Truyện kể về Anh Tôi, Tướng Hiếu

Chương VIII
Sư Đoàn 5 Bộ Binh

Anh tôi được bổ nhiệm Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh ngày 14 tháng 8 năm 1969 và rời chức vụ này ngày 9 tháng 6 năm 1971. Anh tôi thay thế Tướng Phạm Quốc Thuần.

Bà Tướng Thuần nói với tôi một quân nhân kể với bà:

Một đêm nọ, Tướng Hiếu đi ṿng ṿng tới thăm trại lính, mon men lại gần một x̣ng bài xập xám. Một tay bài, không biết người đứng trong bóng tối cạnh ḿnh là vị Tư Lệnh, xua tay đuổi: "Ê mày! xéo đi chỗ khác chơi. Từ khi mày vác cái mặt mày tới đây, tao đâm ra xui xẻo quá." Tướng Hiếu vâng lời lẳng lặng tản đi chỗ khác chơi!

Liên hệ mật thiết giữa Tướng Trí và anh tôi

Đại Tá Nguyễn Khuyến, Chỉ Huy Trưởng An Ninh Quân Đội Quân Đoàn III, nhận xét:

Khi tướng Trí về nắm chức Tư Lịnh Quân Đoàn 3 th́ t́nh cờ cả 3 vị Tư Lịnh Sư Đoàn của Quân Đoàn 3 đều xuất thân từ Khóa 3 Đà Lạt. Thiếu Tướng Nguyễn Xuân Thịnh giữ chức Tư Lịnh Sư Đoàn 25, Thiếu Tướng Hiếu, Sư Đoàn 5 và Thiếu Tướng Lâm Quang Thơ, Sư Đoàn 18. Trong 3 vị Tư Lịnh vừa kể th́ Tướng Trí tỏ vẻ trọng dụng Tướng Hiếu nhứt v́ Tướng Hiếu đă từng làm tham Mưu Trưởng cho Tướng Trí trước kia ở Quân Đoàn 1 và Quân Đoàn 2 vào năm 1963.

Tổng Thống Thiệu triệu Tướng Trí từ Nam Hàn về và giao cho chức Tư Lệnh Quân Đoàn III thay Tướng Lê Nguyên Khang ngày 5 tháng 8 năm 1968. Tướng Trí bèn bổ nhiệm Tướng Lâm Quang Thơ Tư Lệnh Sư Đoàn 18 thay Tướng Đỗ Kế Giai, và duy trì Tướng Nguyễn Xuân Thịnh tại chức Tư Lệnh Sư Đoàn 25. Tướng Trí muốn đưa anh tôi về nắm ngay Sư Đoàn 5 đang nằm trong tay Tướng Phạm Quốc Thuần, nhưng gặp sự chống cự của Tổng Thống Thiệu vì Tướng Thuần là bộ hạ thân tín. Mãi một năm sau, ngày 14 tháng 8, Tướng Trí mới thực hiện được ước nguyện của mình.


Tướng Trí và Tướng Hiếu

Tướng Trí rất tin dùng anh tôi và nghe theo ý kiến anh tôi thay thế chiến thuật dùng trực thăng “Đại bàng xà xuống” với chiến thuật dùng chiến xa “Lùa chồn vào bẫy” trong các cuộc hành quân tiễu trừ Việt Cộng trong Vùng III Chiến Thuật. Tướng Trí đã nghe lời khuyến cáo của anh tôi thành lập Lực Lượng Xung Kích Quân Đoàn III vào tháng 11 năm 1970.

Tướng Trí không ngần ngại khoe tài thiện xạ của anh tôi cho các tướng lãnh khác. Đại Úy Pau Văn Nguyễn kể:

Năm 1969, trong nhiệm vụ khiêm tốn của một sĩ quan tùy viên tháp tùng Trung Tướng Nguyễn Văn Minh, Tổng Trấn SG-Gia Định kiêm Tư Lệnh BKTĐ, tôi được mục kích tài thiện xạ của Thiếu Tướng Hiếu xử dụng các loại súng từ Colt 45, đến M16, đại liên M60 trúng đích các bia và mục tiêu di động trên xạ trường. Dịp đó, Trung Tướng Đỗ Cao Trí, Tư Lệnh Quân Đoàn III, mời các tướng lănh Tư Lệnh BKTĐ, SĐ5, 18 và 25 BB và một số đơn vị trưởng cao cấp tham dự tác xạ thử nghiệm các loại súng với ống nhắm hồng ngoại tuyến do Hoa Kỳ giới thiệu và dự tính trang bị cho một số xạ thủ bắn tiả (sniper fire) của QLVNCH.

Vào tháng 7 năm 1970, Tổng Thống Thiệu gọi Tướng Trí vào Dinh Độc Lập ngỏ ư muốn Tướng Trí nhận chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn IV, thay Tướng Ngô Dzu, v́ t́nh h́nh các ấp chiến lược dưới Vùng IV không được khá. Tướng Trí được hứa thêm một sao nếu chấp thuận đi xuống đó. Tướng Trí trả lời Tổng Thống Thiệu là ông muốn nhường lại ngôi sao đó cho một đàn em ḿnh. Tổng Thống Thiệu hỏi ai, th́ Tướng Trí trả lời là Thiếu Tướng Hiếu, Tư Lệnh Sư Đoàn 5. Ông Thiệu làm ngơ, và sau đó chọn bổ nhiệm Tướng Trưởng thay Tướng Ngô Dzu làm Tư Lệnh Quân Đoàn IV.

Vào tháng 10 năm 1970, Tổng Thống Thiệu khéo léo đẩy Tướng Trí ra khỏi chức Tư Lệnh Quân Đoàn III và Tướng Trí bị đầy ải qua Pháp với lư do chính thức đi chữa bệnh và Tướng Nguyễn Văn Minh được cử thay thế. Trong lá thư đề ngày 6/10/1970, Đại Úy Wayne T. Stanley, thư kư pḥng 3 tham mưu cố vấn Mỹ QĐ3, viết cho Trung Tá John L. Huestis, Fort Braggs, North Carolina: "General Tri continues to rule the land with fire and determination. He is now on vacation in Europe and he continues to plan on being CG, III Corps until he retires in 18 months." Sau khi Tướng Trí vận động thành công được phép hồi hương, ông liền xuống nằm tại Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 với Tướng Hiếu. Tướng Trí hăm dọa làm dữ với lực luợng hùng hậu của Sư Đoàn 5. Tổng Thống Thiệu buộc phải nhượng bộ và trả lại ghế Tư Lệnh Quân Đoàn III cho Tướng Trí.

Vào tháng 2 năm 1971, Tổng Thống Thiệu lại triệu Tướng Trí vào Dinh Độc Lập ngỏ ư muốn Tướng Trí nhận chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn I, thay Tướng Hoàng Xuân Lăm, v́ t́nh h́nh chiến sự của Hành Quân Lam Sơn 719 tại Hạ Lào đang bị lún bùn. Vào thời gian đó, Tướng Trí và Tướng Hiếu đang thi hành kế «Điệu Hổ Ly Sơn» dụ địch tại Snoul, trên phần đất Cam Bốt. Tướng Trí ra điều kiện chỉ chấp nhận chức vụ mới, nếu Tướng Hiếu được bổ nhiệm thay ḿnh trong chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn III. Tổng Thống Thiệu lại làm ngơ, và khi Tướng Trí bất ngờ bị tử nạn trực thăng đang khi đi thị sát mặt trận Cam Bốt ngày 23 tháng 2 năm 1971, th́ Tổng Thống Thiệu lại chọn đưa Tướng Nguyễn Văn Minh thay Tướng Trí làm Tư Lệnh Quân Đoàn III.

Chỉnh đốn lại khả năng tác chiến của Sư Đoàn

Khi anh tôi về nắm Sư Đoàn 5 thì khả năng chiến đấu của sư đoàn được đánh giá rất là thấp.

Ngày 4 tháng 11, một tháng rưỡi sau ngày anh tôi nắm Sư Đoàn , Tướng Abrams nói về anh tôi trong buổi họp hàng tuần với ban tham mưu của ông Weekly Intelligence Estimate Update (WIEU):

Lănh đạo--ở đâu khá là lính khá. Ở đâu tồi là lính tồi. Ở đâu tệ là lính tồi tệ. Đơn giản vậy đó. Chúng ta có một ít ví dụ rất là rơ tỏ trong đó một cá nhân thay đổi--một người, chỉ duy vị tư lệnh, và trong thời gian một tháng rưỡi, ta có một ê-kíp mới mẻ toàn bộ. Trước đây thường phẳng lờ như ngồi trên mông đít, chẳng chịu đi đâu, không biết đánh đấm. Chỉ thay đổi một người—là biến đổi toàn bộ.

Ngoài ra trong buổi họp ngày 15 tháng 11, Tướng Abrams nói:

Hôm nọ tôi đi ra ngoài, và được nghe một buổi thuyết tŕnh tuyệt hảo của Tướng Hiếu, Sư Đoàn 5. Đây là lần đầu tiên tôi ghé thăm Sư Đoàn 5 từ khi Tướng Hiếu về nắm sư đoàn này. Và tôi phải công nhận rằng - điều này không liên quan mấy đến cách thức sư đoàn hành sự, nhưng tới phẩm chất rất cao của buổi thuyết tŕnh, bao gồm một cuộc thảo luận rất ngay thẳng mà tôi cho là cũng rất chân thật về lực lượng nhân sự, t́nh trạng đào ngũ, đào ngũ của từng trung đoàn, và vấn đề tương tợ, ngay cả sự kiện số đào ngũ gia tăng, - một dấu chỉ không mấy tốt, lẽ đương nhiên, nhưng tôi phải nh́n nhận là có một khuynh hướng tiến triển trong nội bộ Sư Đoàn 5 đối với những vấn đề đại loại như vậy.

Các cố vấn Mỹ nhận xét:

- Đại Tá John G. Hayes, Cố Vấn Trưởng, Sư Đoàn 5, ngày 20/11/1969)

Hiệu năng tác chiến của Sư Đoàn 5 đang cải tiến. Từ khi Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu nắm quyền chỉ huy, Sư Đoàn đă khởi công chương tŕnh đưa chiến tranh đến địch. Sáng kiến này là một yếu tố trọng yếu mà Sư Đoàn đă thiếu sót trước đây. Việc xử dụng Trung Đoàn Thiết Kỵ trong vai tṛ tấn công là một thay đổi lớn lao với sứ mạng "Ngự Lâm Lính Kiểng" trước đây.

