hoa Kỳ."
"Giới lănh đạo quân sự Nam Việt Nam thuộc mọi cấp bậc đều luôn lập đi lập lại tầm mức quan trọng của sử dụng B-52 phản công chống lại một lực lượng địch to lớn hơn và quan điểm này hợp lư về mặt quân sự. Tôi ư thức đến các khó khăn về mặt pháp lư và chính trị gây nên bởi việc thi hành biện pháp không tập này."
"Một việc quan trọng mà Hoa Kỳ cần phải làm là xác định cách rơ ràng Hoa Kỳ quyết tâm ủng hộ Nam Việt Nam. Việc này phải bao gồm lời minh định tích cực của Tổng Thống và các giới chức cao cấp Mỹ. Tinh thần suy sụp của dân chúng Việt Nam đă hứng khởi lên rơ rệt khi phái đoàn Hoa Kỳ do Tổng Thống phái đi với nhiệm vụ điều tra t́nh h́nh đặt chân tới Sàig̣n. Có thêm những hành động tương tợ như vậy sẽ minh chứng mối quan tâm của Hoa Kỳ. Cộng thêm vào các lời xác định của Ngành Hành Pháp, cần thêm nỗ lực tạo một mối quan tâm chung tại mọi lănh vực trên đất Hoa Kỳ. Sự ủng hộ từ các thành viên của Quốc Hội; xác định lập trường ủng hộ từ các nhân vật có trọng trách trong và ngoài chính phủ; và sự thông cảm trong giới báo chí Hoa Kỳ sẽ cải biến cảm quan về phía Hoa Kỳ liên quan đến t́nh h́nh tại Việt Nam."
Cảm Tưởng

* Tô Du Khánh
Đọc cuộc đời Tướng Hiếu thấy cuộc sống anh quá b́nh dị, giản đơn nhưng hy sinh và yêu thương tuyệt đối. Yêu gia đ́nh, yêu quê hương và sẵn sàng hy sinh cho quê hương tổ quốc ḿnh. Cám ơn anh Tín đă ghi lại trung thực về một cuộc đời để chúng tôi đọc mà thấy thấm thía là người Việt Nam máu đỏ da vàng! 30 năm trước (1975) và 30 năm sau (2005).

* Nguyễn Đ́nh Phúc
Đây là một công tŕnh lớn, có giá trị Lịch Sử/Quân Sử. Nếu không có sự hy sinh làm việc của Tín th́ những giá trị này cũng có thể bị quên lăng hay hiểu không đúng mức. Tôi hănh diện trong tủ sách gia đ́nh có Sách Tướng Hiếu của Tín. Không có một Tướng Lănh nào có diện mạo được một phần của Tướng Hiếu.

* Nguyễn Văn Vinh
Thật không ngờ anh đă cố gắng phi thường để thực hiện một cuốn sách về tướng Hiếu mà để làm được nội dung phong phú nầy tác giả quả thực ngoài tài năng ngoại ngữ thông suốt, c̣n quen biết giao dịch rộng và rất ĺ lợm và chịu khó lục lọi t́m ṭi từ trong thư viện và hồ sơ dù bị ngăn trở với muôn vàn khó khăn. Anh thật đáng được gọi là một nhà sưu tầm có thực tài nếu không muốn gọi là một thiên tài. Sự thật như vậy chứ không thổi phồng chút nào.

* Trần Ngọc Long
Tôi đă nhận được cuốn sách về Tướng N.V.Hiếu, đêm qua về đọc say mê đến quá nửa đêm. Thực sự cuốn sách giá trị hơn nhiều so với ấn phí và ủng hộ, nhiều dữ kiện ngoài sự hiểu biết của độc giả cũng như những sự kiện về lịch sử cũng rất khách quan và đáng giá. Tôi không được may mắn trực tiếp dưới quyền chỉ huy của Tướng Hiếu, nhưng nh́n chung những "Đại Bàng" ngày xưa rất hiếm hoi có được những vị cương trực và thanh bạch như Người. Tủi nhục mất nước sẽ không xảy ra nếu chúng ta được lèo lái con thuyền bởi những bàn tay trí dũng của những vị lănh đạo điển h́nh như Tướng N.V.Hiếu. Dù sao đó cũng là một bài học để dân ḿnh đánh giá được sự độc tài đảng trị của Cộng Sản, và cho dù bài học có quá đắt để trả, chúng ta vẫn không thể cưỡng lại số phận chung mà Thượng Đế đă an bài.

* Trần Gia Phát
Cuốn sách sưu tầm công phu, được nhà in Eagle Printing đóng rất đẹp. Tôi thích nó, quí yêu Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Tôi giành nhiều thời gian đọc nó. Tôi được biết chú Hiếu từ khi chú t́m hiểu cô Hương ở số nhà 96 Hàng Buồm (sau này là bà Hiếu). Năm 1954 gia đ́nh đă di chuyển vô Nam Bộ. Chú Hiếu là một ông tướng trẻ đẹp, quắc thước trời phú cho ông có nhiều tài ba lỗi lạc, trong sạch đức độ; trong quân ngũ ông tài năng, mưu lược chỉ huy nhiều trận chiến tiêu diệt quân thù. Ông hiến cả một cuộc đời binh nghiệp cho tổ quốc Việt Nam Cộng Ḥa. Rất tiếc rằng trong lúc khả năng c̣n rất dồi dào, sức khoẻ c̣n đang hùng tráng, ông đă hy sinh cho tổ quốc thân yêu, bỏ lại những người thân ra đi. Nghĩ lại người anh em đồng hao tôi được biết. Tôi quá kính phục.

* Phan Văn Trọng
Công tŕnh biên soạn công phu, việc thu thập tài liệu rất khoa học qua những nhân chứng sống. Tôi đọc ngay đêm hôm qua và thấy tiếc cho đất nước ḿnh. Tầng lớp lănh đạo cao nhất của đất nước như TT NV Thiệu thiếu đạo đức, phe phái, bất tài, tham quyền cố vị, chèn ép những người có tài đức như Tướng Nguyễn Văn Hiếu th́ việc đất nước rơi vào tay CS là tất yếu. Trong sách anh có đề cập đến "Quế Công Công" Toàn. Ông Toàn hiện cư ngụ trong thanh phố San Antonio tôi đang ở, nhưng không dám xuất đầu lộ diện bao giờ! Qua tiếp xúcc cá nhân và kinh nghiệm của những người tôi quen biết, nhận định của anh về ông Toàn rất đúng.

* Hùng Bernard
WOW!!!....Truớc đây, tôi chỉ đọc loáng thoáng trong website, ngày đọc, ngày không, thất thuờng lắm...Tôi không ngờ sách ông viết lại DẦY và VĨ ĐẠI như vậy.....Quả là một công tŕnh VÔ SONG !!!!!....

