Phúc Tŕnh Lượng Định T́nh H́nh Việt Nam
của Tướng Fred C. Weyand, 4/4/1975
(Vào cùng thời buổi của bản phúc tŕnh này, Tướng Hiếu, với tư cách Tư Lệnh Phó Hành Quân Quân Đoàn 3, cũng phải đương đầu với những vấn đề Tướng Weyand đề cập đến trong bản văn này. Tuy nhiên, Tướng Weyand đứng trên b́nh diện trừu tượng, c̣n Tướng Hiếu th́ đứng trên b́nh diện cụ thể của chiến trường. Dù Mỹ có tiếp tay hay không, QLVNCH vẫn phải bảo vệ Sàig̣n. Mà lúc đó, Tướng Hiếu đóng vai tṛ chính yếu trong việc điều nghiên và thi hành kế hoạch bảo vệ thủ đô Sàig̣n. Tiếc là Tướng Hiếu bị ám hại ngày 8/4/975, một ngày trước ngày chiến trận Xuân Lộc bùng nổ, nên không ai biết kế hoạch đó sẽ khai triển toàn bộ ra sao - có lẽ ta thoáng chứng kiến được một phần nào qua chiến thắng Quân Đoàn 3 thâu hoặc được trong trận đánh Xuân Lộc. Nguyễn Văn Tín)

Quân Lực Hoa Kỳ
Tổng Tham Mưu Trưởng

Ngày 4/4/1975

Văn Thư Đệ Tŕnh Tổng Thống

Đề Tài: Thẩm Định Việt Nam

Vâng theo chỉ thị của Tổng Thống, tôi đă viếng thăm Nam Việt Nam trong thời gian từ 28/3 đến 4/4. Tôi đă hoàn tất công việc lượng định t́nh h́nh hiện tại đó, đă phân tách Chính Phủ Cộng Ḥa Việt Nam có những dự tính nào để phản công sự gây hấn từ phía Bắc Việt, đă cam kết với Tổng Thống Thiệu sự hỗ trợ kiên tŕ của Tổng Thống trong thời gian khủng hoảng này, và đă kiểm điểm các lựa chọn và các đường lối hành động mà Hoa Kỳ có thể thi hành để trợ giúp Nam Việt Nam.

T́nh h́nh quân sự hiện tại đang lâm vào t́nh trạng gây cấn, và sự tồn tại của Nam Việt Nam trong tư thế một quốc gia đứt đoạn tại các tỉnh phía nam thật là mong manh. Chính Phủ NVN đang bên bờ vực thẳm của một sự thất bại quân sự hoàn toàn. Tuy nhiên, Nam Việt Nam dự tính tiếp tục chống cự với phương tiện có trong tay, và, nếu được phép dưỡng thở, có thể tái tạo khả năng chiến đấu tùy thuộc vào sự yểm trợ chiến cụ về phía Hoa Kỳ cho phép. Tôi xác tín là chúng ta có bổn phận phải hiến sự hỗ trợ này cho họ.

Chúng ta đă tới Việt Nam, trước tiên là để hỗ trợ nhân dân Nam Việt Nam--chứ không phải để đánh bại Bắc Việt. Chúng ta đă ch́a bàn tay ra cho nhân dân Nam Việt Nam, và họ đă nắm lấy bàn tay ấy. Giờ đây họ cần tới bàn tay đó hơn bao giờ hết. Bằng mọi giá chúng ta đă trợ giúp cho 20 triệu người. Họ đă nói với cả thế giới là họ lo sợ cho tính mạng của họ. Họ là những người ưa chuộng các giá trị trùng hợp với các giá trị của các hệ thống không cộng sản, họ tha thiết đeo đuổi cơ hội tiếp tục phát triển một lối sống khác lối sống của những người hiện sống dưới ách Bắc Việt.

Mức độ yểm trợ hiện tại của Hoa Kỳ bảo đảm cho sự thất bại của Chính Phủ NVN. Trong số 700 triệu mỹ kim cho tài khóa 1975, số c̣n lại 150 triệu mỹ kim có thể xử dụng trong một thời gian ngắn cho một cuộc tiếp tế qui mô; tuy nhiên, nếu muốn đạt được một cơ may thành công thật sự, cần có lập tức thêm 722 triệu mỹ kim để đưa Nam Việt Nam tới một thế pḥng thủ tối thiểu chống lại sự xâm chiếm được Nga và Tàu hỗ trợ. Sự viện trợ bổ túc này của Hoa Kỳ hợp với tinh thần và ư định của Hiệp Định Ba Lê. Hiệp Định này vẫn là phương thức thực tiễn làm việc cho một sự thỏa hiệp ôn ḥa tại Việt Nam.

Việc xử dụng hỏa lực không quân Hoa Kỳ để tăng cường khả năng Nam Việt Nam chống lại sự xâm chiếm của Bắc Việt sẽ đem lại sự hỗ trợ cả trên hai b́nh diện chiến cụ và tâm lư đối với Chính Phủ NVN và đồng thời sẽ đem lại một thế tŕ hoăn cần thiết trên chiến trường. Tuy nhiên tôi nh́n nhận những phiền phức khả quan về mặt pháp lư và chính trị nếu thi hành chọn lựa này.

Xét về mặt biến chuyển nhanh chóng của các biến cố, Tổng Thống cần phải quan tâm tới một vấn đề khác. Dựa trên các lư do thận trọng, Hoa Kỳ phải có ngay bây giờ một kế hoạch di tản đại qui mô 6 ngàn kiều dân Mỹ và hàng vạn người Nam Việt Nam và Đệ Tam Quốc Gia mà chúng ta có bổn phận phải bảo vệ. Bài học tại Đà Nẵng cho thấy công việc di tản này đ̣i hỏi tối thiểu một chiến đoàn Hoa Kỳ của một sư đoàn tăng cường yểm trợ bởi không lực tác chiến để dập tan pháo binh và hỏa lực pḥng của Bắc Việt. Khi t́nh thế đ̣i hỏi, một lời xác định công khai về chính sách này phải được công bố và Bắc Việt phải được cảnh cáo một cách rơ ràng : về ư định của Hoa Kỳ sẽ dùng tới vũ lực để bảo toàn tính mạng của các người được di tản. Hành Pháp phải được Quốc Hội cho toàn quyền xử dụng các h́nh phạt quân sự chống lại Bắc Việt nếu họ cản trở công cuộc di tản.

Thế giới đánh giá sự trung tín của Hoa Kỳ trên tư cách một đồng minh tại Việt Nam. Để duy tŕ sự tin tưởng đó, chúng ta phải thực hiện một nỗ lực tối đa trong việc hỗ trợ cho Nam Việt Nam ngay bây giờ.

Một phân tách chi tiết hơn được chứa đựng trong bản phúc tŕnh đính kèm.

Trân trọng,
Fred C. Weyand
Đại Tướng, Quân Lực Hoa Kỳ
Tổng Tham Mưu Trưởng

Phúc Tŕnh Đệ Lên Tổng Thống Hoa Kỳ
Về T́nh H́nh Nam Việt Nam

Mục Lục

I. T́nh Trạng Hiện Thời

A. Bối Cảnh

B. T́nh Trạng Hiện Tại

C. Kế Hoạch và Ư Đồ của Bắc Việt

II. Các Vấn Đề Chính

III. Các Kế Họach Và Ư Định của Chính Phủ NVN

IV. Các Viễn Tượng Hiện Tại

V. Vai Tṛ Của Hoa Kỳ Và Các Lựa Chọn Đường Lối Hành Động

Nhập Đề

Ngày 24/3/1975 Tổng Thống chỉ thị tôi thực hiện một sứ vụ xem xét t́nh h́nh của Việt Nam Cộng Ḥa. Trách vụ của tôi là:

Thẩm định t́nh trạng quân sự hiện tại và các ư đồ của Bắc Việt trong thế tấn công hiện tại.

