Đại Tá Vũ Xuân An

Mũ Xanh Cố Tấn Tinh Châu - Vào khỏang đầu năm 1959, Chỉ Huy Trưởng TQLCVN là Thiếu Tá Lê Như Hùng, Tiểu Đoàn Trưởng TĐ.2 TQLC là Đại Úy Nguyễn Thành Yên. Tôi, Trung Úy Cổ Tấn Tinh Châu, Đại Đội trưởng ĐĐ3/TĐ2 TQLC. Đại đội tôi đang đóng ở Cam Ranh th́ được lệnh đem đại đội ra kiểm soát các đảo trong quẩn đảo Hoàng Sa là Pattle (đảo chánh), Robert, Duncan, Drumont và Money. Khi đến quần đảo Hoàng Sa th́ tôi đóng quân tại đảo Pattle với 2 trung đội, c̣n một trung đội th́ đóng trên đảo Robert. Hai ngày sau tôi nhận được lệnh di chuyển bằng chiến hạm do HQ Trung Úy Vũ Xuân An* làm hạm trưởng đến kiểm soát đảo Ducan, sau này tên Việt Nam là đảo Quang Ḥa, cách đảo Pattle chừng 1 giờ 30 phút đi bằng tàu.

(* Hạm Trưởng Vũ Xuân An sau cùng là HQ đại tá, hiện định cư ở Canada, khoảng 10 năm trước đây, cựu HQ Đại Tá Vũ Xuân An có đến thăm anh Châu. Nay theo lời của HQ Đặng Thanh Long th́ sức khỏe của cụ hiện quá yếu, c̣n nhớ trận dánh này, nhưng không đầy đủ chi tiết)

Nguồn facebook-thôngtintựco



Hoàng Đ́nh Báu, Nguyễn Tam, Vũ Xuân An, Vơ Quang Thủ. H́nh của Gary Vo

Nơi ở của NT An đă thay đổi nên măi hơn một tiếng sau chúng tôi mới t́m được pḥng của NT An. Dù được báo trước nhưng NT An vẫn xúc động, ôm chầm chúng tôi mà khóc khi gặp nhau. NT An nay đă 87 tuổi, gầy yếu nhiều nhưng vẫn c̣n đi được bằng chiếc xe đẩy.

Tôi nhắc lại thời gian đi lănh tàu, thực tập với Hạm Đội 7 Hoa Kỳ trên biển Thái B́nh Dương. NT An vẫn c̣n nhớ tuy không đầy đủ, mạch lạc nhưng tiếng nói c̣n trong và mạnh.Khi kể lại thời gian HQ 2 tuần tiểu trên Biển Đông từ Hoàng Sa đến Trường Sa rồi về ghé neo tàu ở cù lao Ré(Đảo Lư Sơn)nghĩ ngơi và mua thực phẩm th́ đôi mắt ông sáng lên như một kư ức hiện về, một giây sau, hai mắt ông nhắm lại, ông ôm chầm tôi mà khóc lần thứ hai.

Thấy chúng tôi hàn huyên lâu, các y tá trong Nursing Home đă mời chúng tôi uống cà phê.Họ trân quư ông v́ ông có bạn bè xa lại thăm.Họ mến phục ông v́ ông nói được cả hai thứ tiếng Anh và Pháp một cách lưu loát.Họ gọi ông bằng cái tên “CAPTAIN VU”. NT An vui miệng ông nói: “Tôi đă gây quỹ trên một trăm ngàn đô la để xây dựng Tượng Đài Thuyền Nhân Mẹ Bồng Con tại Ottawa bằng đồng đen”. Rồi NT An giải thích ư nghĩa t́nh mẫu tử dù bất cứ hoàn cảnh nào người mẹ cũng phải ở gần bên con để bảo vệ con và đưa con đến chỗ an toàn. Chúng tôi chưa muốn rời xa nhau v́ t́nh chiến hữu năm xưa, v́ những kỷ niệm, những kư ức của người lính biển vẫn c̣n đó.Được biết NT Tam là em rễ của NT An và NT Tam cũng đă qua Subic lănh Tuần Dương Ham HQ3 một lần với NT An lănh HQ 2.

Cuộc gặp nào rồi cũng phải chia tay. Lần chót NT Vũ Xuân An ôm chúng tôi mà khóc, ông nói: “Không ngờ, ở nơi xa xăm, các anh đă nhớ đến tôi mà đến thăm tôi”. NT An đă đưa chúng tôi ra về mặc dầu ai cũng khuyên ông ở lại pḥng nhưng ông không chịu. NT An đưa chúng tôi đến tận thang máy. Chúng tôi nh́n nhau cho đến lúc cánh cửa thang máy khép lại.

Hoàng Đ́nh Báu

Nguồn navy