Sau cuộc đảo chánh lật đổ Tổng Thống Diệm ngày 1/11/1963, QLVNCH được lănh đạo bởi bốn tướng bốn sao. Những tướng này được huấn luyện dưới hệ thống Pháp tại các trường quân sự ở Vũng Tàu và Thủ Dầu Một. Họ tham dự vào hầu hết các trận chiến lớn thời Pháp đang chiến đấu chống Việt Minh. Sau 1954, họ chỉ huy nhiều đơn vị tinh nhuệ cho Nam Việt Nam. Tuy nhiên, họ không thăng cấp v́ thành quả hay kinh nghiệm mà tiên quyết dựa vào phe phái chính trị hay cán cân quyền lực giữa các nhà lănh đạo quân sự. Do đó rơ rệt có t́nh trạng bất kính đối với các tướng lănh gây nên sự khó khăn trong việc cai quản và hành chánh một nước. Sau cuộc chỉnh lư 30/1/1964, Tướng Dương Văn Minh bị đẩy hưu trí sớm và ngưng tham gia vào hội trường chính trị. Tướng Nguyễn Khánh bị đầy ải từ 26/2/1965. Chỉ c̣n lại hai tướng bốn sao, Cao Văn Viên, Tổng Tham Mưu Trưởng, và Trần Thiện Khiêm, Thủ Tướng và Bộ Trưởng Quốc Pḥng. Cả hai tướng đều dưới quyền Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu, cựu Trung Tướng nay là Tổng Tư Lệnh QLVNCH. Khiêm được bổ nhiệm Bộ Trưởng Quốc Pḥng thay Trung Tướng Nguyễn Văn Vỹ bị Thiệu cách chức v́ dính líu tới vụ Ngân Hàng Kỹ Nghệ và Thương Mại. Ngân hàng quân đội này do Thiệu sáng lập và sau lại chính Thiệu hủy bỏ. Lư do chính là v́ Mỹ và các con buôn Chợ Lớn cảm thấy bất ổn với số tiền kếch xù (cả tỷ bạc) đặt vào tay kiểm soát của quân đội. Tuy có tiếng cần mẫn và vô tư, Tướng Vỹ bị làm con tế thần. Ông đă là một cấp Tướng khi hai ông Viên và Thiệu c̣n mang lon Thiếu Tá. Hơn nữa để Khiêm có thể nắm chức Bộ Trưởng Quốc Pḥng cách tuyệt đối, Vỹ phải bị bứng đi, và chính điều đó xảy ra. Khiêm đă giúp Thiệu nhiều lần trong quá khứ, và nay lại từ chức vụ ngoại giao tại Đài Loan trở về giúp đỡ Thiệu một lần nữa. Thiệu dùng Khiêm, cũng như đă dùng Hương. Thiệu đă chọn Trần Văn Hương đứng cùng liên danh năm 1971 khi Thiệu muốn tạo dựng một liên minh Nam Việt Nam mới nhờ vào các tiếp xúc và ảnh hưởng của Hương. Giờ đây Thiệu dùng Khiêm để lấy ảnh hưởng của Khiêm có từ phía quân đội. Khiêm bề ngoài coi bộ trầm lặng, dễ dăi, nhưng rất cẩn trọng, nóng tánh nhưng biết tự chế ngự. Ông thường ban bố bổng lộc cho bạn bè và thuộc cấp, hoặc tiền bạc hay chức tước. Ông tỏ vẻ b́nh tĩnh và luôn nhớ tới những ngày bất hạnh đầy ải từ 1964 đến 1968. Khi Tướng Khánh biết được Khiêm mớm ư cho Tướng Dương Văn Đức và Đại Tá Huỳnh Văn Tồn "biểu dương lực lượng" ngày 13/9/1964 và cổ vơ các cuộc biểu t́nh của Phật Giáo chống Khánh, Khánh tới nhà Khiêm và dọa nạt, "Tôi không bảo đảm cho sinh mạng ông ở đây được, do đó, tôi bổ nhiệm ông vào chức Đại Sứ nước Hoa Kỳ." Vợ Khiêm giận lắm nhưng quyết định vội vă dời khỏi nước v́ thày bói nói là phải ra ngoại quốc mới được bảo toàn tính mạng. Khiêm dính líu vào nhiều vụ x́ căn đan, và đứng sau hầu kết các