Đại Tá Vũ Thế Quang

- Sinh tháng 4 năm 1936 tại Hà Đông

- Nhập ngũ ngày 30-3-1954

- Xuất thân trường sĩ quan Võ Bị Đà Lạt khóa Cương Quyết 4 trừ bị

- Đặc Khu Trưởng Cam Ranh (1970)

- Tư Lệnh Phó Sư Đoàn 23


Sĩ quan thứ hai tôi mê là Đại Tá Vũ Thế Quang – Quang Dù – người làng Cự Đà bên ḍng Nhuệ Giang, Hà Đông bên hông Hà Nội. Năm tôi ra Cam Ranh, Đại Tá Vũ Thế Quang là Thị Trưởng Cam Ranh. Biết vợ tôi ra chơi Cam Ranh, Nha Trang rồi cùng về Sài G̣n với tôi. Ông mời vợ chồng tôi bữa ăn tối trong Tư Dinh Thị Trưởng. Bữa ăn có vợ chồng hai người bạn của ông. Khi uống cà phê, ông nói:
“Hôm tôi đi cắt tóc, thấy ở tiệm có tờ tuần báo, tôi mở xem, đọc một truyện ngắn của anh. Truyện hai chàng cùng yêu một nàng. Chàng nào cũng phong nhă, cũng đáng yêu nàng đẹp, nàng hiền, nàng không biết chọn chàng nào.”
Đại Tá hỏi tôi:
“Anh nhớ truyện đó không? Truyện đó tên là..… tên là..”
Tôi đỡ lời ông:
“Văn minh và lịch sự.”
Tôi kể truyện:
“Hai chàng yêu một nàng. Chàng – người kể chuyện – một hôm mời nàng và người bạn đến gặp. Chàng nói:
“Chúng ta cùng yêu Như Lan. Lan không biết chọn ai, bỏ ai. Tôi giải quyết như thế này..”
Chàng đưa ra ba ve rượu nhỏ đặt lên bàn:
“Trong ba ve rượu này có một ve có thuốc độc. Chúng ta mỗi người lấy một ve. Đêm nay trước khi ngủ ta uống rượu. Trong chúng ta sẽ có một người chết. Nếu tôi chết, anh lấy Như Lan, nếu anh chết, tôi lấy Như Lan, nếu Như Lan chết, anh và tôi đau khổ suốt đời. Như Lan lấy rượu trước, anh lấy rượu thứ hai, tôi lấy ve rượu thứ ba. Chỉ có cách giải quyết này là đẹp nhất.”
“Như Lan và anh bạn đồng ư. Mỗi người lấy một ve rượu. Sáng hôm sau tôi ngồi ở Quán Bồng Lai. Như Lan đến. Nàng và tôi tŕu mến nh́n nhau. Tôi nói:
“Có thuốc độc trong cả ba ve ruợu. Anh biết em sẽ uống, nhưng nó không uống, nó không yêu em đủ để có thể chết v́ em. Em và anh uống rượu, chúng ta cùng lên đây, nhất rồi c̣n ǵ.”
“Xúc động, nàng hôn tôi.”
Đó là cốt truyện “Văn minh và Lịch sự.” Truyện ngắn của Mỹ, trong tập truyện “Alfred Hitchkoch presents” tôi phóng tác, tôi không nhớ tên truyện tiếng Mỹ. Tôi đặt tên truyện là “Văn minh và Lịch sự.” Giải quyết cuộc T́nh Rắc Rối Tơ bằng cách đó là văn minh và lịch sự nhất đời.

Tháng Ba năm 1975, tôi được tin quân Bắc Việt Cộng đánh chiếm thành phố Ban Mê Thuột, không biết Đại Tá Vũ Thế Quang, Tỉnh Trưởng Ban Mê Thuột, tử trận hay bị bắt sống.
Thế rồi.. Thời gian vỗ cánh bay như quạ… Năm 1994 vợ chồng tôi đến Kỳ Hoa, chúng tôi gặp lại ông bà Vũ Thế Quang ở Virginia. Ông vẫn có dáng vẻ phong nhă. Đến khoảng năm 2005 vợ chồng tôi ngậm ngùi v́ ông bị bệnh, con người ông già hẳn đi. Tôi cảm khái nghĩ: “Những năm chàng 30, 35 tuổi, nếu tôi là đàn bà, tôi quyết bỏ hết để theo chàng về dzinh.”

Hoàng Hải Thủy

(Nguồn saigonecho)

7 giờ 55 phút, hai chiếc phản lực cơ A37 lao xuống mục tiêu, những chiến xa Cộng sản Bắc Việt, và đánh vô cùng chính xác. Nhưng chỉ mấy phút sau, bỗng nghe Đại tá Quang hét lên trong máy truyền tin:

- Ơ!... "nó" đánh trúng tôi!!!

