Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Điềm
(1930- 1975)
Số Quân 50/200.102
Sinh tháng 8 năm 1930 tại Thừa Thiên.

1953: Theo học khóa 4 Cương Quyết Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức.
1954: Tốt nghiệp cấp bậc Thiếu Úy.
1956: Ngày 1 tháng 6 thăng cấp Trung Úy
1963: tháng 8 thăng cấp Đại Úy. Trưởng Pḥng 2 Sư Đoàn 1 Bộ Binh.
1968: Tháng 6, Thiếu Tá Trung Đoàn Phó Trung Đoàn 1 Sư Đoàn 1 Bộ Binh.
1969: Ngày 1-1 thăng Trung Tá Nhiệm Chức.
1970: Tháng 10 thăng Đại Tá Nhiệm Chức.
1971: Tháng 12 Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 1 Bộ Binh.
1972: Ngày 19 tháng 9 Xử Lư Thường Vụ Sư Đoàn 1 Bộ Binh.
1973: Ngày 1-11, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh.
1974: Vinh thăng Chuẫn Tướng Nhiệm Chức.
1975: 28 tháng 3 Kiêm Quân Trấn Trưởng Quân Trấn Đà Nẵng.
29 tháng 3: Trong chuyến trực thăng UH1 H bay từ Non Nước Đà Nẵng lúc hoàng hôn di tản về Quy Nhơn B́nh Định v́ chở nặng bay trong đêm sương mù nên trực thăng bay ven biễn. Bay đến địa phận huyện B́nh Sơn Quảng Ngăi, trực thăng chao đảo cánh quạt chạm nước gây tại nạn. Trên trực thăng chở hơn 10 người, gồm Chuẩn Tướng Điềm cùng một số Sỉ Quan Tham Mưu Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Trong số có 1 Thượng Sĩ Y Tá của Phi Đoàn cùng vợ và 3 con nhỏ đều mất tích. Một người duy nhất sống sót là Trung Tá Lê Ngọc B́nh trưởng phi cơ và cũng là Phi Đoàn Trưởng Phi Đoàn 257 (tản thương). Khi mất tích Chuẩn Tướng Điềm 45 tuổi.
2011: Ngày 2 tháng 10 Gia đ́nh Tướng Điềm đă t́m ra hài cốt tại địa điểm sát bờ biển Lá Ngải, thôn An Hải, xả B́nh Châu, huyện B́nh Sơn, tỉnh Quảng Ngăi.
Khi khai quật ngôi mộ hài cốt Tướng Điềm c̣n 1 thẻ bài và một lá bùa trong túi áo). Ngoài Tướng Điềm c̣n có các thi hài Đại Tá Vơ Toàn ( c̣n thẻ bài và 1 nhẩn cưới). Một Thiếu Úy phi công với cấp bậc trên áo bay. Một thi hài phu nữ và một em bé.

