TRƯỜNG VƠ BỊ LIÊN QUÂN ĐALAT
ÉCOLE MILITAIRE INTER-ARMES DE DALAT (EMIAD)


Cổng Trường Vơ Bị Liên Quân Đalat

TIỂU SỬ KHÓA 3 TRẦN HƯNG ĐẠO

Khóa 3 Trần Hưng Đạo khai giảng vào ngày 1 tháng 10 năm 1950 là khóa học đào tạo sĩ quan hiện dịch Quân Đội Quốc Gia Việt Nam (QĐQGVN) đầu tiên tại Trường Vơ Bị Liên Quân Đalat (TVBLQĐ) được thành lập để thay thế Trường Sĩ Quan Huế.

Sự h́nh thành Khóa 3 gồm hai đợt, đợt đầu vào khoảng tháng 9 năm 1950 với hơn 90 khóa sinh nhập học, khoảng một tháng sau, số lượng khóa sinh được bổ sung thêm đợt hai, nâng tổng số lên 143 người (theo danh sách do CSVSQ Nguyễn văn Nhờ K3 sưu tập phổ biến ngày 31 tháng 5 năm 1997). Sau 9 tháng huấn luyện, 135 khóa sinh tốt nghiệp ra trường với cấp bậc thiếu úy hiện dịch.

Bối cảnh chính trị và thành phần xă hội khóa sinh

Sau khi Mao trạch Đông chiếm được Trung Hoa (1949), Trung Cộng ồ ạt gia tăng chi viện vũ khí và quân dụng cho Cộng Sản Việt Minh. Cuộc chiến tranh giữa Pháp và Việt Minh v́ vậy ngày càng trở nên khốc liệt. Mặt khác Việt Minh lại để lộ nguyên h́nh là tay sai cộng sản quốc tế, thẳng tay đàn áp các thành phần và đảng phái quốc gia để dành độc quyền toàn trị đất nước.

Hai biến cố trên góp phần vào sự ra đời của giải pháp Bảo Đại: chủ trương đoàn kết các lực lượng quốc gia để chống lại cộng sản. Ngày 8 tháng 3 năm 1949, tổng thống Pháp Vincent Auriol kư kết với Cựu Hoàng Bảo Đại Hiệp Ước Élysée tuyên bố trao trả độc lập lại cho Việt Nam trong khuôn khổ các quốc gia liên kết Liên Hiệp Pháp. QĐQGVN được h́nh thành và trường huấn luyện sĩ quan được tổ chức để đáp ứng nhu cầu sĩ quan cán bộ.

Bối cảnh chính trị đặc thù của VN lúc ấy đă ảnh hưởng sâu đậm đến lập trường chống cộng sản của các khóa sinh khoá 3 Trần Hưng Đạo. Các ứng viên từ ba miền Bắc, Trung, Nam , bao gồm nhiều thành phần xă hội khác nhau: quân nhân, công nhân, công , tư chức, sinh viên, học sinh, đảng phái quốc gia, cựu kháng chiến trong Mặt Trận Việt Minh, người Việt quốc tịch Pháp, Giáo Phái, Sắc tộc, và tất cả phải qua một cuộc sát hạch… Tuy xuất xứ khác biệt nhau về thành phần xă hội, nhưng ư thức tranh đấu dành độc lập cho xứ sở thoát khỏi ách nô lệ thực dân Pháp và xây dựng một quốc gia không cộng sản đă được mỗi cá nhân trong khóa coi đó là lư tưởng chung khi nhập ngũ.

Địa Điểm Trường VBLQĐL

Địa diểm Trường VBLQĐL là một doanh trại gồm nhiều căn nhà trệt với tường và sàn bẳng gỗ, mái lợp bằng tôn, ngoai trừ một ngôi nhà lớn lợp ngói được dùng làm giảng đường chung, tất cả đều được xây cất rất đều đặn trên một ngọn đồi thấp tọa lạc tại khu Saint Benoit ở về hướng đông của thành phố Đalat. Cơ sở này trước kia là trại lính của Nhật, sau khi quân Nhật đầu hàng Đồng Minh, quân đội Pháp sửa chữa lại đề dùng làm nơi huấn luyện các thợ máy quân xa. Kế cận trường là khu vực có nhiều đồi thông đất đỏ thoai thoải, địa h́nh rất thích hợp cho nhu cấu huấn luyện về chiến thuật và tác xạ.


