Truyện kể về Anh Tôi, Tướng Hiếu

Chương VII
Sư Đoàn 22 Bộ Binh

Ngày 28 tháng 6 năm 1966, anh tôi được thuyên chuyển trở lại làm Tư Lệnh Sư Đoàn 22 và ở tại chức vụ này khoảng chừng hơn 3 năm.

Đại Tá Lê Khắc Lý kể:

Sau khi tốt nghiệp Đại Học Chỉ Huy và Tham Mưu Cao Cấp, Fort Leavenworth, Kansas, tôi tới Bộ Tư Lệnh Quân Đoàn 2 ở Pleiku tŕnh diện Tướng Vĩnh Lộc. Đang khi ngồi chờ th́ Đại Tá Hiếu từ trong văn pḥng Tướng Vĩnh Lộc bước ra. Ông lại bắt tay tôi và nói: "Thiếu Tướng đang chờ tiếp anh." Khi tôi bắt tay Tướng Vĩnh Lộc, ông thét ré lên không phải v́ tôi bóp mạnh tay mà là v́ ông bị bệnh xưng phù tay đụng vào tí là đau. Tướng Vĩnh Lộc cho tôi hay là ông vừa cử Đại Tá Hiếu đi giữ chức Tư Lệnh Sư Đoàn 22 và Đại Tá Hiếu đă đích thân yêu cầu cho tôi về cộng tác với chức vụ Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn 22.


Lê Khắc Lý

Tướng Hiếu sống như một nhà khổ tu khiến tôi cứ ngỡ ông là một người tu xuất. Tôi xin nêu ra một ví dụ điển h́nh như sau: Tướng Hiếu luôn dùng cơm trưa với anh em trong câu lạc bộ sĩ quan. Tôi thường ngồi chung bàn với ông. Một bữa cơm trưa nọ, tôi giật ḿnh tái xanh mặt khi bất thần nhận thấy một con ruồi chết nổi trong tô canh của ông. Sở dĩ tôi xanh mặt là v́ với tư cách là Tham Mưu Trưởng Sư Đoàn, tôi có phận sự quản trị nhóm đầu bếp. Tôi chưa biết xử trí ra sao th́ tôi hết sức ngạc nhiên chứng kiến một cảnh trí khác thường: Tướng Hiếu điềm nhiên lấy đũa gắp con ruồi chết đặt xuống bàn cạnh tô canh, rồi tiếp tục ăn tô canh như thường, không lấy một lời trách cứ hay la mắng!

Tôi cũng chưa hề thấy Tướng Hiếu la mắng quân gia phục dịch trong gia đ́nh. Nếu con cái ông có té ngă, bể đầu trầy da sứt gối, v́ họ chểnh mảng lơ đăng, Tướng Hiếu chạy lại đỡ con lên và đem đi chữa chạy băng bó mà không có lấy một lời la mắng khiển trách, kể cả khi đứa con trai ông bị té găy xương mang tật chân đi khập khễnh suốt đời.

Tướng Hiếu mới là tướng sạch đích thực, tôi nói như vậy với giới báo chí, có nhiều tướng tá chỉ có vẻ sạch bề ngoài mà thôi. Những điều tôi minh chứng cho họ, khiến khi trở về Sài G̣n, họ mới đưa thêm tên Tướng Hiếu ra như là tướng sạch thứ năm sau danh sách bốn tướng sạch (Nhất Thắng, nh́ Thanh, tam Chinh, tứ Trưởng).

Có nhiều Tướng khi hành động sạch lại muốn cho thiên hạ biết. Trong trường hợp Tướng Hiếu, ông sạch một cách kín đáo. Tôi xin đưa ra một ví dụ điển h́nh đến nay cũng chưa ai biết tới: Một bữa đẹp trời, Trung Úy Hiền, Đại Đội Trưởng Đại Đội canh gác Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn, chở một tủ lạnh và một TV đến tư dinh Tư Lệnh điếu đóm. Bà Tướng Hiếu mừng rỡ tiếp nhận hai món quà biếu quí gía mà gia đ́nh không tậu nổi. Đến chiều, khi Tướng Hiếu làm về, bà đem ra khoe. Tướng Hiếu thinh lặng không phản ứng ǵ. Sáng hôm sau, Tướng Hiếu cho gọi Trung Úy Hiền vào văn pḥng đóng kín cửa lại. Tướng Hiếu nói: "Tôi biết lương chú không đủ để mua sắm hai kiện hàng đắt như vậy. Chắc chú phải lấy quỹ đại đội ra mua. Chú hăy đem tủ lạnh và TV trả lại và bỏ tiền vào lại công quỹ." Chuyện này ngoài Tướng Hiếu, Trung Úy Hiền và tôi, không ai biết tới. Đến thời kỳ thăng thưởng thường lệ, Trung Úy Hiền không bị thiệt tḥi ǵ cả, như không hề có ǵ xảy ra.

Tướng Hiếu giỏi trong rất nhiều lănh vực, kể cả xoa mạt chược. Một tối nọ, anh em ban tham mưu ngồi giải trí trong lều sau một ngày hành quân mệt nhọc. Một Trung Tá dạy tôi đánh mạt chược. Tướng Hiếu đi ngang qua thấy nhưng không nói năng ǵ cả tiếp tục đi tới pḥng tắm lộ thiên dă chiến. Đến khi tắm xong, ông xà lại bàn bày vẽ cho tụi tôi một vài nghề ngón độc đáo của mạt chược, rồi đứng lên nói: "Nên học cho biết vậy thôi, chứ đừng có chui đầu vào mà đâm ra đam mê nghiện ngập đến toi mạng."

Tôi phục nhất hai Tướng. Thứ nhất là Tướng Đỗ Cao Trí v́ tính gan dạ của ông. Khi có người e ngại cho tính mạng ông v́ ông hay xông xáo ra mặt trận, ông nói: "Khi ra trận, cứ hiên ngang đi đứng thẳng người lên. Nếu đạn trúng ḿnh, thiên hạ tôn ḿnh lên làm anh hùng. Nếu đạn tránh ḿnh, thiên hạ vẫn coi ḿnh là anh hùng."

Thứ nh́ là Tướng Hiếu v́ ông đánh giặc với một tŕnh độ văn hóa cao. Một Tướng Lănh khác đánh giặc với tŕnh độ cao là Tướng Lữ Lan, nhưng thua Tướng Hiếu một bực.

Làm Tham Mưu Trưởng cho Tướng Hiếu rất là thoải mái. Tướng Hiếu luôn có một cuốn sổ tay đeo trong túi áo. Mỗi khi ra lệnh cho các chỉ huy trưởng ngoài mặt trận, ông đều ghi xuống cuốn sổ tay. Ngay khi trở về Bộ Tư Lệnh, ông đều gọi tôi lại, lấy sổ tay trong túi ra và theo đó mà thông báo cho tôi biết là đă ban bố những lệnh nào và sai tôi thảo văn thư xác nhận hay tiêu lệnh hành quân gửi đến các đương sự. Nhờ vậy mà không có t́nh trạng "kèn thổi xuôi, trống đánh ngược". Có nhiều Tướng khi ra mặt trận, thích làm oai ra lệnh tứ tung, đến khi trở về bản doanh thay v́ thông báo lại cho Tham Mưu Trưởng th́ lại đi thẳng về tư thất ăn ngủ ngon lành. Đến khi các Chỉ Huy Trưởng ngoài mặt trận nhận được tiêu lệnh hành quân liền gọi điện về ban tham mưu than như bọng : "Các ông ra lệnh ǵ kỳ cục vậy, khác hẳn lệnh ông Tướng!"