Thiếu Tướng Hiếu đă chứng tỏ ông sẵn sàng tiếp nhận những ư kiến thiết thực. Không thể nhấn mạnh cho đủ ông là một tướng dũng mănh, và ông chỉ đem ra ứng dụng những ư kiến khả dĩ đem tới cải tiến hiệu năng tác chiến cho Sư Đoàn.

Sư Đoàn đă cải tiến trên mọi b́nh diện. Trên căn bản, có thể gán các cải tiến đó cho sự lănh đạo tích cực đă buộc các đơn vị vận chuyển đi lùng và diệt địch.

Vị Tư Lệnh mới đă bứng tiệt gốc vấn đề nan giải về lănh đạo mà Tư Lệnh tiền nhiệm vấp phải.

[...] Qua chương tŕnh Đồng Tiến và sự ứng dụng chiến thuật tấn công của Tướng Tư Lệnh, các Trung Đoàn Trưởng đă buộc phải tuyển lựa những người lănh đạo đơn vị giỏi.

[...] Từ khi Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu lên nắm quyền chỉ huy ngày 14/8/1969, các đơn vị Sư Đoàn 5 đă đổi từ thế thủ qua thế công.


Colonel John Hayes, Senior Advsior

- Trung Tướng Julian J. Ewell, Cố Vấn Trưởng, Vùng 3 Chiến Thuật (ngày 2/2/1970)

Hiện giờ chúng ta không có nhu cầu cấp bách về tư lệnh sư đoàn. Hiếu có thể thúc đẩy Sư Đoàn 5. Thơ cũng vậy đối với Sư Đoàn 18. Thịnh và Đống không có vấn đề đối với các Sư Đoàn 25 và Dù.

Nếu Sư Đoàn 5 không cho thấy sự cải tiến, theo nhận xét tôi, là v́ sự xáo trộn gây nên bởi: (1) việc tiếp thu căn cứ Lai Khê trong tháng 2; (2) việc đảm nhiệm các cuộc hành quân trong khu vực lưỡng tỉnh sau sự triệt thoái của Sư Đoàn 1 Bộ Binh Mỹ; và (3) sự thay đổi của hai trung đoàn trưởng trong cùng một thời gian. C̣n cần thêm thời gian để sư đoàn này tăng trưởng thêm về mặt hiệu năng và tự tin, nhưng đă có những dấu chỉ đơn vị này khởi sự thăng tiến bây giờ.

- Đại Tá John G. Hayes, Cố Vấn Trưởng, Sư Đoàn 5 (ngày 7/2/1970)

Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, NNC 1-11-67, 20 năm quân ngũ, Tướng Hiếu là một tư lệnh trên trung b́nh. Các điểm tốt gồm có nhiệt tâm, kinh nghiệm lănh đạo tác chiến, khả năng thôi thúc và duy tŕ tinh thần binh sĩ, và khả năng chế ngự thuộc cấp. Ông rất sùng đạo và ái quốc, và đ̣i hỏi tiêu chuẩn hạnh kiểm và kỷ luật cao. Ông cẩn trọng mực thước nhưng khi lấy quyết định th́ sắc bén. Ông được đánh gía cao hơn mức trung b́nh của một tư lệnh Sư Đoàn Mỹ trong cung cách hành sự toàn diện của ông.

- Thiếu Tá Edgar C. Doleman, Jr, Cố Vấn P3 Kế Hoạch/Huấn Luyện (ngày 22/4/1970)

Sau khi Tướng Hiếu nắm quyền chỉ huy sư đoàn tháng 10/1969, ban tham mưu h́nh như có một luồng sinh khí mới.

Trung Tá George G. Layman, Cố Vấn Phó Sư Đoàn 5, trong tờ tŕnh lượng gía cho tam cá nguyệt chót của năm 1970, ghi nhận là Tướng Hiếu tôi luyện Trung Đoàn Thiết Kỵ của ḿnh như sau:

Trung Đoàn Thiết Kỵ 1 trải qua một chương tŕnh huấn luyện nước rút trong tam cá nguyệt này. Nhóm 1 học tập chín ngày tại Trung Tâm Huấn Luyện Tự Đức do các giảng viên của Trường Thiết Giáp QLVNCH. Nhóm 2 và 3 học tập tại Lai Khê. Tất cả 3 nhóm đều xử dụng Băi Bắn Trảng Bom để tập bắn khí giới cơ hữu đủ loại.

- Thiếu Tá Delbert F. Shouse, Cố Vấn P3 của Sư Đoàn 5, đă thẩm định về việc ứng dụng nhị thức Bộ Binh-Thiết Giáp của Tướng Hiếu trong tờ tŕnh lượng gía ngày 4/4/1970 như sau:

Việc xử dụng một trung đoàn bộ binh và một trung đoàn thiết giáp kỵ binh tiến vào mật khu an toàn và căn cứ tiếp liệu của địch trong lănh thổ Campuchia trong tháng 5 và 6 cho phép sư đoàn thi thố khả năng trong những cuộc hành quân quân sự đại qui mô với sự tham chiến của các đơn vị không vận, trong các cuộc hành quân tái tiếp tế đến các căn cứ xa xôi, và các cuộc hành quân lớn trường kỳ. Nhờ vậy sư đoàn đă tiếp thu được vô số khí giới, đạn dược, thực phẩm và các quân trang quân cụ khác, khiến cho tinh thần chiến binh phấn khởi và chứng minh cho QLVNCH thấy là họ có thể bẻ găy khả năng của địch.

Việc rút trung đoàn thiết kỵ ra khỏi phận vụ bảo vệ đường xá và duy tŕ an ninh án động cho phép đơn vị này khai thác hỏa lực và năng động tính của nó, chống lại các lực lượng chính qui Bắc Việt trong lănh thổ Campuchia và vùng Bắc Tỉnh B́nh Long. Tuy nhiên, các cuộc hành quân Campuchia cho thấy chiến xa M41 không được xử dụng như chiến xa. Thiết vận xa M113 của đơn vị thiết kỵ thích hợp hơn trong chiến trường rừng cây rậm rạp và có khả năng đánh bại bất cứ đe dọa nào của địch trong vùng này.

Ông Lê Đình Lãm, tổng thư ký Giám Sát Viện kể:

Trước khi Tướng Hiếu về làm với cụ Hương, tôi đă nghe danh, đặc biệt có nghe người kể một cảnh tượng khó tin sau đây: trong một cuộc hành quân vượt biên Cam Bốt, Tướng Hiếu, Tư Lệnh Sư Đoàn 5, đă cởi bỏ quân phục, chỉ c̣n mặc một cái áo thun và một chiếc quần đùi, nhảy xuống bùn đất, ra tay giúp sức quân lính lôi kéo một quân xa bị lún bùn.

Thiếu Tá Nguyễn Tường Tuấn viết:

Tôi là cựu Đại Đội Trưởng Đại Đội 7/5 Trinh Sát, thuộc Trung Đoàn 7, Sư Đoàn 5 Bộ Binh. Tôi có được diễm phúc cũng như vinh dự phục vụ Tướng Hiếu trong thời gian Tướng Hiếu là Tư Lịnh Sư Đoàn 5 BB. Mặc dù là đại đội trinh sát của trung đoàn nhưng thỉnh thoảng đơn vị tôi mới có dịp về đóng quân trong căn cứ Lai Khê (để dưỡng quân trong khi các Đại Đội Trinh Sát 5,8 và 9 thay phiên hành quân). Tôi có một kỷ niệm rất quý về Tướng Hiếu khi đơn vị chúng tôi hành quân vùng Bụi Gia Mập (Phước Long) và Tướng Hiếu đã xuống tận trận địa để thăm đơn vị cũng như hành quân cùng chúng tôi. Thời gian đó, Trung Đoàn Trưởng Trung Đoàn 7 là Trung Tá Phạm Văn Niệm và Trung Đoàn Phó là Trung Tá Lý Đức Quân. Tướng Hiếu đã nói chuyện rất lâu cùng tôi và hỏi thăm, "Em có cần gì sư đoàn yểm trợ không?" Tôi, với tuổi trẻ hồn nhiên trả lời, "Em chỉ xin Thiếu Tướng cho vài tuần phép về Sàigòn là vui rồi." Đối với cá nhân tôi, cũng như rất nhiều quân nhân thuộc Sư Đoàn 5 BB, Tướng Hiếu là một biểu tượng anh hùng chính trực nhất của người chiến sĩ Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. .

Thiếu Tá Khúc Hữu Chấp, Biệt Động Quân, viết:

Tướng Hiếu là thần tượng của tôi và biết ông từ khi ông về Sư Đoàn 5. Lúc đó tôi ở một đơn vị biệt phái nhảy vào vùng biên giới được ông lo cho hết ḿnh. Vào gần tới Krek th́ ông cho lệnh rút ra khi cấp trên th́nh ĺnh hủy bỏ không yểm B-52 theo như kế hoạch hành quân đă trù tính. Ông bảo "Không có yểm trợ th́ không đánh". Đó là một vị tướng sạch, một vị tướng biết lo lắng nhiều cho thuộc cấp và đạo đức. Khâm phục, khâm phục.


Khúc Hữu Chấp

Ngày 5 tháng 1 năm 1970, phóng viên George W. Ashworth của nhật báo Christian Science Monitor có đăng một bài lượng giá rất trung thực về Sư Đoàn 5:

LAI KHÊ, VIỆT NAM- Khi viên tiểu đoàn trưởng tại Căn Cứ Hỏa Lực Mahone bị tử trận, tiểu đoàn ông chỉ huy được rút ra khỏi chiến trường cách mau lẹ.

Trong Quân Đội Hoa Kỳ, một tiểu đoàn sẽ tiếp tục chiến đấu. Nhưng sự mất mát môt nhân vật then chốt là một cú thoi đấm to tát đối với một tiểu đoàn Việt Nam và gây nên những vấn nạn thực tiễn cần xét lại t́nh trạng chiến đấu của tiểu đoàn.