Doanh trại TVBLQĐ

Bộ Chỉ Huy và Huấn Luyện Viên

Trường VBLQĐL nối tiếp vai tṛ của trường Sĩ Quan Huế. Cần ghi nhận là các sĩ quan QĐQGVN ra trường sẽ được bổ sung cho các đơn vị dưới quyền chỉ huy của Quân Đội Pháp, bởi lẽ theo Hiệp Ước Élysée 1949 th́ Pháp vẫn giữ quyền quốc pḥng và tài chánh của Việt Nam. Do vậy ta không nên ngạc nhiên khi thấy tại TVBLQĐL, toàn bộ chương tŕnh huấn luyện đều dùng tiếng Pháp; các sĩ quan chỉ huy, tham mưu và huấn luyện phần lớn là người Pháp. Cho măi đến giữa năm 1954, mặc dầu QĐQGVN đă tổ chức hệ thống Bộ Tổng Tham Mưu và các Quân Khu, nhưng trên thực tế quyền chỉ huy chiến thuật vẫn nằm trong tay các tướng lănh Pháp, chỉ sau khi Pháp đầu hàng ở Điện Biên Phủ và kư kết Hiệp Định ngưng bắn Genève 1954 th́ QĐQGVN mới thực sự bước vào giai đoạn hoàn toàn độc lập với Pháp.

- Chỉ Huy Trưởng Trường lúc bấy giờ là trung tá Gribius, một sĩ quan thuộc binh chủng thiết giáp.

- Phụ tá CHT là thiếu tá Lefort, một sĩ quan nhảy dù.

- Chỉ huy Lữ Đoàn (Division) khóa sinh là đại úy De Buisionières, một sĩ quan ḍng dơi quư tộc Pháp.

- Dưới quyền chỉ huy của các sĩ quan trên, có các sĩ quan Lữ Đội Trưởng (Brigade) Huấn Luyện Viên. Những sĩ quan này ngoài trách vụ chỉ huy Lữ Đội c̣n phụ trách huấn luyên chiến thuật và kỷ luật quân đội. Trong số, phải kể đến các trung úy Le Blanc, Bonneau, Persignan và thiếu úy Mercury. Các sĩ quan VN đầu tiên được thuyên chuyển đến làm Lữ Đội Trưởng cho khóa 3 gồm có trung úy Bùi Hữu Nhơn (sau này thăng cấp Tướng), và trung úy Nguyễn Ngọc Bích.

- Trong ngành huấn luyện kỹ thuật, có đại úy Lafarge là con một Tướng lănh Pháp. Về phía sĩ quan VN trong ngành huấn luyện kỹ thuật có trung úy Dương Ngọc Lắm (sau này lên cấp Tướng) và trung úy Dung (sau này chỉ huy ngành Công Binh Tạo Tác).

Các sĩ quan chỉ huy, tham mưu và huấn luyện người Pháp tại TVBLQĐL đă thi hành vai tṛ của ḿnh một cách rất chuyên nghiệp, xứng đáng là những sĩ quan ưu tú.

Lữ Đoàn Sinh Viên Sĩ Quan (Danh sách đính kèm)

Lữ Đoàn SVSQ (Division) gồm có 6 Lữ Đội (Brigades). Lữ Đội 1, 2, 3 và 4 được tổ chức vào đợt đầu các khóa sinh nhập học. Lữ đội 5 và 6 gồm thành phần những khóa sinh nhập học bổ túc vào đợt hai. Mỗi Lữ Đội do một sĩ quan chỉ huy.

Để t́m hiểu nguyện vọng của các SVSQ, nhà Trường cũng cho các SVSQ bầu lên SVSQ đại diện Lữ Đoàn và đại diện các Lữ Đội.