* Phạm Hồng Phúc
Tôi đă đọc qua cuốn sách; sách được biên soạn rất công phu. Thành thật ngợi khen Anh đă dành nhiều thời gian và tâm huyết để phỏng vấn các nhân vật liên hệ cũng như t́m ṭi, nghiên cứu các tài liệu để hoàn thành cuốn sách giá trị này hầu vinh danh Tướng Hiếu, một vị tướng lănh tài ba, dũng cảm, thanh liêm, đức độ của QLVNCH và cũng là một người chồng, một người cha gương mẫu của gia đ́nh. Cuốn sách này chắc chắn sẽ góp phần quan trọng trong việc viết lại những trang quân sử oai hùng của QLVNCH. Tôi rất hănh diện có một người anh rể như Tướng Hiếu. Đây cũng là niềm hănh diện chung cho toàn thể người Việt quốc gia yêu nước.

* Nguyễn Mai Ngọc
Từ hôm nhận được quyển sách về Tướng Hiếu bằng tiếng Việt, cháu mở ra đọc hằng ngày (đọc tiếng Việt vẫn thấy thoải mái hơn tiếng Mỹ nhiều), đọc mỗi ngày một ít, phần v́ không có nhiều thời gian để đọc nhiều một lúc, phần v́ quyển sách như một món ăn tinh thần quư, nên cháu không muốn ngấu nghiến đọc hết một lúc, mà muốn đọc dần dần, nghiền nghẫm, tựa như một món ăn ngon, phải ăn để, sợ hết!

Đọc sách, cháu khám phá ra được hai điều thú vị sau cho ḿnh, muốn chia sẻ cùng Chú dưới đây:

Một là về Bố cháu (xin Chú cho phép cháu xưng hô như vậy tuy cháu chỉ là con dâu): Nếu không đọc sách Chú viết, th́ cháu chỉ được biết Bố cháu qua cái tên mà thôi "Bố Hiếu", cùng lắm là "Tướng Hiếu". Đúng như Chú nói trong sách, "... nếu muốn biết về Tướng Hiếu, th́ chớ dại mà ḍ hỏi vợ con ..." Nay qua quyển sách của Chú, cháu thấy có thêm lư do xác đáng hơn để kính yêu Bố cháu, Tướng Hiếu, một người tài hoa, đạo đức, toàn diện mà cho đến nay cháu chưa từng biết đến ai như vậy! Chắc cũng v́ dân gian thường nói "tài hoa, bạc mệnh" nên Bố cháu mới ra đi sớm như vậy!

Có nhiều bài viết trong sách của Chú, khiến cháu thích đọc đi đọc lại, nhất là những bài miêu tả Tướng Hiếu - một con người vừa oai hùng, nhưng cũng rất giản dị, vừa cương quyết nhưng lại cũng đầy t́nh cảm, vừa mưu lược tài giỏi nhưng lại khiêm tốn, vị Tướng biết thương quân sĩ và đặt an toàn của họ lên hàng đầu, Tướng trong sạch, và nhất là t́nh cảm của Ông dành cho vợ con. Mẹ cháu ngày xưa không có được cuộc sống xa hoa như những Bà Tướng khác, nhưng cháu dám chắc, Bà là Bà Tướng hạnh phúc nhất v́ được chồng hết mực chung t́nh, yêu thương, chăm sóc, và Bà chắc hẳn cũng đầy tự hào về một người chồng tài giỏi và có tư cách đạo đức được nhiều người nể v́, kính mến!

Cũng có những bài viết cháu né tránh không muốn đọc, nhưng rồi cũng ṭ ṃ đọc, đó là loạt bài viết về cái chết oan uổng của Bố cháu. Một cảm giác vừa tức giận, vừa thương cảm, vừa nuối tiếc lẫn lộn cứ dâng trào. Đối với Mẹ cháu, có lẽ cái ngày kinh hoàng và đen tối nhất cuộc đời của Bà là ngày Bố cháu mất! Có lẽ nó c̣n khủng khiếp hơn cả ngay chính Bà phải từ giă cơi đời này! Những người hăm hại Ông đâu đó vẫn c̣n sống trên đất Mỹ này, cháu tin là một ngày nào đó cũng phải thú tội, cái tội tầy đ́nh không phải chỉ hăm hại một con người, mà c̣n là một đồng nghiệp, một bậc Hiền-Tài!

Cháu cũng là người hết sức ngưỡng mộ Bố cháu, cháu chỉ xin xếp hàng sau mỗi ḿnh chú, về mức độ ngưỡng mộ Tướng Hiếu thôi đấy!

Khám phá thứ hai là về Chú!

Cháu thấy Chú cũng giống Bố cháu ở nhiều điểm, nhất là "khiêm tốn". Có thể thấy từ "khiêm tốn" trong con người Chú qua việc Chú chỉ công nhận là "khí cụ" của Bố cháu khi viết cuốn sách này, Chú mô tả việc viết lách hoàn toàn dễ dàng qua hiện tượng "cơ bút" và "giáng bút". Cháu hoàn toàn tin vào hiện tượng trên, nhưng cũng thấy là công sức của Chú không hề nhỏ, từ việc lục lọi thư viện ở Nữu Ước, đến Văn Khố Quốc Gia, rồi tra khảo bất tận trên Internet, liên lạc với biết bao nhiêu bạn bè, những người biết Bố cháu khi xưa, kể cả việc kiên tŕ liên lạc với các cơ quan chính quyền Mỹ, rồi mày ṃ nghiên cứu, chọn lọc, ghi chép, dịch thuật ... có lẽ từ khi viết sách đến nay (cả sau khi sách đă được phát hành) và chắc cả măi về sau, tâm trí của Chú lúc nào cũng có chỗ dành cho sự quan tâm về anh ḿnh, Tướng Hiếu. Thật là Tướng Hiếu có biệt tài dùng người nào đúng vào việc ǵ, qua việc chọn Chú để "giáng bút" cũng nói lên điều đó, mặc dù trong gia đ́nh Tướng Hiếu cũng có nhiều người thân khác cũng đều kính yêu Tướng Hiếu.

Có một chi tiết nhỏ mà cháu cũng thấy bóng dáng của chú "khiêm tốn" là khi Chú kể về việc ngày xưa được Bà Nội dẫn đến trường, nơi Bà làm phụ giảng, Chú được các học tṛ của bà, cả nữ lẫn nam chuyền tay nhau cưng nựng, bồng bế, hẳn là họ yêu mến cô giáo của ḿnh, nhưng cháu dám chắc là cũng v́ "you were sure cute". Đến bây giờ, ở tuổi làm Ông rồi, nhưng cháu vẫn t́m được nét trẻ thơ, trong trắng của Chú, nhất là khi đọc những câu vần trong sáng, ư tứ giản dị Chú dành để tôn vinh anh ḿnh.