Trong hầu hết bất cứ một sư đoàn nào của Quân Đội Việt Nam, sự mất mát một sĩ quan cao cấp trong một chức vụ quan trọng đều tạo môt vấn đề hệ trọng. Điều này đặc biệt đúng trong trường hợp Sư Đoàn 5, hiện đang bước qua một quá tŕnh khó khăn sau bao nhiêu năm mang tiếng là một “sư đoàn chuyên đảo chánh”.

Tổng Thống Thiệu từng chỉ huy Sư Đoàn 5, và sư đoàn này được coi như thế lực ông dựa vào để thăng tiến lên tột cùng quyền thế. Dưới thời các tư lệnh kế tiếp, Sư Đoàn 5 đồn trú gần Lam Sơn, nằm phía bắc Sài G̣n, trong tư thế ứng sẵn trong trường hợp cần phải tiếp cứu dinh Độc Lập khỏi tay nhóm nổi loạn.

Chỉ măi đến mùa thu năm nay giới chức chỉ huy Hoa Kỳ, trước nay bày tỏ bất măn với sự thể, mới vừa thắng thế phe Việt Nam để đẩy một tư lệnh vốn dè dặt trên b́nh diện quân sự đă được bổ nhiệm v́ phe phái chính trị của Sư Đoàn và thay thế ông với một sĩ quan Việt Nam khác, Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu. Tuy không được coi là sáng chói, Tướng Hiếu được chấm điểm như là một người cần mẫn vừa phải dưới mắt các sĩ quan cả Việt lẫn Mỹ.

Giờ đây Tướng Hiếu đang nỗ lực hướng dẫn sư đoàn của ông đến một mức độ năng hiệu cao hơn. Số đông các quan sát viên đồng ư rằng nếu Sư Đoàn 5 khá lên th́ toàn thể Quân Đội Việt Nam được nhờ, v́ hiện nay Sư Đoàn 5 là sư đoàn tệ nhất trong số 10 sư đoàn Việt Nam.

Có một thời, mới đây, các cố vấn Mỹ kháo nhau xem ai được bổ nhiệm vào sư đoàn tồi tệ nhất. Các Sư Đoàn 5, 18 và 25 nằm trong số này, với các giai thoại khủng khiếp truyền miệng nhau .

Hè vừa qua, các đơn vị Việt Mỹ khởi sự làm việc chung cách mật thiết hơn trong các cuộc hành quân hỗn hợp. Các đơn vị thuộc Sư Đoàn 5 đă làm việc đăc biệt với các phần tử thuộc Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ, cũng như với Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Hoa Kỳ (Không Kỵ).

Từ khi Sư Đoàn 1 HK và Sư Đoàn 5 VN làm việc chung dưới chương tŕnh “Đồng Tiến”, đă có sự gia tăng trong số địch quân bị chết, bắt làm tù binh, hồi chánh, và vũ khí tịch thu. Theo tiêu chuẩn đo lường qui ước, Trung Đoàn 8 thuộc Sư Đoàn 5 Việt Nam, hành xử ba lần hữu hiệu hơn trước.

Cách chung Việt Nam gặt hái nhiều thành quả hơn Mỹ. Trong một tháng, chẳng hạn, các phần tử Sư Đoàn 5 và các lực lượng địa phương quân thu lượm tất cả 61 hồi chánh viên ngoại trừ tám tên trong khu vực hành quân của Sư Đoàn 1 Bộ Binh Mỹ.

Tỷ lệ giết giặc của Sư Đoàn 5 cao, đặc biệt trong trường hợp các tiểu đoàn khấm khá hơn. Nhưng các sĩ quan Mỹ đồng ư là tổng kết là một phương thức đo lường không hoàn hảo để đánh giá khả năng và hiệu lực của một sư đoàn.

Các tổng kết có vẻ mang nhiều hứa hẹn là một sản phẩm của một môi trường đặc biệt của chương tŕnh Đồng Tiến, trong đó được cung ứng môt số lượng yểm trợ to tát của các trực thăng vận tải và vơ trang Mỹ, cũng như yểm trợ ồ ạt của pháo binh và không quân Mỹ. Trong cảnh huống đó, lẽ dĩ nhiên tỷ lệ giết địch hẳn phải cao.

Khi một tiểu đoàn của Sư Đoàn 5 hoàn tất một chu kỳ làm việc với đơn vị Mỹ và rồi làm việc tách biệt một đơn vị Mỹ cũng trong một thời kỳ tương tự, không có bao nhiêu dấu chỉ tiến triển liên tục. Như lời một cố vấn nói, tiểu đoàn “lộ chân tướng ḿnh”.

Trong khi chắc chắn là có lợi ích làm việc chung với một đơn vị Mỹ, sự kiện hưởng tràn đày mức dồi dào của guồng máy chiến tranh Mỹ có thể đưa tới các vấn đề, nhiều nguồn quân sự tin như vậy. Lính Việt Nam học biết cách mau lẹ rằng bay trực thăng dễ dàng hơn là đi xe, rằng xử dụng xe th́ tốt hơn là đi bộ, rằng sẽ không thiếu tiếp liệu, và khi bị đốn ngă sẽ được tải thương mau lẹ.

Nhưng, khi người Mỹ đi khỏi, nguồn tiếp liệu sẽ không c̣n dồi dào nữa. Sẽ không c̣n nhiều trực thăng. Tải thương không c̣n mau lẹ nữa. Nhiều việc chỉ tiến hành nếu lính Việt Nam bỏ công sức ra thực hiện lấy. Sự giúp đỡ của Mỹ sẽ không dễ kiếm ra nữa.

Các sĩ quan Mỹ đồng ư là Sư Đoàn 5 hưởng thụ rất nhiều – có lẽ hơi nhiều - hiện nay. Nhưng, họ nói, điều này có giúp cho hiệu năng của lính Việt Nam tiến triển. Điều tốt, các nguồn này nói, là sự dồi dào này như thể là một “máy bơm sơ khởi” sẽ đưa tới một mức hiệu năng cao hơn khi lính Mỹ đi khỏi. Trong khi chờ đợi, một người Mỹ nói, “một môi trường của một ngôi nhà nóng bỏng” là điều cần thiết cho một sự tiến bộ.

Một sĩ quan khác lo ngại mức độ to lớn của các vấn đề tiếp tục tàn phá Sư Đoàn 5. Ông tự hỏi, “Chúng ta có đang trưng bày cho họ những điều không dính dấp ǵ chăng?”

Hiện nay, ba trung đoàn của sư đoàn được đánh giá tốt, tạm được và yếu kém. Đối với tiểu đoàn, hầu hết sĩ quan Mỹ từng làm việc với Sư Đoàn 5 nói là một phần tư là rất khá, một phần tư kia th́ yếu kém, và số c̣n lại th́ ở phần giữa.

Có những tiểu đoàn tuyệt hảo. Thứ nhất là Tiểu Đoàn 1 thuộc Trung Đoàn 8. Tiểu đoàn này đă hồi phục sau khi tiểu đoàn trưởng bị chết và giờ đây rất khá trên chiến trường. Phía Mỹ rất khâm phục viên tiểu đoàn trưởng bị giết, Trung Tá Châu Minh Kiến, đến độ họ thay tên Căn Cứ Hỏa Lực Mahone là Châu Minh Kiến để vinh danh ông.

Tiểu Đoàn 1 được thay thế tại CCHL Châu Minh Kiến bởi Tiểu Đoàn 3 thuộc Trung Đoàn 8. Tiểu đoàn này cũng rất khá, thu hoạch nhiều điểm son hơn các tiểu đoàn Mỹ ghi trên biểu đồ, kể cả tiểu đoàn Mỹ đồn trú tại CCHL Châu Minh Kiến cùng với tiểu đoàn Việt Nam này.

Khi một đơn vị Việt Nam khá, th́ có nhiều điểm lợi hơn môt đơn vị Mỹ tương tự về mặt thu lượm t́nh báo và t́m biết những ǵ xảy ra trong khu vực ḿnh. Khi các đơn vị Việt Nam xử sự đúng mức và không trộm cắp hay quấy phá, họ dễ được dân chúng chấp nhận và cộng tác hơn.

Khi một đơn vị tồi bại th́ thật là tai hại. Chẳng hạn, một tiểu đoàn của Sư Đoàn 5 quá xấu, đến nỗi các cấp chỉ huy Việt Nam không cho ra khỏi trại huấn luyện.

Sư Đoàn 5 tiếp tục thiếu hụt sĩ quan, hạ sĩ quan và binh lính. Các sĩ quan ứng hợp với cấp bậc thiếu vắng để chỉ huy các đơn vị. Một số tiểu đoàn trưởng mang cấp bậc đại úy. Một viên chỉ huy trưởng, một đại úy, nói với tôi là ông có sĩ quan là trưởng pḥng các phân bộ hành chánh, tiếp vận và thường vụ tại bản doanh ông.

Khi một sĩ quan bị chết, thường khó kiếm ra người có khả năng thay thế. Việc thăng cấp rất chậm chạp, và sự kiện giới Việt Nam không sẵn sàng luân chuyển các sĩ quan khiến cho nhiều người không có được kinh nghiêm bao quát cần thiết để chu toàn chức vụ một cách hoàn hảo.

Vấn đề thiếu hụt sĩ quan này càng trầm trọng hơn bởi sự kiện trong chiến tranh nhiều sĩ quan giỏi nhất lại bị giết. Tỷ lệ thương vong cao hơn trong giới người dũng cảm và nhiều khả năng.

Nạn trốn quân dịch gây nhiều phiền nhiễu cho Sư Đoàn 5. Không như Sư Đoàn 18 kế cận, hiện nay được miễn thâu nhận những phần tử trốn quân dịch vào hàng ngũ ḿnh, Sư Đoàn 5 thâu nạp bất cứ ai được gửi đến. Và có đủ loại phần tử tốt xấu. Khoảng phân nửa tân binh gửi tới Sư Đoàn 5 được đánh giá sẽ trốn lính v́ lư do này hay lư do khác.