Tướng Hiếu giỏi về tham mưu đă đành, nhưng ông tác chiến cũng rất cừ. Khi mới về làm Tư Lệnh Sư Đoàn 22, ông tâm sự với tôi: "Thật sự th́ vai tṛ tư lệnh tác chiến không phải là nghề ngón của tôi, đúng ra tôi phải là một chiến lược gia trong một ban tham mưu quốc tế." Tướng Hiếu khiêm tốn nói vậy. Nhưng ông học nghề rất mau, và không mấy chốc đă thuần thục trong vai tṛ Tư Lệnh một Sư Đoàn tác chiến.

Đại Tá Trịnh Tiếu kể:

Cố Thiếu Tướng Nguyễn Văn Hiếu, được hấp thụ từ cốt lơi uyên nghiêm của cụ thân sinh, là một trong những cựu sinh viên sĩ quan ưu tú hàng đầu, xuất thân khóa 3 trường sĩ quan Vơ Bị Quốc gia Đà lạt. Một đời ông tận tụy phục vụ đất nước và quân đội, ông có một cuộc sống vô cùng trong sạch kể từ lúc c̣n là sĩ quan cấp úy cho đến khi lên làm Tướng. Tôi may mắn có một thời gian phục vụ dưới quyền ông tại Sư đoàn 22 Bộ binh từ năm 1966 đến 1968. Thú vui độc nhất của ông khi rảnh rỗi là tập bắn súng lục. Những ngày cuối tuần, ông thường gọi các sĩ quan tham mưu sư đoàn ra sân bắn để thi bắn súng colt với ông. Không sĩ quan nào bắn hay bằng ông cả.

Tôi nhớ có một hôm, sau giờ làm việc, tài xế lái xe Jeep đưa ông về tư thất tại thị xă Qui Nhơn (Bộ Tư lệnh Sư đoàn 22 tại Bà Gi cách thị xă 10 cây số). Khi xe đến nửa đường, tướng Hiếu quay lại phía sau thấy một thùng sữa của Quân tiếp vụ. Ông hỏi tài xế: "Thùng sữa phía sau là của ai vậy chú?" Tài xế đáp: "Thưa Thiếu Tướng, bà bảo mua về cho các em dùng." Thiếu Tướng Hiếu trầm ngâm một lát rồi hỏi: "Mỗi tháng quân tiếp vụ bán cho gia đ́nh chú được bao nhiêu hộp?" "Thưa Thiếu Tướng, một quân nhân mua được 6 hộp mỗi tháng." Thiếu Tướng Hiếu bảo: "Chú quay xe trở lại bộ tư lệnh sư đoàn và đem thùng sữa trả lại quân tiếp vụ và cho lấy 6 lon sữa thôi, v́ tôi cũng là một quân nhân như chú."

Trung Tá Nghiêm Kế, chỉ huy trưởng Công Binh của Sư Đoàn 22 kể:

Đại Tá Hiếu luyện cho tôi tài bắn súng lúc, cách nắm khẩu súng, cách thở, cách nhấn cò. Trong một cuộc thí bắn súng với các tay xạ thủ thuộc quân đội đồng minh Mỹ, tôi đã đoạt giải nhất.

Trung Tá Nguyễn Anh Tôn, tùy viên báo chí của Sư Đoàn 22 kể:

Nhận xét về một người, chúng ta thường dựa trên hai yếu tố: Tài năng và đức độ. Yếu tố tài năng, tôi xin phép quư vị cho tôi được miễn phát biểu, bởi v́ tôi là một thuộc cấp, nên tôi không đủ khả năng để nhận xét cấp chỉ huy của tôi. Tôi xin nhường lại cho những vị khác có thẩm quyền và khả năng nhận xét. C̣n về vấn đề đức độ, tôi xin phép nêu lên vài mẩu chuyện nho nhỏ, nhưng không kém phần quan trọng trong đời sống đạo đức của cố Trung Tướng.


Nguyễn Anh Tôn

Trong đời sống, mỗi con người thường vạch ra cho ḿnh một con đường để sống. Đối với cố Trung Tướng, lúc đương thời, Ông luôn để trên bàn làm việc của ông hai câu châm ngôn viết bằng tiếng Pháp để định hướng cho đời ḿnh như sau:

Un travail bien fait est la joie du coeur.
Une prière bien accomplie est la paix de l’âme.

Tôi xin tạm dịch:

Một công việc làm tốt đẹp th́ ḷng hớn hở vui mừng.
Một lời cầu nguyện hoàn thành sốt sắng th́ an b́nh trong tâm hồn.

Qua hai câu châm ngôn này, cố Trung Tướng đă thực hiện trong đời ḿnh là sống đơn giản, thanh bạch và bác ái:

1- Sống đơn giản

Trong thời gian làm Tư Lệnh SĐ 22 BB, mỗi buổi sáng từ 6 giờ, Ông đi làm từ Qui-Nhơn đến Bagi, lúc xe lăn bánh qua khỏi Cầu Đôi, ngoại ô thành phố Qui-Nhơn, ông từ từ lấy ra khúc bánh ḿ để trong cặp và bắt đầu ăn. Xe vừa đến cầu Bàgi là ông cũng vừa ăn xong khúc bánh ḿ. Vào văn pḥng, ông uống ly nước trà và bắt đầu làm việc. Những đêm ngủ lại tại BTLSĐ, sáng sớm, ông cũng nhờ nhân viên văn pḥng mua cho ông một ổ bánh ḿ để ăn sáng.

Chiều tối, khi đă hoàn tất công việc và trước khi rời văn pḥng, ông thường lấy hai khẩu súng cá nhân của ḿnh ra và tự lau lấy. Ông chưa bao giờ nhờ sĩ quan tùy viên hay chú binh sĩ lau súng dùm.

2- Sống thanh bạch

Một hôm, chú tài xế mua và chở về cho gia đ́nh ông một két sữa quân tiếp vụ. Khi ông lên xe để trở về nhà và ông thấy két sữa. Ông liền hỏi chú tài xế: - Sữa ở đâu vậy? - Thưa, mua ở quân tiếp vụ về cho bà. - Mỗi gia đ́nh mua được một thùng sao? - Thưa không, mỗi gia đ́nh chỉ mua được sáu hộp thôi, nhưng họ bán cho ḿnh một thùng. - Ḿnh mua cả thùng th́ c̣n đâu sữa để bán đủ cho gia đ́nh binh sĩ? Chú đưa đi trả bớt và mua đúng số lượng ấn định bán cho mỗi gia đ́nh. Chú tài xế phải đi trả bớt, trong lúc ông trở lại văn pḥng ngồi chờ xe.

Câu chuyện sau đây cũng nói lên sự thanh bạch của Ông. Một dịp nọ, vợ ông Đại Tá Cố Vấn Trưởng Sư Đ̣an từ Hoa-Kỳ qua thăm chồng. Ông bà cố vấn đă mời ông bà cố Trung Tướng dùng cơm. Để đáp lại, vợ cố Trung Tướng đă mời ông bà cố vấn đến dùng cơm tại gia đ́nh. Hôm ấy, ông đại đội trưởng đại đội 22 Tổng Hành Dinh đến chơi. Thấy bữa cơm thanh đạm, ông mua thêm một số thực phẩm để tăng cường cho bữa ăn. Cố Trung Tướng thấy được, ông cám ơn ông đại úy và chỉ thị ông mang thực phẩm về.