Lữ Đội 1, khoả 3 THĐ. 3 SVSQ trong h́nh đă là cấp tướng. TT Lữ Lan,
Th/T Nguyễn văn Hiếu, CT Nguyễn ngọc Oánh. Tác giả bài viết đúng bên phải hàng sau cùng.

Chương Tŕnh Huấn Luyện

Chương tŕnh huấn luyện quân sự khóa đầu tiên tại TVBLQĐL được soạn thảo dựa theo chương tŕnh huấn luyện của trường Vơ Bị Saint-Cyr, Coetquidan nổi tiếng của quân đội Pháp. Tuy chương tŕnh rút ngắn trong thời gian 9 tháng, nhưng vẫn bao gồm ba trọng tâm chính yếu là đào tạo người SVSQ thành (1) sĩ quan có khả năng chỉ huy, (2) sĩ quan có khả năng lănh đạo và (3) sĩ quan có khả năng huấn luyện.

- Để trở thành cấp chỉ huy, người SVSQ được huấn luyện chiến thuật và kỹ năng chỉ huy một đơn vị cấp đại đội chiến đấu đơn độc hoặc liên binh chủng trong nhiều trường hợp tác chiến và trên nhiều địa h́nh khác nhau.

- Về khả năng lănh đạo, người SVSQ được rèn luyện về những yếu tố căn bản để đi đến một quyết định (les facteurs de décision) theo phương châm “Tự Thắng Để Chỉ Huy”, truyền thống Tôn Trọng Danh Dự và tinh thần Kỷ Luật Tự Giác trong nếp sinh hoạt thường nhật.

- Về khả năng huấn luyện, người SVSQ được huấn luyện tường tận về kỹ thuật quan sát và thay phiên thực tập vai tṛ phụ tá huấn luyện viên

Lễ Măn Khóa


Duyệt binh Lễ Măn Khóa 3 THĐ

Lễ măn khóa 3 Trần Hưng Đạo gồm 135 sĩ quan tốt nghiệp với cấp bậc thiếu úy được tổ chức long trọng vào ngày 1 tháng 7 năm 1951 dưới quyền chủ toạ của Quốc Trưởng Bảo Đại. Thủ Khoa khóa là tân thiếu úy Bùi Dzinh.


Thủ khoa – Tân thiếu úy Bùi DZinh

Buổi lễ gồm hai phần: Lễ Truy Điệu Chiến Sĩ Trận Vong vào đêm hôm trước và Lễ Măn Khoá gắn cấp bậc vào ngày hôm sau. Nghi thức quan trọng nhất trong buổi Lễ Măn Khóa là Lễ Khai Cung và lễ Trao Kiếm Chỉ Huy. Nghi thức này được áp dụng như là một truyền thống trong các lễ măn khóa kể từ khóa 1 tại Huế.

“Trong Lễ Măn Khóa, Tân Sĩ Quan Thủ Khoa làm lễ bắn 4 mũi tên về 4 hướng, nói lên chí khí của người trai Việt quyết tâm tung hoành khắp bốn phương để chiến đấu chống xâm lăng. Ngoài cung tên, Tân Sĩ Quan Thủ Khoa c̣n được vị Quốc Trưởng (hoặc Đại Diện) trao chỉ huy. (Trích Kỷ Yếu Hảỉ Ngoại 1990, Tổng Hội CSVSQ/TVBQGVN, trang 21)


Lễ trao kiếm chỉ huy

Do sự thiếu hụt nghiêm trọng về cán bộ trong một Quốc gia mới thâu hồi được nền độc lập, cho nên Quốc Trưởng Bảo Đại đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo sĩ quan tại TVBLQĐL. Không những Quốc Trưởng dành thời giờ đến chủ tọa lễ măn khóa, mà c̣n cho mở buổi tiếp tân riêng thù tiếp các SVSQ tại biệt điện nơi Ngài cư ngụ.