Xác định và thẩm định điều ǵ Chính Phủ Việt Nam Cộng Ḥa đang làm và định làm để đương đầu với thế tấn công này và ảnh hưởng của nó trong cả hai lănh vực quân sự lẫn dân sự.

Xác định và thẩm định điều ǵ Chính Phủ Hoa Kỳ có thể làm để kiện toàn khả năng quân sự của Nam Việt Nam và để giảm bớt nỗi thống khổ của dân chúng.

Cam kết với Tổng Thống Thiệu rằng Chính Quyền này tiếp tục trung kiên trong việc hỗ trợ các nỗ lực của Việt Nam Cộng Ḥa chống trả sự gây hấn của Bắc Việt và Chính Quyền này sẽ làm tất cả những ǵ cần thiết để cung cấp viện trợ chiến cụ cần thiết để bảo vệ Việt Nam Cộng Ḥa.

I. T́nh Trạng Hiện Thời

A. Bối Cảnh

Hiệp Định Ba Lê của 27/1/1973 không đánh dấu cho sự bắt đầu của ḥa b́nh tại Việt Nam, nhưng đánh dấu cho sự bắt đầu của sự phát huy về phía Cộng Sản trong việc tiếp tế và tiếp vận để Bắc Việt tiếp tục gây hấn quân sự tại Việt Nam. Trong 26 tháng kế tiếp từ ngày Hiệp Định được kư kết, Bắc Việt kiến tạo lại Đường Ṃn Hồ Chí Minh thành một huyết mạch tiếp vận chính dưới bất cứ thời tiết nào. Họ xây đắp một đường tiếp liệu dài 350 dậm vào Nam Việt Nam để chuyển vận quân cụ. Khi hệ thống tiếp vận này hoạt động tối đa, họ tăng gấp bốn lần số lượng pháo binh trận địa, tăng lên rất nhiều súng pḥng không và phái xuống gấp sáu lần số chiến xa vào Nam Việt Nam so với số lượng tháng 1/1973. Đồng thời, họ tăng số quân lên gần 200 ngàn người. Tất cả những hành động này vi phạm trắng trợn Hiệp Định Ba Lê. Ngược lại, Hoa Kỳ không chu toàn bổn phận duy tŕ mức độ trang bị quân cụ Nam Việt Nam như Hiệp Định cho phép. Đạn dược giảm thiểu 30 phần trăm từ 179 ngàn tấn khi ngưng bắn xuống tới 126 ngàn tấn khi cuộc tấn công của Bắc Quân khởi sự. Xăng nhớt và các bộ phận máy móc bị cắt giảm 50 phần trăm đối với Không Quân Việt Nam.

Sự phác họa kiểm điểm vừa nêu trên khiến xảy ra t́nh trạng hiện thời tại Nam Việt Nam. T́nh trạng này vừa khó lường vừa mong manh. Nó thay đổi rất rơ rệt trong tháng 3 và c̣n có thể thay đổi nhanh chóng hơn trong các tuần, hay ngay cả các ngày tới.

Ngày 10/3, Cộng Sản phát động "Gia Đoạn II" của chiến dịch 1975. Hai Sư Đoàn Bắc Quân tấn kích Ban Mê Thuột, một ngă rẽ chiến thuật tại Tây Cao Nguyên, chỉ được QLVNCH bảo vệ sơ sài. Cũng cùng một lúc, các đơn vị Bắc Quân phía tây Sàig̣n phát động một nỗ lực quyết liệt nhằm loại trừ sự hiện diện của Chính Phủ NVN, cho Cộng Sản một hành lang ngắn đoạn và an toàn hơn để xâm nhập vào phía nam của Đồng Bằng Sông Cửu Long và, đồng thời, khóa chặt hai con đường giữa Sàig̣n và Tây Ninh.

Vào giữa tháng 2, Tổng Thống Thiệu gửi Nghị Sĩ Trần Văn Lắm sang Hoa Kỳ trong một sứ vụ riêng tư để thẩm định thái độ của Quốc Hội liên quan đến Việt Nam và viễn tượng của một hành động ủng hộ về sự viện trợ của giới lập pháp. Lắm đệ tŕnh một thẩm định rất yếm thế, mà Thiệu cảm thấy đồng quan điểm với các phiếu bỏ vào tháng 3 của phía đảng Dân Chủ tại Hạ Nghị Viện. Thiệu đang suy nghĩ mông lung về sự lượng định đen tối của Lắm khi Cộng Sản phát động các cuộc tấn công thuộc "Giai Đoạn II" kể trên. Thiệu thấy nước ông đương đầu với một cuộc tấn công qui mô của Cộng Sản trùng hợp với sự cắt giảm, mà cũng có thể sự chấm dứt của viện trợ Mỹ. Ông và các cố vấn của ông do đó đă quyết định rằng một triệt thoái chiến lược tối cần cho sự tồn tại của Chính Phủ NVN.

Khái niệm chiến lược mới này đ̣i hỏi xóa bỏ các vùng núi ít dân cư của Vùng 1 và 2 Chiến Thuật để tập trung các tài nguyên và nhân lực để bảo vệ Vùng 3 và 4 Chiến Thuật, cộng thêm các vùng ven biển thuộc Vùng 1 và 2 Chiến Thuật; các vùng này là vùng sản xuất nông nghiệp của Nam Việt Nam và là nơi tập trung dân cư đông đảo. Chiến lược này có vẻ hợp lư và ước đoán tính chất cần thiết của Thiệu là đúng. Tuy nhiên khi đem nó ra thi hành th́ thật là thảm bại.

Trong buổi họp ngày 13/3 với Tư Lệnh Quân Đoàn 1, Tướng Trưởng, Tổng Thống Thiệu phác họa khái niệm chiến lược mới của ông và sự quyết định rút Sư Đoàn Dù từ Quân Đoàn 1 về Quân Đoàn 3, mặc dù Tướng Trưởng hết sức phản đối cho là sự rút sư đoàn dù đi sẽ khiến quân Chính Phủ NVN không thể nào giữ vững nổi pḥng tuyến. Trong mười hai ngày kế tiếp (13-25/3) có nhiều do dự, cả tại Vùng 1 Chiến Thuật lẫn tại Sàig̣n, liên quan tới vấn đề phần đất nào phải giữ -- và đặc biệt có cần thiết cố bảo vệ Huế hay không. V́ lẽ lệnh nhận được từ Sàig̣n thay đổi liên miên, Tướng Trưởng đă phải thay đổi thế dàn quân ít nhất là ba lần, mặc dù Bắc Quân gia tăng cường độ tấn công không ngừng. Thành phố Quảng Trị được di tản trong trật tự ngày 19/3, nhưng trước khi tuyến pḥng mới của Chính Phủ NVN được thiết lập dọc theo sông Mỹ Chánh, các lực lượng địa phương quân đă tan hàng trước áp lực của Bắc Quân; Sàig̣n triệu hồi lữ đoàn dù cuối cùng tại Vùng 1 Chiến Thuật, thế là một sự tan ră xảy ra. Áp lực của Bắc Quân tăng lên rất nhanh từng ngày. Huế được di tản ngày 25/3, nhưng lúc đó các đơn vị Bắc Quân đă cắt đứt Quốc Lộ 1 phía nam thành phố và việc triệt thoái 20 ngàn chiến binh khỏi Huế, bao gồm hầu hết là Sư Đoàn 1 QLVNCH, trở nên lệ thuộc vào rút lui vội vă, không chuẩn bị trước và đầy nguy hiểm bằng đường biển. Cũng trong thời gian này, các đơn vị giàn mỏng của Chính Phủ NVN tại Quảng Nam, Quảng Tín, và Quảng Ngăi bị phân tán và đánh bại từng mảnh bởi các lực lượng của Bắc Quân.