        Tướng Điềm, Thế Trận Sư Đoàn 1bb Tuyến Tây Nam Huế
Tác giả : Vương Hồng Anh
* Tướng Nguyễn Văn Điềm và Sư đoàn 1 BB
Như VB đă tŕnh bày trong loạt bài viết về chiến trường Trị-Thiên, từ mùa hè 1972 đến tháng 3/1975, Sư đoàn 1 Bộ binh dưới quyền 3 vị Tư lệnh kế tiếp nhau: thiếu tướng Phạm Văn Phú, chuẩn tướng Lê Văn Thân, chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm, đă giữ vững pḥng tuyến Tây Nam Huế, vô hiệu hóa hoạt động của 324B CSBV và 3 Trung đoàn của B5 tăng cường. Riêng với chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm, vị Tư lệnh cuối cùng của Sư đoàn 1 Bộ binh (BB), đă sát cánh cùng quân sĩ của sư đoàn này từ khi cuộc chiến Hè 1972 bùng nổ đến những ngày cuối của tháng 3 qua các chức vụ: Tư lệnh phó rồi Tư lệnh Sư đoàn 1 BB. Chuẩn tướng Nguyễn Văn Điềm, xuất thân khóa 4 Sĩ quan Trừ bị Thủ Đức (cùng khóa với trung tướng Ngô Quang Trưởng), đă phục vụ tại Sư đoàn 1 BB từ khi c̣n là một sĩ quan cấp úy, và đă trải qua các chức vụ chỉ huy từ cấp đại đội, tiểu đoàn, Trung đoàn rồi sư đoàn. Ông được thăng trung tá vào đầu năm 1969 khi đang giữ chức Trung đoàn phó Trung đoàn 1 BB, đến giữa năm 1969, ông được cử giữ chức Trung đoàn trưởng Trung đoàn nói trên và thăng đại tá vào tháng 10/1970. Từ đầu năm 1972 đến tháng 10/1973, ông là Tư lệnh phó Sư đoàn 1 BB, trong thời gian này, ông đă từng đảm nhiệm chức vụ Xử lư thường vụ Tư lệnh Sư đoàn 1BB trong tháng 9 và tháng 10/1972 thay tướng Phạm Văn Phú nghỉ dưỡng bệnh. Tháng 11/1973, ông trở thành Tư lệnh Sư đoàn 1 BB và được thăng chuẩn tướng vào đầu tháng 4/1974. Cuối tháng 3/1975, ông bị tử nạn trực thăng khi đang điều động quân sĩ Sư đoàn 1 BB triệt thoái khỏi Quân khu 1. Sau đây là bài tổng lược về thế trận của tướng Điềm và Sư đoàn 1 BB trong mùa Hè 1972. Phần này được biên soạn dựa theo chiến sử của Sư đoàn 1 BB, bài viết của trung tướng Ngô Quang Trưởng dành cho Trung tâm Quân sử Lục quân Hoa Kỳ và tài liệu riêng của VB.
* Tư lệnh phó Nguyễn Văn Điềm, thế trận Sư đoàn 1 BB tại Tây Nam Huế
Vào tháng 4/1972, trong khi lực lượng bộ chiến của Sư đoàn 3 Bộ binh, hai lữ đoàn Thủy quân Lục chiến, hai liên đoàn Biệt động quân, lữ đoàn 1 Thiết Kỵ, các đơn vị tăng phái đang nỗ lực ngăn chận 3 sư đoàn CSBV ở mặt trận Quảng Trị, tại chiến trường phía Tây và Tây Nam Thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên, 3 Trung đoàn 1, 3 và 54 BB đă liên tục giao tranh với ba Trung đoàn của sư đoàn 324 CSBV, được tăng cường 1 Trung đoàn của sư đoàn 304 CSBV. Tư lệnh Sư đoàn 1 BB lúc bấy giờ là thiếu tướng Phạm Văn Phú đă cùng với Tư lệnh phó Nguyễn Văn Điềm thay nhau đến các mặt trận để trực tiếp điều động quân sĩ. Khi trận chiến xảy ra, cụm tuyến pḥng thủ của 3 Trung đoàn thuộc Sư đoàn 1 BB chạy dài từ căn cứ Evans (Ḥa Mỹ) ở phía Bắc Thừa Thiên, nơi Trung đoàn 1 BB đặt bộ chỉ huy hành quân, chạy về hướng Tây Nam đến căn cứ hỏa lực Rakkasan, rồi ṿng về hướng Đông Nam đi qua căn cứ hỏa lực Bastogne (Phú Xuân) và căn cứ Chekmate (cao điểm 342), bắt tay với căn cứ hỏa lực Birmingham (B́nh Điền) nơi đặt bộ chỉ huy hành quân của Trung đoàn 54 Bộ binh, di chuyển từ căn cứ La Sơn lên. Cùng lúc đó, Trung đoàn 3 Bộ binh, bộ chỉ huy đặt tại căn cứ An Đô, là lực lượng trừ bị được phối trí pḥng thủ theo chiều sâu của cụm pḥng tuyến.
