Truyện kể về Anh Tôi, Tướng Hiếu

Chương XI
Quân Đoàn III

Ngày 9 tháng 10 năm 1973, Trung Tướng Phạm Quốc Thuần được bổ nhiệm Tư Lệnh Quân Đoàn III thay Trung Tướng Nguyễn Văn Minh.

Ngày 3 tháng 12 năm 1973, anh tôi được bổ nhiệm Tư Lệnh Phó Hành Quân Quân Đoàn III. Chức này bị bỏ chống sáu tháng sau khi Tướng Lê Văn Hưng rời Quân Đoàn III để trở thành Tư Lệnh Sư Đoàn 21. Tướng Đào Duy Ân vẫn duy trì chức vụ Tư Lệnh Phó Diện Địa Quân Đoàn III.

Bản Tướng Mạo Tướng Hiếu của Sứ Quán Mỹ ghi:

Việc thuyên chuyển này khiến ai nấy đều ngạc nhiên, kể cả chính Tướng Hiếu. Tướng Hiếu thi hành trách vụ rất khá tại Biên Hòa, tại đây ai nấy đều mến và tôn kính ông.

Sở dĩ có sự ngạc nhiên vì Tổng Thống Thiệu không ưa thích anh tôi. Anh tôi đã bị đẩy ra khỏi chức Tư Lệnh Sư Đoàn 5 và hầu như khỏi cả quân đội với chức vụ dân sự Đặc Trách Bài Trừ Tham Nhũng. Ông Thiệu có tuyên bố trong một buổi ra mắt đồng bào tại Orange County, California ngày 16/06/1990 là ông “có cảm tình và quý trọng Tướng Hiếu vì là một người giỏi, ngay thẳng và rất là trong sạch. Thật là trớ trêu: ai cũng biết đó là chính những điều khiến ông không dùng đến anh tôi! Ông buộc phải dùng đến tài quân sự về cả hai lãnh vực chiến lược và chiến thuật của anh tôi để bảo vêǷ vùng Sài Gòn, nhưng cẩn thận chỉ đặt để anh tôi vào chức phụ tá tư lệnh, ngõ hầu tránh anh tôi có quân trong tay để mà có thể làm hại đến ghế tổng thống. Do đó, anh tôi sẽ liên tiếp bị làm phó cho ba tư lệnh: Tướng Phạm Quốc Thuần, Tướng Dư Quốc Đống và Tướng Nguyễn Văn Toàn.

Tướng Phạm Quốc Thuần

Vừa khi mới nhậm chức, anh tôi đã nắm vững tình hình quân sự tại Vùng 3 Chiến Thuật và chẩn đoán chính xác ý đồ của Việt Cộng trong mấy tháng tới. Ngày 7 tháng 12 năm 1973, giới chức tổng lãnh sự Mỹ ghi nhận:

Tư Lệnh Phó Quân Đoàn III, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, vừa mới tới 5 ngày trước đây, gây ấn tượng cho các viên chức Tòa Tổng Lãnh Sự qua thái độ thân thiện và phân tách gãy gọn rõ ràng về chẩn đoán chiến lược của địch quân. Tướng Hiếu cảm thức địch sẽ phát động một cuộc tấn công với cường độ mạnh trong 2 tháng tới (có lẽ trung tuần tháng giêng) với mục tiêu chính có tính cách chính trị. Tướng Hiếu nghĩ Cộng Quân sẽ ngưng nghỉ sau mỗi bước tiến quan trọng thay vì khoe khoang với dư luận quốc tế quá sớm và quá trải rộng. Theo Tướng Hiếu, Cộng Quân sẽ cố gắng củng cố lãnh địa của họ trong các phần phía bắc Tây Ninh, Bình Long và Phước Long và có thể chiếm đoạt một trung tâm đông dân cư lớn để thiết lập một thủ đô Mặt Trận Giải Phóng. Tướng Hiếu nghĩ Tây Ninh sẽ là một mục tiêu hơn là Bình Dương. Tướng Hiếu nói thỏa hiệp Ba Lê có lợi lớn hơn cho Hà Nội vì ngưng bắn tại chỗ ngăn cản các đơn vị chính phủ NVN tấn công lãnh địa Quân Giải Phóng nắm giữ. Tướng Hiếu nêu là đem so sánh các bản đồ của NVN trước và sau ngưng bắn cho thấy Cộng Quân thành công nối kết các "chấm da beo" của họ trong miền Nam. Tướng Hiếu cho là Hà Nội sẽ huy động một cuộc tấn công lớn đủ để gây chú ý cho thế giới, nhưng không quá lớn để phá hủy thỏa hiệp. Cộng Quân tiếp đó sẽ quay sang điều đình lại tại Ba Lê nhằm đạt những mục tiêu chính trị với một mãnh lực mặc cả và phỗng tay trên quân sự lớn hơn.

Nguyễn Nhơn kể:

Cận Tết 1974 là lần đầu tiên tôi gặp Thiếu tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư Lệnh Phó QĐ3/QK3 khi tháp tùng ông Tỉnh trưởng Biên Ḥa đến chúc Tết ông. Câu đầu tiên ông hỏi làm tôi cũng ngở ngàng: Tôi đâu có liên hệ ǵ đến công việc hành chánh mà sao ông Phó tỉnh cũng ghé chúc Tết? Nh́n ông cười, cười, tôi biết ông nói đùa nên nhỏ nhẹ thưa: Dạ, tôi hâm mộ danh tiếng thanh bạch của Thiếu tướng nên đến chúc Tết Thiếu tướng. Đó là lần duy nhất tôi gặp ông.

Liên quan đến mặt trận Đức Huệ (ngày 27/3-10/5/1974), tôi đã truy lục được một số điện tín thông thương giữa các giới chức Mỹ thuộc Tòa Tổng Lãnh Sự Mỹ tại Biên Hòa, Sứ Quán Mỹ tại Sài Gòn và Bộ Ngoại Giao Mỹ tại Washington, D.C. đả động đến mặt trận Đức Huệ trong khi mặt trận này triển khai.

- Ngày 01 tháng 04 năm 1974

1.Một đại đội Biệt Động Quân tại Đức Huệ được không yểm dồi dào đã chận đứng một cuộc tấn công quyết liệt cỡ tiểu đoàn của Sư Đoàn 5 BV ngày 27 và 28 tháng 3, sau đó đếm được ít nhất 96 lính Cộng Quân chết đổi lại có 29 quân lính phe bạn tử trận, 27 bị thương và 6 mất tích. Các tổn thất phe bạn được gia tăng bởi thêm 26 thân nhân chết và hai bị thương trong khu vực gia cư gần căn cứ Biệt Động Quân. Có dấu chỉ với cuộc tấn công này Cộng Quân đã khai mở một thời kỳ mới cho các cuộc hành quân dài hạn trong vùng Mỏ Vẹt thuộc Căm Bốt.

2. Tư Lệnh Phó Quân Đoàn III, Thiếu Tướng Hiếu, thảo luận cuộc giao tranh Đức Huệ và mức độ cao của hành động quân sự tại các nơi khác trong Vùng 3 Chiến Thuật khi chúng tôi gặp nhau vào buổi trưa hôm nay. Bản báo cáo này cũng dựa vào thông tin góp nhặt được bởi viên chức liên lạc viên vùng thuộc DAO lấy từ Ban 2 Tình Báo Sư Đoàn 25 ngày 29 tháng 3.

3. Hành động tại Đức Huệ khởi sự vào lúc 0330 ngày 27 tháng 3 khi Bắc Quân tấn công trại căn cứ Biệt Động Quân khoảng 5 dậm cách biên giới Căm Bốt sau một trận pháo kích mạnh mẽ. Các đặc công xâm nhập chu vi căn cứ khi hành động diện địa bắt đầu và nắm giữ trong nhiều tiếng đồng hồ trước khi Biệt Động Quân nắm lấy lại sự kiểm soát. Chỉ có một trong số ba đại đội Biệt Động Quân có mặt trong căn cứ vào lúc đó. Hai đại đội kia trở về trại sau các cuộc tuần thám xa sau khi Cộng Quân tháo lui ngày 28 tháng 3. Tài liệu tịch thu được nhận diện lực lượng tấn công là một tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn E-6, Sư Đoàn 5 BV. Theo Thiếu Tướng Hiếu, một tiểu đoàn khác thuộc Sư Đoàn 5 BV (chưa nhận diện được) được điều động dọc theo độc đạo dẫn tới căn cứ từ phía bắc, có lẽ nhằm phục kích các đơn vị cứu viện QLVNCH. Tiểu đoàn này cũng như một số xe tăng lội nước phát hiện gần đó phía bên kia biên giới Căm Bốt rút lui khi các lực lượng Cộng Quân thất bại tấn chiếm căn cứ Biệt Động Quân.

4. Chỉ Huy Trưởng của Trung Đoàn 46 QLVNCH (Sư Đoàn 25) rủi thay bị tử nạn khi một một hỏa tiễn 107 ly nhắm trúng hầm dã chiến phía bắc trại căn cứ Biệt Động Quân dọc theo độc đạo dẫn tới trại vào lúc 0400 giờ ngày 29 tháng 3. Các đơn vị thuộc Sư Đoàn 25 dưới quyền chỉ huy của ông đã đi tới vùng ̣Đức Huệ để tăng cường nhưng chưa can dự vào trận chiến qua ngày 28 tháng 3.

5. Tác dụng không quân, kể cả cách riêng tác dụng của các phi cơ A-1 và AC-119 rõ rệt đóng một vai trò quan trọng không những chống lại nhận sự quân địch mà cũng cả việc loại khử nhiều vị trí súng không giựt 75 ly. Một pha ngoạn mục của tác dụng không quân là sự tránh né bốn hỏa tiễn SA-7 thực hiện bởi một phi cơ AC-119. Khi trông thấy hỏa tiễn bán khi mình đang ở cao độ 9.500 feet, viên phi công quặt bánh lái gấp và đồng thời thả trái sáng thu hút theo hai trong số bốn hỏa tiễn SA-7. Hai hỏa tiễn kia bay ngang qua chiến AC-119 và phát nổ tại cao độ 10.000 feet.

6. Báo cáo khác ghi nhận sự thiệt hại của một kho nhiên liệu xe tăng gây nên bởi một cuộc tấn công của Cộng Quân vào trại căn cứ Cử Chi ngày 27 tháng 3 và một trận hỏa pháo (200 trái) vào tiền đồn Trung Lập phía đông bắc Trảng Bàng đêm ngày 28 tháng 3. Thiếu Tướng Hiếu nghĩ là sự gia tăng đột biến của sinh hoạt Cộng Quân tại phía bắc Hậu Nghĩa liên quan trực tiếp tới cuộc tấn công vào Đức Huệ, với dụng ý khiến các lực lượng chính phủ NVN không giải cứu doanh trại Đức Huệ. Tuy nhiên, Tướng Hiếu không thấy một liên hệ nào giữa sinh hoạt này tại Hậu Nghĩa và sự gia tăng đột biến của các vụ xảy ra trong tỉnh Phước Tuy (13 vụ trong duy ngày 28 tháng 3). Tướng Hiếu cũng tin là cuộc tấn công Đức Huệ bây giờ giải thích việc thiết lập một bộ chỉ huy tiền phương của Sư Đoàn 5 BV tại Cư Phỉ trong Mỏ Vẹt của Căm Bốt và Tướng Hiếu trông chờ Sư Đoàn 5 BV sẽ gia tăng tấn công hoặc trong vùng Đức Huệ hay trong tỉnh Tây Ninh. (Dữ kiện biên chế cho thấy các Trung Đoàn 174 và 275 thuộc Sư Đoàn 5 BVcòn hiện diện trong tỉnh Tây Ninh.) Sự hiện diện rõ rệt của khả năng súng phòng không Cộng Quân trong cuộc tấn công tại Đức Huệ chứng tỏ một chuẩn bị kỹ lưỡng của một cuộc tấn công sẽ lôi vào sự phản ứng của KQVN. Thiếu Tướng Hiếu nói Vùng 3 Chiến Thuật hiện cũng quan tâm đến Sư Đoàn 9 BV có thể tấn tới từ vị trí phía tây bắc tỉnh Bình Dương về hướng nam dọc theo hành lang sông Sài Gòn đế gây áp lực đối với các lực lượng chính phủ NVM trong vùng này. Theo Ban 2 của Sư Đoàn 25, tài liệu tích thu được trong cuộc tấn công Đức Huệ cho thấy hiện giờ Trung Đoàn E-6 có nhiệm vụ (a) bảo an vùng phía tây sông Vàm Cỏ Đông trong quận Đức Huệ của Hậu Nghĩa và vùng giáp ranh quận Hiếu Thiện của Tây Ninh, và (b) hộ tống các đơn vị tiếp tế từ ranh giới Căm Bốt (đoán chừng vùng Mỏ Vẹt) tới các vùng hậu cứ Cộng Quân tới rừng Hố Bò và Bời Lời.


Mặt trận Đức Huệ – Trung Tá Lê Tất Biên, CHT Liên Đoàn 33 BĐQ

- Ngày 02 tháng 04 năm 1974

1. Cộng Quân tiếp tục nã pháo và bích kích pháo vaò căn cứ Biệt Động Quân tại Đức Huệ nhưng không tái diễn cuộc tấn công bộ chiến sau lần xung phong thất bại ngày 27-28 tháng 03. Tình hình có vẻ ổn định giờ phút này. Trại hứng chịu 119 trái đạn pháo ngày 30, 3 trái ngày 31, và 41 trái ngày 01 tháng 04. Bãi đáp trực thăng tại căn cứ trại được dời đi ngày 31 tháng 03 vì Cộng Quân nhắm bắn bãi đáp và chĩa hỏa lực vào các trực thăng mỗi khi trực thăng đáp xuống. Hỏa lực rót vào căn cứ trại được bắn đi từ trọng pháo 105 ly, hỏa tiễn 107 ly và bích kích pháo 82 ly. Các báo cáo tiên khởi cho là trọng pháo 130 ly được bắn vào Đức Huệ là sai và Bộ Tư Lệnh QĐIII giờ cho là trọng pháo 105 ly.