Sự hiện diện của Chính Phủ NVN tại Vùng 1 Chiến Thuật thu gọn lại tại địa bàn Đà Nẵng. Lực lượng c̣n sót lại tại vùng này--bao gồm Sư Đoàn Thủy Quân Lục Chiến và một phân bộ của Sư Đoàn 3 QLVNCH--cố gắng lập tuyến pḥng tại Đà Nẵng, nhưng nỗ lực này không thành công. Mười ngàn quân trú pḥng hỗn độn của Chính Phủ NVN phải đương đầu với hơn 30 ngàn quân Bắc Việt đang trên đà chiến thắng. T́nh trạng càng phức tạp thêm với làn sóng của hơn một triệu dân di tản. Với tổng số 2 triệu người t́m cách thoát ly ra khỏi thành phố, bấn loạn lan tràn và ngày 28/3 trật tự tan biến. Các chiến xa Bắc Quân tiến vào thành phố ngay sau đó. Không quá 50 ngàn dân di tản được đem ra khỏi bằng máy bay hay tàu thủy, và Chính Phủ NVN thành công trong việc cứu vớt 22 ngàn chiến binh, trong số đó có khoảng 9 ngàn TQLC và 4-5 ngàn lính thuộc Sư Đoàn 2 và 3 QLVNCH, nhưng số mạng của phần c̣n lại của đám quân dân cán chính tại Đà Nẵng th́ không biết ra sao.

Tại Vùng 2 Chiến Thuật, Tổng Thống Thiệu và Tư Lệnh Vùng, Tướng Phú, họp tại Cam Ranh ngày 14/3 để bàn thảo t́nh h́nh sau khi mất Ban Mê Thuột. Trong buổi họp này, Tổng Thống Thiệu phác họa khái niệm chiến lược mới của ông, triệt thoái khỏi cao nguyên và củng cố lực lượng quân chính phủ để bảo vệ các vùng ven biển huyết mạch. Không rơ lời lẽ chính xác của Tổng Thống Thiệu như thế nào, nhưng Tướng Phú hiểu là ông được phép tùy nghi di tản hoàn toàn và ngay lập tức Pleiku và Kontum, mặc dù không hề có một kế hoạch hay một sự chuẩn bị nào cả. Việc di tản khởi sự hai ngày kế đó, với sự di tản các lực lượng QLVNCH về vùng ven biển tại Tuy Ḥa, theo hai Quốc Lộ 14 và Hương Lộ 7B ngang qua Phú Bổn và Phú Yên. Cộng thêm vào những nỗi khó khăn gây nên bởi một cuộc di tản không được chuẩn bị, 7B là một con đường phụ, không được xử dụng từ nhiều năm nay, với nhiều cầu bất khả dụng và các khúc sông cạn không được khai triển. Chỉ huy và kiểm soát sụp đổ. Sáu liên đoàn Biệt Động Quân và một trung đoàn Bộ Binh từ Kontum và Pleiku phái đến, bị phân tán lẫn lộn trong đám đông dân sự trên 200 ngàn hỗn độn chạy theo đàn quân rút lui. Có ít ra hai hoặc có thể ba trung đoàn Bắc Quân tiến lên hướng bắc từ Darlac tới Phú Bổn và Phú Yên để đánh phá đoàn quân di tản, kết quả là các đơn vị tàn quân sống sót tới Tuy Ḥa ngày 26/3 không c̣n sức chiến đấu nữa. Cảnh giết chóc đám dân chúng trên đường rút lui thật là thảm khốc.

Đang khi những biến cố trên tiếp diễn, Chính Phủ NVN đưa một lữ đoàn dù từ vùng Huế vào Tỉnh Khánh Ḥa để ngăn chận từ hai tới bốn trung đoàn Bắc Quân đang đuổi theo đám tàn quân của Sư Đoàn 23 QLVNCH chạy từ Ban Mê Thuột theo hướng đông băng qua tỉnh Darlac. Sư Đoàn 23 đă thảm bại tại tuyến pḥng Ban Mê Thuột, và coi như không c̣n là một đơn vị chiến đấu khi tàn quân lê lết được tới Nhatrang.

B. T́nh Trạng Hiện Tại

T́nh trạng quân sự trong tuần đầu của tháng 4 cần được thẩm định chiếu theo điều ǵ xảy ra trong tháng 3. Giữa t́nh trạng hỗn độn của Vùng 1 và 2 Chiến Thuật, một số đơn vị QLVNCH đă chiến đấu cừ khôi. Nếu không có sự chiến đấu hữu hiệu của TQLC và một số đơn vị thuộc Sư Đoàn 3 QLVNCH, không ai có thể thoát ra khỏi Đà Nẵng. Tại Ban Mê Thuột, các đơn vị thuộc Sư Đoàn 23 QLVNCH cầm cự hơn một tuần lễ đối đầu với hai sư đoàn Bắc Quân. Các trung đoàn 40 và 41 thuộc Sư Đoàn 22 QLVNCH đă chiến đấu dũng mănh để cầm chân các lực lượng đông đảo hơn của Bắc Quân tại pḥng tuyến ven biển tại Qui Nhơn trong tỉnh B́nh Định. Tuy nhiên, ảnh hưởng gây nên bởi các biến cố trong tháng 3 đă đưa đến những hậu quả xấu cả trên lănh vực thực tế, và tệ hại hơn, lẫn tâm lư.

Các lực lượng Cộng Sản trên đà thành công và tuy họ bị thiệt hại nặng nề, nhưng họ được thay thế bởi nhân sự và quân cụ mới. Vào ba tuần cuối của tháng 3, năm sư đoàn QLVNCH, mười hai liên đoàn Biệt Động Quân và hai lữ đoàn thiết giáp đă bị loại khỏi ṿng chiến. Các sĩ quan và các binh sĩ thuộc các đơn vị này có thể được tân trang trong các đội ngũ mới, nhưng hầu như họ đă mất mát hết tất cả quân cụ. Nhiều đơn vị khác của Chính Phủ NVN bị thiệt hại nặng nề về mặt nhân sự và quân trang.

Vào khoảng ngày 1/4, tổng số các lực lượng tác chiến Cộng Sản tại Nam Việt Nam, mà đa số thuộc thành phần các đơn vị Bắc Quân, lên tới trên 200 ngàn chiến binh chia ra thành 123 trung đoàn--71 bộ binh, 7 công binh tác chiến, 4 thiết giáp, 16 pháo binh và 25 pḥng không.