3- Sống bác ái

Ông rất quan tâm và thương lo cho binh sĩ. Tôi thường được tháp tùng cố Trung Tướng đi thị sát các cuộc hành quân. Một hôm, ông bay thị sát cuộc hành quân hỗn hợp Việt-Mỹ vùng rừng núi phía tây đèo B́nh Đê, ranh giới hai tỉnh B́nh Định và Quảng Ngăi. Trực thăng Ông đáp xuống thăm một đại đội thuộc tiểu đoàn 4/40 đang lục soát tại một ngọn đồi. Sau khi bắt tay và hỏi thăm Trung Úy ĐĐT về t́nh h́nh trong vùng, Ông đă tiến gần một binh sĩ đang bố trí gần đó và hỏi thăm chú lính. Sau khi hỏi thăm sức khỏe, Ông lại hỏi thêm: Trưa nay chú ăn ǵ? Chú lính bèn móc trong ba lô một vắt cơm và một hộp muối đậu phụng. Rồi Ông quay lại nói với Thiếu Úy Long, sĩ quan tùy viên: Về nhắc tôi việc lương khô. Sau khi về BTL, Ông đă chỉ thị cho pḥng tư việc cung cấp lương khô cho các đơn vị hành quân.

Có một lần tôi tháp tùng cố Trung Tướng Hiếu tới thăm viếng Tiểu Đoàn 4/40 tại hậu cứ. Tại đơn vị đó có một Trung Sĩ tên Thiên gốc người Quảng Nam với vóc dáng to lớn có một bàn chân khổng lồ, không có đôi giày nào do quân nhu cung cấp vừa chân ông. Thành thử ông luôn mang dép lẹp xẹp không giống ai. Không hiểu sao cố Trung Tướng Hiếu biết được chuyện này, khi vừa tới trại là ông cho gọi viên Trung Sĩ đó tới để thăm hỏi, rồi ông ra lệnh trích tiền quỹ ra chợ trời mua riêng cho ông ta một đôi giày cỡ lớn dành cho quân lính Mỹ. Từ đó viên Thượng Sĩ hiên ngang đi lại v́ cảm thấy ḿnh là lính từ đầu đến chân!

Cố Trung Tướng cũng rất chú tâm đến đời sống gia đ́nh vợ con binh sĩ. Khi Ông thấy là chưa có ngân khoản xây khu gia binh cho vợ con binh sĩ, Ông đă phối hợp với cố vấn Mỹ, xin các đơn vị Mỹ đồn trú trong vùng yểm trợ vật liệu xây dựng để xây cất các khu gia binh cho gia đ́nh binh sĩ SĐ 22 BB.

Một khu gia binh cho binh sĩ thuộc Trung Đoàn 40 BB được xây cất tại khu vực đồi Đệ-Đức, phía bắc Bồng Sơn, quận Hoài Nhơn, B́nh Định, có hàng trăm căn hộ, có nhà bếp, nhà ăn, pḥng vệ sinh riêng và có hệ thống nước đầy đủ. Một khu gia binh khác cho gia đ́nh binh sĩ thuộc Trung Đoàn 41 BB được xây dựng tại Phù-Mỹ, cũng có hàng trăm căn hộ tương tự như khu gia binh thuộc Trung Đoàn 40. Tại Tuy-Ḥa, Phú-Yên, một khu gia binh cho gia đ́nh binh sĩ thuộc Trung Đoàn 47 BB.

Riêng tại BTLSĐ, Ông đă chỉ thị Tiểu Đoàn 22 Công Binh xây cất một ngôi trường Tiểu học đủ các lớp. Ông cũng chỉ thị cho Khối Chiến Tranh Chính Trị phối hợp với Ty Tiểu Học tỉnh B́nh-Định để xin cung cấp cô và thầy giáo về dạy cho các con em binh sĩ.

Một trạm xá và nhà Hộ-Sinh dành cho gia đ́nh binh sĩ được xây cất khang trang. Tiểu đoàn 22 Quân Y cung cấp các bác sĩ, y tá và thuốc men để săn sóc sức khoẻ và sinh nở cho vợ con binh sĩ.

Ngoài ra, ông cũng cho xây cất một pḥng huấn nghệ. Nhiều lớp học dạy cắt may, huấn luyện cho vợ con binh sĩ để tạo thêm công ăn việc làm cho họ.

Cố Trung Tướng thường ăn cơm chung với các thuộc viên của ông. Trong một bữa cơm, Ông nói là muốn nâng cao tinh thần chiến đấu của một chiến binh, nhất thiết cần phải đáp ứng hai nhu cầu: một là cung cấp súng ống đầy đủ cho binh sĩ; hai là tạo cho vợ con binh sĩ một đời sống ấm no.

Tóm lại, cố Trung Tướng Nguyễn-Văn-Hiếu là người Công Giáo chân chính, một con chiên ngoan đạo. Ông là người chồng, người cha nhân hậu, hiền ḥa và ít nói. Ngoài giờ quân vụ, Ông thường vui sống với gia đ́nh và lo bổn phận người Kitô Hữu. Ông là một cấp chỉ huy, một người anh, một chiến hữu sống đơn giản, thanh bạch và đầy ḷng nhân ái. Ông là tấm gương sáng cho gia đ́nh và đồng đội.

Trung Tá Nguyễn Nho kể:

Năm 1966 tôi được Đại Tá Nguyễn Văn Hiếu, TL/SĐ/22BB (Bà Di, Qui Nhơn), gọi về làm SQ Báo Chí cho Đại Tá. Tôi làm việc với Đại Tá được khoảng một năm th́ thuyên chuyển về TVBQGVN Đàlạt. Có thể nói Th/T Hiếu là người rất đạo đức, hiền ḥa và rất ít nói. Không chủ nhật nào mà không đi lễ và rước lễ. V́ thời gian ở với Tướng Hiếu quá ngắn ngủi, hơn nữa lúc đó mới Thiếu Úy, nên c̣n quá non nớt về sự hiểu biết của ḿnh, rất tiếc là không c̣n nhớ đến các trận đánh đầy mưu lược của Th/T Hiếu. Nhưng có một điều là từ khi Tướng Hiếu về làm TL/SĐ22BB th́ việc b́nh định trong vùng 22 chiến thuật đă thành công rất rơ rệt. Mỗi buổi sáng tôi xuống P3 để lấy tin tức và nhất là về công tác b́nh định, th́ tôi thấy hằng ngày ḿnh càng kiểm soát được nhiều làng xă.

Về tính t́nh b́nh dị th́ tôi nhớ, có lần tôi đi bay với Tướng Hiếu về đến BTL/SĐ đă hơn một giờ trưa. Khi hai thầy tṛ đến câu lạc bộ th́ nhân viên ở đó báo là hết cơm và hết đồ ăn rồi. Tướng Hiếu gật gật đầu vui vẻ lên xe đi về BTL nằm nghỉ trưa. Khoảng nửa giờ sau, điện thoại kêu mời Th/T xuống ăn cơm. Th/T kêu tôi đi theo. Đến câu lạc bộ nhân viên dọn cơm với trứng vịt chiên và tí rau luộc. Hai thầy tṛ đang đói nên ăn rất ngon miệng.

