Tướng Lý Bá Hỷ

Tiểu Sử

- Sinh ngày 2 tháng 2 năm 1923 tại Phong Dinh

- Tốt nghiệp Khóa 3 Trần Hưng Đạo, Trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt năm 1951.

- Tốt nghiệp Đại Học Quân Sự Mỹ Command and General Staff năm 1965.

- Phục vụ trong quân đội suốt 25 năm binh nghiệp, chỉ huy nhiều đơn vị chiến đấu, rồi đảm nhiệm các chức vụ của một Chỉ Huy Trưởng Tham Mưu tại vùng chiến thuật và của Thanh Tra của Cơ Quan Chỉ Đạo Chiến Tranh Tâm Lý.

- Trưởng Võ Phòng Bộ Nội Vụ và Văn Phòng Thủ Tướng.

- Tư Lệnh Phó Biệt Khu Thủ Đ̀ô.

4.584 Ngày Tù Tội Trong Trại Cải Tạo

Ngày 10 tháng 6 năm 1975, sau khi Sài Gòn thất thủ, một thông cáo của ủy ban quân sự Việt Cộng được phổ biến rộng rãi trên báo chí và đài phát thanh: “Tất cả các sĩ quan thuộc quân đội và cảnh sát, các công chức cao cấp, các ủy viên Quốc Hội, các đảng viên chính trị, các tuyên úy, các nhân viên tình báo”, phải trình diện từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 6 năm 1975, để học tập cải tạo trong thời gian một tháng. Các hành trang cá nhân cần mang theo gồm áo quần, mùng, mền, chiếu và mốt số tiền để trả tiền ăn uống trong thời gian giam giữ. Những ai không chịu ra trình diện sẽ bị luật pháp quân sự chừng trị.

Tôi xác tín là chương trình học tập cải tạo sẽ lâu hơn là một tháng, vì các tướng lãnh của Tưởng Giới Thạch chỉ được ra khỏi tù sau hơn hai mươi năm hay tới lúc sắp lìa đời. Do dó tôi chuẩn bị cho nhiều năm.

Tôi trình diện ngày 15 tháng 6 năm 1975 tại khuôn viên một đại học không xa Chợ Lớn và lưu lại tại đó một ngày để viết một bài khai báo thứ nhì về công việc làm trong quân đội của mình. Tờ khai báo thứ nhất đã được đệ trình một tuần sau ngày Sài Gòn mất tại một trung tâm khác (cả thẩy có hai mươi tờ khai báo như vậy trong thời gian cải tạo).

Ngày hôm sau, vào nửa đêm, một viên sĩ quan không đeo lon đánh thức chúng tôi giậy và ra lệnh sẵn sàng lên đường cúng hành trang nội trong mười phút. Họ đẩy chúng tôi lên xe và đưa tới một trung tâm huấn luyện tân binh nằm tại 15 cây số cách xa Sài Gòn trên đoạn đường đi giải rác đầy lính tráng. Đây là trại duy nhất của tôi tại miền Nam; tôi lưu tại đây vài tháng cùng với khoảng chừng ba chục tướng lãnh khác. Tôi không đồng ý kiến với hầu hết những người cùng bị giam trong trại tin lời thông cáo nói là thời gian học tập là một tháng.

Một ngày khác, cũng vào nửa đêm, họ đánh thức chúng tôi giậy và cũng ra lệnh chuẩn bị hành trang lên đường nội trong mười lăm phút.

Họ chở chúng tôi lên xe có giăng bạt che bít bùng. Xe lăn bánh trong bóng đêm, đèn pha tắt, trên một con đường ngoằn ngèo xuyên qua những ngôi làng yên ngủ. Hoặc là tài xế và sĩ quan trưởng xe thất lạc trong đêm tối, hoặc họ muốn đánh lạc hướng chúng tôi không đoán biết được họ dẫn đưa chúng tôi tới nơi nào; họ chạy vòng vo tam quốc lâu lắc hằng giờ trên một quãng đường đáng lý ra chỉ cần mất chừng ba mươi phút.

Rốt cục, tại phi trường Tân Sơn Nhất, chúng tôi được đưa tới một khoảng đất vuông bao quanh 3 bề bởi một thành đất, trên đó có ba lính đứng canh. Đó là nơi trú ấn của máy bay phản lực F 5 chống các pháo kích của Việt Cộng. Chúng tôi lưu tại đó cho đến khi một phi cơ DC 6 của Hàng Không Việt Nam lú dạng vào lúc hừng đông.

