(Tướng Hiếu, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 3/Hành Quân, là nhân vật chính đứng trong hậu trường sân khấu thiết kế và thi hành chiến dịch này. Nguyễn Văn Tín) (Tháng 5-Tháng 11 năm 1974) Trong năm đẫm máu 1974, không có một cuộc hành quân hay chiến dịch nào lâu dài hơn, dữ dằn hơn, hay tổn hại hơn là Trận Đánh Vùng Tam Giác Sắt. Cầy nát bởi vô số bom đạn, soi lủng bởi một hệ thống đường hầm bỏ hoang, vùng Tam Giác Sắt loang lỗ với những vết thẹo của trăm ngàn đụng độ lớn nhỏ đă diễn ra khắp cùng mọi nơi trong vùng phẳng ĺ và đồng bằng bụi rậm này ṛng ră hơn hai mươi năm qua. Chỉ thoáng nh́n vào bản đồ là thấy ngay lợi điểm chiến lược của vùng này. Tựa như một đầu mũi tên nhắm thẳng vào tim của Miền Nam, mảnh đất tam giác nhọn này nằm ở phía Tây của Bến Cát không quá bốn mươi cây số Tây Bắc thủ đô. Nếu kiểm soát được vùng này, Cộng quân sẽ đặt phi trường quân sự Tân Sơn Nhứt và mọi vị trí pḥng thủ của QLVNCH tại Phú Cường, Củ Chi, và Lai Khê trong tầm bắn của dàn đại bác. Ngày 16 tháng 5, hai trung đoàn của Sư Đoàn 9 Bắc Việt, với sự yểm trợ của một chi đội chiến xa, tràn ngập Rạch Bắp và Đồi 82, hai tiền đồn chấn giữ mạn Bắc của vùng Tam Giác Sắt. Vào chiều ngày 17, trong khi đại bác và súng cối xô đuổi khoảng 4.500 thường dân ra khỏi Bến Cát, các đơn vị thuộc Trung Đoàn 95C Cộng quân chiếm ngự An Điền trong khi Trung Đoàn 272 đâm thẳng xuống phía Nam dọc trên Quốc Lộ 14 tiến về Phú Cường. Với lực lượng chính phủ bám chặt vào chiếc cầu nhỏ hẹp duy nhất nối liền Bến Cát và An Điền, Tướng Tư Lệnh Quân Đoàn 3 Phạm Quốc Thuần dàn Sư Đoàn 18 ra nhiều nhánh quân phản công lại nhằm tái chiếm các vị trí bị mất vào khoảng ngày 22 tháng 5. Tiểu Đoàn 43 Bộ Binh với sự trợ lực của Chiến Đoàn 322 Thiết Kỵ tấn công từ phía Nam tiến lên Rạch Bắp và Đồi 82. Chiến Đoàn 318 tiến quân từ phía Đông hướng vào An Điền, trong khi ba Tiểu Đoàn của Liên Đoàn 7 Biệt Động Quân từ phía Bắc tấn xuống Đồi 82. Tất cả những nỗ lực này đều không đem lại kết quả. Vào ngày 26 tháng 5, trước sự phản công thất bại, Tướng Thuần lấy quyết định tập họp quân lại để chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới. Cuộc tấn công mới khởi sự vào ngày 1 tháng 6, dẫn đầu bởi Trung Đoàn 52 Bộ Binh. Trung Đoàn này vượt sông Thị Tĩnh phía Nam Bến Cát rồi quẹo về hướng Bắc tiến tới An Điền, trong khi các đơn vị khác của Sư Đoàn 18 tấn công vào làng qua ngă chiếc cầu An Điền được sửa chữa nửa vời. Trong hai ngày tiếp đó, quân địch và lực lượng chính phủ giao tranh ác liệt khiến cho Trung Đoàn 52 bị tổn hại nặng nề. Vào ngày 4 tháng 6 các đơn vị bạn sau khi diệt các chiến xa địch đă vào được An Điền. Mặc dù binh sĩ Cộng quân bị bắt khai báo là đồng đội chúng bị tổn thương khủng khiếp, Cộng quân mở cuộc phản công dữ dằn vào hai đêm 5 và 6 tháng 6 với hai tiểu đoàn trừ bị. Nhưng QLVNCH đứng vững, và Tướng Thuần tiên đoán là phần c̣n lại của hai tiền đồn sẽ được giải cứu nội trong ba tuần lễ. Trong thực tế, quân chính phủ phải mất bốn tháng trời mới lấy lại Đồi 82, chỉ cách An Điền có 3 cây số về phía Tây. Cây