Truyện kể về Anh Tôi, Tướng Hiếu

Chương X
Phủ Phó TổngThống

Tổng Thống Thiệu trao phó cho Phó Tổng Thống Trần Văn Hương trọng trách điều tra và bài trừ tham nhũng trong Chính Phủ sau khi thắng cuộc bầu cử tháng 10 năm 1971. Phó Tổng Thống Hương gặp khó khăn trong việc tìm kiếm người có can đảm và có tài đức lãnh nhận chức Phụ Tá Đặc Trách Bài Trừ Tham Nhũng. Trong một cuộc thảo luận với Đại Sứ Bunker, “ông nêu lên sự khó khăn tìm ra sĩ quan thanh liêm và mạnh dạn để làm việc trong lãn vực này.” Mãi cho đến tháng 2 năm 1972, ông mới tìm kiếm được và mời anh tôi về giúp trong công việc khó làm này.

Phần anh tôi thì khi được cho chọn lựa hoặc chức chỉ huy trưởng trường Võ Bị Đà Lạt, hoặc chức đặc trách bài trừ tham nhũng thì đã không chọn con đường nhàn hạ mà chọn con đường đầy căm go, v́ nhận thức được nạn tham nhũng là yếu tố chính làm suy yếu quân đội và nghĩ ḿnh có thể kiện toàn khả năng chiến đấu của quân đội bằng cách bài trừ tham nhũng.

Ngày 12 tháng 4 năm 1972, thay mặt Phó Tổng Thống Trần Văn Hương, anh tôi cùng ông Nguyễn Thạch Vân bước vào pḥng bệnh của Đức Cha Gioan Sanh (Jean Cassaigne), người Pháp, sáng lập viên và giám đốc trại cùi Di Linh đang đau nặng bệnh cùi, để trao tặng ngài Đệ Tứ Bảo Quốc Huân Chương.

Bản Tướng Mạo Tướng Hiếu của Sứ Quán Mỹ viết, “Khi rời bỏ Quân Đoàn I để lãnh nhận chức vụ mới, Tướng Hiếu tỏ vẻ háo hức tấn kích điều mà ông gọi là “một vấn đề cấp bách Việt Nam Cộng Hòa cần giải quyết.” Anh tôi “đã chứng kiến sự suy sụp của chính phủ quốc gia Tàu vào thập niên bốn mươi; và quy lỗi sự suy sụp này vào sự bất lực của chính phủ quốc gia Tàu trong việc đương đầu đúng mức với tham nhũng.” Anh tôi “xác tín là hoặc chúng ta tự sửa lỗi lấy hoặc cộng sản sẽ sửa lỗi thay chúng ta." Anh tôi cũng còn “xác tín là nếu không t́m ra phương cách tấn công vấn đề cách hữu hiệu, th́ đó có thể sẽ là yếu tố quyết định trong t́nh trạng xô đẩy dân chúng về phía Cộng Sản trong một cuộc đấu tranh chính trị trong tương lai”.

Mục tiêu tham nhũng đầu tiên anh tôi nhắm là Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội. Quỹ này được tạo dựng nên bởi sự đóng góp ép buộc hàng tháng 100 đồng của một triệu quân nhân hiện dịch. Vốn tích lũy của quỹ đã lên tới trên hơn 3 tỷ đồng. Tướng Vỹ dùng số tiền kếch xù này vào lãnh vực thương mại với việc thành lập và quản trị một ngân hàng và sáu công ty thương mại: COGIVINA - chế tạo giấy, SICOVINA, VICCO -xây cất, VINAVATCO - vận tải, ICICO - bảo hiểm, và FOPROCO - chế tạo thực phẩm. Anh tôi nói là “nhân sự văn phòng chỉ gồm có ông và một phụ tá, quả thật là hoàn toàn thiếu sót”, và “vào tháng 5 năm 1972, chiến dịch chống tham nhũng không đi tới đâu vì các bộ trưởng nội các và thủ tướng không cộng tác với ông”, ngoài ra “một số áp lực xuất phát từ nhiều phía chống lại các điều tra viên vụ QTKQĐ. Một số sĩ quan thuộc Sở An Ninh Quân Đội làm việc trong vụ này được các nhân vật của Bộ Quốc Pḥng nhắc khéo là sau cuộc điều tra kết thúc họ vẫn nằm trong phạm vi kỷ luật của Bộ Quốc Pḥng. Các sĩ quan thuộc Sở An Ninh Quân Đội liên hệ cho đây là một sự hăm dọa”.

