Tướng Nguyễn Văn Thiệu

Sinh ngày 5/4/1923 tại Tri Thủy, làng Khánh Hải, quận Thanh Hải, tỉnh Ninh Thuận (Phan Rang), trong một gia đ́nh nông dân và chài lưới nghèo, ông Nguyễn Văn Thiệu và gia đ́nh ông làm lụng mỗi ngày trong một thửa ruộng nhỏ không mầu mỡ.

Học xong lớp chín, ông Thiệu dọn lên Sài G̣n và theo học một trường kỹ thuật. Chẳng bao lâu sau, ông bị đuổi khỏi trường v́ thiếu kỷ luật. Ông gia nhập một trường thương mại hàng hải, tại đó ông gặp Chung Tấn Cang (sau này được chỉ định Chỉ Huy Trưởng Hành Quân của Hải Quân Việt Nam khi ông Thiệu là Tổng Thống). Không đậu nổi lớp toán, ông Thiệu bỏ ngang để theo học khóa đầu tiên của trường sĩ quan Huế (sau này trở nên trường Vơ Bị Đà Lạt).

Năm 1949, ông Thiệu tốt nghiệp với lon Thiếu Úy với điểm ""Trung B́nh". Năm 1952, Thiếu Úy Thiệu được gửi theo học Trường Chiến Thuật Quân Sự. Thiếu Tá Dương Văn Đức, Đại Úy Nguyễn Khánh, Đại Úy Đỗ Mậu, Trung Úy Cao Văn Viên và tôi (Hoàng Văn Lạc) cũng theo học trường này.

Sau khi tốt nghiệp Trường Chiến Thuật Quân Sự, Trung Úy Thiệu được bổ nhiệm làm Phụ Tá Tham Mưu Trưởng Pḥng 3 vùng Hưng Yên.

Sau Hiệp Định Geneva năm 1954, Trung Tá Thiệu được chỉ định Chỉ Huy Trưởng Trường Vơ Bị Đà Lạt, Tư Lệnh Sư Đoàn 1 tại Thừa Thiên và Quảng Trị. Năm 1962, Đại Tá Thiệu nắm chức Tư Lệnh Sư Đoàn 5 tại B́nh Dương. Từ đó đường công danh Thiệu nhảy vọt.

Trong vụ đảo chánh ngày 1/11/1963, đáng lư ra Đại Tá Thiệu chỉ huy Sư Đoàn trong vai tṛ lực lượng tiên phong để tấn công Dinh Gia Long. Nhưng, lực lượng của ông chỉ quanh quẩn ngoài ṿng đai Sài G̣n trong giờ phút gay cấn nhất của tiến tŕnh đảo chánh. Sau khi nhận được tin là ông Diệm và ông Nhu đă bỏ Dinh, và âm mưu đảo chánh có vẻ thành công, Tướng Thiệu thận trọng đem lực lượng ḿnh vào Thủ Đô. Tướng Tôn Thất Đính và Đại Tá Lâm Văn Phát biết rơ hành động của Tướng Thiệu. Tướng Đính là Tư Lệnh của Tướng Thiệu và Đại Tá Phát được chỉ định thay Tướng Thiệu tấn công Dinh Gia Long.

Tuy vậy, sau cuộc "Cách Mạng", Đại Tá Thiệu là người đầu tiên được thăng cấp Thiếu Tướng. Chỉ 3 tháng sau, các Tướng Thiệu, Khiêm, và Khánh tổ chức cuộc "Chỉnh Lư". Tướng Khiêm, người đỡ đầu Tướng Thiệu và cũng là đồng chí trong hai đảng Cần Lao và Đại Việt, chỉ định Tướng Thiệu vào chức vụ Tham Mưu Trưởng tại Tổng Tham Mưu QLVNCH.

Khi Tướng Đức và Đại Tá Tồn chỉ huy cuộc "Biểu Dương Lực Lượng" và khi Tướng Phát và Đại Tá Thảo đảo chánh hụt (ngày 19/2/1965), Tướng Thiệu và các Tướng Thi và Kỳ ủng hộ Tướng Khánh. Nhờ vậy Tướng Thiệu được thăng lên Tư Lệnh Quân Đoàn 4. Nhưng Tướng Thiệu yêu cầu Tướng Thi giúp đưa ông về Quân Đoàn 3 (Biên Ḥa) để ông ở gần Sài G̣n. Khi t́nh h́nh cho thấy rơ là Tướng Thi, Tướng Kỳ và Đại Sứ Maxwell Taylor buộc loại trừ Tướng Khánh, Tướng Thiệu liền bỏ Tướng Khánh và nhảy qua phe Tướng Thi và Tướng Kỳ.

