- Khóa 1 Nam Định, Thủ Đức - Thụ huấn Khóa 2 Hoa Tiêu Quan Sát tại Marrakech, Maroc - Học bay khu trục và phản lực tại Salon-de-Provence, Pháp Cùng với Thiếu Tướng Nguyễn Ngọc Loan, Đại Tá Vũ Thượng Văn được ghi nhận là phi công đầu tiến của KLVN được học bay phản lực cơ Pháp (Ouragan T-33). Ông được NT Nguyễn Quang Tri mô tả là một tài danh khu trục, và được nhiều người xưng tụng la một sĩ quan KQ văn võ song toàn. Có lẽ vì thế, ông Vũ Thượng Văn sớm được đưa về Bộ Tư Lệnh KQ nắm giữ những chức vụ quan trọngl. Đầu năm 1965, khi đang giữ chức Chỉ Huy Trưởng Trung Tâm Hành Quân (Tactical Control Center-TCC), ông Vũ Thượng Văn đã được xuyên huấng B-57 tại Tân Sơn Nhất, cùng với Thiếu Tướng Nguyễn Cao Kỳ, Tư Lệnh KQ, và Đại Tá Nguyễn Ngọc Loan, Tư Lệnh Phó KQ. Chức vụ sau cùng của Đại Tá Vũ Thượng Văn là Tham Mưu Phó Kế Hoạ̣ch BTL/KQ. Ông cùng với Tham Mưu Trưởng Kế Hoạ̣ch BTL/KQ là Chuẩn Tướng Võ Dinh, đã ra sức "giành" nhiều ưu tiên cho KQVN trong chương trình bành trướng và hiện đại hóa QLVNCH. Lăng CHA CẢ. Đă là người Không Quân VNCH th́ không ai
mà không biết Lăng Cha Cả, ở xă Tân Sơn Nhất, quận Tân B́nh, tỉnh Gia Định.
Tuy nhiên, cũng rất nhiều người Không Quân chỉ đi ngang qua Lăng Cha Cả để ra
vào phi trường Tân Sơn Nhất, chưa chắc đă nh́n kỹ cái lăng đó h́nh dáng ra
sao? Lại cũng không biết sự tích cái lăng ấy, và có lẽ cũng không biết lai
lịch "Cha Cả" nầy là ai? Cả chục ngàn chiến sĩ Không Quân đă mua
bánh ḿ Lăng Cha Cả, đặc biệt là "dân" Sư Đoàn 5 và Bộ Tư Lệnh
Không Quân. Bánh ḿ ngon, nóng, rẻ, thường thêm một miếng ớt cay, ăn sáng
trên máy bay là "hết xẩy". Nhưng cũng cả chục ngàn KQ ấy khi mua
bánh ḿ th́ quay lưng về phía Lăng Cha Cả, cho nên ngày nay có lẽ cũng chẳng
nhớ cái lăng ấy ra sao. Để giúp các bạn ôn lại h́nh ảnh xưa, chúng tôi đă sưu
tầm được tấm h́nh độc đáo nầy để các bạn cùng thưởng lăm. Thưởng lăm trong
bùi ngùi, v́ lăng nầy đă bị chính quyền VC phá bỏ năm 1983, viện lư do là để
phát triễn đô thị. Cha
Cả tên thật là Pierre Pigneau de Behaine, sinh ngày
02 tháng 11 năm 1741, tại Origny-en-Thierache (Pháp Quốc). Sau khi học nhiều
trường đạo các cấp, tu viện và chủng viện Missions
Etrangères (Thừa Sai Ngoại Quốc), ông được phong linh mục (prêtre) năm
1765, và được gửi qua Hà Tiên, Nam Kỳ (Cochinchine) để truyền giáo. Trong
thời gian nầy, ông đă soạn thảo một cuốn tự điển lớn bằng tiếng Việt. Nhưng
phần vừa bị chính quyền đàn áp (ông phải đi tù một thời gian), vừa bị hải tặc
khủng bố, nên sau đó, ông phải đóng cửa trường (mà ông là Hiệu trưởng), dọn
về Pondicherry (Ấn Độ). Khi t́nh h́nh khả quan hơn, ông trở lại Hà Tiên. Lần
trở lại nầy, năm 1774, ông được trao chức tổng quản giáo hội vùng Nam Kỳ, Căm
Bốt và Chàm, với tước vị là Giám Mục d' Adran (Evêque d'Adran, Việt Nam gọi ông
là Giám Mục Bá-Đa-Lộc). Năm 1778, hải tặc Căm Bốt triệt hạ tỉnh
đạo Hà Tiên, Đức Cha Bá-Đa-Lộc phải rút về Sài G̣n, cư ngụ tại tư dinh Hoàng
Tử Nguyễn Ánh. Năm 1782, Tây Sơn khởi nghĩa gây ra nhiều vụ tàn sát ở Sài G̣n.