Trong khi đó, lực lượng QLVNCH chỉ tổng cộng khoảng 54 ngàn chiến binh, chia ra thành 39 trung đoàn/lữ đoàn hay tương đương--18 trung đoàn bộ binh, 2 lữ đoàn thiết giáp, 5 liên đoàn biệt động quân, 3 lữ đoàn dù và 2 lữ đoàn thủy quân lục chiến. Nếu được tái trang bị, quân số tác chiến của QLVNCH có thể tăng thêm với các chiến binh thuộc các đơn vị sống sót sau các cuộc đụng độ trong tháng 3 tại Vùng 1 và 2 Chiến Thuật, nhưng điều này đ̣i hỏi thời gian. Tính đến ngày 1/4, lực lượng Bắc Quân tại Nam Việt Nam trội vượt lực lượng QLVNCH với tỷ lệ 3 chọi 1.

Về mặt lănh thổ, Chính Phủ NVN đă mất hết Vùng 1, và hầu hết Vùng 2. Chính Phủ NVN hiện c̣n nắm giữ một giải đất ven biển xuôi nam từ Cam Ranh đến biên giới Vùng 3 Chiến Thuật, cộng thêm mảnh đất phía nam của tỉnh Tuyên Đức. Tỉnh Lâm Đồng thất thủ ngày 1/4, thành phố Đà Lạt được di tản ngày 2/4 và phần c̣n lại của tỉnh Tuyên Đức đang tan ră.

Tại Vùng 3 Chiến Thuật, tỉnh Phước Long đă mất trong tháng 1. Trong tháng 3, lănh thổ bị hao ṃn thêm theo một ṿng cung trải rộng 50 dậm phía tây, bắc và đông Sàig̣n. Các cuộc đụng độ trong Vùng 3 Chiến Thuật lẻ tẻ và, đôi khi mạnh nhưng tại đây, QLVNCH tương đối đứng vững trong ba tuần qua. Trong Vùng 3 CT, các lực lượng QLVNCH chưa phải đối diện với một quân số địch đông đảo hơn. Mặc dù Cộng Sản đang gây áp lực mạnh tại nhiều khu vực (chẳng hạn, Tây Ninh và quanh Xuân Lộc) và rơ ràng đang toan tính những đợt tấn công mới, các lực lượng QLVNCH cách chung đứng vững và chiến đấu cừ khôi, và đồng thời gây thiệt hại trầm trọng cho một số đơn vị Cộng Sản. Ngoại trừ phía lực lượng QLVNCH hoàn toàn mất hết tinh thần hay phía Cộng Sản tăng lực lượng khả quan nhiều hơn mức độ thấy trong tuần qua, Chính Phủ NVN có thể giữ được t́nh trạng trong Vùng 3 CT theo như thế đứng vào ngày 3/4, ít nhất là trong tương lai tiếp cận.

Trong vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (Vùng 4CT), không có mấy thay đổi trong mấy tuần qua. Lực lượng tương quan không mấy chênh lệc. T́nh h́nh chiến thuật có thể hao ṃn nhanh chóng nếu các đơn vị Cộng Sản tăng thêm vào trong vùng hay nếu Chính Phủ NVN điều động một trong ba sư đoàn hiện có mặt tại Vùng 4 CT lên Vùng 3 CT.

Về mặt quân sự, Chính Phủ NVN ở trong thế thủ và bị vây hăm. Các thất bại trong tháng 3 và các hậu quả kéo theo sau--mất mát lănh thổ, thương vong quân sự và dân sự, di chuyển to tát của hơn hai triệu dân di tản--đă ảnh hưởng tiêu cực nặng nề trên cơ cấu chính trị và xă hội của Nam Việt Nam. Sâu đậm tới mức độ nào th́ không thể lường được, v́ dân chúng Nam Việt Nam c̣n trong tâm trạng giao động mạnh và v́ sự hiểu rơ điều ǵ đă xảy ra trong Vùng 1 và 2 chưa được lan rộng tới, ngay cả tại Sàig̣n, huống hồ là các vùng nông thôn thuộc Vùng 3 CT hay Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long trù phú.

C. Ư Định và Kế Hoạch của Bắc Việt

Khó có thể đoán được toan tính của Bắc Việt và có lẽ Trung Ương Đảng Lao Động của Hànội đang ráo riết thảo luận về những đường hướng hành động tới. Những bằng chứng hiện có cho thấy Hànội đang cân nhắc hai đường lối chính:

a. Áp đặt nỗ lực tối đa để khai thác các thành quả chiến thuật mới đây và các lợi điểm hiện tại tại chiến trường của Quân Đội Bắc Việt để phá đổ Chính Phủ Nam Việt Nam và loại khử Chính Phủ này trên địa hạt một thực thể điều hành chính trị.

b. Củng cố các thắng lợi mới và cố gắng tạo thêm một hay hai chiến thắng (chẳng hạn, đánh tan Sư Đoàn 25 QLVNCH và/hay đánh chiếm Tây Ninh)., rồi kêu gọi một thương thảo dẫn tới sự đầu hàng của Chính Phủ NVN, đặt kế hoạch để đi tới một chiến thắng quân sự vào cuối năm 1975 hay 1976 nếu không dùng biện pháp chính trị để ép buộc Chính Phủ NVN chịu chấp nhận một h́nh thức "chính phủ liên hiệp" khiến Cộng Sản thực sự kiểm soát được Nam Việt Nam trên b́nh diện chính trị.

Từ khi kư kết Hiệp Định Ba Lê năm 1973, Hànội liên tục cải tiến khả năng quân sự tại Nam Việt Nam bằng cách liên tục cải tiến các hạ tầng cơ sở tiếp vận (đường xá, đường ṃn, kho chứa, vân vân, tại Lào và tại Nam Việt Nam) và liên tục chuyển quân, tiếp liệu và quân cụ--tất cả vi phạm trắng trợn điều khoản 7 của Hiệp Định 1973. Trào lưu này lúc trồi lúc sụt trong suốt 26 tháng qua, nhưng không khi nào đ́nh trệ.

Trong mùa hè 1974, khi t́nh h́nh chung của vị thế Chính Phủ NVN c̣n sáng sủa, sự tăng vận này của Bắc Việt có phần suy giảm. Nó bắt đầu tái phát mạnh ngay sau các biến chuyển chính trị tại Hoa Kỳ mùa hè năm ngoái và sau khi Quốc Hội cắt giảm viện trợ cho Nam Việt Nam. Trào lưu tiếp vận nhân sự và quân cụ từ Bắc Việt đổ xuống--và, do đó, khả năng của Bắc Quân tại phần đất Nam Bộ--bắt đầu gia tăng vào cuối năm 1974. Nhịp độ gia tăng mạnh từ khởi đầu năm 1975 tiếp qua tháng 2 và tháng 3, và hiện thời th́ đang ở mức độ tối đa.

Chắc chắn Hànội đă có kế hoạch hành động tấn công ở một mức độ cao vào mùa xuân này. Nh́n lại, "Giai Đoạn I" của chiến dịch tháng Giêng (lấn chiếm tỉnh Phước Long), trong số các yếu tố khác, h́nh như là để trắc nghiệm xem HK sẽ có phản ứng ǵ đối với hành động mà chính Hànội phải nh́n nhận là vi phạm trắng trợn Hiệp Định Ba Lê 1973. Xét theo hành vi tiếp sau của Cộng Sản--chẳng hạn, gia tăng quân số, du nhập các đơn vị trừ bị chiến lược Bắc Quân, tấn công Ban Mê Thuột với hai sư đoàn Bắc Quân (một sư đoàn thuộc đơn vị trừ bị chiến lược mới từ Hànội đưa xuống miền Nam) và hô hào lớn tiếng trong các nỗ lực tuyên truyền của Cộng Sản rêu rao HK "bất lực"--h́nh như Hànội đă quyết định là HK quá bận tâm với các vấn đề khác để mà phản ứng mạnh đáng kể trước bất cứ điều ǵ Bắc Việt có thể làm tại Việt Nam.