2. Bộ Tư Lệnh QĐIII đặt Tiểu Đoàn 7 thuộc Trung Đoàn E-6 BV (thất bại trong cuộc tấn công Đức Huệ) hoặc ở phía bên này hay bên kia biên giới Căm Bốt/Việt Nam khoảng 10 cây số phía bắc căn cứ. Các đơn vị địch quân khác trong vùng gồm có các Tiểu Đoàn K-9 và K-4 nhỏ biệt lập vài cây số phía nam Đức Huệ, Đại Đội C-1 địa phương quân đóng quân cùng với Tiểu Đoàn 7/Trung Đoàn E-6, và Bộ Tư Lệnh Trung Đoàn E-6 cùng Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 BV gần bên trong lãnh thổ Căm Bốt. Hỏa pháo và hỏa lực phòng không tiếp diễn cộng thêm sự hiện diện của Bộ Tư Lệnh Trung Đoàn E-6 và một Bộ Chỉ Huy Tiền Phương cấp sư đoàn cho thấy có thể có sự hiện diện của các đơn vị Cộng Quân khác trong vùng.

3. Các lực lượng bạn gồm có Tiểu Đoàn 83 Biệt Động Quân trong căn cứ trại, một tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 46 và Đại Đội 49 Trinh Sát (cả hai thuộc Sư Đoàn 25), ba pháo đội thuộc Sư Đoàn 25 (hai khẩu 105 và một khẩu 155 ly), và hai tiểu đoàn địa phương quân trong vùng chung quanh. Các phi vụ không quân bạn gồm có tám phi xuất của các phi cơ A-1 và 10 phi xuất của các phi cơ F-5 trong ngày 30 tháng 03 (không có phi xuất nào được báo cáo sau đó) và rất nhiều phi vụ chiến đấu và hộ tống thực hiện bởi các trực thăng võ trang UH-1H. (Các phi vụ của trực thăng võ trang AC-119 được thực hiện đều đặn nhưng các phi cơ này nằm tại Tân Sơn Nhất dưới quyền Sư Đoàn 5 Không Quân và QĐIII không có hồ sơ về các phi vụ của loại phi cơ này.) Từ khi trận chiến xảy ra tại Đức Huệ, Không Lực Việt Nam mất hai phi cơ A-1 và một phi cơ L-19 và báo cáo có năm trực thăng bị hư hại. Hỏa lực phòng không, gồm hỏa tiễn SA-7, nặng nhất từ khi ngưng bắn ngoài các vùng Cộng Quân kiểm soát. Tư Lệnh Sư Đoàn 3 Không Quân, Tướng Tính, báo cáo là Cộng Quân đang dùng hỏa tiễ̉n SA-7 biến cải; loại hỏa tiễn này không còn phát ra cụm khói trắng báo hiệu khi bắn ra khiến cho loại vũ khí này đáng sợ hơn trước.

4. QĐIII không có ấn tượng rõ rệt Cộng Quân sẽ hành động ra sao trong giai đoạn tới tại Đức Huệ. Trong khung cảnh tham chiếu rộng lớn hơn, Tòa Tổng Lãnh Sự tiên liệu là với cuộc tấn công Đức Huệ Cộng Quân đã khai triển một lãnh địa mới gần Mỏ Vẹt để từ đó tạo áp lực lâu dài cho chính phủ NVN. Các lựa chọn đối với Cộng Quân là (A) tìm cách tạo lập một chấm da beo mới tại biên giới phía tây nhằm sau này nối kết với phần phía bắc Tây Ninh bằng cách soi mòn tầm kiểm soát của chính phủ NVN bằng cách xâm nhập vào phía tây Tây Ninh, hay (B) tìm cách chiếm cứ quận Đức Huệ phần phía tây Sông Vàm Cỏ Đông là vùng đất màu mỡ nhưng thưa thớt dân cư và chỉ được phòng thủ cách sơ sài bởi chính phủ NVN, hay (C) tìm cách cắt đứt tỉnh Tây Ninh với các cuộc trinh phạt của Sư Đoàn 5 BV từ Mỏ Vẹt và của Sư Đoàn 5 BV cùng hay Sư Đoàn 9 BV từ vùng rừng Hố Bò/Xã Lợi xuyên qua ống cổ chai phân chia hai vùng căn cứ Cộng Quân trên. Trong bất luận trường hợp nào, áp lực từ Sư Đoàn 5 BV trong vùng Mỏ Vẹt buộc Sư Đoàn 5 phải đối đầu hướng nam cũng như hướng bắc trong vùng hành quân của mình (Hậy Nghĩa/Tây Ninh) và căng mỏng các lực lượng trong V3CT hơn trước.

5. Tối thiểu, áp lực Cộng Quân tại phía tây Hậu Nghĩa sẽ tiếp nối sau với áp lực tại phía bắc Hậu Nghĩa phía trên Trảng Bàng và Củ Chi; điều chúng ta đã bắt đầu thấy. Áp lực tại phía tây V3CT sau đó cũng có thế được tiếp nối với một sự gia tăng tấn công tại các vùng phía tây (Phước Tuy, Long Khánh, và Bình Tuy), điều mà chúng ta cũng bắt đầu thấy, nhằm tìm cách cầm chân Sư Đoàn 18 QLVNCH và các lực lượng khác của chính phủ NVN không còn có thể tăng cường cho các vùng phía tây.

6. Trong khi có thể trông chờ một gia tăng mức độ sinh hoạt quân sự của Cộng Quân trong tương lai gần, không chừng một cuộc hỏa tập địch quân trong những tuần lễ còn lại của mùa khô, chúng ta vẫn chưa thấy những dấu chỉ rõ rệt của một cuộc tấn công toàn diện trong vùng. Trước hành động leo thang của Cộng Quân, Tư Lệnh Quân Đoàn III, Trung Tướng Thuần, không nao núng. Ông đang tập trung các lực lượng phòng thủ tại phía tây và bắc Hậu Nghĩa để đương đầu với bất cứ một cuộc tấn công nào của Cộng Quân trong vùng này và đồng thời ông cũng đang duyệt xét những phương thức nhằm buộc Sư Đoàn 9 BV tháo lui khỏi vùng rừng Hố Bò và các vị trí đầu cầu khác trong hàng lanh Sông Sài Gòn mà các đơn vị Cộng Quân đã di chuyển vào mới đây. Trong một buổi nói chuyện riêng, Tướng Thuần tỏ ra thích thú với "ván cờ" ông đang đánh với cựu đối thủ của mình, Trưởng Phái Đoàn Mặt Trận Giải Phóng trong Ủy Ban Quân Sự Hai Bên khi ông là Trưởng Phái Đoàn Chính Phủ NVN, và nay là tư lệnh các lực lượng Cộng Quân tại NVN.

- Ngày 03 tháng 04 năm 1974

Các cuộc tấn công chính của Cộng Quân trong tuần xảy ra tại Hậu Nghĩa và gồm nỗ lực bất thành của Cộng Quân chiếm đoạt căn cứ trại Biệt Động Quân trong quận Đức Huệ tiếp cận Mỏ Vẹt. Cuộc tấn công này được hỏa lực của các hỏa tiễn SA-7 hạng nặng yểm trợ. Hai phi cơ A-1 skyraider của KLVN bị bắn hạ bởi các SA-7 và một phi cơ quan sát L-19 buộc phải hạ cạnh bởi hỏa lực súng phòng không địch.

Để đáp ứng tình hình hiện tại, Bộ Tư Lệnh QĐIII đã rút tỉa Lữ Đoàn 3 Thiết Giáp để tạo lập hai lực lượng xung kích di động, Chiến Đoàn 315 và Chiến Đoàn 318 để đối ứng mối đe dọa mới tại phần tây V3CT. Các lực lượng xung kích gồm có cácThiết Đoàn Kỵ Binh 15 và 18, và các đơn vị của Nhóm 29 Biệt Động Quân. Chiến Đoàn 315 đóng căn cứ trong vùng Phú Hòa (đông bắc Củ Chi) và Chiến Đoàn 318 đóng căn cứ dọc theo LTL 19 từ Trảng Bàng tới Khiếm Hạnh.

Giờ này, Bộ Tư Lệnh có lý do để mà nghi là các Trung Đoàn 15 và 24 Biệt Lập BV thuộc V2CT có dính líu vào cuộc tấn công Đức Huệ cùng Trung Đoàn E-6 thuộc Sư Đoàn 5 BV. Tuy nhiên tin này chưa được xác định. Tiểu Đoàn 9, Trung Đoàn E-6, hiện án ngữ tại ven biên giới Căm Bốt khoảng tọa độ XT3212, thoạt đầu được điều động phục kích Trung Đoàn 46 QLVNCH trên đường đi tăng cường căn cứ Đức Huệ. Tiểu đoàn này bị phát hiện và đánh bật ra khỏi vị trí phục kích về hướng Căm Bốt.

Trọng pháo nhắm bắn vào Đức Huệ được tin là từ Tiểu Đoàn D-22/SĐ5 BV (chỉ có đơn vị SĐ5 là có bích kích pháo 120 ly) và các đơn vị thuộc Trung Đoàn 42 Howitzer/Nhóm 69 Pháo Binh BV. Vì lẽ các hỏa tiễn chống phòng không (SA-7) không nằm trong thành phần trang bị của sư đoàn bộ binh Cộng Quân, các đơn vị thuộc Nhóm 75 Pháo Binh (biệt hiệu khác của Nhóm 69 PB) được cho là tăng phái cho Sư Đoàn 5 BV để yểm trợ chống phòng không trong cuộc tấn công Đức Huệ.

Một điệp viên báo cáo thấy đèn pha của 20 chiếc xe di chuyển từ Chi Phu (XT 1120) hướng tới Mỏ Vẹt đêm 30 tháng 03; có vẻ là các xe vận tải tiếp tế đạn pháo, hỏa tiễn và đạn dược. Cũng có thể đây là các xe tăng.

Một điệp viên khác báo cáo là đêm ngày 29/30 tháng 03 bốn xe tăng (không rõ loại nào) chuyển bánh đi từ Chi Phu, Căm Bốt (XT 1120) và di chuyển về hướng đông.

Hiện giờ Bộ Tư Lệnh QĐIII tin là Sư Đoàn 5 BV đang nỗ lực hết sức chiếm đoạt Đức Huệ và các quận Trảng Bàng trong tỉnh Hậu Nghĩa để nói kết với Sư Đoàn 9 BV và các đơn vị Cộng Quân khác trong vùng ba biên giới Hậu Nghĩa/Tây Ninh/Bình Dương nhằm cô lập hóa tỉnh Tây Ninh. Động tác này sẽ cắt Quốc Lộ 1 dẫn đến Tây Ninh, tái thiết lập con đường tiếp tế ngắn từ Căm Bốt tới vùng rừng Hố Bò/Bời Lời mà quân chính phủ NVN ngăn cấm từ năm 1970, và mở đường cho phép Cộng Quân chiếm cứ thành phố Tây Ninh, và như vậy thực hiện một mục tiêu của Mặt Trận Giải Phóng là kiểm soát một trung tâm dân cư lớn tại miền Nam.

- Ngày 06 tháng 04 năm 1974

2. Bộ Tư Lệnh QĐIII hiện giờ đang bận tâm với những dấu chỉ là Cộng Quân có thể lớn mạnh hơn như phát hiện trước đây tập trung tại vùng rừng Hố Bò và Mỏ Vẹt bên Căm Bốt:

A. Ban 2 hiện giờ tin là hai Trung Đoàn 272 (trừ) và 95-C thuộc Sư Đoàn 9 BV có thể ở Hố Bò cùng chung với Trung Đoàn 271 và Bộ Chỉ Huy Tiền Phương Sư Đoàn 9 BV. Điều này hỗ trợ cho quan điểm là Cộng Quân có ý định thực hiện một nỗ lực quyết tâm cắt đứt Quốc Lộ 1 trong vùng Trảng Bàng.

B. Trong một cuộc họp tại vùng biên giới Căm Bốt ngày 05 tháng 04, một sĩ quan Căm Bốt nói với một sĩ quan cấp cao của Bộ Tư Lệnh QĐIII là ngày 04 tháng 04 (A) 22 xe tăng T-54 và thiết vận xa M-113 được quan sát thấy hướng về phía đông trên Quốc Lộ 1 phía đông Chi Phu trong Mỏ Vẹt của Căm Bốt và (B) 4 đơn vị gồm 600 người cho mỗi đơn vị được trông thấy trên Quốc Lộ 92 bên Căm Bốt (con đường chạy dọc bắc-nam ngay rong phần đất Căm Bốt đối diện căn cứ trại Biệt Động Quân Đức Huệ).

C. Ban 2 thuộc QĐIII hiện giờ đặt tất cả Sư Đoàn 5 BV trong vùng Mỏ Vẹt (chỉ trừ Trung Đoàn 272 nằm tại phía đông bắc tỉnh thành Suối Đá phía đông Núi Bà Đen trong Tây Ninh). Ban 2 tin là hành động tiếp đến của Sư Đoàn 5 sẽ là tấn công căn cứ Biệt Động Quân Đức Huệ với mục tiêu cũng là nhằm chiếm cứ quận Đức Huệ phía tây Sông Vòm Cỏ Đông.