* Tư lệnh phó Nguyễn Văn Điềm và cuộc hành quân giải tỏa áp lực CSBV vào mùa Hè 1972
Trong tuần lễ đầu của tháng 4/1972, Cộng quân áp lực nặng căn cứ Bastogne (do tiểu đoàn 2/54 pḥng ngự) và căn cứ Checkmate do tiểu đoàn 1/54 án ngữ. Từ tuần lễ thứ hai, việc tiếp tế bằng đường bộ cho hai căn cứ này đă bị địch chốt chận, chỉ c̣n nhờ vào các phi đội trực thăng, tiếp tế theo chu kỳ 5 ngày/1 lần. Ngày 11 tháng 4/1972, để giải tỏa áp lực của CQ, bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 BB đă sử dụng Trung đoàn 1 BB làm lực lượng xung kích để mở cuộc phản công tiếp ứng Trung đoàn 54 BB. Do phải thường xuyên bay chỉ huy điều động cả 3 Trung đoàn trên toàn mặt trận, thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Sư đoàn 1 BB, đă phân nhiệm cho Tư lệnh phó Nguyễn Văn Điềm trực tiếp đôn đốc cánh quân trung đoàn 1 BB mà trung đoàn trưởng lúc bấy giờ là trung tá Vơ Toàn. Theo kế hoạch, Trung đoàn 1 BB nỗ lực giải tỏa áp lực của Cộng quân trên tỉnh lộ về hướng Tây. Trong khi khai triển lực lượng, Trung đoàn 1 BB đă đụng độ dữ dội với các đơn vị của Trung đoàn 24 CSBV. Trung đoàn CSBV này đă thiết lập cụm kháng cự liên hoàn với các chốt cố thủ kiên cố để chịu được các trận Không tập của B 52 và pháo tập của Pháo binh Sư đoàn 1 BB. Được sự yểm trợ mạnh mẽ của Không quân và Pháo binh, lực lượng Trung đoàn 1 BB cố tung các đợt tấn công để đánh bật địch, nhưng đă gặp sự kháng cự mạnh của Cộng quân. Từ vận động chiến, các đơn vị của Trung đoàn 1 BB chuyển đổi thế đánh. Từng trung đội cố tiến sát về các cụm chốt của địch, sử dụng cận chiến và lựu đạn để triệt hạ các ổ kháng cự. Tuy nhiên, những nỗ lực này đă bị hạn chế về kết quả do sự bố pḥng dày dặc của địch và hỏa lực chống trả rất mạnh của đối phương. Trước cuộc diện của trận địa, bộ chỉ Trung đoàn 1 BB cho lệnh các đơn vị tiến chiếm một số cao điểm để bố trí quân, dàn trận, để từ đó khởi động các cuộc tấn công kế tiếp sau các đợt không yểm. Cùng với sự khống chế trục lộ 547, Cộng quân đă mở trận địa pháo hỏa công các vị trí băi đáp cho trực thăng, đồng thời pháo dữ dội vào căn cứ Phú Xuân và cao điểm 342 khiến số thương vong của quân trú pḥng gia tăng mỗi ngày, hoạt động tản thương đă bị trở ngại lớn, các chuyến tiếp tế bằng trực thăng và bằng vận tải cơ thả dù cũng ít khi thành công do hỏa lực pḥng không của địch quanh các căn cứ. Hai tuần lễ cuối cùng của tháng 4/1972, tất cả 5 tiểu đoàn của Sư đoàn 1 BB pḥng thủ trên cụm tuyến phía Tây dù đă bị tổn thất khá cao, nhưng các đơn vị này vẫn giữ vững tuyến pḥng ngự. Hoạt động không trợ của Không quân Việt Mỹ đă được gia tăng để bảo vệ các tiền cứ khỏi bị Cộng quân tràn ngập bởi các cuộc tấn công cường tập.
* Cuộc tấn công tái chiếm các tiền cứ trọng điểm