Cháu rất tâm đắc về một lời b́nh của một bạn đọc đă nói Bố cháu có phúc v́ có được một người em rất mực "sùng kính, và tôn vinh anh ḿnh một cách đặc biệt dễ thương". Mỗi một cử chỉ, động tác, dáng dấp, lời nói, ... từ ngoài h́nh đến nội dung tính cách của Bố cháu đều được Chú in đậm trong ḷng với tất cả ḷng ngưỡng mộ, say mê ... để rồi toát ra một loạt những bài viết về Chân dung Tướng Hiếu rất trọn vẹn, và người đọc thấy tiếp thu được một cách dễ chịu và thỏa hiệp, một sự "tôn vinh" thỏa đáng, không phải "tâng bốc" hồ đồ. Hẳn nhiên là Bố cháu có phúc v́ được em ḿnh kính yêu như vậy, nhưng bản thân Chú cũng là người có phúc không kém, v́ có được một người anh như Tướng Hiếu. Đâu phải chỉ khi "được kính yêu" mới là một diễm phúc, mà có được tấm ḷng "kính yêu" người khác (nhất là người ruột thịt) cũng là một diễm phúc lớn lao ...

Một chữ "cám ơn" không thể nào nói hết được cảm nghĩ của cháu, nhưng vẫn phải nói ra c̣n hơn là để trong ḷng khi khả năng ngôn ngữ kém cỏi, không t́m được lời nào chính xác hơn. Cám ơn Chú đă cho cháu được dịp khám phá những điều thú vị nêu trên trong cuốn sách về Tướng Hiêu và hàng loạt những kiến thức và thông tin thú vị khác, lần đầu tiên được biết đến ... Cháu cũng cám ơn Cô, một người luôn ở bên cạnh, âm thầm ủng hộ và khuyến khích Chú thực hiện công tŕnh này.

* Trần Lương Tín, nguyên TĐT TĐ2/8
Tôi vừa đọc xong cuốn sách của ông, viết về người anh của ông, Thiếu tướng NGUYỄN VĂN HIẾU, vị Tư lệnh của SĐ5BB chúng tôi, người mà tôi đă kính và phục nhất trong đời quân ngũ của tôi. Tôi rất tiếc đă không được biết về website mà ông đă mở để dành cho bào huynh của ông, v́ thế hôm nay tôi mới viết email này tới ông để có một lời chào cuối tới một vị Tư lệnh, một niên trưởng đáng kính, đáng phục nhất của tôi "VĨNH BIỆT 45, CHÚC 45 AN NGHỈ NGÀN THU". (45 là ám hiệu truyền tin của Tư Lệnh SĐ5BB)

* Lê Hoàng An
Sở dĩ tôi mua 3 cuốn là v́ tôi sẽ tặng cho người anh rể của tôi 1 cuốn. Anh rể tôi là Đại Tá Quan Minh Giàu, người đă có đóng góp một bài vào trong cuốn sách của Ông viết. Cuốn thứ hai tôi tặng cho một bà chị của tôi ở Pittsbourgh, PA, là vợ của một cựu Thiếu Tá của QLVNCH đă măn phần hồi năm ngoái. C̣n cuốn thứ ba tôi lưu trong thư viện gia đ́nh của tôi. Tôi đang đọc cuốn sách của Ông viết với một niềm kính trọng vô biên đối với Thiếu Tướng Hiếu, một người tôi vẫn ngưỡng mộ hồi tôi c̣n là Đại Úy trong QLVNCH. 7 năm tù, mới qua Mỹ được 12 năm.

* Vũ Văn Xương/Phạm Thị Sâm
Những đêm khó ngủ, tôi thường đón nghe đài Thế Hệ Mới 1320AM, phát thanh ở Houston từ 7PM đến 6AM, và một đêm t́nh cờ được nghe ông Vơ Hồng Phúc phỏng vấn ông Nguyễn Văn Tín về đề tài Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Hôm sau, tôi t́m mua ngay quyển sách Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Một Viên Ngọc Ẩn Tàng.

Chúng tôi say mê đọc sách, chú ư nhiều đến phần "hiện tượng giáng bút" và cảm thấy sự linh thiêng của Tướng Hiếu. Sách viết rất hay, tài liệu phong phú, đă góp phần vào lịch sử chiến tranh Việt Nam cho thế hệ sau này.

V́ là người trong gia đ́nh nên chúng tôi thừa biết Tướng Hiếu là một người nhă nhặn, khiêm tốn, thanh liêm, một người chồng tuyệt vời thương vợ con hết mực, nhỏ nhẹ khuyên dạy các con và không bao giờ to tiếng với ai. Bây giờ đọc sách, biết thêm về sự anh dũng, tài ba, lỗi lạc của Tướng Hiếu trên chiến trường Việt Nam. Chúng tôi rất hănh diện và quư mến Tướng Hiếu, một người em rể tài đức vẹn toàn.

Chúng tôi cảm phục chú Tín đă công phu sưu tầm tài liệu để hoàn thành cuốn sách quư giá, vinh danh một ông tướng xuất sắc, một viên ngọc ẩn tàng của quân đội Việt Nam Cộng Hoà đă hiến trọn đời cho Tổ Quốc.

Nhân đây chúng tôi cũng xin đươc tri ân hai chú Nguyễn Văn Tín và Nguyễn Văn Trí đă giúp đỡ và đùm bọc các cháu Bích, Minh và Tuấn trong lúc di tản. Ḷng tốt của các chú và của em gái tôi, phu nhân tướng Hiếu, đời đời chúng tôi không bao giờ quên.

* Trần Tha
Đọc gần xong quyển sách của anh th́ tôi cũng gần như thở phào nhẹ nhơm bởi những uẩn khúc đă đeo đuổi tôi nhiều năm qua về cuộc bại trận, tan hàng ngày xưa, nhưng hôm nay tôi thiết nghĩ tại v́ Miền Nam của chúng ta có quá nhiều Tướng Cướp (rất đồng ư với anh Ruẩn, trang 105), và tướng thật sự đánh giặc th́ quá ít. Một quân đội có gần một triệu quân, mà lại có hơn 100 Tướng Cướp th́ làm sao thắng được Cộng Sản. Cho nên cũng đừng trách Hoa Kỳ đă bỏ chúng ta, v́ họ có đui mắt tới đâu cũng thấy được tên tướng nào tham nhũng, tên tướng nào mê đàn bà, tên nào mê đá gà, tên nào sợ chết ham sống hơn là những chiến sĩ nơi tuyến đầu lửa đạn. Có một điều tôi nhận thấy là trong các cuộc biểu t́nh chống Cộng rất ít khi tôi thấy gia đ́nh con cháu của những Thằng Tướng đó tham gia, và sự vắng mặt này tự khẳng định quân đội quốc gia có quá nhiều Tướng Cướp, nổi đ́nh đám nhất là Thiệu, Kỳ, Khiêm, Viên, Quang, Nghi, Quảng, Tường, Thuần, Chinh, Lan ... vv ... Cám ơn anh đă hé lộ những bỉ ổi khôn lường của tập đoàn Tướng Lănh xôi thịt đă "quay" nát Miền Nam kể từ ngày Tổng Thống Ngô Đ́nh Diệm bị ám sát. Thân chào đoàn kết trong tâm tưởng với anh.