D. Bộ Tư Lệnh QĐIII đã quyết định là sau khi giải cứu tiểu đoàn địa phương quân bị Trung Đoàn 33 BV vây hãm tại quận Đức Thạnh thuộc tỉnh Phước Tuy, vùng này (vắt ngang một con đường mòn giao liên của Cộng Quân giữa vùng căn cứ Mây Tảo Việt Cộng tới phía đông và vùng căn cứ Hắc Dịch trong tỉnh Biên Hòa) sẽ được tạm thời di tản, như vậy tạm thời nhượng lại việc xử dụng con đường mòn này cho Việt Cộng. Điều này được cho là cần thiết ngõ hầu đơn vị tăng cường Sư Đoàn 18 có thể được xử dụng vào những mục đích quan yếu hơn tại nơi khác, đặc biệt là hành quân trong vùng Phú Giáo thuộc tỉnh Bình Dương và tạo thành một lực lượng trừ bị tại Long Khánh.

[…]

6. Căn cứ Biệt Động Quân Đức Huệ bị trúng 3 đạn pháo và hứng chịu một ít tổn thương (2 chết). Áp lực địch tiếp tục phía đông bắc Trảng Bàng với nhiều đơn vị thuộc Tiểu Đoàn 319 ĐPQ cũng bị pháo. Một vụ khủng bố nghiêm trọng xảy ra vào lúc 2300 giờ ngày 05 tháng 04 tại làng Gia Binh, 5 cây số tây bắc Trảng Bàng (XT 450223). Việt Cộng tung một trái lựu đạn vào một cộng đoàn tham dự một nghi lễ phật giáo khiến cho 8 người bị chết và 19 bị thương trong số đó có 6 thường dân bị chết và 18 thường dân bị thương.

- Ngày 10 tháng 04 năm 1974

1. […] Áp lực địch quân tiếp tục tại các quận Đức Huệ và Trảng Bàng thuộc Hậu Nghĩa và tại căn cứ Biệt Động Quâng Tống Lê Chân thuộc Bình Long.

[…]

3. Trong cuộc đụng độ lớn nhất trong ngày 4 cây số tây bắc Đức Huệ, trong đó cả hai Tiểu Đoàn 36 và 64 Biệt Động Quân giao chiến với một lực lượng địch không rõ quân số, các đơn vị bạn bị 1 chết, 32 bị thương và 24 mất tích đổi lại tổn hại phía địch không rõ. Một vụ đụng độ khác 5 cây số đông bắc Trảng Bàng với kết quả tổn thương cho Tiểu Đoàn 327 ĐPQ là 3 chết và 4 bị thương. Các trọng pháo Cộng Quân nã ba lần pháo lớn (203 đầu đạn) vào căn cứ Biệt Động Quân Tống Lê Chân chỉ gây 2 quân sĩ bạn bị thương. Hai đặc công bị giết khi tìm cách lọt vào chu vi phòng thủ tại Tống Lê Chân.

[…]

5. Theo lời một hồi chánh viên, toàn bộ Sư Đoàn 5 BV nằm tại vùng Mỏ Vẹt/Đức Huệ với Trung Đoàn 172 gần Ba Thu (XT 270035). Hồi chánh viên cũng khai là Bộ Chỉ Huy Tiền Phương Trung Đoàn 275 và các Tiểu Đoàn D-1, D-2 và D-3 nằm tại Đức Huệ giữa căn cứ Biệt Động Quân và Sông Vòm Cỏ Đông tại XT 370085. Ban 2 QĐIII hiện giờ tin là pháo binh xử dụng bắn vào Đức Huệ là Tiểu Đoàn 75, Trung Đoàn 42, Nhóm 75 Pháo Binh (biệt hiệu khác là Sư Đoàn 69 Pháo Binh) và nằm tại XT 220110 tại giao điểm của Cánh Thiên Thần và Mỏ Vẹt bên Căm Bốt. Thành phần còn lại của Trung Đoàn 42 được nghi là nằm tại XT 5563 trong Bình Dương phía tây Minh Thanh. Ban 2 cũng có lý do tin là Trung Đoàn 24 Pháo Binh đã dời từ Katum tới một vùng nửa đường giữa pháo đài Pháp và Núi Bà Đen trên TL 4 trong Tây Ninh. Trung Đoàn 165, Sư Đoàn 7 BV được báo cáo là di chuyển vào vùng hành quân của Trung Đoàn 141 gần ranh giới Bình Dương/Phước Long và tạo thành một mối đe dọa cho vùng Phú Giáo.

- Ngày 10 tháng 04 năm 1974

1. Tình hình chiến sự trong V3CT tiếp tục ở mức độ cao trọn tuần với những dấu chỉ là áp lực lớn của Cộng Quân sẽ xảy đến. Sư Đoàn 9 BV đã di chuyển nhiều đơn vị chiến đấu của sư đoàn tới vùng ba ranh giới Bình Dương/Tây Ninh/Hậu Nghĩa tạo nên một mối đe dọa lớn tại phần bắc Hậu Nghĩa. Mục tiêu của Cộng Quân trong vùng này coi bộ tối thiểu là loại khử các tiền đồn phía bắc vùng Củ Chi/Trảng Bàng, và cũng có thể là nỗ lực tìm cách cắt đoạn Quốc Lộ 1 và cô lập hóa tỉnh Tây Ninh. Sư Đoàn 5 BV duy trì mối đe dọa tại Đức Huệ từ Mỏ Vẹt bên Căm Bốt. Thông tin giờ chót chỉ cho thấy tại đó có thể có sự hiện diện của thiết giáp và Trung Đoàn 275 cùng với các Trung Đoàn 174 và E-6 thuộc Sư Đoàn 5 BV. Bộ Tư Lệnh QĐIII cũng trông chừng kỹ lưỡng Quốc Lộ 22 phía bắc thành phố Tây Ninh nơi mà có báo cáo có thể có một tập trung lực lượng xe tăng và bộ binh địch mới, cũng như tại Đồng Xoài phía nam tỉnh Phước Long; vùng này coi bộ bị đe dọa từ phía tây bởi Trung Đoàn 141 BV sau khi các lực lượng Cộng Quân tràn ngập tiền đồn chính phủ NVN tại cầu Chí Linh tại ranh giới Phước Long/Bình Long. Tình hình coi bộ ổn định trong giờ phút này tại phía bắc tỉnh Phước Tuy sau khi QLVNCH hứng chịu một thất bại trên Quốc Lộ 2 gần ranh giới Long Khánh, nơi mà các quân trú phòng chính phủ NVN bị đánh bật ra khỏi hai tiền đồn. Tư Lệnh Quân Đoàn duy trì tập trung lực lượng lớn nhất của mình tại phía bắc Hậu Nghĩa và vững lòng là ông có thể bẻ gãy bất cứ mưu toan nào của Cộng Quân nhằm cắt Quốc Lộ 1 và cô lập hóa Tây Ninh.

2. Trong 24 giờ kết thúc lúc 0800 giờ ngày 09 tháng 04, có 49 vụ so với 34 và 66 trong hai thời kỳ 24 tiếng trước. Các pháo thủ Cộng Quân nã đạn vào căn cứ Biệt Động Quân tại Đức Huệ ngày 08 tháng 04 với 50 quả đạn súng đại bác Howitzer.

- Ngày 22 tháng 04 năm 1974

Các nguồn tin quân sự nói các cuộc tấn công pháo binh và bộ chiến của Cộng Quân chận đứng một đoàn quân 1.000 lính QLVNCH thực hiện nỗ lực thứ hai trong tuần nhằm giải tỏa căn cứ Biệt Động Quân tại Đức Huệ 35 cây số tây bắc Sài Gòn (REUTER, NYT). Giao tranh nặng giữa biên giới Sài Gòn và Khmer (AP, SUN). Cộng Quân bắn hạ phi cơ quan thám thính thứ ba của chính phủ Sài Gòn trong ba ngày gần Đức Huệ.

- Ngày 24 tháng 04 năm 1974

Trong khi không có các cuộc tấn kích bộ chiến của Cộng Quân vào căn cứ Biệt Động Quân Đức Huệ vào thời kỳ này, pháo binh Cộng Quân tiếp tục nã đạn vào trại suốt tuần với trên 100 đạn 122 ly, 102 ly và 85 ly trọng pháo cùng 82 ly bích kích pháo và 122 ly hỏa tiễn. Với tất cả các đường lộ dẫn tới trại bị cắt đứt, lính Biệt Động Quân hoàn toàn lệ thuộc vào không yểm để được tiếp tế. Trong tuần, KLVN báo cáo một A-1 và một L-19 bị mất bởi SA-7 và một F-5 và ít nhất ba trực thăng bị hư hại bởi súng phòng không Cộng Quân hoạt động trên bầu trời Đức Huệ. Ngày 20 tháng 04, hai tiểu đoàn thuộc Sư Đoàn 25 QLVNCH, hành quân giữa căn cứ Biệt Động Quân và thủ phủ quận Đức Huệ, hứng chịu một trận trên 300 quả đạn đủ loại trọng pháo khiến cho 39 lính bị thương và 19 mất tích với trên hai mươi súng ống thất lạc. Sư Đoàn 5 BV, nằm trong Mỏ Vẹt bên Căm Bốt, duy trì mối đe dọa cho căn cứ Biệt Động Quân đang bị vây hãm và vùng Đức Huệ phía tây Sông Vòm Cỏ Đông.

- Ngày 01 tháng 05 năm 1974

Bộ Tư Lệnh QĐIII báo cáo 206 vụ quân sự trong thời kỳ này so với 263 trong tuần trước và kỷ lục cao với 377 bốn tuần trước. Trong cuộc đụng độ chính của tuần này, lực lượng đặc nhiệm thiết giáp QLVNCH đánh tan một tiểu đoàn thuộc Trung Đoàn 101 BV Biệt Lập tại phía bắc Hậu Nghĩa. Vào cuối thời kỳ báo cáo này, QLVNCH hành quân chống Sư Đoàn 5 BV đang đe dọa căn cứ Biệt Động Quân Đức Huệ tại phía tây Hậu Nghĩa.

- Ngày 02 tháng 05 năm 1974

1. Giới chức chỉ huy Sài Gòn chối có các cuộc xâm nhập vào lãnh thổ Căm Bốt nhưng các nguồn tin quân sự và phóng sự chiến trường nói bộ binh và thiết giáp NVN vượt biên giới tại hai địa điểm (WP). Quân lính tại chiến trường nói với các phóng viên là các cuộc tấn kích nhằm cắt đường giây tiếp tế của Cộng Quân và bịt miệng các họng súng lớn. Nếu thật, theo AP, các cuộc xâm nhập vi phạm thỏa hiệp ngưng bắn. Quân lính nói một cuộc tấn kích xảy ra gần Quốc Lộ 1 khoảng 35 cây số tây bắc Sài Gòn, và khoảng 400 Biệt Động Quân hỗ trợ bởi xe tăng chiến đấu kịch liệt chống lại Sư Đoàn 5 BV trong hai ngày, đánh gục hai xe tăng. Không rõ chiều sâu của cuộc xâm nhập, nhưng có thể chỉ là vài dậm. Nguồn tin quân sự nói bộ binh và thiết giáp NVN cũng vượt biên khoảng 50 dậm phía tây Sài Gòn và tiến sâu 2-1/2 dậm vào Căm Bốt để tấn kích các vị trí trọng pháo Cộng Quân bắn phá các tiền đồn chính phủ NVN, rồi tháo lui (AP, NYT, SUN, PHINQ). Các nguồn tin quân sự nói là các cuộc tấn kích được thực hiện trong "theo đuổi ráo riệt" của Cộng Quân (AP, NYT).

2. Các nguồn quân sự nói QLVNCH khởi sự hành quân cấp sư đoàn bên phía VN của biên giới để giải tỏa trại Đức Huệ, bị vây hãm cả tháng nay (AP NYT, SUN, PHINQ). Bộ Chỉ Huy Sài Gòn nói hơn 300 lính Cộng Quân và 35 lính QLVNCH bị chết trong ba ngày giao tranh dọc biên giới. Báo cáo nói 4.000 thường dân bỏ làng chạy đi gần biên giới 50 dậm phía tây Sài Gòn khi bị trọng pháo Cộng Quân pháo kích; giới chức NVN phỏng chừng trên 300 căn nhà bị phá hủy hay hư hại (AP, NYT).

- Ngày 08 tháng 05 năm 1974

Vùng xung quanh Mỏ Vẹt trong V3CT và V4CT tiếp tục là trung tâm của chiến sự qui mô. Các trận chiến cấp trung đoàn giữa Sư Đoàn 5 BV, trước nay từng chuẩn bị những cuộc tấn công mới vào căn cứ Biệt Động Quân tại Đức Huệ, và các đơn vị thuộc QĐIII và QĐIV khiến cho sư đoàn Cộng Quân bị tổn thất nặng và giải tỏa việc vây hãm căn cứ của Cộng Quân. Tại những nơi khác trong V3CT, số đụng độ giảm xuống và cường độ chiến sự thuyên giảm.