Địa điểm của Sư Đoàn 5 gần kề Sài G̣n không giúp ích ǵ, v́ những kẻ trốn lính dễ dàng lẩn trốn khỏi lưới ráp bố của giới chức tại Sài G̣n.

Tướng Hiếu đă lấy những biện pháp để cải tiến t́nh trạng này. Có chỉ dấu tại bản doanh hiện nay quan tâm hơn đến số phận của quân lính. Và Tướng Hiếu đă cố gắng dàn xếp các vụ tranh chấp trong nội bộ sư đoàn tới một mức độ khả dĩ chấp nhận hơn. Nhưng lương lậu vẫn quá thấp. Không có đủ gia binh và những căn pḥng hiện có rất tồi tệ. Lương thực cũng rất khan hiếm và mắc mỏ.

Như lời một người Việt Nam nói, “Tướng Hiếu phải đương đầu với nhiều vấn đề nan giải.”

Trong vùng Sư Đoàn 5 chia xẻ với Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ, lực lượng địch có phần thấp. Bao gồm cả Việt Cộng lẫn Bắc Quân, lực lượng tổng cộng khoảng chừng 5 ngàn 5 trăm. Hầu như không có tập trung nào cả. Thành thử địch thường bị phát giác ở mức trung đội hay bé hơn.

Từ khi có nỗ lực cải tiến Sư Đoàn 5 trở thành một lực toàn vẹn vào giữa năm 1969, nhiều đơn vị của sư đoàn này rời xa khỏi các vùng đông dân cư, giao lại công tác an ninh cho các lực lượng địa phương quân và các toán nhân dân tự vệ. Các đơn vị làm việc với Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ tập trung nhiều tại phần trên Tỉnh B́nh Dương bắc Sài G̣n. Các đơn vị khác làm việc với Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Hoa Kỳ gần biên giới.

Có cả thảy 55 ấp xă coi như nằm trong ṿng kiểm soát của Việt Cộng trong Quân Đoàn III, bao quanh Sài G̣n và bao gồm trung tâm đông dân cư trong nước. Tất cả ngoại trừ hai ấp xă nằm trong Tỉnh Long An, c̣n để lại hai Sư Đoàn 5 phải đương đầu trong B́nh Dương.

Nếu lính Mỹ rời bỏ B́nh Dương trong giờ phút này, với Sư Đoàn 5 lănh phần trách nhiệm, Sư Đoàn 5 sẽ thành công, hầu hết các giới nói vậy. Nếu t́nh h́nh địch trở nên mạnh hơn, Sư Đoàn 5 có thể gặp khó khăn, họ nói thêm, trong khi đó họ đồng ư là Sư Đoàn 5 có quá đủ khó khăn trong hiện tại.

Hiện giờ một nỗ lực chung đang tiếp diễn để khắc phục những khó khăn nghiêm trọng nhất của Sư Đoàn 5, và giới Hoa Kỳ cao cấp mong rằng sẽ thực hiện được những tiến bộ lớn lao trong tháng 4. Vào lúc đó, họ nói, lực lượng cách chung sẽ lớn mạnh hơn, và sẽ có đủ th́ giờ để thủ đắc kinh nghiệm nơi nào cần thiết nhất.

Đây không phải là những mối quan tâm xa vời. Một người Mỹ cao cấp nói là ông tin là Sư Đoàn 5 có thể chiến đấu những trận chiến lớn và qui ước, nhưng những loại trận chiến này coi vẻ là một thứ thuộc về quá khứ. Hiện nay, ông nói, lính Việt Nam cần phải biết chiến đấu giỏi với những đơn vị nhỏ, trong những cuộc hành quân giải rác, với một sắc thái nhấn mạnh vào du kích, bền bỉ và kiên tŕ.

Thăm Viếng

Vào các cuối tuần, vợ con anh tôi ở Sài Gòn thường xuống bản doanh sư đoàn ở Bình Dương chơi với anh tôi.


Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5, Phú Cường

Một đôi khi tôi có dịp đi theo bà chị dâu và các cháu thăm anh tôi.


Bình Dương 1969

Lần nào anh tôi cũng tự lại xe đưa tôi tới xạ trường hai anh em cùng bắng súng lục và súng M-16 chơi. Tôi chứng kiến anh tôi trổ tài thiện xạ, bắn mười phát cả mười viên đạn ghim vào hồng tâm.

Trong những lúc trò chuyện tôi nhớ có hỏi anh tôi hai câu.

1. "Thế nào gọi là tướng giỏi?" th́ được anh tôi trả lời: "Tướng giỏi là ở chỗ biết địch để có thể dụng binh đúng mức: chỗ nào cần một tiểu đội trấn giữ th́ chỉ bố trí một tiểu đội mà thôi; chỗ nào cần tới một tiểu đoàn th́ dùng đến một tiểu đoàn mà thôi".

2. “Tướng giỏi khác tướng dở thế nào?” Anh tôi chỉ lên bản đồ quân sự nói:” Khi chuẩn bị hành quân, tướng dở lấy bút ch́ màu đỏ chấm hai điểm A và B trên bản đồ và lấy thước kẻ một đường thẳng nối liền hai điểm đó, rồi ra lệnh quân lính cứ theo lằn gạch đỏ mà tiến tới, không cần biết trên thực tế địa thế hiểm trở ra sao giữa hai điểm đó. Trái lại, tướng giỏi đích thân trinh sát địa thế trước và biết tường tận quân lính sẽ phải khắc phục những trở ngại địa thế nào khi di chuyển từ vị trí A đến vị trí B".

Một biến cố chấn động

Sáng thứ bảy, mồng 7 tháng 2, anh tôi và Trung Tá Roy Couch, Phụ Tá Cố Vấn Trưởng lên đường bay tới biên giới Căm Bốt thăm viếng một tiền đồn.

Đại Úy Phạm Văn Tiến kể:

Tướng Hiếu và Trung Tá cố vấn Roy Couch đến thăm căn cứ của tiểu đoàn 4/9/SD5BB. Lúc đó tôi là thiếu úy đứng với 1 tiểu đội đón chào Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn và cố vấn Mỹ đến thăm đơn vị. Sau khi tai nạn xẩy ra, rất nhanh, không đầy 1 phút, 1 người Mỹ nói với tôi, Tướng Hiếu is very lucky. Tướng Hiếu đi trước, cố vấn Roy Couch đi theo sau, cánh trực thăng c̣n quay, trúng người cố vấn Roy Couch, nên tai nạn xẩy ra. Viên phi công chính sau đó đă đến đuôi máy bay qú 1 chân xuống đất, tay để lên trán suy nghĩ về tai nạn. Tôi không nói ǵ được trước tai nạn xẩy ra quá nhanh và quá bất ngờ, và chỉ ngậm ngùi về sự vắn số của cố vấn Roy Couch .

Ngày 10 tháng 2, anh tôi đọc bản điếu văn sau đây:

Kính thưa quí khách, Đại Tá Hayes, và các thành viên trong đội toán cố vấn 70:

Chúng ta tụ họp tại đây ngày hôm nay để bày tỏ ḷng tôn kính của chúng ta đối với Đại Tá Roy E. Couch. Thật khó tin được là Đại Tá Couch không c̣n ở giữa chúng ta, ở giữa tổ chức của chúng ta, ở giữa sư đoàn của chúng ta.

Khi tin tử nạn lan tới bộ tư lệnh sư đoàn vào chiều ngày 7 tháng 2, chắc hẳn nó gây nên một chấn động cho tất cả mọi thành viên của đội toán cố vấn. Chính bản thân tôi cũng bị chấn động, v́ lẽ tôi chỉ cách Đại Tá Couch có vài bước ở phía trước mặt ông khi tai nạn xảy ra.

Tôi quen biết Đại Tá Couch vào tháng 8 năm 1969 khi tôi tới đây nhận lănh chỉ huy sư đoàn 5 bộ binh. Vào thời kỳ đó ông được chỉ định trong chức vụ cố vấn trưởng trung đoàn 9 và không bao lâu sau đó, tôi quen biết ông rất nhiều khi ông được chỉ định vào chức vụ phụ tá cố vấn trưởng sư đoàn. Đối với tất cả những ai trong quí vị đă từng cộng tác gần kề với Đại Tá Couch, tôi thiết nghĩ quí vị hết thảy đều đồng ư ông là một chiến binh chuyên nghiệp đích thực, hết ḷng với phận vụ, trầm lặng nhưng rất hữu hiệu, luôn bày tỏ sự cảm thông với mọi người.

Đối với tôi, v́ lẽ chúng tôi dần dà thật sự quen biết nhau qua các cuộc tiếp xúc hằng ngày tại bản doanh bộ tư lệnh sư đoàn, ông không những là một chiến binh dũng cảm, mà c̣n là một người bạn tâm giao.

Tôi xin thay mặt cho toàn thể các sĩ quan và quân sĩ thuộc sư đoàn 5 bộ binh bày tỏ sự phân ưu sâu đậm của chúng tôi trước sự mất mát của một vị sĩ quan tốt, một con người tốt, và một người bạn chân t́nh.

Tướng Trí, Tư Lệnh Quân Đoàn III yêu cầu tôi chuyển lại lời phân ưu của ông.

Một lần nữa, tôi xin bày tỏ cùng Đại Tá Hayes và toàn thể các thành viên trong đội toán cố vấn 70 mối cảm t́nh sâu đậm của tôi và tôi xin quí vị chuyển đạt lại lời phân ưu và cảm t́nh sâu đậm của cá nhân tôi đến bà Couch cùng gia đ́nh.


Đọc điếu văn trong tang lễ Đại Tá Couch, Cố Vấn Phó

Đại Tá Robert P. Lott, thay Đại Tá Couch trong chức vụ Cố Vấn Phó viết:

Tôi liên hệ với Tướng Hiếu cách chung từ tháng giêng tới tháng bảy năm 1970 khi tôi phục vụ trong tư cách Cố Vấn Phó thuộc Đội Toán Cố Vấn 70 và Tướng Hiếu chỉ huy Sư Đoàn 5 Bộ Binh thuộc QLVNCH.