* Claire Nguyễn
Cháu vừa đọc xong cuốn sách viết về tướng Hiếu của chú. Cuốn sách thật hay.

Trước 1975, thỉnh thoảng cụ Hướng có đến chơi với ông ngoại cháu (tên là Cận, ở Hồng Thập Tự).

Cháu nhớ vào tháng 4 năm 75, có tờ báo VN đăng hàng tít: "Lại thêm một tướng sạch nữa qua đời" (là tướng Hiếu). Và người trong gia đ́nh cháu đến nhà tướng Hiếu để chia buồn. Khi về nhà đă chép miệng: tội nghiệp tướng Hiếu thật là thanh liêm, gia cảnh hết sức là thanh bạch, đạm bạc. Lúc ấy, cháu không hiểu "sạch" là sao? Làm tướng th́ chỉ đánh trận thôi, chứ sao lại có vụ ăn tiền hối lộ hay tham nhũng?! Mấy chuyện đó chỉ xảy ra ở trong chính quyền dân sự thôi chớ.

Trong cuốn sách có nhiều tiểu tiết kể về các vụ gian lận, ăn tiền của mấy ông tướng khác. Tướng Hiếu phải làm việc chung với bọn họ, không những không lây tính đó, mà c̣n dám đứng lên chống lại những sự việc trên, th́ thật là can đảm.

C̣n những trận đánh, tuy cháu không hiểu về các kỹ thuật đánh (sorry!), nhưng thấy tướng Hiếu hết sức che chở, lo lắng cho sự an nguy của binh lính dưới quyền, sẵn sàng đứng mũi chịu sào trước bao lời khiển trách của cấp trên, thật là đáng khâm phục. Lúc gần đây, cháu được dịp đọc những sách nói về quân đội VNCH của mấy tác giả, như Phan Nhật Nam, Dương Viết Điền, Phạm Huấn, Phạm Kim Vinh ..., cháu thấy người lính VNCH rất kiên cường. Tuy không c̣n nhiều đạn dược trong tay, thiếu thốn đủ mọi thứ mà vẫn gan dạ, quyết chống lại Việt Cộng tới cùng. Và càng hay hơn nữa khi họ dám chứng tỏ cái tinh thần đó ở trong tù, trại cải tạo.

Phải chi Mỹ đừng bỏ rơi VN, phải chi giới lănh đạo VN đừng có quá tham nhũng, làm ăn với Việt Cộng, như tướng Hiếu, như ông Nguyễn Ngọc Huy ... th́ ḿnh đă không mất nước.

Cháu nhất định sẽ giới thiệu với các bạn Mỹ vào website của tướng Hiếu nếu có dịp.

* Vũ Thiện Trí
Trước hết, cháu xin nghiêm chào chú đă tạo dựng tập sách này cho lịch sử thế giới, lịch sử gia đ́nh, thỏa măn riêng tư, hiếu kỳ …

Cháu đọc cuốn sách để hiểu về lịch sử gia đ́nh và v́ ṭ ṃ. Cháu hoan hô chú về chí kiên tŕ, quyết tâm và ước nguyện đem sự thật ra ánh sáng. Óc phân tích của chú quả không thua kém một ai, có lẽ đặc điểm này chảy trong huyết quản ḍng họ chú …

Những góp ư của cháu là từ một người thân cận với gia đ́nh Cô Hương và con cái của Cô (Dũng, Cảm, Hoàng, Thư, Hà, Hằng). Cháu không biết nhiều về Tướng Hiếu, mặc dù có gặp Chú khá nhiều bận v́ Chú luôn thinh lặng. Các con Chú cũng thinh lặng, giống Bố. Cháu nhớ cháu thường tới nhà Cô Hương mỗi ngày để đón các con Cô cùng đi chung xe tới trường. Mặc dù tụi cháu ngồi chung trong xe mỗi ngày, tụi cháu không hề thốt ra một lời cho nhau. Tụi cháu hồi đó khoảng 16 tuổi ǵ đó. Nghĩ lại kể cũng buồn cười, tụi cháu đứa nào cũng e thẹn! Cô Hương luôn rất là tử tế, thân thiện. Cháu thấy Cô tựa như Mother Teresa.

Cuốn sách viết rất hay. Các sự kiện được kiểm chứng thấu đáo với các văn kiện. Tuy nhiên, đôi khi cháu không biết đâu mà ṃ v́ có quá nhiều tiểu tiết để nhớ hết (tên, cấp bậc, địa danh…). Cháu phải trở lui và đọc lại vài đoạn của cuốn sách và c̣n phải ghi chép để có thể theo dơi câu chuyện. Cháu không quen thuộc với cấp bậc trong Quân Đội, cũng như xa lạ đối với các từ ngữ chuyên môn tỉ như các ngành, sư đoàn, tiểu đoàn… Cháu phải bỏ qua các chi tiết này ngơ hầu đọc cho xong cuốn sách. Hy vọng cháu không bỏ xót điều quan trọng nào.

Cuốn sách quả có trả lời một số câu hỏi của cháu. Nó quả khỏa lấp một số khoảng trống trong kư ức của cháu. Cháu thật lấy làm mừng chú đă xen vào các lá thư của chú Hiếu gửi cho vợ. Chính các lá thư này khiến giúp chú Hiếu trở nên sống động và con người hơn. Xin cám ơn chú đă chia xẻ kho tàng riêng tư này với Độc Giả. Trong một số trang đầu, h́nh như chú quá cố gắng trong nỗ lực chứng minh cho độc giả là chú Hiếu là một con người tốt lành, một lănh tụ giỏi, và như vậy gây ấn tượng tác giả thiên vị. Cháu cũng ghi nhận sự lập đi lập lại trong các chương này. Cháu đặc biệt quan tâm đến câu chuyện gia đ́nh đă di tản cách nào. Chắc chú thừa biết là mọi tin tức được bảo mật ngay cả đối với các phần tử trong gia đ́nh. Tin tức chú cung cấp chắc chắn giúp cháu hiểu hơn hoàn cảnh đặc biệt những điều đàng sau hậu trường. [Cháu xin cho chú biết là cháu đang dự tính viết một cuốn sách (cho gia đ́nh thôi, không để bán) kể chuyện cá biệt của từng người trong gia đ́nh đă di tản khỏi Việt Nam ra sao. Thật là hứng thú nghe lời tường thuật từ nhiều quan điểm, từng lứa tuổi khác biệt cho dù một số phần tử lữ hành cùng trong một chuyến đi. Cháu xin chú trích dẫn vài đoan từ cuốn sách của chú, nếu có thể]. Cháu chú tâm đến các câu chuyện quanh Dinh Độc Lập. Năm 2002, cháu có cơ hội viếng bên trong Dinh. Khi bị thả bom, cháu mường tượng ông Thiệu có lẽ đang lái chiếc xe đánh golf lần theo các địa đạo để thoát thân.

