Tướng Giáp, một chiến tướng xuất chúng ?

Ta hãy nghiệm xem nhận xét này có quả thật đúng vậy không qua các cuộc hành quân trong thời kỳ Chiến Tranh Đông Dương I (Chiến Dịch Biên Giới năm 1950 và Điện Biên Phủ năm 1954), Chiến Tranh Đông Dương II (Chiến Dịch Plâyme năm 1965, Khe Sanh 1968, Tết Mậu Thân năm 1968).

Chiến Dịch Biên Giới năm 1950 Người chỉ huy chiến dịch thật ra là Tướng Trần Canh.

Nhóm Cố Vân Quân Sự Tàu cung ứng chỉ đạo kế hoạch, trong số những trợ giúp khác, cho Chiến Dịch Biên Giới của năm 1950. Chiến dịch này khởi đầu tháng 9; các trại quân Pháp lần lượt bị Việt Minh triệt hạ tại phía bắc giáp gianh giới Việt Trung với những hứng chịu tổn thất nặng nề. Quân số Việt Minh đông hơn theo tỉ lệ 8 chọi 1, khiến phía Pháp thiệt hại từ 6 đến 10 ngàn quân lính, cộng thêm 13 khẩu đại bá, 125 súng bích kịch pháo và 450 xe vận tải. Thất bại này được mô tả như cuộc thất bại lớn nhất trong lịch sử thuộc địa Pháp từ thời cuộc chiến Pháp và Mọi Da Đỏ tại Bắc Mỹ.

Nội 48 tiếng sau các cuộc xung phong thành công triệt hạ các tiền đồn cô lập tại phía bắc, Tướng Tàu Trần Canh chủ trì một buổi họp duyệt xét thành quả các trận đánh. Tướng Trần Canh thuyết trình cho Tướng Giáp và các sĩ quan cao cấp Việt Minh trong bốn tiếng đồng hồ về các khuyết điểm của Quân Đội Việt Minh. Theo Tướng Trần Canh các khuyết điểm này gồm có: không tuân lệnh khi lâm trận và tấn công trễ, các chỉ huy trưởng không dẫn đầu các cuộc xung phong, liên lạc truyền tin tồi bại, và các cán bộ báo cáo bậy lên cấp trên. Không biết các lời chỉ trích này được chấp nhận tới mức độ nào, nhưng các lời duyệt xét này tối quan hệ đối với một quân đội đang trong giai đoạn tăng trưởng và tiến triển. Tướng Giáp nhìn nhận là “chiến thắng cho thấy là tư tưởng quân sự của Mao có thể áp dụng được tại Việt Nam.”

Điện Biên Phủ năm 1954. Người chỉ huy chiến dịch thật ra là Tướng Vi Quốc Thanh.

Các trợ giúp cung ứng cho chiến dịch Điện Biên Phủ gồm có hoạch định kế hoạch, tiếp vận, cố vấn công binh, xe vận tải, các tiểu đoàn hỏa tiễn và súng không giật 75 ly, và các dàn phóng hỏa tiễn Katyusha Nga hay “các Cơ Phận Stalin”. Một bản doanh hỗn hợp được thiết lập tại Bộ Chỉ Huy Chiến Dịch Điện Biên Phủ với Tướng Giáp trong vai trò Tổng Tư Lệnh và Tướng Tàu Vi Quốc Thanh trong vai trò Cố Vấn Trưởng.

Mấy năm sau trận đánh, Tướng Giáp viết là “Tôi cảm thấy cần có một cuộc họp với toán chuyên viên quân sự nước bạn dưới sự hiện diện của người lãnh đạo toán. Cách chung, mối liên hệ giữa chúng tôi và các chuyên viên quân sự nước bạn rất tuyệt hảo từ thời Chiến Dịch Biên Giới. Họ đã cống hiến cho chúng tôi kinh nghiệm vô giá mà họ học hỏi được từ cuộc chiến cách mạng tại Trung Quốc và cuộc chiến chống Mỹ tại Cao Ly.”

Điểm đáng chú ý là trong lời tường thuật trận đánh, Tướng Giáp không đả động tới trợ giúp vật liệu Tàu hay trợ giúp ý kiến và hoạch định kế hoạch trong suốt trận đánh quyết liệt sau cùng của Chiến Tranh Đông Dương I. Các cố vấn Tàu, như Tướng Vi Quốc Thanh, không được Tướng Giáp nhắc đến tên và nêu công trạng. Điều này có lẽ dễ hiểu khi các cố vấn Tàu sau này tiết lộ là “Khiếm khuyết to lớn nhất của Cộng Sản Việt Nam là sợ để cho người ta biết đến điểm yếu của họ. Họ thiếu thái độ tự kiểm thảo Bolshevic.” Cuộc vây hãm Điện Biên Phủ kéo dài 8 tuần với Tàu cung ứng 8.286 tấn tiếp liệu, gồm 4.620 tấn dầu, 1.300 tấn đạn dược, 46 tấn súng ống và 1.700 tấn gạo chở tới từ các kho lẫm cách xa 600 dậm.

Các cố vấn Tàu can dự vào tất cả mọi giai đoạn của trận đánh gồm đào các hầm trú quan trọng giấu kỹ các ổ trọng pháo Việt Minh, kinh nghiệm mà họ đã tốn công học được trên các đồi núi Cao Ly. Quả thật vậy, trận đánh Điện Biên Phủ được các cố vấn Tàu đặt kế hoạch và trợ giúp và chiến đấu với các quân lính Việt Minh được Tàu huấn luyện, trang bị, tiếp tế, chuyên chở và nuôi ăn trên mọi phương diện. Trợ giúp này không được nhắc nhở đến như là yếu tố giúp Việt Minh thắng trận năm 1954 nhưng cần phải ghi nhận trong khi phân tích trận đánh.

(Bob Seals, Chinese Support for North Vietnam during the Vietnam War: The Decisive Edge )

Chiến Dịch Plâyme năm 1965. Ba Trung Đoàn Bắc Việt, 32, 33 và 36, bị loại hoàn toàn trong cuộc Pleime phản công vào mật khu Chuprong-Iadrang.

Khe sanh năm 1968. Tướng Giáp đã thất bại trong nỗ lực tái diễn chiến thắng Điện Biên Phủ.

Tết Mậu Thân năm 1968. Thảm bại hoàn toàn.

Lê Đức Thọ coi thường Tướng Giáp với danh xưng “ông tướng mũ phớt”.

Lê Duẫn cũng không coi Tướng Giáp ra gì và sau năm 1975 đã làm nhục ông khi cử ông vào chức Bộ Trưởng Ngừa Thai và Điều Hòa Dân Số. Giới dân gian ngoài Bắc cũng hiểu thấu tính yếu hèn của Tướng Giáp và truyền tụng chế riễu ông với hai câu vè

- Ngày xưa Đại Tướng cầm quân,
Ngày nay Đại Tướng cầm quần chị em.

và

- Ngày xưa Đại Tướng công đồn,
Ngày nay Đại Tướng xét l** chị em.

Hình ảnh Tướng Giáp oai hùng và Tướng Giáp vén quần chị em chẳng ăn khớp nhau tị nào...


Nguyễn Văn Tín
Ngày 15 tháng 02 năm 2012.


Xem thêm Thực tài của Vơ Nguyên Giáp : Dưới cái nh́n của 1 thanh niên miền Bắc

generalhieu