Lễ Khai Cung

Khóa 3 Trần Hưng Đạo và Trường Mẹ

V́ là khóa đầu tiên thụ huấn tại TVBLQĐL, sau này đổi danh hiệu thành Trường Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam (TVBQGVN), cho nên khóa 3 Trần Hưng Đạo mặc nhiên đóng góp nhiều vào sinh hoạt của Trường để làm nền tảng nề nếp sinh hoạt cho các khóa kế tiếp.

Phù hiệu của Trường. Phù hiệu của Trường được thực hiện theo bản vẽ do SVSQ Đỗ ngọc Nhận (sau này thăng cấp Đại Tá, CHT/TVBQGVN) sáng tác. Phù hiệu này được giữ nguyên không thay đổi cho đến khóa 31 trước khi Trường bị giải thể. Tổng Hội Cựu Sinh Viên TVBQGVN giải thích ư nghĩa phù hiệu ấy như sau: ….Dân tộc Việt Nam gịng giống Tiên Rồng, với khí phách anh hùng, với truyền thống tự cường, cương quyết ǵn giữ giang sơn cẩm tú của Tổ Tiên để lại. Trường Vơ Bị Quốc Gia Việt Nam, nơi đào tạo những cán bộ Đa Năng Đa Hiệu có nhiệm vụ kế tục sự nghiệp của Tổ Tiên, rèn luyện tài đức trong tinh thần “Tự Thắng”, quyết tâm tranh đấu cho chính nghĩa Tự Do, Độc Lập của Tổ Quốc và Hạnh Phúc của Dân Tộc.

Rèn luyện tinh thần kỷ luật. Phương châm Tự Thắng để Chỉ Huy được nhà Trường thường xuyên nhắc nhở song song với nếp sinh hoạt kỷ luật thép. H́nh phạt Tŕnh Diện Quân Phục Dă Chiến khi khóa sinh vi phạm về khám xét doanh trại và bảo tŕ vũ khí quân dụng từ khóa 3 đă trở thành một nếp sinh hoạt kỷ luật truyền thống độc đáo của TVBQGVN.

Danh dự người SVSQ. Ngoài TVBLQĐL, Đalat c̣n là nơi đồn trú của một số đơn vị quân đội Pháp. Bỗng vào ngày nghỉ cuối năm 1950, xảy ra tin đồn hai SVSQ Phạm Tất Thông và Hoàng Thúy Đồng bị một nhóm lính Phi Châu đánh trọng thương và mang đi mất tích, biến cố này làm tổn thương nặng nề danh dự người SVSQ, nhà Trường lại không có phản ứng thích nghi, cho nên vào sáng ngày 1 tháng 1 năm 1951, dưới sự điều động của đại diện Khóa, SVSQ Lâm Quang Thi (sau này được thăng cấp Tướng) và đại diện các Lữ Đội, toàn thể 143 SVSQ trong quân phục đại lễ nhịp nhàng khởi hành tiến ra dinh Quốc Trưởng Bảo Đại dể thỉnh cầu can thiệp. Mặc cho sự ngăn cản của một nhóm quân nhân Pháp có vơ trang cũng như sự răn đe của đích thân Trung tá Chỉ Huy Trưởng của Trường, Liên đội SVSQ chỉ trở lại Trường sau khi Ông Nguyễn Đệ Đổng Lư Văn Pḥng tŕnh lên Quốc Trưởng và được nhà Trường hứa can thiệp giải quyết thỏa đáng vụ việc.

Khóa 3 Trần Hưng Đạo đă chọn lựa hành động “phiêu lưu” ngoài khuôn khổ kỷ luât thép của nhà Trường để bảo vệ danh dự người SVSQ. Hậu quả hành động này sẽ rất nghiêm trọng nếu BCH nhà Trường không đánh giá đúng mức tinh thần tự trọng dân tộc cao độ của các SVSQ lúc bấy giờ.

Xây Dựng Và Phát Huy Truyền Thống VBQG.