1. Các cuộc hành quân thành công của QLVNCH chống lại Sư Đoàn 5 BV tại Đức Huệ phía tây Hậu Nghĩa chiếm hàng đầu tình hình chiến sự trong V3CT trong thời kỳ báo cáo này. Các lực lượng QĐIII gây cho Sư Đoàn 5 BV 486 chết và 12 bị bắt; các lực lượng QĐIV gây thêm cho Sư Đoàn 5 BV 300 chết và 88 bị thương. Tư Lệnh Q̣ĐIII phỏng chừng là ít nhất một phần ba sư đoàn địch bị triệt hủy và sư đoàn này bị loại ra khỏi vòng chiến ít nhất trong ba tháng. Ngoại trừ hành động chính tại Đức Huệ và một cuộc hành quân thành công của Địa Phương Quân gần Hoài Đức phía bắc tỉnh Bình Tuy, V3CT tương đối yên lặng và có một sự thuyên giảm khả quan về mặt tình hình chiến sự. Tuy nhiên, Bộ Tư Lệnh QĐIII đang tập trung chú ý vào mối đe dọa tạo nên bới Sư Đoàn 7 BV trong vùng Phú Giáo nằm phía đông bắc của Bình Dương.

2. […] Các vụ oanh kích của KLVN gia tăng một ít tới 369 vụ với hầu hết nhắm trực tiếp vào Sư Đoàn 5 BV. Một phi cơ F5A và phi công bị mất trên bầu trời Đức Huệ hình như là do một hỏa tiển SA-7 địa không.

3. Trong các thành công chống lại Sư Đoàn 5 BV trong vùng Đức Huệ, các lực lượng bộ binh và thiết giáp QLVNCH, với không yểm dồi dào, giao tranh với ba trung đoàn bộ binh của Sư Đoàn 5 BV và trung đoàn pháo binh BV. Tư Lệnh Quân Đoàn III ước lượng là các lực lượng QĐIII triệt hủy ít nhất 30 phần trăm của các Trung Đoàn 174 và 275 BV và các lực lượng QĐIV gây thêm 10 đến 20 phần trăm thiệt hại cho hai trung đoàn này. Theo ông, các lực lượng QĐIII cũng triệt hủy 30 đến 40 phần trăm của Trung Đoàn E-6 và gây thiệt hại lớn cho các đơn vị pháo binh địch (thuộc Trung Đoàn F-66 tăng phái cho Sư Đoàn 5 BV). Tư Lệnh Quân Đoàn tin là Sư Đoàn 5 đã trở nên bất khiển dụng ít nhất trong ba tháng. Trong cuộc phản công, con đường dẫn tới căn cứ Biệt Động Quân Đức Huệ từ phía bắc đã được khai thông và công binh sẽ làm việc tại căn cứ trong một hay hai tuần lễ để sửa chữa các hư hại do chiến cuộc. Hỏa tiễn bắn vào căn cứ Biệt Động Quân trong ngày 5 tháng 5 được cho là gây ra bởi các thành phần sót lại của lực lượng đặc công nằm phía tây nam.

4. Bộ Tư Lệnh QĐIII tin là Sư Đoàn 7 BV, với hai Trung Đoàn 141 và 165 đáng nể phía bắc và phía nam vùng Phú Giáo của tỉnh Bình Dương, bây giờ là mối đe dọa lớn nhất trong V3CT. Trung Đoàn 141, phía bắc Phú Giáo, không động tĩnh trong nhiều tháng và mới đây trải qua một thời kỳ huấn luyện đặc biệt về các thế xung kích. Trung Đoàn 165 nằm ở một vị trí tiền phương hơn phía nam Phú Giáo dọc theo ranh giới Bình Dương/Biên Hòa. Bộ Tư Lệnh QĐIII tin là trung đoàn này có thể tính kế hành quân quanh LTL 16 và trong quận Tân Uyên phía bắc tỉnh Biên Hòa. Bộ Tham Mưu QĐIII đặt nghiên cứu kế hoạch phòng thủ đối ứng.


Tướng Thuần-Trung Tá Biên (Đức Huệ)

Đại Tá William Legro, Sĩ Quan Tình Báo DAO, mô tả trận đánh Đức Huệ rất là xúc tích và đầy đủ trong bài viết Cease Fire To Capitulation như sau:

Vào cuối tháng 4, mối đe dọa các cuộc xung phong tái diễn vào Đức Huệ bởi Sư Đoàn 5 BV c̣n đó. T́nh h́nh đặc biệt nguy kịch v́ các Sư Đoàn 7 và 9 BV đang đánh thăm ḍ tại phần phía đông của Vùng 3 Chiến Thuật. Trung Tướng Phạm Quôc Thuần, Tư Lệnh Quân Đoàn III, lấy quyết định phải giảm thiểu mối đe dọa về phía mặt tây và hàng lang Tây Ninh trong khi c̣n có cơ hội. Và nếu cần phải làm ǵ, th́ phải làm sớm để kịp mùa mưa sắp tới. Nếu không, hầu hết đất đai quanh Đức Huệ và Cánh Thiên Thần sẽ bị ngập bởi nước mưa.

Kế hoạch phức tạp nhưng thực hiện được. Tướng Thuần xử dụng 18 tiểu đoàn di động và bay tới Cần Thơ phối hợp với Tướng Nghi để có được sự yểm trợ tấn kích của hai tiểu đoàn thuộc Quân Đoàn IV từ tiểu khu Mộc Hóa.

Chi tiết và giờ giấc của cuộc hành quân được bảo mật, và ít người Mỹ, dả dụ có, tại Phái Bộ Hoa Kỳ biết tí ǵ về cuộc hành quân cho tới ngày 27 tháng 4 khi 45 phi xuất đánh phá các mục tiêu tại Căm Bốt và các căn cứ rơ biết hay nghi ngờ của Sư Đoàn 5 BV. Các cuộc bắn phá này khởi xướng Giai Đoạn I, tiếp diễn qua ngày 28 và bao gồm các cuộc càn quét thuộc bộ binh của hai tiểu đoàn ĐPQ giữa Sông Vàm Cỏ Đồng và bả vai phía bắc của Cánh Thiên Thần. Trong khi đó, Trung Đoàn 49 Bộ Binh, trừ một tiểu đoàn, và Nhóm 7 BĐQ, cũng thiếu môt tiểu đoàn, ra khỏi vùng tập trung gần Hiệp Ḥa trong Sông Vàm Cỏ Đông và tiến về hướng đông vượt qua vùng cỏ mây, đi qua Đức Huệ tới biên giới Căm Bốt. Về phía nam, ba tiểu đoàn ĐPQ chu toàn an ninh bằng cách thực hiện hành quân thám thính tại phía bắc Tỉnh Long An, giữa Kinh Rạch Bo Bo và Sông Vàm Cỏ Đông

Một cuộc điều quân yểm trợ khác mau chóng khai triển thành một hành quân chính, là cuộc tấn công vào Tỉnh Svay Riêng phía nam của Cẳng Chân Voi bởi hai tiểu đoàn xuất phát từ Quân Đoàn IV. Cánh bắc của hai tiểu đoàn này tiến từ khu vực biên giới bắc của Mộc Hóa và thiết lập một vị trí nút chận gần hương lộ 1012 dẫn về hướng đông từ vùng tập trung chiếm đóng bởi Sư Đoàn 5 BV. Tiểu đoàn kia vượt tới nửa đường giữa Cẳng Chân Voi và mỏm của Mỏ Vẹt và thiết lập nút chận tại mạn đông nam của căn cứ tiếp vận và vùng tập trung tại Svay Riêng của địch quân.

Trong khi Giai Đoạn I của cuộc càn quét vào Svay Riêng của QLVNCH đang chuẩn bị được tung ra, ngày 28 tháng 4 Bắc Quân đánh mạnh tại Long Khot, một tiền đồn QLVNCH và một quận lỵ tại bên trong của ṿng cung Cẳng Chân Voi. Cuộc tấn công này có được dự tính trước hay chỉ là một cuộc tấn công phản ứng th́ không rơ. Bất luận, các xe tăng địch được báo cáo trước bởi quân lính pḥng thủ. Tiếp sau, các thám thính viên không quân xác định một cách chính xác đó là những thiết vận xa M-113 mà địch đă chiếm đoạt được trước đây. Quân lính pḥng thủ chống trả mănh liệt đối lại Trung Đoàn 275 BV và Tiểu Đoàn Tấn Kích 25 thuộc Sư Đoàn 5 BV. Hơn 100 phi xuất được tung ra để bắn phá các vị trí, các vũ khí và các công xa của Bắc Quân tại khu vực Svay Riêng trong ngày 28, đặc biệt để yểm trợ Long Khot. Trong cùng ngày, QLVNCH tại Long Khot bắt được chín tù binh thuộc Trung Đoàn 275 BV và bốn thuộc đơn vị pháo binh yểm trợ, xử dụng đại bác 122 ly và howitzers 105 ly Hoa Kỳ, và các hỏa tiễn chống chiến xa AT-3 và hỏa tiễn pḥng không SA-7. Tịch thu nhiều vũ khí địch và 75 quân lính địch bỏ lại xác tại chiến trường.

Không những quân trú pḥng tại Long Khot chống trả can trường và được chuẩn bị trước cho cuộc tấn kích tàn sát, Không Lực Việt Nam c̣n tỏ ra hữu hiệu qua các cuộc yểm trợ tiếp cận trong hai ngày, 27 và 28. Không Lực Việt Nam bay 188 phi xuất tác chiến và tiếp vận trong chiến dịch Svay Riêng. Ra khỏi thói thường, Sư Đoàn 3 Không Quân yểm trợ Quân Đoàn III trong chiến dịch Svay Riêng, đặt một căn cứ chỉ huy tiền phương tại Cử Chi sát bên bộ chỉ huy tiền phương Quân Đoàn III để cải tiến mức độ phối hợp và đáp ứng. Các phi công tác chiến trở về căn cứ với những báo cáo đầy khích lệ và lên tinh thần về t́nh trạng quân địch vứt súng và bỏ chạy khi bị tác xạ sát mặt đất.

Vào khoảng tối ngày 28 tháng 4, 11 tiểu đoàn bộ binh, ĐPQ, và BĐQ QLVNCH thực hiện những cuộc hành quân thăm ḍ, ngăn chận và cường thám chuẩn bị cho Giai Đoàn II của cuộc càn quét Svay Riêng. Trong khi đó, Không Lực Việt Nam tấn kích các vị trí và căn cứ địch quân, và Long Khot giao tranh đẩy lui một cuộc tấn công khốc liệt của thiếp giáp, pháo binh và bộ binh tấn kích BV.

Trong Giai Đoạn II, Tướng Thuần khởi sự định thực hiện trong ba ngày mà thôi, dùng thiết vận xa càn quét vào các căn cứ của Sư Đoàn 5 BV trong nội địa Căm Bốt, với ba cánh chiến xa tiến về hướng tây, song hành, vuợt qua biên giới tại phía đông G̣ Dầu Hạ và thọc sâu 15 cây số vào Svay Riêng trước khi chuyển bánh lái về hướng nam và tây nam tiến về Tỉnh Hậu Nghĩa. Nỗ lực chính và tiến sâu nhất là Chiến Đoàn 315 với Thiết Đoàn 15 Kỵ Binh, Tiểu Đoàn 64 BĐQ, và một thiết đội chiến xa hạng trung dùng làm lực lượng xung kích. Lực lượng này được yểm trợ bởi các ổ pháo binh 105 ly và 155 ly và vượt biên giới qua vùng ruộng lúa phía nam Quốc Lộ 1 và tấn công về hướng tây, quay xuống hướng nam trước khu đất lầy lội nằm phía đông Chi Phu, tiến bước theo hương lộ 1012 hướng tới vị trí nút chận do tiểu đoàn thuộc Quân Đoàn IV trú đóng gần PhChek. Lực lượng này được bao che tại cạnh sườn mặt bởi một tiểu đoàn di động ĐPQ tiến bước dọc theo Quốc Lộ 1 khoảng 12 cây số bên trong biên giới quốc tế. Dọc theo trung tâm của trục này, khởi bước khoảng 2.000 thước phía nam của Chiến Đoàn 315 là Chiến Đoàn 318, bao gồm Thiết Đoàn 17 Kỵ Binh, một tiểu đoàn BĐQ, một thiết đội chiến xa, và một ổ đại bác howitzer. Đoàn quân này tiến tới khoảng 10 cây số trước khi quay về phía trong vùng càn quét mặt nam của Chiến Đoàn 315.

Chiến Đoàn 310, đoàn quân tấn công duy nhất không có xe tăng, bao gồm một tiểu đoàn thuộc Sư Đoàn 18 và một tiểu đoàn thuộc Sư Đoàn 25 và Nhóm 3, Thiết Kỵ 10. Cùng với một tiểu đoàn pháo binh howitzer yểm trợ, chiến đoàn này vượt biên giới tiến vào Svay Riêng ngay tại phía bắc của mỏm nam Cánh Thiên Thần, dọc theo Quốc Lộ 1013 Căm Bốt, và quay bánh về hướng nam bên trong Chiến Đoàn 318, cách chung dọc theo biên giới quốc tế.

Tại G̣ Dầu Hạ, Tướng Thuần có hai thiết đội xe tăng hạng trung thuộc Tiểu Đoàn 22 Chiến Xa, một nhóm kỵ binh thuộc Thiết Đoàn 1 Kỵ Binh, môt tiểu đoàn bộ binh thuộc Sư Đoàn 18, và một ổ pháo binh 105 ly howitzers làm lực lượng trừ bị. Lực lượng này mang tên Chiến Đoàn 322 và sẵn sàng khai thác mọi cơ hội tạo nên bởi các lực lượng tấn kích kia.

Lữ Đoàn 3 Thiết Vận kiểm soát các cuộc hành quân từ G̣ Dầu Hạ. Năm mươi bốn trục thăng UH-1 tăng phái cho chiến dịch được xử dụng cách hữu hiệu để tấn công bất thần vào các vị trí pḥng thủ địch quân. Bí mật được bảo toàn rất chặt chẽ trong chiến dịch này có lẽ hơn bất cứ cuộc hành quân nào khác từ khi ngưng bắn, phần v́ cần phải đánh bất thần Sư Đoàn 5 BV ngay tại căn cứ đóng quân, phần v́ để che dấu, v́ lư do chính trị, một cuộc tấn công của QLVNCH vào nội địa Căm Bốt.