Về mặt chiến trận, anh tôi thực hiện được ba trận đáng lể là trận Đại Bàng 800, trận Tam Quan và trận Đèo Phù Cũ.

Đại Tá Trịnh Tiếu kể:

Nói qua về hành quân chung với lực lượng đồng minh, tôi c̣n nhớ cuộc hành quân Đại bàng 800 vào đầu năm 1967. Theo kế hoạch của Đại Tướng Westmoreland và Đại Tướng Cao Văn Viên, th́ tất cả các đơn vị chính quy Việt Nam, Hoa kỳ và Đại Hàn đều phải thi hành chiến dịch "T́m và Diệt" (Search and Destroy) trong năm 1967. Tỉnh B́nh Định là một tỉnh lớn nhất, gồm 12 quận, một tỉnh đông dân nhất miền Nam (gần 1 triệu dân) và cũng là một tỉnh có nhiều Việt Cộng nhất. Trong thời gian 1945 đến 1954, B́nh Định là thủ đô của Liên khu 5 Cộng sản (quân đội Pháp chưa lần nào đặt chân lên vùng này). Trong 9 năm dưới chế độ Cộng sản cai trị, nên có rất nhiều người vào Đảng và cũng có nhiều người tập kết ra Bắc, v́ thế hầu như gia đ́nh nào cũng có liên hệ đến Cộng sản.

Tại lănh thổ này, Cộng sản có Sư đoàn 3 Sao vàng, sư đoàn nổi tiếng của Liên khu 5 Cộng sản, một Tỉnh ủy và một bộ chỉ huy Tỉnh đội gồm nhiều tiểu đoàn địa phương, c̣n du kích th́ vô kể. Theo phóng đồ cuộc hành quân Đại Bàng 800, th́ bốn quận phía Bắc: Tam Quan, Bồng Sơn, Phù Mỹ và Phù Cát là vùng đông dân nhất, được giao Sư đoàn 22BB Việt Nam t́m và diệt địch và b́nh định lănh thổ. Khu vực phía Nam là: Qui Nhơn, Tuy Phước, Phú Phong và Văn Canh là vùng hành quân của Sư đoàn Mănh Hổ Đại Hàn, và bốn quận phía Tây là: An Khê, Vĩnh Thạnh, An Lăo và Hoài Ân, vùng núi non hiểm trở là vùng hành quân của Sư đoàn 1 Không Kỵ Hoa kỳ, v́ sư đoàn này có nhiều phương tiện trực thăng và hỏa lực Không Quân đối đầu kế hoạch mà ba bộ tham mưu Việt Nam, Hoa kỳ và Đại Hàn đă hoạch định. Sư đoàn 1 Không Kỵ Hoa kỳ hành quân trong vùng trách nhiệm trước 3 ngày, sau đó mới đến Sư đoàn 22BB và Sư đoàn Mănh Hổ Đại Hàn vào vùng hành quân.

Trong 3 ngày đầu, với phương tiện trực thăng dồi dào, Sư đoàn 1 Không kỵ Hoa kỳ đă đổ quân xuống các vùng an toàn nhất của Cộng sản tại Hoài Ân và quận Vĩnh Thạnh, phá và đốt nhiều kho lúa dự trữ của Cộng sản, khu hậu cần kiên cố của Liên khu 5 và Sư đoàn 3 Sao vàng. Binh lính Hoa kỳ rất xông xáo cố t́m cho ra kẻ địch để diệt, nhưng Cộng sản rất khôn ngoan đă tránh né tất cả các cuộc đụng độ với Hoa kỳ v́ biết lực lượng Không kỵ Hoa kỳ rất mạnh.

Vào lúc 11 giờ đêm ngày N+3, Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư đoàn Không kỵ Hoa kỳ đáp xuống bộ tư lệnh Sư đoàn 22BB, ông vào gặp Thiếu Tướng Hiếu và thảo luận. Ông yêu cầu Thiếu Tướng Hiếu hủy bỏ cuộc tấn công vào phía Tây quận Phù Mỹ và phối hợp với Sư đoàn 1 Không kỵ tấn công vào An Lăo mà ông tin tưởng là Sư đoàn 3 Sao vàng Cộng sản đang trú quân tại đó. Thiếu Tướng Hiếu cho gọi tôi để xác nhận tin tức. Tôi tŕnh bày với Tướng Hiếu và Tướng Tư Lệnh Sư đoàn 1 Không kỵ Hoa kỳ là tôi đă gặp được một du kích VC sống ở vùng đồi núi phía Tây quận Phù Mỹ. Tôi đă tốn rất nhiều tiền bạc để nuôi gia đ́nh tên du kích này. Cách đây vài ngày, tên du kích đă báo cho tôi biết có nhiều đơn vị của Sư đoàn 3 Sao vàng trú quân tại ranh giới giữa quận Phù Mỹ và Hoài Ân. Đối chiếu với các tin tức trước đây tên du kích báo, tôi thấy có thể tin được. Tôi tŕnh bày với Thiếu Tướng Hiếu và Tướng Hoa kỳ là một vài trung đoàn của Sư đoàn 3 Sao vàng đang ém quân tại vùng hành quân nói trên.

Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ nói: "Hôm nay tôi đă cho một đại đội Ranger trực thăng vận vào khu vực đó để t́m địch mà diệt, nhưng không thấy đụng độ. Tôi biết làm như vậy là sai, v́ đó là vùng hành quân của Sư đoàn 22BB, nhưng v́ nóng ḷng tiêu diệt địch mà phải làm như thế." Ông hỏi tôi: "Thiếu Tá (khi đó tôi là Thiếu Tá Trưởng Pḥng 2 Sư Đoàn 22) tin chắc có địch trong mục tiêu hành quân đó không?" Tôi trả lời: "Thưa Thiếu Tướng, Cộng sản rất tránh né đụng độ với quân đội Hoa kỳ v́ chúng sợ hỏa lực của các ông. Tôi tin Sư đoàn 22BB sẽ đụng độ Sư đoàn 3 Sao vàng tại mục tiêu này." Thiếu Tướng Hiếu nhă nhặn nói với Tướng Hoa kỳ: "Theo kế hoạch đă thảo luận giữa ba sư đoàn Việt Nam, Hoa Kỳ, Đại Hàn, Sư đoàn chúng tôi sẽ vào vùng hành quân ngày mai, không nên thay đổi kế hoạch quá sớm."

Dựa theo tin tức của Pḥng 2, Thiếu Tướng Hiếu chỉ thị cho Trung Tá Bùi Trạch Dzần, Trung Đoàn Trưởng của Trung Đoàn 41 chỉ xử dụng 2 tiểu đoàn bộ binh và Bộ Chỉ huy Trung Đoàn vào vùng hành quân thật sớm và khi vào gần đến mục tiêu vào lúc 3 giờ chiều th́ phải đóng quân, cho binh sĩ dùng cơm và đào công sự pḥng thủ thật vững chắc. Vùng này là vùng xôi đậu nên có rất nhiều cơ sở nằm vùng của Việt cộng, biết thế nào các cơ sở này cũng sẽ mật báo cho Cộng sản đem quân về đánh khi chúng biết rơ quân số của ta nên Thiếu Tướng Hiếu đă vạch kế hoạch là Sư đoàn 3 Sao vàng thấy rơ lực lượng hành quân của ta để chúng đem quân ra đánh, ông sẽ phản công địch bằng lực lượng thiết vận xa. Một tiểu đoàn trừ bị và một chi đoàn thiết vận xa được lệnh Tướng Hiếu ém quân thật kỹ, xa vùng hành quân độ 10 cây số để địch không thấy.