Biến cố quanh cái vụ ám sát của chú Hiếu khiến cháu buồn ḷng không ít. Lúc đó cháu lớn đủ (19) để nhớ điều ǵ xảy ra. Cháu cũng dự đám tang của chú. Cháu nhớ tất các các sĩ quan cao cấp đứng nghiêm chào quanh quan tài. Cháu nhớ “nghi can chính” hiện diện trong số đó. Cô Hương thật là can đảm để có thể chịu đựng một thảm cảnh như vậy. Cháu ghi nhận chú không xin được một số chứng từ của một số người. Đặc biệt là sau lời cáo buộc của chú, một số trong họ có lẽ không dám dấn thân bằng ng̣i bút. Cháu rất ngạc nhiên chú đă có thể nhận lănh quá nhiều chứng từ, ngay cả của một người từ Việt Nam. Điều đó chứng tỏ sự kiên tŕ của chú muốn đi tới ngọn nguồn của sự việc. Sự thật là có thể chú sẽ chẳng bao giờ thực hiện được điều mong muốn đó. Hiển nhiên là có nhiều hơn thế nữa. V́ lư do này, có lẽ không nên đi tới một kết luận nào và chắc chắn là không công bằng khi quyết định ai là nghi can chính. Cho dù có đáng buồn và bất công, cháu không nghĩ chú nên chỉ ngón tay trên giấy trắng mực đen “nghi can chính” như chú đă làm trong cuốn sách. Nên để Độc Giả tự quyết định lấy. Chắc chắn là có dấu chỉ âm mưu; tuy nhiên không có đủ bằng chứng của một án mạng rơ rệt gây nên bới một cá nhân rơ rệt.

Không thể nghi ngờ cuốn sách đem lại lợi ích cho một số người. Cháu là một trong số người đó. Cháu rất mừng đă có thể biết rơ hơn về chú cháu. Cháu cảm thấy hănh diện có được một người chú can đảm như vậy. Chú quá toàn hảo. Các con chú phải lấy làm hănh diện về Bố và cả về Mẹ nữa. Xin cám ơn chú đă chia xẻ chuyện kể của chú. Cháu quả thật muốn duy tŕ liên lạc với chú. Lần chót, cháu viết đôi lời cho Dũng và Cảm khi cháu nghe tin Cô Hương mất; thế rồi cháu mất liên lạc. Cháu rất mong luôn biết thêm về những ǵ xảy cho mọi người trong 30 năm qua. Cháu chắc chắn có rất nhiều điều đă xảy đến. Thế giới tiếp tục xoay vần, mọi người tiếp tục già thêm dần…

* Vũ Hồng Loan

Đọc xong cuốn sách Tuớng Hiếu, Một Viên Ngọc Quân Sự Ẩn Tàng, cháu rất phục chú. Chú viết rất hay, tài liệu phong phú, tình thương anh em cho cháu thấy rằng chú là người tốt không thua gì chú Hiếu.

Con người chú Hiếu hoàn toàn thế nào thì cháu cũng đã biết phần nào qua những lần may mắn được gặp gỡ nói chuyện với chú Hiếu vào khoảng thời gian 1968-1974 và qua sự khen ngợi của nhiều người khác.

Về quân sự, cháu thường ít khi để ý đến và đây là cuốn sách đầu tiên cháu đọc từ đầu đến cuối một cách kỹ lưỡng. Những trận chiến, chú viết ra với nhiều chi tiết linh hoạt, theo cháu nghĩ, chỉ có thể thực hiện được với chú Hiếu cầm tay mà thôi. Cháu hoàn toàn tin là có hiện tượng giáng bút vì người không có kinh nghiệm về lãnh vực quân sự, dù có nghiên cứu tìm hiểu đến đâu thì cũng chỉ có thể viết đại khái, sơ lược về một trận chiến, chứ khó mà có thể kể lại tường tận từng chi tiết, chiến thuật... như một quân nhân đã có mặt, đã thật sự điều khiển, tham dự tích cực vào những trận chiến viết trong sách.


Có thể mua dạng sách của General Hieu's Page tại (khởi sự từ ngày):

In Lần Thứ Nhất (Đ́nh bản)

by Tin Nguyen
Price: $21.95
Trade Paperback
Size: 6 x 9
Pages: 472
ISBN: 0-595-00696-5
Published by iUniverse.com

Tái Bản (Hiệu chính và tu bổ)

by Tin Nguyen
Paperback
ISBN: 0-595-00696-5
Price: $35.95
Hard Cover
ISBN: 0-595-65679-X
Price: $45.95P
Size: 6 x 9
Pages: 686
Published by iUniverse.com


- iUniverse.com (08/08/2000)
- Barnes&Noble.com (25/08/2000)
- Borders.Amazon.com (25/08/2000)
- Booksamillion.com (25/08/2000)
- Amazon.com (07/09/2000)
- 1Bookstreet.com (01/10/2000).
- Fatbrain.BN.com (10/12/2000).
- Shopping.Yahoo.com (20/01/2001).
- Alldirect.com (16/03/2001).
- Altavista.Dealtime.com (30/03/2001).
- NetStoreUSA.com (09/04/2001).
- A1Books.com (01/04/2001).
- Buy.com (01/05/2001).
- DoubleDiscount.com (18/05/2001).
- Amazon.fr (01/06/2001).
- TexbookX.com (18/06/2001).
- Amazon.de (25/06/2001).
- AddAll.com (24/07/2001).
- Half.com (25/07/2001).
- Amazon.uk (25/07/2001).
- Codysbooks.com (26/07/2001).
- Proxis.be (26/07/2001).
- Textbooksource.net (26/07//2001).
- Internetbookshop.uk (13/08/2001).
- Blackwell Co.uk (29/08/2001).
- Let's Go Books (12/11/2001).