Trước khi leo lên phi cơ, một viên sĩ quan dẫn tới một toán lính trang bị súng AK 47 tháp tùng chúng tôi và điều động chúng biểu diễn thao tác súng ống trong năm phút, với dụng ý răn đe chúng tôi phải ngoan ngoãn trên chuyến bay di chuyển.

Mỗi người trong chúng tôi ngồi vào ghế do viên sĩ quan trưởng hộ tống chỉ định, và từng người một lần lướt bị cùm tay lại, cánh tay bắt ché0 ngang trước bụng. Lính tráng đứng đầu, giữa và cuối thân máy bay trong thế sẵn sàng nổ súng.

Phi cơ cấp cánh và hướng thẳng về phía Bắc. Chuyến bay kéo dài khoảng hai tiếng trên không không hề đổi hướng. Nhờ quan sát mặt trời tôi chắc chấn địa điểm chúng tôi tới sẽ là Bắc Việt. Sau bốn tiếng đồng hồ bay, phi cơ đáp xuống một phi đạo hẻo lánh, bao quanh bởi rừng cây. Không có dân cư quanh đó. Đó là một phi đạo được thiết lập trong thời kỳ chiến tranh che dấu các máy bay MIG trốn máy bay Phantom Mỹ.

Một tướng lãnh Bắc Việt đã trực sẵn đón tiếp chúng tôi tại cuối bực thang phi cơ. Ông ta hỏi chúng tôi: “Các ông có biết đây là đâu không? Không ai lên tiếng trả lời. Ông tiếp tục: “Đây là vùng Xã Hội Chủ Nghĩa Bắc Việt.”

Một xe vận tải đưa chúng tôi đến một nơi xa lạ, xuống một cái phà máy. Hai tàu ho bo rẽ sóng và lượn sát chiếc phà.

Chúng tôi tới Yên Bái và trú ngụ tại ba dãy nhà mái tranh do các tù binh bị bắt trước cuộc chiến mới xây cất lên. Đây là trại thứ nhất của chúng tôi trên đất Bắc, nằm xa các khu dân cư Thượng, ven bìa một khu cây cối rậm rạp.

Nhừng đêm đầu tiên, chúng tôi sống trong bóng đêm hoàn toàn, không đèn đóm. Những tiếng kêu từng hồi và kỳ quái của loài ếch nhái tạo nên một bản hòa nhạc buồn thiu, không giống tị nào các âm thah của đồng ruộng và vũng rạch miền Nam, điều khiến tôi trực nhớ mình rất xa gia đình trong một thời gian bất định.

Trong ba năm đầu, tất cả các trại giam rải rác trong các vùng hẻo lánh trên phần đất Bấc Việt đều đặt dưới quyền kiểm soát của Bộ Quốc Phòng; ban quản giáo trại đều là cac sĩ quan quân đội.

Thình lình, một thông cáo khác in trên giấy của chính phủ lâm thời Nam Việt tới tay chúng tôi, chính thức tuyên bố là thời gian học tập cải tạo là ba năm. Một lần nữa, tôi để ngoài tai.

Công việc đầu tiên là đào bằng tay một cái giếng lớn và sâu tại một chỗ mà một viên sĩ quan quản giáo nhắm mắt chỉ đại.

Tất cả các công việc khác tiếp nối nhau theo một nhịp độ gia tăng, rất khổ cực, từ 6 giờ sáng đến 5 giờ chiều, không kể 2 tiếng ăn và nghỉ trưa. Song hành với các công việc lao lực, các khẩu phần ăn thuyên giảm theo ngày tháng. Các chất dinh dưỡng cung cấp bởi các món ăn (gạo, muối, rau và một ít thịt duy cho các ngày lễ) không đủ bù đắp cho sức lực tiêu hao. Mỗi người trong chúng tôi sút đi mất 12 tới 15 kí: người mập mạp thì sút đi nhiều, người ốm gầy thì sút đi ít. Còn phần tôi thì tình trạng thiếu ăn đã làm thân thể tôi tiêu hao mất 12 kí.

Trong mùa đông, công việc ngoài trời tiếp diễn không thay đổi nhịp độ. Tắm nước lạnh buốt giữa trời gió thổi từ tứ phía. Không có lò sưởi ấm gian phòng ngủ mong manh, với các bức tường đan bằng tre nứa gió giá lạnh luồn qua các kẽ hở lẻn xông vào phòng.