Sau khi ra Trường, một số sĩ quan xuất thân khóa 3 Trần Hưng Đạo đă được bổ nhiệm trở lại Trường trong vai tṛ chỉ huy Trung Đoàn SVSQ (Thiếu tá Đỗ Ngọc Nhận), hoặc Chỉ Huy Trưởng Trường (Thiếu tướng Lâm Quang Thơ, Thiếu tướng Lâm Quang Thi, Đại tá Đỗ Ngọc Nhận). Chính những sĩ quan này đă góp phần không nhỏ vào việc xây dựng và phát huy truyền thống VBQG. Những truyền thống ấy vẫn tồn tại cho đến ngày nay trong các sinh hoạt của Tổng Hội Cựu SVSQ/TVBQGVN hải ngoại. Nổi bật nhất là truyền thống T́nh Tự Vơ Bị, truyền thống Tôn Trọng Danh Dự, truyền thống Kỷ Luật Tự Giác, truyền thống Tự Thắng để Chỉ Huy (được nhiều cựu SVSQ thay thế danh từ “chỉ huy” bằng danh từ “phục vụ”) và nhất là truyền thống Phục Vụ Lư Tưởng Quốc Gia Dân Tộc mà TVBQGVN đă ghi tâm khắc cốt một cách trang trọng cho các khóa sinh thụ huấn ngay khi bước chân qua cổng Trường.

Khóa 3 Trần Hưng Đạo Trong Công Cuộc Chiến Đấu Chống Lại Cuộc Xâm Lăng Của CSVN

Khóa 3 ra trường vào thời điểm QĐQGVN (sau này cải danh là Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà - QLVNCH) đang trong giai đoạn h́nh thành, trong khi đó ngoài chiến trường, nhất là chiến trường Bắc Việt th́ cực kỳ sôi động.

Các sĩ quan tốt nghiệp được phân phối đến các Quân Binh Chủng, các đon vị tác chiến hoặc chuyên môn kỹ thuật. Một số đă anh dũng hy sinh ngoài chiến địa, hoặc bị bức tử trong lao tù cộng sản.

Khóa 8 chọn tên Hoàng Thúy Đồng để đặt tên khóa,

Khóa 9 th́ đặt tên khóa là Huỳnh Văn Louis. Hai sĩ quan thuộc khóa 3 Trần hưng Đạo nêu trên nằm trong số đă hy sinh chỉ ít tháng sau khi ra trường, một người tại chiến trường Bắc Việt, một người tại chiến trường Nam Việt.

Khóa 3 THĐ đă đóng góp cho QLVNCH 9 tướng lănh gồm: 4 trung tướng, 2 thiếu tướng, 3 chuẩn tướng - và 49 đại tá ̣(NV Tín). Trong suốt hai cuộc chiến từ năm 1951 đến năm 1975, các sĩ quan khóa 3 đă có mặt trong mọi lănh vực sinh hoạt quốc gia, từng đảm nhận nhiều chức vụ quan trọng về quân sự, hành chánh cũng như chính trị. Dưới đây là một số trường hợp điển h́nh:

- Trung tướng Hoàng Xuân Lăm, Chỉ Huy Trưởng Thiết Giáp Binh, Tư lệnh Quân Đoàn

- Trung tướng Lữ Lan, Tư lệnh Quân đoàn, Chỉ Huy Trưởng Cao Đẳng Quôc Pḥng, Trường Chỉ Huy Tham Mưu

- Trung tướng Nguyễn Xuân Thịnh, Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh

- Trung tướng Nguyễn Văn Toàn, Tư lệnh Quân Đoàn

- Trung tướng Lâm Quang Thi, Chỉ huy Trưởng TVBQGVN, Tư lệnh Tiền Phương Vùng Chiến Thuật

- Thiếu tướng Lâm Quang Thơ, Chỉ huy Trưởng TVBQGVN, Tư lệnh Sư Đoàn

- Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư lệnh Sư Đoàn, Tư lệnh phó Quân Đoàn