Các chỉ dụ của đảng và các chỉ thị của giới cao cấp tuyên bố trong tháng 1 và 2 và ngay qua tới tuần thứ ba của tháng 3 cho thấy ít ra mục tiêu khởi thủy của chiến dịch 1975 nhắm tới một thành quả không hẳn là toàn thắng--chẳng hạn, cải tiến vị trí lănh thổ (có thể bao gồm chiếm đoạt thành phố Tây Ninh), đánh tỉa và đánh dằng dai các đơn vị QLVNCH, và gây áp lực toàn diện phủ đầu Chính Phủ NVN. Mục tiêu chính của chiến dịch này h́nh như là đặt để Cộng Sản vào một tư thế thượng phong khiến họ có thể đ̣i buộc một thương thảo đưa tới một chính phủ liên hiệp, và, nếu điều này không xảy ra, khiến họ có thể phát động một cuộc tấn công "dứt điểm" vào năm 1976.

Khó có thể lường được các mục tiêu của Hànội đă tăng vọt lên làm sao và tham vọng của họ đă gia tăng làm sao gây nên bởi các biến cố của mấy tháng qua tại Nam Việt Nam-và tại Hoa Kỳ, đặc biệt là chính Hànội cũng không có th́ giờ để tiêu hóa những biến chuyển mới nhất đây. Tuy nhiên, mức độ đổ quân và tiếp liệu từ Bắc Việt xuống Nam Việt Nam cho thấy chắc chắn Hànội có ư định tiếp tục thúc đẩy lực lượng xâm lược viễn chinh tấn công.

II. Các Vấn Đề Chính

Chính Phủ NVN phải đương đầu với một đống bùi nhùi vấn đề trồi hiện lên nhanh chóng mà chúng ta có thể phân ra làm ba loại chính.

Trước hết, các vấn đề cụ thể và vật chất. Vấn đề quan trọng nhất là Bắc Quân--bao gồm số lượng, gia tăng lực lượng và các hoạt động xông xáo. Tiếp đến, là sử tổn thất đại qui mô của ba tuần lễ qua về nhân sự và quân cụ--ngoại trừ và đến khi được bổ sung--đặt một QLVNCH bị suy yếu vào một t́nh thế thảm khốc đối với mối đe dọa càng gia tăng của Bắc Việt. Trong lănh vực dân sự, là một trào dâng làn sóng di cư, khiến hơn 10 phần trăm toàn dân bị mất gốcễ, cần thiết thực phẩm, quần áo, cư trú, thuốc men tạo nên một gánh nặng cho guồng máy chính phủ. Đáp ứng được những nhu cầu cấp bách này của đám người di cư là cả một vấn đề vĩ đại nhưng định cư và xáp nhập họ vào những vùng dưới quyền kiểm soát của chính phủ quả là một trách vụ tầy trời.

C̣n có những vấn đề cụ thể khác không kém phần quan trọng (tỉ như, duy tŕ đường xá và đường giây thông tin thông suốt, vận chuyển thực phẩm, duy tŕ trật tự và luật lệ tối thiểu tại những vùng tràn ngập dân di cư, kiểm soát và ngăn ngừa các hoạt động phá rối của đặc công Việt Cộng tại những vùng chưa hẳn bị địch tấn công), nhưng những vấn đề này lu mờ trước ba vấn đề cụ thể kể trên.

Cộng thêm vào đó, phải kể tới một lô các vấn đề mới chớm nở mà ta có thể gọi là thuộc phạm vi "hành chánh". Trước hết là cần cung ứng lănh đạo, và chỉ đạo cần thiết để đối phó với các vấn đề cụ thể nêu trên. Tiếp đến là cần lănh đạo và quản trị, về mặt quân sự và mặt dân sự, cần thiết để lôi cuốn một quốc gia sau một loạt thất bại, chận đứng tinh thần chủ bại và thất vọng, phát huy một tinh thần hiệp nhất và một chí hướng chung cho toàn quốc, và thực thi một trận đánh sống c̣n. Trong bối cảnh Việt Nam, t́nh h́nh đ̣i hỏi một sự lănh đạo và một hành chánh hữu hiệu kiểu như của Nội Các Chiến Tranh Anh do Thủ Tướng Churchill cầm đầu sau trận Dunkirk và sự tan vỡ của Pháp. Tới giờ phút này (như phác họa ở Phần III dưới đây) kiểu lănh đạo và hành chánh này không có được--và tại Việt Nam, không có eo biển Anh để ngăn chận làn sóng thủy triều của cuộc xâm chiếm và cung ứng một giây phút nghỉ ngơi và tái tổ chức.

Trong Quân Đội, các vấn đề tâm lư càng tập trung và nặng nề hơn. Các đơn vị Quân Đội tại vùng ven biển Quân Đoàn 2 biết là họ sẽ bị tràn ngập nay mai. Mặc dù có được một vài thành công chiến thuật tại địa phương, các đơn vị thuộc Quân Đoàn 3 có thể lâm vào tâm trạng chủ bại và vô vọng. Tại Vùng Đồng Bằng, các chỉ huy trưởng QLVNCH khẳng định là tinh thần chiến binh họ c̣n tốt và khi vị tấn công họ sẽ chiến đấu, nhưng khi nói chuyện riêng với những người Mỹ mà họ quen biết, và tin tưởng kín miệng, chính những vị chỉ huy trưởng này cảnh giác là tinh thần chiến binh họ không đứng vững nếu như có tin thất bại lớn tại Quân Đoàn 3.

Một trong những vấn đề quan yếu về mặt tâm lư và thái độ tại mọi tầng lớp trong giới quân đội cũng như dân sự, là sự tin tưởng Nam Việt Nam đă bị bỏ rơi, và ngay cả bị phản bội, bởi Hoa Kỳ. Cộng Sản dùng mọi phương cách tuyên truyền và chiến tranh tâm lư để nung nấu quan điểm này. Càng tiến cao lên trong bực thang gia cấp và phẩm trật th́ các cảm tưởng này càng rơ rệt. Cảm nghĩ này hầu hết đều bắt nguồn từ Hiệp Định Ba Lê và sự rút lui tiếp sau của Hoa Kỳ. Ai nấy đều tin tưởng Chính Phủ NVN bị ép buộc kư kết hiệp định này sau khi Hoa Kỳ và Bắc Việt ngầm thỏa thuận cho phép Hoa Kỳ triệt thoái quân đội và thu hồi các tù nhân đánh đổi lấy hành động bỏ rơi Nam Việt Nam. Cảm tưởng bỏ rơi này càng khắc sâu hơn nữa bởi cảm nghiệm thấy Hoa Kỳ không công khai nh́n nhận Nam Việt Nam đang trong t́nh trạng nguy ngập và không sẵn sàng cung ứng yểm trợ cần thiết.

Tất cả các vấn đề kể trên tác động lẫn nhau. Một trong những hậu quả của sự tương tác này là sự thiếu tin tưởng, càng ngày cang lan rộng, vào giới lănh đạo chóp bu Chính Phủ NVN trong quần chúng có ư thức chính trị cao và trong giới quân đội. Tập đoàn cố vấn thân cận của Tổng Thống Thiệu không c̣n được ai nể trọng nữa. Sự bực tức này càng ngày càng chĩa vào cá nhân Tổng Thống Thiệu. Ư thức chung là nếu có bất cứ một cuộc đảo chánh nào xảy ra, dù có thành công đi nữa, cũng kéo theo thảm họa; nhưng ta có thể quyết đoán là nếu khủng hoảng tin tưởng này không được hóa giải, Tổng Thống Thiệu sẽ phải từ chức.