Trong những khi Cố Vấn Trưởng vắng mặt ngắn hạn, bổn phận tôi là tháp tùng và trợ giúp Tướng Hiếu khi ông yêu cầu. Trong một số trường hợp Tướng Hiếu bước vào văn pḥng tôi và mời tôi đi theo ông. Chúng tôi leo lên chiếc quân xa 1/4 tấn của ông - ông thường tự lái lấy - và du hành tới các lănh địa thuộc vùng tác chiến của sư đoàn. Một hoặc hai quân xa chở một tiểu đội an ninh thường đi theo chúng tôi.

Trong các chuyến đi này Tướng Hiếu bắt chuyện đề cập tới một số đề tài rộng lớn: lịch sử của vùng địa phương, các biến cố chính trị tại Hoa Kỳ liên hệ tới chiến tranh Việt Nam, việc huấn luyện và cổ vơ tinh thần các chiến sĩ trẻ của ông, và các chiều hướng tương lai của Nam Việt Nam.

Tướng Hiếu là một quân nhân dũng cảm và đầy khả năng; tuy nhiên, trong những buổi mạn đàm đó, đối với tôi, Tướng Hiếu tự biểu lộ hơn thế nữa - trên hết một ki-tô hữu.

Tiếp thu căn cứ Lai Khê

Ngoài việc thi hành các cuộc hành quân Đồng Tiến chung với Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ, anh tôi c̣n phải lo tiếp thu doanh trại Lai Khê do Sư Đoàn 1 Bộ Binh Mỹ nhượng lại. Anh tôi không mấy đồng ý việc tiếp thu căn cứ Mỹ vì hai lý do: một là phải dùng ít ra một tiểu đoàn chủ lực quân để chu toàn an ninh cho căn cứ tại Lai Khê, trong khi căn cứ tại Bình Dương chỉ cần có địa phương quân lo việc này; hai là ngân sách quân đội không đủ cung ứng cho duy trì và bảo trì một căn cứ rộng lớn được xây cất cho một sư đoàn Mỹ với ngân sách dồi dào .Tuy nhiên anh tôi cũng đă chu toàn phận vụ này cách nhanh chóng, bằng cách rời bản doành bộ tư lệnh Sư Đoàn 5 từ B́nh Dương lên Lai Khê vào ngày 27/2/1970, ba tuần lễ trước thời gian dự trù vào ngày 15/03/1970.


Lễ nghi chuyển giao căn cứ Lai Khê

Xem video Transfer of Lai Khe Base Camp to ARVN (1st Infantry Division)


Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5, Lai Khê 30/9/1970

Chương Trình Bình Định và Việt Nam Hóa Chiến Tranh

Vừa nhậm chức tư lệnh ngày 14 tháng 8, anh tôi đă khiến Tướng McAuliffe phải khâm phục tầm hiểu biết của ḿnh khi hai người thảo luận với nhau về chương tŕnh này vào ngày 1 Tháng 9 năm 1969:

Kế đó Tướng Hiếu nói tới chương tŕnh b́nh định. Ông nói là hành quân quân sự th́ tương đối thẳng ro và dễ hiểu đối với một quân nhân. Ngược lại, b́nh định th́ phức tạp. Nhắc tới lời hướng dẫn mới đây của Tướng Trí, ông nói là Sư Đoàn 5 cần ra xa khỏi vùng b́nh định, để cho các lực lượng NQ/ĐPQ đảm trách. Ông lấy ví dụ của một quả nắm tay đâm thọc vào một lọ cá; thoạt tiên cá dang cả ra, và tránh xa khi nào nắm tay c̣n nằm trong lọ; tuy nhiên, ngay sau khi rút nắm tay ra, cá lại trở về vị trí cũ. Ông nói điều đó cũng xảy ra tương tợ như vậy đối với VC trong vùng đông dân cư, nghĩa là, khi QLVN và Mỹ rút đi, VC lại có khuynh hướng trở về lại. Ông đă nói chuyện với tất cả các quận trưởng trong vùng hoạt động của ông, cũng như với các trưởng làng, và nhiều người trong họ lấy làm áy náy trước viễn ảnh lực lượng Mỹ và Việt rút ra khỏi vùng đông dân cư. Theo cái nh́n của ông, Tỉnh B́nh Dương có đủ lực lượng NQ/ĐPQ, nhưng những lực lượng này cần phải cải tiến thêm về hiệu năng tác chiến, và cần sự bảo đảm yểm trợ của các lực lượng Mỹ và Việt kế cận để đẩy VC ra xa và duy tŕ an ninh cho dân chúng. Do đó, ông cho thấy ông cảm thấy buộc phải trông chừng những lực lượng địa phương này và trợ lực cũng như yểm trợ họ càng nhiều càng tốt. Tôi đoan kết với ông là tôi đồng quan điểm với ông. Tuy nhiên, ông coi đây là một vấn đề nan giải nhất, nhất là khi đọ với lời hướng dẫn của Tướng Trí.


Với Một Sĩ Quan Sư Đoàn 1 Bộ Binh Hoa Kỳ

Nói tán rộng ra, ông nói tới cái nh́n hẹp ḥi của nhiều quận trưởng. Mối quan tâm của họ, ông nói, trước tiên là thống kê b́nh định của họ, và họ chỉ chú tâm tới sinh hoạt quân sự nếu chúng có lợi cho bức ảnh thống kê của họ. Tướng Hiếu nhấn mạnh, tuy nhiên, các tiểu đoàn trưởng (Mỹ và Việt) mong muốn họp phối hợp hằng ngày với các quận trưởng trong vùng lực lượng họ hành quân ... như tôi đă nêu lên đang được thực hiện trong quận Phú Hoà.

Tướng Hiếu tiếp sau đó nói tới làm sao cải tiến việc phối hợp các nỗ lực quân sự lẫn chính trị chống lại địch. Ông nói là các trung đoàn/lữ đoàn trưởng là những người có đủ tầm mắt nh́n và đủ phương tiện để đặt kế hoạch, phối hợp, và thi hành các cuộc hành quân lớn. Tương tợ như vậy, ông coi các quận trưởng và trưởng khu vực như có đủ trách nhiệm để nh́n t́nh h́nh vượt khỏi giới hạn eo hẹp của quận. Do đó, ông tuyên bố là ông sẽ chỉ thị cho các trung đoàn trưởng gặp hằng ngày với các trưởng khu vực trong vùng của họ, cùng với các lữ đoàn trưởng Mỹ với chủ đích là đặt kế hoạch và giám sát việc thực hiện các cuộc hành quân chống địch, cũng như đối với những ai yểm trợ công cuộc b́nh định. Cộng thêm vào đó, ông có ư định đưa ư kiến cho Tỉnh Trưởng tỉnh B́nh Dương có những buổi họp phối trí hằng tuần nhằm vào các vấn đề yểm trợ quân sự. Ông muốn các trung đoàn trưởng của ông và các lữ đoàn trưởng Mỹ hành quân trong tỉnh B́nh Dương, cũng như các quận trưởng và các tiểu đoàn trưởng, sẽ tham dự vào các cuộc họp cấp tỉnh hàng tuần này. Ông hy vọng là những cuộc họp này sẽ nhấn mạnh tới sự yểm trợ và trợ giúp cần có cho các lực lượng NQ/ĐPQ. Tôi đoan kết Tướng Hiếu chúng ta đồng quan điểm với ông về khái niệm phối hợp này, và chúng ta sẽ hoàn toàn cộng tác.

Tóm tắt lại, để ĐPQ và NQ có thể chu toàn phận vụ b́nh định và phát triển, anh tôi đặt nặng vấn đề phối hợp chặt chẽ giữa các đơn vị chủ lực quân và các đơn vị ĐPQ và NQ bằng cách chỉ thị cho các trung đoàn trưởng và các tiểu đoàn trưởng phải họp hằng tuần với các tỉnh trưởng và quận trưởng trong khu vực họ hành quân; đồng thời, anh tôi cũng căn dặn các đơn vị chủ lực quân phải luôn yểm trợ tối đa cho các đơn vị ĐPQ và NQ khi hữu sự.

Ngoài ra, anh tôi c̣n ấn định quan niệm hoạt động cho các đơn vị ĐPQ và NQ giống như các đơn vị tác chiến thuộc Sư Đoàn 5:

Quan niệm hoạt động trong tương lai của Sư Đoàn là săn diệt địch. Các đơn vị sẽ được giao mỗi đơn vị 1 đối tượng và phải nỗ lực ngày đêm để tiêu diệt đối tượng đó. Quan niệm này các Tiểu Khu cũng có thể áp dụng với các đơn vị ĐPQ+NQ. Nếu tất cả chúng ta đều áp dụng quan niệm săn diệt địch, chúng ta sẽ tiêu diệt được tất cả lực lượng của địch trong thời gian ngắn.

Quả thật vậy, chỉ trong một thời gian ngắn khoảng chừng không đầy nửa năm sau khi Tướng Hiếu về nắm Sư Đoàn 5 Bộ Binh, các đơn vị Việt Cộng không c̣n hoạt động được trong các tỉnh B́nh Dương, B́nh Long và Phước Long; đồng thời Bộ Tư Lệnh Mặt Trận Giải Phóng Nam Việt Nam cũng không c̣n chốn dung thân trong các mật khu Dương Minh Châu và Hố Ḅ và phải bỏ chạy t́m chỗ nương thân trên phần đất Cam Bốt. Thành thử, vào tháng 4 năm 1970, các đơn vị thuộc Sư Đoàn 5 đă có thể rảnh tay tham dự vào các cuộc hành quân vượt biên Toàn Thắng 42, …, 46 cùng với các đơn vị của Quân Đoàn III, Quân Đoàn IV và các đơn vị Hoa Kỳ.