biến cố quan trọng tỷ như cuộc lật đổ Diệm năm 1963. Khiêm tỏ vẻ rất trầm lặng và đạo đức, nhưng ông "lặng lẽ hốt bạc". Thuộc hạ của ông làm giàu v́ biển thủ công quỹ Thương Cảng Sài G̣n và Phi Trường Tân Sơn Nhứt. Khiêm thường tâm sự với bạn bè, "Tôi luôn kính trọng và thương mến Tổng Thống Diệm. T́nh h́nh cuối năm 1963 biến chuyển quá nhanh chóng; nếu tôi không thay đổi ư ủng hộ nhóm lănh đạo đảo chánh, tôi không c̣n sống sót tới giờ này". Sau cuộc đảo chánh, Khiêm hiến cho Minh một số ư kiến, nhất là chống lại việc thành lập nội các cầm đầu bởi Nguyễn Ngọc Thơ. Theo Khiêm, Thơ là cựu Phó Tổng Thống của Diệm và v́ vậy không hợp với những đ̣i hỏi của t́nh huống mới. Hơn nữa, Khiêm cố vấn Minh đừng để hai Trung Tá Trần Đ́nh Lan và Vương Văn Đống, làm việc cho cơ quan phản gián Pháp, hồi hương, Hậu quả là sau 24 tiếng, Khiêm bị đưa đi Biên Ḥa bổ nhiệm làm Tư Lệnh Quân Đoàn III/Quân Khu 3. Trong thời kỳ Khiêm thuộc quyền Khánh, Khiêm khám phá là tṛ múa rối chính trị của Khánh đưa nước lâm vào cảnh rối loạn, khiến cho cộng sản thu lấn đất khắp mọi nơi. Khiêm cố ngăn cản Khánh nhưng không thành công. Sau cùng, mặc dù Khiêm là bạn chí thân của Khánh, ông cũng bị loại ra khỏi nước tới ngày Thiệu trở nên Tổng Thống. Tuy Khiêm biết Thiệu đang trên đường trở thành độc tài, ông phải nhận sự kiện là Thiệu sẽ ép ḿnh hành động trong khuôn khổ của hiến pháp. Do đó, ông tự coi là Tham Mưu Trưởng của Thiệu. Thiệu đích thân bổ nhiệm các chức vụ quan trọng kể cả viên chức nội các, tư lệnh quân đoàn và sư đoàn, tỉnh trưởng và thị trưởng. Giống như Thiệu và Viên, Khiêm hiểu rơ là mọi hành động và quyền thế phải phát xuất từ phía Mỹ. Khi Tướng Cao Hảo Hớn, Giám Đốc B́nh Định và Phát Triển Nông Thôn của œy Ban Trung Ương đệ tŕnh một bản dịch nguyên văn của kế hoạch hằng năm từ cơ quan CORDS, Khiêm lập tức đóng ấn kư chấp thuận kế hoạch. Thiệu không tin vào ai bao giờ. Thấy Khiêm quá vâng lời, Thiệu đâm ra ngờ vực và bắt đầu hóa giải Khiêm. Khi Đảng Dân Chủ Việt Nam được sáng lập, Thiệu không thèm thông báo Khiêm. Và khi Thiệu quyết định sửa đổi hiến pháp để ông có thể tái cử Tổng Thống lần thứ ba, Khiêm không được hội ư. Thiệu t́m dủ mọi cách để Khiêm không tranh cử một ghế dân cử nào. Đầu năm 1974, khi Bắc Quân nới rộng cuộc chiến, Thiệu ngấm ngầm ra lệnh cho các Thượng Nghị Sĩ và Dân Biểu trong Đảng Dân Chủ của ông điều tra và truất phế Khiêm. Nhưng Khiêm thoát nạn nhờ vào số bạn bè ông có trong quốc hội. Dưới sự lănh đạo của Khiêm, Bộ Quốc Pḥng chỉ có hai nhiệm vụ chính: 1. Hoạch Định ngân sách quốc pḥng, 2. Thực thi luật động viên thanh niên dân sự phục vụ trong Quân Lực. Kể ra th́ hai mục tiêu và phận vụ này cũng "bất thường", dù trong Thế Giới Tự Do hay trong Thế Giới Cộng Sản, Hoàng Văn Lạc và Hà Mai Việt Tướng Hiếu, Một Thiên Tài Quân Sự?
|