III. Các Ư Định và Kế Hoạch Hiện Tại của Chính Phủ NVN

Chính Phủ NVN có một "kế hoạch chiến lược" nhưng nó được duyệt xét lại h́nh như hằng ngày tùy theo các biến cố. Một tuần trước (25/3) kế hoạch này h́nh dung một địa bàn tại Đà Nẵng và một tuyến pḥng thủ về phía nam đặt tại ven biển ở B́nh Định hay, nếu thất bại, ngay phía dưới Tuy Ḥa trong tỉnh Phú Yên. Tuyến pḥng này băng qua các tỉnh Tuyên Đức và Lâm Đồng, rồi tới Xuân Lộc thuộc tỉnh Long Khánh và kéo qua Tây Ninh. Từ khi kế hoạch được thiết lập, Đà Nẵng đă mất, vị trí của Chính Phủ NVN tại vùng ven biển thuộc Quân Đoàn 2 đă tan ră phía bắc Cam Ranh.

Chính Phủ NVN có ư định tái tổ chức và tái vơ trang các đơn vị QLVNCH và TQLC bị tan hàng trong các trận đánh tháng vừa qua càng nhanh chóng càng tốt. Họ cũng có ư định dùng các biện pháp khác để tăng cường lực lượng QLVNCH bằng tăng cấp các lực lượng địa phương quân và các liên đoàn Biệt Động Quân. Sự thành công trong nỗ lực này tùy thuộc vào khả năng Chính Phủ NVN có thể chỉnh đốn sự kém cỏi trầm trọng trong giới lănh đạo và chỉ huy và trong khả năng của giới này trong việc biến cải kế hoạch này thành hành động có tổ chức. Tổng Thống Thiệu và Tướng Viên ư thức được điểm này và hứa sẽ hành động sửa sai.

Vấn đề di cư cũng có những khiếm khuyết về mặt điều nghiên và hành chánh. Mối quan tâm và ư chí muốn nâng đỡ có đấy và có thể lợi dụng tới cảm t́nh từ các nguồn mạch quốc tế muốn tiếp ứng ngân khoản, nhân sự y tế, tiếp liệu, vân vân... Bác Sĩ Đán--Phó Thủ Tướng đặc trách di cư--đang làm hết sức ḿnh, nhưng hiện chưa có một guồng máy trong Chính Phủ NVN khả dĩ giải quyết các chi tiết phức tạp của một vấn đề thật là to tát khôn lường. Kết quả là gánh nặng được đặt lên vai một vài giới chức, kể cả tại cấp địa phương; một số giới chức này đă đương đầu trách vụ với nhiều sáng kiến để giải quyết những khủng hoảng cấp thời, nhưng những nỗ lực này mang tính cách cá nhân, lẻ tẻ và không nằm trong một hệ thống toàn diện.

Tuyên truyền và chiến tranh tâm lư và ngay cả sự đả thông tối thiểu với chính dân chúng cũng khiếm khuyết về mặt khái niệm và theo dơi hành động.

Nói tóm lại, Chính Phủ NVN có hy vọng và mong muốn đáp ứng, nhưng những ư định này ít được tập trung và tổ chức đúng mức. Chính phủ, đặc biệt là giới hành chánh, đang trong tâm trạng chấn động và bấn loạn, và giới chóp bu h́nh như không ư thức được hoàn toàn hay thấu hiếu mức độ to tát của tất cả các vấn đề này của Chính Phủ NVN.

IV. Viễn Tượng Hiện Tại

Những ǵ xảy ra tại Nam Việt Nam trong tháng tới hay sau đó, tùy thuộc rất nhiều vào những ǵ được thực hiện--hay không được thực hiện--bởi Bắc Việt, Chính Phủ NVN, và Hoa Kỳ trong hai tới ba tuần tới hay ngay cả trong những ngày tới.

Ngoại trừ Lực Lượng Bắc Quân bị chận đứng tại trận địa hay Hànội bị thuyết phục ngưng chiến qua ngă ngoại giao hay ngă nào khác, Bắc Việt sẽ đánh bại Chính Phủ NVN trên b́nh diện quân sự. Không có dấu chỉ cho thấy Bắc Việt đang gặp khó khăn tiếp vận hay bắt đầu thiếu hụt nguồn tiếp liệu. Sự nam tiến của chỉ một, nếu không nói là hai, trong số năm sư đoàn Bắc Quân hiện đang có mặt tại Vùng 2 CT sẽ đủ để thanh toán quân Chính Phủ NVN tại vùng ven biển thuộc Quân Đoàn 2. Nếu một trong số năm sư đoàn Bắc Quân hiện đă có mặt tại Vùng 2 CT được đưa xuống Vùng 3 CT, đặc biệt là nếu được tăng cường với pháo binh và chiến xa, cán cân lực lượng tương quan hiện tại Vùng 3 CT sẽ bị nghiêng ngửa. Các lực lượng Chính Phủ NVN tại vùng Đồng Bằng, đủ khả năng đương đầu với lực lượng Bắc Quân hiện đă có mặt trong Vùng 4 CT, và Vùng 4 CT sẽ không đứng vững nổi nếu Vùng 3 CT tan ră sau các cuộc thất bại tại Vùng 1 và 2 CT.

H́nh ảnh phác họa trên may ra có thể biến cải đang khi Chính Phủ NVN điều quân tại Vùng 3 CT với các đơn vị sống sót từ Vùng 1 và 2. Tuy nhiên, điều này đ̣i hỏi thời gian để tái tổ chức và tái trang bị. Ta có thể chẩn đoán là Bắc Việt có thể tiến quân và xung trận các sư đoàn hiện diện tại NVN nhanh hơn là Chính Phủ NVN có thể thiết lập các sư đoàn tân trang.

C̣n phần Chính Phủ NVN, phải thực hiện những công tác thật sự hữu hiệu không những để ngăn ngừa sự suy thoái của vị trí quân sự tại Vùng 3 CT, nhưng cũng để--và có lẽ quan trọng hơn--hiến cho dân chúng và giới quân đội, một thôi thúc tâm lư tin tưởng vào tài lănh đạo của giới chóp bu Chính Phủ NVN. Trong lănh vực tinh thần, Nam Việt Nam--ít ra tại Vùng 3 CT, kể cả Sàig̣n--rất gần kề miệng dốc đưa tới chủ bại và vô vọng của một sự đổ vỡ cơ cấu toàn diện.

V. Vai Tṛ và Các Lựa Chọn Hành Động của Hoa Kỳ

Điều ǵ Hoa Kỳ làm, hay không làm, trong những ngày tới có lẽ là yếu tố định đoạt cho những biến cố xảy ra trong mấy tuần tới; điều này cũng đúng đối với điều ǵ Sàig̣n hay Hànội làm hay không làm. Một ḿnh Hoa Kỳ không thể cứu văn Nam Việt Nam, nhưng Hoa Kỳ có thể, cho dù có vô t́nh đi nữa, xô đẩy Nam Việt Nam xuống hố chôn.