Mặt khác, khi anh tôi về nắm Sư Đoàn 5, Sư Đoàn 1 Bộ Binh HK, Sư Đoàn 1 Kỵ Binh HK và Trung Đoàn 11 Thiết Kỵ HK c̣n hiện diện tại vùng hành quân của Sư Đoàn 5 với Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh HK đặt tại Lai Khê, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Kỵ Binh HK đặt tại Biên Ḥa và Bộ Tư Lệnh Trung Đoàn 11 Thiết Kỵ HK đặt tại Long Giao. Sau khi Tổng Thống Nixon tuyên bố Việt Nam Hóa Chiến Tranh vào tháng 9 năm 1969, Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh HK chuyển giao căn cứ Lai Khê lại cho Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 Bộ Binh và dời về Dĩ An vào tháng 11 năm 1969 và Bộ Tư Lệnh Trung Đoàn 11 Kỵ Binh HK dời về Biên Ḥa vào tháng 10 năm 1969, rồi Dĩ An vào tháng 7 năm 1970. Đồng thời các đơn vị tác chiến của các đơn vị Mỹ này thu hẹp tầm hoạt động chỉ đủ để bảo vệ các căn cứ của họ chuẩn bị cho việc rút lui khỏi Việt Nam. Các đơn vị thuộc Sư Đoàn 1 Bộ Binh HK hoàn tất việc rút khỏi Việt Nam vào tháng 4 năm 1970, các đơn vị thuộc Trung Đoàn 11 Kỵ Binh HK vào tháng 3 năm 1971 và các đơn vị thuộc Sư Đoàn 1 Kỵ Binh HK vào tháng 4 năm 1971.


Vùng hành quân của Sư Đoàn 1 bộ Binh Hoa Kỳ

Trong khi các đơn vị Mỹ từ từ rút lui, Tướng Trần Văn Đôn đến Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 để t́m hiểu về hậu quả của chương tŕnh Việt Nam Hóa Chiến Tranh. Tướng Đôn kể lại trong cuốn Fall of South Vietnam: Statements by Vietnamese Military and Civilian Leaders của các tác giả Stephen T. Hosmer, Konrad Kellen and Brian M. Jenkins (1980):

Tôi thăm viếng một số đơn vị tại chiến trường để t́m hiểu về chương tŕnh Việt Nam hóa chiến tranh...Chuyện này xảy ra tại bộ tư lệnh Sư Đoàn 5. Tôi thảo luận vấn đề với tư lệnh của sư đoàn, Tướng Nguyễn Văn Hiếu, một tướng thanh liêm nhất, và đồng thời cũng tài ba nhất. Câu trả lời của Tướng Hiếu đă làm cho tôi phải lấy làm ngạc nhiên và bừng tỉnh con mắt. Tôi hỏi Tướng Hiếu, 'Anh nghĩ sao về Việt Nam hóa?' Tướng Hiếu nói với tôi, 'Không thể thực hiện nó được.' 'Tại sao vậy?' Tướng Hiếu đáp, 'Sư Đoàn 5 bao giàn một vùng mà trước đây có hai sư đoàn Mỹ khác, và bây giờ sau khi hai sư đoàn Mỹ đó đă bỏ đi tôi chỉ có một sư đoàn của tôi để bao giàn trọn vẹn vùng này. Tôi có ba trung đoàn trong vùng và phải dùng một trung đoàn thay thế cho một sư đoàn. Làm sao mà tôi có thể đối chọi với địch trong t́nh trạng này? Hẳn là tôi phải suy yếu đi nhiều.' Tướng Hiếu tỏ vẻ thất vọng. Tôi lấy làm ngạc nhiên; Tướng Hiếu là một con người trầm lặng, rất lễ độ, và đă cố gắng hết sức ḿnh. Nhưng Tướng Hiếu đă khẳng định với tôi là không thi hành được. 'Làm sao mà tôi có thể bao giàn một vùng rộng lớn hơn với số lượng đơn vị bớt đi?'

Nói vậy thôi, chứ thật ra th́, tuy gặp nhiều khó khăn trong vấn đề phối trí lực lượng Mỹ Việt, anh tôi không những đă khiến cho ba Trung Đoàn 7, 8 và 9 của Sư Đoàn 5 cáng đáng nổi công việc của Sư Đoàn 1 Bộ Binh HK, Sư Đoàn 1 Kỵ Binh HK và Trung Đoàn 11 Thiết Kỵ HK mà c̣n tạo được một t́nh trạng an ninh hoàn hảo hơn khi ba đại đơn vị Mỹ đó c̣n hoạt động trong ba tỉnh thuộc khu vực hành quân của Sư Đoàn 5. Bằng cớ là từ năm 1970 cho đến tháng 6 năm 1971, khi rời khỏi Sư Đoàn 5, anh tôi chỉ toàn săn đuổi địch quân với các cuộc hành quân vượt biên bên phần đất Cam Bốt, mà không phải bận tâm Cộng Quân có khả năng khuấy phá đàng sau vườn nhà ḿnh. Sự kiện này chứng minh là anh tôi đă thành công trong lănh vực b́nh định và phát triển trên phần đất ḿnh đảm trách.

Tháng 4 năm 1970, cũng là khởi điểm Sư Đoàn 5 tham chiến cùng các đơn vị thuộc Quân Đoàn III và Quân Đoàn IV và các đơn vị Hoa Kỳ vượt biên tấn công Việt Công trên lănh Thổ Cam Bốt theo lệnh của Tổng Thống Nixon. Trong cuộc hành quân Toàn Thắng 46, kéo dài từ tháng 5 đến tháng 7 năm 1970, Trung Đoàn 9 thuộc Sư Đoàn 5 phối hợp cùng Trung Đoàn 11 Kỵ Binh Thiết Giáp Hoa Kỳ tấn kích vào vùng Lưỡi Câu ở phía Bắc Lộc Ninh.

Song song với các cuộc hành quân vượt biên chung với các đơn vị bạn Việt Mỹ (Toàn Thắng 42, 43, 44, 45 và 46), Sư Đoàn 5 c̣n đơn phương thực hiện các cuộc hành quân vượt biên cấp trung đoàn mang tên Toàn Tháng 1/B/5, 2/B/5, 3/B/5, 4/B/5, 5/B/5 và 6/B/5 với không yểm của Phi Đoàn 3/17 Không Kỵ Hoa Kỳ.

Trận Snoul

Đến cuối tháng 6 năm 1970, các đơn vị bộ binh Mỹ không c̣n được phép hành quân vượt biên và chỉ c̣n các đơn vị thuộc QLVNCH đảm nhận phận vụ này. Trọng phạm vi vùng hành quân của Quân Đoàn III, Tướng Đơ Cao Trí hội ư cùng anh tôi rồi ủy thác cho anh tôi việc điều nghiên và thực hiện chiến thuật dụ địch "Điệu Hổ Ly Sơn" sẽ tận dụng đến cả ba Sư Đoàn 5, 18 và 25 thuộc Quân Đoàn III. Kế hoạch của anh tôi là đặt băy xập tại tỉnh Snoul với Trung Đoàn 8/SĐ5 nhử con mồi và điều động tám chiến đoàn gồm các đơn vị của Sư Đoàn 18 và 25 hành quân cầm chừng tại vùng Chúp gần bên theo kế "Dương Đông Kích Tây"; tám chiến đoàn này gồm từ 18 đến 20 ngàn quân sẽ là đơn vị trừ bị bủa vây chận địch khi địch sa vào băy.

Cuối tháng 10 năm 1970, anh tôi khởi phát chiến thuật này với cuộc hành quân cường thám Toàn Tháng 8/B/5 với ba chiến đoàn tấn kích vượt biên từ Lộc Ninh lên tới tỉnh Snoul với mục đích để lại các toán trinh sát và rải xuống các máy ḍ thám quanh Snoul.

Đang khi chiến dịch dụ địch âm thầm tiến hành, vào tháng 2 năm 1971, Tổng Thống Thiệu có ư định cử Tướng Trí ra Quân Đoàn I thay Tướng Hoàng Xuân Lăm để cứu văn cuộc hành quân Lam Sơn 719. Tướng Trí muốn anh tôi thay ḿnh làm Tư Lệnh Quân Đoàn III. Việc chưa ngă ngũ th́ Tướng Trí bị tử nạn trực thăng ngày 27/2/1971. Nhưng rồi thay v́ chọn Tướng Hiếu, Tổng Thống Thiệu cử Tướng Nguyễn Văn Minh vào chức vụ Tư Lệnh Quân Đoàn III. Anh tôi cảm nghiệm ngay là kế hoạch dụ địch qui mô của ḿnh không c̣n được sự hỗ trợ triệt để của cấp lănh đạo mới tại quân đoàn.

Đầu tháng 5 năm 1971, Tướng Hiếu khuyến cáo Chiến Đoàn Tưởng CĐ8 - con mồi dụ địch - phải "Thường xuyên nhắc nhở đơn vị trực thuộc pḥng thủ chu đáo các căn cứ và vị trí đóng quân. Đào hầm hố ẩn núp và chiến đấu đề pḥng địch đột kích hoặc pháo kích" và ngơ hầu có thể cầm cự địch cho đến khi quân tiếp viện tới, đồng thời nhằm trấn an tinh thần CĐ 8, Tướng Hiếu nhắc khéo là đơn vị trừ bị trực sẵn gần bên: "Các Chiến Đoàn SĐ18 và SĐ25BB tiếp tục hoạt động tại khu vực trách nhiệm ấn định (không thay đổi). Trong thời gian sắp tới, SĐ18 và SĐ25 phối hợp tổ chức hành quân ngắn hạn ưu tiên tại khu vực Bắc QL7 về phía Đông Nam đồn điền CHÚP, dự trù 10 ngày kể từ ngày N thông báo sau."

Trung Tá Trần Văn Thưởng, cựu thiếu tá TĐT 1/8 kể:

Đặc biệt trong ngày 16/5/71, tướng Hiếu thăm viếng tiểu đoàn, đă chỉ thị cho BTL/SĐ5 cung cấp thêm các thùng chứa nước và đạn dược, nên khả năng cầm cự của quân trú pḥng có thể lâu được khoảng hai tuần lễ, nếu tiểu đoàn bị bao vây và hoàn toàn bị cô lập.

Tướng Hiếu đă nói riêng về sự thật B52 như sau, "Đừng tin vào Mỹ hứa hẹn về B52, phải tự lực cánh sinh một ḿnh ở vị trí tiền đồn tử thủ này nếu không có lệnh rút lui. Anh phải có sáng kiến đem sự sống cho tiểu đoàn và chi đoàn thiết giáp đang biệt phái cho anh. Nếu có lệnh của tôi rút về, anh phải giả vờ cho lệnh tử thủ tại chỗ trong máy truyền tin, v́ Việt Cộng chắc chắn sẽ nghe rơ trong máy, đồng thời bảo ông Dzần cho máy bay B52 thả tại lộ tŕnh anh dự định rút quân. Sau đó, rút lẹ!"