Quả nhiên đến hai giờ sáng, Trung Tá Bùi Trạch Dzần báo cáo trên máy, một trung đoàn Cộng sản bắt đầu tấn công vị trí đóng quân của ông ta. Thiếu Tướng Hiếu ra lệnh chi đoàn thiết vận xa và tiểu đoàn trừ bị tiến thần tốc vào mục tiêu và bọc về phía sau lưng địch, bao vây, tiêu diệt không cho địch rút lui. Sư đoàn 1 Không kỵ Không Vận Hoa kỳ được tin ta đụng độ liền đem trực thăng thả trái sáng yểm trợ. Pháo binh của hai sư đoàn Việt Nam và Hoa kỳ tác xạ liên tục để yểm trợ quân bạn. Hỏa châu của Sư đoàn 1 Hoa kỳ thả quá nhiều nên ánh sáng tỏa ra thấy rơ hơn ban ngày. Kế hoạch đánh lén ban đêm của Cộng sản kể như bị phá vỡ. Ba mươi phút sau, Thiết vận xa và tiểu đoàn trừ bị đă đến kịp, bao vây bọc hậu các đơn vị Cộng sản nói trên và tấn công tiêu diệt chúng vô số kể. Đến 5 giờ sáng, Cộng sản phải ôm hận, phân tán và rút lui vào rừng, để lại trên 300 xác chết nằm rải rác khắp nơi, một số lớn vũ khí, đạn dược ngổn ngang trên chiến trường.

Thiếu Tướng Hiếu đáp xuống mặt trận để quan sát, 15 phút sau, Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn Không Vận Hoa kỳ cũng đáp xuống vùng hành quân. Thấy quân đội ta chiến thắng Sư đoàn 3 Sao vàng một cách vinh quang, Thiếu Tướng Hoa kỳ t́m gặp tôi, vui vẻ bắt tay và khen nhiều lần về kế hoạch dụ địch của Sư đoàn 22BB và tin tức Pḥng 2 là chính xác. Trong 15 năm phục vụ trong ngành t́nh báo chiến trường, có lẽ lần này là lần đầu tiên tôi sung sướng và hănh diện nhất. Thiếu Tướng Hoa kỳ đă nói với Thiếu Tướng Hiếu, muốn thắng trận cần phải có tin tức chính xác.

Trung Tướng John J. Tolson viết trong Airmobility 1961-1971, VII - The Peak Year, 1967:

Chỉ c̣n có một lữ đoàn thưa thớt ở lại trong vùng rộng lớn của hành quân Pershing trong thời gian này. Tôi mừng là đă dùng rất nhiều thời gian làm việc với Sư Đoàn 22 thuộc QLVNCH liên quan đến chiến thuật di động không kỵ, v́ lẽ Sư Đoàn 22, dưới sự lănh đạo tài giỏi của Đại Tá Nguyễn Văn Hiếu, phải cáng đáng gánh nặng chính trong Tỉnh B́nh Định trong một thời gian lâu dài.

Hành Quân Pershing Tiếp Diễn

Trong khoảng thời gian lâu dài của các cuộc hành quân trong Tỉnh B́nh Định, Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ đă khai triển một mối tương giao đặc biệt với các trung đoàn thuộc Sư Đoàn 22 của QLVNCH. Các trung đoàn thuộc QLVNCH được giao phó những vùng hành quân tiếp giáp các vùng hành quân của lữ đoàn 1 Không Kỵ và, hợp lực với các trực thăng của Sư Đoàn 1 Kỵ Binh Hoa Kỳ, các trung đoàn này trở nên thuần thục trong các thế phức tạp của chiến thuật tấn công không kỵ. Trong thời kỳ hành quân Pershing đă có trên 29 hành quân phối hợp đă được thực hiện với Sư Đoàn 22 thuộc QLVNCH. Trung Đoàn 40 thuộc sư đoàn này đă đóng vai tṛ chính yếu trong Trận Tam Quan.

Trở lui về tháng 5/1967, khả năng của Sư Đoàn đă được gia tăng bội phần với sự tăng phái của ba đại đội thuộc Lực Lượng Cảnh Sát Dă Chiến Quốc Gia 816. Việc du nhập Lực Lượng Cảnh Sát Dă Chiến Quốc Gia vào vùng các cuộc hành quân Pershing đem lại một khí giới lợi hại chống lại hạ tầng cơ sở của Việt Cộng. Bây giờ, Sư Đoàn có thể thực hiện các cuộc hành quân bao vây và lục soát các làng xă một cách rất hiệu lực. Các đội toán của Lực Lượng Cảnh Sát Dă Chiến Quốc Gia rất quan trọng đối với các cuộc hành quân của Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ trong Tỉnh B́nh Định.

Tam Quan

Trận Tam quan, 6/12 đến 20/12/1967, một trong số trận đánh lớn nhất trong thời kỳ Hành Quân Pershing, là một ví dụ điển h́nh cho chiến thuật "dồn đống" rất thành công khi dùng không kỵ phản ứng nhanh chóng chống lại địch. Trận đánh bắt đầu với một toán tiền thám ngẫu nhiên khám phá một cột ăng-ten của địch quân gần thành phố Tam Quan và một lực lượng nhỏ được tung vào trận địa ngày 6/12 lúc 4g30 chiều. Tuy cuộc đụng độ khởi thủy với địch xảy ra khi đă xế chiều, Lữ Đoàn 1 Không Kỵ phản ứng bằng cách "dồn đống" với một tiểu đoàn bộ binh và các đơn vị của Tiểu Đoàn 1 thuộc Trung Đoàn 50 Bộ Binh Cơ Giới. Ngày hôm sau, các đơn vị của Trung Đoàn 40 QLVNCH xông vào trận chiến và rạng danh trong thế đánh gan dạ. Trong suốt trận đánh, lực lượng đồng minh nắm phần chủ động, nhờ vào xử dụng phi pháo, không yểm tác chiến, và tấn kích bằng trực thăng của các đơn vị Mỹ lẫn Việt, cách dồn dập. Có rất nhiều trận cận chiến ác liệt xảy ra trong các giao thông hào và trong các lô cốt. Sư đoàn xử dụng tới các lực lượng cơ giới để chận đứng địch quân và đánh bật chúng ra khỏi các vị trí kiên cố. Các đơn vị không kỵ truy kích địch quân khi chúng t́m cách di chuyển. Địch quân tổn thất 650 nhân mạng trong trận đụng độ ác liệt này.