Khoảng ngày 29 tháng 4, Chiến Đoàn 315 đă tiến sâu khoảng bảy cây số trong nội điạ Căm Bốt và chỉ tốn một thương binh trong khi giết gần 50 địch quân và bắt một tù binh. Về phía nam, Chiến Đoàn 318 cũng gặt hái được thành quả tương tự, giết gần 60 và bắt 5 tù binh trong khi chỉ hứng chịu có 5 thương binh. Ngày hôm sau, Chiến Đoàn 315 tiếp tục tấn công, giết thêm 30 tên và chỉ bị thiệt hại nhẹ. Trong khi đó, Không Lực Việt Nam bắn phá địch quân với gần 200 phi xuất, đếm được gần 100 xác địch quân, phá hủy các kho chứa và các vị trí pḥng thủ, và đánh bật các vị trí bích kích pháo và súng pḥng không.

Trước mối đe dọa tại căn cứ của Sư Đoàn 5 BV trở nên gay cấn trong vùng phía nam của Svay Riêng, Bắc Quân buộc phải giảm thiểu áp lực tại Long Khot và tập trung vào nỗ lực cứu trợ các Trung Đoàn E-6 và 174 và các căn cứ tiếp vận nằm trên trục lộ tiến quân của các chiến xa QLVNCH. Cuối tháng 4, gần 300 lính Cộng Quân bị hạ trong trận địa chiến và hơn 100 bị sát hại bởi oanh kích, và 17 bị bắt làm tù binh. Mặt khác, các yếu tố thần tốc, táo bạo và phối hợp không địa tài t́nh trong cuộc tấn công của QLVNCH khiến cho số thưong vong của các đơn vị bạn rất thấp: chỉ có 21 chết và 64 bị thương. Thật vậy, cuộc hành quân thành công quá đỗi đến độ Tướng Thuần lấy quyết định gia hạn thêm vài ngày.

Về hướng tây, tại Cẳng Chân Voi, sự thể trở nên tuyệt vọng đối với Trung Đoàn 275 BV và các quân lính yểm trợ trung đoàn này. Sư Đoàn 7 QLVNCH di chuyển bộ chỉ huy tiền phương vào Mộc Hóa và kiểm soát cuộc hành quân của hai chiến đoàn được tung vào Cẳng Chân Voi lúc đó. Một chiến đoàn gồm Trung Đoàn 15 thuộc Sư Đoàn 9 QLVNCH, và một phần của Thiết Đoàn 16 Kỵ Binh; chiến đoàn kia gồm có Trung Đoàn 19 và các đơn vị của Thiết Đoàn 6 Kỵ Binh. Trong 12 ngày giao tranh tại vùng biên giới, hai chiến đoàn di động này giết 850 cộng quân, bắt làm tù binh 31, tịch thu trên 10 khẩu súng, và chỉ hứng chịu tổn hại dưới 300 quân lính, trong số đó có 39 chết.

Điều chỉnh lại theo sự đ̣i hỏi của t́nh h́nh, đặc biệt sự kiện thắng lợi to lớn nhất thu hoạch được trong các trận đụng độ xảy ra tại vùng càn quét phía nam của các Chiến Đoàn 318 và 310, Tướng Thuần ra lệnh cho Chiến Đoàn 315 triệt thoái khỏi trục bắc ngày 2 tháng 5 và trở về G̣ Dầu Hạ để trở thành lực lượng trừ bị. Trong khi đó, Chiến Đoàn 322 được tung ra và tiến vào khoảng bốn cây số tới trung tâm của Cánh Thiên Thần, và các tiểu đoàn bộ binh của Sư Đoàn 25 tiếp tục càn quét giữa Đức Huệ và G̣ Dầu Hạ. Khoảng ngày 6 tháng 5 đoạn đường đi tới Trại Đức Huệ được tái lập an ninh và được sửa chữa bởi công binh chiến đấu QLVNCH, mối đe dọa đối với đường huyết mạch tại G̣ Dầu Hạ được giảm thiểu, và QLVNCH hoàn toàn làm chủ chiến trường. Chiến Đoàn 322 gồm chiến xa hạng nặng quay về hướng nam và tiến tới Ba Thu, từng là căn cứ Cộng Quân chiếm giữ tại biên giới phía tây nam Đức Huệ. Ngày 10 tháng 5, cuộc tấn công chấm dứt, các lực lượng cuối cùng của QLVNCH bắt đầu trở về căn cứ. Cuộc chinh phạt của họ đă giết gần 300 quân lính BV, bắt 17, tịch thu 100 súng ống, và phá hủy trầm trọng các hệ thống giao thông và tiếp vận của Sư Đoàn 5 BV.

Nhưng đây là cuộc tấn công lớn sau chót của QLVNCH. T́nh trạng hạn chế trầm trọng về mặt tiêu xài đạn dược, xử dụng xăng nhớt, và số giờ bay không cho phép thực hiện các sáng kiến mới. Tuy QLVNCH có thể phản ứng mạnh mẽ chống lại các mối đe dọa địa phương trong phạm vị khoảng cách yểm trợ của các căn cứ chính, họ không có khả năng chống lại các mối đe dọa xa hơn. Đối với Nam Việt Nam, một t́nh trạng suy sụp bắt đầu khai triển đầu năm 1974 và xét ra không phản hồi được.


Tưởng thưởng chiến sĩ

Ngoài ra, hai sử gia Samuel Lipsman và Stephen Weiss gọi mặt trận Đức Huệ là hành quân Svay Riêng và cho là cuộc hành quân này thành công “nhờ vào các yếu tố vận tốc, bí mật, và phối trí của một hành quân đa diện” (The Vietnam Experience, The False Peace, trang 123-124).

Liên quan đến mặt trận An Điền trong cuộc chiến tại Bình Dương, ông Richard Peters, Tổng Lãnh Sư Biên Hòa, viết ngày 4/6/1974:

Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 3, Thiếu Tướng Hiếu điện thoại lúc 3 giờ 30 chiều nói là các lực lượng của chính phủ NVN đã tái chiếm xã An Điền sau một trận giao tranh nặng. Trong trận đánh Trung Đoàn 52 và Trung Đoàn 48 thuộc QLVNCH đã xử dụng vũ khí bộ binh phá hủy bốn chiến xa. Tướng Hiếu vừa mới từ Bến Cát trở về.

2. Trong cuộc điện đàm kế tiếp, Tướng Hiếu nói sáng sớm ngày 04/06, các lực lượng Bắc Việt và Việt Cộng gồm chiến xa đã phát động một cuộc phản công nhắm vào các lực lượng quân chính phủ NVN quanh An Điền. Chuẩn Tướng Đảo, Tư Lệnh Sư Đoàn 18, chỉ huy cuộc hành quân này đã phản công lại và sau một cuộc giao tranh nặng, quân lính của ông đã chiếm lại được An Điền vào buổi trưa. Khi chiến xa Cộng Quân xung trận, một chiếc bị Trung Đoàn 48 đánh gục, hai chiếc bị Trung Đoàn 52 đánh gục, và một chiếc bị một hỏa lực không rõ xuất xứ gây thương tích và rút lui khỏi An Điền về tuyến phòng địch trong khi lửa bốc khói nghi ngút. Tướng Hiếu nói ông nghĩ là hai chiến xa loại T-54 và hai chiếc loại PT 76. Một chiếc T-54 chúi mũi xuống một cái rãnh, chỉ bị hư hỏng nhẹ và hầu như còn tốt nguyên. (Ghi chú: Tướng Hiếu nói các lực lượng chính phủ NVN sẽ tìm cách kéo chiếc chiến xa này lên khỏi hố càng sớm càng tốt và sẽ đem trưng bày tại Sài Gòn.)

3. Công binh đã khởi công sửa chiếc cầu thường trực bắt ngang qua sông Thị Tĩnh nằm phía tây Bên Cát. Tướng Hiếu nghĩ là Chiến Đoàn 318 Thiết Giáp có thể di chuyển về hướng đông từ Bến Cát vào chiều ngày 04 tháng 06 để hợp cùng hai Trung Đoàng 52 và 48 đẩy xuống hướng tây trên Quốc Lộ 7 tiến tới Rạch Bắp. Trung Đoàn 52 đang thi hành lệnh nới rộng chu vi quanh An Điền mặt tây chiều ngày 04 tháng 06 để chuẩn bị Chiến Đoàn 318 tới.

4. Tướng Đảo tin là vùng đông bắc Bến Cát tới giờ nằm trong sự kiểm soát của Liên Đoàn 7 Biệt Động Quân đã ổn định sau khi quân chính phủ NVN tái chiếm An Điền. Tướng Hiếu nghĩ là Tướng Đảo do đó sẽ di chuyển Liên Đoàn 7 Biệt Động Quân tới phần đất phía Nam quận Bến Cát nằm phía tây cầu Ông Cỏ trên Quốc Lộ 14 thay thế Trung Đoàn 43 để trung đoàn này có thế tiếp ứng với Trung Đoàn 48 và Trung Đoàn 52 thuộc Sư Đoàn 18 chiến đấu hướng tây dọc theo Quốc Lộ 7. Tướng Hiếu hy vọng là mặc dù có những dấu chỉ Trung Đoàn 271 Bắc Việt hiện đã xuất hiện trong vùng phía bắc Quốc Lộ 7 để tăng cường Trung Đoàn 272 và Trung Đoàn 95-C Bắc Việt, các lực lượng chính phủ NVN sẽ tới Rạch Bắp và kết thúc cuộc hành quân này nội trong một tuần lễ.

5. Tướng Hiếu hết lời khen ngợi Chuẩn Tướng Đảo và Sư Đoàn 18. Sư Đoàn này đã di chuyển ra khỏi vùng được giao phó trong cuộc hành quân và thêm một lần nữa hoàn tất một cuộc hành quân thành công chống lại địch.

6. Theo Tướng Hiếu số thương vong về phía quân chính phủ NVN trong cuộc giao tranh trong ngày 04 tháng 06 tương đối nhẹ còn phía Bắc Việt và Việt Cộng thì rất cao đối với Trung Đoàn 95-C tại An Điền.

Liên quan đến trận An Điền (Ngày 16/5-4/10/1974), Tướng Lê Minh Đảo kể ngày 14/1/2002:

Tôi biết khá nhiều về Tướng Hiếu từ khi Tướng Hiếu về làm Tư Lệnh Phó Hành Quân Quân Đoàn 3. Mỗi lần Tướng Hiếu xuống Xuân Lộc tôi đều lái xe jíp chở Tướng Hiếu đi thị sát các đơn vị. Tôi và Tướng Hiếu rất ăn ư với nhau. Tướng Hiếu tỏ vẻ đồng ư tán thành mọi kế hoạch sắp xếp của tôi trong phạm vi của Sư Đoàn 18. Tướng Hiếu không khi nào hé môi hỏi han điều ǵ cả, chỉ đưa mắt nh́n thôi, và chỉ đưa ư kiến khi được hỏi. Tôi c̣n nhớ trong dịp trận đánh An Điền - sau khi Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn 3 của Tướng Trần Quang Khôi không chọc thủng được tuyến pḥng thủ của địch từ phía nam tấn lên Rạch Bắp và Đồi 82 - Tướng Thuần giao cho tôi dùng các đơn vị của Sư Đoàn 18 tấn chiếm An Điền từ hai mặt, một toán vượt sông Thị Tĩnh tại phía nam Bến Cát đánh thốc lên và một toán tràn qua chiếc cầu đưa tới An Điền, và gửi Tướng Hiếu đến túc trực tại bộ chỉ huy mặt trận của Sư Đoàn 18. Hai anh em ngủ chung pḥng trên hai chiếc giường kê sát bên nhau. Tôi nhận thấy anh Hiếu rất ham đọc sách, lúc nào cũng mang theo hai ba cuốn sách Anh ngữ. Anh Hiếu cũng rất ḥa đồng cùng ăn chung cơm lính với chúng tôi gồm có cà pháo và cá mắm. Một buổi sáng nọ, tôi thấy khi một trung sĩ của tôi tính lấy giầy của anh Hiếu ra lau chùi th́ ảnh ngăn cản và giành lấy bàn chải tự ḿnh đánh giầy lấy. Điều này chứng tỏ anh Hiếu rất tế nhị không muốn lợi dụng người khác cho riêng ḿnh.


Tưởng thưởng chiến sĩ

Trong thời kỳ này, anh tôi có cố tìm hiểu xem Tổng Thống Nixon có thật cam kết với Tổng Thống Thiệu sẽ can thiệp trở lại chiến trường Việt Nam nếu Việt Cộng vi phạm thỏa ước Hoà Đàm Ba Lê. Trung Tá Trần Văn Thưởng kể:

Tướng Hiếu là người đă thấy rơ cái họa mất nước năm 1974. Mặc dù thân cận với Cụ Trần Văn Hương, Ông chỉ nghe tin đồn về một bức thư, tuy nhiên Ông vẫn không t́m được một bản sao của bức thư chiến lược sinh tử của miền Nam; bức thư của TT Richard Nixon, ngày 15 /11/1972 cho TT Thiệu, cam kết "I repeat my personal assurance to you that the United States will react very strongly and rapidly to any violation of the agreement. ...".