Trúng Tá Thưởng có viết một bài mô tả rất chi tiết về trận Snoul mang tựa đề Trận Đánh Snoul và Những Hậu Quả

Nhưng rồi khi địch bắt đầu cắn mồi với các đợt tấn công cấp trung đoàn vào vị trí đóng quân của Chiến Đoàn 8 tại Snoul vào cuối tháng 5, Tướng Minh không chịu cho phép anh tôi xử dụng đến lực lượng trừ bị gồm tám chiến đoàn nằm tại Chúp để bủa vây địch quân theo kế hoạch dự trù. Thành thử anh tôi buộc phải triệt thoái Chiến Đoàn 8 trở lui về Lộc Ninh.

Trong thời gian bận với cuộc hành quân Snoul, anh tôi ít có dịp về thăm gia đình ở Sài Gòn, anh tôi thường viết về cho bà chị dâu mối tháng một lá thư.

Tháng 3/1971

Tháng 4/1971

Tháng 5/ 1971

Bản Tướng Mạo Tướng Hiếu của Sứ Quán Mỹ viết:

15. Vào tháng 5 năm 1971, Tướng Hiếu chứng kiến các lực lượng của mình trong vùng Snoul giáp mặt với một đe dọa địch ngày càng thêm nghiêm trọng. Ông xin phép rút ra khỏi Căm Bốt, nhưng Tướng Minh từ chối không cho phép cho mãi tới khi hai trung đoàn của Sư Đoàn 5 đối diện với một lực lượng hai sư đoàn địch. Hai trung đoàn bị sát hại trên đường rút lui từ Căm Bốt về và Tướng Hiếu bị khiển trách về cuộc thảm hại. Dưới áp lực thôi thúc của Mỹ, và với sự đồng ý của Tướng Minh, Tướng Hiếu bị cách chức tư lệnh Sư Đoàn 5 ngày 9 tháng 6 năm 1971.

Lý do giới chức quân sự Mỹ muốn đẩy anh tôi khỏi chức Tư Lệnh Sư Đoàn 5 là vì anh tôi chống đối chương trình Đồng Tiến của Mỹ và cứng đầu không chịu ngheo theo lời chỉ bảo của ban cố vấn Mỹ Vùng III Chiến Thuật:

13. Tướng Hiếu và Sư Đoàn 5 tiếp sau đó can dự cách lớn rộng vào các cuộc hành quân, một tình trạng mà Tướng Hiếu không ưa thích vì ông xác tín là Sư Đoàn 5 chưa sẵn sàng cho vai trò chiến đấu tích cực như vậy. Vào tháng 8 năm 1970, ít nhất một cố vấn Mỹ bắt đầu lên tiếng chống đối mãnh liệt cách hành xử Sư Đoàn 5 của Tướng Hiếu. Viên Phó Cố Vấn Trưởng Quân Đoàn III, một Chuẩn Tướng(2), nói: “Thái độ yếm thế của Tướng Hiếu và quan điểm đối nghịch, phát biểu tự do và công khai, đã tô điểm các thái độ của nhiều vị chỉ huy trưởng trực thuộc của ông và khiến họ ít hưởng ứng các nỗ lực tiến hành chương trình Đồng Tiến này. Hy vọng là thời gian, với cơ may chiến dịch Căm bốt cống hiến, và với ý thức tăng trưởng là Sư Đoàn 5 có thể thi hành sứ mạng mới và nới rộng, sẽ biến cải viễn quan của Tướng Hiếu. Nếu không, ông phải bị cách chức khỏi quyền tư lệnh.” Đây là bản đầu tiên của nhiều bản tường trình mớm ý đẩy Tướng Hiếu ra đi. Nội trong một tháng rưỡi, thêm hai bản tường trìng chỉ trích Tướng Hiếu được đưa vào hồ sơ bởi cả hai cố vấn trưởng cũ(3) và mới(4) của Sư Đoàn 5, vị sau này mới có mặt tại sân khấu không đầy hai tháng.

Tướng Nguyễn Văn Minh

Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Tùng, tùy viên của Tướng Nguyễn Văn Minh kể:

Thứ Hai 24-5-71.

Sau khi Thiếu tá Cửu, SQ trưởng toán phi hành đoàn, vào tŕnh bầy rơ ràng là mỗi lần đưa Xếp đến một địa điểm, Phi hành đoàn thường đem trực thăng ghé các bồn nhiên liệu của KQ tại địa phương đổ thêm cho đầy săng để dự trù cho lộ tŕnh kế tiếp. Do đó b́nh săng trên tầu coi như lúc nào cũng được đổ đầy (khoảng chừng 800 Pounds săng JP-4).

Trong lúc SQ phi công dời khỏi pḥng, Tướng Minh ngả lưng trên ghế, dáng mệt mỏi. Chừng vài phút sau ông cất tiếng dặn tôi:

- “Anh dùng máy Hotline hỏi xem Thiếu Tướng Hiếu có trên BCH Lộc Ninh không? Tôi muốn nói chuyện”.

Tôi lật đật tiến đến nhấc chiếc ống nghe màu đỏ trong dẫy máy điện thoại đặt trên bàn; tức khắc kêu lên BCH Nhẹ (Tiền phương) của Sư Đoàn 5/ Bộ Binh tại Lộc Ninh.

- “A lô! A lô! Tr. Úy Liên đó có phải không? Tôi T. đây, Thiếu Tướng Tư Lệnh có mặt ở đó không anh? Anh tŕnh có ông thày tôi muốn nói chuyện.”

….

- “A lô! Kính tŕnh Thiếu Tướng có Tr. Tướng TL QĐ III đang hiện diện ở đầu máy.”

Khi nghe tôi xưng chức vụ, ông khẽ lườm nhẹ một cái rồi mới chịu cầm lấy ông nghe tôi đang trao qua tay ông.

- “A lô! Anh Hiếu hả! Tôi, Minh đây anh! Sao t́nh h́nh ở trển thế nào? Mấy thằng nhỏ của anh đang làm ăn ra sao ?...

.......

- “Tôi hiện đang ở Trảng Lớn (Tây Ninh). Trên đường về Biên Ḥa tôi muốn ghé gặp anh ở trển. (tức Lộc Ninh, BCH Nhẹ của SĐ 5/BB).”

- “A lô! A lô! Sao?... Anh nói sao? Muốn gặp nhau ở Lai Khê hả?

- “Được mà anh Hiếu ! Cứ theo như vậy đi! Khoảng nửa giờ nữa tôi sẽ đến nơi. Thôi nha, chào anh! chấm dứt!”

...

Buổi nói chuyện giữa cá nhân hai vị tư lệnh mặt trận vào chiều ngày hôm đó (Thứ Hai 24-5-71) tại căn cứ Lai Khê được coi như đă kế cận Ngày N; thời hạn ấn định cho cuộc lui binh của Chiến Đoàn 8/BB, từ Thị trấn Snoul trở về biên giới.

Thấy tôi vừa ló mặt trở lại văn pḥng, Tướng Minh đang ngồi nói chuyện với Tướng Hiếu tại sa-lông, liền ngẩng mặt nh́n lên, hỏi:

- “Đi đâu đó cha?”

(Có nhiều lúc Xếp thích ‘kêu’ chúng tôi bằng “cha”, có lẽ là “cha nội” theo cách nói của người miền nam).

- “Dạ, thưa tôi sang bên tư thất Thiếu Tướng xin nước sôi, pha trà…”. Tôi vội tŕnh bầy.

- “Ủa, anh Hiếu vẫn chưa đưa gia đ́nh về Sàig̣n sao ?” Xếp không cần nghe tôi nói hết, đă xoay câu chuyện qua hỏi Tướng Hiếu đang ngồi kế bên.

- “Nhà tôi cùng mấy cháu đă về Sàig̣n bữa trước”. Vị Tư lệnh SĐ thủng thẳng trả lời.

Vừa rồi nh́n thấy b́nh nước uống mang theo đă cạn, tôi lợi dụng hai vị tướng lănh c̣n đang chăm chú nói chuyện, nên lén bước ra ngoài nhờ Tr.Úy Liên kiếm dùm nước đun sôi để châm thêm vào b́nh trà Lipton cho Xếp. Người bạn rất có ư tứ, ra dấu cho tôi theo anh sang bên tư thất của TL Sư đoàn để lấy nước. Anh Liên muốn chính tôi tự tay rót ấm nước vừa được đun sôi vào trong b́nh thủy. Tôi thông cảm với người bạn đồng nghiêp, v́ đó là cách bảo đảm an toàn cho các yếu nhân, chính chúng tôi (là những SQ phụ tá) phải tự giữ phần trách nhiệm.

Tướng Hiếu, kịp lúc đó đưa mắt nh́n tôi và nói:

- “Anh ra gọi Tr. Úy Liên dùm tôi!”

Trước khi mở cửa văn pḥng bước ra, tai tôi c̣n nghe tiếng ông nói tiếp:

- “Để tôi tiễn Trung Tướng ra máy bay”.

Thiếu Tá Nguyễn Ngọc Tùng, tùy viên của Tướng Nguyễn Văn Minh kể:

Vào thượng tuần tháng 6 năm 1971, trong khi dư luận báo chí tại Thủ-đô Sàigòn còn nóng hổi về cuộc lui binh từ thị-trấn Snoul, trong lãnh thổ Kampuchia, với số tổn thất được ghi nhận về phía quân bạn đã được dư luận quan tâm; thì một buổi gặp gỡ không chính thức đã được sắp xếp tại Bộ Tư Lệnh Biệt Khu Thủ-Đô (BKTĐ) Sàigòn giữa cá nhân Thiếu Tướng Nguyễn-Văn-Hiếu, TL SĐ 5 BB, và Trung Tướng Nguyễn-Văn-Minh, TL QĐ lll và Quân Khu 3.


Tướng Minh và Tướng Hiếu tháng 5/1971

Lúc đó, tôi còn nhớ, là một buổi chiều sau giờ làm việc, ánh nắng đã tắt hẳn trên các ngọn cây cao chung quanh trại Lê-Văn-Duyệt, Sàigòn.

