Bản Điểm Báo Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ Ngày 09/04/1975
Nhắc Đến Cái Chết Của Tướng Hiếu

Ngày 09 tháng 04 năm 1975, Bộ Ngoại Giao gửi điện tín đến các cơ quan hữu trách ngoại giao tại Đông Nam Á và Thái Bình Dương, tóm lược điểm báo trong ngày. Sau đây là những đoạn trích liên quan đến một số biến cố xảy ra tại Nam Việt Nam; đặc biệt là tin Tướng Hiếu chết.

Ghi chú về một số chữ viết tắt:
- CSM = Christian Science Monitor
- AP = Associated Press
- CHITRIB = Chicago Tribune
- PHINQ = Philadelphia Inquirer
- NYT = New York Times
- USIA = United States Information Agency
- SUN = Sunday
- WP = Washington Post
- UPI = United Press International
- NYDN = New York Daily News

Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ, WashDC
Kính Gửi tất cả các cơ quan ngoại giao tại Đông Nam Á và Thái Bình Dương
AMEMBASSY MOSCOW
TREASURY
AMCONSUL BIEN HOA
AMCONSUL CAN THO
AMCONSUL HONG KONG
USDEL JEC PARIS
INFO USSAGE NKP
CINCPAC HONOLULU HI
COGARD
AMEMBASSY BUDAPEST BY POUCH
XMT AMEMBASSY SUVA
AMEMBASSY RANGOON

UNCLAS STATE 081079
COGARD FOR POLAD
E.O. 11652: N/A
TAGS:PFOR, XC, US

Đề tài: Tóm Lược Điểm Báo Ngày 09/04

[…]

Tướng Weyang nói với Ủy Ban Quân Sự Thượng Viện trong một buổi họp kín ngày thứ ba là Nam Việt Nam không thể tồn tại nếu không tiếp nhận thêm viện trợ quân sự (CSM); nói là nhìn thấy Nam Việt Nam lâm vào khủng hoảng tự tin và tinh thần đồi trụy. Nói thêm là Quân Đội VN sẽ chiến đấu và bảo vệ các vùng hiện nắm giữ (AP, CHITRIB). Tướng Weyand nói với các phóng viên ông khuyến cáo tăng thêm tức thì ít nhất 550 triệu mỹ kim viện trợ quân sự cho chính phủ NVN. Ông Habib thuộc Bộ Ngoại Giao nói với Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện NVN có cơ may tồn tại nếu tiếp nhận thêm viện trợ quân sự; nhiều thượng nghị sĩ rất nghi ngờ, trong số đó có ông Humphrey, than trách thất thoát chiến cụ do Mỹ cung cấp lên tới cả tỷ mỹ kim (PHINQ).

Phóng viên Finney của NYT ghi là Tướng Weyand "ít quả quyết phần nào" khi tuyên bố chính phủ NVN có thể tồn tại nếu tiếp nhận thêm viện trợ quân sự hay không, nhưng khẳng định là có cơ may. Một trong những đề nghị chính yếu của Tướng Weyang là sự trợ giúp của Hoa Kỳ tăng cường các lực lượng bao quanh Sài Gòn bằng cách trang bị và nâng cấp địa phương quân. Báo cáo của ông Habib nhấn mạnh cho Ủy Ban Ngoại Giao Thượng Viện có thể xử dụng tới địa phương quân để bảo vệ Sài Gòn, Đồng Bằng. Một đề nghị khác của Tướng Weyand là tái trang bị, tái tổ chức khoảng chừng 15 ngàn người đã về tới được các vùng thuộc chính phủ NVN từ các vùng xa sôi. Phóng viên Finney có ý kiến là quan điểm và đề nghị của Tướng Weyang tùy thuộc giới hành chánh có đặt nặng nỗ lực thuyết phục Quốc Hội chịu gia tăng viện trợ quân sự hay không.