Đại Úy Phan Nhật Nam kể:

Nắm quyền tư lệnh sư đoàn từ giữa năm (tháng 6, 1966), cuối năm (tháng 11), vị tân tư lệnh đă tạo dựng ngay một chiến thắng vẻ vang dưới chân Đèo Phù Cũ (Quận Phù Mỹ). Lúc ấy, chúng tôi, đơn vị tăng phái (Chiến Đoàn 3 Nhảy Dù – Pnn) làm thành phần chận địch đóng trên núi, chứng kiến đơn vị bạn (Trung Đoàn 42/ Sư Đoàn22Bộ Binh) hợp cùng chi đoàn thiết vận xa M113 lùa địch từ Quốc Lộ I vào núi. Trận chiến hào hùng như một đoạn phim tài liệu lịch sử kỳ Đệ Nhị Thế Chiến - Các chiến sĩ bộ binh tùng thiết với thiết vận xa M113 theo đội h́nh hàng ngang, ào ạt tiến tới sau một đợt tác xạ, mạnh mẽ uy vũ như những hiệp sĩ thời trung cổ xung trận. Chiến Đoàn Trưởng Nhảy Dù, Trung Tá Nguyễn Khoa Nam đứng trên sườn núi chong ống nḥm quan sát trận địa dẫu là người kín đáo, phải nói nên lời thán phục: “Đại Tá Hiếu điều quân như một “ông thiết giáp” nhà nghề, và lính Sư Đoàn 22 đánh đẹp đâu thua lính ḿnh”- Lời ngợi ca chân thật giữa những người chiến đấu nơi trận tiền.

Ngày 1 tháng 11 năm 1967, anh tôi lên lon Chuẩn Tướng.


tháng 11 năm 1967

Ngày 25 tháng 2 năm 68, Tướng Lữ Lan được bổ nhiệm Tư Lệnh Quân Đoàn II thay Tướng Vĩnh Lộc.


Bộ Tư Lệnh Hỗn Hợp Quân Đoàn II

Đại Tá Trịnh Tiếu kể:

Tư cách và việc làm của Thiếu Tướng Hiếu đă làm cho quân nhân các cấp tại Sư đoàn 22 Bộ binh kính mến và hănh diện được phục vụ dưới quyền ông. Đối với thuộc cấp, ông là Tư lệnh độ lượng, thông minh, không bè phái, không tham nhũng hối lộ của bất cứ ai. Đối với đơn vị bạn Hoa kỳ và đồng minh, ông được họ kính nể hết mức qua thái độ phục vụ tổ quốc và quân đội. Để bảo vệ chủ quyền chỉ huy của Quân đội VNCH, Thiếu Tướng Hiếu đă có lần chống đối trung tướng Hoa kỳ làm Tư Lệnh Lực Lượng 1 dă chiến tại Nha trang ra lệnh sư đoàn 22BB đặt một trung đoàn bộ binh do một đại tá chỉ huy dưới quyền điều động của một đại úy quận trưởng trong kế hoạch yểm trợ b́nh định phát triển. Việc này đă gây tranh luận rất phức tạp, khiến trung tướng Lữ Lan, tư lệnh Quân đoàn II phải giảng hoà giữa đôi bên.

Năm 1966, các đơn vị Hoa kỳ và Đồng minh đổ bộ lên Qui Nhơn. Tại tỉnh B́nh định có 3 sư đoàn trú quân: Sư Đoàn 1 Không Kỵ Hoa Kỳ (1st Air Cavalry) đồn trú tại An khê; Sư Đoàn Mănh Hổ Đại Hàn (Tiger Division) đồn trú tại Văn Canh và Sư Đoàn 22BB Việt Nam đồn trú tại Bà Gi. Trong thời gian đầu, ba bộ tham mưu sư đoàn Việt Nam, Hoa kỳ và Đại Hàn thường xuyên thăm viếng xă giao nhau.

Thiếu Tướng Tư Lệnh Sư Đoàn Mănh Hổ Đại Hàn rất kiêu ngạo, luôn coi ḿnh là một tướng lănh tài ba v́ đă tốt nghiệp bằng quân sự cao cấp của Hoa kỳ. Một hôm, Thiếu Tướng Tư Lệnh sư đoàn Đại Hàn qua thăm sư đoàn 22 Việt Nam, trong cuộc nói chuyện, ông luôn tự hào đă tốt nghiệp khóa chỉ huy tham mưu cao cấp Hoa kỳ Fort Leaven Worth. Quân đội Đại Hàn rất ít người có khả năng theo học khóa này, ông hỏi Thiếu Tướng Hiếu trong quân đội VNCH có được bao nhiêu người tốt nghiệp khóa nói trên. Thiếu Tướng Hiếu nhă nhặn trả lời: Trong quân đội VNCH, ông không rơ có được bao nhiêu người, nhưng tại sư đoàn 22BB th́ có ông và Trung Tá Lê Khắc Lư, tham mưu trưởng đă tốt nghiệp khóa đó. Thiếu tuớng Tư Lệnh sư đoàn Mănh Hổ Đại Hàn trố mắt ngạc nhiên và bắt đầu từ đó ông rất kính nể Thiếu Tướng Hiếu và bộ tham mưu sư đoàn 22BB.

Đại Úy Trịnh Bá Tứ viết trong Đa Hiệu số 100, tháng 2 năm 2014:

Từ trường Chỉ Huy Tham Mưu Đà Lạt tôi về trình diện Tướng Quân Nguyễn Văn Hiếu Tư Lệnh SĐ22BB vào mùa Giáng Sinh năm 1968 tại Tháp Đồi Đề Gi, Bình Định. Người tôi gặp đầu tiên là NT Đức K16, phòng tổng quản trị sư đoàn, thế là nhanh chóng hồ sơ của tôi được đưa lên trình diện Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Hiếu tại BTL/SĐ. Tại đây tôi gặp Nguyễn Anh Tôn K19 làm chánh văn phòng TL. Thật là quá thuận lợi và dễ dàng cho tôi, như là có một ơn trên sắp xếp vậy, đến đâu cũng gặp Võ Bị. Anh Tôn vào trình ông Tướng, một lúc rồi ra mời tôi vào. Đúng quân phong quân kỷ, tôi gõ cửa: "xin vào" như hồi còn Tân Khóa Sinh và SVSQ ở trong trường VNQG mỗi khi trình diện cấp trên. Có tiếng vọng ra: "vào".

Tôi mở cửa bước vào đến gần bàn Tư Lệnh, đứng nghiêm chào tay:

- Đại Úy Trịnh Bá Tứ, số quân 61A/.......... xin trình diện Chuẩn Tướng Tư Lệnh.

(Thông thường, tôi nghe đa số thường gọi chuẩn tướng là thiếu tướng, nhưng với tôi, gọi thế là không tôn trọng cấp bậc quân đội mà còn có vẻ như nâng... vì vậy tôi cứ thấy sao gọi như vậy.)

Một vị Tướng trông oai phong, mắt sáng ngời, tóc cắt ngắn, nghiêm nghị ngồi nhìn thẳng và quan sát tôi, chờ tôi trình diện xong, ông nhẹ nhàng đẩy lùi ghế, đứng lên dơ tay chào lại, vòng ra chỗ tôi đứng, bắt tay rồi chỉ ghế:

- Mời đại úy ngồi.

Từ ngày ra trường, trong nhiều chức vụ và nhiệm vụ, với cấp bậc nhỏ nhoi của mình, nhất là tham gia trong những chiến dịch xây dựng ấp bình định, đơn vị tôi phải đón tiếp các phái đoàn từ trung ương, cũng có đôi khi phải đối mặt với thượng cấp, tôi thấy cũng bình thường, không có gì bối rối lắm, nhưng quả thật lần trình diện này, phong cách của vị tướng, cách cư xử của vị tướng khiến tôi rúng động trong lòng, không phải vì sợ mà vì kính phục thái độ nghiêm nghị nhưng hoà nhã và lịch sự của vị tướng Tư Lệnh đối với thuộc cấp vừa mới thuyên chuyển đến, mãi tới bây giờ, khi ngồi viết lại tôi còn cảm thấy bồi hồi xúc động.