Tôi đã đứng đợi khá lâu trước bãi đáp trực thăng tại sân cờ của Bộ TL BKTĐ để đón tiếp Thiếu Tướng Hiếu. Máy bay của ông đã về trễ khoảng nửa giờ vì vào phút chót Tưóng Tư Lệnh Sư Đoàn vẫn còn tiếp tục đi thăm các đơn vị vừa được rút quân về đến vùng biên giới Miên Việt.

Trước đó, vào lúc xế trưa cùng ngày, tôi đã tháp tùng Tướng Minh từ Bộ Chỉ huy Tiền phương của QĐ III, được thiết lập tại Trảng Lớn, thuộc tỉnh Tây Ninh, đáp máy bay về họp với Đại Tướng Cao-Văn-Viên tại Bộ TTM. Sau khi Xếp cho trực thăng và phi hành đoàn trở lại Biên-Hòa, tôi đã sửa soạn phương tiện để xong buổi họp sẽ theo ông về Biệt Khu Thủ-đô bằng xe hơi.

Tại Bộ TTM, cũng vẫn giống như những cuộc họp từng xẩy ra trước đó, giữa lúc hai xếp lớn nói chuyện với nhau trong văn phòng; thì ở bên ngoài tôi trao đổi với Thiếu tá Tấn (CVP Đại Tướng Viên) về tin tức tổng quát tại QK 3 với các diễn tiến của quân khu khác.

Khung cảnh của bộ Chỉ huy BKTĐ trong trại Lê-Văn-Duyệt, sau giờ làm việc đã trở nên vắng lặng. Đó là lúc những người lính văn-phòng "lên ca trực" đã bỏ đi ăn, để kịp trở lại trực đêm tại nhiệm sở cho kẻ "xuống ca" được thoải mái về nghỉ ngơi với gia-đình.

Kể từ lúc bước chân vào văn phòng, Tướng Minh ngoài việc chỉ thị cho tôi sửa soạn đón tiếp Thiếu Tướng Hiếu sắp về đến nơi để gặp ông; còn tuyệt nhiên Xếp không tiếp thêm ai thuộc trong Bộ Tư Lệnh vào lúc bấy giờ. Khác với thông lệ, ông hay cho mời vài vị sĩ-quan trong ban tham-mưu, đang có mặt tại nhiệm sở, vào văn-phòng để nói chuyện trước khi chấm dứt giờ làm việc trong ngày.

Trực thăng có mang huy hiệu của SĐ 5 BB chở Tướng Hiếu, do tôi hướng dẫn tọa độ bãi đáp, nên đã xuống trực tiếp tại sân cờ của Bộ TL BKTĐ, ngay phía trước văn phòng Tư Lệnh (Thay vì phải xuống tại bãi đáp của khu Trung Tâm Quốc-Tế Quân Viện, trên đường Trần-Quốc-Toản, lúc bấy giờ nằm cạnh Học Viện Quốc-gia Hành-Chánh).

Tôi có mặt ngay gần trực thăng lúc máy chưa tắt, nghiêm chỉnh chào và tháp tùng Tướng Hiếu lên cầu thang dẫn tới hành lang nối liền với các phòng sở.

Lúc bước xuống máy bay, Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn không đội nón và không cầm gậy (cane) chỉ huy. Tôi nhận thấy ông có vẻ hơi mệt, sau một ngày dài thị sát mặt trận. Khi đặt chân lên nấc thang cuối cùng trên bậc thềm hành lang, Tướng Hiếu quay qua nhìn tôi và hỏi ngay một câu:

- "Anh chỉ cho tôi chỗ đi tiểu."

Tôi lật đật hướng dẫn ông Tướng qua khúc rẽ kế bên của khu hành lang, tự tay mở cửa phòng cho ông, rồi im lặng đứng chờ ở gần đấy. Đó chính là phòng vệ sinh dùng cho cá nhân vị Tư lệnh. Ngoài giờ làm việc, cửa phòng thường xuyên được đóng và khóa cẩn thận; địa điểm này cách chỗ lính đứng gác cũng không xa.

Tính cho đến nay đã gần 38 năm trôi qua (được kể từ đầu tháng 6 năm 71), sau lần gặp gỡ đó, tôi vẫn còn nhớ như in cái ánh mắt của Tướng Hiếu chiếu thẳng vào tôi; luồng nhỡn quan rất trong sáng, và ngay thẳng đó còn biểu lộ lòng nhân từ, bao dung khiến cá nhân tôi vẫn nhớ mãi cho đến tận bây giờ.

Để giữ được cho sự kín đáo và yên tĩnh của cuộc gặp gỡ, tôi kêu người lính Quân cảnh xuống phía dưới, đứng gác nơi chân cầu thang. Dưới ánh sáng của một ngọn đèn loại bóng tròn cỡ 60 watt, lúc Tướng Hiếu vừa ra khỏi phòng vệ-sinh tôi thấy Tướng Minh đã xuất hiện, đứng đợi gần đấy và dơ tay chào. Sau cái bắt tay như thường lệ, cả hai cùng tiến về phía văn phòng trong khi tôi tự tay mở cửa để tiếp đón hai vị bước vào. Tôi trở lại bàn giấy làm việc, kế ngay bên phòng Tư-lệnh. Phải đợi có tới khoảng hơn nửa giờ đồng hồ sau, kể từ lúc chú lính tên Thanh bưng vào hai tách nước trà để Xếp đãi khách, mới nghe có tiếng chuông bấm gọi tôi.

Tôi lật đật quơ lấy cuốn sổ tay, bước vội vào văn-phòng Xếp giữa lúc câu chuyện đang diễn tiến. Tương tự như những lần gặp gỡ truớc đây, tiếng nói của nhị vị Tư Lệnh tương đối khẽ, như chỉ vừa đủ nghe giữa hai người. Tôi đứng nghiêm chờ đợi nhận lệnh cho tới lúc Tướng Hiếu nói dứt câu.

Không mất một giây phút, Xếp chỉ thị cho tôi:

- "Anh kêu tài xế đem xe của tôi lên để đưa tiễn Thiếu Tướng về tư gia."

Tướng Hiếu khoát tay, nói:

- "Thôi khỏi. Anh để tôi về lại Bộ Chỉ-huy."

Sau đó ông đứng dậy và Xếp cũng vội đứng lên theo.

Một lần nữa tôi lại tự động mở cửa đợi cho cả hai bước ra khỏi văn-phòng.

Tướng Minh đứng nghiêm chào Tướng Hiếu tại đầu cầu thang. Tôi nhận thấy mỗi khi chỉ có hai người, Xếp thường dơ tay chào Tướng Hiếu trước, mặc dù lớn hơn cấp bậc, để nhằm biểu lộ sự tôn trọng khóa đàn anh trong quân đội. Được biết Tướng Hiếu tốt nghiệp khóa 3 Trường VBQG, ĐàLạt; trong khi đó Tướng Minh theo học khoá 4. Cũng vậy, khi không có sự hiện diện của các vị sĩ quan khác, cả hai ông Tướng vẫn thường gọi nhau bằng 'anh', chứ không xưng hô theo cấp bậc. Còn tôi lúc đó đầu vẫn đội mũ, mặc dù là buổi tối; tháp tùng Tướng Hiếu xuống cầu thang để tiến ra phía máy bay, lúc bấy giờ đã được phi công cho nổ máy.

Chiếc trực thăng loại UH-1, CNC (Command & Control) chở vị Tuớng Tư Lệnh Sư Đoàn cất lên cao vượt khỏi trên ngọn cây, rồi vụt bay đi để khởi sự cho một chuyến bay đêm về phía hướng bắc của Thủ-đô Saigòn. Cùng được tháp tùng trong chuyến bay, tôi chắc chắn phải có mặt Trung Úy Liên, SQ Tùy viên của Tướng Hiếu; anh đã cùng lúc xuất hiện như bóng với hình để theo sát vị Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn trong suốt thời gian qua.

Thiếu Tá Trần Liên kể:

Tôi có đứa con trai bị tử trận trong trận chiến Snoul, Thiếu Tá Trần Bá. Con dâu của tôi, và các bà vợ khác của các sĩ quan tử trận, trong đó có vợ Trung Đoàn Phó Trung Đoàn 8, kéo nhau đến Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 than khóc với Tướng Hiếu và Đại Tá Dzần. Các bà khóc lóc, níu kéo người, túm cổ áo, kéo vạt áo ra khỏi giây lưng quần, đánh đập vào ngực Tướng Hiếu. Tướng Hiếu đứng im chịu trận đến khi họ nguôi cơn thống khổ buông thả Tướng Hiếu ra.

Bản Tướng Mạo Tướng Hiếu ghi:

16. Việc cách chức Tướng Hiếu, theo như một viên chức Sứ Quán tường trình ngày 17 tháng 6 năm 1971, là một tin động trời, trước hết vì Tướng Hiếu nổi danh là một nhân vật liêm chính và vì lòng thương lính mãnh liệt của ông.

17. Tuy bị cách chức tư lệnh, nhưng Tướng Hiếu không bị thất sủng và ngày 14 tháng 6 năm 1971, ông được bổ nhiệm làm Tư Lệnh Phó Quân Đoàn I, dưới quyền Trung Tướng Hoàng Xuân Lãm, một cựu đồng khóa võ bị.

Đại Tá Tạ Thanh Long kể:

Sau buổi lễ bàn giao chức vụ Tư Lệnh Sư Đoàn 5 cho Đại Tá Lê Văn Hưng, tháng 6/1971, tôi rủ Tướng Hiếu đi nhậu cùng anh em Tướng Tá, có cả Tướng Lâm Quang Thơ, lúc đó là Tư Lệnh Sư Đoàn 18, Tướng Hiếu từ chối nói là có việc cần phải về trước để thu xếp. Ăn nhậu xong, tôi ra về. Khi tới Bến Cát, tôi thấy xe Tướng Hiếu đang đậu bên lề đường. Lại gần th́ thấy Tướng Hiếu và anh tài xế đang ngồi trên xe, mỗi người gặm một ổ bánh ḿ với một nải chuối chín trên tay!

Nguyễn Văn Tín
Ngày 20 tháng 1 năm 2015


trở về mục lục

general hieu