Trước diễn biến của cuộc diện chiến trường, thiếu tướng Phạm Văn Phú, Tư lệnh Sư đoàn 1 BB đă cho tái phối trí lực lượng như sau: bộ Chỉ huy Hành quân của Trung đoàn 1 BB được lệnh di chuyển đến căn cứ Cát Hữu ở phía Đông Nam Ḥa, nằm gần trục lộ từ quận này về Huế; bộ Chỉ huy chính Trung đoàn 54 BB được rời căn cứ B́nh Điền về hậu cứ Trung đoàn để chuẩn bị tái chỉnh trang hai tiểu đoàn 1/54 và 2/54 bị tổn thất nặng trên đường triệt thoái; bộ Chỉ huy nhẹ của Trung đoàn này do Trung đoàn phó chỉ huy tiếp tục đóng tại B́nh Điền để điều động hai tiểu đoàn 3/54 và 4/54, hợp lực cùng với 4 tiểu đoàn của Trung đoàn 1 BB giữ vững tuyến Tây Nam Huế. Chỉ huy tổng quát cụm tuyến Tây Nam Huế là tư lệnh phó Nguyễn Văn Điềm.
Ngay sau khi di chuyển toàn bộ Trung đoàn vào trận địa mới, bộ chỉ huy Trung đoàn 1 BB được lệnh chuẩn bị cuộc phản công tái chiếm căn cứ Bastogne và Checkmate, đồng thời xây dựng các cụm điểm án ngữ ngăn chận các đơn vị của sư đoàn 324 B CSBV đang cố xâm nhập vào quận Nam Ḥa để tiến về đồng bằng Thừa Thiên.
Để có hỏa lực cơ hữu yểm trợ trực tiếp cho các đơn vị, Trung đoàn 1 BB đă cho thành lập các pháo đội súng cối 81 ly. Theo đó, các súng cối của các tiểu đoàn thường ít khi sử dụng đă được tập trung lại để thành lập các pháo đội do Đại đội Chỉ huy Công vụ Trung đoàn hoặc ố quân nhân hậu cứ phụ trách. Mỗi pháo đội có khoảng từ 8 đến 12 khẩu súng cối 81 ly được phối trí để có thể tác xạ tập trung cùng một lúc. Theo đề nghị của bộ chỉ huy Trung đoàn và của Tư lệnh phó Nguyễn Văn Điềm, bộ Tư lệnh Sư đoàn 1 Bộ binh đă ưu tiên cung cấp cho các pháo đội súng cối này mỗi ngày từ 2 đến 5 ngàn quả đạn. Các khẩu đội súng cối được đưa đến sát trận địa, tác xạ nhanh và chính xác, đă là nguồn hỏa lực mạnh, yểm trợ hữu hiệu cho các đơn vị của Trung đoàn trong các trận giao tranh với địch quân. Sau khi đă tổ chức cụm tuyến pḥng thủ bảo vệ vững vàng ṿng đai Huế ở hướng Tây Nam, giữa tháng 5/1972, dưới sự đôn đốc của tư lệnh phó Nguyễn Văn Điềm từ trên trực thăng chỉ huy, toàn bộ Trung đoàn 1 Bộ binh và thành phần tăng phái đă khởi động cuộc phản công tái chiếm các căn cứ ở phía Tây. Ngày 15/5/1975, một biệt đội cảm tử đă hành quân trực thăng vận nhảy xuống Bastogne, tái chiếm căn cứ này. Một tuần sau, bộ chỉ huy Trung đoàn 1 BB điều động 2 tiểu đoàn từ hai hướng tấn công tái chiếm căn cứ Checkmate. Cuộc tấn công được khai triển với ba yếu tố: bất ngờ, nhanh, hỏa lực tập trung. Chiều ngày 22/5/1972, một đại đội của Trung đoàn 1 BB đă tiến chiếm khu trung tâm của cao điểm 342. Các đại đội c̣n lại đă bung rộng để truy kích địch. Dù đă bị đánh bật ra khỏi hai căn cứ trọng điểm, nhưng áp lực của Cộng quân vẫn c̣n nặng. Để có thể chiến đấu lâu dài trên một địa thế bất lợi cho thế công, Trung đoàn 1 BB đă áp dụng ngay chiến thuật chốt của Cộng quân để chận địch. Mỗi chốt có khoảng 10 chiến binh, cứ ba chốt tạo thành một kiềng (cụm chốt), hỗ tương tác chiến, yểm trợ lẫn nhau. Về tiếp vận, các chốt được tiếp tế bằng đường bộ theo chu kỳ năm ngày một lần. Để đề pḥng trường hợp bị bao vây, hoặc việc tiếp tế bị chậm trễ do thời tiết, các chốt đều có lương thực dự trữ đủ dùng trong một tuần. Chính với chiến thuật kiềng chốt, các tiểu đoàn của Trung đoàn 1 BB đă bảo vệ vững vàng ṿng đai của các căn cứ trọng điểm tại pḥng tuyến Tây Nam Huế.