Tôi chờ ông trở về ngồi vào ghế Tư Lệnh xong tôi mới dám xin phép ngồi xuống. Phong thái của ông tướng khiến tôi cảm thấy thoải mái tự tin, thay vì, đứng trước một vị tướng oai nghiêm lạnh lùng khiến thuộc cấp dễ bị lúng túng. Tôi thầm nghĩ có lẽ tôi được sự ưu ái này chắc cũng do anh Đức K16 và anh Tôn K19 trong hồ sơ trình bày tốt cho tôi điều gì đây.

Ông Tướng Hiếu nhìn tôi rồi nhỏ nhẹ nhưng rõ ràng:

- Người ta thường cho SĐ22BB là sư đoàn của những người bị đi đầy, vậy đại úy xin về hay bị đổi về đây?

- Thưa Chuẩn Tướng, chính tôi, sau khi học khóa CHTM, đã làm đơn về BTTM/TCQH xin thuyên chuyển về SĐ22, vì tôi đã làm ĐĐT và TĐT tác chiến 4 năm tại Quảng Nam, từ ngày mãn Khóa 18 VB, trong khi gia đình tôi thì ở tận Qui Nhơn.

- Tốt, hiện giờ tại BTL/SĐ có chỗ cho Đ/Úy, vậy Đ/Úy có muốn làm việc ở đây không?

- Thưa Chuẩn Tướng, tôi là SQ hiện dịch, tuổi còn trẻ, xin Chuẩn Tướng cho tôi ra tiểu đoàn một thời gian nữa.

Ông ngồi im lặng một chút rồi nói:

- SĐ 22 có 4 Trung Đoàn, 47 ở Phú Yên, 42 trên Kontum còn 41 và 40 ở Bình Định, Đại Úy muốn về trung đoàn nào?

Trong lòng tôi như mở cờ, làm sao mà tôi có được sự dễ dãi thuận lợi như thế này.

- Thưa Chuẩn Tướng Tư Lệnh, nếu được phép chọn, tôi xin về Bình Định để được gần gia đình.

Ông Tướng gật gù rồi đứng lên đưa tay ra bắt tay tôi, ngầm ý cuộc trình diện đã xong:

- Đ/U về nhà nghỉ ngơi, sau lễ Noel vào trình diện, nhận đơn vị.

Tôi ra về mà lòng thơ thới hân hoan, nghĩ lại đoạn tràng từ lúc bị BTTM/TCQH bác đơn xin và cho đến nay lại gặp toàn những kết quả ước mong ngoài sức tưởng tượng.

Sau lễ Giáng Sinh, tôi vào trình diện thì được phòng Tổng Quản Trị Sư Đoàn cho biết tôi được nghỉ đến sau Tết Tây, và sẽ có xe đến nhà đón ra thẳng Trung Đoàn 40, làm TĐT/TĐ4/40, ngoài vùng Bắc Bình Định, cách Qui Nhơn gần 100 cây số, không phải vào trình diện BTL/SĐ nữa. Tôi lại như sống trong mơ, hỏi rằng trong số Cựu SVSQVB ở các đơn vị tác chiến đã có mấy ai được "chiều" như tôi?

Đại Úy Trần Hoài Thư viết:

Mới hôm qua, tôi và cựu đại đội trưởng cũ của tôi (đại đội 405 Thám kích Sư đoàn 22BB) đă nói chuyện với nhau qua điện thoại, tôi có hỏi ư kiến của anh về một vị Tướng nào anh phục nhất. Anh trả lời không ngần ngại: Tướng Hiếu. Tôi về tŕnh diện đơn vị đại đội 405 Thám kích lúc tướng Hiếu làm sư đoàn trưởng (8/1967). Và đơn vị tôi rất được tướng Hiếu thương. Bởi lẽ chúng tôi đă ở sát với ông, làm xong những công tác hiểm nguy mà ông đặt tin tưởng. Mỗi lần đơn vị chiếm mục tiêu là trực thăng ông bay đến liền để ủy lạo. Vào ngày 9/5/68, đại đội tôi bị phục kích trên đồi Kỳ Sơn, thiệt hại rất nặng, 4 sĩ quan tử thương, có cả cố vấn Mỹ, riêng tôi và đại đội trưởng bị thương, ngay xế trưa hôm ấy, tướng Hiếu đáp trực thăng bay lên đồi và ông ngồi cúi đầu trên mỏm đá cả nửa tiếng đồng hồ. Và cả tuần sau đấy, ông ra lệnh Sư đoàn treo cờ rũ. Tôi mang h́nh ảnh ông, ḷng thương mến lính của ông, ḷng nhân hậu của ông để mà tự hào là một thuộc cấp của ông. Ông đă tặng cho mỗi người lính chúng tôi một chiếc dao găm rất đẹp, v́ ông rất chịu chúng tôi.

Ông còn viết thêm về việc anh tôi tuyển chọn đại đội trưởng thám kích làm sao:

Suốt gần một tháng, đại đội bị đặt trong t́nh trạng cấm trại 100%. Không phải v́ t́nh h́nh chiến sự khẩn trương đ̣i hỏi, nhưng v́ cái chết của viên đại đội trưởng, trung úy Âu Hoàng Minh. Ông ta đă bị một trung úy thuộc Lực Lượng Đặc Biệt bắn gục tại chỗ trên sàn nhảy của pḥng trà Moonlight ở Qui Nhơn. Cái chết của ông đă khiến cả đơn vị bàng hoàng. Thiếu úy Đức, biệt danh Đức râu kẽm, đại đội phó xử lư quyền Đại đội trưởng, thề trả thù. Cuộc chiến thay v́ diễn ra tại chiến trường bây giờ diễn ra tại hậu phương. Xe tuần cảnh Mỹ Việt tuần tra liên miên. Rồi Lực Lượng Đặc Biệt cắm trại, thám kích Sư đoàn cũng cắm trại. Cấp trên đă không cho lính thuộc hai binh chủng về thành phố nữa. Trung úy Minh là một sĩ quan đánh giặc khét tiếng của Sư đoàn 22 BB. Ông xuất thân từ binh chủng nhảy dù.

Cái chết của trung úy Minh đă làm nhiều người xôn xao không ít. Người ta kể về những phong cách ngang tàng, cao ngạo và anh chị của một số ít đơn vị trưởng tác chiến. Mỗi lần họ về thành phố, họ mang theo những hộ vệ, với súng ống đầy ḿnh. Khi họ vào các pḥng trà, nhà nhảy, thiên hạ run sợ lánh tản. Để rồi nhóm lính này nghinh nhóm lính khác, rồi bắn lộn, đập lộn như đoạn phim cao bồi trên màn ảnh.

Cái chết của con chim đầu đàn của đại đội 405 Thám Kích đă làm ông Tư Lệnh Sư đoàn 22 BB, Chuẩn tướng Nguyễn văn Hiếu, phải đặt lại câu hỏi khi tuyển chọn một đại đội trưởng mới. Với quyền một tư lệnh Sư đoàn, chỉ huy 3 trung đoàn, và toàn lănh thổ các tiểu khu B́nh Định, Phú Yên, Phú Bổn, Pleiku, Kontum lẽ ra ông chẳng cần bận tâm đến một đơn vị nhỏ bé như vậy. Nhưng tại sao ông lại quan tâm.