Trước khi giă biệt VN ngày 13/06/1974 để du học Đại Học Command and General Staff tại Fort Leavenworth, Kansas, tôi đă t́m đến nhà một ca sĩ tài hoa nổi tiếng, tên thanh Lan, khoảng 7:30 chiều ngày 12/06/1974. Đúng 6 giờ chiều hai người chưa bao giờ quen biết với tôi, đă gặp tôi tại Câu Lạc Bộ An Đông; chúng tôi trao đổi mật khẩu như lời Tướng Hiếu đă cho tôi biết trong bữa cơm trưa cuối cùng với Tướng Hiếu, tại câu lạc bộ nầy hơn một tuần lễ trước đó.

Họ đưa cho tôi một cái máy thu âm rất nhỏ, chỉ cách sử dụng và ngụy trang trong bộ quân phục. Theo đúng khẩu lệnh của Tướng Hiếu, tôi không được phép hỏi tên tuổi và cơ quan làm việc của họ. Nhiệm vụ của tôi là t́m hiểu Nàng ca sĩ ấy có biết ǵ về bức thư hứa hẹn can thiệp của Ông Nixon với TT Thiệu, trước khi TT Thiệu bằng ḷng kư bản Hiệp Định Paris, khi Nàng gặp gỡ thường xuyên với một người em của TT Nguyễn Văn Thiệu. Vị nầy giữ chức vụ Bí thư kiêm Tham vụ Báo chí cho TT Thiệu (hiện c̣n sống ở Mỹ) tại thời điểm đó. Sau đó tôi sẽ tùy cơ ứng biến, căn cứ vào biến chuyển của cuộc đàm thoại .

Sau khi t́m đến nhà Nàng, hai người đứng chờ xa ngoài nhà, c̣n tôi th́ gơ cửa nhà Nàng. Tôi đă ngạc nhiên khi thấy Nàng đang ở với cụ thân sinh tại một căn nhà trong ngơ hẻm tại Sài G̣n. Ông Cụ h́nh như người Thanh Hóa hay Nghệ An. Nàng có nước da bánh mật với nút ruồi thật duyên dáng. Tiếc thay Ông Cụ ngồi kề bên nàng, nên tôi không thể đi vào chủ đích của cuộc gặp gỡ . Tôi đứng dậy cáo từ Nàng và Ông Cụ không đầy 10 phút. Sau khi trở lại câu lạc bộ, hai vị đó yêu cầu tôi trả lại cái máy ghi âm cho họ, và báo với tôi sẽ có người đưa tôi ra Phi trường Tân Sơn Nhất vào ngày mai, để đề pḥng các trở ngại gây ra, có thể làm tôi không được đáp máy bay đi du học.


Trần Văn Thưởng

Tướng Dư Quốc Đống

Ngày 30 tháng 10 năm 1974, Tướng Dư Quốc Đống được bổ nhiệm Tư Lệnh Quân Đoàn III thay Tướng Phạm Quốc Thuần. Cũng trong ngày này, Đại Tá Lê Nguyên Vỹ, Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh, được thăng cấp Chuẩn Tướng Nhiệm Chức.


Thị sát hành quân – Đại Tá Nguyễn Thành Chuẩn, CHT/BĐQ QĐIII

Qua điện tín ngày 7 tháng 11 năm 1974 với đề tài Tướng Mạo Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Sứ Quán Mỹ ghi nhận anh tôi hé mở cho biết đang hoạch định kế hoạch chống cuộc xâm lăng của Cộng Sản Bắc Việt phỏng dựa vào chiến thuật Hồng Quân Nga đánh bại cuộc xâm lăng của Quân Đội Đức:

Ông đã nghiên cứu học hỏi chi tiết chiến trận Hồng Quân đánh bại cuộc xâm lăng của các lực lượng Đức Quốc Xã tại Nga trong Đệ Nhị Thế Chiến và ông hiển nhiên thán phục thành quả của Quân Đội Nga.

Và ghi chú thêm:

Ngoại trừ xảy ra một bước lùi trong tình hình quân sự, rất có thể, do đó, Tướng Hiếu sẽ duy trì tại các chức vụ quan trọng trong tương lai gần.

Phước Long thất thủ ngày 16 tháng 12 năm, ngày 26 tháng 12 anh tôi chia sẻ với ông Lahighera, Phó Tổng Lãnh Sư Biên Hoà như sau:

Đề Tài: Tình Hình Quân Sự Trong Quân Đoàn III

1. Trung Tướng Đống, Tư Lệnh Quân Đoàn III và cả hai nhị vị tư lệnh Phó của ông cho tình hình quân sự hiện tại Quân Đoàn III là “rất nghiêm trọng”. Các cuộc tấn công lớn Bắc Quân đang tiếp diễn tại Phước Long và Bình Tuy và cả hai quận Tánh Linh và Đồng Xoài đã rơi vào tay Cộng Sản trong 48 tiếng đồng hồ qua.

2. Bình Tuy: Lực lượng còn sống sót sau cùng tại tiểu khu Tánh Linh đã rời bỏ vị trí vào khoảng lúc 0100 giờ ngày Giáng Sinh. Chỉ Huy Trưởng Tiểu Khu dẫn theo 20 người đã trình diện trong một đồn cách vài cây số phía nam của tiểu khu Tánh Linh và một tốp toán quân 70 địa phương quân đã xuất hiện tại quận Hàm Tân vào lúc trưa ngày 12 tháng 12. Tư Lệnh Phó Quân Đoàn III, Thiếu Tướng Hiếu, thông tin cho tôi biết là sẽ không đưa quân lính QLVNCH vào Hoài Đức và theo ý kiến riêng ông thì Hoài Đức sẽ mất trong tương lai gần. Sáu tiểu đoàn QLVNCH tại chỗ giữa Gia Rai và Chính Tâm vẫn bị Trung Đoàn 33 BV chận đứng và tuy là 30 Cộng quân bị các lực lượng QLVNCH giết ngày hôm qua trong vùng này, Tướng Hiếu không nghĩ là họ có thể chọc thủng phòng tuyến địch và giải tỏa tiểu khu Hoài Đức.

3. Phước Long. Đồng Xoài, thủ phủ quận Đôn Luân tại Phước Long, rơi vào tay Cộng Sản vào buổi sáng ngày 16 tháng 12. Các lực lượng Cộng Sản tấn công được cho là thuộc Trung Đoàn 165 và Trung Đoàn 141 của Sư Đoàn 7 BV. Ước tính này được chính yếu căn cứ vào thông tin thu nhận được từ một tù binh bắt được gần Phú Giáo ngày 25 tháng 12. Tù binh này là một thành viên của Trung Đoàn 209 (Sư Đoàn 7 BV) và báo cáo là nhiệm vụ chính của hai trung đoàn của SĐ7BV là tấn chiếm Đồng Xoài. Các vùng Sông Bé/Phước Bình tiếp tục bị hỏa pháo khuấy nhiễu nhưng chưa bị lực lượng bộ chiến tấn công. Tướng Hiếu tin là 1500 binh sĩ thuộc QLVNCH, trấn giữ thủ phủ Phước Long, nếu được xử dụng đúng cách, sẽ có thể đánh bật một cuộc tấn công của hai trung đoàn BV trong một thời gian ngắn hạn, nhưng tiên đoán là rốt cuộc thủ phủ sẽ thất thủ nếu địch quân quyết tâm. Một phi cơ C-130 cất cánh từ phi trường Phước Bình lúc 1150 giờ ngày 25 tháng 12 kẹo sai lệch trên không phi trường và bị súng phòng không 37 ly bắn trúng và đâm bổ xuống đất và bốc cháy gần kề.

4. Tại Tây Ninh, các nỗ lực tiếp tế bằng trực thăng cho Núi Bà Đen thất bại ngày 25 tháng 12 vì hỏa lực mãnh liệt của súng phòng không và súng nhỏ Cộng Sản. Một trực thăng sắp sửa thả tiếp liệu thì một nhân viên phi hành đoàn điều khiển công cuộc tiếp tế bị giết và ngay chính trực thăng bị 11 viên đạn bắn trúng. Sẽ nỗ lực tiếp tế tiếp ngày hôm nay, 26 tháng 12, nhưng tình hình vào thời điểm này rất nguy kịch vì các đơn vị trên đỉnh Núi Bà Đen gần cạn hết lương thực và đạn dược.

5. Căn cứ vào thông tin của hàng binh, Tướng Đống tin là Đức Phong và Bunard tại Phước Long đã bị một sư đoàn địch mới tới, “Sư Đoàn 3” (không nên lẫn lộn với Sư Đoàn 3 tân lập được xử dụng trong các cuộc tấn công Tây Ninh mới đây). Theo quan điểm của Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III thì mục tiêu của Cộng Sản là càn quét tất cảc các vị trí cô lập thuộc Chính Phủ NVN ngoài ven bìa Quân Đoàn III và củng cố lãnh thổ của họ từ Bình Tuy qua Phước Long đến Tây Ninh. Theo giả thuyết này, Tướng Đống rất quan ngại an ninh tương lai của QL 1 và QL 20 và tin là quận Định Quán tại Long Khánh chắc chắn sẽ là mục tiêu tương lai của các nỗ lực Cộng Sản để giao tiếp với các vùng đất của họ giữa Bắc Bình Tuy và Phước Long.

Ngày 5 tháng Giêng năm 1975, Tướng Charles Timmes, thuộc Văn Phòng Chỉ Đạo Công Tác CIA, đến gặp anh tôi và viết bản tường trình buổi thảo luận như sau:

Đề Mục: Tướng Hiếu Tư Lệnh Phó phân tích hành động của VC/BQ tại Vùng 3 Chiến Thuật và thảo luận ý đồ của Cộng Sản.

Nguồn: Một quan sát viên Mỹ từ Vùng 3 Chiến Thuật - Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư Lệnh Phó, ý thức các lời nói của mình có thể tới tai các viên chức Hoa Kỳ.

Tóm lược: Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, Tư Lệnh Phó Hành Quân Q̣ĐIII, nói ngày 3 tháng Giêng năm 1975 là các lực lượng VC/BQ thất bại thực hiện các mục tiêu trong các cuộc tấn công mới đây tại phía bắc Thành Phố Tây Ninh vì các lực lượng QLVNCH đã có thể đem thêm pháo binh chống lại các lực lượng tấn công của địch. Các lực lượng QLVNCH thất bại trong nỗ lực tiến tới Tiểu Khu Quận Hoài Đức trong Tỉnh Bình Tuy vì Trung Đoàn 33 VC/BQ án ngữ QL 333 giữa Gia Ray và Hoài Đức; Nhóm 7 Biệt Động Quân tăng phái cho Sư Đoàn 18 hành quân yếu kém. Lực lượng quân chính phủ tại Hoài Đức sẽ sớm gồm có hai tiểu đoàn QLVNCH và một tiểu đoàn Địa Phương Quân, cộng thêm hai tiểu đoàn tiến tới dọc theo QL 333 từ phía bắc. Tướng Hiếu nghĩ là sau các cuộc tấn công vào Thủ Phủ Tỉnh Phước Long của Sông Bé, Sư Đoàn 7 BQ sẽ tiến dọc theo ranh giới Tỉnh Bình Dương-Biên Hòa nhắm tới Lái Thiêu và Gia Định. Ông cũng tin là các cuộc tấn công trước đây của Sư Đoàn 9 BQ tại Quận Bến Cát trong Tỉnh Bình Dương là một thành phần trong ý đồ cộng quân nhằm nâng cấp khả năng chiến đấu lên hành quân phối hợp cấp sư đoàn và quân đoàn. Trong nhiều tháng tới, Tướng Hiếu dự kiến hai Sư Đoàn 7 và 9 BQ sẽ thực hiện hành quân cấp quân đoàn dọc theo các trục tiến tới Sài Gòn với Sư Đoàn 5 BQ nhắm cắt đứt đường giây liên lạc giữa Sài Gòn và Đồng Bằng. Mục tiêu toàn bộ của Cộng Sản trong chiến dịch hiện hành là cô lập hóa Tỉnh Tây Ninh và tiếp đến chiếm cứ thủ phủ tỉnh lỵ, củng cố kiểm soát cứ địa Bình Long-Phước Long và bành chướng kiểm soát tới các hành lang Sài Gòn trong Tỉnh Bình Dương, và làm chủ Tỉnh Bình Tuy, đặc biệt là vùng vựa lúa. Chấm dứt tóm lược.

1. Ngày 3 tháng Giêng năm 1975, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, tư lệnh phó Vùng 3 Chiến Thuật, chỉ huy hành quân, phân tích các hoạt động quân sự của Việt Cộng và Bắc Quân (VC/BQ) từ ngày 6 tháng Chạp và thảo luận các ý đồ của Cộng Sản. Trong Tỉnh Tây Ninh, các lực lượng VC/BQ thất bại trong nỗ lực hoàn thành các mục tiêu tấn chiếm các tiền đồn tại Núi Bà Đen và Suối Đá (XT335576) phía đông bắc Thành Phố Tây Ninh vì sau khi pháo binh của QLVNCH lúc đầu bị hỏa lực phản pháo VC/BQ hủy diệt, QLVNCH đã có thể đem thêm pháo binh vào chống cự lại lực lượng tấn công của địch. Trung Đoàn 205 VC/BQ Biệt Lập thiệt hại khoảng một phần ba quân số, trong khi Trung Đoàn 101 VC/BQ hứng chịu khoảng 100 thương vong. Các chiến thuật VC/BQ là hủy diệt pháo binh QLVNCH với hỏa lực phản pháo dựa trên tình báo của các vị trí đại pháo howitzer và rồi xử dụng pháo tập vào lực lượng trú phòng. Trong trận đánh tại Suối Đá, các lực lượng QLVNCH đã có thể đem thêm các ổ pháo tới tầm bắn của các lực lượng tấn công mà các đơn vị VC/BQ không tài nào tìm thấy để hủy diệt. Theo Tướng Hiếu, nguồn tình báo cho thấy là hai Trung Đoàn VC/BQ sẽ tấn công lại trong Tỉnh Tây Ninh và xử dụng thêm các ổ pháo binh để triệt hủy pháo binh QLVNCH.