- Walmart.com (12/11/2001).
- HLEbooks.com (27/11/2001).
-
TotalCampus.com (30/11/2001).
- BookVariety.com (13/12/ 2001).
- Click-O-Rama (13/02/2002).
- Wenderson's (13/02/2002).
- Abner's Discount Basement (13/02/ 2002).
- Albury & Oak (13/02/2002).
- Alibris.com (01/03/2002).
- The Green Giant (24/05/2002).
- Greenbooks (24/05/2002).
- BCY Book Loft (24/05/2002).
- NoWalking Books (24/05/2002).
- SamGoody.com (24/05/2002).
- WorthyBooks.com (24/05/ 2002).
- Amazon.ca (31/07/2002).
- The Book Place (16/08/2002).
- History Bookshop.com (16/08/ 2002).
- Abebooks.com (17/08/2002).
- Lucid Dreams (29/08/2002).
- Powells.com (29/08/2002).
- BiggerBooks.com (21/09/2002).
- Country Book Shop (05/10/ 2002).
- Bookstrip.com (21/12/2002).
- Amazon.co.jp (05/01/2003).


- iUniverse.com (04/19/2003)
- Amazon.com (05/22/2003)
- Borders.Amazon.com (05/22/2003)
- Amazon.co.jp (05/22/2003).
- Codysbooks.com (26/07/2001).
- The Book Place (26/07/2003).
- Amazon.uk (26/07/2003).
- Amazon.fr(22/08/2003).
- Amazon.de (22/08/2003).
- Amazon.ca (22/08/2003).
- Barnes&Noble.com (16/10/2003)
- Fatbrain.BN.com (21/11/2003).
- Altavista.Dealtime.com (22/11/2003).
- MathematicsBooks.org (09/01/2004).
- A1Books.com (21/03/2004).
- Alibris.com (21/03/2004).
- Blackwell Co.uk (21/03/2004).
- TextbookX (21/03/2004).
- Booksamillion.com (28/03/2004).
- Powells.com (17/04/2004).
- Pickabook.co.uk (21/04/2004).
- China-history.com (21/04/2004).
- Christian Books (21/04/2004).
- WHSmith.co.uk (21/04/2004).


Một Anh Hùng Vô Danh Của QLVNCH

Xin giới thiệu một trong số chiến sĩ hào hiệp nhất của Quân Lực Việt Nam Cộng Ḥa. Tiếu sử này mô tả Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu dưới nhiều khiá cạnh khác nhau: đời tư, binh nghiệp, chiến công, và cái chết oan uổng. Tiểu sử phô bày Tướng Hiếu như một anh hùng vô danh, với những biệt tài chiến thuật và chiến lược khiến có thể đặt Tướng Hiếu vào số những quân nhân giỏi nhất của thời kỳ cận đại, ngang hàng với Tướng Rommel của Đức, Patton của Hoa Kỳ, Montgomery của Anh và Leclerc của Pháp.

Dạng trang nhà trên mạng lưới của tiểu sử này đă được độc giả đón nhận một cách nồng hậu với hơn 20 ngàn khách thưởng lăm trong năm đầu. Một độc giả góp ư, "Ngoài giá trị quân sử, trang nhà c̣n lai láng t́nh cảm sâu đậm" và một độc giả khác viết, "Trong tất cả các sách quân sử tôi đă đọc, tiểu sử này cảm động nhất. Tướng Hiếu phải là một sĩ quan tuyệt vời, tài ba mọi mặt. Tôi không biết vị tướng này, nhưng tôi quả thật lấy làm hân hoan đă được đọc về nhân vật này; Tướng Hiếu như sống động lại qua các bài ông viết, và một lần nữa Tướng Hiếu là một gương sáng, v́ lẽ thái độ khiêm tốn của ông vượt qua thời gian." Các Cựu Chiến Binh Mỹ tham chiến tại Việt Nam b́nh phẩm, "đầy hấp dẫn", "rất xác thực", "tuyệt hảo","đáng trở thành sách giáo khoa dùng trong các trường trung học và đại học quân sự..."

Cuốn sách này chứa đựng những tài liệu quân sự đầu tay liên quan đến các tiêu lệnh hành quân mà người thường dân ít khi có dịp biết đến; chúng cho ta mục kích một tư lệnh sư đoàn điều nghiên và thực thi kế hoạch của trận đánh làm sao. Tuy tiểu sử này liên quan tới một đời sống cá nhân, nhưng nó cũng c̣n cung ứng một nội kiến sáng ngời về QLVNCH và một viễn ảnh duy nhất về Cuộc Chiến Việt Nam.



Một Viên Ngọc Quân Sự Ẩn Tàng

Chuẩn Tướng George Wear từng ghi nhận, "Khi được chỉ huy giỏi, các đơn vị QLVNCH chiến đấu không thua bất cứ quân lính của bất cứ ai. Họ chỉ cần có các tư lệnh hỗ trợ họ đúng mức và biết chinh phục ḷng tin tưởng của họ và khiến họ tin là chính nghĩa của họ đáng được hy sinh bởi chính mạng sống họ." Tướng Hiếu đă là một trong số tư lệnh đó. Đại Tá John Hayes, cố vấn trưởng Mỹ cuả Sư Đoàn 5 ghi nhận năm 1970, "Tướng Hiếu là một tư lệnh trên trung b́nh. Các điểm tốt gồm có nhiệt tâm, kinh nghiệm lănh đạo tác chiến, khả năng thôi thúc và duy tŕ tinh thần binh sĩ, và khả năng chế ngự thuộc cấp. Ông rất sùng đạo và ái quốc, và đ̣i hỏi tiêu chuẩn hạnh kiểm và kỷ luật cao. Ông cẩn trọng mực thước nhưng khi lấy quyết định th́ sắc bén. Ông được đánh gía cao hơn mức trung b́nh của một tư lệnh Sư Đoàn Mỹ trong cung cách hành sự toàn diện của ông."

Các cựu chiến binh Mỹ từng phục vụ tại Việt Nam chắc sẽ lấy làm hứng thú khi biết Tướng Hiếu từng cộng tác mật thiết với các đơn vị Hoa Kỳ sau đây: USMC HMM-364, 52nd Combat Aviation Battalion, 1st Cavalry Division, 173rd Airborne Brigade, 4th Infantry Division, 174th Assault Helicopter Company, 1st Battalion/50th Mechanized Infantry, 7/15th Field Artillery Battalion, 19th Engineer Combat Battalion, 1st Infantry Division, 11th Armored Cavalry Regiment, 3rd Brigade/82nd Airborne Division, 12th Aviation Group and 3rd Squadron/17th Air Cavalry.

- Tướng Hiếu hiển nhiên là một quân nhân thượng thặng đă đặt để quốc gia và dân chúng trên hết. (Đại Tướng Fred C. Weyand).
- Tiểu sử của một sĩ quan cấp tướng của VNCH đă đước ví như Patton, Rommel, Montgomery, và LeClerc. Ông được giới dân sự Việt thán phục và giới cố vấn Mỹ nể trọng. (Douglas Pike)
- Cuốn sách này chiếu rọi những điều về QLVNCH trước nay không ai đề cập tới. (Darryl Nelson)
- Tôi không thấy bất cứ ai học hỏi Chiến Tranh Việt Nam về phía QLVNCH có thể gạt cuốn sách của ông qua một bên. (James Miguez)


Điểm Sách

+ Dr Michael JM Raffin (The Viet Nam War Museum)

Bảo Tàng Viện Chiến Tranh Việt Nam trân trọng thông báo cuốn Major General Nguyen Van Hieu, ARVN đă được đưa thêm vào phần điểm sách cùng với cuốn Monkey Bridge của Lan Cao, và History of the Vietnamese Marine Corps, Army of the Republic of Viet Nam của Đại Tá Phạm Văn Chung.