Suốt nhiều năm t́m kiếm, gia đ́nh của cố Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Điềm và cố Đại Tá Vơ Toàn đă t́m thấy hài cốt của họ với các tấm thẻ bài đầy đủ họ tên và số quân.

Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Điềm là tư lệnh Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Đại Tá Vơ Toàn là trung đoàn trưởng Trung Đoàn 1 Sư Đoàn 1 Bộ Binh. Cả hai sĩ quan này thiệt mạng trong một chuyến bay vào đêm 28 tháng 3, 1975 từ Đà Nẵng dự trù về Qui Nhơn chuẩn bị pḥng tuyến mới để cầm cự khi Đà Nẵng thất thủ và Quảng Nam không c̣n an toàn.

Theo nguồn tin của gia đ́nh Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Điềm và Đại Tá Vơ Toàn, t́m ra địa điểm hài cốt của họ mới cách đây khoảng 3 tuần lễ tại một địa điểm sát bờ biển thuộc làng Lá Ngái, thôn An Hải, xă B́nh Châu, huyện B́nh Sơn, tỉnh Quảng Ngăi.

Được sự giúp đỡ của người dân địa phương đă chôn cất những tử thi này, gia đ́nh đă dễ dàng kiếm ra địa điểm. Trước đó, gia đ́nh Chuẩn Tướng Điềm đă tổ chức rất nhiều lần t́m kiếm nhưng không thành công.

Khi khai quật lên, ngoài hài cốt của Chuẩn Tướng Nguyễn Văn Điềm (c̣n thẻ bài và một lá bùa trong túi áo- được gia đ́nh xác nhận), Đại Tá Vơ Toàn (c̣n thẻ bài và một nhẫn cưới), c̣n có hài cốt một thiếu úy (có cấp bậc trên cổ áo), một phi công (mặc đồ bay), một phụ nữ và một em bé.

Điều này trùng hợp với kư ức của cựu Trung Tá Lê Ngọc B́nh, người lái chiếc máy bay bị rớt, cho biết trong số người trên máy bay ngoài hai sĩ quan Sư Đoàn 1 c̣n có nhiều người quá gian tránh pháo kích.

Trong cuộc nói chuyện với báo Người Việt trưa ngày 7 tháng 10, ông Lê Ngọc B́nh nói rằng máy bay do ông lái bay trong sương mù dày đặc, chở nặng (khoảng 16 người gồm cả quân và một vài người là thân nhân không quân chạy nạn) không bay cao được và bay dọc theo bờ biển.

Tới một khu vực thuộc tỉnh Quảng Ngăi th́ bị bắn và máy bay rơi xuống biển.