2. Liên quan đến thất bại của QLVNCH tiến tới Tiểu Khu Quận Hoài Đức, Tỉnh Bình Tuy, Tướng Hiếu nói là Trung Đoàn 33 VC/BQ án ngữ QL 333 giữa Gia Ray và Hoài Đức bằng cách thiết lập những địa điểm kiên cố cỡ đại đội dọc theo đường lộ và không ngừng tấn công các đơn vị QLVNCH bằng hỏa tập gián tiếp. Nhóm 7 Biệt Động Quân được tăng phái cho Trung Đoàn 48, Sư Đoàn 18. Tuy nhiên, Nhóm Biệt Động Quân không hữu hiệu vì yếu đi sau các thương vong trước đây và theo Tướng Hiếu, Biệt Động Quân không quen hành quân như một phần tử nội tại của một sư đoàn và do đó hành quân yếu kém. Một tiểu đoàn của Trung Đoàn 43, Sư Đoàn 18, được trực thăng vận từ Tiểu Khu Quận Hoài Đức trong khi số quân còn lại của trung đoàn tiến tới từ QL 20 trong Tỉnh Long Khánh phía nam dọc theo QL 333 từ phía bắc. Thêm một tiểu đoàn QLVNCH sẽ sớm được trực thăng vận tới Hoài Đức nâng tổng số lực lượng phòng thủ với hai tiểu đoàn QLVNCH và một tiểu đoàn Địa Phương Quân, mà theo Tướng Hiếu, đủ để bảo vệ Hoài Đức cách thành công. Tướng Hiếu ghi nhận là Sư Đoàn 18 là sư đoàn trừ bị của QĐIII nhưng với các trung đoàn sung vào phía đông QĐIII, Bộ Tổng Tham Mưu quyết định thiết lập một lực lượng trừ bị và tạm thời thuyên chuyển Nhóm 7 Biệt Động Quân tới vùng Sài Gòn từ Vùng 2 Chiến Thuật.

3. Theo Tướng Hiếu, Sư Đoàn 7 BQ được tung vào Tỉnh Phước Long để nâng cao tinh thần chiến binh của sư đoàn bằng cách giao cho họ một mục tiêu dễ dàng và một chiến thắng nhanh chóng chống lại Địa Phương Quân trước khi tung sư đoàn chống lại chủ lực quân VNCH tại phía đông nam Tỉnh Bình Dương. Nếu Thủ Phủ Phước Long bị tràn ngập nhanh chóng, mục tiêu kế tiếp cho Sư Đoàn 7 sẽ là tiến dọc theo ranh giới Tỉnh Bình Dương-Biên Hòa nhắm về Quận Lái Thiêu về phía nam Bình Dương và Gia Định. Nếu các lực lượng VC/BQ thất bại tấn chiếm Phước Long, Tướng Hiếu dự kiến là VC/BQ sẽ tiếp tục vây lấn thành phố với một lực lượng ít ỏi hơn và để Sư Đoàn 7 rảnh tay thực hiện các cuộc hành quân tiến tới Lái Thiêu.

4. Tướng Hiếu tin tưởng là Sư Đoàn 7 BQ, trong Mùa Xuân và Mùa Hè năm 1974, đã tấn công các tiền đồn của Rạch Bắp (XT763304), Căn Cứ 82 (XT700313), và An Điền trong Quận Bến Cát, Tỉnh Bình Dương, với chủ đích trắc nghiệm khả năng của sư đoàn thực hiện các cuộc hành quân qui ước cấp sư đoàn. Đây là một phần của ý đồ Cộng Sản để nâng cấp các lực lượng của họ để có thể thực hiện những cuộc hành quân phối hợp cỡ sư đoàn và cỡ quân đoàn. Tướng Hiếu tin tưởng là Sư Đoàn 9 hứng chịu tổn thất khả quan và có thể không sẵn sàng chiến đấu. Tuy nhiên, ông dự kiến là trong các tháng tới cả hai Sư Đoàn 9 và 7 BQ có thể được sung vào hành quân cấp quân đoàn tiến dọc theo hành lang Sài Gòn và trục giữa ranh giới Bình Dương-Biên Hòa hướng về Sài Gòn. Tuy nhiên, Tướng Hiếu không chắc nếu Cộng Sản có tạo lập được hệ thống tiếp vận để yểm trợ một cuộc hành quân cấp quân đoàn. Ông dự kiến là Sư Đoàn 5 sẽ được giao trách vụ vừa tiến tới dọc theo ranh giới QĐIII và QĐIV vừa nhắm mục tiêu cắt đứt đường liên lạc từ Đồng Bằng đến Sài Gòn. Khi được hỏi nếu các lực lượng VC/BQ có khả năng thực hiện kế hoạch qui mô này không, ông trả lời là còn tùy vào việc tạo lập địa điểm tiếp vận và chuẩn bị chiến trường của Cộng Sản. Ông cho là VC/BQ có thể chuyển vận tiếp tế từ Bắc Việt đến QĐIII trong 17 ngày và họ hưởng tỷ lệ hai trên một đối với các đơn vị chủ lực quân ngoại trừ các lực lượng Địa Phương Quân và Nghĩa Quân. Ông cho là BQ có ưu thế về hỏa lực pháo binh tại điểm đụng độ và dùng hỏa tập. Tướng Hiếu nói là dựa vào các tài liệu tịch thu được, kế hoạch của BQ là tung vào xe tăng cùng thêm pháo binh. Ông ghi nhận là một số lớn xe tăng T-54 được tung vào Tỉnh Phước Long.

5. Khi được hỏi về khả năng của QLVNCH ngăn cản các của tấn công của VC/BQ trong QĐIII mà không cần nhận thêm viện trợ quân sư Hoa Kỳ như thời khóa biểu hiện hành, ông nói là khó ấn định được điểm tan vỡ của QLVNCH. Giai đoạn tới sẽ khó khăn nhất cho QLVNCH. Một số đơn vị quân chính phủ đã chứng minh tinh thần cao, đặc biệt là Địa Phương Quân tại Tây Ninh; tuy nhiên, tinh thần cách chung sa sút và có thể QLVNCH sẽ không tồn tại được nếu không có sự yểm trợ gia tăng khả quan về viện trợ quân sự Hoa Kỳ. Ưu thế về hỏa lực và tính di động trước nay QLVNCH có được đã chuyển sang phía VC/BQ.

6. Các mục tiêu của VC/BQ, theo Tướng Hiếu, trong chiến dịch hiện hành là cô lập hóa Tỉnh Tây Ninh và rồi tiến chiếm Thành Phố Tây Ninh; thứ đến, củng cố kiểm soát cứ địa Bình Long-Phước Long và nới rộng kiểm soát sâu tới các hành lang Sài Gòn trong Tỉnh Bình Dương; và thứ ba, kiểm soát Tỉnh Bình Tuy, đặc biệt vựa lúa hiện cung cấp đủ gạo để nuôi dân chúng của các Tỉnh Bình Tuy, Phước Long, và Long Khánh. Ông ghi nhận là trong Tỉnh Bình Tuy Cộng Sản không cho phép dân chúng rời đi như họ cho phép trước nay. Trong quá khứ, Cộng Sản tấn công một vùng và nếu đạt được mục tiêu, họ chỉ ở nán lại một vài ngày. Tuy nhiên, bây giờ Cộng Sản đủ mạnh để cho phép họ chiếm cứ và phát triển một vùng sau khi tấn chiếm. Mục tiêu của Cộng Sản là kiểm soát tối thiểu 10 phần trăm dân số. Phương pháp hoàn thành mục tiêu của họ là thực hiện những cuộc tấn công mạnh, chiếm cứ và củng cố và từ đó đạt được một thế đứng ngang hàng với quân chính phủ.

7. Tướng Hiếu nói thêm là Trung Tướng Tư Lệnh QĐIII Dư Quốc Đống không có kinh nghiệm chỉ huy các lực lượng địa phương quân nhưng ông đang học hỏi rất nhanh.

Tướng Nguyễn Văn Toàn

Ngày 5 tháng 2 năm 1975 Tướng Nguyễn Văn Toàn được bổ nhiệm Tư Lệnh Quân Đoàn III thay Tướng Dư Quốc Đống.

Tôi có hỏi anh tôi về sư bổ nhiệm này thì anh tôi trả lời cụt ngủn với nét mặt ngao ngán và chán chường: “Tổng Thống nói là Tướng Toàn gốc thiết giáp rất là xông xáo”.

Tướng Toàn nói về anh tôi:

(...) Măi cho đến tháng 11 năm 1974 (Tướng Toàn nhớ sai: đúng hơn là tháng 2/1975) tôi được đề cử về Quân Đoàn III th́ gặp lại anh Hiếu đang giữ chức vụ Tư Lệnh Phó hành quân ở quân đoàn. Chúng tôi đă hợp tác hoạt động với nhau rất vui vẻ và hữu hiệu. Anh Hiếu vẫn giữ được tính t́nh ḥa nhă và khiêm nhượng như xưa.

T́nh h́nh chiến trận thời gian này rất sôi động nên chúng tôi phải luôn luôn thay phiên nhau đi kiểm soát và chỉ huy hành quân. Thiếu Tướng Hiếu đă tỏ ra có khả năng cao độ và luôn luôn chu toàn nhiệm vụ giao phó một cách đáng khen.

Trung Tá Lý Ngọc Dưỡng, Chánh Văn Phòng Tướng Toàn kể:

Tôi rất mến phục Tướng Hiếu. Tướng Hiếu rất giỏi, có lẽ giỏi nhất trong hàng tướng lănh, nhưng lại rất khiêm tốn. Ngày tôi mới về nhậm chức chánh văn pḥng cho Tướng Toàn, Tướng Hiếu ghé vào văn pḥng thăm tôi. Tôi không ngồi đàng sau bàn giấy tiếp Tướng Hiếu. Chúng tôi ngồi tại ghế xa-lông và Tướng Hiếu không đối xử tôi như cấp tướng đối với cấp tá, mà như thể anh em. Tướng Hiếu nói về cuộc đời binh nghiệp, tài nói nhiều ngôn ngữ, các chuyến công du tại các nước ngoài ... Tướng Hiếu không tỏ vẻ tự tôn phô trương, trái lại trông chừng rất khiêm tốn khi nói về tài năng của ḿnh. Ai cũng biết Tướng Hiếu khiêm nhu. Nữ nhân viên tổng đài điện thoại Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III, khen Tướng Hiếu luôn ăn nói rất ôn tồn, không khi nào to tiếng quát tháo trên đường giây điện thoại như hầu hết các cấp tướng tá khác những khi đường giây điện thoại không được thông thương như ư muốn, điều thường xảy ra trên hệ thống điện thoại quân đội.


Tướng Toàn-Trung Tá Lý Ngọc Dưỡng

Đại Tá Tạ Thanh Long viết:

Tại Biên Ḥa chỉ có 2 anh em đi chơi riêng nhau.

Đại Tá Long ngụ ý là anh tôi bị tập đoàn của Tướng Toàn cô lập hóa tại bản doanh Quân Đoàn III.

Đại Tá Long cho biết thêm:

Vào năm 1974, tôi là Trưởng Ban ủy Ban Quân Sự 4-Phe-2-Bên. Tôi thường tổ chức dạ vũ thết đăi các phái đoàn quân sự ngoại quốc và lần nào cũng mời Tướng Hiếu, lúc đó là Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 3, cùng đến tham dự. Tướng Hiếu luôn vui vẻ nhận lời. Tướng Hiếu khiêu vũ rất sành điệu.

Có dấu chỉ anh tôi xung khắc với Tướng Toàn về mặt chiến thuật áp dụng tại V3CT, như điện tín ngày 12 tháng 3 năm 1975 về trận đánh Trị Tâm, Tây Ninh hé mở cho thấy:

Đề tài: Trận đánh Trị Tâm và tình hình tại thành phố Tây Ninh

1. Tư Lệnh Quân Đoàn III và hai Tư Lệnh Phó của ông đều đi công cán hầu như trọn ngày 11 tháng 3 và bản báo cáo tham chiếu được soạn thảo dựa vào thông tin cung cấp từ các nguồn tin cấp dưới tại BTL QĐIII. Tướng Hiếu, Tư Lệnh Phó Quân Đoàn, sau khi từ phía đông Tây Ninh trở về cuối ngày, duyệt xét trận đánh Trị Tâm và tình hình tỉnh Tây Ninh với tôi qua ly tách cà fê vào lúc 2100 giờ ngày 11 tháng 3. Tướng Hiếu trình bày tình hình với một sắc thái tươi sáng hơn là bản báo cáo tham chiếu ghi trên.

2. Theo Tướng Hiếu, Cộng Quân ngưng tấn công Trị Tâm vào cuối ngày sau khi Trung Đoàn 272 thất bại không chọc thủng được tuyến phòng thủ và đặc công vào tới được khu chợ, (Tướng Hiếu nói là các xe tăng không lúc nào vào tới được vùng chợ) bị đẩy lui. Tình hình yên tịnh lúc 2030 giờ. Hầu hết Trung Đoàn 3 Thiết Giáp được từ Bình Dương điều đến trong ngày và vào xế trưa thì tới vị trí trên Quốc Lộ 26 phía đông tỉnh Tây Ninh quanh và phía bắc Khiếm Hạnh. Nhiệm vụ của Trung Đoàn 3 Thiết Giáp là vừa tấn tới giải cứu Trị Tâm vừa đối ứng mọi áp lực mạnh của Cộng Quân tại phiá tây tỉnh Tây Ninh. Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 3 Thiết Giáp, Chuẩn Tướng Khôi, được phó thác vai trò lực lượng tăng phái tại phía đông Tây Ninh và Trị Tâm. Quân Đoàn III đã thiết lập một bộ chỉ huy tiền phương tại Gò Dầu Hạ.