Sau khi vua cha bị giết hại, Nguyễn Ánh lên ngôi, cầu viện Xiêm La (Siam),
nhưng quân Xiêm bị Tây Sơn đánh đại bại năm 1785. Nguyễn Ánh quay sang cầu
viện Pháp qua trung gian của Giám Mục Bá-Đa-Lộc. Năm 1786, Bá-Đa-Lộc mang ấn tín của vua
Nam Kỳ (tức chúa Nguyễn Ánh) cùng Hoàng tử Nguyễn Cảnh rời Hà Tiên qua Pháp.
Phái đoàn tới cảng Lorient ngày 26 tháng 02 năm 1787. Ngày 16 tháng 5, vua
Louis XVI tiếp phái đoàn tại lâu đài Versailles. Một thỏa ước được kư kết
giữa hai vương quốc tại Versailles ngày 28 tháng 11 năm đó, giữa Bá tước de
Montmorin, Bộ trưởng Ngoại Giao Pháp quốc, và Giám Mục Bá-Đa-Lộc, Đặc sứ toàn
quyền của vua Nam Kỳ. Nhưng bản thỏa ước nầy sau đó đă không
được áp dụng. Bá tước De Conway, Thống Đốc Pháp tại các lănh địa thuộc Ấn Độ
đă từ chối thi hành thỏa ước. Chờ ở Pondicherry khá lâu, Giám Mục
Bá-Đa-Lộc rất nóng ruột. Rốt cuộc, ông từ chối sự giúp đỡ của người Anh (rất
bất lợi), tự thành lập một lực lượng cứu viện Nguyễn Ánh, gồm 2 tàu chiến với
một nhóm chuyên viên dân sự, quân sự và binh sĩ cùng vũ khí, đạn dược, đổ bộ
vào Sài G̣n ngày 14 tháng 7 năm 1789. Lực lượng nầy tuy không hùng hậu nhưng
đă gây phấn khởi cho Nguyễn Ánh. Ông lấy lại thế tấn công đánh Tây Sơn (lúc
đó, lực lượng chính của Tây Sơn đang bị quân Tàu cầm chân tại Bắc Kỳ), và từ
đó đi đến chỗ thống nhất Nam Bắc và lên ngôi Hoàng đế, lấy hiệu Gia Long
(1802). Đức Cha Bá-Đa-Lộc mất v́ bạo bệnh tại
Quy Nhơn ngày 09 tháng 10 năm 1799. V́ đă có thời làm Thủ tướng cho nhà vua
nên tang lễ của Đức Cha đă được vua Gia Long cho cử hành trọng thể theo nghi
lễ quốc táng tại Sài G̣n ngày 16 tháng 12 năm 1799. Mộ của ông được gọi là Lăng Cha Cả. Paris,
tháng 9 năm 2000, KQ. Vũ Thượng Văn Nguồn Ky Sư
|