cỏ rậm rạp và mặt đất lồi lơm che dấu giao thông hào và vị trí trú ẩn của địch quân. Chiến xa QLVNCH bị giới hạn bởi con đường ṃn đất độc đạo bao quanh bởi dăy cỏ dại cao lớn khiến cho tầm nh́n của xạ thủ bị thu ngắn lại có đôi ba thước, và trở thành mồi ngon cho địch quân với khí giới chống chiến xa B41 và súng không giựt 82 ly của Nga Sô. Trong khi đó, Cộng quân pḥng thủ có lợi điểm cao thế có thể quan sát rơ ràng hàng ngũ tiến quân của lực lượng QLVNCH. Các khẩu đại bác của địch quân che dấu trong khu rừng rậm rạp và trong các vườn cao-su phía Bắc Đồi 82, tha hồ nă vào các đạo quân của QLVNCH ngay khi họ bước vào tầm pháo trên con đường độc đạo. Thay v́ tập trung vào phá hủy dàn đại bác địch quân, th́ quân binh chính phủ bị dụ vào những vùng đă được pháo đội địch quân nhắm sẵn, và do đó bị đánh gục bởi hỏa lực khốc liệt. Tai hại hơn nữa, mùa mưa lại bắt đầu, cộng vào hỏa lực pḥng không của địch, yểm trợ của Không Lực VNCH trở nên bất lực. Giữa ngày 7 tháng 6 và ngày 1 tháng 7, quân binh của Sư Đoàn 18 với sự yểm trợ của các chiến đoàn thiết kỵ không ngừng tấn kích vào các vị trí địch quân từ phía Đông, phía Nam và phía Bắc của Đồi 82, nhưng đều bị đánh dội lại bởi hỏa lực đại bác và khí giới chống chiến xa của địch quân khiến cho cả ngàn quân binh QLVNCH bị tổn thương. Vào khoảng cuối tháng 7, trước cảnh các cánh quân xung trận bị tổn hại nặng nề, Tướng Thuần từ bỏ nỗ lực tái chiếm Đồi 82 chờ đợi đến khi kế hoạch mới được thiết kế. Khi QLVNCH tái phản công vào ngày 7 tháng 9, kết quả sơ khởi không khá hơn những trận đánh hai tháng trước. Các đơn vị của chiến đoàn phản công tiến mau lẹ tới chu vi pḥng thủ của địch quân nhưng không chọc thủng nổi và bị băi ḿn cùng giây kẽm gai bao quanh căn cứ ngăn chận. Bị đánh dội lại bởi mưa tầm tă, bởi hỏa lực đại bác dữ dằn và bởi các đợt tấn công của chiến xa địch, chiến đoàn được thay thế bằng ba Tiểu Đoàn của Trung Đoàn 9. Ba Tiểu Đoàn này bắt đầu ra tay vào ngày 19 tháng 9. Dùng chiến thuật chống hỏa lực đại bác và các đội toán nhỏ tấn kích, Tiểu Đoàn 1 và Tiểu Đoàn 3 tiến lần lên từng tấc đất, triệt hủy từng hầm trú địch quân một. Ngày 2 tháng 10, với thêm sự xung trận của một tiểu đoàn của Sư Đoàn 25, lực lượng tấn công dùng hỏa lực đại bác howitzer 155 ly đánh bật số lính c̣n sống sót của địch quân ra khỏi các pháo đài ụ đất và thân gỗ kiên cố. Kết cuộc, vào xế trưa ngày 4 tháng 10, quân lính VNCH cắm cờ chiến thắng trên đỉnh Đồi 82. Thêm sáu tuần lễ nữa trôi qua trong khi QLVNCH tái tập trung và bổ sung lực lượng trước khi đánh bật Cộng quân ra khỏi Rạch Bắp, địa điểm cuối cùng của chúng trong vùng Tam Giác Sắt. Trong thời gian đó, bộ chỉ huy Miền Nam của Cộng quân nhận được chỉ thị từ Hà-Nội chuẩn bị cho những cuộc tấn kích mới khởi sự vào cuối năm. Rút hết chủ lực quân sâu về hướng Bắc, Cộng quân chỉ để lại một ít toán quân nhỏ. Ngày 20 tháng 11, sau một trận chiến để lại 30 quân lính VNCH bị thương, các toán quân chính phủ tiến vào Rạch Bắp không một kháng cự. Trận Chiến Tam Giác Sắt kết thúc tại đây. Samuel Lipsman and Stephen Weiss
|