Danh tiếng thám kích lẫy lừng từ khi Bộ Tổng Tham Mưu đặc biệt thành lập 6 đại đội biệt lập để đối phó với chiến trường vùng núi. Họ đa số là lính Thượng và Nùng, sau đó mới bổ sung thêm người Kinh. Họ là scout ranger. Họ đội mũ rừng thay nón sắt, trang bị vũ khí nhẹ. Ông hănh diện ở tinh thần chiến đấu dũng cảm của họ qua những trận đánh đột kích chớp nhoáng vào các mật khu ở Tam Biên, phá hậu cần, hay những lần tiếp cứu đơn vị bạn bị vây khốn. Nhiệm vụ chính của họ là trừ bị và bảo vệ Bộ Tư Lệnh Sư Đoàn. Trong thời gian ông nhậm chức, họ đă không cho phép bất cứ một trái pháo nào của địch lọt vào khu vực của Bộ Tư Lệnh.

Ông hiểu sau cái chết của đơn vị trưởng, họ bất măn không ít. Và do đó, kỷ luật cũng phải giảm sút. Ông không muốn đại đội lại phải đi trên vết xe cũ thêm một lần nữa. Làm sao có thể chọn một người có đủ khả năng để chỉ huy một đơn vị vẫn c̣n nuôi mối hiềm thù. Làm sao ông có thể t́m một sĩ quan biết yêu thương thuộc cấp, nhất là không mắc phải bịnh kiêu binh, háo thắng.

Một buổi sáng, ông bỗng chú ư đến một viên trung úy trẻ mang bằng dù trên ngực áo. Anh ta là sĩ quan không trợ của Trung Tâm Hành Quân Sư Đoàn. Ông nhận ra anh ta là một người điềm đạm, có kiến thức về tham mưu cũng như kinh nghiệm chiến trường, lại có khả năng ngoại ngữ, thuyết tŕnh bằng tiếng Anh lưu loát. Điều này càng khiến ông hănh diện khi ông ngồi bên viên cố vấn Mỹ. Ngày hôm ấy, ông âm thầm ra lệnh pḥng Tổng Quản Trị tŕnh ông về hồ sơ của người sĩ quan không trợ. Pḥng Tổng Quản Trị cho biết anh ta tốt nghiệp khóa 18 Vơ Bị Đà Lạt, bị đẩy ra khỏi binh chủng Dù. Người ấy là trung úy Nguyễn đ́nh Trà mà tôi được cơ duyên phục vụ dưới quyền gần bốn năm rưỡi cho đến khi ông lên đại úy, sau đó được bổ nhiệm làm tiểu đoàn trưởng.

Ngoài ra, một số cựu chiến binh Mỹ cũng c̣n nhớ tới Tướng Hiếu như sau:

* Chúng tôi nhiều lần chở Tư Lệnh Sư Đoàn 22 khứ hồi trong những lần ông họp hỗn hợp với lực lượng Đại Hàn. Bí danh của trực thăng chúng tôi là Pelican 644. Nếu tôi không nhớ lầm, vị Tư Lệnh có viếng thăm một ngôi nhà kế bên gian hàng PX Mỹ tại Qui Nhơn và tôi nhớ ông có một Trung Úy tùy viên trẻ và thường có trẻ con chơi trước nhà. Tôi đoán là ông ngụ tại đó hay chắc là gia đ́nh ông ở tại đó. Ông thường hay gặp Tư Lệnh của Sư Đoàn Mănh Hổ Đại Hàn và chúng tôi thường chở ông. Tôi tin chúng tôi đă có nhiều dịp chở ông tới Tuy Ḥa phía Nam Qui Nhơn nơi Trung Đoàn 9 TQLC Đại Hàn trú đóng. Tôi dời Việt Nam đă lâu lắm rồi. Tuy nhiên, tôi nhớ rơ nhất ông là một con người rất hiên ngang được binh sĩ ông rất kính nể. (Jason Kaatz, Phi Đội 161 Trực Thăng Tấn Kích, Tiểu Đoàn 52 Trực Thăng Tác Chiến)

* Tôi nhớ có gặp anh ông tại một buổi họp thuyết tŕnh nào đó. Tướng Hiếu đầy hấp lực. Tôi c̣n nhớ h́nh ảnh Tướng Hiếu quan sát, chăm chú nghe, với chỉ một hay hai câu hỏi xướng lên để làm sáng tỏ vấn đề. (Robert Reilly, Sĩ Quân Công Binh, Sư Đoàn 4 HK)

* Tôi đă chiến đấu với Tướng Hiếu khi tôi thuộc Sư Đoàn 1 Kỵ Binh năm 1967 và 1968. Tôi chỉ huy một chi đội trực thăng CH-47 và tôi nhớ trận Đại Bàng 800 rất rơ và sự phối hợp với các đơn vị Việt Nam và Đại Hàn. Chúng tôi chiến đấu tại Thung Lũng Bồng Sơn và tiến vào Thung Lũng An Lăo. Tôi rất thất vọng tôi không hề gặp Tướng Hiếu. Tôi biết rất rơ Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Kỵ Binh. Khi ông chỉ huy Trung Tâm Hàng Không Quân Đội tại Fort Rucker Alabama, tôi thu xếp và dạy lớp điều chỉnh pháo binh trên không mà Tướng Tolson nhờ tôi soạn. Khi ông và rồi Đại Tá Putnam đi Việt Nam, họ mời tôi đi theo họ. Vũ Trụ này to lớn nhưng nhỏ đủ để tôi phục vụ cạnh bên một anh hùng cỡ này. (Carle "Gene" Dunn, LTC (retired), Sư Đoàn 1 Kỵ Binh HK)

* Tôi có tham dự trong bốn cuộc hành quân do Tướng Hiếu chỉ huy khi ông là Tư Lệnh Sư Đoàn 22 Bộ Binh. Tôi không biết Tướng Hiếu nhiều. Nên nhớ là anh ông là cấp tướng và tôi chỉ là một thiếu tá vào thời buổi đó. Tôi có thể không một tí ngần ngại nói là tôi rất khâm phục Tướng Hiếu. Tướng Hiếu đă đảm nhận nhiều công tác gay go và bằng chứng của tinh thần trách nhiệm và nhiệt tâm của Tướng Hiếu là Tướng Hiếu đă luôn gặt hái thành công. (Jim Shrader, Thiếu Tá, Phi Đội 174 Trực Thăng Tấn Kích)


Gắn Huy Chương Thiếu Tá Payne và Shrader thuộc Phi Đội 174

Ngày 30 tháng 5 năm 1969, anh tôi được tuyển chọn làm sĩ quan tướng lãnh tùy viên Tổng Thống Thiệu trong phái đoàn chính phủ Việt Nam thăm viếng Đài Loan.


Đài Loan 30/5/1969

Ngày 9 tháng 8 năm 1969, anh tôi lên lon Thiếu Tướng.


tháng 8 năm 1969

Ba ngày sau, Tướng Trí đưa anh tôi về nắm Sư Đoàn 5.

Nguyễn Văn Tín
Ngày 16 tháng 1 năm 2015


trở về mục lục

general hieu