Tuy nhiên dù phương tiện làm việc eo hẹp và dù không được sự cộng tác của giới chính quyền, anh tôi cũng hoàn tất được công cuộc điều tra Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội và thực hiện xong bản tường trình dày 50 trang trực tiếp trình bày cho "đồng bào toàn quốc, các tướng lănh, và các chiến hữu" trên đài truyền h́nh ngày 15 tháng 7 năm 1972.

Phó Đại Sứ Mỹ Whitehouse có lời bàn sau đây:

Các lời cáo buộc chi tiết về tham nhũng và quản trị sai quấy của QTKQĐ tŕnh bày trên đài truyền h́nh của Tướng Hiếu chưa từng thấy từ trước tới giờ tại Việt Nam. Trung Tướng Nguyễn Văn Vỹ, Bộ Trưởng Quốc Pḥng, và Trung Tướng (hồi hưu) Lê Văn Kim là hai nhân vật trong số người Tướng Hiếu cáo buộc cho phép và can dự vào các hành vi tài chánh sai quấy. Tiếp theo tường tŕnh của Tướng Hiếu và hành động theo lời khuyến cáo của Phó Tổng Thống Hương, Tổng Thống Thiệu đă cách chức Tướng Vỹ và áp đặt các biện pháp kỷ luật đối với mốt số viên chức chính trong vụ QTKQĐ.

Song song với công cuộc điều tra Quỹ Tiết Kiệm Quân Đội, anh tôi cũng điều tra tham nhũng trong hàng tướng lãnh. Nhưng Phó Tổng Thống cho tạm gác công việc này.Trong buổi họp mặt với Đại Sứ Bunker ngày 18 tháng 7 năm 1972, Phó Tổng Thống Hương nói:

Phó Tổng Thống đồng ư về một chiến dịch mạnh mẽ nhưng lưu ư là hiện thời Tổng Thống Thiệu phải dùng tới những sĩ quan tài giỏi và can trường mặc dù họ không hoàn toàn trong sạch. Khi t́nh h́nh quân sự cho phép, những sĩ quan đó sẽ bị cách chức. Về điểm này, Phó Tổng Thống xác định là nhờ vào nỗ lực của ông mà Tướng Lăm và Dzu đă bị thay thế. Ông cũng lưu ư tới sự cách chức của Tỉnh Trưởng Vĩnh Long về tội tham nhũng.

Thay vào đó, anh tôi nhắm tấn công tiếp tham nhũng tại Công Ty Điện Lực, Hành Không Việt Nam, Cố Vấn Đặc Biệt Phủ Tổng Thống, Trung Tướng Đặng Văn Quang, Ngành Tư Pháp, Cảnh Sát Tư Pháp và Cơ Quan Phụng Hoàng.

Công cuộc điều tra Công Ty Điện Lực, Hành Không Việt Nam, Cố Vấn Đặc Biệt Phủ Tổng Thống, Trung Tướng Đặng Văn Quang, không thực hiện được vì có sự bao che của Tổng Thống Thiệu (con gái Tổng Thống kết hôn với con trai giám đốc hàng không; Tổng Thống Thiệu không cho đụng tới Tướng Quang, Cố Vấn Đặc Biệt Phủ Tổng Thống).

Vụ điều tra Ngành Tư Pháp khó đạt tới kết quả vì Bộ Trưởng Tư Pháp, Lê Văn Thu, bao che Thẩm Phán Huỳnh Khắc Dụng. Anh tôi thấy “có dấu chỉ là xăng ăn cắp từ kho Shell tại Nhà Bè có thể đă được chuyên chở qua Cam Bốt và bán cho Bắc Quân. Dù sao đi nữa, sự thịnh hành của các hành vi tham nhũng trong hệ thống tư pháp, gồm có toa rập giữa các chánh án, luật sư, biện lư và nguyên cáo, là một vấn đề nghiêm trọng.”

Vụ điều tra Cảnh Sát Tư Pháp bị Đại Tá Nguyễn Khắc Bình phá ngang. Thay vì trừng trị kẻ phạm tội, Đại Tá Bình cho thuyên chuyển tập thể các sĩ quan cảnh sát tư pháp từ cấp vùng tới cấp quận.

Vấn đề chính trong chương trình Phụng Hoàng là hành vi tống tiến sau khi cảnh sát bắt bớ những người tình nghi Việt Cộng để họ được thả ra. Anh tôi nói là “có quá nhiều tố giác như vậy trong chương tŕnh Phụng Hoàng và kiểu tống tiền này rất phương hại tới thể diện chính phủ đối với dân chúng và đối với sự hữu hiệu của Phượng Hoàng”.