[…]

Cơ Quan Kế Toán Chính Phủ (GAO) khám phá sai biệt lớn giữa số lượng quân trang viện trợ và sổ sách chi thu của chính phủ NVN. Sự sai biệt này được nêu lên trong báo cáo tháng 12 và khuyến cáo kiểm soát kỹ càng hơn đối với các trang cụ Hoa Kỳ cung cấp; sự sai biệt này được gây nên bởi sự thiếu huấn luyện đối với các nhân viên trong QLVNCH. "Newsday" trích dẫn nguồn Bộ Quốc Phòng ước lượng 200 mỹ kim trang cụ Hoa Kỳ bị mất hay lãng phí trong tay chính phủ NVN (AP, NYT). Các nguồn từ Bộ Quốc Phòng nói là số lớn quân cụ mất trong tay giới chức chính phủ NVN được bán cho Bắc Quân, Việt Cộng. Các khám phá của GAO sẽ đóng một vai trò quan yếu khi Ủy Ban Hội bàn thảo đến lời yêu cầu tăng viện trợ quân sự của Tổng Thống. Điểm quan yếu của vấn đề là Hoa Kỳ không có cách nào để thẩm tra các khai báo mất tại chiến trường của chính phủ NVN (Volkman, NEWSDAY, PHINQ).

[…]

Ông Thiệu thề ở lỳ tại chức, kêu gọi bình tĩnh tiếp sau vụ tấn công vào dinh. Phi công coi bộ bất mãn vì các cuộc triệt thoái có thể đã bay qua Căm Bốt hay Bắc Việt tiếp sau vụ tấn công (Yates, CHITRIB). Phóng viên Browne của NYT tin ông Thiệu nắm vững tình hình, và ghi nhận phe chống đối chính trị tố giác mưu toan ám sát (trong hồ sơ vô tuyến USIA). Phát ngôn viên Việt Cộng nói vụ tấn công chứng tỏ ông Thiệu không được lòng dân chúng (Seiden, SUN). Giới nghiêm tại Sài Gòn được nới lỏng sau vụ oanh kích vào dinh; có nguồn tin nói được bãi bỏ tiếp sau áp lực từ tòa đại sứ Hoa Kỳ. Viễn ảnh viên phi công bất mãn có thể đáp xuống Thái Lan tạo nên những tin đồn cho là Hoa Kỳ đứng sau viên phi công (Greenway, WP). Phóng viên Oberdorfer của WP tại Sài Gòn coi vụ oanh tạc như mưu toan giải quyết vấn đề gây cấn nhất tại NVN: lãnh tụ đánh mất lòng tin của dân chúng trong khi đất nước trên đà tan vỡ. Nói vấn đề căn bản là nhận thức về tình hình: ông Thiệu, đại sứ Martin và có thể Tướng Weyand, tin còn thời giờ và hy vọng; số quan sát viên Việt và Mỹ gia tăng xác tín đó chỉ là ý tưởng viển vông. Ghi nhận có nhiều ý kiến cho là Cộng Sản muốn một giải pháp thương lượng vì không muốn trách nhiệm cho một phải pháp quân sự đối với thế giới. Isaac của SUN (6/4) tại Sài Gòn tin đã quá trễ cho VN. Cho đặc điểm của chính sách Hoa Kỳ là loại bỏ các lựa chọn khả dụng, rồi theo đuổi chúng khi chúng biến dạng.

Tư lệnh phó của vùng Sài Gòn, Tướng Hiếu, chết vì ngộ sát (NYT) tiếp sau một cuộc cãi cọ với thượng cấp về chiến thuật (UPI, NYDN). Tướng Hiếu đã từng chỉ trích ông Thiệu trong quá khứ về tham nhũng. Không mấy ai tin vào lý thuyết tai nạn (Greenway, WP).

Bắc Việt bắt đầu di chuyển thêm 2 sư đoàn xuống NVN, 20 trong tổng số 22. Chiến lược tối thượng nhằm kiểm soát Sài Gòn chưa rõ tỏ. Các nguồn tin ngoại giao tin mưu toan tiến tới một giải pháp chính trị là khả dĩ. Bắc Việt có thể chưa có lợi thế trong vùng Sài Gòn để muốn tấn công lập tức (Cordddy, SUN). Việt Cộng và Bắc Quân tiếp tục pháo kích nặng và phát động các cuộc tấn công phá hoại phía nam và đông Sài Gòn (AP, SUN). Bắc quân phát động tấn công vùng thượng Đồng Bằng coi bộ nhằm cắt đứt đường tiếp tế thực phẩm lên Sài Gòn. Không có vấn đề đổ vỡ phía QLVNCH tại Đồng Bằng (Butterfield, NYT).

Tài liệu này được Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ giải mật ngày 05/07/2006.

Nguyễn Văn Tín
Ngày 17 tháng 09 năm 2008

generalhieu