Ông B́nh, nguyên phi đoàn trưởng phi đoàn trực thăng 275 của Sư Đoàn 1 Không Quân VNCH, kể rằng buổi tối 28 tháng 3 năm 1975, phi trường Đà Nẵng bị pháo kích dữ dội. Ông được lệnh dời phi đoàn sang một phi trường nhỏ ở Non Nước lâu nay không sử dụng, để tránh pháo kích và “đợi êm quay lại chứ không định đi đâu”. Được một ít lâu th́ có mấy xe díp chạy tới, ngừng lại. Ông thấy có Chuẩn Tướng Điềm, Đại Tá Toàn và một số sĩ quan cao cấp khác. Dịp này, Tướng Điềm liên lạc với tỉnh trưởng B́nh Định th́ được cho hay nơi đây vẫn c̣n an toàn nên ông muốn được vào đó để lập tuyến pḥng thủ mới. Ông B́nh tŕnh bày rằng trời mưa và sương mù nặng nên bay rất khó khăn, nguy hiểm. Trong khi đang thảo luận th́ “dân trong làng gần đó túa ra nói xe tăng Cộng Sản đang đi về hướng này”.

V́ vậy mọi người cùng lên máy bay và quyết định bay dọc biển về hướng Qui Nhơn ở phía Nam.

“Trên máy bay có một y tá, một phụ nữ với 4 đứa con nhỏ là những người quá giang tránh pháo kích ở Đà Nẵng, tất cả ngồi đầy máy bay tới 16 người. Máy bay bay thấp v́ nặng”. Ông B́nh kể.

Máy bay bay ngang qua Chu Lai bị bắn, may không bể b́nh xăng, nên không mất cao độ. “Nhưng khi chưa tới Sa Huỳnh, Quảng Ngăi, th́ bị bắn lên. Nghe tiếng súng nhỏ bắn rồi máy bay không c̣n điều khiển được và rớt xuống nước”.

Theo lời ông B́nh kể “Đụng nước, máy bay trực thăng lật ngửa. Tôi cố sức ra được, trồi lên mặt nước, mang giày nặng không bơi được nên lặn xuống cởi giày. Trồi lên lại th́ thấy ông Điềm cũng nổi lên, c̣n mang áp giáp. Tôi la lớn kêu ông cởi áo giáp. Cũng thấy ông Toàn nổi lên.”

Lúc này, ông nói đă uống rất nhiều nước biển, rất mệt lại đêm tối không nh́n thấy ǵ, “sóng đánh rầm rầm, mạnh ai nấy đi”. Ông ráng bơi được vào bờ, rất mệt, bám được mô đá nhưng lại bị sóng đánh dạt ra ba lần mới bám được một chỗ, tay sứt móng máu chảy rất nhiều. Ông không thấy ai bơi vào như ông, lúc này ông đoán khoảng 11 tới 12 giờ đêm.

Ông B́nh kể tiếp là ông đi dọc biển một hồi th́ thấy một máy bay trực thăng trước mặt. Ông chạy tới, may nhờ một người trong nhóm người này là trung úy thuộc cấp cũng thuộc phi đoàn của ông nh́n ra ông nên đă không bị bắn.

Chiếc máy bay này đă đáp xuống v́ sương mù dày đặc không bay nổi.

Khi họ đang bàn tính và chờ bớt sương mù th́ bị một nhóm quân cộng sản tới tấn công. Nhóm của ông đă bắn trả, rút lên máy bay và bay đi kịp. Cố gắng lên được cao độ 2,000 feet, trời bớt sương mù và lúc này cũng đă khoảng 7 giờ sáng ngày hôm sau. Máy bay ra khỏi mây và bay về được tới phi trường Phù Cát.

“Tôi nghĩ là ông Chuẩn Tướng Điềm và những người kia đều đă chết đuối. Họ đă uống nhiều nước biển” nên mất sức, không thể chống chọi với sóng biển.

“Hai đêm qua tôi đă không ngủ được khi nghĩ đến chuyến bay hôm đó”. Ông B́nh nói.

Quận Cam ngày 7 tháng 10 năm 2011
Huy Phương & Nam Phương
Người Việt

Các Tướng Lănh QLVNCH
generalhieu