V́ bản chất bí mật của Lực Lượng Đặc Biệt, nên việc tham dự của Lực Lượng Đặc Biệt trong Chiến Dịch Đỗ Xá tháng 4 năm 1964 không được các văn kiện chính thức nhắc đến. Đại Tá Lê Tất Biên, thuộc binh chủng Biệt Động Quân, từng tham dự trong chiến dịch năm đó, cho biết thêm các chi tiết sau đây liên quan tới vai tṛ của Lực Lượng Đặc Biệt trong Chiến Dịch Đỗ Xá. Năm 1964, Tư Lệnh Lực Lượng Đặc Biệt là Chuẩn Tướng Lam Sơn. Chỉ Huy Trưởng Lực Lượng Đặc Biệt tại Vùng 2 Chiến Thuật là Thiếu Tá Nguyễn Thành Chuẩn. Chuẩn Tướng Lam Sơn có mặt tại Bộ Chỉ Huy Lực Lượng Đặc Biệt đặt tại phi trường Tỉnh Quảng Ngăi cạnh bên Bộ Tư Lệnh Tiền Phương của cuộc hành quân. Vào lúc đó Đại Tá Nguyễn Viết Đạm là Tư Lệnh Sư Đoàn 25 Bộ Binh. Lực Lượng Đặc Biệt tham dự Chiến Dịch Đỗ Xá với một lực lưọng tương đương với một tiểu đoàn (nhưng không có tiểu đoàn trưởng) gồm bốn đại đội Biệt Kích Nhảy Dù biệt lập dưới quyền chỉ huy của bốn trung úy đại đội trưởng: ĐĐ1, Vũ Mạnh Cường; ĐĐ2, Cẩm Ngọc Huấn (người gốc Thái); ĐĐ3, Lê Tất Biên; và ĐĐ4, Phan Văn Khánh. Tất cả sau này lên tới cấp trung tá, ngoại trừ Cẩm Ngọc Huấn, v́ nhảy qua binh chủng bộ binh, nên lên lon mau hơn tới đại tá. Đại Đội 1 và 2 nhảy vào mật khu Đỗ Xá tại Măng Xin, phía bắc; Đại Đội 3 tại phía Nam, Khe Nước Lah. Đại Đội 4 là đơn vị trừ bị nằm tại Bộ Chỉ Huy LLĐB. Trọng trách Biệt Kích Nhảy Dù của LLĐB được giao phó là chiếm mật khu Đỗ Xá khiến không c̣n là khu an toàn cho Cộng Quân nữa, một khi QLVNCH rút ra. V́ vậy các chiến binh Biệt Kích Nhảy Dù LLĐB nhảy vào mật khu mang theo các ổ ḿn bẫy đầy ḿnh. Các đơn vị LLĐB được thả vào mật khu 15 ngày sau các đơn vị chủ lực. Khi các cánh quân chủ lực, sau khi lùng kiếm được các căn cứ địch rút đi khỏi, các đội đại đội Biệt Kích Nhảy Dù LLĐB ở lại sau gài ḿn bẫy khắp cùng để giết hại địch khi chúng mon men trở lại. Lúc ban đầu, kế hoạch dự định các đại đội LLĐB sẽ ở nán lại giữ mật khu hành quân phản du kích trong thời gian sáu tháng. Nhưng sau rồi Tướng Đỗ Cao Trí thấy không ích lợi và ra lệnh cho các đại đội Biệt Kích Nhảy Dù LLĐB gài ḿn đầy đủ rút ra khỏi mật khu 15 ngày sau khi đại quân đă rút ra hết. V́ lẽ các đại đội Biệt Kích Nhảy Dù LLĐB gài ḿn lại rất kỹ lương nên địch quân không dám bắn đuổi theo sau các cánh quân QLVNCH trên đường triệt thoái. Trong cả thời gian một tháng hành quân, các đơn vị LLĐB chỉ có hai chiến sĩ bị thương nhẹ. Sau Chiến Dịch Đỗ Xá chấm dứt, Tướng Đỗ Cao Trí và Tướng Lam Sơn cùng các chiến sĩ BKND/LLĐB nhảy dù biểu diễn mừng chiến thắng tại băi cát rộng dài dọc theo Sông Trà Khúc gần cầu dưới sự chứng kiến hoan hỉ của dân chúng địa phương. Tiếp sau đó, Tướng Nguyễn Khánh khoe công trận của Chiến Dịch Đỗ Xá bằng một cuộc duyệt binh tại Sài G̣n. Đại Đội 3 của Trung Úy Lê Tất Biên được đề cử đại diện cho binh chủng Lực Lượng Đặc Biệt tham dự cuộc duyệt binh. Tướng Lam Sơn đă phải