Nội dung cuốn sách này tŕnh bày một viễn ảnh sáng ngời về các truyền thống cao quí nhất của Việt Nam, và là một tưởng niệm thích hợp cho một thành viên cao cấp của giới quân sự cao cấp nhất của Nam Việt Nam. Tiểu sử này do một bào đệ ghi chép, nên nó chứa chất rải rác đây đó nhiều chi tiết mang tính chất hơi tí chủ quan thiên lệch, điều mà tác giả tự nguyện nếu không nói là hănh diện nh́n nhận, nhưng không v́ vậy mà khỏa lấp đống kho tàng chi tiết khách quan; những dữ kiện này được phong phú hóa bởi quan điểm cá nhân, nếu không nói là quan điểm đượm màu sắc gia đ́nh tính.

Cuốn sách này đề cao nhân đức của truyền thống Việt Nam với sự ngưỡng mộ sâu đậm nhất, qua một sự phân tích chiều sâu về sự đóng góp của đương sự cho quê mẹ ḿnh, trong một bối cảnh của những trang sử bi tráng và tang tương nhất của Đông Nam Á.

Những chi tiết chính xác được tŕnh bày với đầy đủ tài liệu hỗ trợ và cộng thêm rất nhiều h́nh ảnh khiến cho nhân vật lịch sử này trở thành một gương mặt sống động và gần gũi thân mật. Rất nhiều chi tiết được phô bày trong sách khiến cho người đọc phải đến sửng sốt bừng tỉnh con mắt. Cuốn sách này rất cân đối giữa hai thái cực: một bên là nhân đức và sự thăng chức nhanh chóng trong sự nghiệp quân sự của một cá nhân; một bên là những lề lối và hành tung tham nhũng lộ liễu của một chính phủ mà chính đương sự đă thề thốt bảo vệ. Ḷng thán phục của tác giả đối với Tướng Hiếu tương phản cách rơ rệt với các hành vi đáng chê trách của quá nhiều giới chức tại mọi cấp bậc trong chính phủ, kể cả tổng thống, là những kẻ lănh phần trách nhiệm về sự đổ vỡ của chính phủ Việt Nam Cộng Ḥa.

"Tôi chỉ là khí cụ của anh tôi. Tiểu sử Tướng Hiếu là lời tự thuật... Tướng Hiếu phân chia đường ranh rơ rệt giữa địa hạt quân sự và đời tư. Chẳng vậy mà Tướng Hiếu duy tŕ được tính thanh liêm và nhân đức đang khi làm việc chung với các tướng lănh tham nhũng và thiếu đạo đức khác... Cái oai mà quân sĩ nhận thức nơi nhân cách Tướng Hiếu là cái oai tự tại, chứ không phải cái oai giả tạo đ̣i hỏi tới một cái gậy ba toong tướng, một bộ áo rằn ri, hay một điếu x́ gà, hay một đoàn hộ tống hùng hậu, vân vân... Do đó các quân nhân thâm t́nh nể trọng và thương kính Tướng Hiếu..."

Tướng Hiếu bị ám sát tại văn pḥng ở bản doanh bộ tư lệnh Quân Đoàn III ngày 8/4/1975. Ngoại trừ sự kiện ông bị bắn chết, các báo cáo chính thức và chứng từ của những người mục kích sự kiện đối chọi nhau.

+ Nguyễn Văn Trí

Cuốn tiểu sử này, chắc hẳn độc giả nhận xét thấy ngay từ đầu, không do một sử gia, hay một phóng viên, hay một nhà văn chuyên nghiệp viết; nhưng lại phát xuất từ ng̣i bút của một bào đệ muốn hóa giải màn huyền bí che phủ cái chết bức tử của anh ḿnh. Mối quan tâm ṭ ṃ chính đáng này đă chuyển biến thành một tập hợp các bài văn mô tả Tướng Hiếu như là một con người quyến luyến gia đ́nh, một nhà ái quốc, một chiến lược gia, và một con người liêm chính.

Tập hợp các bài văn này mà các cây viết là những anh em, bạn bè và chiến hữu, qui tụ một cách bất ngờ lại với nhau để phóng lên một h́nh ảnh sống động của một quân nhân thông minh và một chiến lược gia sáng chói can dự vào hai phận vụ to tát khôn lường: một là chống tham nhũng trong quân đội; hai là chống đạo quân Cộng Sản Bắc Việt xâm lăng.

Cuốn sách hé mở cho độc giả thấy một con người sống sắc diện âm của xă hội Việt Nam (b́nh đẳng, uyển chuyển, hướng thượng, ḥa đồng) và đồng thời, đương đầu chống lại sắc diện dương của giới quân đội và chính quyền tiêm nhiễm bởi thuyết tân nho giáo (trọng nam khinh nữ, khắc nghiệt, tư lợi, quan lại, nặng mặt sĩ diện và địa vị).

Tuy không tự cho là thấu đáo và đầy đủ trong công việc sưu tầm, tác giả đă thâu thập được một số những mẩu giai thoại cá nhân, những chứng từ của những nhân chứng hiện c̣n sống, những tài liệu đă được giải mật từ Văn Khố Quốc Gia, những lá thư của các cựu sinh viên sĩ quan đồng khóa, những cuộc phỏng vấn qua điện thoại, những trích dẫn từ sách báo, vân vân. Từ những tiếng nói hỗn độn này trồi hiện lên h́nh ảnh của một con người nhân đức, một người cha nhân từ, một người chồng khả ái, một vị tướng lănh tài giỏi được giới quân nhân Việt cũng như Mỹ thuộc mọi cấp bậc kính nể. Chắc độc giả không khỏi ngạc nhiên khi khám phá ra vị anh hùng vô danh này trong bối cảnh đen tối của cuộc Chiến Việt Nam và của sự phản bội nghịch lại nguyện vọng toàn dân của giới hủ nho trong quân đội và chính quyền.

Tuy h́nh thức tŕnh bày có phần khiêm tốn, cuốn sách đă thành công trong việc đền báo công đức cho một quân nhân nhiệt tâm và một tướng lănh tài giỏi, mà hầu hết dân chúng Việt lẫn Mỹ ít biết đến. Sau khi đọc xong cuốn tiểu sử đầy hấp dẫn này, độc giả sẽ chẳng khỏi mang theo nỗi suy tư không hiểu cục diện sẽ khác ra sao nếu vị tướng lănh xuất chúng này, một tinh hoa của ḍng giống Con Rồng Cháu Tiên này, được phép thi thố hết tài năng quân sự của ḿnh.