Trong một buổi mạn đàm với viên chức sứ quán Mỹ ngày 23/02/1973, anh tôi đưa ra những lời nhận xét sau đây:

Tướng Hiếu nói ông cho các kết quả đạt được tới nay là "bi đát". Những thành quả đạt được không tương xứng với tầm kích của vấn đề. Ông gán mức thiếu thành công vào các yếu tố sau đây:

(a) Tuy Phó Tổng Thống Hương coi bộ được Tổng Thống trao toàn quyền trong chiến dịch chống tham nhũng, trên thực tế Phó Tổng Thống chỉ được quyền giới hạn, hay chỉ có thể yêu cầu mở điều tra nhắm vào các nhân vật ở cấp quận trưởng hay thấp hơn.

(b) Muốn điều tra những cá nhân ở cấp tỉnh trưởng hay cao hơn, Phó Tổng Thống sẽ không khởi công nếu không được phép Tổng Thống trước. Tướng Hiếu nói trong một số trường hợp sự chấp thuận này không được ban bố cách dễ dàng.

(c) Ngoài chính các sự kiện của nội vụ, có nhiều yếu tố khác xen lấn vào kể cả trong những vụ điều tra ở cấp quận trưởng và thấp hơn. Những yếu tố này, Tướng Hiếu nói, gồm sự liên hệ họ hàng của bị can với những tai to mặt lớn hoặc qua ngă gia đ́nh hoặc qua các mối thắt ảnh hưởng khác. Tướng Hiếu nói ông tốn nhiều th́ giờ cố công gạt qua bên những yếu tố đó trong việc cứu xét những vụ tham nhũng, nhưng ông ngụ ư là chính Phó Tổng Thống Hương đôi khi cảm thấy buộc phải coi những yếu tố này là hệ trọng.

(d) Phủ Phó Tổng Thống vẫn c̣n thiếu nhân sự và ngân khoản để có thể theo đuổi những vụ điều tra tham nhũng tầm cỡ rộng lớn. (Tướng Hiếu nêu lên điểm này cách thường xuyên với các viên chức sứ quán.)

Anh tôi cảm thấy thất vọng vì Phó Tổng Thống Hương ngại không ưng thuận điều tra các vụ dính liú đến Tổng Thống Thiệu.

Tướng Hiếu nêu lên một ví dụ của một dân biểu rơ ràng có những hành vi tham nhũng. Tướng Hiếu nói ông tŕnh hồ sơ này lên Phó Tổng Thống Hương. Phó Tổng Thống ghi nhận là dân biểu này là thành viên của khối thân chính phủ và ngày hôm trước đă dùng cơm với Tổng Thống. Phó Tổng Thống Hương khuyến cáo không nên đeo đuổi vụ này. Một ví dụ khác, Tướng Hiếu nói, là Đại Tá Cảnh Sát Phạm Kim Quy, chỉ huy trưởng khối Tư Pháp, Cảnh Sát Quốc Gia. Theo Tướng Hiếu, tham nhũng to lớn trong sở di trú cảnh sát quốc gia, một nhánh của khối Tư Pháp, được truy lùng thẳng tới Đại Tá Quy, là người thân cận với Phụ Tá Tổng Thống Đặng Văn Quang. Phó Tổng Thống cũng tỏ vẻ ái ngại không muốn đeo đuổi vụ này.

Qua năm 1973, anh tôi dành thì giờ điều tra tham nhũng của một số tỉnh trưởng: Đại Tá Nguyễn Văn Nghiêm, Tỉnh Trưởng Phú Bổn (tháng 3/1973) ; Đại Tá Nguyễn Văn Tố, Tỉnh Trưởng Phú Yên (tháng 3/1973); Đại Tá Trần Trọng Nghĩa, Tỉnh Trưởng G̣ Công (tháng 5/1973); và đặc biệt là Đại Tá Mạch Văn Trường, Tỉnh Trưởng Long Khánh (tháng 8/1973).