3. Trong khi đó, trên Quốc Lộ 22, Cộng Quân đã bị đẩy lui khỏi 2 trong 3 địa điểm cấm cản với viễn tượng tái lập giao thông nội trong một hay hai ngày. Đồng thời, theo Tướng Hiếu, BTL QĐIII không thấy dấu chỉ của bất cứ di chuyển của các lực lượng lớn Cộng Quân tầm cỡ đe dọa phía bắc và tây thành phố Tây Ninh.

4. Tướng Hiếu nói Trung Đoàn 3 Thiết Giáp đã di chuyển tới phía đông Tây Ninh vì tin là cuộc tấn công Trị Tâm báo hiệu ý đồ của đối phương nhằm đánh vào vùng này rồi bóp nghẹt thành phố Tây Ninh hơn là trực tiếp xung phong thành phố. Tướng Hiếu nói Tướng Toàn hy vọng mình không phản ứng thái quá khi đem thêm lực lượng vào vùng này hơn là tình hình đòi buộc. Tướng Toàn công nhận có thể các cuộc tấn công hiện tại tại vùng Tây Ninh có lẽ chỉ nhẹ và có tính cách nghi binh để yểm trợ cho cuộc tấn công mạnh vào V2CT, với các cuộc tấn công mạnh vào V3CT sẽ xảy ra sau. Tướng Hiếu nghĩ là việc pháo kích Biên Hoà sẽ là một điềm chỉ quan trọng. Các cuộc tấn công pháo kích mạnh bây giờ sẽ biểu thị ý đồ vô hiệu hóa KLVN nhằm để Cộng Quân tấn công tức khắc trong khi đình chỉ hay tấn công lẻ tẻ sẽ biểu thị trì hoãn tấn công mạnh trong V3CT.

5. Tin giờ chót liên quan đến Trị Tâm vào lúc 0730 giờ ngày 12 tháng 3 từ nguồn tin Ban 3 tại BTL QĐIII là Cộng Quân tái tấn công với bộ binh và thiết giáp vào lúc 0200 giờ và giao tranh tiếp diễn.

6. Không được nêu tên Tướng Hiếu như là nguồn tin khi đề cập tới bất cứ thảo luận nào chứa đựng trong nội dung của thông điệp này với các viên chức chính phủ NVN.

Peters

Vào đầu tháng 4 năm 1975, anh tôi phải đương đầu với các mưu toan tấn công của Cộng Quân tại V3CT, theo như buổi thuyết trinh hàng tuần thường lệ của V3CT vào lúc 8 giờ 30 ngày 31 tháng 3 năm 1975 cho biết:

A. Sư Đoàn 9 BV có thể tiếp tục các cuộc tấn công nhằm Quốc Lộ 26 trong tỉnh lỵ Tây Ninh hay có thể di chuyển trở lui vượt qua sông Sài Gòn vào trong vùng hành quân thường lệ trong vùng phía tây tỉnh lỵ Bình Dương để tấn công Sư Đoàn 5 QLVNCH tại trung tâm Vùng 3 Chiến Thuật.

B. Sư Đoàn 101 BV có thể sẽ tấn công Quốc Lộ 1/22 trong vùng Gò Dầu Hạ với mưu toan cắt đoạn con đường này.

C. Với Trung Đoàn Biệt Lập 271 BV như lực lượng ngăn chận tại mặt bắc thành phố Tây Ninh, Trung Đoàn 205 BV có thể tấn công về thành phố Tây Ninh từ phía tây và nam.

D. Sư Đoàn 5 BV (Trung Đoàn E-6) sẽ tiếp tục khai triển các vị trí phía tây sông Vàm Cỏ Đông trong phần phía tây tỉnh lỵ Hậu Nghĩa và trong giai đoạn tới sẽ mưu toan vượt sông qua bên phía đông. Thuyết trình viên nói tiếp là các Trung Đoàn 174 và 275 thuộc Sư Đoàn 5 BV hiện trải ra trong tỉnh lỵ Kiến Tường của Vùng 4 Chiến Thuật nhưng cả hai trung đoàn này rất có thể quặt về hướng đông để tấn kích về Sài Gòn qua quận Thủ Thừa của tỉnh lỵ Long An có lẽ để nhằm chia cắt Vùng 4 Chiến Thuật.

E. Trung Đoàn 273 có thể tiếp tục tấn công Chơn Thành trong phần phía nam của tỉnh lỵ Bình Long và có thể được tăng cường.

F. Trong tỉnh lỵ Long Khánh, bộ phận chính của các Trung Đoàn 141 và 209 BV, từng tấn công vùng Định Quán 10 ngày trước, đã di chuyển về hướng đông bắc tiến vào tỉnh lỵ Lâm Đồng.

G. Trung Đoàn 274 coi bộ đang hành quân dọc theo Quốc Lộ 1 về hướng đông tiến vào tỉnh lỵ Bình Tuy.

H. Trung Đoàn 33 BV cho thấy chỉ dấu đang di chuyển vào phần phía bắc của tỉnh lỵ Phước Tuy từ đó có thể sẽ tấn công về phía nam nhắm vào thủ phủ của tỉnh lỵ với một đơn vị và mưu toan cắt Quốc Lộ 15 với các đơn vị khác.

I. Các toán đặc công trong năm vùng đã di chuyển gần tới Sài Gòn hơn và có thể trở nên năng hoạt hơn trong tuần --Trung Đoàn 117 trong vùng tây nam, Trung Đoàn 115 trong Phú Hòa và Hốc Môn phía tây bắc Sài Gòn, Trung Đoàn 119 dọc theo ranh giới Bình Dương/Biên Hòa, Trung Đoàn 116 phía đông bắc Sài Gòn và Trung Đoàn D-10 phía tây và tây nam Sài Gòn.

Ngày 2 tháng 4 năm 1975, anh tôi bay ra Lầu Ông Hoàng Tại Phan Thiết tiếp nhận tàn quân của Quân Đoàn II từ tay Tướng Nguyễn Văn Phú cho sát nhập vào Quân Đoàn III.

Thiếu Tá Trần Trọng Thưởng viết:

Anh là bạn anh Tiết khi c̣n ở bên Thượng Hải. Ngày rút khỏi Phan Rang, anh về tới Phan Thiết gặp toán liên lạc không quân, họ cho lên đồi Ông Hoàng. Người hạ sĩ quan nói với anh: "Trung Úy vào căn nhà thường vụ hy vọng có cơm ăn." Vào tới ban thường vụ gặp người thượng sĩ anh hỏi có cơm hay đồ hộp xin cho v́ anh đi hai ngày từ Nha Trang về tới đó chưa có bữa cơm nào, trên người có một bidon cũng hết nước, vừa đúng lúc Tướng Hiếu rời pḥng họp bước vào, người hạ sĩ quan thường vụ tŕnh bày yêu cầu của anh, anh thấy bảng tên, với ngôi sao nên biết là Tướng Hiếu nhưng trong trường hợp đó nếu phải nói rơ tông tích th́ hơi lâu, anh chỉ chào theo lối quân sự, Tướng Hiếu bắt tay, và chỉ thị cho người hạ sĩ quan thường vụ thỏa măn yêu cầu của anh. Đó là lần đầu tiên gặp Tướng Hiếu và cũng là lần cuối. Tướng Hiếu quay ra vội vă để lên trực thăng trở về vùng trách nhiệm. Tướng Hiếu nói nhẹ nhàng không như những người sĩ quan anh gặp trên đường.

Ngày 4 tháng 4 năm 1975, Tướng Nguyễn Vĩnh Nghi được bổ nhiệm Tư Lệnh Tiền Phương Quân Đoàn III, bản doanh đặt tặi phi trường Phan Rang; đồng thời Chuẩn Tướng Lê Trung Tường được bổ nhiệm Tham Mưu Trưởng Quân Đoàn III thay Đại Tá Ngô Văn Minh; Đại Tá Minh được thuyên chuyển về làm Tham Mưu Trưởng Biệt Khu Thủ Đô. Phái đoàn Tướng Weyand đến gặp anh tôi cả buổi sáng.


Lê Trung Tường


Ngô Văn Minh

Ngày 6 tháng 4 năm 1975, Tổng Thống Thiệu vời anh tôi vào Dinh Độc Lập bàn luận công chuyện. Trong buổi họp này anh tôi “khuyến cáo, nếu Mỹ không chịu can thiếp trở lại theo lời hứa của Tổng Thống Nixon thì nên đầu hàng để tránh đổ máu quân lính cách vô ích”.

Tôi còn nhớ là ngày hôm trước tôi có lên Biên Hòa thăm anh tôi và có hỏi anh tôi liệu ḿnh có đủ sức chống lại nổi sự tấn công của địch không. Anh tôi trả lời: "Khả năng binh sĩ có thừa; ḿnh chỉ thiếu có đạn dược mà thôi; quân ta sẽ cầm cự được tối đa hai tháng sẽ hết đạn."

Tướng Lữ Lan viết:

Sau đó anh em mất hẳn liên lạc với nhau. Măi cho đến vài ngày trước khi anh Hiếu bị thảm sát, tôi mới lại có dịp gặp mặt anh, lúc đó anh là Tư Lệnh Phó Quân Đoàn 3, trong dịp tôi cùng đi với một phái đoàn quân sự cao cấp tới Quân Đoàn 3 nghe thuyết tŕnh về t́nh h́nh quân sự. Lúc đó tôi là Chỉ Huy Trưởng Đại Học Quốc Pḥng.


Hiếu, Lữ Lan, Toàn

Sáng ngày 8 tháng 4 năm 1975, anh tôi bay tới Gò Dâu Hạ họp với Chuẩn Tướng Trần Quang Khôi. Vào lúc 8:30 giờ sáng, Dinh Độc Lập bị dội bom. Khoảng 9:30 giờ sáng anh tôi bay trở về Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn III. Từ văn pḥng, anh tôi gọi điện thoại về nhà ở Cư Xá Sĩ Quan Chí Ḥa dặn vợ đừng cho phép trẻ con ra đường chơi v́ có lệnh cắm trại một trăm phần trăm, rồi làm việc như thường ngày.

Liên hệ với giới chức Mỹ

Anh tôi tỏ vể rất thân thiện giao du với các viên chức Mỹ, nhất là ông Richard Peters, Tổng Lãnh Sư Biên Hoà. Khi được tôi hỏi ông có thường gặp anh tôi không, ông trả lời:

Khá thường xuyên. Ít nhất một lần mỗi tuần. Tướng Hiếu và tôi rất tâm đầu ư hợp v́ chúng tôi có những sở thích trí thức giống nhau. Tỷ như thú đọc sách. Có lần tôi cho Tướng Hiếu mượn cuốn The Best and the Brightest của David Halberstam, xuất bản năm 1972. Sau khi đọc, Tướng Hiếu tỏ vẻ rất buồn nản v́ quan điểm yếm thế tác giả tŕnh bày liên quan đến sự tiên đoán của ḿnh về kết quả của cuộc chiến Việt Nam.

Tôi không có gia đ́nh với tôi vào thời gian đó và gia đ́nh Tướng Hiếu th́ ở Sài G̣n. Tôi thường mời Tướng Hiếu dùng cơm tối, v́ tôi có một bà đầu bếp Việt Nam thích bày biện cho chúng tôi những món ăn ngon miệng. Chúng tôi chơi cờ chess. Tướng Hiếu dạy tôi đánh cờ tướng. Thỉnh thoảng chúng tôi chơi liên tiếp hai loại cờ đó trong một buổi. Tướng Hiếu luôn nắm phần thắng! Tướng Hiếu đưa tôi đến sân bắn một lần để bắn súng trường và súng lục. Tướng Hiếu luôn bắn vào hồng tâm.

Bản Tướng Mạo Tướng Nguyễn Văn Hiếu của Sứ Quán Mỹ viết:

Các người Mỹ làm việc với Tướng Hiếu trong Vùng 3 Chiến Thuật thấy ông thân thiện và dễ cộng tác. Tại Biên Hòa, ông sống trong một căn nhà di động tại Bộ Tư Lệnh Vùng 3 Chiến Thuật và ngủ đêm thường xuyên tại đó, ngoại trừ thỉnh thoảng về thăm gia đình tại Sàigòn. Ông thường viếng thăm các viên chức cao cấp tại nhà của Tổng Lãnh Sự Biên Hòa thâu đêm thảo luận hay chơi cờ (ông là bậc thày chơi cờ tướng Tàu, và chơi khá cờ Chess Tây phương). […] Tuy trông vẻ ngây thơ, lịch thiệp và thân thiện với các giới chức Mỹ tại Vùng 3 Chiến Thuật, ông giữ một khoảng cách và kín đáo, có lẽ theo lề lối địa vị và chức vụ của giới quan lại Tàu.

Vào cuối tháng 3 năm 1975, hai nhân viên CIA tới nhà dọ hỏi ông cụ xem anh tôi và Tướng Trưởng có thân nhau không. Ông cụ nghĩ chắc là với dụng ư muốn liên kết hai người để tổ chức đảo chánh ông Thiệu.


Phó Đại Sứ Wilkinshaw

Nguyễn Văn Tín
Ngày 5 tháng 2 năm 2015


trở về mục lục

general hieu