- Chuẩn tướng Vơ Dinh, Tham Mưu Trưởng Không Quân

- Chuẩn tướng Nguyễn Xuân Oánh, Tư lệnh Không Đoàn

- Chuẩn tướng Nguyễn Văn Phước, Tư lệnh Biệt Khu

- Đại tá Bùi Dzinh, Tư Lệnh Sư Đoàn

- Đại tá Nguyễn Văn Y, Đặc Ủy Trung Ương T́nh Báo, Tổng Giám đốc Cảnh Sát Quốc Gia

- Đại tá Đỗ Ngọc Nhận, Chỉ Huy Trưởng TVBQGVN, Tư lệnh Sư Đoàn, Giám Đốc Nha Quân Cụ

- Đại tá Trần Ngọc Châu, Dân Biểu Quốc Hội, Tổng Thư Kư Hạ Viện

- Đại tá Nguyễn Quốc Di, Tuỳ Viên Quân Lực

- Đại tá Tôn Thất Đông, Dân Biểu Quốc Hội

- Đại tá Nguyễn Ngọc Khôi, Tuỳ Viên Quân Lực, Thị Trưởng

- Đại tá Nguyễn Huy Lợi, Thành Viên Phái Đoàn VNCH tham dự Hoà đàm Paris

- Đại tá Từ Nguyên Quang, Cục Trưởng Cục Quân Cụ

- Đại tá Nguyễn Đ́nh Sách, Tuỳ Viên Quân Lực

- Đại tá Dương Văn Thụy, Dân Biểu Quốc Hội, Chủ Tịch Ủy Ban Quốc Pḥng Hạ Viện

- Đại tá Nhan Minh Trang, Dân Biểu Quốc Hội

- Đại tá Tăng Xuân, Dân Biểu Quốc Hội

- v.v.v.

Kiểm Điểm Quân Số

Kiểm điểm quân số trong dịp sinh hoạt khóa 3 tại hải ngoại lần thứ 11, July 5, 1997, cựu SVSQ Tạ Thành Long, gia trưởng Khóa đưa ra bản tổng kết như sau:

- 37 bạn đă ra đi vĩnh viễn

- 73 bạn có địa chỉ trên vùng đất tự do (61 tại Mỷ, 3 ở Canada, 8 ở Âu châu, 1 ở Úc châu)

- Tính ra c̣n lại 19 bạn không biết giờ này ở nơi đâu !!!


63 năm trước: CSVSQ K3 THĐ: CT NN Óanh-TT LLan-ThT NV Hiếu

Ngày 12 tháng 8 năm 2013
Một nhóm CSVSQ Khóa 3 TVBQGVN tại Texas soạn thảo.
Đại diện: CSVSQ Đỗ ngọc Nhận

Tài liệu tham khảo:

- Kỷ Yếu Hải Ngoại 1990 – TH/CSVSQ/TVBQGVN
- Danh sách k3. Tài liệu do CSVSQ Nguyễn văn Nhờ sưu tập
- Thông tin sinh hoạt Gia Đ́nh K3 hải ngoại
- Trang nhà TVBQGVN http://tvbqgvn.org/
- Nguyễn văn Tín - SVSQ Hiếu http://www.generalhieu.com/svsq-u.htm
- The Vietnamese academy of Dalat http://vnafmamn.com/dalat_military_academy.html
- Tuan Dat Chinh Nghia: http://tuonglanhqlvnch.skyrock.com/1303583046-danh-sach-khoa-3-vo-bi-quoc-gia.html
- Photos VN Military Academy http://vnafmamn.com
- Sư đoàn 9 BB http://sd9bb.tripod.com/


Cước chú:Bài viết Tiểu Sử Khóa 3 THĐ h́nh thành với sự góp ư của các bạn k3 Texas, chưa thể phản ảnh quan điểm chung của Khóa. Trân trọng yêu cầu các bạn đồng khóa đóng góp thêm ư kiến nếu thấy cần. Người viết sẵn sàng điều chỉnh bổ túc. Xin liên lạc qua hệ thống TH/CSVSQ/TVBQGVN.
DN Nhận

generalhieu