8 giờ. Đó là giờ phút của "định mệnh". Hai trái bom đă thả trúng hầm Chỉ huy và Truyền tin của Tư lệnh mặt trận Ban Mê Thuột. Và Trung tâm Hành quân Quân đoàn II mất liên lạc với Ban Mê Thuột từ lúc đó. Nghe câu nói sau cùng của Quang, tự nhiên tôi thấy đau ḷng và đưa mắt nh́n Giang. Quang, Giang và tôi đều là bạn.

Quang với biệt danh "Quang dù", là người lính của chiến trường và thành phố trong 2 thập niên 1955-1975. Trước năm 1960 khi chiến tranh c̣n ở cấp tiểu đoàn, một số sĩ quan trong các binh chủng Không quân, Nhảy Dù rất nổi tiếng trong cả hai lănh vực: ăn chơi và đánh giặc. Tên tuổi họ trở thành những nhân vật trong tiểu thuyết, các phóng sự với những biệt danh riêng. Chẳng hạn như: Cương "khểnh", Hợi "voi", Quang "dù", Hùng "sùi", Giang "nám" ...

Thơi gian ở Nhảy Dù, Quang là một Tiểu đoàn trưởng trung b́nh, nhưng là người có một "nghệ thuật sống" siêu đẳng. Anh luôn luôn tự chế và thích nghi với mọi hoàn cảnh. Cuối năm 1963, Tiểu đoàn 6 Nhảy Dù đang được tái huấn luyện tại Trung tâm Vạn Kiếp, mới được tạm thơi giữ chức vụ Tiểu đoàn trưởng, anh đă liều lĩnh mang tiểu đoàn về Saigon tham gia đảo chánh. Nhưng công trạng của anh chỉ được biết đến khi Tướng Nguyễn Cao Kỳ được bổ nhiệm làm Tư lệnh Không quân.

Rồi sau đó, khi trở thành Thủ tướng, ông Kỳ đă đề cử Quang chỉ huy Liên đoàn An ninh Danh dự. Đường hoạn lộ chim bay từ đó!

Nhưng phải nói anh là người đàng hoàng, trung trực. Khi ông Kỳ bị ông Thiệu hất cẳng, cho "ngồi chơi sơi nước", một bất ngờ, anh được ông Thiệu cho đi làm Thị trưởng Cam Ranh. Anh vào Tân Sơn Nhất hỏi ư kiến ông Kỳ. Không may cho anh, trong một canh mạt chược dở dang, ông Kỳ rất thờ ơ lạnh lùng. V́ vậy, anh thất vọng bỏ đi. Từ đó, anh trở lại cương vị của một người quân nhân "nhà nghề". Tuy nhiên, bạn bè vẫn nghi ngờ và chế diễu anh là một "petit ... Lê Nguyên Khang" (!) Mỗi khi có chiến thắng Việt Cộng, tay phải cầm khẩu AK47 tặng Trung tướng Thiệu, tay trái trao khẩu CKC cho Thiếu tướng Kỳ. Cũng như Trung tướng Khang, luôn luôn đu giây giữa "cánh phải và cánh trái" dinh Độc Lập với câu nói đầu môi: "ông Kỳ là bạn, ông Thiệu là thày, tôi chỉ biết phục vụ cho quyền lợi của Tổ quốc và Quân đội"!!!

Sau khi rời chức vụ Thị trưởng Cam Ranh vơi thâm niên cấp bậc, Quang được bổ nhiệm làm Tư lệnh Phó Sư đoàn 23 Bộ binh.

Chiều ngày 9 tháng 3, 1975 , Tướng Phú rất khó khăn và cân nhắc măi mới chọn lựa anh làm Tư lệnh chiến trường Ban Mê Thuột, v́ Đại tá Luật, Tỉnh trưởng kiêm Tiểu khu trưởng Darlac chức vụ nhỏ hơn, nhưng trận mạc và cấp bậc thâm niên hơn.

Tôi nhớ khi rời phi trường Phụng Dực, Tương Phú bắt tay Quang và nói:

- Cố gắng và ráng cẩn thận nghe Quang! Đừng để lỡ dịp lên tướng kỳ này. Ḿnh ... Nhảy Dù mà ! Quang đứng nghiêm chào Tướng Phú:

- Thiếu Tướng yên tâm, tôi sẽ làm tất cả những ǵ có thể làm được. Và tôi sẽ chết tại đây trước khi Ban Mê Thuột mất!

Sau khi Trung tâm Hành quân, hầm Chỉ huy và Truyền tin của Tư lệnh Chiến trường bị sập, mọi người đều lo lắng cho số phận Ban Mê Thuọt.

Phạm Huấn

(Nguồn chinhnghia)