ra lệnh cho may gấp rút bộ áo quân phục hoa rừng màu huyết bốn túi để các chiến sĩ có bộ lễ phục oai phong làm nở mặt cho BKND của binh chủng LLĐB. Ghi chú: Đại Tá Lê Tất Biên tốt nghiệp Khóa 10 Vơ Bị Đà Lạt, thụ huấn khóa A Lực Lượng Đặc Biệt đầu tiên. Phục vụ binh chủng LLĐB/ND 13 năm sau khi giữ chức vụ Đại Đội Trưởng Đại Đội 3 Biệt Kích Nhảy Dù. Được thăng cấp Đại Úy Thực Thụ. Được bổ nhiệm chức vụ Chỉ Huy Trưởng B31/LLĐB/ND Liên Đoàn 77 đóng tại Phước Vĩnh, Tỉnh Phước Thành, cạnh chiến khu D của Cộng Sản. Hoạt động 3 Tỉnh Phước Long, Phước Thành và B́nh Long và biên pḥng dọc biên giới Campuchia. Sau đó B31/LLĐB/ND đổi danh thành B14/LLĐDB/ND di chuyển lên đóng tại Tỉnh Phước Long (Núi Bà Ra) tiếp tục nhiệm vụ hoạt động như trên, bên cạnh ngay BTL/SĐ5BB. Đến 1969 đổi qua Chỉ Huy Trưởng B16/LLĐB/ND đóng tại Tây Ninh. Lên Trung Tá bên cạnh ngay BTL/SĐ25BB. Trách nhiệm hoạt động 3 Tỉnh Tây Ninh, Hậu Nghĩa, B́nh Dương và biên pḥng dọc theo biên giới Campuchia. Thời gian phục vụ binh chủng LLĐB/ND trong 13 năm, chỉ huy các đơn vị rất tích cực phối hợp với Lực Lượng Đặc Biệt Nhảy Dù của Hoa Kỳ, và các đơn vị Hoa Kỳ hoạt động tại Vùng 3 Chiến Thuật, các Toán và Trung Đội Thám Sát, hướng dẫn hành quân rất nhiều thắng lợi. Chiến thắng rất nhiều chiến công, đă được ân thưởng, nhất là Đệ Tứ Đẳng BQHC và nhiều Anh Dũng Bội Tinh các cấp. Ngoài ra c̣n được chính phủ Hoa Kỳ ân thưởng Huy Chương "The Bronze Star Medal with "V" Device" và "The Air Medal with "V" Device". Lực Lượng Đặc Biệt được băi bỏ, ông được chuyển qua binh chủng Biệt Đông Quân với chức vụ Trung Tá Tham Mưu Trưởng BĐQ Quân Đoàn III. Tiếp sau đó, ông được giao trọng trách thành lập Liên Đoàn 33 BĐQ và nắm chức vụ Trung Tá Liên Đoàn Trưởng Liên Đoàn 33 BĐQ. Ông đă tham dự hầu hết các trận đụng độ nặng trong vùng của Quân Đoàn III, như trận đánh mở đường QL13 để các đơn vi lên giải tỏa An Lộc, trận Đức Huệ, chiến dịch Svay Riêng. Tháng 11 năm 1974, ông được phái lên Quân Đoàn II và được bổ nhiệm vào chức Tham Mưu Trưởng BĐQ Quân Đoàn II. Tháng 3 năm 1975, ông thay thế Đại Tá Hoàng Thọ Nhu được bổ nhiệm Tỉnh Trưởng Pleiku nắm chức Liên Đoàn Trưởng LĐ 23 BĐQ Quân Đoàn II. Liên Đoàn 23 BĐQ do ông chỉ huy là đơn vị đầu cầu mở đường cho đoàn quân triệt thoái khỏi Pleiku trên Quốc Lộ 7B. Áp dụng thế cuốn chiếu, LĐ23 BĐQ đă trở nên đơn vị chống cản địch ở đoạn hậu và chiến binh của ông đă anh dũng chiến đấu đến viên đạn cuối cùng. Ông đă bị Cộng Quân bắt ngày 17 tháng 3 năm 1975. Ngày 1 tháng 4 năm 1975, một sắc lệnh thăng thưởng các chiến binh do Tổng Thống Thiệu kư, trong số đó, ông được thăng Đại Tá. V́ khi đó ông đang ngồi trong tù, đến khi xuất tù ông mới được bạn bè cho hay tin này; thành thử, ông chưa bao giờ được vinh dự đeo lon đại tá, đồng thời có người th́ gọi ông là đại tá, nhưng phần đông vẫn gọi ông là trung tá. Nguyễn Văn Tín
|