Đề nghị cụ thể của tôi có thể được phân thành hai loại. Có những hành động ngắn hạn--một phần về mặt thể lư nhưng chính yếu về mặt tâm lư--cần để nâng tinh thần Nam Việt Nam và, nếu có thể, ép buộc đ́nh trệ hành động. Điều này chỉ mua được thời giờ, nhưng trong t́nh thế hiện tại thời giờ là điều tối cần. Thứ đến, có những hành động dài hạn, tuy mang tính chất vật chất nhưng cũng có khía cạnh tâm lư mạnh mẽ, cần thiết nếu muốn Nam Việt Nam có tí hy vọng tồn tại trước sự tàn phá của Bắc Việt hay thương thảo một hiệp ước khác hơn là đầu hàng.

Điều kiện tiên quyết và cấp bách là Việt Nam cảm thấy Hoa Kỳ ủng hộ. Cảm quan này quan trọng về mọi mặt. Cảm quan Hoa Kỳ giảm thiểu ủng hộ Nam Việt Nam khuyến khích Bắc Việt tiếp tục tấn công. Chính cảm quan này đă khiến Việt Nam Cộng Ḥa bắt đầu triệt thoái khỏi các vị trí lẻ tẻ và lộ liễu tại các tỉnh phía bắc. Cảm quan này được cấu tạo bởi các hành động sau đây: Ngay sau khi kư kết Hiệp Định Ba Lê, 1.6 tỷ mỹ kim được đệ tŕnh để cung ứng cho nhu cầu của Nam Việt Nam cho tài khóa 1974; 1.126 tỷ mỹ kim được xuất ra--thanh thỏa 70% nhu cầu. Tiếp sau đó 500 triệu mỹ kim c̣n lại bị từ khước không được tháo khoán. Đối với tài khóa năm nay, 1.6 tỷ được đệ tŕnh để duy tŕ khả năng tự vệ của Nam Việt Nam; 700 triệu được chấp thuận--thanh thỏa 44 nhu cầu. Những hành động này đă giúp khai sinh khủng hoảng tin tưởng khiến Chính Phủ NVN dùng tới biện pháp triệt thoái chiến lược.

Điều then chốt cho sự tồn tại sống c̣n của quốc gia Việt Nam nằm trong khả năng của Chính Phủ NVN ổn định t́nh thế, và đem các nguồn lực quân sự chống đối lại sức tấn công của Bắc Việt. Khả năng ổn định t́nh thế này tùy thuộc, một phần lớn, vào khả năng thuyết phục hạ tầng giới quân nhân và dân sự là chưa đến nỗi mất tất cả, và c̣n có thể chận đứng Bắc Việt. Tuy đó là trách vụ chính của Chính Phủ Việt Nam, các hành động về phía Hoa Kỳ mang tính chất quyết liệt trong việc tái tạo niềm tin.

Hành động mà Hoa Kỳ có thể làm để gây nên ấn tượng tức khắc cho Việt Nam--Bắc lẫn Nam--là dùng không lực Hoa Kỳ để chận đứng thế tấn công hiện tại của Băc Quân. Cho dù chỉ giới hạn trên phần đất Nam Việt Nam và chỉ thực hiện trong một thời gian giới hạn, những tấn công này sẽ gây tổn thất lớn lao cho lực lượng viễn chinh Bắc Việt về mặt nhân sự và quân cụ, và sẽ tạo một chấn động về mặt tâm lư đối với các chiến binh xâm lăng. Những tấn công không tập này cũng sẽ khiến giới lănh đạo Hànội phải đắn đo suy nghĩ, thái độ mà hiện giờ họ không có, đến hậu quả tai hại có thể xảy đến nếu họ làm ngơ lời cam kết chính thức họ đă hứa với Hoa Kỳ.

Giới lănh đạo quân sự Nam Việt Nam thuộc mọi cấp bậc đều luôn lập đi lập lại tầm mức quan trọng của sử dụng B-52 phản công chống lại một lực lượng địch to lớn hơn và quan điểm này hợp lư về mặt quân sự.

Tôi ư thức đến các khó khăn về mặt pháp lư và chính trị gây nên bởi việc thi hành biện pháp không tập này.

Một việc quan trọng mà Hoa Kỳ cần phải làm là xác định cách rơ ràng Hoa Ky quyết tâm ủng hộ Nam Việt Nam. Việc này phải bao gồm lời minh định tích cực của Tổng Thống và các giới chức cao cấp Mỹ. Tinh thần suy sụp của dân chúng Việt Nam đă hứng khởi lên rơ rệt khi phái đoàn Hoa Kỳ do Tổng Thống phái đi với nhiệm vụ điều tra t́nh h́nh đặt chân tới Sàig̣n. Có thêm những hành động tương tợ như vậy sẽ minh chứng mối quan tâm của Hoa Kỳ. Cộng thêm vào các lời xác định của Ngành Hành Pháp, cần thêm nỗ lực tạo một mối quan tâm chung tại mọi lănh vực trên đất Hoa Kỳ. œng hộ từ các thành viên của Quốc Hội; xác định lập trường ủng hộ từ các nhân vật có trọng trách trong và ngoài chính phủ; và sự thông cảm trong giới báo chí Hoa Kỳ sẽ cải biến cảm quan về phía Hoa Kỳ liên quan đến t́nh h́nh tại Việt Nam.

Nỗ lực này cần nhấn mạnh vào ba điểm chính sau đây:

--Dân chúng Việt Nam, với kinh nghiệm trực tiếp sống dưới Chính Phủ Thiệu và Cộng Sản, đă cho thấy rơ họ đă lựa chọn bằng cách "đầu phiếu bằng chân cẳng," giống như các dân Đông Đức đă làm trước khi thiết lập Bức Tường Bá Linh. Làn sóng di cư từ các tỉnh phía bắc, trước các khổ cực, nguy hiểm và thống khổ, là một dấu chỉ đích thực của cảm nghĩ họ. Trong lựa chọn này, không một ai chạy trốn về hướng bắc t́m tới Hànội hay Bắc Việt--nơi không có giặc dă, nơi không có các đám đông di cư, và nơi không có chiến tranh từ khi Hiệp Định Ba Lê được kư kết. Vấn đề đặt ở đây không phải là một bài toán lư thuyết đối với người dân Việt Nam, mà là một vấn đề sống hay chết. Qua hành động của họ, họ đă lựa chọn tự do và nguy hiểm đến tính mạng.

--Nam Việt Nam đă chiến đấu để tự vệ bản thân. Chiến cụ Hoa Kỳ cung cấp là để bảo vệ Nam Việt Nam, trong khi chiến xa và quân cụ Nga Sô và Trung Cộng cung cấp được Bắc Việt xử dụng để gây hấn trắng trợn và miệt thị công khai. Chính là hành động xâm lăng này của Bắc Việt, chứ không phải hành động của Nam Việt Nam, đă khiến Hành Pháp xin Quốc Hội cho thêm viện trợ.

--Chúng ta cần tiếp tục nhấn mạnh tác động của Việt Nam đối với niềm tin đặt để vào sự can dự của Hoa Kỳ. Thế giới rơ ràng thông cảm các cam kết của Hoa Kỳ đối với Việt Nam trong quá khứ. Ai nấy đều ư thức sự mất mát về nhân lực và tài lực trong việc đeo đuổi sự cam kết này. Các chính phủ trên thế giới đều biết quá khứ, nhưng sẽ coi sự bất lực ủng hộ Nam Việt Nam hiện tại đang trong cơn khủng hoảng sống chết như là một thất bại trong quyết tâm về phía Hoa Kỳ. Nếu chúng ta không cố gắng, trong tương lai, bạn cũng như thù sẽ coi như chúng ta không c̣n biết đến chữ tín là ǵ nữa.