+ Thomas F. Marcotte

Tôi đă đọc xong cuốn sách về Tướng Hiếu và nhận thấy cuốn sách rất hay. Tôi từng phục vụ tại Quân Đoàn 3 và liên hệ mật thiết vào công cuộc Việt Nam Hóa Chiến Tranh, do đó cuốn sách khiến tôi liên tưởng đến các thử thách liên quan đến lănh vực này. Tác giả cung ứng nội kiến và bối cảnh rất lư thú và bổ ích.

Tôi nghi Tướng Hiếu bị ám sát không phải bởi tay các sĩ quan đồng đội mà là bị giết hại bởi Bắc Quân trước cuộc tấn công cuối cùng vào Quân Đoàn 3. Loại khử cơ cấu chỉ huy của địch là một mục tiêu quân sự hợp lư. Bắc Quân không có Không Quân và chỉ có Pháo Binh giới hạn nên thường dùng ám sát cách rất hữu hiệu trong suốt cuộc chiến. Tôi đồng ư là có cố gắng che đậy. Thật là bỉ mặt có một hệ thống an ninh nghèo nàn tại bộ tư lệnh để khiến một tướng hai sao bị ám hại ngay trước mũi. Thêm nữa, tôi nghi là có bàn tay nội tuyến tiếp tay cho bọn phản bội trong QLVNCH. Bọn phản bội này và bọn điệp viên luôn là thành phần của bất cứ cuộc hành quân quân sự nào và Bắc Quân cùng VC rất tài t́nh trong việc xâm nhập. Họ là ai và hành sự ở cấp bậc nào trong bộ tư lệnh th́ có trời biết.

Cho là Tướng Hiếu bị ám hại v́ phơi bày tham nhũng, theo ư tôi th́ không mấy ổn. Vào tháng 4/1975 bọn tham nhũng chắc đă trốn chạy ra khỏi xứ. Nếu sự việc xảy ra sớm hơn th́ tôi c̣n có thể tin được. Sau cùng, tôi không thể gạt qua bên ư kiến cho là Tướng Hiếu đă vô t́nh tự bắn ḿnh. Tôi cũng suưt làm như vậy khi đang chùi súng năm 1969. Tôi sơ suất không xem xét súng có nạp đạn không, và chiă súng lên tường rồi bóp c̣. BÙM...một lỗ to tướng trên tường và lời chửi thề của những người ở pḥng bên, mà tôi may mắn bắn hụt.

Nhị thức bộ binh chiến xa là một đề tài rộng lớn để mà thảo luận tại đây, nhưng việc dùng bộ binh và kỵ binh cũng xưa như trái đất từ khi có ngựa và người.

Tôi lấy làm lư thú khi nghe thấy một tờ tŕnh nói là 60% dân chúng tại Việt Nam sinh ra sau chiến tranh. Tất cả kinh nghiệm trở nên một lịch sử ghê tởm đối với mọi người ngoại trừ những kẻ đă tham dự vào cuộc chiến đó. Chuyện của Tướng Hiếu là một đề tài hay và cuốn sách đóng góp hữu hiệu vào lịch sử của cuộc chiến Việt Nam.

+ Douglas Pike (Indochina Chronology - Vietnam Center)

Tiểu sử của một vị tướng lănh của Nam Việt Nam đă được đặt ngang hàng với các tướng Patton, Rommel, Montgomery, và LeClerc. Vị tướng này được giới dân sự Việt Nam ngưỡng mộ và được các cố vấn Mỹ của ông kính nể. Nếu có nhiều người giống như ông, theo tác giả, th́ Miền Nam đă thắng cuộc chiến.

+ Darryl Nelson (đăng trên trang nhà Counterparts, 12/06/2001)

Tướng Hiếu một anh hùng vô danh, trong những thời kỳ anh hùng khan hiếm tôi khuyến khích mọi người cầm lên đọc một bản của cuốn sách này. Nó chiếu rọi ánh sáng trên Quân Lực của QLVNCH những điều trước đây chưa ai từng tiết lộ.

+ James Miguez

Tôi đă đọc hơn một lần sách của ông và thấy nó chứa đựng quá nhiều sự kiện để mà ta có thể giữ tất cả các chi tiết trong tâm trí cùng một lúc. Tôi thiết nghĩ có đủ dữ kiện để mà có thể chắc chắn là anh ông đứng ở chóp đỉnh trong giới lănh đạo QLVNCH về mặt khả năng, thi hành, thanh liêm và trung tín cá nhân. Đồng thời, các chức vụ trong đời binh nghiệp của anh ông mà ông đă sưu tầm tài liệu đưa tới một thẩm định không chênh lệch về cá tính Tướng Hiếu: 1) các chức vụ Tham Mưu Trưởng, 2) lănh đạo tại Huế trong vụ đảo chánh lịch sử ông Diệm, 3) các chức vụ tư lệnh sư đoàn, 4) mối liên kết lâu bền với Tướng Đỗ Cao Trí, một tướng lănh lừng danh và thành công nhất trong thời kỳ vàng son đầy chiến thắng của QLVNCH, 5) thời gian đảm nhiệm chức Thứ Trưởng Chống Tham Nhũng, một bước tiến tới một chức vụ nội các toàn thời gian và quan trọng, 6) những năm cuối đời làm việc trong tư cách tư lệnh phó quân đoàn, đặc biệt là QĐ 3, bao gồm trọng trách pḥng thủ thủ đô Sàig̣n, 7) thăng chức Trung Tướng sau khi đă chết.

Lẽ đương nhiên c̣n có các chứng từ của các sĩ quan trực thuộc về hành động của Tướng Hiếu ngoài mặt trận, cùng các phác họa liên quan đến ư hướng của Tướng Hiếu đàng sau các thế chiến lược trong các chiến dịch bên Cam Bốt. Tôi không nghĩ rằng người nào học hỏi về Chiến Cuộc Việt Nam đứng về phiá QLVNCH có thể bỏ qua cuốn sách của ông.


Sách này được giới thiệu tại:
* Atrium Books
* BookFinder.com
* BookFinder4U.com
* BooksAboutVietnam.com
* Counterparts
* ISBN.nu
* MilitaryReadingList.com
* Olive-drab
* SaigonInfo.com
* The Vietnam War Museum
* USMC Vietnam-ARVN Boot Camp
* Vietnam War Bibliography (Edwin E. Moỉse)
* VietnamWar.net
* Vietnam War Books
* Vietnam War Writers
* Vietnam Yesterday and Today

E-book

generalhieu