Khi Tướng Kỳ và Tướng Thi ḱnh nhau, Tướng Thiệu đứng ngoài, nhưng ngấm ngầm thôi thúc Tướng Nguyễng Hữu Có đứng về phe Tướng Kỳ để đầy Tướng Thi ra ngoại quốc. Sau đó, Tướng Kỳ cách chức Tướng Có v́ Tướng Kỳ biết Tướng Có cặp với Tướng Thiệu. Trong thời kỳ này, chính phủ dân sự do Thủ Tướng Phan Huy Quát, cũng là một đảng viên Đại Việt, cầm đầu. Tướng Thiệu biết lúc đó ông là sĩ quan cao cấp nhất. Tướng Minh bị Tướng Khánh đầy sang Thái Lan ngày 7/11/1964, Tướng Khiêm trở nên Đại Sứ Việt Nam tại Hoa Thịnh Đốn từ ngày 26/2/1965. Qua trung gian anh ông, ông Nguyễn Văn Kiểu, Tướng Thiệu dụ ông Quát giao quyền hành lại cho hội đồng cố vấn quân đội để ông có thể trở nên lănh tụ tuyệt đối của Nam Việt Nam. Tướng Thiệu rất khôn khéo dấu diếm âm mưu của ông. Khi Tướng Westmoreland gặp ông, khi đó ông là Tổng Trưởng Quốc Pḥng, Tướng Thiệu làm như vô tư và nhận xét, "Các vấn đề chính trị phải để cho các chính trị gia giải quyết. Tôi chỉ là quân nhân thuần túy." Vài tuần lễ sau đó, Tướng Thiệu trở nên Chủ Tịch của "Hội Đồng Lănh Đạo Quốc Gia" và Tướng Kỳ là Chủ Tịch của "Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương."

Năm 1965, các toán thủy quân lục chiến Mỹ đầu tiên đổ bộ xuống Đà Nẵng và Chu Lai, cả hai Tướng Thiệu và Kỳ tiếp đón họ và tuyên bố với quần chúng Mỹ là đây là điều Việt Nam muốn. Trái lại, Đại Sứ Taylor, đang ở Pháp sau thế chiến thứ hai, phát biểu mối lo ngại của ông đối với sinh mạng của lính Mỹ và sự xáo trộn xă hội tại Việt Nam gây nên bởi sự hiện diện của lính Mỹ.

Với tư cách là Chủ Tịch Ủy Ban Hành Pháp Trung Ương được tuyên xưng như là một "chính phủ của giới nghèo", Tướng Kỳ kiện toàn quyền lực bằng cách đặt để người của ông tại các cơ quan then chốt như Bộ Kinh Tế, Bộ Phát Triển Nông Thôn, Bộ Thông Tin và Tuyên Truyền, Hàng Không Việt Nam, vân vân. Tướng Kỳ chỉ định một người bạn thân cận, Trung Tá Không Quân Trần Đỗ Cung, cầm đầu văn pḥng mậu dịch, nhập cảng thịt, tủ lạnh, xe gắn máy Honda, và các hàng hóa ngoại quốc khác. Tướng Kỳ cũng chỉ định người của ông vào những chức vụ quan trọng tại Bản Doanh Tổng Tham Mưu, các Sư Đoàn, các Quân Đoàn, T́nh Báo Trung Ương, Cảnh Sát Quốc Gia, Quân Cảnh, Thương Cảng Sài G̣n, Phi Trường Tân Sơn Nhất, Thị Trưởng Sài G̣n Chợ Lớn, tất cả các quận trong vùng thủ đô, và thành phố Gia Định. Từ từ, tất cả người của Tướng Thiệu mất việc. Tướng Đặng Văn Quang, bạn thân của Tướng Thiệu từ nhỏ, bị Tướng Kỳ cách chức Tư Lệnh Quân Đoàn 4, và bị dọa đưa ra ṭa án quân sự v́ tham nhũng. Tướng Hoàng Xuân Lăm, Tư Lệnh Quân Đoàn 1, đảng viên trong đảng Đại Việt của Tướng Thiệu, lo sợ cho tính mạng ḿnh.

(trang 183-187)


Hoàng Văn Lạc và Hà Mai Việt
Blind Design
1996

Tướng Hiếu, Một Thiên Tài Quân Sự?
Các Tướng Lănh QLVNCH
generalhieu