Vì các đội quân Tàu xâm chiếm vùng biên giới Tàu-Việt, tất cả các trại được di chuyển xuống phía Nam, ngoài tầm bắn của đạn pháo hặng nặng. Thế rồi Bộ Quốc Phòng chuyển giao trách nhiệm cải tạo sang cho Bộ Nội Vụ cho giới chức cảnh sát hành xử, để đưa các sĩ quan và binh lính ra mặt trận.

Từ đó, chính sách đối với các tướng lãnh cầm tù có phần thay đổi, kể cả thể chế bên trong trại cũng thế. Thay vì đi ra ngoài làm việc mỗi ngày như trước, các tướng lãnh như chúng tôi ở lại trong các phòng ốc để chịu quy chế gọi là “giam cầm vô hạn định”.

Ban quản giáo chủ xướng kêu gọi các thân nhân thăm nuôi tù nhân. Nhà nước cung cấp gạo, pha trộn khoai sắn, ngô bắp, muối và rau cỏ. Gia đình phải phụ vào phần còn lại. Do đó, thư từ và các gói quà được cho phép và ít sau thì gia đình được thăm viếng tại trại giam.

Chính sách giam tù chúng tôi vô hạn định là một điều sai lầm. Lúc ban đầu khi chúng tôi mới tới, một số con nít ném đá vào người chúng tôi, dân chúng nhìn chúng tôi một cách hậm hực. Rồi từ từ theo ngày tháng , tình trạng đổi ngược hoàn toàn: trẻ con, người lớn, người già tỏ ra thân thiện, giúp đỡ. Họ rốt cuộc thông cảm chúng tôi khác hẳn những điều họ nghe đồn về chúng tôi.

Trên bình diện kinh tế, họ hưởng được nhiều lợi lộc với sự hiện diện thân nhân của chúng tôi đem lại những lợi lộc vật chất: mở phòng cho thuê, bày bán hàng hóa quanh các nhà ga. Các anh đạp xích lô thực hiện các chuyến xe khứ hồi đến cả chục cây số với giá tiền xe đáng kể. Các nhân biên quản trại giam cùng vợ con không phải là những người sau cùng trục lợi trong tình trạng này.

Ngày chúng tôi được thả ra trại, khoàng ba trăm người chúng tôi được đưa đến Nam Định, từ đó chúng tôi lấy tàu xe lửa về Sài Gòn. Dân chúng thành phố được thông báo trước. Một đám đông chờ đợi chúng tôi tại trước sân ga. Họ tiếp đón chúng tôi với nụ cười trên môi và chúc chúng tôi sớm tụ họp với gia đình. Các trẻ con chạy lại chúng tôi, nắm lấy tay chúng tôi và hỏi han gia đình chúng tôi ở bên Pháp hay bên Mỹ. Họ xin chúng tôi nói tiếng Pháp, tiếng Anh, những thứ tiếng mà họ muốn nghe, mà họ chưa từng được nghe ở ngoài Bắc.

Những người già lớn hơn mời chúng tôi tới nhà họ, cách xa nhà ga chừng chục thước, và mời chúng tôi uống những tách trà nóng. Các người bán hàng hiến chúng tôi hàng với nửa giá hay cho không. Các cô con gái trả lời chúng tôi với những nụ cười thân ái.

Xếp tàu xe lửa chịu đốt các trạm ga và tăng tốc độ để chúng tôi có thể về tới nơi khoảng 6 giờ tối ngày cuối năm. Khoảng một cây số cách xa Sài Gòn, từng hồi còi hú lên báo hiệu chuyến tàu cuối cùng chuyên chở vài trăm tù nhân được phóng thích. Hàng trăm hàng ngàn người vẫy tay, vẫy khăn, vẫy mũ, xô đẩy nhau chào đón chúng tôi, mong được là những người trước tiên nhìn thấy người thân thương sau một thời gian vắng mặt lâu dài, mà họ tưởng chừng không bao giờ chấm dứt.

Những người được phóng thích nhảy xuống xe, ôm trầm ôm chặt lời người thân trong cơn khóc nức nở, nước mắt tuôn tràn. Các người công giáo đón tiếp các linh mục và các tuyên úy với các tràng pháo nổ.

Nhưng không ai quên hàng trăm các sĩ quan và tuyên úy còn bị giam cầm tại các trại cải tạo. Đến ngày hôm nay vẫn thế; thế giới muốn quên đi, chỉ duy các gia đình còn nhớ tới họ.

(dịch từ bản văn tiếng Pháp)

Pháo Binh Biệt Khu Thủ Đô

Một vì sao đã tắt, Caroline Thanh Huong

generalhieu