Tướng Hiếu nói là Đại Tá Mạch Văn Trường, mới đây được bổ nhiệm Tỉnh Trưởng Long Khánh, trong vài tuần qua đă tiếp xúc Thiếu Tá Sung, một trong những quận trưởng của ông, ra lệnh phải tống tiền những nhà thầu đốn cây làm gỗ trong quận và cung cấp cho ĐT Trường một phần chia chác lớn. Tướng Hiếu nói là Thiếu Tá Sung, từng là Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 8, thuộc Sư Đoàn 5, khi Tướng Hiếu là Tư Lệnh Sư Đoàn 5, có tiếng trong QLVNCH là rất thanh liêm. Thiếu Tá Sung đă tŕnh với Tướng Hiếu lệnh của ĐT Trường, và thưa là đă nói với ĐT Trường là ông không thể làm theo lời yêu cầu đó và v́ vậy xin được thuyên chuyển đi nơi khác. Tướng Hiếu chú thích với viên chức sứ quán ĐT Trường từng là một cựu cộng tác viên của Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tư Lệnh Quân Đoàn 3, và Tướng Hiếu xác tín là Tướng Minh đă bổ nhiệm ĐT Trường vào chức vụ tỉnh trưởng một phần để nắm lấy trong tay thương vụ lâm sản đem lại nhiều lợi tức trong tỉnh Long Khánh. Tướng Hiếu đang đề nghị đưa vụ này ra điều tra nhưng lưu ư là c̣n tùy thuộc Tổng Thống Thiệu và kết quả của các cuộc gặp gỡ giữa Thiệu và Trung Tướng Minh.

Khi được hỏi, anh tôi tỏ vẻ bi quan về thành quả bài trừ tham nhũng của mình.

5. Thái độ của Tướng Hiếu đối với công việc của mình. Liên quan cách chung đối với các nỗ lục chống tham nhũng của chính phủ, Tướng Hiếu lập lại giọng điệu tiêu cực căn bản mà ông nói với các viên chức Sứ Quán trong quá khứ (xem Saigon A-42). Vấn đề tham nhũng thật là to tát, Tướng Hiếu nói, và càng phức tạp hơn vì các yếu tố như lạm phát thâm thủng vào lương bổng và do đó gia tăng cám dỗ các sinh hoạt làm tiền phi pháp. Trên chóp đỉnh của các vấn đề là làm sao phân loại các lời cáo buộc đích thực ra khỏi giả dối về tham nhũng, với các loại sau này do Cộng Sản xúi bẩy trong một số chứ không phải tất cả mọi trường hợp. Vu cáo tham nhũng có thể coi là một cách dễ dàng để phá hoại một thanh danh của một địch thủ cá nhân hay chính trị. Tướng Hiếu nói là cần có các biện pháp quyết liệt gần như là một cuộc cách mạng trong lối giải quyết trong lãnh vực công cộng cũng như lãnh vực chính phủ đối với nạn tham nhũng.

Anh tôi nói sở dĩ công việc bài trừ tham nhũng không có mấy kết quả ngoại trừ vụ Quỹ Tiết Kiệm,“lý do chính yếu là không có sự yểm trợ từ phía Tổng Thống”.

Khi đảm nhiệm chức vụ Đặc Trách Bài Trừ Tham Nhũng, anh tôi tỏ ra có nhiều tài năng ngoài lãnh vực quân sự. Anh tôi ứng xử cách tài tình trong các lãnh vực luật pháp, tư pháp, tài chánh, thương mại, kinh tế, kế toán và chính trị cũng như hành sự thoải mái cùng với các bộ trưởng, các chuyên gia về luật pháp, tư pháp, tài chánh, thương mại, kinh tế kế toán và chính trị.

Công việc Đặc Trách Bài Trừ Tham Nhũng đã làm cho anh tôi suy tư nhiều và già hẳn đi.


Đặc Trách Bài Trừ Tham Nhũng

Trong thời gian làm việc tại Phủ Phó Tổng Thống, anh tôi cư ngụ tại Cư Xá Sĩ Quan Chí Ḥa, căn QQ18 khiêm tốn, sát vách với căn nhà kế bên, và nằm ở ngoài b́a của dăy phố, nên có thêm một ít đất. Tôi thường có dịp tới thăm anh tôi hơn trước. Anh tôi thết đãi tôi ăn cơm nhà và nói là không kham nổi đưa tôi đi nhà hàng ăn.


Cư Xá Sĩ Quan Chí Ḥa

Bà Tướng Nguyễn Xuân Thịnh nói là gia đình ông bà và gia đình anh tôi thường gặp nhau khi đi xem lễ chủ nhật tại nhà thờ Dòng Chúa Cứu Thế. Vào thời buổi đó Tướng Thịnh là Chỉ Huy Trưởng Pháo Binh. Bà nói là lần nào ông bà cũng rủ gia đình anh tôi về nhà đãi ăn sáng phở bà nấu vì biết là anh tôi không có dư tiền đưa vợ con đi ăn phở nhà hàng dù với đồng lương đặc trách bài trừ tham nhũng!

Nguyễn Văn Tín
Ngày 26 tháng 1 năm 2015

Nguyễn Văn Tín
Ngày 26 tháng 1 năm 2015


trở về mục lục

general hieu