Các lời xác định ủng hộ của Hoa Kỳ là quan trọng, nhưng chúng phải được hỗ trợ bởi những hành động cụ thể chứng tỏ quyết tâm của Hoa Kỳ đứng sau lưng đồng minh của ḿnh. Tuy các tài nguyên quân sự tùy thuộc tối hậu vào ngân khoản bổ túc Quốc Hội chấp thuận cho tài khóa này, nhưng hiện giờ c̣n dư hơn 150 triệu mỹ kim từ 700 triệu mỹ kim Quốc Hội đă chuẩn chi với Đạo Luật Chuẩn Chi Quốc Pḥng. Số tiền này có thể được dùng để đáp ứng nhu cầu cấp bách ngay bây giờ và cho một vài tuần tới. Tuy nhiên, sự tiêu xài của ngân khoản thặng dư này sẽ làm hao ṃn nhanh chóng khả năng hỗ trợ của Hoa Kỳ. Một ngân khoản chuẩn chi, có lẽ khoảng 722 triệu, cần thiết cấp bách để đáp ứng những nhu cầu quân sự căn bản để tạo nên cơ may sống c̣n cho Việt Nam Cộng Ḥa. Sau đây là các chi tiết của ngân khoản này:

Chiến dịch tấn công hiện tại của Bắc Quân khiến mất mát quân cụ trầm trọng cần được thay thế ngay bây giờ:

--Năm Sư Đoàn QLVNCH đă bị phá hủy hay bất khả dụng và một sư đoàn khác chỉ được cứu văn một phần. Tuy không thể xác định con số chính xác về sự mất mát nhân sự và quân cụ giờ phút soạn thảo bản thẩm định này, sau đây là những mất mát chiến cụ biết được :

Đạn dược (dự trữ tồn kho mà thôi) $129.0 triệu
Súng ống cá nhân và đội toán $24.6 triệu
Pháo binh $16.0 triệu
Thiết vận xa $85.0 triệu
Quân xa thiết bị bánh cao su $77.0 triệu
Dụng cụ truyền tin $15.6 triệu
Tiếp liệu $6.3 triệu
Y tế $7.9 triệu
Công binh $1.8 triệu
Tồn kho tổng quát $110.5 triệu
Tổng cộng $473.7 triệu

--Thêm vào đó Không Quân Việt Nam mất 393 máy bay trị giá 176.3 triệu mỹ kim, 52.8 triệu mỹ kim đạn dược, và 68.6 triệu mỹ kim bộ phận và khí cụ yểm trợ.

--Trong cuộc tấn công hiện tại Hải Quân Việt Nam mất ba chiến hạm trị giá 2.4 triệu mỹ kim và 5.4 triệu mỹ kim tiếp liệu và khí cụ yểm trợ.

Tổng cộng, sự mất mát của QLVNCH trong cuộc tấn công hiện tại về tiếp liệu và quân cụ được ước tính vào khoảng 779.2 triệu mỹ kim. Những mất mát này không bao gồm đạn dược gài ṇng căn bản, các đơn vị yểm trợ không thuộc về sư đoàn và các công tŕnh xây cất tỉ như phi đạo, hải cảng và các cơ sở quân sự.

Chính Phủ NVN tin rằng có thể chận đứng được cuộc tấn công hiện tại với các lực lượng hiện có và tái thiết bị. Họ dự tính giữ lại một Việt Nam Cộng Ḥa thu hẹp bao gồm một phần lănh thổ phía đông nam của Vùng 2 CT, hai phần ba lănh thổ phía nam của Vùng 3 CT và tất cả Vùng 4 CT. Phần đất phải giữ chứa đựng hầu hết dân số và có đủ điều kiện cho một thể chế chính trị và kinh tế tồn tại được. Họ đang thực hiện một kế hoạch tái tổ chức, nếu thi hành thành công, th́ có thể bảo vệ về mặt quân sự cho một Việt Nam Cộng Ḥa thu gọn.

Trong giờ phút soạn thảo bài này, kế họach tái tổ chức của Chính Phủ NVN có ư định tái thiết bị bốn sư đoàn bộ binh, cải biến 12 liên đoàn biệt động quân thành bốn sư đoàn biệt động quân và tăng cấp 27 liên đoàn lực lượng địa phương quân thành 27 trung đoàn bộ binh. Để có thể hữu hiệu, việc thi hành phải được thực hiện tức khắc. Trong giả thuyết Chính Phủ NVN có thể ổn định t́nh thế quân sự hiện tại, với các chiến cụ và tài nguyên nhân lực hiện tại nắm trong tay và trong sự giới hạn của ngân khoản chuẩn chi cho tài khóa 1975, họ cần có được ngay một số chiến cụ đ̣i hỏi một chuẩn chi mới. Theo ước tính của chúng tôi, điều kiện cấp thời như sau:

--Trang bị cho bốn sư đoàn:
$138.6 triệu

--Biến cải 12 liên đoàn BĐQ thành bốn sư đoàn:
$118.0 triệu

--Biến cải 27 liên đoàn ĐPQ thành 27 trung đoàn BB:
$69.6 triệu

--Đạn dược bộ binh cho hành quân tác chiến và tái thiết mức độ tồn kho:
$198.0 triệu

--Đạn cho không quân hành quân tác chiến và tái thiết tồn kho:
$21.0 triệu

--Nhiên liệu hành quân tác chiến và tái thiết mức độ tồn kho:
$10.4 triệu

--Tiếp liệu và bộ phận sửa chữa chung:
$21.0 triệu

--Yểm trợ y tế (bệnh xá và trang bị)
$7.0 triệu

--Máy bay (hai C-130), bộ phần rời, khí cụ yểm trợ, sửa chữa phi đạo:
$44.9 triệu

--Phí tổn vận chuyển tiếp liệu và khí cụ:
$93.7 triệu

Tổng cộng
$722.2 triệu

Chúng tôi ước tính các vật liệu trên có thể được giao vào tay Việt Nam Cộng Ḥa nội trong 45 ngày kể từ khi có ngân khoản. Phải hiểu là nếu không có các vật liệu bổ sung này, QLVNCH sẽ tiêu hao hết đạn dược hiện có trong kho trước khi tài khóa năm nay chấm dứt với mức độ giao tranh hiện tại. Không thể tái tạo các đơn vị bất khả dụng nếu không có các vật liệu bổ sung này.

Ngoài đáp ứng nhu cầu quân sự chúng ta c̣n phải xin thêm ngân khoản biệt lập cho công cuộc cứu trợ di cư. Không nên buộc Chính Phủ NVN phải cáng đáng thêm gánh nặng tái định cư cho hơn một triệu dân di cư trong khi tài nguyên hiện có phải cung ưng vào cuộc chiến sống c̣n này của họ.

Không có và cũng không thể có được một bảo đảm những biện pháp tôi đề nghị sẽ đủ để ngăn chận chiến thắng hoàn toàn của Bắc Việt. Tuy nhiên nỗ lực này cần phải được thực thi. Ván bài tại Việt Nam hiện giờ là chữ tín của Hoa Kỳ trên phương diện đồng minh. Chúng ta không được phép bỏ rơi mục tiêu của chúng ta cho một Nam Việt Nam tự do và độc lập.

(Bản chính của phúc tŕnh này đưọc tồn trữ tại Gerald R. Ford Library)

generalhieu